Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Đánh giá thực trạng sản xuất lúa và so sánh một số dòng lúa mới chọn tạo tại huyện hòa an, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.39 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


TRỊNH MINH TÙNG


ðÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA
VÀ SO SÁNH MỘT SỐ DÒNG LÚA MỚI CHỌN TẠO
TẠI HUYỆN HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành : KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Mã số : 60.62.01.10
Người hướng dẫn : PGS.TS. PHẠM VĂN CƯỜNG


HÀ NỘI - 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan các kết quả nghiên cứu của tôi trong Luận văn này
là hoàn toàn trung thực, do tôi thực hiện và chưa sử dụng ñể bảo vệ một
lần nào.
Tôi xin cam ñoan các trích dẫn ñược sử dụng trong Luận văn này ñược
ghi rõ tên tài liệu trích dẫn và nguồn gốc tài liệu ñược sử dụng. Mọi sự giúp
ñỡ ñể thực hiện Luận văn ñã ñược cảm ơn.



Tác giả luận văn




Trịnh Minh Tùng










Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu ñề tài, tôi ñã nhận ñược sự
giúp ñỡ tận tình của các thày cô giáo Khoa Nông học, Bộ môn Cây lương
thực – Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội, cũng như những ý kiến ñóng
góp quý báu của các ñồng nghiệp trong suốt quá trình học tập và thực hiện
luận văn tốt nghiệp. Tôi xin ñược bày tỏ sự cảm ơn ñối với nhưng giúp ñỡ
quý báu ñó.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, lòng kính trọng ñối với PGS.TS
Phạm Văn Cường ñã nhiệt tình ủng hộ, giúp ñỡ tôi trong quá trình thực

hiện nghiên cứu và hoàn thành Luận ăn này.
Tôi cũng xin ñược gửi lời cảm ơn chân thành ñến các ñồng chí Lãnh
ñạo, cán bộ, nhân viên thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở
Tài nguyên và môi trường tỉnh Cao Bằng, UBND huyện Hòa An, Phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường,
Phòng Thống kê, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Hòa An, UBND và nhân
dân các xã: Bế Chiều, Bình Dương, Trương Lương ñã nhiệt tình giúp ñỡ
tôi trong việc giúp ñỡ tôi trong việc cung cấp thông tin, số liệu và triển
khai thí nghiệm ñể hoàn thành Luận văn này.
Cảm ơn sự cổ vũ, khích lệ, ñộng viên của gia ñình, bạn bè trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành Luận văn.
Với tấm lòng biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn



Trịnh Minh Tùng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC BIỂU ðỒ vii
MỞ ðẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT

NAM 4
1.2. MỘT SỐ ðẶC ðIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA CÂY LÚA VÀ CÁC
GIỐNG LÚA MỚI 12
1.2.1. Thời gian sinh trưởng 13
1.2.2. Chiều cao cây 14
1.2.3. Khả năng ñẻ nhánh 14
1.2.4. Bộ lá và khả năng quang hợp 15
1.2.5. ðặc ñiểm hình thái bông 16
1.3. MỘT SỐ TIẾN BỘ KỸ THUẬT CHỌN TẠO GIỐNG Ở VIỆT
NAM 17
1.4. ðIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN HÒA
AN 19
1.4.1. ðiều kiện tự nhiên 19
1.4.2. Phát triển kinh tế - xã hội 24
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 29
2.1. NỘI DUNG 1: ðÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA 29
2.1.1. Nội dung thực hiện 29
2.1.2. Thời gian thực hiện 30
2.1.3. ðịa ñiểm thực hiện 30
2.1.4. Phương pháp ñiều tra và xử lý thông tin, số liệu 30
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iv

2.2. NỘI DUNG 2: SO SÁNH MỘT SỐ DÒNG LÚA THUẦN CÓ
TRIỂN VỌNG TẠI 02 XÃ: BẾ TRIỀU VÀ NAM TUẤN CỦA HUYỆN
HÒA AN 31
2.2.1. Thí nghiệm tại xã Bế Triều 31
2.2.2. Thí nghiệm tại xã Nam Tuấn 34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36

3.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA CỦA HUYỆN HÒA AN 36
3.1.1. Thực trạng ñất và sử dụng ñất nông nghiệp 36
3.1.2. Biến ñộng diện tích, năng suất và sản lượng 39
3.1.3. Biến ñộng cơ cấu giống lúa 42
3.1.4. ðầu tư cho sản xuất lúa của hộ nông dân 49
3.1.5. Mật ñộ gieo cấy 50
3.1.6. Tình hình sử dụng phân bón 51
3.1.7. Quản lý dịch hại và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 54
3.1.8. Nước tưới ñối với cây lúa 56
3.1.9. ðánh giá vấn ñề khó khăn ñối với sản xuất lúa tại Hòa An 58
3.2. KẾT QUẢ SO SÁNH MỘT SỐ GIỐNG LÚA THUẦN MỚI CHỌN
TẠO TẠI BẾ TRIỀU VÀ NAM TUẤN HUYỆN HÒA AN 60
3.2.1. Thời gian sinh trưởng của các giống thí nghiệm 60
3.2.2. Chiều cao cây của các giống thí nghiệm 64
3.2.3. Khả năng ñẻ nhánh của các giống lúa 69
3.2.4. Tình hình dịch hại của các giống thí nghiệm 76
3.2.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 80
3.2.6. Chất lượng gạo của các dòng/giống thí nghiệm 87
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 90
1. KẾT LUẬN 90
2. ðỀ NGHỊ 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC 96

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tình hình sản xuất lúa gạo thế giới giai ñoạn 2000 – 2011 6

