Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

báo cáo thực tế công nghệ sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 40 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
BÀI BÁO CÁO
THỰC TẾ CƠ SỞ
MÃ HỌC PHẦN: CS304
LỚP: DA1336A1
CẦN THƠ - 8/2015
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TRẦN VŨ PHƯƠNG
SINH VIÊN
ĐÀO HỒNG TƠ
MSSV: B1303740

MỤC LỤC
I.GIỚI THIỆU: 1
1.Giới thiệu về học phần: 1
2.Giới thiệu về chuyến đi thực tế: 2
II.NỘI DUNG: 5
1. Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam 5
1.1 - Thời gian: 5
1.2 - Địa chỉ: 5
1.3 - Nội dung học tập: 5
1.3.1 - Các lĩnh vực hoạt động của Viện: 6
1.3.2 - Kỹ thuật được ứng dụng trong sản xuất giống: 8
1.4 - Nhận thức bản thân: 8
2. Trung tâm kỹ thuật và CNSH Tiền Giang 9
2.1-Thời gian: 9
2.2-Địa chỉ: 9
2.3-Nội dung học tập: 9


2.3.1-Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng: 10
2.3.2-Quy trình sản xuất phân hữu cơ – vi sinh: 11
2.4-Nhận thức bản thân: 13
3. Trại rắn Đồng Tâm 13
3.1-Thời gian: 13
3.2-Địa chỉ: 14
3.3-Nội dung học tập: 14
3.3.1-Các hoạt động của trại: 14
3.3.2- 5 loại rắn đáng chú ý trong Y học và Kinh tế xã hội: 15
3.4-Nhận thức bản thân: 18
4. Trang trại nho Ba Mọi – Ninh Thuận 18
4.1-Thời gian: 18
4.2-Địa chỉ: 18
4.3-Nội dung học tập: 18

4.3.3-Quy trình trồng nho: 20
4.4-Nhận thức bản thân: 21
5. Viện Hải Dương học Nha Trang 21
5.1-Thời gian 21
5.2-Địa chỉ: 21
5.3-Nội dung học tập: 21
5.3.1-Lịch sử của Viện: 21
5.3.2-Hoạt động của Viện: 22
5.3.4-Một số ứng dụng đáng quan tâm của Viện: 23
5.4-Nhận thức bản thân: 24
6. Viện sinh học Tây Nguyên 24
6.1-Thời gian: 24
6.2-Địa chỉ: 24
6.3-Nội dung học tập 24
6.3.1-Lịch sử và các lĩnh vực hoạt động của Viện Sinh học Tây Nguyên 24

6.3.2-Hoạt động của Viện: 25
6.3.3- 5 loài động vật liệt kê trong sách đỏ: 26
6.3.4-Ứng dụng đáng quan tâm của Viện: 29
6.4-Nhận thức bản thân: 29
7. Cơ sở sản xuất café chồn 30
7.1-Thời gian: 30
7.2-Địa chỉ: 30
7.3-Nội dung học tập: 30
7.3.1-Quy trình sản xuất café chồn: 30
7.4-Nhận thức bản thân: 31
8. Cơ sở sản xuất tơ tằm 31
8.1-Thời gian: 31
8.2-Địa chỉ: 31
8.3-Nội dung học tập 31
8.3.1-Quy trình sản xuất tơ tằm: 32

I. GIỚI THIỆU:
1. Giới thiệu về học phần:
Thực tế cơ sở (ngành công nghệ sinh học) là một môn học giúp sinh viên học hỏi kinh
nghiệm trong lĩnh vực mà mình quan tâm. Về cơ bản quá trình đi thực tế cũng giống như quá
trình đào tạo một nhân viên mới cho một công ty, một cơ sở sản xuất hay một nhà máy chế
biến, các sinh viên sẽ được học hỏi nhiều kinh nghiệm, được nghe những người hướng dẫn,
chỉ dạy tận tình các công đoạn chuẩn bị, quy trình, cách thực hiện,…để sinh viên hiểu rõ hơn
về thực tế của các cơ sở sản xuất, nhà máy, Viện nghiên cứu,… hoạt động như thế nào.
Mặc dù thời gian đi thực tế và môn học thực tế cơ sở là những yêu cầu bắt buộc đối với sinh
viên trường Đại Học trước khi tốt nghiệp. Tuy nhiên ý nghĩ của thực tế được hiểu và áp dụng
đúng đắn:
-Về phía nhà trường, ban chỉ đạo (đối với nghành công nghệ sinh học):
Tổ chức chyến đi thực tế (khoảng một tuần lễ) để giới thiệu và hướng dẫn cho sinh viên các hoạt
động quan sát, trao đổi thông tin và khảo sát tình hình thực tiễn của một số đơn vị tiêu biểu như

