Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp về ngân hàng công thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.84 KB, 25 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI SỞ
GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM
**************
1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM:
1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của Ngân hàng công thương Việt Nam:
Theo nghị quyết 3 - Khoá VI của Ban Chấp Hành Trung Ương và theo
nghị định số 53/ HĐBT ngày 26/03/1988 của HĐBT về việc chuyển hoạt
động ngân hàng sang hạch toán kinh doanh và hình thành hệ thống ngân hàng
2 cấp đã quy định:
Kể từ ngày 01/07/1988, Ngân Hàng Công Thương Việt Nam chính thức
đi vào hoạt động, trên cơ sở được hình thành từ vụ Tín dụng công nghiệp và
vụ Tín dụng thương nghiệp của Ngân Hàng Nhà Nước Trung Ương kết hợp
hoạt độg cùng với các phòng Tín dụng công nghiệp, thương nghiệp của các
chi nhánh NHNN ở địa phương.
Nghị định 53 HĐBT ban hành ngày 26/03/1988 đã tạo tiền đề đổi mới
và đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp đổi mới và phát triển của hệ
thống ngân hàng Việt Nam. Với Nghị định này, hoạt động của ngành ngân
hàng từ chỗ chịu sự quản lý tập trung chuyển sang cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước. Và kể từ lúc này, ngân hàng chuyển sang chuyên sâu
vào hoạt động kinh doanh tiền tệ.
Nhìn chung, quá trình hình thành, phát triển và mở rộng cơ cấu bộ máy
tổ chức của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam trong những năm qua được
trải qua 3 giai đoạn:
* Giai đoạn 1: (từ tháng 7/1988 đến hết năm 1990)
Từ chỗ thành lập hai chi nhánh Ngân hàng Công Thương làm thí điểm
tại Hải Phòng và Tiền Giang, đến 30/10/1988, toàn quốc có 32 chi nhánh
NHCT tỉnh, thành phố với 63 đơn vị trực thuộc. Trong giai đoạn này, Ngân
hàng công thương thực hiện nhiệm vụ quản lý như một liên hiệp xí nghiệp
đặc biệt còn các chi nhánh của nó là hoạt động và thực hiện hạch toán độc lập.
* Giai đoạn 2: (từ tháng 01/1991 đến tháng 9/1996)


Theo quyết định số 402/CT ngày 14/11/1990 của chủ tịch HĐBT, Ngân
Hàng Công Thương Việt Nam mới thực sự trở thành một ngân hàng thương
mại có chức năng kinh doanh tiền tệ. Mô hình tổ chức kinh doanh được định
hình rõ Ngân Hàng Công Thương Việt Nam là một pháp nhân thực hiện hạch
toán kinh tế độc lập có các chi nhánh hạch toán phụ thuộc.
* Giai đoạn 3: (từ tháng 9/1996 đến nay)
Theo sự uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà
Nước Việt Nam đã ký quyết định số 285/QĐ-NH5 ngày 21/09/1996 của
Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước về việc thành lập lại Ngân Hàng Công
Thương Việt Nam theo mô hình tổng công ty nhà nước được quản lý bởi Hội
đồng quản trị, dưới sự điều hành bởi tổng giám đốc, có các đơn vị thành viên
hạch toán phụ thuộc và có các đơn vị thành viên hạch toán độc lập.
Hoà chung cùng với quá trình đổi mới của đất nước và toàn ngành, trong
những năm qua, Ngân Hàng Công Thương Việt Nam đã khẳng định được vị
trí là một trong những ngân hàng thương mại chủ đạo của Việt Nam, luôn đi
đầu trong lĩnh vực tài trợ công thương, không ngừng đổi mới bộ máy tổ chức,
mở rộng mạng lưới kinh doanh, góp phần đắc lực trong công cuộc hoàn thành
các mục tiêu phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, thực thi chính sách tiền
tệ, cân bằng thu chi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đóng góp một phần công
sức đưa đất nước đi lên sánh vai với các nước phát triển trên thế giới.
1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công Thương Việt Nam:
S T CHC CA NGN HNG CễNG THNG




trung tâm
đào tạo
Các
Phòng ban

Trung tâm
Cn thông tin
Hội đồng
Quản trị
Ban kiểm soát
Ban
giám đốc
Các đơn vị hạch toán
độc lập nh : Công ty
cho thuê tài chính,
công ty CK
Sở
Giao dịch
Các
chi nhánh
Hiện nay, Ngân Hàng Công Thương Việt Nam có mạng lưới trải rộng
trên toàn quốc, với các trụ Sở đóng tại các tỉnh và thành phố lớn, những địa
bàn kinh tế công thương nghiệp tập trung dân cư, bao gồm:
- Hội Sở chính: số 108 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.
- Sở giao dịch I ( Tp Hà Nội) : sè 10 Lê Lai, Hà Nội.
- Sở giao dịch II ( Tp Hồ Chí Minh) : sè 79 Hàm Nghi, Tp Hồ Chí Minh.
- các chi nhánh phụ thuộc (chi nhánh cấp I).
- các chi nhánh trực thuộc (chi nhánh cấp II).
- các phòng giao dịch (chi nhánh cấp III).
- các quỹ tiết kiệm.
Bên cạnh đó, Ngân Hàng Công Thương Việt Nam có một đội ngò cán bộ
quản lý và nhân viên với chuyên môn cao và nhiệt tình, 50% cán bộ có trình
độ đại học và trên đại học làm việc tại các cơ sở nói trên.
2. KHÁI QUÁT VỀ SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM:

