Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Điều tra tình hình gây hại,đặc điểm hình thái, sinh học và biện pháp phòng trừ nhện đỏ nâu oligonychus sp hại mai vàng tại tp long xuyên, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.51 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI











NGUYỄN VĂN HỒNG

ðIỀU TRA TÌNH HÌNH GÂY HẠI, ðẶC ðIỂM HÌNH THÁI, SINH
HỌC VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN ðỎ NÂU Oligonychus sp.
HẠI MAI VÀNG TẠI TP. LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG,
NĂM 2012 - 2013



CHUYÊN NGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬT
MÃ SỐ : 60.62.01.12


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGUYỄN VĂN ðĨNH






HÀ NỘI – 2013

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
i

LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn




Nguyễn Văn Hồng




















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Văn ðĩnh ñã tận
tình hướng dẫn và tạo mọi ñiều kiện giúp ñỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới tập thể thầy cô giáo Trường ðại Học Nông
Nghiệp Hà Nội ñược thỉnh giảng tại ðại Học An Giang ñã hết lòng giảng dạy và
giúp ñỡ tôi hoàn thành khóa học này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới tập thể thầy cô giáo ðại Học An Giang ñã
tận tình tạo mọi ñiều kiện giúp ñỡ tôi hoàn thành khóa học.
Cuối cùng, tôi xin ñược bày tỏ lời cảm ơn ñến Trung Tâm Khuyến Nông
An Giang, gia ñình, cô Nhung và bạn bè ñã nhiệt tình ủng hộ và ñộng viên tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tác giả luận văn




Nguyễn Văn Hồng














Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH SÁCH BẢNG vi
DANH SÁCH HÌNH vii
MỞ ðẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục ñích 2
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu 2
1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1. ðối tượng nghiên cứu 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 3
2.1.1. Thành phần, ñặc ñiểm phát sinh và cách gây hại của nhện ñỏ 4
2.1.2. Chỉ số sinh sản của nhện ñỏ 7
2.1.3. Mức ñộ gây hại 8
2.1.4. Biện pháp phòng trừ 8
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 11
2.2.1. Thành phần côn trùng, nhện và bệnh hại cây mai vàng 14
2.2.2. Mức ñộ gây hại nhện ñỏ 18
2.2.3. Biện pháp phòng trị 20
Chương 2 NỘI DUNG, ðỊA ðIỂM, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 25
3.1. Nội dung nghiên cứu 25

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iv

3.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 25
3.3. Phương pháp xử lý số liệu 33
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34
4.1. Hiện trạng trồng và chăm sóc mai vàng tại ñịa bàn Tp.Long Xuyên 34
4.2.Thành phần nhện nhỏ hại mai vàng tại Tp. Long Xuyên, An Giang 42
4.2.1. Thành phần nhện nhỏ hại mai vàng tại Tp. Long Xuyên từ tháng
07/2012 ñến 06/2013 42
4.2.2. Nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái 45
4.2.2.1. Nhện ñỏ nâu Oligonychus sp. (Acari: Tetranychidae) 45
4.2.2.2. Nhện ñỏ Tetranychus sp. (Acari: Tetranychidae) 46
4.3. ðặc ñiểm sinh vật học nhện ñỏ nâu Oligonychus sp. hại mai vàng tại
Tp.Long Xuyên 48
4.4. Diễn biến mật ñộ của nhện ñỏ nâu Oligonychus sp. hại mai vàng tại
Tp.Long Xuyên 50

4.5. Khảo nghiệm biện pháp hóa học và cơ học trừ nhện ñỏ nâu gây hại trên
mai vàng ngoài ñồng tại Tp.Long Xuyên, tháng 01/2013 54
KẾT LUẬN & ðỀ NGHỊ 57
KẾT LUẬN 57
ðỀ NGHỊ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
PHỤ LỤC 61
Phụ lục 1 61
Phụ lục 2 64






Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV: Bảo vệ thực vật
PTN: Phòng thí nghiệm
IPM: Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp
ðBSCL : ðồng bằng sông Cửu Long
NNBM: Nhóm nhện bắt mồi
NSG: Ngày sau gieo























Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vi

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1: Hiện trạng trồng và chăm sóc của các hộ trồng mai vàng tại Tp.Long
Xuyên, năm 2012 36
Bảng 4.2: Hiện trạng bón phân và khoảng cách sắp xếp của các hộ trồng mai
vàng tại Tp.Long Xuyên, năm 2012 40
Bảng 4.3. Thành phần nhện nhỏ hại mai vàng tại Tp. Long Xuyên, từ tháng
07/2013 ñến 06/2013 43
Bảng 4.4: Thời gian phát triển của các pha phát dục nhện ñỏ nâu Oligonychus
sp. trong ñiều kiện thí nghiệm (T
0

C = 26-29, H% = 74-81) tại Tp.Long Xuyên,
năm 2013 49
Bảng 4.5: Tuổi thọ và khả năng sinh sản của nhện ñỏ nâu Oligonychus sp. trong ñiều
kiện thí nghiệm (T
0
C = 26-29, H% = 74-81) tại Tp.Long Xuyên, năm 2013 50
Bảng 4.6: Mức ñộ gây hại của hai loài nhện nhỏ trên mai vàng tại Tp. Long
Xuyên, từ tháng 07/2012 ñến 06/2013 52
Bảng 4.7: Diễn biến mật ñộ nhện ñỏ nâu Oligonychus sp. trước và sau phun
thuốc ở các công thức thí nghiệm tại Tp.Long Xuyên, tháng 1/2013 55
Bảng 4.8: Hiệu lực của các công thức ñối với nhện ñỏ Oligonychus sp. hại mai
vàng tại Tp.Long Xuyên, tháng 1/2013 56













Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vii

DANH SÁCH HÌNH
Hình: Trưởng thành cái của nhện ñỏ nâu Oligonychus coffeae N 7

Hình: Trưởng thành ñực của nhện ñỏ nâu Oligonychus coffeae N 7
Hình: Trứng của nhện ñỏ nâu Oligonychus coffeae N. 7
Hình: Nhện ñỏ nâu Oligonychus coffeae N 7
Hình 4.3: Số năm kinh nghiệm của các nông hộ trồng mai vàng tại Tp. Long
Xuyên, năm 2012 37
Hình 4.4: Tỷ lệ các giống mai vàng ñược trồng tại Tp.Long Xuyên,năm 2012 38
Hình 4.5: Phương thức tưới cho mai ………………………………………… 39
Hình 4.6: Khoảng cách giữa các chậu mai vàng là 30 cm nhện ñỏ nâu ít gây hại 40
Hình 4.7: Tỉ lệ các loài sâu gây hại xuất hiện tại các hộ trồng mai vàng tại
Tp.Long Xuyên, năm 2012 41
Hình 4.8: Triệu chứng bệnh thán thư (A), cháy lá (B), thiếu dinh dưỡng (C) và
nhện ñỏ nâu gây hại (D) trên mai vàng tại Tp.Long Xuyên, năm 2013 42
Hình 4.9: Tỉ lệ các loại bệnh phổ biến trên mai vàng tại Tp.Long Xuyên, năm
2012 42
Hình 4.10: Triệu chứng gây hại của nhện ñỏ trên lá mai tại Tp. Long Xuyên,
năm 2012 43
Hình 4.11: Các cấp gây hại của nhện ñỏ nâu hại mai vàng gồm 0,1,3,5,7,9 44
Hình 4.12: Trứng và ấu trùng tuổi 1 nhện ñỏ Tetranychus sp. trên cây mai vàng
tại Tp.Long Xuyên, năm 2013 47
Hình 4.13: Ấu trùng tuổi 1 và trứng nhện ñỏ (A), ấu trùng tuổi 2 và thành trùng
(B), thành trùng Tetranychus sp. trên cây mai vàng tại Tp.Long Xuyên, năm
2013 47
Hình 4.14: Trứng mới ñẻ và sắp nở (A), ấu trùng tuổi 1 (B) , ấu trùng tuổi 2 (C),
ấu trùng tuổi 3 (D), thành trùng (E,F), nhện ñỏ nâu Oligonychus sp. tại Tp.Long
Xuyên, năm 2013 48
Hình 4.15: Tình hình thời tiết và diễn biến mật ñộ nhện ñỏ nâu hại mai vàng tại
An Giang, từ tháng 7/2012 ñến tháng 6/2013 51


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

viii

Hình 4.16: Lá mai giảo (bên trên), 52
lá mai vàng năm cánh ñịa phương (bên dưới) 52
Hình 4.17: Mai giảo bên trái bị nhện ñỏ nâu gây hại; Mai ñịa phương bên phải
nhện ñỏ nâu ít gây hại 53
Hình 4.18: Cây mai vàng bị nhện ñỏ nâu tấn công cả 3 tầng lá 53
Hình 4.19: Nhện ñỏ nâu chỉ tấn công lá bánh tẻ, lá già 53
Hình 4.20: Diễn biến cấp hại và mật ñộ nhện ñỏ nâu hại mai vàng tại Tp.Long
Xuyên, từ tháng 07/2012 ñến 06/2013 54









Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
1


MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Mỗi ñộ xuân về, hoa mai với sắc vàng rực rỡ là sự giao thoa giữa thiên
nhiên và con người trong những ngày ñầu năm. Hoa mai vàng mang ñến hy
vọng, may mắn và niềm vui cho mọi người, mọi nhà. Khi nở, hoa mai vàng xòe
cánh thẳng mang ý tưởng hào phóng, chính nhân quân tử. Khi tàn hoa mai vàng
rụng xuống mặt ñất, trải một tấm thảm dịu dàng, êm ái. Chính vẻ ñẹp và ý nghĩa

cao quý của loài hoa này mà trong các cuộc hội thảo khoa học về mai vàng
nhiều người ñã ñề xuất chọn loài hoa này làm Quốc hoa cho Việt Nam.
Thành phố Long Xuyên là một trong những ñịa phương trong tỉnh An
Giang có phong trào trồng và kinh doanh mai vàng cung cấp trong và ngoài tỉnh.
Hiện nay, tại thành phố Long Xuyên có nhiều Câu lạc bộ cây cảnh hoạt ñộng
thường xuyên giúp cho nghề trồng mai kiểng ngày càng phát triển nhanh chóng.
Song song với sự phát triển về diện tích thì tình hình dịch hại cũng ngày càng
phổ biến trên cây mai vàng. Với sự cạnh tranh ngày càng cao của thị trường
trong và ngoài tỉnh hiện nay, ñể có thể trồng mai vàng ñạt hiệu quả kinh tế cao,
ñòi hỏi người trồng phải có kiến thức về giống, kỹ thuật trồng và biện pháp
phòng trừ dịch hại. Tuy nhiên trong thời gian qua, những tài liệu, thông tin liên
quan ñến tình hình dịch hại, cũng như biện pháp phòng trừ một cách có hiệu quả
các loại dịch hại trên cây mai vàng còn rất hạn chế.
Những năm gần ñây trên cây mai vàng bị nhiều loại sâu và nhện phá hại
ảnh hưởng ñến sinh trưởng và giá trị thương phẩm, gây thiệt hại về kinh tế cho
người trồng mai vàng nhất là nhện ñỏ. Tuy nhiên, phần lớn những người trồng
mai vàng không biết ñối tượng gây hại và phòng trị không ñúng cách dẫn ñến
thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng cho môi trường và sức khỏe con người.
Xuất phát từ mối quan tâm trên, nhằm cung cấp thông tin giúp nông dân
hiểu biết về cách gây hại và biện pháp phòng trừ nhện ñỏ trên cây mai vàng,
chúng tôi tiến hành “ðiều tra tình hình gây hại, ñặc ñiểm hình thái, sinh học
và biện pháp phòng trừ nhện ñỏ nâu Oligonychus sp. hại mai vàng tại Thành
phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, năm 2012 - 2013”.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục ñích

Xác ñịnh tình hình gây hại của nhện ñỏ hại mai vàng, ñặc ñiểm sinh học
và thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ nhện ñỏ có hiệu quả.
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu
- ðánh giá tình hình gây hại của nhện ñỏ trên cây mai vàng tại Thành phố
Long Xuyên, tỉnh An Giang.
- ðặc ñiểm hình thái, sinh học nhện ñỏ nâu Oligonychus sp. hại mai vàng.
- Thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ như: hóa học và cơ học ñối với
nhện ñỏ trên mai vàng.
1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. ðối tượng nghiên cứu
- Nhện ñỏ nâu Oligonychus sp.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- ðịa ñiểm: Chọn 5 hộ trong Tp. Long Xuyên, mỗi hộ có ít nhất 50 chậu
mai vàng dạng bonsai có tuổi từ 5-10 tuổi.
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 01/07/2012-30/06/2013.












Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
3



Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Cây mai vàng thuộc họ lão mai (Ochnaceae) nguyên sản ở vùng núi Tây
Nam Trung Quốc, có hơn 300 loài mai khác nhau. Những loại mai trước kia
thường ñược dùng chơi cảnh là mai vàng, mai chiếu thủy, mai tứ quý, mai hồng,
mai rồng cuốn Cách ñây năm thế kỷ, các nhà thực vật học Trung Quốc ñã phát
hiện và ñưa giống mai vàng dùng ñể chơi làm cảnh. ðặc ñiểm cơ bản của giống
mai vàng là nhị màu nâu, nở hoa vào dịp tết Nguyên ðán, rất phù hợp ñể trong
nhà, trên bàn uống nước, chơi vào dịp tết. Ngoài ý nghĩa ñón xuân, hoa mai
vàng còn có ý nghĩa của sự khoẻ khoắn, may mắn nên rất ñược người Trung
Quốc ưa chuộng. Mai vàng còn có ñặc tính khác là tỷ lệ ñậu quả khá cao, quả
chín hình thuôn dài màu vàng rất ñẹp, vì vậy không những dùng ñể chơi hoa mà
còn có thể dùng ñể chơi quả trong nhiều tháng. Cây mai vàng còn có tên tiếng
Anh là Vietnamese Mickey Mouse Plant là loại cây rụng lá hàng năm. Thân có
chiều cao trung bình 2-7 m, ñường kính thân 10-25 cm. Cành thưa và có màu
xám nâu. Lá mai vàng có màu xanh, lá ñơn, mọc cách, mặt trên thường bóng.
Kích thước lá 7-19x3-5,5 cm. Hoa màu vàng, có một số giống có mùi thơm.
ðường kính hoa trung bình 3-4 cm. Hoa có từ 5-7 cánh ñến nhiều cánh tùy theo
giống, hình ô van, cánh hoa dài 1,3-2 cm, chiều rộng 1-1,4 cm. Hoa mai vàng có
nhiều nhụy, số lượng thay ñổi, có chiều cao từ 0,9-1,2 cm. ðài hoa màu xanh, số
lượng thay ñổi từ 4-6, kích thước lá dài 10-12x6-7 mm. Cây mai vàng thích hợp
trồng ở ñộ cao 300-1400 m so với mực nước biển. Hoa của cây mai vàng ñể tươi
có thể cất ñược tinh dầu thơm, dùng ñể chữa vết bỏng nước và uống có thể chữa
khỏi bệnh ngứa trẻ con. Hoa phơi khô dùng ñể chữa ho, suyễn. Một nhược ñiểm
của cây mai vàng là khi vận chuyển ñi xa làm hoa tàn nhanh và mặc dù tỷ lệ ñậu
quả cao nhưng số quả còn lại ít. ðể khắc phục ñiều này, các nhà khoa học của
Viện Nghiên cứu Rau-Hoa Quảng Châu (Trung Quốc) ñã sử dụng các chất ñiều
tiết sinh trưởng và phân bón dưỡng cây, kết quả cho thấy ñã khắc phục ñược

những ñiểm yếu này. Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu về mai vàng tập trung
nhiều ở Trung Quốc, các nước khác hầu như ít có công trình nghiên cứu chuyên
sâu về loại cây này (ðặng Văn ðông, 2008).
Hoa cây cảnh là một ngành kinh tế non trẻ, nhưng phát triển với tốc ñộ
khá mạnh mẽ, giá trị sản lượng hoa cây cảnh của toàn thế giới năm 1995 ñạt 45
tỷ USD, ñến năm 2004 tăng lên 66 tỷ USD. Những nước có nền sản xuất công

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
4


nghiệp hoa phát triển là Hà Lan, Pháp, Mỹ, Colombia, Kenya, Một số nước
ñang có kế hoạch ñầu tư phát triển mạnh mẽ, ñưa cây hoa cảnh lên thành một
ngành kinh tế quan trọng là Trung Quốc, ðài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan,
Singapo, Những năm tới, ngành sản xuất kinh doanh hoa kiểng trên thế giới
còn tiếp tục phát triển và vẫn có tốc ñộ phát triển cao từ 12-15% (ðặng Văn
ðông, 2008).
2.1.1. Thành phần, ñặc ñiểm phát sinh và cách gây hại của nhện ñỏ
Do cơ thể của nhện hại cây rất nhỏ, thường không thấy bằng mắt thường và
vết gây hại của chúng nhỏ li ti nên thời kỳ gây hại ban ñầu không thể phát hiện
ñược. Toàn bộ thời gian từ lúc chúng xuất hiện ñến khi có triệu chứng gây hại
ñiển hình xảy ra trong vòng 1-2 tuần. Việc bùng phát số lượng của nhện gây nên
hiện tượng cháy lá, chết ñiểm sinh trưởng thường hay xảy ra ñối với những cây
trồng sử dụng quá nhiều chất hóa học ñặc biệt là thuốc trừ sâu. Hậu quả của
nhện hại cây gây ra thường bị nhầm là do nắng hạn làm cháy sém hoặc rám.
Theo Lịch sử nghiên cứu, thuật ngữ “Acari” ñược dùng từ những năm 1650.
Cho mãi tới những năm 1660 Ve bét vẫn ñược coi là “chấy rận” hay côn trùng
nhỏ. Người ñầu tiên ñặt tên khoa học Acarus cho Ve bét vào năm 1735 là
Linnacus. ðối với cây trồng, một nhóm khá ñông ñảo gồm hàng trăm loài nhện
hại cây trồng quan trọng như nhện ñỏ Tetranychus urticae, nhện trắng

Polyphagotarsonemus latus, nhện xanh T. tanajoa, nhện ñỏ hại cam chanh, nhện
ñỏ hại táo, ñã gây lên tổn thất vô cùng lớn ñối với cây trồng ngoài ñồng như
làm rụng lá, phá hỏng quả, làm chết cây, truyền các bệnh nguy hiểm cho cây.
Trong kho bảo quản, chúng tấn công gây hại hạt cũng như các sản phẩm cất trữ
khác kể cả những sản phẩm có nguồn gốc từ ñộng vật. Tuy nhiên có một nhóm
nhện nhỏ lại là kẻ thù tự nhiên quan trọng ñối với nhện hại cây và một số khác
lại là kẻ thù tự nhiên của côn trùng và nấm gây hại. Chúng chủ yếu nằm trong
họ nhện nhỏ bắt mồi Phytoseiidae và một số họ nhóm nhện bắt mồi (NNBM)
khác. Rất nhiều loài nhện nhỏ có tác dụng to lớn trong chu trình tuần hoàn vật
chất, phân hủy các chất hữu cơ làm tăng ñộ phì của ñất (Nguyễn Văn ðĩnh,
2004).
Theo Nguyễn Văn ðĩnh, 2005, thì nhện ñỏ họ Tetranychidae còn ñược gọi là
nhện ñỏ giăng tơ, ñã có rất nhiều khóa phân loại cho họ này ñược xây dựng như
các khóa phân loại của Prichrad và Baker (1955); Tuttle và Baker (1968);
Jeppson et al. (1975). Nhện ñỏ họ Tetranychidae có những ñặc ñiểm chính dưới
ñây: Có kìm di ñộng dài trong ñầu giả hoặc kìm có các ñốt nhập chung ở gốc,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
5


ñốt xúc biện thứ 4 có 1 vuốt to, ñốt bàn I, II và ñôi khi ñốt ống có các ñôi lông
ñặc trưng, bàn chân có các lông nhỏ, ñệm vuốt có hoặc không có lông mịn, lỗ
sinh dục cái là ñặc trưng cho họ và cho loài. Thông thường có 3 ñôi lông ở phía
trước lưng, 4 ñôi lông ở mép lưng, 5 ñôi lông lưng và một ñôi lông mép ngang
giữa lưng. Các ñặc ñiểm phân loại gồm: Dạng vuốt ñốt bàn chân, ñệm bàn chân;
ống thở loại hình chùy hoặc dài; sự sắp xếp lông lưng và dạng lông lưng; hình
dạng của dương cụ; sự có mặt và hình dạng các u lông và nếp nhăn.
Họ Tetranychidae có hai phụ họ (Bryobiinae và Tetranychinae), 70 giống với
khoảng 1.200 loài hiện diện trên toàn thế giới, khoảng 3% số loài ñược tìm thấy

