Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HÀ NỘI VÀ TẠI PHÒNG NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.45 KB, 40 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Quá trình xây dựng và trưởng thành của ngành Kế hoạch và Đầu
tư Hà Nội gắn liền với 60 năm phát triển của ngành kế hoạch cả nước và
sự phát triển toàn diện của Thủ đô 50 năm qua. Tiền thân là Ban kế
hoạch thành phố Hà Nội được thành lập ngày 8/10/1955, đầu năm 1958
đổi thành Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước. Năm 1996 Sở Kế hoạch và Đầu
tư Hà Nội được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Uỷ ban kế hoạch và Sở
Kinh tế Đối ngoại Thành phố. Ngay từ ngày đầu thành lập, các cán bộ
thế hệ ngành kế hoạch của Thủ đụ luôn quán triệt sâu sắc nhiệm vụ chính
trị được giao, phấn đấu đáp ứng các yêu cầu của lãnh đạo Thành phố
trong công tác tham mưu tổng hợp về xây dựng và chỉ đạo thực hiện
chiến lược, quy hoach, kế hoạch kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển; đề
xuất nhiều cơ chế chính sách, giải pháp khơi dậy và phát huy các tiềm
năng, nguồn lực góp phần quan trọng xây dựng Thủ đô văn hiến anh
hùng.
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU
TƯ HÀ NỘI VÀ PHềNG NÔNG NGHIỆP
I. NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN
Sự phát triển của ngành Kế hoạch và Đầu tư gắn liền với công
cuộc đổi mới của đất nước và Thủ đô. Dưới sự lãnh đạo của Thành uỷ,
HĐND, UBND Thành phố và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với các
ngành các cấp, ngành Kế hoạch và Đầu tư đã có những chuyển biến
mạnh mẽ, thực hiện thành công quá trình đổi mới công tác kế hoạch,
đúng góp quan trọng vào những thành tựu phát triển của Thủ đô và của
ngành kế hoạch cả nước. Có thể chia quá trình phát triển ngành Kế
hoạch Hà Nội ra làm 3 giai đoạn:
1. Giai đoạn bước đầu xây dựng Thủ đô XNCN và đấu tranh thống
nhất đất nước (1955-1975)
Trong giai đoạn này, Thủ đô mới được giải phóng. Thành phố
thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965). Trong tình hình cơ
sở hạ tầng nhỏ bé, lạc hậu, nền kinh tế mất cân đối nghiêm trọng, ngành


kế hoạch đã xây dựng các kế hoạch khôi phục kinh tế và cải tạo xã hội
chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu cho chế độ CNXH
còn non trẻ và là giai đoạn bước đầu kế hoạch hóa nền kinh tế Thủ đô.
Kết thúc kế hoạch 5 năm đầu tiên, kinh tế - xã hội Thủ đụ có bước phát
triển khá, hình thành nhiều cơ sở công nghiệp quan trọng, thanh toán
được nạn mù chữ, đời sống nhân dân được cải thiện hơn. Trong giai
đoạn 1966-1975 - thời kỳ đấu tranh tiến tới thống nhất đất nước, cán bộ
công nhân viên ngành kế hoạch điều hành tập trung đảm bảo cung cấp
đều, đầy đủ lương thực thực phẩm cho nhân dân, chú trọng xây dựng
vành đai thực phẩm và phát triển công nghiệp điạ phương đáp ứng kịp
thời các yêu cầu cụ thể cho sản xuất và chiến đấu phục vụ hậu phương
và tiền phương.
2. Giai đoạn 10 năm xây dựng Thủ đô XHCN trong hòa bình và
thống nhất đất nước (1976-1985)
Trong giai đoạn này Thủ đô Hà Nội có những thuận lợi cơ bản;
tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn như việc duy trì cơ chế quản lý kế
hoạch hóa tập trung, bao cấp cao độ của nền kinh tế hiện vật quá dài,
những khó khăn khách quan như tác động hậu quả của chiến tranh, cả
nước bị cấm vận về kinh tế, các thế lực thù dịch bao vây, phá hoại.
Trong bối cảnh đó, ngành Kế hoạch đã chủ động phối hợp với các Sở,
Ban, Ngành chức năng tham mưu với các cấp lãnh đạo kịp thời khắc
phục những hậu quả của chiến tranh, giải quyết cỏc cân đối hiện vật,
đảm bảo nhu cầu vật tư, cung cấp lương thực thực phẩm và hàng tiêu
dùng cho nhu cầu cơ bản của đời sống nhõn dõn…
3. Giai đoạn 20 năm đổi mới (1983-2005) xóa bỏ cơ chế bao cấp phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, thực hiện
chủ trương mở cửa, hội nhập kinh tế, phát triển các thành phần kinh tế,
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngành Kế hoạch Thủ đô đã
không ngừng đổi mới, tham mưu đề xuất nhiều cơ chế, chính sách và