Viện nghiên cứu, nhà máy, cơ sở sản xuất,… có liên quan về ứng dụng công nghệ sinh học và vi
sinh vật, từ đó có sự so sánh và bổ sung những kiến thức đã được thầy cô giảng dạy tại trường.
-Về phía sinh viên:
+ Trong thời gian đi thực tế sinh sinh phải chủ động học hỏi những kinh nghiệm, cách
làm việc có hiệu quả của mỗi cơ sở để trao dồi, nâng cao hiểu biết cho bản thân. Có cái nhìn
tổng quan về ứng dụng lỉnh vực torng tâm cảu công nghệ sinh học giúp sinh viên định hướng
nghề nghiệp một cách đúng đắn trong tương lai.
+ Mở rộng về sự hiểu biết về thế giới tự nhiên, hiểu rõ hơn về sự đa dạng sinh vật bao
gồm các loài động vật, cũng như sinh vật biển. có cách nhìn đúng về môi trường sống, hệ sinh
thái tự nhiên, các động vật, thực vật quí hiếm, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường chung cho toàn
cầu.
+ Qua các buổi chơi sinh hoạt tập thể, giao lưu văn hóa với người dân tộc đã giúp sinh
viên hình thành kĩ năng mềm, rèn luyện khả năng giao tiếp tốt, khả năng hợp tác, làm việc
nhóm, biết giúp đỡ nhau,…từ đo tạo sự đoàn kết gắn bó, hiểu nhau hơn các bạn trong lớp, tạo
1

một moi trường tập thể, nâng cao tinh thần đoàn kết gắn bó, hiểu nhau hơn các thành viên trong
lớp, hình thành lối sống tập thể văn minh.
2. Giới thiệu về chuyến đi thực tế:
Chuyến đi thực tế kéo dài khoảng một tuần (từ 05h00 sáng ngày 07/08/2015 – 17h00
ngày 13/03/2015) . Chuyến đi của 2 lớp công nghệ sinh học Khóa 39, số lượng là 124 sinh
viên.
+Chuyến đi khởi hành lúc 05h00 sáng (07/08/2015) tại trường Đại Học Cần Thơ (tại
Hội Trường Rùa) .
+07h02m sáng chúng tôi ghé tại trạm dừng chân ở Tiền Giang, 07h48m chúng tôi lại
khởi hành đi Viện cây ăn quả Miền Nam, chưa đầy tới 10 phút chúng tôi đã đến Viện cây ăn.
Đến Viện cây ăn quả, chúng tôi được biết thêm về những hoạt động của Viện,.
+Ở Viện cây ăn quả được một giờ chúng tôi lại khởi hành đi Trung tâm Kĩ thuật và
Công nghệ sinh học Tiền Giang. 10h10m chúng tôi đến Trung tâm, đến đây chúng tôi được
các anh phục trách biết thêm về những kĩ thuật thuật trồng Lan, dưa leo và cà chua bi trong

nhà màng. Đặc biệt chúng tôi được học thêm về những kĩ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng
cho năng suất cao, không sâu bệnh và côn trùng gây hại và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu
dùng. Bên cạnh chúng tôi biết thêm về cách làm phân hữu cơ vi sinh. 11h06m chúng tôi ghé
ăn trưa.
+ 12h40m chúng tôi ghé thăm Trại Rắn Đồng Tâm, ơ đây chúng tôi được các cô hướng
dẫn giải thích cho chúng tôi biết thêm về các loại rắn, đủ các loại rắn được trưng bày ở đây,
đặt biệt là loại “độc xà”. ở đây có hơn 100 con rắn Hổ mang đang được bảo tồn, biết thêm về
những cây dược liệu trị bệnh rắn cắn. Chúng tôi cũng sở hữu những sản phẩm từ rắn, thuốc
bôi ngoài da,…Bện cạnh các loài rắn quý hiếm chúng tôi được tham quan các loài động vật
khác cũng được trưng bày ở đây, vọc, vượn, rùa, kì đà, và chúng tôi cũng được nghe tiếng
vượn hú, cũng là lần đầu tôi nghe vượn hú, cảm giác thật thích thú.
+Ghé thăm trại Rắn được khoảng hơn một giờ, 13h55m chúng tôi phải khởi hành đi
Sài Gòn để nhận phòng trọ. Nhận phòng, Trường Cán bộ quản lí giáo dục, số 07 Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Quận 01, TP Hồ Chí Minh. Ở đây chúng tôi nghĩ qua đêm, buổi chiều chúng tôi được
đi dạo trong Thảo Cầm Viên, đi dọc trên những con đường đầy màu sắc, đúng là Thành Phố
xa hoa đầy màu sắc hơn tôi tưởng.
2

+02h08m ngày 08/08/2015 chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình mới và dài đi Nha Trang,
trên xe chúng tôi hình như tất cả đều ngủ rà ngủ gật, khoảng trời mờ mờ sáng 05h55m chúng
tôi ghé ăn sáng, những gương mặt bơ phờ của chúng tôi hiện ra trên mỗi người. Khoảng
07h00m chúng tôi khởi hành tiếp tục và đến 08h26m chúng tôi đến chùa hang cổ Thạch-Bình
Thạnh. Ở đây chúng tôi được thăm ngôi chùa bên ngoài làm bằng mãnh vụn chén bị bể, được
đi vào mấy cái hang, vách đá biết thêm về những cách thờ cũng của những tôn giáo. Đứng
trên vách đá cạnh chùa, chúng tôi nhìn xa xa ra biển, phong cảnh thật nên thơ, dĩ nhiên là tôi
không bỏ lỡ cơ hội được nhặt những viên đá hay vỏ sò ngoài biển. Mặc dù trời nóng và hình
như tôi toát hết mồ hôi, nhưng chuyến đi thật ý nghĩ và tràn niềm vui với những tấm hình kĩ
niệm nơi ấy.
+13h20m chúng tôi đặt chân lên đất Ninh Thuận ghé thăm trang trại Nho Ba ở đây
chúng tôi được chú Ba giới thiệu về vườn Nho cũng như cách trồng nho và cách làm rượu