2.1. Lịch sử ra đời và phát triển của Sở giao dịch I – Ngân hàng công
thương Việt Nam:
Thực hiện điều lệ sửa đổi của Ngân hàng công thương được Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, Ngân hàng công thương Việt Nam ra Quyết
định số 93/NH - CT ngày 30/03/1993 giải thể Ngân hàng công thương thành
phố Hà Nội, sáP nhập vào Hội sở chính Ngân hàng công thương Việt Nam.
Hội sở chính Ngân hàng công thương Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện đồng
thời hai chức năng:
- Quản lý, điều hành hoạt động của toàn hệ thống.
- Trực tiếp kinh doanh.
Sau đó, để phù hợp với tình hình phát triển chung của nền kinh tế và do
nhu cầu đòi hỏi của công tác, Tổng giám đốc Ngân hàng công thương Việt
Nam đã ra quyết định tách bộ phận trực tiếp kinh doanh thành Sở giao dịch I -
Ngân hàng công thương Việt Nam.
Có thể nói, quá trình hình thành Sở giao dịch I cũng phải trải qua 3 giai
đoạn:
* Giai đoạn 1:
- Trước 1986, Sở giao dịch I thuộc về trụ Sở Ngân Hàng Nhà Nước thành phố
Hà Nội dưới tên gọi ngân hàng Hoàn Kiếm. Đến năm 1986, theo quyết định
của Ngân Hàng Nhà Nước tách ngân hàng Hoàn Kiếm thành ngân hàng kinh
doanh lấy tên là ngân hàng Hoàn Kiếm và trung tâm giao dịch (tiền thân của
Sở giao dịch I).
- Từ 1988 ÷ 1/04/1993: Là Ngân hàng công thương Hà Nội.
Thời kỳ này, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, sản phẩm dịch vụ
đơn điệu, kinh doanh đối nội là chủ yếu, kinh doanh đối ngoại chưa phát triển.
Đội ngò cán bộ được đào tạo trong cơ chế cũ đông về số lượng song yếu về
chất lượng nhất là kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh và quy mô hoạt động
còn rất khiêm tốn.
* Giai đoạn 2: ( Từ 1/04/1993
÷

31/12/1998 )
Thời kỳ này, sáP nhập với Ngân hàng công thương Trung ương có tên là:
Hội sở Ngân hàng công thương Việt Nam.
Đặc điểm của giai đoạn này là: Cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ được
tăng cường. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng khá phong phó ( ngoài cho vay
ngắn hạn, trung, dài hạn, có nhiều loại cho mới ra đời như: Cho vay tài trợ uỷ
thác, cho vay thanh toán công nợ, đồng tài trợ ). Kinh doanh đối ngoại phát
triển mạnh. Đội ngò cán bộ được đào tạo lại, thích ứng với hoạt động kinh
doanh trong cơ chế thị trường.
* Giai đoạn 3: ( Từ 01/01/1999
÷
nay )
Hội sở được tách ra theo Quyết định số 134/QĐ - HĐBT - NHCT VN
mang tên Sở giao dịch I - NHCT VN, là đơn vị thành viên hạch toán phụ
thuộc.
Với giai đoạn này, hoạt động kinh doanh phát triển mạnh, đều trên tất cả
các nghiệp vụ, áP dụng giao dịch tức thời trên máy tính tại tất cả các điểm
huy động vốn. Mở rộng mạng lưới kinh doanh phát triển dịch vụ mới. Năm
2001, mở phòng giao dịch số 1 và tổ nghiệp vụ bảo hiểm. Nhờ vậy mà nguồn
vốn huy động và dư nợ cho vay được tăng lên rất nhiều.
Sở giao dịch I là một đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, chịu sự quản
lý và điều hành trực tiếp của Ngân hàng công thương Việt Nam, có đầy đủ
các chức năng và nhiệm vụ hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng.
Sở giao dịch I có trụ sở giao dịch chính đặt tại số 10 Lê Lai - Quận Hoàn
Kiếm - Hà Nội _ Đây là khu trung tâm thành phố Hà Nội, là nơi tập trung
nhiều Ngân hàng trong và ngoài nước với nhiều doanh nghiệp lớn thuộc nhiều
thành phần kinh tế khác nhau, đồng thời nơi đây cũng là khu vực buôn bán
sầm uất nhất Hà Nội. Đó chính là điểm thuận lợi lớn cho Sở giao dịch I -
Ngân hàng công thương Việt Nam so với các Ngân hàng khác trong hoạt
động kinh doanh.