ở New Zealand. Trong ñó nhiều giống có nhiều loài là ñối tượng gây hại quan
trọng kinh tế như Oligonychus, Tetranychus, Panonychus (Zhi - Qiang et al.,
2002).
Theo Nguyễn Văn ðĩnh, 2004, ñặc ñiểm hình thái nhện ñỏ son Tetranychus
sp. có các pha phát triển là: trứng, nhện non tuổi 1 (Larva), nhện non tuổi 2
(Protonymph), nhện non tuổi 3 (Deutonymph) và trưởng thành (khái niệm này
dùng chung cho tất cả các loại nhện hại cây. Cơ thể khá lớn, có thể thấy bằng
mắt thường. Kích thước trưởng thành cái là 440x237 micro mét và trưởng thành
ñực là 335x147 micro mét. Cơ thể có màu ñỏ hơi son hoặc màu ñỏ hơi vàng.
Trên lưng mỗi bên có một vệt ñỏ sẫm. Trên lưng có nhiều lông, lông không có u
lông. Con ñực có cơ thể thon nhỏ, cuối bụng nhọn, cơ thể có màu ñỏ vàng. ðoạn
thắt lại của dương cụ có chiều dài bằng chiều rộng, phía ngoài vát chéo, phía
trong tù hay hơi tròn. Trứng hình cầu trơn nhẵn, màu vàng nhạt, khi sắp nở có
màu hơi nâu ñược ñẻ rải rác từng quả. Nhện non tuổi 1 có màu trắng ngà hình
bầu dục với 3 ñôi chân, trên thân có nhiều lông dài. Nhện non tuổi 2 có 4 ñôi
chân, màu vàng nhạt có nhiều lông dài. Nhện non tuổi 3 rất giống trưởng thành
tuy kích thước nhỏ hơn. Màu vàng rơm hoặc màu vàng ñậm, bắt ñầu xuất hiện 2
ñốm hơi nâu hoặc ñỏ nhạt trên lưng. Tập quán sinh sống và quy luật phát sinh
gây hại: Nhện ñỏ son ñẻ trứng ở mặt dưới lá. Sau 3 ngày trứng nở thành nhện
non có 3 ñôi chân. Sau 1,8 ngày nhện non lột xác sang tuổi 2 có 3 ñôi chân và
sau 2 ngày lột xác lần 2 sang tuổi 3 có 4 ñôi chân. Trong các giai ñoạn phát triển
thì giai ñoạn trưởng thành dài nhất. Một năm có thể có 20-25 thế hệ. Nhện ñỏ có
tỷ lệ sống tự nhiên cao, sau 14 ngày vẫn ñạt 100%. Thời gian ñẻ trứng cao vào
các ngày 10-17, mỗi con cái có thể ñẻ từ 4,5-8,0 quả trứng trong ngày. Kết thúc
ñẻ trứng vào ngày thứ 25-30. Trung bình một con cái có thể ñẻ từ 40-85 trứng,
cao nhất ñạt 100-120 trứng. Trong năm phát triển mạnh vào các tháng nóng và

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
6



khô là tháng 4,5,8 và 9. Trên cây sắn ñã phát hiện 6 loài thiên ñịch nhện ñỏ son
gồm một loài bọ rùa ñen nhỏ Stethorus sp (Coccinellidae), cánh cộc Oligota sp.
(Staphylinidae), bọ trĩ Scolothrips sp. (Thripide), muỗi Lestodiplisis sp.
(Cecidomyiidae) và 2 loài nhện bắt mồi Phytoseiulus sp. và Amblyseius sp.
(Phytoseiidae). Trong ñó, loài nhện bắt mồi Amblyseius sp. có mật ñộ khá cao,
diễn biến mật ñộ khá ñồng ñiệu với diễn biến mật ñộ nhện ñỏ và có tác dụng
kiềm chế nhện ñỏ khá rõ.
Nhện ñỏ nâu Oligonychus coffeae
Neitner phân bố rộng ở Ấn ðộ, Srilanka,
Indonesia, ðông Dương, Ai Cập, Nam
Phi, Ethiopia, Úc, Trung Mỹ, Nam Mỹ…
tại những vùng nhiệt ñới và cận nhiệt ñới
nóng ẩm. Loài này ñược phát hiện gây hại
trên chè (trà) năm 1968 tại Ấn ðộ. Ngoài
ra còn ghi nhận gây hại quan trọng trên
nhiều cây khác như Cà phê, Ổi, Bông,
ðiều, Xoài…(Nguyễn Văn ðĩnh, 2004).
Theo ðặng Nguyễn Hồng Phương, 2006, các ñặc trưng hình thái học của
nhện ñỏ nâu, cả con ñực và con cái ñược mô tả chi tiết và hiệu ñính bởi nhiều
tác giả. Theo mô tả của các tác giả này nhện cái có màu ñỏ tối, cơ thể hình ô
van có nhiều lông nhỏ, kích thước trung bình 0,36x0,28mm, trên ñốt chày 1 có 7
lông xúc giác và 1 lông cảm giác. Thời gian trứng kéo dài 3,0-6,5 ngày, thời
gian nhện non 1-2 ngày. Sự ñẻ trứng của nhện bắt ñầu sau 24 giờ sau khi con cái
thành thục và mỗi con cái có thể ñẻ trên 80 quả. Tỷ lệ giữa con ñực và con cái
thường là 1:1,2. Các nghiên cứu về cây ký chủ của nhện ñỏ nâu cho thấy ký chủ
chính của chúng là cây chè và cây cà phê, ngoài ra còn gặp nhện ñỏ nâu gây hại
trên một số cây ký chủ phụ khác như cây ñay, bông, sắn, long não, dâu tằm, cọ
dầu, bạch ñàn, ñào lộn hột…


Hình: Nhện ñỏ ñang ñẻ trứng
Nguồn: Nguyễn Văn Hai (ðHCT)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
7



Hình: Trưởng thành cái của nhện
ñỏ nâu Oligonychus coffeae N.
Nguồn: Nguyễn Thị Bích Thủy

Hình: Trưởng thành ñực của nhện
ñỏ nâu Oligonychus coffeae N.
Nguồn: Nguyễn Thị Bích Thủy