vang, sau khi nghe chú Ba nói xong , chúng tôi được ra vườn Nho tham quan, lần đầu tiên đặt
chân vào vườn Nho, mặt dù chỉ thấy những chùm nho mới đang độ tuổi lớn, nhưng cảm thấy
thú vị và hảnh viện về vùng đất Ninh Thuận. Rất tiết thời gian có hạn,15h25m chúng tôi rời
khỏi trang trại Nho để lên đường ra Nha Trang.
+17h02m chúng tôi đến nhận phòng ở Nhà nghĩ công đoàn 22, Phạm Văn Đồng, dọc bờ
biển. Do đến trễ nên chúng tôi nhận phòng và đi ăn, không được tắm biển.
+ Sáng ngày 09/08/2015 chúng tôi thức sớm đi tắm biển và ngắm bình minh, chuẩn bị ăn
sáng.
+08h35m chúng tôi đi Viện hải dương Học ở Nha Trang, vào đây chúng tôi được những
hướng dẫn viên giới thiệu những loài cá mới lạ ở trong Viện, chúng tôi được tham quan rấ
nhiều loại cá ở đây, ở đây chúng tôi bắt gặp phần trưng bày xương cá Ông lớn nhất, bện cạnh
đó chúng tôi được tham quan những sinh động vật được trưng bày ở đây, thật là hấp dẫn, cứ
như tôi đang được tham quan dưới biển, thấy tất cả các loại cả ở biển. Bên phòng bảo mẫu,
chúng tôi được gặp rất nhiều những mẫu các được trưng bày trong các lọ, bên trong chứa
formon, để giữ mẫu.
+Tạm biệt Viện Hải Dương học, chúng tôi khởi hành đi chợ Đầm, ở đó chúng tôi có thể
mua những món quà kỉ niệm tặng cho người thân, mua và thưởng thức những món ăn đặc sản
ở Nha Trang. Rời khỏi chợ Đầm chúng tôi khởi hành tiếp tục tham quan chùa Long Sơn, ở
3

đây chúng tôi được ngắm tượng Phật cao 24m, đây là ngôi chùa nổi tiếng nằm trong danh
sách tha quan du lịch ở Nha Trang, ở đây chúng tôi còn thưởng thức món cơm chay đặc biệt
ngon dành cho khách du lịch. Được 45 phút ghé thăm chùa, chúng tôi tiếp tục ghé tham quan
tháp Bà Ponagar, một quần thể kiến trúc và điêu khắc của dân tộc Chăm. Sau khi tham quan
xong chúng tôi trở về khách sạn, buổi chiều chúng tôi được tự do, tắm biển, ăn uống vui vầy
bên nhau.
+08h00 ngày 10/08/2015 chúng tôi lên đường đi đến vùng đất cao nhất ở Tây Nguyên,
Lâm Đồng nơi có điều kiện khí hậu mát mẻ, sinh vật xanh tốt quanh năm,…Trên đường đi
chúng tôi ghé Bến Lội, chúng tôi được ngắm dòng suối chảy trong xanh, không khí cảm thấy
mát mẻ dễ chịu vô cùng.

+ Ghé ăn trưa xong, chúng tôi gé tham quan Thung lũng Tình yêu,ở đây chúng tôi được
ngắn những cảnh vật đẹp và những loài hoa đua nhau khoe sắc. hơn một giờ thma quan chúng
tôi tiếp tiệp ghé thăm Công ty Rừng hoa ở Đà Lạt. Công ty trưng bày những loài hoa trồng ở
Đà Lạt, và đặc biệt chúng tôi mua những châu hoa tươi mãi mãi được làm bằng công nghệ sấy
hoa khô của Nhật Bản.
+Buổi chiều chúng tôi nhận phòng trọ ở Đà Lạt,
+ 07h00 ngày 11/08/2015 chúng tôi tham quan đỉnh Langbiang,
+Tham quan và tìm hiểu về những loài động vật quý hiếm được trưng bày trong Viện Sinh
Học Tây Nguyên, ghé thăm Chùa Linh Phước, Bảo Tàng Lâm Đồng, Vườn hoa Đà Lạt.
+18h30m: chúng tôi đi giao lưu với người dân tộc, chúng tôi đực thưởng thức món thịt
rừng cùng uống với rượu cần.
+ 07h00 ngày 12/08/2015: chúng tôi tham quan cơ sở sản xuất café Chồn, một loại thức
uống hỏa hạng nhất. Thăm Cơ sở sản xuất tơ tằm, chúng tôi biết được nơi và nhựng công
đoạn quay tơ dệt lụa,…Tiếp theo chúng tôi ghé qua chùa Linh Ẩn Tự.
+Cùng ngày chúng tôi ghé thăm một số điểm tham quan: Trúc Lâm Viên, Thác Datala,
Thiền Viện Trúc Lâm.
+ Sáng 04h00 ngày 13/08/2015 chúng tôi khởi hành về Cần Thơ
+17h00 chúng tôi về đến Trường Đại Học Cần Thơ.
4