Bảng 1.2: Tình hình sản xuất lúa gạo Việt Nam giai ñoạn 2005 – 2012 10
Bảng 1.3: Tăng trưởng kinh tế của huyện Hòa An giai ñoạn 2006 – 2010 25
Bảng 1.4: Cơ cấu kinh tế huyện Hòa An giai ñoạn 2006 - 2010 26
Bảng 3.1: Diện tích, cơ cấu ñất nông nghiệp của huyện Hòa An 36
Bảng 3.2: Bình quân sử dụng diện tích ñất của các hộ gia ñình 38
Bảng 3.3: Biến ñộng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Hòa An giai
ñoạn 2006 – 2011 39
Bảng 3.4: Biến ñộng diện tích, năng suất và sản lượng lúa tại: Bế Triều, Nam
Tuấn, Trưng Vương trong giai ñoạn 2006 – 2011 41
Bảng 3.5: Biến ñộng cơ cấu lúa thuần và lúa lai tại Hòa An giai ñoạn 2006 –
2011……… 43
Bảng 3.6: Biến ñộng cơ cấu giống lúa vụ xuân tại Hòa An giai ñoạn 2006 –
2011……… 46
Bảng 3.7: Biến ñộng cơ cấu giống lúa vụ mùa tại Hòa An giai ñoạn 2006 –
2011………. 48
Bảng 3.8: ðầu tư của nông dân ñối với sản xuất lúa năm 2012 49
Bảng 3.9: Mật ñộ gieo cấy lúa của nông dân tại Hòa An năm 2012 50
Bảng 3.10: Liều lượng bón phân hóa học bình quan ñối với lúa tại Hòa An
năm 2012… 52
Bảng 3.11: Vai trò của các loại phân bón ñối với cây lúa tại Hòa An 53
Bảng 3.12: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân trên cây lúa tại Hòa
An năm 2012 55
Bảng 3.13: Khả năng thiếu nước tưới ñối với sản xuất nông nghiệp 57
Bảng 3.14: Thời gian sinh trưởng của các dòng lúa thí nghiệm trong vụ mùa
năm 2012……… 61
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vi

Bảng 3.15: ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng lúa thí nghiệm
vụ mùa năm 2012 65

Bảng 3.16: ðộng thái ñẻ nhánh của các dòng/giống lúa thí nghiệm 72
Bảng 3.17: Tỷ lệ nhánh hữu hiệu của các giống thí nghiệm 75
Bảng 3.18: Tình hình một số dịch hại chính của các dòng lúa thí nghiệm 79
Bảng 3.19: Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa thí nghiệm tại
Bế Triều và Nam Tuấn - vụ mùa năm 2012 83
Bảng 3.20: Năng suất của các giống lúa thí nghiệm tại Bế Triều và Nam Tuấn
- vụ mùa năm 2012 86
Bảng 3.21: ðánh giá chất lượng gạo của các dòng/giống lúa thí nghiệm 89

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vii

DANH MỤC BIỂU ðỒ

ðồ thị 3.1: Tốc ñộ tăng trưởng chiều cao cây của các giống 67
ðồ thị 3.2: ðộng thái ñẻ nhánh của các dòng/giống lúa thí nghiệm tại xã Nam
Tuấn - vụ mùa năm 2012 70
ðồ thị 3.3: Tốc ñộ ñẻ nhánh của các dòng thí nghiệm 73
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
1

MỞ ðẦU

1.
ðẶT VẤN ðỀ
Lúa là cây lương thực quan trọng nhất ở Việt Nam, chiếm trên 50%
diện tích ñất sản xuất nông nghiệp và trên 60% diện tích ñất gieo trồng hàng
năm. Nhờ những tiến bộ khoa học trong công tác chọn tạo giống, cải tiến kỹ
thuật canh tác, chuyển ñổi mùa vụ, Việt Nam trở thành một trong những quốc
gia không những ñảm bảo ñủ lương thực tiêu dùng trong nước mà còn là nước

xuất khẩu gạo ñứng hàng ñầu trên thế giới. Năm 2012, diện tích gieo trồng lúa
ñạt 7.753,2 nghìn ha, tăng 97,8 nghìn ha so với năm 2011, năng suất ñạt 56,3
tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha, sản lượng ñạt 43,7 triệu tấn, tăng 1,3 triệu tấn. Sản lượng
lúa của Việt Nam ñã ñảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và xuất
khẩu ñạt trên 8 triệu tấn gạo, ñứng thứ 2 trong những nước xuất khẩu gạo trên
thế giới (Cục Trồng trọt, 2012).
Tuy nhiên, tình trạng mất an ninh lương thực vẫn có nguy cơ diễn ra
trên ñịa bàn các tỉnh thuộc khu vực miền Trung, Tây Nguyên và miền núi
phía Bắc trong ñó chủ yếu tập trung vào ñồng bào các dân tộc ít người thuộc
diện nghèo hoặc cận nghèo. Mặc dù, ñồng bào dân tộc ít người chỉ chiếm
13% tổng dân số cả nước nhưng tỷ lệ số hộ trong diện nghèo ñói vẫn ở mức
ñáng báo ñộng là khoảng 38%. Hoà An là một huyện miền núi thuộc tỉnh Cao
Bằng có ñịa hình khá phức tạp, có nhiều ñồng bào dân tộc ít người sinh sống, sản
xuất lúa giữ vai trò quan trọng. Tuy nhiên, do tập quán canh tác của nông dân tại
ñịa phương chủ yếu vẫn sử dụng các giống lúa dài ngày ñã dẫn ñến tình trạng:
gặp khô hạn vào ñầu vụ xuân (do phải trồng xuân sớm) và gặp lạnh vào cuối vụ
mùa (do sử dụng các giống phản ứng với ánh sáng ngày ngắn). Thêm vào ñó, hệ
thống thủy lợi chưa ñáp ứng ñược yêu cầu cung cấp nước tưới sản xuất ñặc biệt
là ñối với vụ xuân. Sản xuất lúa phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, thiếu tính ổn
ñịnh, chưa phát huy ñược tiềm năng ñất ñai hiện có của huyện.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
2

