MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sinh viên là lực lượng hùng hậu và ngày càng có vai trò quan trọng
đối với sự phát triển của xã hội. Nhiệm vụ cơ bản của sinh viên là học tập,
rèn luyện để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, góp phần thực hiện mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Phần lớn sinh viên là những thanh niên – những con người đại diện
cho thế hệ tiên tiến mới, lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc. Mục đích của việc học không chỉ nâng cao trình độ hiểu biết
của mình mà sinh viên còn phải rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng. Từ
điểm xuất phát này họ trưởng thành và bước vào đời. Đạo đức cách mạng
đang được Đảng, Nhà nước, nhà trường, xã hội và gia đình quan tâm, được
thừa hưởng nền văn hóa lâu đời, truyền thống cách mạng dân tộc. Nhiều
sinh viên ý thức được sự may mắn, cơ hội và trách nhiệm, hăng hái học tập
phấn đấu trở thành những người lao động có trí tuệ, để có cuộc sống tốt hơn,
góp phần xây dựng đất nước tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên, thực trạng đạo đức sinh viên hiện nay đang nổi lên một số
vấn đề lo ngại. Một bộ phận sinh viên sống thiếu niềm tin, lí tưởng phai
nhạt, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân, sa vào tệ nạn xã hội, tiếp thu
thiếu chọn lọc lối sống bên ngoài…Để phát huy tính tích cực và điều chỉnh
những lệch lạc trong suy nghĩ, hành động của sinh viên, hơn lúc nào hết,
toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị, toàn xã hội ngoài việc chăm lo giáo
dục tri thức, chuyên môn, phải hết sức quan tâm giáo dục đạo đức cách
mạng cho sinh viên. Tất cả điều đó đặt ra yêu cầu bức thiết đòi hỏi chúng ta
phải nhận thức đúng đắn vai trò của giáo dục và giáo dục đạo đức cho sinh
viên.
-Tính cấp thiết của đề tài thực
chất là nói rõ vì sao mình
chọn đề tài này
-Viết cần bám sát tên đề tài là
giáo dục đạo đức cách
mang cho sinh viên
Trường cao Đẳng Cần Thơ là một trong những trường với vao trò vị
trí quan trọng cung cấp nguồn nhân lực cho thành phố Cần Thơ và các tỉnh
ĐB SCL với số lượng sinh viên rất đông, đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau,
bên cạch nhiều sinh viên với lập trường tư tưởng chính trị đúng đắn có đạo
đức của người sinh viên thì cũng có một bộ phận sinh viên lập trường tư
tưởng chính trị chưa vững vàng, xa rời lý tưởng, có lối sống thực dụng, thích
hưởng thụ, ngại học tập, rèn luyện, dẫn đến vi phạm nội quy, quy chế, tệ nạn
xã hội, vi phạm kỉ luật, pháp luật… Ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu
cũng như hiệu quả giáo dục toàn diện của nhà trường.
Là một giảng viên giảng dạy các bộ môn lý luận: Những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác Lênin và Giáo dục chính trị. Với những lý do trên việc
nghiên cứu vấn đề: “Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên trường
Cao đẳng Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay” là rất cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề đạo đức cách mạng và giáo dục đạo đức cách mạng đã thu hút
sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Cho đến nay đã có khá
nhiều công trình được công bố, trong đó có những công trình liên quan đến
đề tài, tiêu biểu như:
Về đạo đức cách mạng:
Giáo sư Vũ Khiêu (1974) chủ biên cuốn Đạo đức mới. Trong tác
phẩm này, vấn đề đạo đức mới được làm sáng tỏ trên những nét cơ bản.
Giáo sư Nguyễn Trọng Chuẩn – Phó Giáo sư Nguyễn Văn Phúc
(2003) đồng chủ biên cuốn Mấy vấn đề về đạo đức trong điều kiện kinh tế
thị trường hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Các tác giả đã bàn về
những nội hàm của đạo đức, giáo dục đạo đức trong nền kinh tế thị trường,
những giải pháp khắc phục sự tha hóa, xuống cấp trên một số mặt của đạo
đức trong xã hội hiện tại.