II. NỘI DUNG:
1. Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam
1.1 - Thời gian:
(7h45m – 9h45m) Ngày 7/8/2015
1.2 - Địa chỉ:
Trụ sở chính của Viện, tại xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, trên Quốc Lộ
1A, cách thành phố Hồ Chí Minh 75km về phía Tây, diện tích 67ha.
1.3 - Nội dung học tập:
Viện cây ăn quả MIền Nam: Trụ sở chính của Viện đóng tại xã Long Định, huyện Châu
Thành, tỉnh Tiền Giang, trên quốc lộ 1A, cách thành phố Hồ Chí Minh 75 km về phía Tây,

với diện tích là 67 ha. Viện có 2 Trung tâm trực thuộc là Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả
Đông Nam bộ đóng tại địa bàn huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu với tổng diện tích là
436 ha, và Trung tâm Chuyển giao Tiến bộ Kỹ thuật đóng tại Viện. Kết quả nghiên cứu KH
và chuyển giao TBKT trong suốt 20 năm qua, Viện CĂQ miền Nam đã chọn được nhiều
giống cây ăn quả được Bộ NN-PTNT công nhận tạm thời và chính thức (khu vực hóa) gồm:
Xoài cát Hòa Lộc, xoài cát Chu, sầu riêng cơm vàng sữa hạt lép, chôm chôm nhãn, chôm
chôm Java, nhãn xuồng cơm vàng, bưởi Năm Roi, bưởi đường lá cam, quýt tiều, cam sành,
sầu riêng Chín Hóa, Ri6…Viện đã thiết lập được mối quan hệ rộng rãi với nhiều tổ chức quốc
5
Hình 1: Trụ sở chính của Viện cây ăn quả Miền Nam

tế nhằm mở được nhiều khóa chuyển giao TBKT cho các địa phương. Triển khai được 134
mô hình cam sành trồng xen ổi phòng trừ hiệu quả bệnh vàng lá Greening ở các tỉnh Tiền
Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng và nhiều mô hình quản lý tổng hợp bệnh
chổi rồng trên nhãn tại các tỉnh vùng ĐBSCL.
1.3.1 - Các lĩnh vực hoạt động của Viện:
-Chọn lọc, lai tạo và nhân giống cây ăn quả, rau, hoa, cây cảnh phục vụ cho nhu cầu trong
nước và xuất khẩu.
-Điều tra, quy hoạch để xây dựng hoặc tham gia xây dựng các mô hình và cải tạo các vườn
tạp, phát triển các vùng tập trung chuyên canh.
-Chuyển giao các quy trình tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Chuyển giao các quy trình
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ khâu: Chọn tạo giống, nhân giống, kỹ thuật canh
tác, bảo vệ thực vật, thu hái, bảo quản đến chế biến sản phẩm, các chế phẩm, dụng cụ phục vụ
cho nhu cầu phát triển nghề vườn, phát triển nông thôn,…. Cung cấp thông tin thị trường,
khoa học công nghệ về chuyên ngành.
-Nghiên cứu thị trường và tổ chức sản xuất kinh doanh và đề xuất các chính sách phát triển
cây ăn qua, rau, hoa, cây ảnh,…Nghiên cứu sinh lý, sinh thái, bảo vệ thực vật , công nghệ sau
thu hoạch,
-Đào tạo, tập huấn các cán bộ, nông dân; tư vấn xây dựng và chứng nhận VietGAP,
GlobalGAP; giám định dư luận hóa học, vi sinh vật và chất lượng nông sản. Hợp tác quốc tế

về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
-Sản xuất kinh doanh hợp đồng liên doanh, liên kết về nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ, thử nghiệm kĩ thuật mói vói các tổ chức, cá hân trong và ngoài nước.
• Bộ môn Công nghệ sinh học:
-Nghiên cứu biện pháp Công nghệ sinh học để cải thiện giống cây ăn quả, lưu trữ nguồn gen
cây chuối và cây có múi.
-Nuôi cấy mô cây chuối và cây có múi sạch bệnh, vi ghép tạo cấy giống cây có múi sạch
bệnh, giám định bệnh virus trên cây ăn trái, rau và hoa.
-Nghiên cứu phát triển các chỉ thị phần tử trong phân tích tính đa dạng di truyền.
• Bộ môn chọn giống:
- Thu thập, bảo tồn, đánh giá và đưa vào sử dụng nguồn gen cây ăn quả.
6

- Nghiên cứu chọn tạo giống cây ăn quả có phẩm chất tốt, năng suất cao, phục vụ nhu cầu
trong nước và xuất khẩu.
- Nghiên cứu chọn tạo giống gốc ghép cây có múi chống chịu với sâu bệnh hại, mặn, ngập.
• Bộ môn Kĩ thuật canh tác:
-Nghiên cứu sinh lý, sinh thái, giải quyết và chuyển giao kỹ thuật canh tác cây ăn quả.
-Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tổng hợp theo VietGAP, GlobalGAP để nâng cao năng suất
và chất lượng quả.
-Nghiên cứu ảnh hưởng của các giống gốc ghép để nâng cao phẩm chất thương phẩm, gốc
ghép để nâng cao phẩm chất giống thương phẩm, gốc ghép CAQ chống chịu điều kiện khô
hạn, ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.
• Bộ môn bảo vệ thực vật:
-Nghiên cứu thành phần và xây dựng qui trình quản lý tổng hợp sâu bệnh hại quan trọng trên
cây ăn quả, rau và hoa.
-Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật bảo vệ thực vật phục vụ cho ngành sản
xuất rau quả theo hướng an toàn và ít độc.
-Xác định tác nhân gây dịch hại mới trên cây ăn quả cho các tỉnh phía Nam
• Công nghệ sau thu hoạch:

-Nghiên cứu và giải quyết các vấn đề khoa học công nghệ về thu hoạch, xử lý, bảo quản và
chế biến rau quả ở tỉnh phía Nam.
-Nghiên cứu công nghệ kéo dài thời gian bảo quản của một số loại trái cây.
• Trung tâm chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật:
-Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật phục vụ nhu cầu cấp thiết cho nông dân.
-Tư vấn và thực hiện các mô hình trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP.
7

-Tập huấn cho nông dân, kĩ thuật viên các kỹ thuật quản lý vườn, kỹ thuật canh tác cây ăn
quả.
-Giải đáp thắc mắc về các kỹ thuật canh tác vườn qua các phương tiện – thông tin hiện có.
-Cung cấp tài liệu, băng hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cây ăn quả.
-Tham gia các dự án chuyển giao kỹ thuật, thông tin thị trường phát triển hợp tác xã, cải tạo
vườn tạp, mô hình vườn du lịch sinh thái.
1.3.2 - Kỹ thuật được ứng dụng trong sản xuất giống:
- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống nhãn, vải và các cây ăn quả khác bằng
phương pháp ghép nêm đoạn cành cho tỷ lệ sống và xuất vườn cao; quy trình kỹ thuật nhân
giống dứa cayenne bằng biện pháp giâm hom thân và hom nách lá. hoàn thiện một số quy
trình kỹ thuật thâm canh một số cây ăn quả: quy trình kỹ thuật cắt tỉa cành cho nhãn, vải, xoài
hay quy trình kỹ thuật xử lý ra hoa cho dứa cayenne và quy trình kỹ thuật phòng trừ các đối
tượng sâu hại trên cây có múi.
-Nghiên cứu hoàn thiện quy trình ghép cà chua lên gốc cà tím EG203 nhằm hạn chế tác hại do
bệnh, úng ngập đến năng suất của cà chua trong sản xuất rau trái vụ.
-Nghiên cứu thành công quy trình kỹ thuật chăm sóc, điều khiển ra hoa lan Hạc Đính, lan Hồ
Điệp
-Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật xử lý cận và sau hoạch kết hợp bảo quản bằng
nhiệt độ thấp cho vải thiều, chuối tiêu và một số loại rau, hoa; thiết lập quy trình kỹ thuật bảo
quản trong điều kiện khí hậu cải biến cho một số loại sản phẩm rau quả
-Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật thu nhận enzym β-glucosidaza trong nhân hạt mơ,
sử dụng để khử đắng cho một số loại nước quả. Ứng dụng enzym Pectinaza làm tăng hiệu suất

thu hồi nước quả, thu nhận vi khuẩn Lactic dùng trong chế biến rau muối.
1.4 - Nhận thức bản thân:
-Sau khi ghé tham quan và nghe buổi thuyết trình của Cô về Viện cây ăn quả Miền Nam
chúng em biết thêm về tổ chức, đơn vị, những bộ môn trong Viện cũng các hoạt động của
Viện.
8

-Sau khi nghe buổi thuyết trình của Cô, sinh viên chúng em biết và hiểu rõ hơn kỹ thuật
trồng trọt theo mô hình VietGAP hay GlobalGAP, và nhiều kỹ thuật được ứng dụng hiệu quả
trong việc sản xuất giống mới.
-Qua đó, sinh viên có niềm đam mê về cây ăn quả, lĩnh hội các kĩ thuật, làm đề tài luận
văn tốt nghiệp hoặc nghiên cứu đề tài về cây ăn quả, sinh viên chúng em có thể đăng kí vào
học tập và thực tập ở Viện. Được các Thầy, cô hay các anh chị giúp đỡ tận tình về những kĩ
thuật hiện đại, công nghệ cao và truyền đạt những kinh nghiệm làm vườn cho chúng em, từ đó
sinh viên có thể thực hiện cho công việc trồng cây ăn quả tại nhà bằng những phương pháp và
kĩ thuật hiện đại, mới,…và áp dụng những điểm mới của lĩnh vực công nghệ sinh học vào cây
trồng cho năng suất và chất lượng cao.
-Qua buổi thuyết trình đó, sinh viên chúng em sẽ cho thấy ngành Công Nghệ Sinh Học
cực kì quan trọng vì tạo ra nhiều giống cây ăn quả, rau, hoa nhằm cải thiện về chất lượng và
những phẩm chất tốt cho cây trồng, ngoài ra cũng góp phần việc thúc đẩy xuất khẩu trái cây
Việt Nam ra thế giới nhằm cải thiện tình hình kinh tế của người dân trồng cây ăn quả nói
riêng và của cả nước nói chung.
- Việc tích cực chuyển giao công nghệ, kỹ thuật và khoa học của ngành Công Nghệ Sinh
Học là điều cần thiết và hướng để thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp theo công nghệ và kĩ
thuật cao. Ngoài ra việc nghiên cứu thị trường tiêu thụ những sản phẩm không kém phần quan
trọng, giúp cho chúng ta ngày càng được mở rộng thị trường tiêu thụ, và nâng cao hiệu quả
trong ngoại giao quốc tế, đứng vững trên trường quốc tế.
2. Trung tâm kỹ thuật và CNSH Tiền Giang
2.1-Thời gian:
(10h20m – 11h10m) Ngày 7/8/2015