Hình: Trứng của nhện ñỏ nâu
Oligonychus coffeae N.
Nguồn: Nguyễn Thị Bích Thủy

Hình: Nhện ñỏ nâu Oligonychus
coffeae N. non mới nở
Nguồn: Nguyễn Thị Bích Thủy
2.1.2. Chỉ số sinh sản của nhện ñỏ
Sinh sản của nhện phụ thuộc vào 2 yếu tố chính ñó là yếu tố bên trong và yếu
tố bên ngoài (môi trường). Các yếu tố bên ngoài bao gồm nhiệt ñộ, ánh sáng, sự
cạnh tranh, số lượng, chất lượng thức ăn… Các yếu tố bên trong gồm: tiềm năng
di truyền, mật ñộ quần thể, tỷ lệ cái, tuổi thọ của con mẹ và hàng loạt yếu tố nội
tại khác.
Một chỉ số quan trọng xác ñịnh sự phát triển quần thể thường ñược ñề cập ñó

là tỷ lệ tăng thực tự nhiên, ký hiệu r. Chỉ số này bao gồm sức sinh sản, tỷ lệ của

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
8


trứng, ñộ dài vòng ñời, tỷ lệ sống sót, tỷ lệ cái. Chỉ số r ñược tính theo công
thức: N
t
= N
0
x e
rt

Trong ñó: N
t
là mật ñộ chủng quần ở thời ñiểm t.
N
0
là mật ñộ chủng quần ở thời ñiểm ban ñầu.
e là cơ số logarit tự nhiên.
ðể tính ñược tỷ lệ tăng tự nhiên cần lập bảng sống (life table) bao gồm:
tuổi nhện (x), tỷ lệ con cái sống sót tự nhiên (l
x
) và sức sinh sản (m
x
) (Birch,
1948).
Tỷ lệ tăng tự nhiên thay ñổi phụ thuộc vào loài ký chủ. Chẳng hạn như
nhện ñỏ Tetranychus urticae Koch sống trong cùng ñiều kiện môi trường như

nhau có r trên cây ñậu là 0,27 trong một ngày, trong khi ñó trên cây thường xuân
r chỉ ñạt 0,09 trong một ngày. Hai yếu tố tác ñộng mạnh mẽ ñến tỷ lệ tăng tự
nhiên là thời gian/tốc ñộ phát triển và sức sinh sản (Nguyễn Văn ðĩnh, 2005).
2.1.3. Mức ñộ gây hại
Theo Zhi - Qiang et al. ,(2002), thì hầu hết những loài nhện thuộc họ nhện
ñỏ Tetranychidae là những ñối tượng gây hại quan trọng trong nông nghiệp và
lâm nghiệp. Chúng hiện diện trên nhiều loại cây ăn trái, rau quả và trên hoa
kiểng. Nhện ñỏ hai chấm Tetranychus urticae Koch là một trong những ñối
tượng gây hại trên nhiều loại cây ăn trái và hoa cảnh phân bố ở nhiều nơi trên
thế giới. Tetranychus urticae có khoảng 1.200 cây trồng ký chủ thuộc 70 giống.
Thành trùng và ấu trùng chủ yếu gây hại dưới mặt lá, trong quá trình gây hại
nhện tạo ra lớp mạng nhện mỏng, vết cạp và chích hút của nhện làm cho lá có
những chấm li ti vàng, bắt ñầu từ bên dưới mặt lá sau ñó lan dần hết cả lá. Nếu
bị nặng lá sẽ ngã vàng sau ñó héo ñi và có thể rụng, dễ dàng thấy xác nhện màu
trắng rất nhiều bên dưới mặt lá.
2.1.4. Biện pháp phòng trừ
Theo Nguyễn Thị Bích Thủy, 2011, hiện nay trên thế giới ñã nghiên cứu và ñạt
ñược một số kết quả sau:
Ở Ấn ðộ, nhện ñỏ ñược ghi nhận ở hầu hết các vùng trồng chè và có thể
là loài dịch hại nguy hiểm nhất ñối với cây chè. Ngoài cây chè, nhện ñỏ cũng
gây hại một số cây trồng khác như cây ñay, xoài, cà phê… Vòng ñời của nhện
ñỏ ñã ñược các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và chỉ ra rằng khoảng thời
gian vòng ñời của nhện ñỏ thay ñổi tùy thuộc vào nhiệt ñộ và ñộ ẩm. Trong

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
9


tháng 5 và tháng 6 vòng ñời có thể hoàn thành trong khoảng 9,4 – 12 ngày trong
ñiều kiện tự nhiên nhưng khi nhiệt ñộ thấp có thể kéo dài ñến 28 ngày. Nghiên

cứu cũng chỉ ra rằng ở ñiều kiện phòng thí nghiệm thì nhện ñỏ cái có thể sống
tối ña là 29 ngày trong khi nhện ñỏ ñực chỉ khoảng 4 – 5 ngày và con cái có thể
sinh sản ñơn tính và sản sinh ra tất cả nhện ñực. Nhện thường tấn công gây hại
nặng trong ñiều kiện khô hạn, nhiệt ñộ cao, khi ñó hầu hết các lá non bị nhện ñỏ
tấn công gây ra hiện tượng lá biến màu ñỏ ñến màu ñồng và cuối cùng có thể
khô và rụng. Một số lượng nhỏ nhện có thể sống ở các lá già phía dưới gốc,
trong ñiều kiện không thuận lợi, chúng cuốn rìa lá lại và nằm trong ñó, khi gặp
ñiều kiện thuận lợi chúng nhân lên nhanh chóng và tiếp tục tấn công gây hại cho
cây.


CABI ñã giới thiệu danh sách một số loài thiên ñịch của nhện ñỏ nâu trên
chè. Ở Ấn ðộ có các loài nhện Agistemus, Amblyseius herbicolus, Cuxana,
Euseus ovali, Geocoris ochropterus, Neoseiulus longispenosus… chúng tấn
công vào hầu hết các giai ñoạn phát triển của nhện ñỏ nâu, ñặc biệt là các giai
ñoạn trứng và trưởng thành.
Ở Kenya có các loài nhện Amblyseius idaeus, Amblyseius maai,
Amblyseius taiwanicus, Phytoseiulus persimilis. Chúng thường tấn công vào các
giai ñoạn trứng, tiền trưởng thành và trưởng thành của nhện ñỏ nâu. Ở Ghine
phát hiện 2 loại bọ rùa là Stethorus exspactatus và Stethorus exsultabilis tấn
công vào mọi giai ñoạn phát triển của nhện ñỏ nâu từ giai ñoạn trứng ñến giai
ñoạn trưởng thành. Trong số các loài thiên ñịch thì bọ rùa ăn thịt là có ý nghĩa
nhất trong phòng trừ các loài dịch hại trên cây chè vì chúng ăn nhiều loại sâu,
nhện hại chè.
ðiều tra thu thập các loài bắt mồi ăn thịt trên vườn chè ở miền bắc
Bengal từ 2004 ñến 2006 ñã thu thập ñược 20 loài bọ rùa ăn thịt, trong ñó loài
Micraspis discolor (F) là phổ biến hơn cả (chiếm 42%). Số lượng loài bọ rùa
này trên vườn có tương quan khá chặt với số lượng quần thể nhện ñỏ (R
2
= 0,75)

và số lượng quần thể rệp (R
2
= 0,89). Nghiên cứu các khả năng bắt mồi ăn thịt
của loài bọ rùa này cho thấy trung bình một con bọ rùa non ăn khoảng 280,3 con
nhện ñỏ và 188,0 con rệp trong suốt quá trình phát triển (khoảng 21 – 24 ngày),
trong khi ñó một con bọ rùa trưởng thành có thể ăn trung bình khoảng 20 con
nhện ñỏ và 35 con rệp/ ngày.
Một số nhà nghiên cứu thuộc Phòng côn trùng học - Viện nghiên cứu chè
Talawakele và Khoa Sinh học nông nghiệp-Trường ðại học Peradeniya,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
10