Việc tuyển chọn và ñưa vào sản xuất bộ giống lúa có năng suất cao,
chất lượng tốt, có thời gian sinh trưởng ngắn hoặc cực ngắn, phù hợp với ñiều
kiện tự nhiên thay thế các giống dài ngày, năng suất thấp như Bao thai, Khang
dân 18 và một số giống lúa ñịa phương… là yêu cầu cấp thiết, ñóng vai trò
quyết ñịnh trong việc ñẩy mạnh sản xuất lúa của huyện Hòa An.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài
nghiên cứu “ðánh giá thực trạng sản xuất lúa và so sánh một số dòng lúa

mới chọn tạo tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng”.
2.
MỤC ðÍCH, YÊU CẦU VÀ Ý NGHĨA CỦA ðỀ TÀI
2.1. Mục ñích
- ðánh giá thực trạng sản xuất lúa tại huyện Hòa An - tỉnh Cao Bằng.
- Lựa chọn một số giống lúa mới phù hợp thích ứng với ñiều kiện tự
nhiên, tập quán canh tác của nông dân tại huyện Hòa An - tỉnh Cao Bằng.
2.2. Yêu cầu
- ðánh giá thực trạng và biến ñộng sản xuất lúa tại huyện Hòa An - tỉnh
Cao Bằng trong 05 năm (2006 – 2011).
- ðánh giá ñặc tính sinh trưởng và năng suất của một số dòng lúa thuần
mới chọn tạo tại các xã: Bế Triều và Nam Tuấn của huyện Hòa An.
2.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
2.3.1. Ý nghĩa khoa học
Mỗi giống lúa mới sẽ thích ứng với ñiều kiện sinh thái và ñất ñai nhất
ñịnh. Cùng với ñó, tập quán canh tác của nông dân sẽ ñóng vai trò quan trọng
trong việc phát huy tiềm năng của các giống lúa trong sản xuất. ðây là cơ sở
khoa học ñóng vai trò quyết ñịnh trong thành công của ñề tài.
1.2.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- ðề tài góp phần ñánh giá ñược thực trạng, biến ñộng sản xuất lúa
trong những năm qua tại huyện Hòa An - tỉnh Cao Bằng. Từ ñó ñề xuất với cơ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
3

quan quản lý Nhà nước xây dựng ñược chính sách phù hợp nhằm phát triển
sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng trên ñịa bàn huyện
Hòa An.
- Tuyển chọn ñược 1 – 2 dòng lúa thuần có triển vọng năng suất cao,
chất lượng tốt, có thời gian sinh trưởng ngắn hoặc cực ngắn, phù hợp với ñiều
kiện tự nhiên, sinh thái môi trường và tập quán canh tác của nông dân tại Hòa

An nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao ñời
sống cho nhân dân tại Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
2.4. ðối tượng nghiên cứu và giới hạn của ñề tài
2.4.1. ðối tượng nghiên cứu
- ðánh giá ñược thực trạng, biến ñộng diện tích sản xuất lúa, cơ cấu
giống lúa của các mùa vụ, tập quán canh tác (mật ñộ cấy, kỹ thuật bón phân,
phòng trừ và quản lý dịch hại ) của nông dân huyện Hòa An giai ñoạn 2006
– 2011.
- Thử nghiệm 04 dòng lúa thuần mới ñược chọn tạo từ Dự án Jica –
HUA trên ñịa bàn 02 xã Bế Triều và Nam Tuấn của huyện Hòa An.
2.4.2. Giới hạn của ñề tài
ðề tài tập trung nghiên cứu, ñánh giá thực trạng sản xuất lúa tại huyện
Hòa An – Cao Bằng giai ñoạn 2006 - 2011. Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng
phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, khả năng chống chịu
của 04 dòng lúa mới chọn tạo thuộc dự án Jica – HUA và so sánh với 02
giống lúa ñược sản xuất phổ biến tại ñịa phương trong vụ mùa năm 2012 (Bao
thai và Khang dân 18)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực chính của hơn một nửa dân
số thế giới, tập chung chủ yếu, ở các nước Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ
Linh. Lúa gạo ñóng vai trò quan trọng ñảm bảo an ninh lương thực và ổn ñịnh
xã hội. Theo dự báo của IRRI, do áp lực của tăng dân số, tổng nhu cầu gạo
của thế giới sẽ tiếp tục tăng mạnh khoảng 50 triệu tấn/năm trong giai ñoạn

2008-2015, trong ñó các nước Châu Á tăng 38 triệu tấn/năm trong giai ñoạn
từ năm 2008-2015.
Lúa gạo là cây trồng chính, cung cấp trên 50% tổng nhu cầu lương thực
của Thế giới. Về mặt tiêu dùng, lúa gạo là loại lương thực ñược tiêu thụ nhiều
nhất (chiếm khoảng 85% tổng sản lượng sản xuất), tiếp ñến là lúa mì chiếm
khoảng 60% và ngô khoảng 25% (RAP/FAO, 1997).
Theo thống kê củaTổ chức Lương thực và Nông nghiệp - Liên hợp
quốc (FAO, 2008), có 114 nước trên thế giới trồng lúa gạo, trong ñó: 18 nước
có diện tích gieo trồng trên 1 triệu ha; 31 nước có diện tích gieo trồng trong
khoảng từ 200.000 ha ñến 1 triệu ha (Yoshida S, 1985). Mặc dù có xu hướng
gia tăng về năng suất và sản lượng nhưng tình hình sản xuất lúa gạo vẫn thay
ñổi bất thường theo ñiều kiện khí hậu hàng năm. Nguyên nhân chủ yếu là do
trên 40% diện tích trồng lúa hiện nay vẫn còn lệ thuộc vào nước trời (Trần
Văn ðạt, 2005).
Cuộc cách mạng xanh ñã làm tăng sản lượng lúa gấp gần ba lần, từ
216 triệu tấn năm 1961 lên 606,7 triệu tấn năm 2004, tăng khoảng 4,2% mỗi
năm. Sự thành công to lớn này ñã giúp thế giới tránh khỏi nạn ñói trầm trọng
mà nhiều nhà xã hội học ñã dự báo sẽ xuất hiện vào cuối thế kỷ XX. Tuy
nhiên, Cuộc cách mạng xanh cũng ñể lại một số hiện tượng tiêu cực như xói
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
5

mòn di truyền, gia tăng sâu bệnh hại, sử dụng bừa bãi hóa chất trong nông
nghiệp, ô nhiễn môi trường (Trần Văn ðạt, 2005).
Sau năm 2000, diện tích trồng lúa gạo của thế giới có xu hướng giảm
dần. Năm 2000, diện tích trồng lúa gạo là 154,11 triệu ha; ñến năm 2005 chỉ
còn 153,51 triệu ha và năm 2010 là 151,10 triệu ha (FAO, 2010).
Năng suất lúa gạo tăng là 2,5% mỗi năm trong thập kỷ 1960, 1,8%
trong thập kỷ 1970, 2,8% trong thập kỷ 1980 và chỉ 1,0% trong thập kỷ
1990. Hiện tượng giảm mức ñộ tăng năng suất lúa gạo ñã chứng tỏ chưa có