2.2-Địa chỉ:
Quốc lộ 50, ấp Hội Gia, xã Mỹ Phong, TP.Mỹ Tho, tĩnh Tiền Giang
2.3-Nội dung học tập:
Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ sinh học (KT&CNSH) Tiền Giang là đơn vị trực thuộc Sở
khoa học và Công nghệ. Được thành lập năm 2005, đến nay hoạt động của trung tâm đã có
9

những hiệu quả bước đầu trong xây dựng và phát triển CNSH phục vụ công nghiệp chế biến,
hình thành và phát triển công nghiệp sinh học, đặc biệt là trong lĩnh vực vi sinh ứng dụng.
2.3.1-Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng:
Theo nhân viên phụ trách kĩ thuật trồng dưa lưới của Trung tâm cho biết, dưa lưới là loại
rau ăn quả chịu nắng rất tốt, chịu mưa kém (nếu gặp mưa trái sẽ bị nứt theo các khe trên màng
lưới của bề mặt trái). Áp dụng mô hình trồng dưa lưới sẽ tiết kiệm chi phí cho việc phòng trừ
côn trùng. Áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho
quả dưa và không bón thừa các nguyên tố Nitơ, Photpho, Kali,… chuyển đến tay người tiêu
dùng. Dưa của Trung tâm được trồng theo mô hình sau:
-Diện tích: trên 500m
2
-Chọn giống dưa: Taki (Nhật Bản), Chu phấn (Đài Loan) và nhận chuyển giao kĩ thuật từ
Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh
-Dưa được trồng trong ngôi nhà khung thép, màng bao bọc bên ngoài lưới nhựa ngăn mưa và
côn trùng gây hại.
- Mỗi cây dưa được trồng trong một bầu giá thể tơi xốp (đường kính 20-30cm, chiều cao từ
40-50cm), nhiều dinh dưỡng, trong túi chứa các giá thể chủ yếu là sơ dừa. Một túi chỉ trồng
một cây dưa. Các bầu cây được đặt sát nhau trên mặt luống. Như vậy, có thể gia tăng mật độ
cây so với cách trồng ngoài đất, đặc biệt, giúp cho bộ rễ cây nhanh phát triển, hút dinh dưỡng
tốt hơn.
-Có đầu tư và áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt của Israel. Hệ thống tưới được lập trình, , mỗi
cây sẽ có một ống nước tưới. Hệ thống tưới bao gồm bể chứa, bể lắng lọc, hệ thống tiêm hóa
chất để bón phân, thiết bị hẹn giờ và các ống nhánh (mỗi ống nước nhỏ như chiếc đũa cắm

vào giá thể của túi nilon) có nhiều lỗ nhỏ li ti, có khoảng cách đều. Nước được tưới trực tiếp
vào vùng rễ ở mức vừa đủ nhu cầu của cây, tạo điều kiện tốt nhất cho cây phát triển. Tưới dưa
dùng nguồn nước máy, nước sông, nước giếng qua hệ thống xử lý rồi pha chung với chất dinh
dưỡng cần thiết rồi tưới cho dưa. Sử dụng hệ thống tưới nước nhỏ giọt đem lại hiệu quả cao.
Đặc biệt, trong mùa khô hay ở những vùng khô hạn, hệ thống tưới nhỏ có thể giúp hạn chế
được dịch hại vì lá cây không bị ướt. Cỏ dại vì vậy cũng bị hạn chế rõ rệt.
-Dù trồng trong nhà lưới, côn trùng không vào được, nhưng vẫn phải rất kỹ khâu vệ sinh để
tránh vi nấm lây lan. Cụ thể khi tỉa, cắt cành trên cây xong, phải đem ra ngoài ngay. Ngoài ra,
chăm tỉa quấn cành trong giai đoạn đầu phải rất tỉ mỉ, để dây dưa bò thẳng trên dây. Việc thụ
10

phấn cũng cần đúng lúc và kịp thời (thường vào sáng sớm), để trái tăng trưởng đồng loạt, tròn
đều, lưới trên trái đẹp.
-Qua hai tháng rưỡi trồng, mô hình cho thu hoạch 1,5 tấn. Trọng lương trung bình mỗi trái
dưa giống Taki 1,3 kg/trái, Chu phấn từ 1,7-1,8 kg/trái. Giống dưa Taki cho trái nhỏ hơn, hình
lưới trên bề mặt của trái đều và đẹp, độ ngọt cũng cao hơn so với giống dưa Chu phấn. Trong
khi đó, giống dưa Chu phấn có ưu điểm cho trái to hơn so với giống Taki.
-Thu hoạch: khi dưa đến thời điểm thu hoạch, thu mua với giá 21.000 đồng/kg. Với giá bán
này, qua hạch toán, lợi nhuận thu được từ mô hình khoảng 50% tổng nguồn thu từ bán
dưa. Thời gian sinh trưởng của dưa tương đối ngắn nên có thể trồng được từ 3 - 4 vụ/năm.
2.3.2-Quy trình sản xuất phân hữu cơ – vi sinh:
Phân hợp chất vi sinh (HCVS) tận dụng được hàm lượng kali dồi dào từ vỏ hạt điều, giúp
tiết kiệm chi phí sản xuất; đồng thời giải quyết tình trạng ô nhiễm do quá trình thối rữa, sâu
mọt từ vỏ trái gây ra tại các điểm sơ chế lên men hạt ca cao. Phân HCVS từ vỏ hạt điều cho
thấy tính hiệu quả đối với cây trồng, đặc biệt giúp cây cứng chắc và đậu trái nhờ hàm lượng
kali dồi dào từ vỏ hạt điều.
-Thành phần chính:
+Hữu cơ (%): ≥ 20; gồm than bùn, phân bò, vỏ hạt điều,…
+Vô cơ (%): Đạm-Lân-Kali tỉ lệ: 1-2-1
+Acid Humic (%): ≥ 3.5