Cùng hướng nghiên cứu, tác giả Trịnh Huy Duy (2009) trong công
trình Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội đã khẳng định trong nền kinh tế
thị trường có sự thay đổi về một số hệ giá trị, sự hội nhập với các nền kinh tế
bên ngoài, vì vậy, vấn đề xây dựng đạo đức mới cần được quan tâm một
cách đúng mực, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong
tình hình hiện nay.
- "Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng", Nxb Sự thật, Hà Nội, 1976.
- "Chủ động và tích cực xây dựng đạo đức mới", Nxb Sự thật, Hà Nội,
1983.
- "Tư tưởng đạo đức cách mạng - truyền thống, dân tộc, nhân loại", Vũ
Khiêu (chủ biên), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993.
Về giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên trong điều kiện hiện
nay có các công trình:
- Phạm Đình Nghiệp, Giáo dục tư tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ
Việt Nam trong tình hình mới, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1999. Võ Minh
Tuấn, Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên, Tạp chí Xây dựng Đảng
điện tử, tháng 5-2004. Đã nêu những nội dung giáo dục đạo đức và các hình
thức giáo dục đạo đức cho thế hệ mới. Các vấn đề đều phải chú trọng và
được quan tâm đúng, kịp thời.
Luận án tiến sỹ Triết học của tác giả Trần Sỹ Phán (1999), “Giáo dục
đạo đức đối với sự hình thành phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay”. Tác giả đã đi sâu phân tích đặc điểm nhân cách
sinh viên, trong đó khẳng định “nhân cách sinh viên là nhân cách chưa hoàn
chỉnh, đang trong giai đoạn định hình”, vì vậy, sự biến đổi đạo đức diễn ra ở
tầng lớp xã hội đặc thù này là một tất yếu. Trên cơ sở đó tác giả tập trung
phân tích vai trò của giáo dục - nhất là giáo dục đạo đức - đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc
tế.
Tác giả Lương Thị Bích Ngọc đã tiến hành nghiên cứu đề tài cho luận
văn thạc sỹ của mình “Giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Kĩ
thuật Công nghiệp Thái Nguyên hiện nay theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh”. Tác giả đã làm rõ tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho SV,
phân tích nguyên nhân, thực trạng của việc giáo dục đạo đức, từ đó đề ra
những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho SV trường
Đại học Kĩ thuật Công nghiệp Thái Nguyên.
Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Triết học của tác giả Bùi Thị Thanh
Huyền với đề tài “Sự biến đổi đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay. Tác
giả đã nghiên cứu vai trò của SV trong đời sống xã hội, đặc điểm cơ bản đạo
đức và phân tích thực trạng sự biến đổi đạo đức SV Việt Nam hiện nay cũng
như những nhân tố tác động đến sự biến đổi đó từ đó đề ra những giải pháp
cơ bản nhằm thúc đẩy những biến đổi tích cực và hạn chế những biến đổi
tiêu cực.
Ngoài ra, một số bài viết đã đề cập đến khía cạnh này hay khía cạnh
khác của vấn đề, cụ thể như: "Giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam" do
Trần Văn Giàu chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980. Bài viết xoay
quanh các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà nổi lên hàng đầu đó là
tinh thần yêu nước, đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá
nhân, luôn chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước, có ý thức giữ gìn và phát
triển bản sắc dân tộc, luôn tự hào về dân tộc…
“Thực trạng và giải pháp giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị, lối
sống cho thanh niên học sinh, sinh viên trong chiến lược phát triển toàn
diện con người Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước” của tác giả
Trần Kiều (2001). Tác giả đã nghiên cứu về thực trạng đạo đức, tư tưởng
chính trị, lối sống của thanh niên học sinh sinh viên trong thời kỳ Công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, tìm ra nguyên nhân của thực trạng từ đó đề ra giải
pháp để giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống cho thanh niên học
sinh, SV.
"Đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay và những phương hướng, biện
pháp giáo dục lối sống cho sinh viên", Đề tài nghiên cứu khoa học, mã số
B94-38-32 do Mạc Văn Trang chủ biên (Viện nghiên cứu phát triển giáo dục
- Bộ Giáo dục và Đào tạo), 1995.