Hiện nay, Sở giao dịch I hoạt động như một chi nhánh, song là một chi
nhánh đặc biệt bởi quy mô hoạt động cũng như vai trò của nó trên địa bàn.
Ngoài các chức năng và nhiệm vụ như các chi nhánh khác của Ngân Hàng
Công Thương, Sở giao dịch I còn là đầu mối cho các chi nhánh phía bắc trong
thanh toán ngoại tệ theo uỷ quyền của Ngân hàng công thương, là nơi thử
ngiệm và thực hiện các cơ chế chính sách, các hệ thống công nghệ ngân hàng
mới để rút kinh nghiệm chỉ đạo triển khai ra toàn hệ thống và là nơi đào tạo
cán bộ có tay nghề cao, cán bộ chủ chốt trong quá trình hoạt động.
2.2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của Sở giao dịch I – Ngân hàng công
thương Việt Nam:
2.2.1. Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt
Nam:
Sở giao dịch I - Ngân Hàng Công Thương Việt Nam được điều hành bởi
một phó Tổng giám đốc trực tiếp làm giám đốc. Phó giám đốc là người giúp
việc cho giám đốc, trực tiếp chỉ đạo một số phòng nghiệp vụ theo sự phân
công của giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc. Điều hành các phòng
nghiệp vụ là các trưởng phòng, chịu trách nhiệm chính trước Ban giám đốc,
mỗi phòng có một số phó phòng để giúp việc.
Sở giao dịch I - Ngân hàng công thương Việt Nam có cơ cấu tổ chức
gọn, nhẹ, hợp lý và được phân chia thành các phòng, ban với chức năng khác
nhau và có nhiệm vụ riêng tuỳ theo lĩnh vực hoạt động. Bao gồm các phòng
như:
- Phòng Nguồn vốn và Cân đối tổng hợp.
- Phòng Kế toán - Tài chính.
- Phòng Kinh doanh.
- Phòng Kinh doanh đối ngoại.
- Phòng Ngân quỹ.
- Phòng Kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
- Phòng Điện toán.
- Phòng Tổ chức cán bé - Lao động tiền lương.

- Phòng Hành chính.
Sơ đồ tổ chức của Sở Giao dịch I:
Nguồn
vốn và
Cân
đối
tổng
hợp
Kế
toán
-Tài
chính
Kinh
doanh
Kinh
doanh
đối
ngoại
Ngân
quỹ
Kiểm
tra,
kiểm
toán
nội
bộ
Điện
toán
Tổ
chức

cán

Hành
chính
Tóm lại, Sở giao dịch I - Ngân hàng công thương Việt Nam được tổ chức
theo mô hình một ban giám đốc gồm: 1 giám đốc và 2 phó giám đốc cùng 9
phòng với chức năng nhiệm vụ của các phòng do Giám đốc Sở giao dịch I -
Ngân hàng công thương Việt Nam quy định nhưng không trái với quy định
chung của Ngân hàng công thương Việt Nam. Nhiệm vụ của mỗi phòng, đó
là:
* Phòng Nguồn vốn và Cân đối tổng hợp:
Gồm 61 cán bộ trong đó có một trưởng phòng, hai phó phòng và 6 trưởng
quỹ tiết kiệm phụ trách hai mảng công việc là nguồn vốn và cân đối tổng hợp,
phòng có chức năng tham mưu cho ban giám đốc Sở lập các kế hoạch kinh
doanh, đồng thời trực tiếp thực hiện các hoạt động huy động vốn với nhiệm
vụ chủ yếu:
gi¸m ®èc
Phã
gi¸m ®èc
- Tổ chức huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, đơn vị,
dân cư bằng VNĐ và ngoại tệ theo đúng hướng dẫn của tổng giám đốc Ngân
hàng công thương Việt Nam.
- Trực tiếp quản lý và điều hành lao động, tài sản tại các quỹ tiết kiệm thuộc
Sở giao dịch I - Ngân hàng công thương nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối tài
sản và tiền bạc của cơ quan và nhà nước tại các quỹ tiết kiệm theo đúng quy
chế hiện hành của Tổng giám đốc Ngân hàng công thương Việt Nam.
- Lập kế hoạch kinh doanh tổng hợp, phân tích báo cáo về mọi tình hình hoạt
động của Sở giao dịch I theo yêu cầu của Giám đốc Sở giao dịch I, Giám đốc
Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn và Tổng giám đốc Ngân hàng công thương.
- Tổng hợp báo cáo mọi vấn đề liên quan tới công tác thi đua khen thưởng

của Sở giao dịch theo đúng cơ chế hiện hành của Tổng giám đốc Ngân
hàng công thương Việt Nam.
* Phòng Kế toán – Tài chính:
Với 59 cán bộ, trong đó có một trưởng phòng, 3 phó phòng và 5 tổ trưởng
quản lý 5 tổ sau: Tổ thanh toán viên, tổ thanh toán bù trừ, tổ thanh toán liên
hàng, tổ tiết kiệm và tổ chi tiêu nội bộ. Đây là phòng có số lượng nhân viên
lớn nhất trong Sở giao dịch ( chiếm 1/4 số cán bộ trong Sở). Phòng Kế toán -
Tài chính thực hiện các nhiệm vụ như:
- Thực hiện mở tài khoản và giao dịch với khách hàng theo đúng quy định của
thống đốc Ngân hàng Nhà nước và tổng giám đốc Ngân hàng công thương
Việt Nam.
- Hạch toán kịp thời, chính xác mọi biến động về vốn, tài sản của khách hàng
và Ngân hàng tài Sở.
- Thực hiện công tác thanh toán qua Ngân hàng đối với các đơn vị, tổ chức
kinh tế, tổ chức tín dụng và cá nhân kịp thời, chính xác.
- Tiếp nhận và xử lý hạch toán kế toán theo đúng quy định các Hồ sơ vay vốn
của khách hàng phối hợp với phòng kinh doanh để thu nợ kịp thời đúng chế
độ các món đã cho vay.
- Tính và thu lãi cho vay, phí dịch vụ, trả lãi tiền gửi cho khách hàng đầy đủ,
kịp thời, đúng chế độ quy định.
- Tổ chức hạch toán kế toán mua bán ngoại tệ bằng VND, kế toán quản lý
TSCĐ, công cụ lao động, kho Ên chỉ, chi tiêu nội bộ theo đúng quy định của
Nhà nước và hướng dẫn của tổng giám đốc Ngân hàng công thương Việt
Nam.
- Tham mưu cho giám đốc trích lập hạch toán, sử dụng quỹ phóc lợi, quỹ
khen thưởng phù hợp với chế độ của Nhà nước và quy định của tổng giám
đốc Ngân hàng công thương Việt Nam.
- Lập các báo biểu kế toán tài chính, cung cấp số liệu liên quan theo đúng quy
định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng công thương.
- Thực hiện công tác tài chính kế toán trong ngân hàng: ghi nhận các phát sinh