+Đa lượng (%): N ≥ 0.5 P
2
O
5
≥ 1 K
2
O ≥ 0.5
+Trung lượng (%): Cao ≥ 1.5 MgO ≥ 1.2 S ≥ 0.5
+Nấm đối kháng Trichoderma sp: ≥ 1×10
6
CFU/g
+Vi khuẩn ức chế một số VSV gây bệnh trong đất Bacillus sp: ≥ 1×10
6
CFU/g
+Độ ẩm (%): ≤ 30
-Thành phần bổ sung:
+Vi khuẩn cố định đạm Azotobacter sp: ≥ 1×10
6
CFU/g
+Vi khuẩn phân giải lân Pseudomonas sp: ≥ 1×10
6
CFU/g
+Xạ khuẩn phân giải cellulose Streptomyces sp: ≥ 1×10
6
CFU/g
* Chuẩn bị nguyên liệu hữu cơ:
+Mùn hữu cơ: Than bùn, phân bò, bã bùn, vỏ hạt điều,…Vỏ hạt điều tiến hành phơi
phơi cho đến khi độ ẩm 28 - 32 % cho vào nghiền sơ chế và đưa vào kho chứa mùn.
* Ủ men vi sinh vật phân giải celluloza:
+Chuẩn bị mặt bằng ủ: nơi ủ gần nơi chơi mùn hữu cơ để tiết kiệm công vận chuyển và

công sức lao động.
+Chuẩn bị thùng pha men, máy phun men, men phân giải, nguồn cấp nước sạch để đủ
ủ cho khối lượng hữu cơ đã định.
11

+Lấy 6 lít men phân giải celluloza đã được pha chế để ủ cho 01 tấn thành
phẩm, nếu ủ khối lượng lớn thì theo công thức mà tính toán cần đủ cho khối lượng mùn cần ủ,
khi ủ phải điều tiết độ ẩm 35-50%.
+ Cho một lớp mùn dầy khoảng 15 - 20 cm xuống dưới sau đó tưới đều một
lượt men phân giải, Acid humic lên trên, khi đã tưới xong lớp thứ nhất thì tiếp tục cho
lớp thứ hai, cứ như vậy cho đến khi đống ủ hoàn tất việc ủ men.
+Đống ủ cần được vun cao và tạo khối lớn có kích thước rộng từ 2 - 3 m, cao từ 1
– 1,6 m, độ dài tùy thuộc vào mặt bằng của từng nhà máy để tiết kiệm diện tích ủ.
+Thời gian ủ men phân giải celluloza cho nguyên liệu hữu cơ từ lần 1 từ 7 –
15 ngày, có thể đảo ủ lên men lần 2 từ 7 - 15 ngày thì tiến hành nghiền và sàng để
loại bỏ tạp chất, rác, chuyển vào kho chứa. Nếu nhu cầu của sản xuất phân bón và
thời vụ chăm sóc cây trồng chưa gấp thì thời gian ủ có thể để lâu hơn.
+Sau khi đã đủ thời gian ủ mùn hữu cơ ta thu được sản phẩm là phân nền hữu
cơ để chuẩn bị cho việc sản xuất phân bón tiếp theo.
+Đóng gói thành phẩm.
-Cách sử dụng:
Bón lót: trộn vào giá thể trước khi trồng
Bón bổ sung cho cây sau khi trồng, kết hợp cày xới đất hoặc phủ gốc bằng rơm, lá cây,
…sau khi bón.
-Liều lượng:
Hoa (cúc, vạn thọ,…): 70-100 g/chậu (đường kính ≤ 25 cm)
12
Hình 2: Nơi ủ phân hữu cơ-vi sinh

Cây kiểng, rau Bonsai, cây ăn quả trồng trong chậu : 150-300 g/chậu (đường kính ≥ 50