Đặc biệt, các công trình nghiên cứu chuyên sâu và bài viết của tác giả
Đặng Cảnh Khanh về đối tượng thanh niên đã cho cái nhìn khá đầy đủ về vai
trò, đặc điểm phát triển đạo đức, cũng như những thay đổi trong sự phát triển
đạo đức, lối sống và định hướng giá trị của họ trong điều kiện mới. Như các
công trình nghiên cứu Xã hội học Thanh niên (2006); Cần đẩy mạnh hơn
nữa những nghiên cứu khoa học về thanh niên, (Tạp chí Cộng sản số
6/2011).
GS. TSKH Huỳnh Khái Vinh với bài viết “Một số vấn đề về lối sống,
đạo đức, chuẩn giá trị xã hội”. Trong công trình này, tác giả đã làm rõ
những vấn đề lí luận về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội và sự vận
động của nó dưới tác động của các nhân tố chính trị, kinh tế và xã hội.
Ngoài ra còn có rất nhiều bài viết đăng trên các tạp chí Triết học xoay
quanh các vấn đề về tư tưởng chính trị, đạo đức của sinh viên như:
Tạp chí Triết học, số 4-1992; "Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh
niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường" do Thái Duy Tuyên chủ
biên, Hà Nội, 1994.
Tác giả Nguyễn Văn Phúc (2000), “Tình cảm đạo đức và giáo dục
tình cảm đạo đức trong điều kiện hiện nay”, Tạp chí Triết học. Bài viết này
cho chúng ta một cách nhìn khái quát về vai trò của tình cảm đạo đức trong
đời sống con người, trên cơ sở đó khẳng định sự cần thiết phải giáo dục tình
cảm đạo đức cho mọi đối tượng xã hội.
Tạp chí Triết học, số 5, 1998; "Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn
đề giáo dục, rèn luyện đạo đức trong nền kinh tế thị trường" của Hoàng
Trung.
"Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục" của Nguyễn Đình
Tường, Tạp chí Triết học, số 6, 2002…
Các chuyên khảo, đề tài, bài viết đã nghiên cứu đạo đức cách mạng và
giáo dục đạo đức cách mạng dưới nhiều góc độ khác nhau, đề xuất nhiều
giải pháp tiến hành giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, sinh
viên. Tuy nhiên chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu một cách trực tiếp, toàn
diện có hệ thống toàn diện về giáo dục đạo đức cách mạng của sinh viên
Trường Cao đẳng Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, đề tài nghiên
cứu của tác giả không trùng lặp với các công trình khác đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận, khảo sát thực trạng, mục đích
nghiên cứu của luận văn nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cách
mạng cho sinh viên trường cao đẳng Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải làm sáng tỏ cơ sở lý luận của vấn đề giáo dục đạo đức
cách mạng cho sinh viên trường cao đẳng Cần Thơ trong giai đoạn hiện
nay.
- Khảo sát thực trạng của việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh
viên trường cao đẳng Cần Thơ trong thời gian qua.
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, luận văn đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về giáo dục đạo đức cách
mạng cho sinh viên trường cao đẳng Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tương và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tiếp cận từ góc độ chính trị - đạo đức, nghiên cứu lý luận
đạo đức và giáo dục đạo đức cách mạng, đánh giá thực trạng công tác giáo
dục đạo đức cách mạng cho sinh viên trường Cao đẳng Cần Thơ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên
trường cao đẳng Cần Thơ từ năm 2012 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và giáo
dục đạo đức cách mạng, lối sống cho sinh viên; đồng thời dựa trên các Nghị
quyết, các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo
của Ủ ban nhân dân Thành phố Cần Thơ, Trường cao đẳng Cần Thơ về công
tác giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên.