hàng ngày vào các tài khoản của khách hàng, lên các báo cáo ngày, tháng,
quý, năm, thực hiện các chế độ kế toán hiện hành của Ngân hàng Nhà nước,
Bộ Tài chính, Ngân hàng công thương.
- Cung cấp cho Giám đốc, các phòng ban nghiệp vụ khác những thông tin về
khách hàng, tình hình ngân quỹ, tình hình giao dịch với khách hàng, các ngân
hàng thương mại khác theo định kỳ (ngày, tháng, quý, năm) và bất thường
cho ban Giám đốc, và các phòng ban khác có các biện pháp xử lý kịp thời.
* Phòng kinh doanh:
Với 30 cán bộ, trong đó có một trưởng phòng và hai phó phòng có chức
năng tham mưu cho ban lãnh đạo Sở về các hoạt động kinh doanh. Phòng
kinh doanh có nhiệm vụ là:
- Thực hiện cho vay, thu nợ ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VND, ngoại tệ
đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế theo đúng
cơ chế tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của tổng giám đốc
Ngân hàng công thương Việt Nam.
- Thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh cho các doanh nghiệp để tham dự thầu, thực
hiện hợp đồng thanh toán mua hàng trả chậm theo đúng hướng dẫn của Ngân
hàng công thương Việt Nam.
- Chiết khấu thương phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá theo
quy định của thống đốc Ngân hàng Nhà nước và tổng giám đốc Ngân hàng
công thương Việt Nam.
- Nghiên cứu đề xuất biện pháP giải quyết vướng mắc trong hoạt động kinh
doanh tại Sở, phản ánh kịp thời những vấn đề nghiệp vụ mới phát sinh để báo
cáo tổng giám đốc Ngân hàng công thương xem xét, giải quyết.
- Phân tích hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn tại Sở; cung cấp
kịp thời có chất lượng các báo cáo thông tin về công tác tín dụng cho lãnh đạo
Sở giao dịch I và các cơ quan hữu quan theo quy định của tổng giám đốc
Ngân hàng công thương Việt Nam.
- Làm một số nghiệp vụ khác do giám đốc Sở giao dịch I giao.
* Phòng kinh doanh đối ngoại:

Với 14 cán bộ, trong đó có một trưởng phòng và hai phó phòng. Phòng
thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Xây dựng giá mua, bán và thực hiện mua bán ngoại tệ với các tổ chức kinh
tế, cá nhân, tổ chức tín dụng theo quy định của Nhà nước và hướng dẫn của
tổng giám đốc Ngân hàng công thương Việt Nam.
- Hạch toán kịp thời, chính xác các nghiệp vụ thanh toán mua bán, chuyển đổi
các loại ngoại tệ phát sinh tại Sở giao dịch I.
- Tiếp nhận và xử lý hạch toán kế toán theo đúng quy định các Hồ sơ vay vốn
bằng ngoại tệ của khách hàng phối hợp với phòng kinh doanh để thu nợ, thu
lãi kịp thời.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế và làm các dịch vụ Ngân hàng đối
ngoại theo thông lệ quốc tế và hướng dẫn của tổng giám đốc Ngân hàng công
thương Việt Nam.
- Lập các báo biểu kế toán, báo cáo nghiệp vụ và cung cấp số liệu liên quan
theo yêu cầu của giám đốc Sở giao dịch I và các quy định của tổng giám đốc
Ngân hàng công thương Việt Nam.
* Phòng ngân quỹ:
- Thực hiện thu chi tiền mặt, ngân phiếu kịp thời, chính xác.
- Tổ chức, điều chuyển tiền giữa quỹ nghiệp vụ Sở I và Ngân hàng Nhà nước
thành phố Hà Nội an toàn, đúng chế độ trên cơ sở đáP ứng đầy đủ, kịp thời
mọi nhu cầu chi tại Sở giao dịch I.
- Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các quy định về an toàn kho quỹ.
- Thực hiện bảo quản nhập xuất các loại Ên chỉ quan trọng và quản lý các Hồ
sơ tài sản thế chấp, cầm cố theo đúng chế độ quy định.
- Thực hiện mua tiền mặt, thu đổi séc du lịch, thanh toán Visa.
- Thực hiện chi tiếp quỹ giao nhận tiền mặt, ngân phiếu thanh toán với các
quỹ tiết kiệm an toàn, chính xác.
* Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ:
- Thực hiện kiểm tra, kiểm toán toàn bộ hoạt động kinh doanh tại Sở giao dịch
I; Báo cáo kết quả kiểm tra, kiểm toán với giám đốc Sở I và tổng giám đốc