sự phát triển các kỹ thuật mới trong ngành trồng lúa gạo. Trong khi ñó diện
tích gieo trồng có xu hướng giảm thì năng suất ñóng vai trò quan trọng
trong gia tăng sản lượng trong thời gian qua. Chính vì vậy, việc cải tiến
năng suất lúa gạo có thể thực hiện ñược bằng cách thu hẹp khoảng cách
giữa năng suất lúa ở ruộng nông dân và năng suất lúa ở trung tâm thí
nghiệm (Trần Văn ðạt, 2005).
Châu Á sản xuất và tiêu thụ trên 90% tổng sản lượng lúa gạo sản xuất
trên thế giới trong ñó các nước ñóng vai trò quan trọng gồm: Ấn ðộ, Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pakistan và Việt Nam. Khu vực này có ảnh
hưởng quyết ñịnh ñến việc ñiều tiết và tương lai phát triển ngành sản xuất lúa
gạo thế giới. Theo dự báo của FAO, sản lượng lúa gạo của Châu Á có thể tăng
0,9% mỗi năm, ñạt 720 triệu tấn vào năm 2003 do việc tăng năng suất và mở
rộng diện tích sản xuất. ðông Á tiếp tục dự thừa lúa gạo ñến năm 2003, chủ
yếu ở các nước Việt Nam, Thái Lan và Myanmar, sản lượng lúa gạo của
Vùng có thể ñạt 425 triệu tấn, với mức tăng trưởng khoảng 6% mỗi năm vào
năm 2030 (Trần Văn ðạt, 2005). Năm 2011, sản lượng lúa gạo sản xuất của
châu Á ước tính ñạt 651 triệu tấn lúa, tăng 2,9% so với năm 2010.
Châu Phi sản xuất lúa khoảng 26 triệu tấn (tương ñương 17 triệu tấn
gạo), cao hơn 3% năm 2010. Ba nước sản xuất lúa gạo lớn ở châu Phi là Ai
Cập, Nigeria và Madagascar, chiếm ñến 55% tổng sản lượng lúa của khu vực.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
6

Bảng 1.1: Tình hình sản xuất lúa gạo thế giới giai ñoạn 2000 – 2011
Diện tích Năng suất Sản lượng
Năm
(Triệu ha) (Tạ/ha) (Triệu tấn)
2000 154,11 38,87 598,97
2001 152,00 39,35 598,03
2002 147,70 39,13 578,01

2003 149,21 39,07 583,02
2004 151,03 40,17 606,65
2005 153,51 40,04 614,65
2006 153,51 50,03 767,96
2007 148,67 48,05 714,35
2008 152,80 52,07 794,96
2009 151,51 51,06 773,37
2010 151,10 43,73 740,40
2011 164,12 44.37 722,46
(Nguồn: FAOSTAR - 2011)
Khu vực Nam Mỹ và Caribean sản xuất lúa ñạt ñến 29,6 triệu tấn ,
trong ñó Brazil là nước sản xuất lúa gạo lớn nhất châu Mỹ (chủ yếu là lúa rẫy)
ñạt ñến 13,6 triệu tấn, chiếm ñến 45% tổng sản lượng toàn vùng. Hoa Kỳ sản
xuất lúa ñạt gần 8,5 triệu tấn, giảm 21% so với năm 2010 (11 triệu tấn) do khí
hậu không thuận lợi và diện tích trồng thu hẹp, mức sản xuất thấp nhất kể từ
năm 1998.
Sản xuất lúa Châu Úc tăng ñến 800.000 tấn, gấp 4 lần so với 2010 (0,2
triệu tấn). Sản xuất lúa ở châu Âu tăng thêm 0,2 triệu tấn, ñạt ñến 4,6 triệu tấn
nhờ cải thiện năng suất, ñặc biệt ở nước Ý và Liên bang Nga (FAO, 2011).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
7

Các Viện Nghiên cứu nông nghiệp trên thế giới hàng năm ñã lai tạo,
tuyển chọn ra nhiều giống cây trồng mới, ñưa ra nhiều quy trình kỹ thuật
tiến bộ, công thức luân canh, ñề xuất cơ cấu cây trồng thích hợp cho từng
vùng sinh thái nhằm tăng năng suất, sản lượng và giá trị trên ñơn vị diện
tích. Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) ñã ñóng góp nhiều thành tựu
(Trần ðình Long, 1997).
Nhật bản là một quốc gia có ñiều kiện tự nhiên không thuận lợi cho
sản xuất nông nghiệp, trong ñó có cây lúa. Tuy nhiên, các nhà khoa học

nông nghiệp Nhật Bản ñã tập trung nghiên cứu và ñề xuất các chính sách
quan trọng, xây dựng những chương trình mục tiêu như an toàn lương thực,
cải cách ruộng ñất, ổn ñịnh thị trường nông sản. Ngoài ra, Nhật Bản còn
ñẩy mạnh công tác khuyến nông, thực hiện một số giải pháp kỹ thuật, cải
cách nông nghiệp và nông thôn. ðến nay, Nhật Bản trở thành quốc gia có
nền nông nghiệp hiện ñại hàng ñầu trên thế giới (Trường ðại học Kinh tế
Quốc dân, 1996).
Xét về tiêu dùng thì lúa gạo ñược tiêu thụ nhiều nhất, chiếm 85% tổng
sản lượng sản xuất ra, sau ñó là lúa mỳ chiếm 60% và ngô chiếm 25%. Nhu
cầu gạo nhập khẩu của thị trường trên thế giới cũng tương ñối khác nhau,
Châu Âu, Châu Mỹ thường có nhu cầu nhập khẩu gạo chất lượng cao, trong
khi ñó Châu Phi lại có nhu cầu nhập khẩu gạo chất lượng trung bình hoặc
thấp, ñây ñược coi là thị trường nhập khẩu dễ tính nhất. Trong những năm qua
Indonexia là nước luôn có nhu cầu nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới. Năm
1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, lượng gạo nhập khẩu của
Indonexia lên tới 5,7 triệu tấn, Philippin, Malaysia, Nhật cũng là những quốc
gia có nhu cầu nhập khẩu khá lớn. Hiện nay, lượng gạo trao ñổi trên trên thị
trường thế giới chiếm tỷ trọng thấp trong tổng cung (dưới 4%) và giá gạo
chịu ảnh hưởng lớn do lượng mua vào của một số nước nhập khẩu chính như
Inñonexia, Philippin,…
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
8