- Luận văn kế thừa các kết quả nghiên cứu của những công trình khoa
học có liên quan đã công bố, nghiệm thu, đồng thời còn sử dụng những tài
liệu của các Đảng bộ, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trường cao đẳng Cần
Thơ có liên quan đến đề tài
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu: phương pháp thống kê;
phương pháp so sánh; phương pháp phân tích; phương pháp tổng hợp;
phương pháp lịch sử - lôgich; phương pháp điều tra xã hội học
6. Giả thuyết khoa học
Công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên trường Cao đẳng
Cần Thơ còn có những hạn chế, nếu thực hiện được các giải pháp hợp lý thì
sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên của các trường trên địa
bàn thành phố.
7. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của vấn đề giáo dục
đạo đức cách mạng cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay.
- Luận văn đã khảo sát thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả về giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên trường Cao
đẳng Cần Thơ.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong công tác giáo dục đạo
đức cách mạng cho sinh viên nói chung và sinh viên của trường Cao đẳng
Cần Thơ nói riêng.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN
Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ
Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO
ĐẲNG CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm đạo đức
1.1.2. Khái niệm đạo đức cách mạng
1.2. Một số vấn đề lý luận về giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh
viên hiện nay
1.2.1. Vai trò của giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên hiện nay
1.2.2. Hình thức, phương pháp giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh
viên các trường Cao đẳng
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức cách mạng của sinh viên
1.3.1. Những nhân tố khách quan tác động đến đạo đức cách mạng của
sinh viên
1.3.1. Những nhân tố chủ quan tác động đến đạo đức cách mạng của
sinh viên
Kết luận chương 1
Chương 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO
SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ
2.1. Khái quát về Trường Cao đẳng Cần Thơ
- Về Trường Cao đẳng Cần Thơ
- Về sinh viên trường Cao đẳng Cần Thơ
2.2. Thực trạng đạo đức cách mạng của sinh viên trường Cao đẳng Cần
Thơ hiện nay
- Mặt tích cực. Nguyên nhân
- Hạn chế. Nguyên nhân
2.3. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh
viên trường Cao đẳng Cần Thơ
2.3.1. Thực trạng nhận thức về công tác giáo dục đạo đức cách
mạng cho sinh viên mạng cho sinh viên
- Mặt tích cực
- Hạn chế
2.3.2. Phương thức giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên
- Hình thức, phương pháp
- Những kết quả đạt được và nguyên nhân
- Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Những vấn đề đặt ra
Kết luận chương 2
Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG
CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. Quan điểm về giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên
trường Cao đẳng Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay
3.1.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục đạo đức
cách mạng
3.1.2. Kết hợp giữa giáo dục với tự giáo dục trong giáo dục đạo đức
cách mạng cho sinh viên
3.1.3. Kết hợp giữa lý luận với thực tiễn trong giáo dục đạo đức cách
mạng cho sinh viên
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức
cách mạng cho sinh viên trường Cao đẳng Cần Thơ trong đoạn hiện nay
3.2.1. Nâng cao nhận thức về giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên
trong đoạn hiện nay
3.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, phát huy
vai trò của Nhà trường, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên giáo dục đạo đức
cách mạng cho sinh viên
3.2.3. Phát huy vai trò giảng dạy các môn lý luận chính trị và các môn
học khác trong giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên
3.2.4. Đa dạng hóa các hình thức giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh
viên
3.2.5. Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu giáo
dục đạo đức cách mạng cho sinh viên
KẾT LUẬN
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của
học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học và trường trung cấp
chuyên nghiệp hệ chính quy ban hành theo quyết định số 50/2007/QĐ -
BGDĐT ngày 29/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quy định về đạo đức nhà giáo ban hành
theo Quyết định số 16/2008/QĐ - BGDĐT ngày 16/04/2008 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy định về công tác giáo dục phẩm
chất, chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trong các đại
học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ban
hành theo Quyết định số 50/2007/QĐ - BGDĐT ngày 29/8/2007 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Chỉ thị về tăng cường công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật trong ngành giáo dục số 45/2007/CT - BGDĐ
ngày 17/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định ban hành chương trình các
môn Lí luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng cho sinh viên khối
không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh số 52/ 2008 /
QĐ-GDĐT ban hành ngày 18/9/2008.