Ngân hàng công thương Việt Nam ; Kiến nghị những vấn đề cần bổ sung, sửa
đổi về cơ chế.
- Làm đầu mối tiếp các đoàn kiểm tra, kiểm toán làm việc tại Sở giao dịch I.
- Giúp giám đốc giải quyết các đơn thư khiếu nại của khách hàng và của cán
bộ nhân viên Sở giao dịch I theo đúng thẩm quyền và quy định pháP luật giải
quyết khiếu nại tố cáo.
- Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin báo cáo do tổng giám đốc Ngân hàng
công thương Việt Nam quy định.
* Phòng điện toán:
- Triển khai và phát triển các phần mềm ứng dụng của Ngân hàng công
thương Việt Nam về khai thác thông tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại
Sở giao dịch. Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho ban giám đốc và các
phòng nghiệp vụ để điều hành kinh doanh có hiệu quả.
- Đảm bảo an toàn và bí mật số liệu thông tin về hoạt động kinh doanh tại Sở
giao dịch I theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng công
thương Việt Nam.
* Phòng tổ chức cán bộ lao động và tiền lương:
- Nghiên cứu đề xuất với giám đốc Sở phương án sắp xếp bộ máy tổ chức của
Sở giao dịch I theo đúng quy chế.
- Tuyển dụng lao động, điều động, bố trí cán bộ vào các vị trí công tác phù
hợp với năng lực, phẩm chất cán bộ và yêu cầu của nhiệm vụ kinh doanh.
- Lập quy hoạch cán bộ lãnh đạo tại Sở, phối hợp với các phòng đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ trong quy hoạch.
- Phối hợp với các phòng liên quan tham mưu cho giám đốc về kế hoạch và
thực hiện quỹ tiền lương theo quý, năm; giải quyết kịp thời về quyền lợi tiền
lương, BHXH và các chính sách khác cho cán bộ theo đúng quy định của Nhà
nước và của ngành.
* Phòng hành chính:
- Thực hiện mua sắm toàn bộ trang thiết bị, phương tiện làm việc phục vụ
hoạt động kinh doanh. Theo dõi quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, công cụ

lao động. Phối hợp với phòng kế toán tài chính lập kế hoạch mua sắm, sửa
chữa tài sản, công cụ lao động theo đúng quy định của Nhà nước và Ngân
hàng công thương Việt Nam.
- Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ theo đúng quy định của Nhà nước và
Ngân hàng công thương Việt Nam.
- Tổ chức công tác bảo vệ cơ quan, xây dựng nội quy bảo vệ cơ quan.
2.2.2. Nhiệm vụ của Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam:
- Sở giao dịch I - Ngân hàng công thương Việt Nam là đơn vị thành viên hạch
toán phụ thuộc của Ngân hàng công thương Việt Nam, thực hiện kinh doanh
tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng theo Luật các tổ chức tín dụng, điều lệ
Ngân hàng công thương Việt Nam.
- Sở giao dịch I - Ngân hàng công thương Việt Nam là đại diện theo uỷ quyền
của Ngân hàng công thương Việt Nam, có quyền tự chủ kinh doanh theo sự
phân cấp cũng như chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với các
Ngân hàng công thương Việt Nam.
- Sở giao dịch I hoạt động có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà
nước và các tổ chức tín dụng theo quy định của pháP luật, thực hiện chế độ
hạch toán kinh tế nội bộ theo quy định của Nhà nước và Ngân hàng công
thương Việt Nam.
- Sở giao dịch I được thành lập một số đơn vị trực thuộc theo uỷ quyền của
Ngân hàng công thương Việt Nam, các đơn vị này được phép có con dấu để
phục vụ hoạt động kinh doanh theo quy định của Ngân hàng công thương
Việt Nam.
2.3. Nghĩa vụ và quyền hạn của Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương
Việt Nam:
2.3.1. Nghĩa vụ của Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam:
- Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn lực của Ngân
hàng công thương Việt Nam.
- Tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh đảm bảo an toàn, hiệu quả phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Thực hiện nghĩa vụ về Tài chính theo quy định của pháP luật và của Ngân
hàng công thương Việt Nam.
2.3.2. Quyền hạn của Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam:
- Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và dân
cư trong nước và nước ngoài bằng VND và ngoại tệ.
- Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu Ngân
hàng và các hình thức huy động vốn khác phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế
và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VND và ngoại tệ đối với các tổ
chức kinh tế, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế theo cơ chế tín dụng của
Ngân hàng Nhà nước và quyết định của Ngân hàng công thương Việt Nam.
- Chiết khấu thương phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng công thương Việt Nam.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế như: Thanh toán nhờ thu, thanh toán
L/C nhập khẩu, thông báo L/C xuất khẩu, bảo lãnh thanh toán, kinh doanh
ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng công thương Việt Nam.
- Thực hiện các dịch vụ Ngân hàng như: Thanh toán, chuyển tiền trong và
ngoài nước, chi trả kiều hối, thanh toán séc
- Thực hiện chế độ an toàn kho quỹ, bảo quản tiền mặt, ngân phiếu thanh toán
và các Ên chỉ quan trọng ( là giấy tờ in có giá ), đảm bảo chi trả tiền mặt,
ngân phiếu thanh toán chính xác, kịp thời.
- Thực hiện các dịch vụ tư vấn về tiền tệ, quản lý tiền vốn các dự án đầu tư
phất triển theo yêu cầu của khách hàng.
- Theo dõi, kiểm tra kho Ên chỉ của Ngân hàng công thương Việt Nam, đảm
bảo xuất kho Ên chỉ quan trọng cho các chi nhánh Ngân hàng công thương
phía Bắc.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ngân hàng công thương Việt Nam giao.
2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I – Ngân hàng công
thương Việt Nam trong những năm gần đây:
2.4.1. Tình hình công tác huy động vốn:

Thời gian qua, Sở giao dịch I đã bám sát định hướng và sự chỉ đạo của
Ngân hàng công thương Việt Nam, chủ động, tích cực khai thác nguồn vốn
trên cơ sở phát triển các nghiệp vụ kinh doanh và dịch vụ Ngân hàng, đảm
bảo “ Phát triển, vững chắc, an toàn, hiệu quả “. Sở giao dịch I đã triển khai
kịp thời đồng bộ chương trình giao dịch tiết kiệm tức thời trên máy, đảm bảo
tốt, an toàn, thuận lợi cho khách hàng gửi, rút tiền. Sở giao dịch I đặc biệt
quan tâm đến việc bồi dưỡng đội ngò cán bộ có phong cách, lề lối làm việc
văn minh, lịch sự. Tiếp tục nâng cấp, củng cố các quỹ tiết kiệm khang trang,
sạch đẹp, tạo niềm tin tưởng cho khách hàng. Đồng thời làm tốt vai trò trung
gian thanh toán, vai trò tư vấn Bằng các việc làm đó, Sở giao dịch I tiếp tục
tạo dựng, củng cố, giữ vững uy tín và niềm tin của mọi khách hàng, đã góp
phần làm cho nguồn vốn huy động của Sở giao dịch I ngày càng tăng ( bao
gồm cả VNĐ và ngoại tệ ) thể hiện qua bảng sau:
Tình hình huy động vốn của Sở giao dịch I - NHCT VN
Đơn vị: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu
1999 2000 2001

tiền
Tỷ
trọng
(%)

tiền
Tỷ
trọng
(%)
2000 so
với 1999


tiền
Tỷ
trọng
(%)
2001 so
với 2000
±Sè
tiền
±% ±Sè
tiền
±%
∑ Nguồn vốn huy
động
7779 100 9263 100 1484 19 1157 100 2324 25
1.Theo đối tượng
- Tiền gửi doanh
nghiệp.
4979 64 6256 67,5 1277+ 26 8113 70 1857 30
- Tiền gửi dân cư. 2563 33 2977 32 414 16 3409 29,4 432 15
- Tiền gửi khác 237 3 30 0,5 -207 -13 65 0,6 35 117
2. Theo kỳ hạn
- Không kỳ hạn 4165 53,5 5236 56,5 1071 26 6903 59,6 1667 32
- Có kỳ hạn 3614 46,5 4026 43,5 412 11 4684 40,4 658 16
3. Theo loại TG
- VNĐ 6001 77,2 6943 75 942 16 89401 77 1997 29
- Ngoại tệ quy đổi
VNĐ
1778 22,8 2319 25 541 30 2647 23 328 14
( Nguồn số liệu: Phòng Nguồn vốn và Cân đối tổng hợp SGDI – NHCT VN )
Qua bảng trên, ta thấy rằng: Tính đến 31/12/2001, Sở giao dịch I - Ngân

hàng công thương Việt Nam đã huy động được tổng số là: 11587 tỷ đồng đạt
125% so với số huy động năm 2000 ( 9263 tỷ đồng ). Kết quả này có được là
do trong những năm qua Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam
luôn tích cực trong công tác phát triển nguồn vốn dưới nhiều hình thức khác
nhau.
Như vậy khi đem so sánh số vốn huy động của Sở giao dịch I với số vốn
của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong toàn thành phố thì Sở giao
dịch I chiếm tỷ lệ 21,7% và dư nợ cho vay chiếm 4,61%. Những con số này
chứng tỏ ngân hàng có sự nỗ lực rất lớn trong cạnh tranh với nhiều ngân hàng
khác như: ngân hàng Liên doanh, ngân hàng Cổ phần và một số chi nhánh
ngân hàng nước ngoài. Ngân hàng đã luôn coi trọng công tác huy động vốn
nhằm tăng trưởng nguồn vốn bằng nhiều hình thức khác nhau, hấp dẫn để
khách hàng có thể lùa chọn với mục đích thu hót được nhiều nguồn tiền nhàn
rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế để mà phục vụ nhu cầu tăng trưởng
kinh tế thủ đô.
Cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi theo xu hướng tốt giữa tỷ lệ tiền gửi dân
cư và tỷ lệ tiền gửi doanh nghiệp. Trong 3 năm 1999, 2000, 2001, tổng nguồn
vốn huy động năm sau đều tăng so với năm trước. Cụ thể: Năm 2001 tăng
25% so với năm 2000 tạo ra nhiều vốn cho đầu tư trong nước. Năm 2000,
tổng nguồn vốn Sở huy động được là 9263 tỷ đồng, tăng 1484 tỷ đồng, tức
19% so với năm 1999. Trong đó: Nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp
đạt 6256 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 1999. Tiền gửi tiết kiệm đạt 2977 tỷ
đồng tăng 414 tỷ đồng so với năm 1999. Sở dĩ đạt được kết quả tăng trưởng
này là do Sở giao dịch I đã thực hiện nhiều hình thức huy động vốn hấp dẫn,
kết hợp thực hiện triệt để chính sách khách hàng. Đến năm 2001, công tác huy
động vốn cũng khá khả quan với kết quả là tổng nguồn vốn huy động được là
11587 tỷ đồng trong đó tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn 70%
trong tổng nguồn vốn huy độngvà nguồn tiền huy động này là tăng 2324 tỷ
đồng ( tương ứng 25% ) so với năm 2000. Kết quả này có được là nhờ: Trong
những năm gần đây, nhịp độ phát triển kinh tế đất nước ngày càng tăng, đời