Năm 2011, lượng gạo giao dịch thương mại trên thế giới tăng lên 8%
ñạt con số kỷ lục 34,5 triệu so với 31,5 triệu tấn năm 2010. Tất cả các nơi
ngoại trừ Nam Mỹ ñều có nhu cầu mua gạo tăng như ở châu Á (Bangladesh,
Trung Quốc và Indonesia) và châu Phi (Ai Cập, Ghana, Nigeria, Senegal).
Những nuớc xuất khẩu tăng bao gồm Ấn Ðộ, Thái Lan; các nước ñứng ñầu
gồm: Argentina, Brazil và Việt Nam. Trái lại, xuất khẩu gạo của Trung Quốc,
Ai Cập, Pakistan và Mỹ giảm, nguyên nhân chủ yếu là do giá gạo trong nước

tăng cao và do sản lượng thấp. Năm 2012, lượng gạo giao dịch thương mại
chỉ còn 34,3 triệu tấn, giảm 2,6% do nhu cầu nhập khẩu gạo ở một số nước
châu Á giảm. Những nước nhu cầu nhập gạo giảm gồm: Bangladesh,
Indonesia, Nepal, Nigeria và Philippines. Giá gạo cao trong nước ñã hạn chế
khả năng xuất khẩu của Thái Lan. Tuy nhiên, nguồn cung thấp ñã gây trở ngại
cho việc nhập khẩu của các nước như Argentina, Brazil, Miến Ðiện, Mỹ và
Uruguay. ðến cuối năm 2011, dự trữ gạo ñạt 140,8 triệu tấn so với 138 triệu
tấn năm 2010, bằng 30% tổng sản lượng gạo thế giới.
Năm 2012, Châu Á ñạt ñược năng suất và sản lượng cao trong sản xuất
lúa gạo tại các nước như Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Ðộ, Myanmar,
Pakistan, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Sản xuất lúa gạo có xu hướng
hồi phục ở một số nước của Châu Phi như Mali, Senegal và Nigeria. Năm
2012, các nước Châu Mỹ La-tinh và Caribbean sản lượng lúa gạo giảm 7% so
với năm 2011 do hạn hán, giá lúa thấp, chi phí ñầu vào tăng, ñặc biệt là
Argentina, Brazil và Uruguay. Trong những năm tới, sản lượng lúa tiếp tục
giảm ở châu Âu và Mỹ do chuyển sang trồng các loại cây trồng khác.
Ở Việt Nam, nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế,
ñóng góp 22,1% GDP năm 2008, gần 30% giá trị xuất khẩu. Nông nghiệp ñã
ñạt ñược những thành tựu to lớn, mặc dù thường gặp thiên tai. Lĩnh vực nông
lâm ngư nghiệp là lĩnh vực duy nhất trong nền kinh tế liên tục xuất siêu. Kim
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
9

ngạch xuất khẩu năm 2008 ñạt khoảng 16 tỷ USD gấp 3,8 lần năm 2000. Các
mặt hàng xuất khẩu chủ yếu giai ñoạn 2000 - 2008 là: gạo 13,6%, cà phê
19,4%; cao su 32,5%; ñiều 27,8%; hải sản 19,1% (Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, 2009).
Trong thời gian 15 năm (1985 – 1999), sản lượng lúa gạo của Việt Nam
ñã tăng gấp ñôi, từ 15,9 triệu tấn năm 1985 lên 31,0 triệu tấn năm 1999, với
tốc ñộ tăng bình quân khoảng 4,8% năm (Vũ Tuyên Hoàng và CS, 1998) .

Theo thống kê của FAO (năm 2009), Việt Nam có diện tích lúa khoảng
7,4 triệu ha, ñứng thứ 7 trong các nước có ñiện tích trồng lúa nhiều ở châu Á;
với năng suất lúa khoảng 5,2 tấn/ha, ñứng thứ 24 trên thế giới (Bùi Chí Bửu
và Nguyễn Thị Lang, 2009).
Trong 08 năm (2002 – 2010), năng suất lúa tăng khoảng 0,98 tấn/ha,
ñứng thứ 12 trên thế giới và là một trong những nước trên có khả năng cải
thiện năng suất lúa gạo của thế giới. Năng suất lúa của Việt Nam ñã cải thiện
ñáng kể nhờ công tác thủy lợi và áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật về
giống, phân bón và công tác bảo vệ thực vật (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị
Lang, 2009).
Sau 25 năm ñổi mới (1986-2010), Việt Nam ñã ñạt ñược tốc ñộ tăng
trưởng cao trong nông nghiệp, ñặc biệt trong lĩnh vực sản xuất lương thực.
Sản lượng lương thực Việt Nam không những ñủ cho nhu cầu trong nước mà
còn có khối lượng lớn cho xuất khẩu. Bình quân lương thực ñầu người tăng từ
445 kg năm 2000 lên 501 kg năm 2008. Việt Nam ñã trở thành nước xuất
khẩu gạo và các sản phẩm sắn (tinh bột sắn và sắn lát) ñứng thứ hai trên thế
giới sau một thời gian dài thiếu lương thực.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
10

Bảng 1.2: Tình hình sản xuất lúa gạo Việt Nam giai ñoạn 2005 – 2012
Diện tích Năng suất Sản lượng
Năm
(1.000 ha) (Tạ/ha) (1.000 tấn)
2005 7.329,2 48,9 35.832,9
2006 7.324,8 48,9 35.849,5
2007 7.207,4 49,9 35.942,7
2008 7.400,2 52,3 38.729,8