biện pháp xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng cơ chế
phát triển nền kinh tế thị trường định hưỡng XHCN ở Thủ đô. Vai trò
của công tác kế hoạch và đầu tư trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Thủ đô
ngành càng được khẳng định. Nội dung đổi mới cơ bản được thực hiện
trong việc chuyển từ kế hoạch hiện vật mang tính chất hành chính mệnh
lệnh, bao cấp cao độ sang kế hoạch định hướng gắn với cơ chế thị
trường. Ngành Kế hoạch Thủ đô đã tập trung nghiên cứu Chiến lược
phát triển kinh tế, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Thành phố và 14 quy hoạch phát triển, kinh tế quận huyện, thẩm định
các quy hoạch ngành, xây dựng kế hoạch trung hạn và dài hạn của Thủ
đô; coi trọng công tác dự báo kế hoạch và xây dựng cơ chế chính sách,
gắn chặt kế hoạch kinh tế xã hội với giải pháp về đầu tư xây dựng trên
địa bàn, chủ động tham mưu huy động các nguồn lực và đề xuất cơ chế
điều hành, kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch góp phần thúc đẩy phát
triển Thủ đô nhanh và toàn diện.
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
1. Vị trí và chức năng
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc
UBND Thành phố Hà Nội, có chức năng tham mưu giúp UBND Thành
phố quản lý Nhà nước về kế hoạch và đầu tư trong các lĩnh vực:
+ Tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội.
+ Đề xuất kiến nghị và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách
quản lý kinh tế xã hội, đầu tư trong nước, nước ngoài ở địa phường và
đầu tư từ điạ phương ra nước ngoài.
+ Quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
+ Đấu thầu
+ Thanh tra kế hoạch và đầu tư
+ Đăng ký kinh doanh (ĐKKD)

+ Các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở và thực hiện
một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND Thành phố và
theo quy định của pháp luật.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ
chức, biên chế và công tác của UBND Thành phố Hà Nội, đồng thời chịu
sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
2.1. Tham mưu, trình UBND Thành phố ban hành các quyết định,
chỉ thị về quản lý các lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch và đầu tư thuộc
phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật, phân cấp của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình.
2.2. Tham mưu, trình UBND Thành phố ban hành các quy định
phân cấp quản lý về các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư cho UBND quận,
huyện và các Sở, Ngành của Thành phố theo quy định của pháp luật;
Chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy
định phân cấp đó.
2.3. Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức
thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kế hoạch và đầu tư ở địa
phương, trong đú có: chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội của cả nước trên địa bàn Thành phố. những vấn đề có liên quan
đến việc xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch và sử dụng các nguồn
lực để phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.
2.4. Về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch:
- Chủ trì tổ chức nghiên cứu, tổng hợp, định kỳ điều chỉnh quy
hoạch tổng hợp, kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và hàng năm, lựa
chọn các chương trình, dự án ưu tiờn, cỏc danh mục dự án đầu tư phát
triển kinh tế xã hội của Thành phố trình UBND Thành phố, cơ quan cấp
trên có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi phê duyệt.
- Phối hợp với Sở tài chính xây dựng dự toán và phân bổ ngân
sách cho các đơn vị; tham mưu trình UBND Thành phố cân đối các

nguồn vốn đầu tư phát triển; Cỏc cân đối chủ yếu về kinh tế xã hội của
Thành phố như: tài chính, ngân sách, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, các
nguồn vốn viện trợ và hợp tác với đầu tư nước ngoài.
- Trình UBND Thành phố chương trình hoạt động thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết của HĐND Thành phố.
Chủ trì và phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước liên quan theo dõi
tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm để báo cáo
UBND Thành phố điều chỉnh, cân đối kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
của Thủ đô.
- Hướng dẫn các ngành, các cấp thuộc Thành phố xây dựng quy
hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu, các dự án trọng điểm phù
hợp với quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Thủ
đô.
- Thẩm định các quy hoạch, kế hoạch của các Sở, Ban ngành và
UBND các quận, huyện trình UBND Thành phố phê duyệt; Quản lý và
điều hành thực hiện kế hoạch đối với một số lĩnh vực theo sự phân công
của UBND Thành phố;
- Hướng dẫn, tổ chức kiểm tra các cơ quan, đơn vị của Thành phố
trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án phát
triển.
2.5. Về đầu tư trong nước và nước ngoài:
- Trình và chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố danh mục các
dự án đầu tư trong nước, các dự án thu hút đầu tư nước ngoài, các
chương trình hợp tác đầu tư. Trực tiếp xây dựng ý tưởng, nội dung chủ
yếu của một số dự án quan trọng theo sự phân công của UBND Thành
phố.
- Chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan lập dự toán
tổng mức vốn đầu tư của Thành phố về bố trí cơ cấu vốn đầu tư theo
ngành, lĩnh vực, tổng hợp danh mục dự án đầu tư và mức vốn cho từng
dự án thuộc ngân sách nhà nước do Thành phố quản lý; Phối hợp với các

cơ quan có liên quan xác định nguồn vốn và phương án phân bổ vốn sự
nghiệp đầu tư, vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia và các
chương trình dự án khỏc trên địa bàn Thành phố. Xây dựng kế hoạch hỗ
trợ tín dụng nhà nước hàng năm, vốn góp cổ phần và liên doanh của nhà
nước.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, Ban, Ngành có liên
quan giúp UBND Thành phố giám sát, kiểm tra, đỏnh giá hiệu quả đầu
tư của các dự án xây dựng cơ bản, các chương trình mục tiêu quốc gia,
các chương trình, dự ỏn khỏc do Thành phố quản lý.
- Thẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của
Chủ tịch UBND Thành phố; Cấp ưu đói đầu tư cho các dự án đầu tư theo
phân cấp của UBND Thành phố.
- Làm đầu mối giúp UBND Thành phố quản lý hoạt động đầu tư
trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thành phố theo quy định
của pháp luật. Tham gia ý kiến đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài;
Tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư; Hướng dẫn thủ tục đầu tư, cấp giấy
phép đầu tư thuộc thẩm quyền; Quản lý sau cấp phép đối với các doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
2.6. Về quản ly hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
- Chủ trì, theo dõi, đỏnh giá thực hiện các chương trình dự án
ODA và các dự án thuộc nguồn viện trợ Phi Chính phủ; Làm đầu mối xử
lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch UBND Thành phố quyết
định việc bố trí vốn đối ứng, giải ngần thực hiện các dự án ODA và các
nguồn viện trợ Phi Chính phủ có liên quan đến các Sở, Ngành, quận,
huyện… Định kỳ tổng hợp báo cáo về hiệu quả thu hút và sử dụng ODA
và các nguồn viện trợ phi Chính phủ.
2.7. Về quản lý đấu thầu và giám sát đầu tư
- Chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan thẩm định,
trình UBND Thành phố phê duyệt kế hoạch đấu thầu, kết quả xét thầu
các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND Thành phố;

Phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu các dự án
thuộc phạm vi được uỷ quyền; Hướng dẫn, theo dõi, giám sát, kiểm tra,
thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu;
- Làm đầu mối tổ chức và phối hợp triển khai công tác giám sát,
đỏnh giá đầu tư.
2.8. Về phối hợp quan lý các khu công nghiệp, khu chế xuất
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan thẩm định,
trình UBND Thành phố quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, khu
chế xuất trên địa bàn để UBND Thành phố trình Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ.
- Trình UBND Thành phố quy hoạch phát triển và cơ chế quản lý
đối với các cụm công nghiệp phù hợp với tình hình thực tế của Thủ đô.
2.9. Về đổi mới doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và kinh tế hợp
tác xã
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành xây dựng cơ chế quản lý và
chính sách phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần
kinh tế; Là đầu mối hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; Thầm định phương
án SXKD khi thành lập.
- Tham gia Ban đổi mới phát triển doanh nghiệp nhà nước của
Thành phố; Tổng hợp tình hình phát triển các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế trên địa bàn Thành phố;
- Tổ chức thực hiện công tác đăng ký kinh doanh cho các đối
tượng trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của Sở; Hướng dẫn nghiệp vụ
đăng ký kinh doanh cho các cơ quan chuyên môn quản lý về kế hoạch và
đầu tư, đăng ký kinh doanh của các quận huyện; Phối hợp với các ngành
kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý các vi phạm sau đăng ký
kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn theo thẩm quyền.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành đề xuất mô hình, cơ
chế, chính sách phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ gia đỡnh trên địa
bàn; Tổng hợp báo cáo UBND Thành phố và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về

tình hình phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ gia đỡnh trên địa bàn
Thành phố.
2.10. Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cơ quan
chuyên môn của UBND quận, huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà
nước về kế hoạch và đầu tư trên địa bàn; Theo dõi, kiểm tra việc tổ chức
thực hiện.
2.11. Tổ chức và chỉ đạo công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch và
đầu tư theo quy định của pháp luật; Tổ chức quản lý và chỉ đạo hoạt
động đối với các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công thuộc Sở.
2.12. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các
vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc thẩm quyền
của Sở theo quy định của pháp luật.
2.13. Tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện
nhệm vụ được giao theo quy định của UBND Thành phố, Thành uỷ và
Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2.14. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ công chức, viên
chức, theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND Thành phố;
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện công
tác thi đua - khen thưởng cho cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước
của Sở và phát triển nguồn nhân lực ngành Kế hoạch và Đầu tư của
Thành phố.
2.15. Quản lý tài chính, tài sản được giao, thực hiện ngân sách
được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND Thành
phố.
2.16. Thực hiện một số nhiệm vụ được UBND Thành phố giao:
- Thường trực hoặc Chủ tịch Hội đồng về thẩm định các quận,
huyện; Tham gia thẩm định quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn, quy
hoạch không gian kiến trúc.
- Cơ quan thường trực của: Chương trình hợp tác phát triển với

các tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm và lân cận; Chương trình mạng lưới
các thành phố lớn Châu Á thế kỷ 21.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Thành phố giao.
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY
1. Lãnh đạo Sở
- Lãnh đạo Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước
UBND Thành phố, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở; Chịu
trách nhiệm và báo cáo công tác trước UBND Thành phố, HĐND Thành
phố và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Phó Giám đốc Sở là người giúp việc Giám đốc Sở phụ trách một
hay một số lĩnh vực do Giám đốc Sở phân công; Chịu trách nhiệm trước
Giám đốc Sở và pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công;
2. Cỏc phũng, ban nghiệp vụ: có 10 phòng, ban nghiệp vụ:
2.1. Văn phòng
2.2. Phòng Kế hoạch tổng hợp
2.3. Phòng kế hoạch văn hóa – xã hội – đào tạo:
2.4. Phòng Thẩm định dự án
2.5. Phòng kế hoạch hạ tầng đô thị
2.6.Phòng hợp tác và tài trợ quốc tế
2.7. Phòng Đầu tư nước ngoài
2.8. Phòng công nghiệp – thương mại – du lịch - dịch vụ
2.9. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
2.10. Phòng đăng ký kinh doanh
2.11. Thanh tra
2.12. Ban quản lý dự án:
2.13. Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội
IV. PHềNG NÔNG NGHIỆP:
Phòng Kế hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn được thành
lập theo Quyết định số 2743/QĐ-UB ngày 23/8/1996 của UBND Thành
phố Hà Nội về việc thành lập Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. Biên chế