sống nhân dân không ngừng được cải thiện, thu nhập tăng dẫn tới tỷ lệ tích
luỹ trong nhân dân ngày càng nhiều cộng thêm sự ổn định về sức mua của
đồng VNĐ. Bên cạnh đó là sự đổi mới về phong cách làm việc, đơn giản hoá
thủ tục mở tài khoản cũng như thu chi tiết kiệm, không để khách hàng đi lại
nhiều lần, tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng đi gửi tiền, giao dịch tại Ngân
hàng. Hơn nữa là sự sáng tạo, nhạy bén của ban lãnh đạo Sở trong chiến lược
kinh doanh và thực hiện nghiêm túc các thể lệ tín dụng.
Năm 2001 tuy Sở giao dịch I - Ngân hàng công thương Việt Nam không
điều chỉnh lãi suất VNĐ song với những lợi thế sẵn có về mọi mặt của mình
như: ở trung tâm thủ đô Hà Nội, có bề dày truyền thống, kinh nghiệm và uy
tín lớn đối với khách hàng gửi tiền nên tổng nguồn huy động của Sở vẫn
tăng cao. Trong đó đáng chú ý là tiền gửi của dân cư, năm 2001, loại tiền gửi
này tại Sở đạt 3409 tỷ VNĐ, chiếm gần 30% tổng nguồn vốn huy động và
tăng 15% so với năm 2000. Còn năm 2002, Sở cũng lại huy động được một
nguồn vốn nhiều hơn thế nữa, đó là một thành công của Sở. Cụ thể là: Số dư
của quỹ tiết kiệm tại Sở là hơn 3000 tỷ và huy động của các tổ chức tín dụng
khác là hơn 9000 tỷ. Trong đó, riêng quỹ tiết kiệm 5 có số dư chiếm hơn 70%
trong tổng số nguồn vốn huy động. Điều này phản ánh Sở giao dịch I đã thu
hót được một lượng tiền nhàn rỗi rất lớn trong cộng đồng, phục vụ công việc
kinh doanh của mình và qua đó cũng làm tăng lượng vốn cung cấp cho các
ngành kinh tế khác phát triển. Chính điều đó cũng chứng tỏ uy tín trong kinh
doanh của Sở đang ngày càng được nâng cao dẫn tới tạo ra niềm tin cậy cho
mọi đối tượng khách hàng.
Tóm lại, với nguồn vốn khá dồi dào của mình, Sở giao dịch I đã đáP ứng
kịp thời đầy đủ nhu cầu vay vốn đối với các doanh nghiệp và các dự án khả
thi. Đồng thời chuyển một lượng vốn khá lớn về Ngân hàng công thương Việt
Nam để cho vay phát triển kinh tế trong cả nước. Trong những năm qua, mặc
dù chính sách tiền tệ của Nhà nước có nhiều biến động, đặc biệt là những lần
thay đổi lãi suất đã ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của Sở giao dịch I.
Nhưng với quyết tâm và nỗ lực, toàn Sở đã vẫn hoàn thành kế hoạch mà Ngân

hàng công thương trung ương Việt Nam giao cho.
2.4.2. Tình hình cho vay tại Sở giao dịch I - Ngân hàng công thương Việt
Nam:
Với định hướng tiếp tục đổi mới toàn diện, sâu sắc, chuyển hẳn sang cơ
chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, Sở giao dịch I luôn thực
hiện chính sách kinh doanh tổng hợp, đa năng, tích cực, linh hoạt, lấy hiệu
quả sản xuất kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu. Hiệu quả hoạt động tín
dụng là một chỉ tiêu tiên quyết đối với sự tồn tại và phát triển trong hoạt động
của Ngân hàng. Việc Sở giao dịch I - Ngân hàng công thương Việt Nam có
đạt được mục tiêu lợi nhuận của mình hay không là phụ thuộc vào phương
thức huy động vốn nhưng quan trọng hơn vẫn là việc Sở giao dịch I - Ngân
hàng công thương Việt Nam có sử dụng hiệu quả nguồn vốn khổng lồ đó hay
không, có đáP ứng được kịp thời cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn và
họ có đủ tin tưởng để ngân hàng cho vay hay không. Đó là vấn đề cần thiết để
khơi thông tín dụng của Ngân hàng bởi vì Ngân hàng chính là điểm dừng của
những đồng vốn nhàn rỗi và cũng là điểm xuất phát của những đồng vốn cho
vay. Trong những qua, Sở giao dịch I đã không ngừng phấn đấu hoàn thiện
công tác cho vay, đáP ứng nhu cầu vay vốn cho mọi tổ chức thành phần kinh
tế một cách có chất lượng cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Điều đó
được thể hiện ở bảng sau:
Hoạt động tín dụng của Sở giao dịch I - Ngân hàng công thương VN
Đơn vị: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu
1999 2000 2001

