Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

THUYẾT MINH về LOÀI TRÂU hóa thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.49 KB, 3 trang )

THUYẾT MINH VỀ LOÀI TRÂU(HÓA THÂN)
Vào một buổi sớm tinh mơ, bầu trời trong xanh cao vời vợi với những đám mây trắng bềnh bồng
trôi, Trâu tôi đang tham gia vào một cuộc phỏng vấn của tờ báo “Ban mai xanh”. Tại đây tôi gặp
gỡ với biết bao người bạn như anh Ngựa, chị Vịt,…và không khí huyên náo nơi đây cũng làm
cho tôi đầy háo hức.
Và rồi cũng đến lượt phỏng vấn của tôi. Anh phóng viên nhanh nhảu:
-Chào anh, tôi là Họa mi đến từ tờ báo “Ban mai xanh”. Hôm nay chúng tôi đang làm một bộ
phim tài liệu với chủ đề “Người bạn của làng quê Việt Nam”, mời anh hãy giới thiệu về bản thân
mình ạ.
-Xin chào các bạn khán giả thân mến. Khi nhắc đến làng quê Việt Nam, hẳn ai cũng nghĩ ngay
đến những cánh đồng lúa bát ngát hay những người nông dân một nắng hai sương gắn bó với
ruộng vườn hay những triền đê bãi cỏ với lũ trẻ tho hồn nhiên đang ngước mắt nhìn cánh diều no
gió… Và chắc cũng chẳng ai có thể quên được chúng tôi- những chú trâu hiền lành luôn gắn bó
với người nông dân chất phác, mộc mạc.
con_trau_02
Dừng lại một lúc, tôi nói tiếp:
-Dòng họ trâu Việt Nam chúng tôi thuộc lớp Thú có vú, họ nhà Bò, có đặc tính nhai lại nên được
xếp vào bộ Nhai lại, nhóm Sừng rỗng và bộ Guốc chẵn đấy. Tôi nghe cha mẹ mình kể lại rằng tổ
tiên chúng tôi có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
sung_trau_01
Nghe tôi kể, anh bạn Họa Mi có vẻ rất thích thú:
-Trông thân hình anh lực lưỡng và tròn to thế kia chắc hẳn là phải khỏe lắm nhỉ ?
-Vâng. Họ nhà Trâu chúng tôi ai cũng khỏe cả, tôi tự hào về điều đó. Với bộ áo màu xám, vai ù
lên những bắp thịt và cái bụng to, mông dốc giúp họ Trâu chúng dễ dàng phân biệt với họ nhà
Bò.
-Anh bạn Trâu ơi, có thể nói các anh sở hữu một vóc dáng “trời cho” rất đáng yêu. Và tôi cũng
như quý khán giả rất ấn tượng về cặp sừng của anh. Chúng như những cái lưỡi liềm, cong vút
hướng vào nhau, có phải đó chính là vũ khí tự vệ của anh?
Nghe Họa Mi khen cặp sừng của mình như thế, tôi thấy rất vui:
-Đúng vậy. đây chính là vũ khí tự vệ rất hữu hiệu đấy. Tuy nhiên, bản tính trâu nhà chúng tôi rất
hiền nên chỉ khi thật sự cần thiết, chúng tôi mới cần đến. À mà, chú Trần Đăng Khoa cũng có