2009 7.440,1 52,3 38.895,5
2010 7.498,4 53,4 40.005,6
2011 7.651,5 55,3 42.324,9
2012 7.753,2 56,3 43.700,0
(Nguồn: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê )
Hiện nay, sản xuất lúa gạo ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung, Tây
Nguyên và ðông Nam Bộ chủ yếu nhằm mục tiêu bảo ñảm an ninh lương
thực tại chỗ. Trong khi ñó, ðồng Bằng Sông Cửu Long có vai trò chủ yếu
trong việc sản xuất lúa gạo hàng hóa phục vụ xuất khẩu. Vì vậy, sản xuất lúa
gạo ở ðồng Bằng Sông Cửu Long ñược thị trường hóa cao và diễn biến giá
lúa nội ñịa vùng ðồng Bằng Sông Cửu Long gắn chặt với giá gạo xuất khẩu
và giá gạo trên thị trường thế giới (Trần ðình Long, 1997).
Theo Tổng Cục Thống Kê (2009), ðồng Bằng Sông Cửu Long hiện có
1,9 triệu ha diện tích canh tác lúa; 3,85 triệu ha diện tích gieo trồng; sản
lượng hàng năm khoảng 21 triệu tấn lúa; lượng gạo xuất khẩu trên dưới 5
triệu tấn gạo/năm, tương ñương 9 - 10 triệu tấn lúa. Mức xuất khẩu ñạt kỷ
lục 6 triệu tấn ở năm 2009 (Hiệp hội lương thực Việt Nam, 2010).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
11

Nông dân trong vùng ñang canh tác hàng chục giống lúa khác nhau
với quy mô diện tích hàng trăm ngàn ha/năm cho mỗi giống, trong ñó có
một số giống có chất lượng gạo trung bình và thấp, ví dụ như IR50404. Với
quy mô sản xuất như trên, việc tham gia vào thị trường thế giới với khối
lượng giao dịch lớn và tập trung vào những giai ñoạn cụ thể trong năm
chắc chắn làm thay ñổi cung và tác ñộng không nhỏ ñến giá gạo trên thị
trường thế giới (Trần ðình Long, 1997).
Trong nghiên cứu về hệ thông sản xuất nông nghiệp hàng hóa phải bắt
ñầu bằng việc ñánh giá các ñiều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, hiện
trạng canh tác, ñó là những vẫn ñề hết sức quan trọng. Việc cải tiến những

hệ thống canh tác ñược các nhà khoa học nông nghiệp nước ta quan tâm,
nghiên cứu, bước ñầu ñạt ñược nhiều kết quả tốt. Với những cải tiến cơ cấu
cây trồng trong thời gian tới cần nghiên cứu bố trí lại hệ thống cây trồng
thích hợp với ñiều liện ñất ñai và chế ñộ nước khác nhau, phải áp dụng các
biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm khai thác cao nhất các nguồn lợi tự nhiên,
lao ñộng và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ñầu tự, ña dạng giống cây
trồng (Trần ðình Long, 1997).
ðến năm 2011, sản lượng lúa gạo của nước ta ước tính ñạt trên 42,3
tiệu tấn. Năm 2012, diện tích gieo trồng lúa ñạt 7.753,2 nghìn ha, tăng 97,8
nghìn ha so với năm 2011, năng suất ñạt 56,3 tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha, sản lượng
ñạt 43,7 triệu tấn, tăng 1,3 triệu tấn. Trong ñó, sản lượng lúa ñông xuân ñạt
gần 20,3 triệu tấn, tăng 510,4 nghìn tấn so với vụ ñông xuân trước, sản
lượng lúa hè thu ñạt 14 triệu tấn, tăng 573,3 nghìn tấn, sản lượng lúa mùa
ñạt gần 9,4 triệu tấn, tăng 179,6 nghìn tấn. Sản lượng lúa của Việt Nam ñã
ñảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu ñạt trên 8 triệu
tấn gạo (Cục Trồng trọt, 2012).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
12

Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam 2011 - 2020, ñối
với ngành sản xuất lương thực là “Phát triển sản xuất lúa gạo Việt Nam trở
thành mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn có hiệu quả và ñảm bảo an ninh lương
thực.” Trên cơ sở tính toán cân ñối giữa nhu cầu tương lai của ñất nước và dự
báo nhu cầu chung của thế giới nhằm ñảm bảo tuyệt ñối an ninh lương thực
quốc gia trong mọi tình huống, ñảm bảo quyền lợi hợp lý của người sản xuất và
kinh doanh lúa gạo và xuất khẩu có lợi nhuận cao, ñảm bảo sản lượng lúa ñến
năm 2020 ñạt hơn 41 triệu tấn lúa trên diện tích canh tác 3,7 triệu ha (Bộ Nông
nghiệp và PTNT, 2012).
1.2. MỘT SỐ ðẶC ðIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA CÂY LÚA VÀ CÁC

GIỐNG LÚA MỚI
Năm 1980, Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) bắt ñầu thực hiện
chương trình tạo giống “siêu lúa” (Super Rice) với năng suất tăng 20 – 25%
so với giống có năng suất cáo nhất vào thời ñiểm ñó. Giống “siêu lúa” có thời
gian sinh trưởng khoảng 120 ngày, có thể cho năng suất 12 tấn/ha/vụ. Khush
GS. Gọi các giống “siêu lúa” là giống Japonica nhiệt ñới. Theo ý tưởng của
Khush GS., mô hình giống Japonica nhiệt ñới có một số ñặc ñiểm sau: ñẻ ít, tỷ
lệ ñẻ nhánh hữu hiệu cao, thân cứng, bông to nhiều hạt, tỷ lệ hạt mảy cao và
năng suất cao.
Donald là người ñầu tiên khởi xướng về kiểu cây lý tưởng. Nhiều nhà
khoa học ñã chú ý ñến vấn ñề chọn lọc kiểu hình. Huang cho rằng kiểu hình
sinh trưởng mạnh, ñẻ nhiều sẽ cho ưu thế lai vượt trội về năng suất. Zhou cho
rằng kiểu cây lý tưởng phải có bông to (Phạm Hồng Quảng, Phạm Thị Tài, Lê
Quý Tường và Nguyễn Quốc Lý, 2005).
Nguyễn Công Tạn (2002) ñặc biệt nhấn mạnh ñến việc tạo ra kiểu
hình ñạt ñến sự hài hòa “nguồn” và “sức chứa”. Ông cho rằng: các nhà chọn
giống thường mắc sai lầm khi tìm tòi các dạng mới có “sức chứa” quá lớn
(nhiều bông, bông to, hạt nặng) rất hấp dẫn khi chọn lọc cá thể. Họ không
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
13

quan tâm ñến “nguồn” một cách ñầy ñủ và thỏa ñáng nên sẽ gặp khó khăn
khi hiện thực hóa giống mới trong sản xuất, bởi vì thành phần quan trọng
nhất của “nguồn” là diện tích lá. Nếu diện tích lá nhỏ thì hiệu xuất quang
hợp nhỏ, sản phẩm quang hợp ít, lượng vật chất tích lũy vào hạt sẽ giảm dẫn
ñến năng suất thấp.
Theo Nguyễn Văn Hiển (2000) hình dạng cấu trúc cây lúa kiểu mới
(New Rice Plant Type) có năng suất cao, gồm:
- Số dảnh/ khóm: 3 – 4 dảnh;
- Thời gian sinh trưởng: 100 – 130 ngày;