Srilanka ñã nghiên cứu, thu thập và phân lập các chủng nấm ký sinh trên nhện
ñỏ hại chè. Các tác giả ñã tiến hành phân lập các loài nấm có khả năng hạn chế
số lượng quần thể nhện ñỏ một cách tự nhiên trong 6 kiểu hệ sinh thái vườn chè,
kết quả thử khả năng ký sinh nhện của các chủng nấm này cho thấy chủng HF1
có khả năng ký sinh gây chết 65% số lượng nhện ñỏ trong ñiều kiện phòng thí
nghiệm. ðiều này cho thấy khả năng sử dụng loài nấm này trong phòng trừ sinh
học ñối với nhện ñỏ hại chè là rất lớn. Các nhà khoa học của Ấn ðộ cũng ñã
nghiên cứu khả năng ký sinh nhện của nấm Paecilomyces fumosoroseus (Wise)
và hiện nay ñã sản xuất ñược chế phẩm dạng bột thấm nước có tên thương mại
là “Mycomite” ñể phòng trừ nhện ñỏ.
Ngoài biện pháp sinh học thì biện pháp canh tác cũng ñã nghiên cứu tính
kháng của một số dòng chè ñối với nhện ñỏ nâu. Theo tác giả một vài dòng chè
có khả năng làm giảm khả năng sinh sản và giảm tỷ lệ phát triển của nhện ñỏ
nâu như các dòng BBLK 152, dòng số 6/8 và dòng số 7/9.
Tại Srilanca cũng có một số dòng chè kháng nhện ñỏ nâu. Theo tác giả
việc sử dụng các dòng chè kháng này sẽ làm giảm ñáng kể sự phát triển của tập

ñoàn nhện và giảm tác hại của chúng trên cây chè. Sau thời kỳ thu hoạch tất cả
các giai ñoạn sinh trưởng của nhện ñỏ nâu còn lại trên các lá già và các lá nhỏ ở
gốc cây chè, do ñó việc loại bỏ các lá này sẽ làm giảm ñáng kể nguồn nhện gây
hại cho vụ tiếp theo.
Bên cạnh các biện pháp phòng trừ trên thì không thể thiếu biện pháp hóa
học, biện pháp hóa học thường mang lại hiệu quả nhanh và cao. A. Ali và các
cộng sự (1994) cho thấy thuốc Dicofol phòng trừ có hiệu quả cao ñối với nhện
ñỏ nâu trên cây chè tại Bănglañet.
Ở Trung Quốc, M. Lu (1993) ñã rất thành công khi sử dụng các thuốc trừ
nhện như: Dithan WP, Pyridaben E, Quinalphos và Bifenthrin ñể trừ nhện ñỏ
nâu trên cây chè. Theo S. K. Senapati và S. Ghose (1994) ở Ấn ðộ ñã sử dụng
Monocrotophos trừ nhện ñỏ nâu O. coffeae trên cây ñay cho hiệu lực kéo dài 14
ngày.
M. Gopal và cộng sự (1987) cho biết thuốc Fluvalinate làm giảm ñược
mật ñộ quần thể nhện ñỏ nâu tới 98,3% sau phun 2 tuần tuy nhiên quần thể nhện
lại có khả năng phục hồi sau 3 tuần phun.

Theo D.J. Rae & ctv, 2004, gần ñây có nhiều loại dầu khoáng nông nghiệp
ñược sử dụng với tính chất như thuốc trừ sâu nhưng lại có một số ưu ñiểm vượt

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
11


trội so với các thuốc trừ sâu thông thường (hóa học) khác, ñặc biệt là hầu như
không ñể lại dư lượng trong nông sản và không ñộc hại với người và môi
trường. Dầu khoáng mới xuất hiện gần ñây có các tác ñộng sau: Gây ngạt , tác
ñộng lên trứng sâu, chai rắn vỏ bọc ngoài, làm thay ñổi tập tính sinh hoạt của
côn trùng, sâu sẽ không thích ăn và không ñến ñẻ trứng trên lá cây có xịt dầu
khoáng và hạn chế bệnh hại trên cây.



Những kết quả công bố nói trên ñã cho thấy nhện ñỏ nâu là ñối tượng có
chu kỳ phát triển ngắn và tiềm năng sinh sản cao, nhưng quá trình phát triển số
lượng quần thể chịu ảnh hưởng rất rõ rệt của chất lượng thức ăn, ñiều kiện môi
trường sống và hoạt ñộng của các loài thiên ñịch. ðó là những khía cạnh rất cần
ñược quan tâm ñánh giá và nghiên cứu nhằm khai thác ñiểm yếu của dịch hại,
phát triển các biện pháp phòng trừ chúng một cách có hiệu quả cao và bền vững.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Cây mai vàng còn gọi là huỳnh mai có tên khoa học là Ochna
integerrima (Lour.) Merr., thuộc họ Lão mai (Ochnaceae). Cây hoang dại trong
rừng miền Trung và miền Nam, ñôi khi gặp ở rừng miền Bắc, ñược gây trồng
làm cảnh ở các chậu lớn hay cắt cành, cắm lọ, bình. Cây gỗ cao 3 – 7 m, cành
nhánh thưa, dài, mảnh. Lá thưa, thường xanh, mọc cách mầm, xanh nhạt, bóng,
mép lá có răng cưa nhỏ. Cụm hoa hình thành chùm nhỏ mọc ở nách lá. Hoa có
cuống ngắn, cánh ñài 5, màu xanh bóng, dày, không che kín nụ. Cánh tràng 5 –
10, màu vàng tươi. ðĩa hoa dày có khía, nhị nhiều. Bầu có 3 – 10 múi, mỗi múi
1 noãn. Quả có nhiều hạch nhỏ, không cuống, xếp quanh ñế hoa. Mai vàng mọc
hoang dại trong rừng thường có 5 cánh ñến tháng cuối năm âm lịch, tất cả lá trên
cành mới trở nên vàng úa. ðó là mùa thay lá của mai ñã ñến. Và ñây cũng là
ñiềm vui báo cho mọi người hay biết mai sắp trổ hoa trùng vào dịp xuân về tết
ñến (Việt Chương, Nguyễn Việt Thái, 2005).
Mai vàng mọc hoang từ Quảng Trị vào
Nam. Khác với giống mai chuông vàng Mỹ
Forsythia, mai vàng xinh ñẹp của Mỹ có tên
khoa học là Ochna pulcra và mai tứ quý
Ochna multiflora hay Ochna serrulata (Tôn
Thất Trình, 2006).
Theo Trần Văn Mười và Nguyễn
Thanh Minh, 2007, hiện nay có rất nhiều giống mai như: Mai vàng 5 cánh: Mai



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
12


Trâu, mai Sẻ, mai Tròn, mai cánh nhún, mai thơm. Mai vàng nhiều cánh: Huỳnh
Tỷ, mai Giảo, mai Cúc, mai Cửu Long. Ngoài ra còn có mai trắng: Miến ðiện,
Bến Tre, Tân An và một số loại mai khác như mai xanh, mai ñỏ và Tứ quý.