của phòng hiện nay gồm 5 người: trưởng phòng, phó phòng và 3 chuyên
viên.
Phòng Kế hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn có chức
năng, nhiệm vụ: Tham mưu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội ngành nông nghiệp và PTNT, lâm nghiệp, thuỷ sản; tổng
hợp khối huyện. Tổng hợp theo dõi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các
dự án đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành phô. Phối hợp giữa
Hà Nội với các địa phương lĩnh vực phòng quản lý. Tổ chức nghiên cứu,
tổng hợp các kế hoạch trung hạn, ngắn hạn, lựa chọn các chương trình,
dự án ưu tiờn, cỏc danh mục công trình về phát triển nông lâm nghiệp và
thuỷ sản. Hướng dẫn Sở NN&PTNT các huyện trong việc xây dựng kế
hoạch, các chương trình. dự án có liên quan đến phát triển nông nghiệp
và nông thôn của Thành phố. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy
hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án của đơn vị. Trình UBND
Thành phố chủ trương, biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu
kế hoạch của Thành phố. Tham gia nghiên cứu xây dựng các cơ chế
chính sách về quản lý kinh tế ngành phù hợp với đặc điểm của Thành
phố và những nguyên tắc chung đã quy định. Tham gia hội đồng thẩm
định các định mức kinh tế kỹ thuật, thẩm định dự án đầu tư, thẩm định
kết quả đấu thầu. Chủ trì thẩm định các quy hoạch chuyên ngành của
Thành phố: quy hoạch phát triển nghề và làng nghề Hà Nội; quy hoạch
ngnàh nông nghiệp, quy hoạch thuỷ lợi, quy hoạch giao thông nông thôn.
Phũng có truyền thống đoàn kết, cần cù, chăm chỉ trong công tác,
đó là truyền thống cực kỳ quý báu được lớp lớp các thế hệ cán bộ của
Phũng xây đắp, gìn giữ và phát huy qua các thời kỳ suốt 50 năm qua.
Ngày nay truyền thống đó vẫn được gìn giữ và phát huy, nó tạo nên sức
mạnh tổng hợp để phòng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao,
giành được nhiều phần thưởng cao quý.
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT
ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HÀ NỘI VÀ

TẠI PHÒNG NÔNG NGHIỆP
I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HÀ NỘI
Trong 5 năm qua (2001-2005), Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội luôn
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên mọi mặt công tác: Lập, giao và điều
hành thực hiện kế hoạch (tổ chức giao kế hoạch từ tháng 12 của năm
trước đề các đơn vị kịp triển khai ngay từ đầu năm theo đúng tiến độ thời
gian của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề ra) ; Công tác ĐTXD ; Tham gia tích
cực các chương trình của Thành ủy ; Tham mưu trong xây dựng các cơ
chế chính sách ; Theo dõi, quản lý việc thực hiện các chỉ tiêu KTXH của
toàn Thành phố ; Điều hành hoạt động của Tổ công tác đôn đốc các công
trình trọng điểm ; Xúc tiến đầu tư nước ngoài ; Phong trào thi đua
1/ Công tác quy hoạch:
Sở đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch
tổng thể phát triển KTXH Thủ đô đến năm 2010. Đã chủ trì thẩm định
quy hoạch KTXH đến năm 2010 của 12 Quận, Huyện và đã trình Thành
phố được toàn bộ 12 dự án. Đang xây dựng quy hoạch 2 quận mới và
điều chỉnh quy hoạch 3 quạn huyện có liên quan. Phối hợp với các cơ
quan liên quan xây dựng và triển khai các quy hoạch kiến trúc không
gian. Bố trí vốn chuẩn bị đầu tư để triển khai quy hoạch của các ngành
kinh tế chủ lực theo tinh thần Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIII.
Hoàn chỉnh kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 trình UBND Thành phố và Bộ
kế hoạch và Đầu tư.
Phối hợp cùng Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật bản (JICA) và đoàn
nghiên cứu dự án của JICA hoàn thiện Điều khoản tham chiếu (TOR)
trình Chính phủ Nhật bản và Việt nam quyết định tài trợ dự án “Nghiờn
cứu tổng thể phát triển Thành phố Hà nội” và triển khai thực hiện từ
Tháng 11/2004.
Tham gia giúp Thành phố soạn thảo và ban hành quy định về việc
lựa chọn nhà đầu tư nước ngoài tham gia xây dựng, phát triển các khu đô