những vần thơ đặc tả chúng tôi rất sinh động đấy, anh có muốn tôi cùng chia sẻ không?
-Vậy thì còn gì bằng. Mời anh Họa Mi đáp.
- Con trâu lông đen mượt
Cái sừng nó vênh vênh
Nó cao lớp lênh khênh
Chân đi như đạp đất.
-Ồ, bài thơ hay thật nhỉ Chàng Họa Mi tỏ vẻ đắc chí.
-Phải. Anh biết không? Đặc biệt nhà Trâu chúng tôi có trọng lương rất lớn. Thường thì một bác
trâu cái có cân nặng từ 350- 400 kg, còn những người đàn ông như tôi thì nặng khoảng 350- 500
kg.
Đến đây, anh phóng viên vui vẻ cười bảo tôi:
-Thật tuyệt vời. Tôi nghe ông bà xưa hay bảo rằng:" Con trâu là đầu cơ nghiệp", anh nghĩ thế
nào? Mời anh cùng hãy trình bày cho khan giả của chương trình cùng biết.
-Câu hỏi hay thật. Như tôi đã chia sẻ, trâu tôi có thân hình to khỏe nên sẽ có một sức lực dẻo dai
và bền bỉ. Chúng tôi thường làm những công việc nặng nhọc như kéo cày, kéo bừa,… Sau mỗi
vụ mùa, đất ruộng trở nên khô cứng, lại thêm mấy gốc rạ với bộ rễ chùm kết chặt vào nhau nên
chỉ có sức của nhà Trâu mới giúp các bác nông dân được. Tôi gò lưng kéo cày, thong thả theo
nhịp bước và tiếng chỉ huy “vắt, diệt” của các bác, ngoan ngoãn và chăm chỉ. Hết thửa ruộng này
đến thửa ruộng kia, chúng tôi cày bừa nhuần nhuyễn chỉ mong những cây mạ non được đặt xuốn
lớp bùn sênh sang màu mỡ, hứa hẹn một mùa bội thu. Rồi đến mùa gặt, tôi lại cùng những người
chủ hăm hở kéo những xe lúa vàng ươm nặng trĩu về chất đầy kho. Trâu tôi kéo xe đi trước, các
bác đẩy xe phía sau cùng vui vẻ phấn khởi, hát vang lên khúc nhạc đồng quê:
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công
Khi nào cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
trau_cay_02
keo_xe_02
-Rõ là một câu chuyện đẹp phải không các bạn? Xin phép hỏi anh Trâu, làm việc vất vả như thế,
anh có mệt không? Tôi có đọc qua câu chuyện “Trí khôn của ta đây”, Hổ có bảo:” Này anh bạn,

vì sao anh phải khổ như vậy?”, anh nghĩ sao về câu hỏi của Hổ cũng như của tôi?
- Mệt thì rõ mệt đấy, người ta hay bảo “khổ như trâu” mà, nhưng chúng tôi lại thấy hạnh phúc
hơn là buồn bởi đã đóng góp sức mình cho đời anh ạ.
-Vậy với công việc như thế thì người chủ hay người nông dân chăm sóc các anh như thế nào?
- Dù là rất khỏe nhưng cũng chúng tôi cũng cần được chăm sóc tốt, cho ăn đầy đủ chất dinh
dưỡng, tắm rửa sạch sẽ. Mỗi buổi làm việc nên cho nghỉ tối thiểu hai lần từ 20-30 phút. Vào mùa
đông, chúng tôi được sưởi ấm bằng cách che chắn chuồng trại hoặc lót them rơm vào chỗ nằm.
Chàng phóng viên vui vẻ tiếp lời:
-Tôi nghe bảo, ngoài việc đồng áng, trâu còn có thể cho thịt, phân dùng để bón cây, bộ da dày
làm trống hay dây thừng; sừng trâu làm tù và hay được sản xuất thành các mặt hang thủ công mĩ
nghệ rất bắt mắt khách du lịch phải không ạ?
luoc_sung cây lược được làm từ sừng trâu
-Đúng vậy. Ngoài ra, chúng tôi còn gắn bó với tuổi thơ của trẻ em miền quê. Dưới các bờ tre
xanh là nơi tôi nằm nghỉ nghe tiếng sáo vi vu cùng tiếng đọc bài của các em. Không biết tự bao
giờ, chăn trâu đã trở thành niềm vui với những đứa trẻ mục đồng. Bên cạnh đó, tôi còn xuất hiện
trong nhiều lễ hội, sinh hoạt văn hóa nghệ thuật như hội chọi trâu ở Đồ Sơn, lễ Đâm trâu ở Tây
Nguyên…Chọi trâu không đon thuần là hai chú trâu chọi nhau mà nó đã trở thành tục lệ, tính
ngưỡng của người dân. Nó không chỉ đề cao tinh thần thượng võ của dân tộc mà còn nhằm tôn
vinh những chú trâu- người bạn đồng cam cộng khổ của người dân đất Việt.
dam_trauchoi_trau_01
trau_vs_tre_con_01
-Xin cảm ơn những lời chia sẻ hết mực chân thành của anh. Quý khán giả thân mến, những chú
trâu từ lâu đã gắn bó với người nông dân đã trở thành biểu tượng của đất nước Việt Nam. Ngày
nay, dù nhiều máy móc hiện đại giúp công việc đồng áng được dễ dàng hơn nhưng chắc chắn
hình ảnh anh bạn Trâu của ta sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm hồn người Việt.

×