Nguồn: Trần Văn Mười và Nguyễn Thanh Minh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
13


Mai tai giảo (Thủ ðức, Bến Tre, Tân Châu, Indo, ) có số lượng cánh hoa
từ 8-12 cánh, xếp thành 2 tầng xen kẻ nhau, cánh phẳng, tròn, kích thước hoa
lớn 3-4 cm, có mùi thơm nhẹ khi nở. Về phẩm chất, hoa nở bền, lâu tàn, có thể
từ 2-3 ngày, màu hoa vàng chanh, tươi tắn, rực rở. ðây là giống hoa hiện nay rất
ñược ưa chuộng và nhân giống mạnh. Mai giảo sinh trưởng, phát triển mạnh,
khả năng phân nhánh lớn, có lá dài, cứng, xanh ñậm, gân lá lộ rõ, mép lá có răng
cưa lớn, kích thước lá lớn, bộ lá rất khỏe. Mai nguyên thủy thường là 5 cánh,
thường có sức sống cao, thích nghi tốt với ñiều kiện môi trường, chống chịu
ñược với sâu bệnh, sống bền với thời gian (Thái Văn Thiện, 2010).
Giới chơi mai hiện nay, thường chọn gốc ghép từ giống của cây mai vàng
5 cánh vì có khả năng kháng bệnh cao và sức sinh trưởng mạnh mẽ hơn các
giống mai khác. Việt Nam là một trong 16 quốc gia giàu có nhất về ña dạng sinh
học trên thế giới nên có rất nhiều loài hoa ñẹp. Theo bình chọn hiện nay tập
trung vào 3 loại hoa: hoa mai vàng, hoa ñào, hoa sen ñể bầu chọn Quốc hoa cho

Việt Nam (Trần Văn Mười và Nguyễn Thanh Minh, 2007).
Dân gian nước ta dùng vỏ cây phơi khô ngâm rượu ñể chiết chất ñắng làm
thuốc bổ ñắng, lợi tiêu hóa (Võ Văn Chi, 2008).
Thích hợp với mai nhất là những vùng ñất có khí hậu nhiệt ñới ấm áp, có
nhiệt ñộ trunh bình từ 25 – 30
0
C, cây mai có thể sống thích hợp trong khoảng
nhiệt ñộ thích hợp từ 10 – 40
0
C. Cây mai ghép trong giai ñoạn ñầu cần ẩm ñộ
không khí lớn hơn 70%, mai có nhu cầu ánh sáng về cường ñộ, phẩm chất và
thời gian. Cây mai ghép phải tránh ánh sáng gay gắt vì làm khô và chết chồi
(Trần Văn Mười và Nguyễn Thanh Minh, 2007).
Tại Hội hoa xuân Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010, xuất hiện loài mai
lạ, mai Phú Tân (An Giang), ñược giải khuyến khích vì hoa to, nhiều cánh, rất
ñậm màu và lâu tàn (Nguyễn Thiện Tịch, 2010).
Bonsai (xuất phát từ chữ “bồn tài”) nghĩa là “cây nhỏ, trồng chậu”. Cây
mai bonsai có chiều cao từ 3-6 tấc. Trên 6 tấc là ñại bonsai gọi là kiểng (Vạn
Mai, 2006).
Cơ cấu số lượng, chủng loại kiểng tại Việt Nam, năm 2005, gồm: ðào
chiếm 22%, quất 30%, mai 22% và cây cảnh khác 26% (ðặng Văn ðông, 2008).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
14


Cách chăm sóc cây mai vàng kiểng
ðầu tiên chăm sóc mai vàng là phải thay ñất, xơ dừa và phân hữu cơ vào
ngày 10-20 tháng giêng âm lịch (năm nhuận trễ hơn bình thường 15 ngày), cắt
bỏ bớt cành nhánh, chỉnh tàn theo ý của mình. Tỷ lệ ñất : xơ dừa : phân hữu cơ

là 1:1:1 (Trần Thuận, 2010).
Theo Thái Văn Thiện, 2010, kinh nghiệm bón phân cho mai vàng trong
chậu có kích thước 0,8m, ñường kính gốc cây từ 4-6 cm, chiều cao 1,5–1,8m,
ñường kính tán lá 0,8-1,0m. Cây ñang sinh trưởng và phát triển tốt, không bị suy
yếu và bệnh. Chất trồng có bón lót phân hữu cơ. Lần 1: từ tháng 1-5, dùng 300g
bánh dầu (hoặc phân hữu cơ vi sinh khác như Dynamic, phân cá, phân hữu cơ
ñậm ñặc, ) ngâm vào nước, sau ñó trộn thêm 30-50 gr (20-20-15) tưới cho cây
mai. Lần 2: từ tháng 6-9, dùng 200g bánh dầu (hoặc phân hữu cơ ñậm ñặc, lân
hữu cơ sinh học) ngâm vào nước, sau ñó trộn thêm 30-50 gr (18-46-0) ñể tưới.
Lần 3: từ tháng 10-12, tưới phân cho cây 30-50 gr KCl tưới.
2.2.1. Thành phần côn trùng, nhện và bệnh hại cây mai vàng
Kết quả khảo sát của Võ Thị Thu và Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010, ghi nhận
có 7 loại côn trùng và nhện hiện diện phổ biến trên cây mai, có tần suất xuất hiện
trên 50%, bao gồm bọ trĩ Scirtothrips dorsalis (họ Thripidae), sâu ăn nhụy hoa mai
(họ Oletheutidae), sâu xếp lá Archips micaceana (họ Tortricidae), sâu bao hình ống
nhỏ Pteroma plagiophleps (họ Psychidae), rệp sáp mũ Ceroplastes rusci (họ
Cocidae), nhện ñỏ Tetranychus sp. và Oligonychus sp. (họ Tetranychidae). Loài
sâu ñục thân Zeuzera coffeae mặc dù chỉ ghi nhận hiện diện với tần suất bắt gặp 16-
50% nhưng loài này có thể gây hại quan trọng cho mai vì có thể làm chết cây. Các
loài sâu róm họ Lymantriidae hiện diện khá phổ biến, với tần suất bắt gặp là 16-
50%, tuy nhiên mức ñộ gây hại chưa cao, có thể do trong ñiều kiện tự nhiên thành
phần thiên ñịch của nhóm này là khá cao. Các loài còn lại xuất hiện rãi rác, không
phổ biến, mật số thấp, gây hại không ñáng kể.
Theo Nguyễn Thị Trí - Vũ Khắc Chung, 2013, các loại sâu trên cây mai
vàng như sau:
1. Sâu ăn lá (Delias aglaia), họ: Pieridae, bộ:Lepidoptera
Triệu chứng: Sâu non gặm nhấm làm khuyết lá, khi lớn chúng nhả tơ kéo vài lá
non lại với nhau, rồi nằm bên trong cắn phá, làm cho lá bị khuyết, nếu nặng lá
có thể bị cắn phá ñến phân nửa, ñôi khi chỉ còn trơ lại một ñoạn gân chính ở gần
cuống lá.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
15