thị mới trên địa bàn thành phố. Tham gia Ban quản lý dự án và Nhóm
công tác kỹ thuật của dự án VAMESPII của Bộ Kế hoạch và Đầu tư với
AUSAID (Úc) được đánh giá tốt.
Hà nội đang triển khai hợp tác với các Tỉnh, Thành phố lân cận và
trong vùng tam giác tăng trưởng phía Bắc, Sở KH&ĐT được UBND
Thành phố giao nhiệm vụ làm đầu mối trong các vấn đề này, đã tổ chức
tốt các cuộc tiếp xúc, các buổi làm việc với các Tỉnh Thành phố bạn tại
Hà nội cũng như tại các địa phương.Năm 2003, Thành phố đã ký kết hợp
tác với 9 tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và lân
cận, tăng cường hỗ trợ một số địa phương.
2/ Tham mưu xây dựng cơ chế chính sách:
Công tác tham mưu, đề xuất xây dựng cơ chế chính sách là một
trong những nhiệm vụ chuyên môn được tập trung thực hiện chỉ đạo tốt,
đã tham mưu, đề xuất cho Thành phố xây dựng nhiều cơ chế chính sách
có hiệu quả.
Tham gia xây dựng các chương trình của Thành ủy, trong đó có 02
chương trình và 01 đề án do Sở KH&ĐT làm thường trực: Chương trình
11-CTr/TU về nâng cao hiệu quả đầu tư – phát triển một số ngành dịch
vụ - chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế (đã hoàn thành) ;
Chương trình 13-CTr/TU về tiếp tục củng cố đổi mới QHSX, phát triển
một số ngành công nghiệp chủ lực (đang hoàn thiện trình UBND Thành
phố phê duyệt)
Đề xuất cơ chế đặc thù để phát triển KTXH của Thủ đô: Xây dựng
và trình UBND Thành phố ký ban hành quyết định 100/QĐ-UB về việc
ban hành quy trình và thời hạn giải quyết một số thủ tục hành chính
trong lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng Thành phố; và quyết định
116/QĐ-UB về việc phân cấp cho UBND các quận, huyện quyết định
đầu tư, uỷ quyền quyết định đầu tư và phân công giám định đầu tư cho
các sở thuộc UBND Thành phố ; đã phân cấp cho Quận - Huyện phê
duyệt các dự án ĐTXD có tổng vốn đầu tư dưới 5 tỷ đồng. Tham gia xây

dựng giải pháp thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 và xây dựng nội
dung các buổi làm việc giữa Thủ tướng và các doanh nghiệp (do Bộ
KH&ĐT chủ trì)
Đã chủ trì xây dựng và trình Thành phố ban hành các cơ chế chính
sách: Lựa chọn nhà đầu tư xây dựng nhà cho thuê trờn cỏc ụ đất hai bên
đường Láng Hạ-Thanh Xuân ; Lựa chọn chủ đầu tư Trụ sở và Văn phòng
các doanh nghiệp trờn cỏc ụ đất khu đô thị mới Cầu Giấy ; Cơ chế
ĐTXD khu ngoại giao đoàn ; Cơ chế đặc thù triển khai dự án xây dựng
cầu Vĩnh Tuy
Trình UBND Thành phố: Cơ chế đầu tư các công trình hạ tầng xã
hội trong các khu đô thị mới ; Cơ chế quản lý ĐTXD khu đô thị mới Bắc
Sông Hồng ; Quy định về thực hiện dự án thí điểm xây dựng nhà ỏ cho
công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long ; Sửa đổi quy chế áp dụng
hình thức mua nhà đã xây dựng hoặc theo hình thức đặt hàng mua nhà để
phục vụ di dân GPMB, tái định cư ; Xem xét và trình UBND Thành phố
chấp thuận địa điểm, diện tích cho các dự án có sử dụng đất không sử
dụng nguồn vốn ngân sách do các Doanh nghiệp làm chủ đầu tư
3/ Kế hoạch KTXH:
Thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và điều hành kế hoạch. Tổng
kết, đánh giá phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 của Thành phố,
kế hoạch hàng năm trình Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố phê
duyệt. Báo cáo đánh giá tình hình, đề xuất các giải pháp thực hiện nhiệm
vụ kinh tế - xã hội hàng quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm giúp Thành ủy,
HĐND và UBND Thành phố điều hành thực hiện kế hoạch có hiệu quả,
kịp thời. Triển khai giao kế hoạch hàng năm sớm, kịp thời đề xuất các
biện pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho cơ sở trong quá trình thực
hiện kế hoạch
4/ Quản lý đầu tư xây dựng:
Tích cực thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư. Hoàn
thành nhiệm vụ theo dõi đôn đốc quyết liệt triển khai 9 cụm công trình

Trọng điểm của Thành phố. Từ năm 2001 các công trình thuộc 9 cụm
công trình trọng điểm đã được tập trung chỉ đạo triển khai, nhiều dự án
đã được Thành phố thành lập riờng cỏc Ban chỉ đạo và Tổ công tác liên
ngành để đôn đốc triển khai; một số cơ chế chính sách đã được kịp thời
ban hành (đặt hàng mua nhà theo Quyết định 01/2002/QĐ-UB, cải cách
hành chính trong lĩnh vực đầu tư tại Quyết định số 100/2002/QĐ-UB ).
Một số cụm công trình đảm bảo được mục tiêu và yêu cầu về tiến độ góp
phần tích cực phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô và hoàn thành các chỉ
tiêu phát triển ngành, lĩnh vực như cụm công trình xây dựng các trường
tiểu học phục vụ học 2 buổi/ngày, xây dựng các cụm, khu công nghiệp
vừa và nhỏ, bệnh viện Thanh Nhàn, xây dựng trung tâm công nghệ phần
mềm. Nhiều công trình lớn, quan trọng đã được khởi công: cầu Vĩnh
Tuy, nút Ngã Tư Sở, đường 5 kéo dài Số công trình đã hoàn thành 25
công trình / 43 công trình (trong đó các trường tiểu học tính là một công
trình).
Hoàn thành nhiệm vụ theo dõi tổng hợp quỹ nhà, quỹ đất tái định
cư và công tác GPMB. Hoàn thành báo cáo tổng hợp đỏnh giá 2 năm
rưỡi thực hiện các vấn đề dân sinh bức xúc theo chương trình công tác
của Thường trực HĐND Thành phố; Đỏnh giá tổng hợp tình hình cấp
nước sạch và đề xuất mô hình quản lý đầu tư ngành nước. Phối hợp chặt
chẽ với Ban chỉ đạo GPMB Thành phố hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đề
ra. Công tác giải phóng mặt bằng của Thành phố ngày càng chuyển biến
tốt; tổ chức bộ máy làm công tác GPMB ở Thành phố, quận, huyện, xã,
phường, thị trấn được tăng cường, kiện toàn, triển khai nhiều giải pháp
linh hoạt, sáng tạo đẩy nhanh tiến độ GPMB.Cụng tỏc thẩm định dự án,
thẩm định đấu thầu được tăng cường, chất lượng công tác thẩm định
được chú trọng nâng cao, quy trình, thời gian thẩm định được công bố
công khai, rõ ràng theo hướng cải cách hành chính. Từ năm 2001 đến
tháng 6 năm 2005 đó trỡnh UBND thành phố phê duyệt 647 dự án (trong
đó: nhóm A: 09 dự án ; nhóm B-C: 638 dự án), tổng mức vốn đầu tư cho