- Không có nhánh vô hiệu;
- Thân cứng chống ñổ tốt;
- Lá thẳng, dày và xanh ñậm;
- Số hạt chắc trên bông: 200 – 250 hạt;
- Hệ thống rế khỏe;
- Chống chịu ñược nhiều loại sâu, bệnh;
- Chiểu cao cây: 90 – 100 cm;
- Tiềm năng năng suất: 10 – 13 tấn.
1.2.1. Thời gian sinh trưởng
Thời gian sinh trưởng của cây lúa ñược tính từ khi hạt này mầm ñến
lúa khi chín hoàn toàn. Theo các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu lúa
quốc tế (IRRI), thời gian sinh trưởng của cây lúa ñược ñiều khiển bởi hai
hệ thống gen: Hệ thống gen quy ñịnh thời gian trỗ và Hệ thống gen phản
ứng với ánh sáng.
Theo Yoshida (1985), những giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn
thường không thể cho năng suất cao do sinh trưởng sinh dưỡng bị hạn chế.
Giống lúa có thời gian quá dài cũng không cho năng suất cao vì sinh trưởng
quá dài dẽ gây hiện tượng lốp ñổ. Tuy nhiên, trong ñiều kiện ñất ñai có ñộ phì
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
14

thấp thì giống lúa có thời gian sinh trưởng dài hơn sẽ cho năng suất cao hơn.
Các giống có thời gian sinh trưởng khoảng 120 ngày có khả năng cho năng
suất cao hơn.
Thời gian sinh trưởng của cây lúa liên quan chặt chẽ ñến thời gian
làm ñốt: các giống chín sớm và trung ngày thì giai ñoạn làm ñốt thường bắt
ñầu vào lúc phân hóa ñòng. Các giống chín muộn giai ñoạn làm ñốt trước
lúc phân hóa ñòng (IRRI, 1997).
Các giống lúa cải tiến từ Cách mạng xanh có thời gian sinh trưởng
khoảng 120 ngày. Do việc thay ñổi cơ cấu cây trồng nhằm ñảm bảo an ninh

lương thực cũng như ứng phó với biến ñổi khí hậu ñòi hỏi phải có các giống
lúa có thời gian sinh trưởng khoảng 100 ngày (ðỗ Thị Hường, ðoàn Công
ðiển, Tăng Thị Hạnh, Nguyễn Văn Hoan, Phạm Văn Cường, 2013).
1.2.2. Chiều cao cây
Chiều cao cây lúa là một chỉ tiêu hình thái có liên quan ñến nhiều chỉ
tiêu khác, ñặc biệt là tính chống ñổ. Cây lúa có thân ngắn và cứng có khả năng
chống ñổ tốt hơn. Thân lúa gồm nhiều mắt và lóng. Số lóng trên thân phụ
thuộc vào giống. Các giống lúa nổi chịu úng tốt hơn do vươn dài nóng. Sự
phát triển của lóng ñốt quyết ñịnh ñến chiều cao cây và liên quan ñến khả
năng chống ñổ (Vũ Tuyên Hoàng và CS, 1998).
Theo các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI),
chiều cao cây ñược ñánh giá theo thang ñiểm sau:
- ðiểm 1: bán lùn (vùng trũng < 110 cm, vùng cao < 90 cm).
- ðiểm 5: trung bình (vùng trũng 110 - 130 cm, vùng cao 90 - 125 cm).
- ðiểm 9: cao (vùng trũng > 130 cm, vùng cao > 125 cm).
1.2.3. Khả năng ñẻ nhánh
ðẻ nhánh là ñặc tính sinh học của cây lúa, liên quan chặt chẽ ñến quá
trình hình thành số bông và năng suất sau này. Theo Bùi Huy ðáp (2001), cấy
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
15

một dảnh trên khóm và cấy thưa trong vụ mùa, giống lúa Tám có thể ñẻ ñược
232 nhánh, trong ñó có 198 nhánh thành bông. Vụ Chiêm, giống Chiêm chanh
có thể ñẻ ñược 113 nhánh, trong ñó có 101 nhánh thành bông. Tuy nhiên trên
ñồng ruộng, nếu cấy 4 – 5 dảnh, khóm lúa có thể ñẻ ñược 15 – 20 nhánh và
cho khoảng 12 – 15 nhánh hữu hiệu.
Cây lúa ñẻ nhánh ít nhưng tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao sẽ cho bông to,
nhiều hạt và hạt nặng. Quan ñiểm này của Khush GS. ñược khá nhiều nhà
chọn giống tán thành và theo ñuổi. Nghiên cứu của P.R. Jennings và công sự
(1979) ñối với lúa thường cho rằng, số nhánh ñẻ của một cá thể di truyền số

lượng, có hệ số di truyền từ thấp ñến trung bình. Các nghiên cứu khác cho
rằng, ña số giống lúa cổ truyền có khả năng ñẻ nhánh khỏe.
1.2.4. Bộ lá và khả năng quang hợp
Sự phân bố bộ lá trong quần thể ruộng lúa chịu ảnh hưởng bởi yếu tố di
truyền của từng giống, tác ñộng của ngoại cảnh như phân bón, nước tưới,
nhiệt ñộ và cường ñộ ánh sáng. Ngoài ra, nó còn chịu ảnh hưởng của ñộ cao
so với mực nước biển tạo nơi trồng trọt, trong ñó tác ñộng của yêu tố di truyền
vẫn là chính. Thời gian sống của từng lá là khác nhau. Các lá phía trên có thời
gian sống lâu hơn các lá phía dưới. Như vậy, lá ñòng có thời gian sống lâu
nhất (Nguyễn Hữu Tề và cs, 1997).
Chỉ số liện tích lá (LAI) ñược tính bằng tỷ lệ giữa diện tích lá trên diện
tích ñất (m
2
lá/m
2
ñất). Nghiên cứu của ðào Thế Tuấn (1970) cho thấy, các
giống có năng suất cao ở Việt Nam chỉ số diện tích lá lớn nhất ở giai ñoạn
trước và trong khi trỗ bông. Chỉ số diện tích lá thay ñổi tùy thuộc vào giống
lúa và mùa vụ. Chỉ số diện tích lá gioa ñộng khoảng từ 3 ñến 8, trung bình 4 –
5. Ruộng lúa năng suất cao thì LAI có thể ñạt tới 6 – 7 (Bùi Huy ðáp, 2001).
Theo tác giả Nguyễn Văn Hoan (2002), giống lúa có thời gian sinh
trưởng càng dài thì số lá càng nhiều. Các giống cực ngắn (thời gian sinh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
16