tiền
Tỷ
trọng
(%)


tiền
Tỷ
trọng
(%)
2000 so
với 1999

tiền
Tỷ
trọng
(%)
2001 so
với 2000
±Sè
tiền
±% ±Sè
tiền
±%
∑ dư nợ cho vay
1107,6 100 1246,6 100 139 12,6 1497 100 250 20
1.Theo thời hạn
- Ngắn hạn. 378,35 34,1 385,88 30,95 7,53 1,99 475 31,7 89 23
- Trung, dài hạn. 729,25 65,9 860,72 69,05 131,5 18 1022 68,3 110 12,7
2. Theo thành
phần
kinh tế
- Quốc doanh. 983,3 88,8 1140,5 91,48 157,2 15,9 1355 90,5 215 18,8
- Ngoài quốc
doanh.
124,3 11,2 106,1 8,52 -18,2 -15 142 9,5 36 33,9

3.Theo ngành sản
xuất kinh doanh
- Công nghiệp. 83,1 7,5 69,8 5,6 -13,3 -16 63,9 4,3 -5,9 -8,5
-Thương nghiệp
-VT
230,9 20,8 338,6 27,2 107,7 46,6 425 28,3 86,4 25,7
- GTVT 737,6 66,6 812,6 65,2 75 10 950 63,4 137,4 16,9
- Xây dựng 56 5,1 25,6 2 -30,4 -54 58,1 4 32,5 26,9
( Nguồn số liệu: Phòng Nguồn vốn và Cân đối tổng hợp SGDI – NHCT VN )
Có thể nói, công tác tín dụng là công tác quan trọng nhất của Ngân hàng
nhưng lại là khâu dễ phát sinh rủi ro nhất do môi trường pháP lý chưa đồng
bộ; môi trường kinh tế không ổn định; khách hàng đa dạng, phức tạp.
Do đó, để đạt được mục tiêu đề ra, Sở giao dịch I đã tích cực thực hiện
nhiều giải pháP cụ thể. Sở không quá thiên về lợi nhuận, kiên quyết thực hiện
tốt công tác thẩm định để từ chối những khách hàng không tôn trọng thể lệ tín
dụng, không đảm bảo yêu cầu về cho vay theo quy định đề ra đồng thời đảm
bảo quyền lợi cho những khách hàng chân chính. Đặc biệt với những doanh
nghiệp ngoài quốc doanh là những doanh nghiệp bắt buộc phải có tài sản thế
chấp khi vay vốn thì Sở rất thận trọng khi xét tính pháP lý về quyền sở hữu tài
sản thế chấp. Nói chung, đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, vấn đề an
toàn vốn được Ngân hàng đặt lên hàng đầu bởi hiện nay có rất nhiều vụ lừa
đảo tín dụng đã xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng cho phần lớn các ngân hàng
nên Sở giao dịch I lại càng phải thận trọng hơn nữa.
Nhìn chung, để đảm bảo an toàn vốn vay, Sở đã rất nghiêm túc trong việc
thực hiện những thể lệ, chế độ, quy trình nghiệp vụ, bảo đảm 100% các món
vay đều được kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, hạn chế đến mức thấp
nhất rủi ro vốn bị sử dụng sai mục đích. Ngay cả những món vay đã được
đảm bảo bằng tài sản thế chấp, Sở cũng không bao giê tuyệt đối hoá vai trò
của những tài sản này.
2.4.3. Tình hình công tác kế toán thanh toán tại Sở giao dịch I - Ngân

hàng công thương Việt Nam:
Hiện nay, công tác thanh toán điện tử của Sở giao dịch I - Ngân hàng
công thương Việt Nam đã đi vào ổn định và phát triển rất mạnh, các chứng từ
thanh toán đã đảm bảo đối chiếu, quyết toán kịp thời trong ngày, tạo uy tín và
thu hót được nhiều khách hàng về Ngân hàng công thương Việt Nam. Việc
mở rộng và tăng cường quan hệ thanh toán với các tổ chức tín dụng khác hệ
thống đã tạo được một nguồn vốn lớn trong thanh toán góp phần phục vụ
khách hàng tốt hơn và cải thiện cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng công
thương. Đồng thời làm tăng thu phí dịch vụ thanh toán và mở mang được các
quan hệ khác trong hoạt động vốn trên thị trường liên ngân hàng.
2.4.4. Tình hình công tác thông tin điện toán:
Với công tác này, ngân hàng đã thực hiện việc cải tiến quản lý, cải tiến
nghiệp vụ và xây dựng các hệ thống chương trình ứng dụng trên môi trường
kỹ thuật mới với các tính năng đa dạng, tiện lợi trong giao dịch với khách
hàng, tăng nhanh tốc độ xử lý các nghiệp vụ kế toán giao dịch, tiết kiệm,
thanh toán quốc tế.
Mặc dù còn gặp không Ýt những khó khăn trở ngại nhưng những hiệu quả
đạt được đã cho thấy sự cố gắng nỗ lực của cán bộ công nhân viên Sở giao
dịch I - Ngân hàng công thương Việt Nam trong công tác của mình.

×