7. Bộ Chính Trị, Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 17/02/2005 Về xây dựng và
phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
9. Bộ giáo dục và Đào tạo (1996), Định hướng chiến lược phát triển Giáo
dục và đào tạo từ nay đến năm 2020, Hà Nội.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Giáo trình Đường lối cách mạng của
Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Giáo trình Những nguyên lý của chủ
nghĩa Mác – Lênin, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb
Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
13. Bộ Giáo dục và đào tạo (1998), Những vấn đề chiến lược phát triển giáo
dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Giáo dục, Hà Nội
14. Nguyễn Trọng Chuẩn - Nguyễn Văn Huyên (2002), Giá trị truyền thống
trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 BCH
Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 BCH
Trung ương khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần VI, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
21. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần VII, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
22. Đảng cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần VIII, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
23. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần IX, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
24. Hồ Ngọc Đại (1990), “Giải pháp đổi mới giáo dục”, Tạp chí Cộng sản,
(4), tr.15.
25. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2007), Điều lệ Đoàn.
26. Đoàn Trường cao đẳng Cần Thơ (2010), Tài liệu tập huấn kĩ năng nghiệp
vụ công tác Đoàn và triển khai nghị quyết Đại hội Đoàn các cấp.
27. Cao Ngọc Hải (2005), Chất lượng giáo dục đạo đức cách mạng trong các
trường sĩ quan ngoại ngữ quân đội nhân Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Khoa
học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
28. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Giáo trình Đạo đức học,
(Dùng cho hệ cử nhân chính trị), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Hội Sinh viên Việt Nam (2005), Báo cáo chuyên đề một số thực trạng và
định hướng lối sống trong sinh viên hiện nay.
30. Hội Sinh viên Trường Cao đẳng Cần Thơ (2007), Báo cáo tổng kết công
tác Hội và phong trào sinh viên nhiệm kỳ IV (2006-2008).
31. Vũ Khiêu (1993), Tư tưởng đạo đức cách mạng - truyền thống, dân tộc,
nhân loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
32. Trần Hậu Kiêm (chủ biên) (1997), Giáo trình Đạo Đức học, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
33. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 2, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
34. C.Mác, Ph.Ăngghen (1994) Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. Phạm Đình Nghiệp (1999), Giáo dục tư tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ
Việt Nam trong tình hình mới, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
41. Nguyễn Trọng Phúc (2007), “Rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng-
một nội dung quan trọng trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng ta hiện nay”,
Lý luận - thực tiễn, (9).
42. Dương Quốc Quân (2005), Xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ
chủ chốt cấp cơ sở trong điều kiện kinh tế thị trường ở tỉnh Bắc Giang
hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
43. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giáo
dục Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
44. Trần Thị Thanh (2005), Đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ quản lí
giáo dục ở các trường thuộc sở giáo dục-đào tạo thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay - thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ khoa học
chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
45. Thủ tướng Chính phủ (2007), Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội năm
2007 và nhiệm vụ năm 2008.
46. Võ Minh Tuấn (2004), "Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên",
Tạp chí Xâydựng Đảng điện tử.
47. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
48. Đào Thanh Hải, Minh Tiến (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục,
Nxb Lao động, Hà Nội.
49. Hồ Chí Minh (1960), Về giáo dục thanh niên, Nxb Thanh niên
50. Đỗ Mười (1996), Phát triển mạnh Giáo dục – Đào Tạo phục vụ đắc lực
sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Giáo dục.
51. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X (1998),
Luật giáo dục, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
52. C.Mác, Ph.Ăngghen (1991), Tuyển tập, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội.
53. C.Mác, Ph.Ăngghen (1991), Tuyển tập, tập 3, Nxb Sự thật, Hà Nội.
E. PHỤ LỤC
DỰ KIẾN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Nội dung Thời gian
Đọc các tài liệu liên quan Từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2014
Làm và bảo vệ đề cương Tháng 13/11 năm 2014
Tiến hành nghiên cứu tài liệu và
triển khai luận văn
Từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 02 năm
2015
Viết luận văn Từ tháng 03 đến tháng 05 năm 2015
Hoàn thiện luận văn Tháng 06 năm 2015
Bảo vệ luận văn Tháng 09 Năm 2015