các dự án đã được phê duyệt là: 29.999,528 triệu đồng (trong đó: Vốn
ngân sách là: 19.631,810 triệu đồng ; Vốn vay, huy động là: 10.367,718
triệu đồng). Ngoài ra còn tiếp nhận thẩm định và góp ý kiến tham gia
cho cá dự án đầu tư của các Bộ, Ngành trên địa bàn Thành phố. Đôn đốc
việc triển khai công tác giám sát đầu tư của các Sở, Ban, Ngành, Quận,
Huyện ; Cong tác tổng hợp kết quả đấu thầu của Thành phố.
Thực hiện nhiệm vụ thường trực kiểm tra đôn đốc Xây dựng các
công trình phục vụ SEAGAMES, PARAGAMES ; chào mừng kỷ niệm
50 năm Giải phòng Thủ đô, Hội nghị cấp cao Á – Âu lần thứ 5 (ASEM
5). Tham gia chỉ đạo, điều hành, tổ chức thành công Triển lãm “Hà Nội
nửa thế kỷ - chiến đấu, xây dựng và phát triển” nhân kỷ niệm 50 năm
ngày Giải phóng Thủ đô. Là trưởng tiểu ban XD cơ sở vật chất. Thường
xuyên theo dõi, chỉ đạo, giám sát, hướng dẫn chủ đầu tư, đề xuất các giải
pháp, giải quyết những vướng mắc trong quá trình triển khai. Có thông
báo kết luận kết quả kiểm tra, báo cáo UBND Thành phố hàng tháng và
hàng tuần đối với những tháng cuối. Đôn đốc, kiểm tra tiến độ, chất
lượng các công trình sát sao, quyết liệt để kịp tiến độ và bảo đảm chất
lượng, đáp ứng kịp thời trong việc thực hiện các dự án ĐTXD, phối hợp
với các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể, Quận, Huyện tích cực chuẩn bị cơ sở
vật chất, các công tác phục vụ những sự kiện trọng đại này. Những nỗ
lực vượt bậc của CBCC Sở KH&ĐT Hà Nội trong việc thực hiện nhiệm
vụ chính trị quan trọng này đã được Nhà nước ghi nhận, tặng thưởng
Huân chương Lao động Hạng III.
5/ Thực hiện Luật doanh nghiệp:
Tính đến tháng 6 năm 2005, Hà Nội có 28.263 doanh nghiệp thành
lập mới, tổng số vốn đăng ký là 57.065.567 triệu đồng. Tích cực đôn đốc
các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ
nộp báo cáo tài chính theo quy định (đăng tải trên website thông tin
doanh nghiệp HN, niêm yết tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở,
tuyên truyền trên báo chí).

Các Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đóng vai trò quan trọng
trong việc giải quyết các vấn đề xã hội mà Đảng và Chính phủ đề ra.
Trong những năm qua số lượng DNNVV ở Hà Nội đã tăng lên nhanh
chóng, trong đó doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp chiếm
phần lớn. Trong giai đoạn 2000 - 2004, số doanh nghiệp trên địa bàn Hà
Nội đăng ký thành lập mới là 23.735 doanh nghiệp tăng gấp 5,3 lần so
với 8 năm (1992-1999). Trái với dự đoán của nhiều nhà quản lý, số hộ
kinh doanh cá thể không vì thế mà giảm đi. Bên cạnh 28.184 doanh
nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp (tính từ năm 1992 đến hết năm
2004), có khoảng hơn 80.000 hộ kinh doanh cá thể đã đăng ký kinh
doanh trên địa bàn Hà Nội. Bên cạnh việc đóng góp vào mức tăng trưởng
chung của thành phố Hà Nội, DNNVV còn góp phần quan trọng trong
vấn đề lao động và xã hội của Thủ đô. Theo số liệu thống kê, hiện nay
DNNVV là khu vực thu hút số lao động nhiều nhất so với các khu vực
kinh tế khác, tổng số lao động trong lĩnh vực công nghiệp giai đoạn
1996-2004 là 195 ngàn người bằng 32,1% tổng số lao động trong khu
vực kinh tế dân doanh; trong lĩnh vực thương mại là 244 ngàn người. Các
DNNVV còn đóng góp vào các quỹ khen thưởng; quỹ khuyến học, quỹ vì
người nghèo, trẻ em….cỏc phong trào thể dục, thể thao; Tham gia đầu tư
xây dựng các công trình văn hóa của Thành phố.
Tập trung công tác quản lý doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh
thông qua chuyên đề năm 2004: xây dựng cơ chế Tạo lập doanh nghiệp,
thu hút vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Triển khai thực hiện các nội
dung của cơ chế: gửi phiếu khảo sát tới doanh nghiệp, hoàn thiện các
chuyên đề của cơ chế…xõy dựng báo cáo tổng hợp. Phối hợp với các cơ
quan: Thuế, Công an, Tư pháp, Hải quan, Lao động thương binh và xã
hội, Văn hóa thông tin nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong công tác
quản lý doanh nghiệp và nghiên cứu, xây dựng quy chế phối hợp quản lý
Nhà nước đối với doanh nghiệp trong phối hợp quản lý doanh nghiệp sau