ðặc ñiểm hình thái: Trưởng thành là một loài bướm, có chiều dài cơ thể khoảng
20 – 25mm, sải cánh rộng 60 – 70mm. Thân và cánh
màu ñen, trên cánh có
nhiều ñốm màu trắng và màu vàng hình bầu dục.
Trưởng thành thường hoạt ñộng ban ngày. Trứng
ñược ñẻ rải rác trên các ñọt non, lá non. Sâu non hình
ống, thân màu xanh trong, ñầu màu nâu ñen. Khi ñẫy
sức sâu dài khoảng 25 – 28mm. Sâu non thường nhả
tơ kéo vài lá non lại với nhau làm tổ ñể sống và hóa
nhộng ở trong ñó. Sâu thường gây hại nhiều trong
mùa mưa, là mùa cây mai ra nhiều ñợt ñọt non, lá
non.
Biện pháp phòng trừ: Dùng tay bắt giết khi phát hiện thấy tổ sâu ở những ñọt
non. Nếu mật số sâu cao, có thể dùng một trong những loại thuốc sau: Delfin,
Abamectin hoặc một số thuốc gốc cúc tổng hợp như Fastac, Sec Saigon, Sumi-
Alpha…
2. Bọ trĩ (Thrips sp.): Họ: Thripidae , bộ:Thysanoptera
Triệu chứng: Bọ trĩ trưởng thành và ấu
trùng ñều chích hút dinh dưỡng ở lá non.
Triệu chứng thể hiện dưới mặt lá non là 2
vệt màu xám song song với gân chính. ðọt
non bị hại thường sần sùi, cứng và giòn,
hai mép lá và chóp lá cong lên. Khi bị hại
nặng lá bị vàng và dễ bị rụng, cây phát
triển kém.

ðặc ñiểm hình thái: Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ, dài 1-2 mm. Trưởng thành
dạng thon, có màu vàng ñậm hoặc nâu ñen, ấu trùng hình dạng giống trưởng
thành có màu trắng vàng ñến vàng.
ðặc ñiểm sinh thái: Trưởng thành và ấu trùng thường sống tập trung ở ñọt non,
gân lá non, ít di chuyển. Khi những lá bị hại chuyển sang giai ñoạn bánh tẻ và
già, thức ăn không còn phù hợp, chúng lại di chuyển sang những lá non khác ñể
chích hút và gây hại. Bọ trĩ thường gây hại nặng trong mùa khô, khi mùa mưa
ñến bọ trĩ gây hại nhẹ hơn.

Sâu ăn lá
Nguồn: Nguyễn Thị Trí


Triệu chứng gây hại của bọ trĩ
Nguồn: Nguyễn Thị Trí

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
16


Biện pháp phòng trị: Khi tưới nước cho cây mai, dùng loại máy bơm có áp suất
mạnh xịt thẳng vào những nơi cư trú của bọ trĩ ñể rửa trôi bớt chúng; mặt khác
cũng sẽ làm giảm bớt ñược mật số của một số ñối tượng dịch hại khác ñang gây
hại trên cây mai như nhện ñỏ, rệp sáp… Khi mật số bọ trĩ cao có thể sử dụng
một số loại thuốc như: Malvate 21EC, Trebon
10EC, Confidor 100SL, Admire 50EC, Regent
5SC, Vimite 10ND, Bifentox 30ND, Virigent
800WG…Về liều lượng và cách pha chế nên theo
khuyến cáo có in sẵn trên nhãn thuốc. Khi phun,
chú ý phun tập trung vào mặt dưới của lá non, ñọt

non. Ngoài ra, ñể hạn chế tác hại của bọ trĩ, nên
trồng thưa ñể vườn mai luôn ñược thông thoáng.
3. Nhện ñỏ (Tetranychus sp.): Lớp Nhện :
Arachnida, bộ: Acarina
Triệu chứng: Nhện trưởng thành và nhện non ñều ăn biểu bì và chích hút dịch
của lá từ khi lá bước vào giai ñoạn bánh tẻ trở ñi, tạo ra những ñốm lá trắng
vàng có thể dễ nhận ra ở mặt trên của lá; còn ở mặt dưới của lá có những vết
trắng lấm tấm giống bụi cám. Khi bị hại nặng bộ lá bị cằn lại, thô cứng và sẽ ảnh
hưởng ñến quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cây mai.
ðặc ñiểm hình thái: Nhện ñỏ có kích thước rất nhỏ (khoảng 0,3 – 0,4mm), hình
bầu dục và có 8 chân. Khi mới nở nhện có màu vàng nhạt, khi lớn chúng chuyển
dần sang màu hồng và ñỏ ñậm. Nhện sinh sản rất nhiều, vòng ñời của nhện lại
ngắn vì thế chúng tích lũy mật số khá nhanh, dễ bộc phát gây hại nặng nếu gặp
ñiều kiện thuận lợi.
ðặc ñiểm sinh thái: Nhện ñỏ ngoài gây hại trên cây mai vàng, chúng còn gây hại
trên rất nhiều loại cây trồng như cây ăn trái, cây rau màu và một số loại cây hoa
kiểng khác. Nhện thường tập trung thành từng ñám ở mặt dưới các lá già, chích
hút nhựa. ðôi khi nhện còn tập trung ở các mắt thân làm lá vàng và rụng. Nhện
ñỏ thường gây hại nặng trong các tháng mùa nắng.
Biện pháp phòng trừ: Không nên trồng hoặc ñặt các chậu quá sát nhau ñể luôn
tạo ñộ thông thoáng cho vườn mai. Thường xuyên kiểm tra bộ lá mai vàng (nhất
là những lá từ giai ñoạn bánh tẻ trở ñi) ñể phát hiện sớm và có biện pháp diệt trừ
nhện kịp thời. Do cơ thể của nhện rất nhỏ, vì thế ñể phát hiện nhện cần phải
dùng kính lúp kiểm tra hoặc ngắt những lá mai vàng nghi ngờ có nhện ñặt vào

Bọ trĩ trưởng thành
Nguồn: Nguyễn Thị Trí

×