trưởng 76 – 90 ngày) có khoảng 12 – 13 lá. Các giống ngắn ngày (thời gian
sinh trưởng 91 – 115 ngày) có khoảng 14 – 15 lá. Cây lúa ra lá theo quy luật
chung, các lá sau ra hoàn chỉnh thì lá trước lụi ñi và luôn duy trì khoảng 4 – 5
lá xanh.
Bộ lá cứng dày và hẹp tạo ñiều kiện cho việc nâng cao mật ñộ cấy,

ñồng thời ánh sáng mặt trời có thể chiếu xuống ñến tầng lá phía dưới và gốc,
kích thíc quá trình ñẻ nhánh, hạn chế sâu bệnh và làm tăng thêm diện tích
quang hợp tạo ra nhiều chất khô. Các giống nửa lùn thường có bộ lá ñứng,
dày, cứng và xanh ñậm. Trong suốt quá trình sinh trưởng, thời kỳ ñẻ nhánh
cây lúa có dạng thân xòe, khi ñứng cái lá ñứng thẳng, ba lá cuối cùng thường
ñứng thẳng hơn các lá trước (Nguyễn Hữu Tề và cs, 1997).
Hoạt ñộng quang hợp của ba lá cuối cùng hết sức có ý nghĩa trong việc
nâng cao năng suất lúa. Theo các nhà khoa học, ba lá trên cùng ñóng góp 74%
tổng lượng vật chất vận chuyển vào hạt. Thời gian hoạt ñộng của các lá này
càng dài thì năng suất lúa càng cao (Nguyễn Hữu Tề và cs, 1997).
Lá ñòng lá trung tâm hoạt ñộng sinh lý ở giai ñoạn sinh trưởng và
phát triển. Nó ñóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp và dự trữ
chất hữu cơ ñể nuôi hạt ở giai ñoạn vào chắc và nó chuyển các chất ñồng
hóa cho cây lúa.
1.2.5. ðặc ñiểm hình thái bông
Số bông hữu hiệu của mỗi cá thể trong quần thể nhiều hay ít phụ thuộc
vào ñặc tính giống, kỹ thuật trồng trọt, mùa vụ gieo cấy, mật ñộ cấy, chế ñộ
phân bón và nước tưới. Trong cùng ñiều kiện gieo cấy, số bông hữu hiệu ñạt
ñược của các giống không giống nhau, ñó là do khác biệt di truyền. Có thể
phân ra hai kiểu tác ñộng chính của yếu tố di truyền, ñó lá: hoạt ñộng của các
gen kiểm soát tính trạng sinh trưởng mạnh sớm và hoạt ñộng của các gen ñiểu
khiển sự phát triển cân ñối của cấu trúc tán lá (ðinh Thế Lộc, 2006).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
17

Yuan LP (1997) cho rằng, kiểu cây lý tưởng phải có kích thước bông
và số lượng bông trung bình. Bông trung bình có khoảng 180 hạt chắc,
P1000 hạt vào khoảng 25 – 30 gram. Hạt trên bông xếp sít, có nhiều gié cấp
1 trên trục bông chính.
Kiểu sắp xếp hạt trên bông là chỉ tiêu quan trọng tạo nên kích thước

bông. Các giống lúa cổ truyền, số gié cấp 1 trên trục bông biến ñộng khoảng 7
– 13 gié, trung bình là 11 gié. Các giống lúa kiểu bông xòe thường có khoảng
7 – 11 gié cấp 1, trên gié cấp 1 có từ 1 – 3 gié cấp 2. Các hạt còn lại ñóng trực
tiếp vào trục gié. Vì vậy, mỗi gié cấp 1 chỉ có từ 5 – 20 hạt. Các giống lúa
kiểu bông chụm (các gié xếp sít nhau) thường có khoảng 9 – 13 gié cấp 1. Số
gié cấp 2 và số hạt trên gié cấp 1 thường cao hơn so với kiểu bông xòe. Kích
thước bông và số lượng bông là hai yếu tố chính hình thành lên “sức chứa”
của một giống lúa (Quách Ngọc Ân, 1998).
1.3. MỘT SỐ TIẾN BỘ KỸ THUẬT CHỌN TẠO GIỐNG Ở VIỆT NAM
Trong những năm gần ñây, công tác nghiên cứu chọn tạo, thử nghiệm
và ñưa vào sản xuất các giống lúa mới ñã ñược ñẩy mạnh ở các viện nghiên
cứu, các trường ñại học, các trung tâm nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng
và các công ty giống cây trồng trong cả nước. Theo Nguyễn Văn Hiển (2000),
việc chọn tạo giống phải ñáp ứng ñược các mục tiêu chính sau:
1) Giống mới phải có năng xuất cao hơn giống cũ trong cùng ñiều kiện
mùa vụ, ñất ñai và chế ñộ canh tác.
2) Giống mới phải có chất lượng cao hơn giống cũ, ñược mọi người ưu
chuộng, có giá trị dinh dưỡng cao, chất lượng nấu nướng cao hơn.
3) Giống mới phải có khả năng chống chịu tốt hơn với các loại sâu bệnh
hại chính trong từng mùa vụ, từng vùng mà giống ñó gieo cấy.
4) Giống mới phải thích ứng tốt hơn với ñiều kiện khí hậu, ñất ñai, tập
quán canh tác, hệ thống luân canh của những vùng nhất ñịnh.

×