đăng ký kinh doanh.
Chỉnh lý và hoàn thiện, trình phê duyệt Báo cáo đầu tư: Dự án Xây
dựng hệ thống dịch vụ công cấp đăng ký kinh doanh trên địa bàn Thành
phố. Tổ chức Hội nghị giao ban, tập huấn với các Phòng kế hoạch- Kinh
tế quận, huyện triển khai thực hiện Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày
2/4/2004 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh. Tổ chức việc triển khai
các quy định của Thông tư số 03/2004/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và đầu
tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 109/2004/NĐ-CP; Tiến hành niêm
yết các nội dung hướng dẫn theo thông tư số 03/2004/TT-BKH. Bước
đầu tiến hành triển khai công tác hỗ trợ đăng ký kinh doanh qua mạng
(tiếp nhận và trả lời tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng).
Báo cáo tình hình tổ chức thực hiện nhiệm vụ đăng ký kinh doanh,
quản lý hộ kinh doanh cá thể, quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật
Doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố, trình UBND Thành phố xem xét,
quyết định về tổ chức cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện.
Phối hợp với Văn phòng UBND Thành phố, Cục Thuế Hà nội xét
và trình UBND Thành phố cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư theo Luật
Khuyến khích đầu tư trong nước. Từ năm 2000, với sự thông thoáng của
Luật Doanh Nghiệp cựng cỏc biện pháp ưu đãi đầu tư của Luật Khuyến
khích đầu tư trong nước, các nhà đầu tư ngày càng mạnh dạn đầu tư hơn:
đó cú 292 dự án được UBND Thành phố cấp Giấy chứng nhận ưu đãi
đầu tư (tính đến tháng 6/2005), bình quân mỗi dự án có số vốn đầu tư
khoảng 20 tỷ đồng và thu hút khoảng 130 lao động, tạo thu nhập bình
quân của người lao động khoảng 600-800đ/thỏng.
Số lượng doanh nghiệp thuộc khu vực dân doanh được cấp Giấy
chứng nhận ưu đãi đầu tư chiếm tỷ trọng lớn, phản ánh chều hướng tích
cực của việc đầu tưu vốn của khu vực này, đã đóng góp đáng kể cho sức
tăng trưởng và phát triển kinh tế của Thành phố, đặc biệt đã giải quyết
công ăn việc làm cho hàng vạn người lao động, góp phần làm giảm tỷ lệ
thất nghiệp, tăng nộp ngân sách cho Thành phố. Công tác này ngày càng

được quan tâm, thủ tục hồ sơ được giải quyết nhanh gọn, minh bạch,
không gây cản trở các nhà đầu tư.
6/ Đầu tư nước ngoài:
Công tác xúc tiến đầu tư ngoài nước ngày càng được quan tâm. Từ
năm 2001 đến nay đã tổ chức được 08 đoàn xúc tiến đầu tư nước ngoài,
ngoài ra còn kết hợp tổ chức các diễn đàn kêu gọi đầu tư trong các
chương trình giao lưu khác của Thành phố tại nước ngoài (tại 4 chõu:
Chõu Âu, Châu Mỹ, Châu Á, Châu Úc). Các chuyến đi này đều mang lại
kết quả tốt, các nhà đầu tư, các công ty nước ngoài đó cú thờm nhiều
hiểu biết về Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng như tiềm năng,
môi trường, khuyến khích đầu tư của Hà Nội. Các nhà đầu tư nước ngoài
đã mạnh dạn đầu tư vào Hà Nội. Số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài tại Hà Nội ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước.
Số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các tỉnh, thành
phố khác trong cả nước đặt chi nhánh, văn phòng giao dịch tại Hà Nội
cũng ngày càng tăng. Bộ máy tổ chức về Quản lý Đầu tư nước ngoài của
thành phố tuy còn rất mỏng về lực lượng nhưng đã có nhiều cố gắng
trong công tác quản lý doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và xúc tiến đầu
tư. Giai đoạn 2000-2004, tổng số dự án FDI đăng ký là 285 dự án với
tổng số vốn là 1.117 triệu USD. Từ đầu năm 2005 đến nay, Hà nội thu
hút được 87 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 1154 triệu USD dẫn đầu cả
nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, trong đó cú cỏc dự án lớn như
Hợp đồng hợp tác kinh doanh mạng điện thoại di động CDMA (656 triệu
USD), Công ty TNHH Coralis Việt nam xây dựng tòa nhà 65 tầng
(114,581 triệu USD), Cty TNHH sản xuất phụ tùng YAMAHA (47,6
triệu USD), Cty TNHH Atsumitech Việt nam (15,2 triệu USD), Cty
TNHH Sumitomo Heavy Industries VN (8,5 triệu USD). Đầu tư nước
ngoài ngày càng trở thành nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển;
có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá; mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới; nâng

cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ, mở rộng thị trường xuất
khẩu; tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối
ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhiều tập thể và cá nhân Doanh nghiệp nước ngoài đã được
UBND Thành phố khen thưởng hàng năm.Trong 5 năm từ năm 1999 đến
2003, UBND thành phố Hà nội đã biểu dương khen thưởng gần 50 tập
thể các doanh nghiệp, văn phòng đại diện nước ngoài và hơn 25 cá nhân
đó cú thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh và các
công tác xã hội. Để tiếp tục động viên và đánh giá kịp thời các hoạt động
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và văn phòng đại diện nước
ngoài, năm nay UBND thành phố Hà nội đã quyết định biểu dương khen
thưởng 30 tập thể và 18 cá nhân của các doanh nghiệp và văn phòng đại
diện nước ngoài đó cú thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh
doanh và các công tác xã hội năm 2004. Đặc biệt có 2 Công ty (Cty ụtụ
Việt Nam Daewoo và Cty liên doanh Toyota Giải phóng đã được Chính
phủ tặng bằng khen)
Hà Nội đã thu hút được 60 dự án ODA với giá trị tài trợ trên 650
triệu USD. Vốn ODA tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực hạ tầng giao
thông đô thị chiếm 45,7%; lĩnh vực cấp thoát nước chiếm 44,6%; lĩnh
vực môi trường, y tế, giáo dục, văn hoá chiếm 6,4%; còn lại là các lĩnh
vực khỏc. Cỏc văn phòng đại diện đều có đóng góp tích cực cho hoạt
động kinh doanh của công ty mẹ tại Việt nam thúc đẩy việc thực hiện
các hợp đồng kinh tế thương mại, các dự án đầu tư xây dựng, vận tải,
ngân hàng, tư vấn… Nhìn chung các văn phòng đều hoạt động tốt, là cầu
nối trung gian thúc đẩy thực hiện các dự án FDI, ODA và tìm kiếm cơ
hội kinh doanh khác cho công ty mình, góp phần phát triển các hoạt
động đầu tư, thương mại, du lịch của Hà nội.
Từ khi triển khai áp dụng CNTT đến nay, đặc biệt từ đầu năm
200l, Sở KH&ĐT đã được Chủ tịch UBND Thành phố chỉ định là đơn vị
điểm về tin học hoá quản lý nhà nước, Sở đã đưa vào hoạt động 02

Webside, đưa mạng thông tin nội bộ vào hoạt động chính thức, phục vụ
cho công tác điều hành của Sở, việc báo cáo chuyên môn và kết nối
thông tin qua mạng đang diễn ra hàng ngày và kết nối diện rộng, đáp
ứng được các yêu cầu cung cấp thông tin và hướng dẫn ĐKKD qua
mạng tới các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước.
Trong Chương trình hợp tác giữa các thành phố lớn châu Á; Sở
KH&ĐT HN với nhiệm vụ được giao làm đầu mối, đã tham gia chỉ đạo,
điều hành, tổ chức thành công Hội nghị toàn thể lần thứ 3 mạng lưới các
Thành phố lớn Châu Á thế kỷ 21 (ANMC 21) ; Hội chợ Thương mại
quốc tế mùa thu Hà Nội năm 2003 được UBND Thành phố tặng Bằng
khen.
7/ Công tác xây dựng – đào tạo cán bộ ngành:
Tích cực củng cố, xây dựng hệ thống tổ chức của Ngành Kế hoạch
tại địa phương, Sở thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn về công tác kế
hoạch đầu tư, đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, đầu tư nước
ngoài cho các đơn vị. Phối hợp tổ chức cỏc khoỏ đào tạo về kỹ năng
theo dõi, đánh giá dự án ODA cho các Ban Quản lý dự án và các quận
huyện đạt kết quả tốt
Thường xuyên cập nhật thông tin, các văn bản hướng dẫn về
ĐTXD của Chính phủ, UBND Thành phố để nghiên cứu và hướng dẫn,
đôn đốc kịp thời các đơn vị thực hiện tốt công tác đầu tư XDCB. Luôn
quan tâm công tác chỉ đạo các phòng kế hoạch Quận - Huyện phấn đấu
hoàn thành tốt các chỉ tiêu được giao. Phục vụ tốt công tác điều hành
thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ KTXH của Thành uỷ, UBND và
HĐND Thành phố. Phối hợp tốt với các Sở - Ngành Thành phố trong
việc triển khai và đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác.
CBCC của Sở luôn chấp hành tốt pháp luật, các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước. Tích cực chống tham nhũng, cửa quyền,
gây phiền hà cho cơ sở. Sở đó cú những giải pháp ngăn chặn tiêu cực có
hiệu quả như luân chuyển cán bộ giữa các phòng ban Cụng tỏc đào tạo,

bồi dưỡng cán bộ, nâng cao đời sống của cán bộ công chức luôn được
chú trọng quan tâm. Thực hiện quyết định số 74/2001/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ về kế hoạch đào tạo bồi dưỡng CBCC giai đoạn 2001-
2005, Sở đã cử 227 lượt CBCC tham dự cỏc khoỏ đào tạo, bồi dưỡng về
lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ, cụ thể như
sau:
+ Lý luận chính trị cao cấp:16 đ/c 16 đ/c
+ Quản lý nhà nước (chương trình CVCC, CVC,CV):56 người 56
người
+ Chương trình cao học:10 người 10 người
+ Nghiên cứu sinh:01 người 01 người
+ Ngoại ngữ:12 người 12 người
+ Tin học:55 người 55 người
+ Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong nước:452
người 452 người

×