cm), bón bổ sung 4 lần/năm.
2.4-Nhận thức bản thân:
• Về Trung tâm Kĩ thuật và Công nghệ sinh học Tiền Giang:
-Sau khi ghé thăm Trung tâm Kĩ thuật và Công nghệ sinh học Tiền Giang. Giúp sinh
viên biết được Ngoài ra Trung tâm còn vận dụng những phụ phẩm để làm thức ăn cho heo
hoặc sản xuất phân hữu cơ vi sinh
• Về bài học cho bản thân:
-Sau khi ghé tham quan và học hỏi Trung tâm KT & CNSH Tiền Giang, giúp sinh
viên nắm được kĩ thuật trồng rau, quả hoặc cây cảnh (phong lan) bằng những phương pháp,
công nghệ mới, hiện đại cho hiệu quả cao từ việc ứng dụng công nghệ sinh học vào thực tiễn
và làm giảm bớt nỗi lo ngại cho người tiêu dùng về việc anh toàn và vệ sinh thực phẩm. Từ đó
giúp mỗi sinh viên, người có đam mê về những kĩ thuật trồng cây, có thể thực hiện để làm đề
tài nghiên cứu hoặc áp dụng thực tế trên diện tích đất trồng vườn nhà để thu lợi nhuận cao và
giúp cho người tiêu dùng tin cậy mình hơn.
-Quan sát và hiểu biết thêm về các quá trình, công đoạn chuẩn bị cũng như là các
nguyên, vật liệu, các chủng vi sinh vật dùng để sản xuất phân hữu cơ - vi sinh. Biết thêm về
thành phần tạo nên phân hữ cơ – vi sinh từ đó giúp cho sinh viên cũng như người nông dân
khác có thể chăm sóc và bón phân cho cây trồng, rau quả, một số cây cảnh khác một cách hợp
lý, giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
-Qua đó, với những kiến thức về thực vật, nấm, vi sinh vật,…và kiến thức của ngành
công nghệ sinh học, chúng ta có thể tạo ra những cây trồng có năng suất và chất lượng cao.
Tạo ra những sản phẩm từ việc vận dụng những phụ phẩm, những chất thừa thải, để phục vục
cho nông nghiệp hoặc phục vụ cho con người như phân bón, chất đốt,…Từ đó biết được vai
trò quan trọng của ngành công nghệ sinh học phục vụ cho tương lai con người.
3. Trại rắn Đồng Tâm
3.1-Thời gian:
(12h40m – 13h55m) ngày 07/08/2015
13

3.2-Địa chỉ:

19/9 Lê Thị Hồng Gấm, xã Bình Đức ( cách trung tâm Thành Phố Mỹ Tho khoảng 5km)
huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
3.3-Nội dung học tập:
−Trại rắn Đồng Tâm là một trong những trại nuôi rắn lớn nhất Việt Nam, thành lập từ
năm 1977, được tặng “Anh hùng Lao Động” năm 1989. Khuôn viên trại rắn bao gồm các
cụm, chuồng nuôi rắn, một số loài động vật. Ngoài ra còn có khu trưng bày sản phẩm, tiếp
khách và các cửa hàng dược phẩm, quà lưu niệm.
3.3.1-Các hoạt động của trại:
-Nghiên cứu khoa học: là một đơn vị có chức năng nghiên cứu khoa học, từ năm 1998 tới nay
Trung tâm thực hiện nhiều đề tài cấp bộ và nhiều công trình dự án cấp nhà nước và nhiều dự
án khoa học khác. Đề tài khoa học các cấp mà Trung tâm thực hiện đều đạt kết quả cao và
mang tính thực tiễn phục vụ cộng đồng.
-Nuôi trồng, bảo vệ các cây con làm thuốc, chế biến thuốc y học dân tộc, cấp cứu và điều trị
rắn độc cắn cho bộ đội và nhân dân
-Bảo tồn gen cây con thuốc: trung tâm là nơi bảo tồn dược liệu quí hiếm. Với nuôi trồng và
lưu giữ cây giống để cung cấp cây và thuốc giống cho các đơn vị trong quân đội cũng như
những cơ sở y tế địa phương trong khu vực, ngoài ra nơi đây còn là nơi để các học sinh, sinh
viên các trường đại học, sau đại học đến để nghiên cứu và tìm hiểu về nguồn dược liệu phục
vụ cho những đề tài nghiên cứu khoa học. Trong bảo tồn gen Trung tâm trú trọng bảo tồn các
loài rắn độc.
-Trại rắn còn có xưởng sản xuất các loại thuốc y học dân tộc từ trăn và rắn để phục vụ sức
khoẻ cho nhân dân như: cao trăn, cao rắn, mỡ trăn, rượu rắn, cobratox… Ngoài chức năng
nhiệm vụ đã nêu Trại rắn còn có nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được đó là cấp cứu và
điều trị rắn độc cắn cho quân và dân Đồng bằng sông Cửu long.
- Hiện khoa đã có đội ngũ y bác sỹ lành nghề với chuyên môn cao và trang bị máy móc hiện
đại. Từ tháng 03/2006 tới nay, các bệnh nhân đến đây điều trị, được miễn giảm tiền khám
bệnh và tiền viện phí hàng năm đã miễn giảm cho nạn nhân bị rắn cắn hàng trăm triệu đồng.
Trong suốt thời gian qua Trại rắn đã không ngừng phát triển về cơ sở vật chất, trang thiết bị,
14


hoàn thiện về chuyên môn nghiệp vụ và y đức. Trại rắn đã được vinh dự đón tiếp các nhà lãnh
đạo cao cấp của Đảng, nhà Nước, Quân Đội đến thăm. Và được phong tặng danh hiệu anh
hùng lao động năm 1989.
-Quá trình xây dựng và phát triển, Trại rắn Đồng Tâm không những là nơi nuôi bảo tồn các
động thực vật quí hiếm mà còn là nơi kết hợp với du lịch sinh thái thật tuyệt vời. Bởi nơi đây
có quang cảnh mát mẻ yên tĩnh, nhiều cây trái thơm ngon, mang tính đặc thù của vùng sông
nước Miền tây. Với đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp, không những giới thiệu cho du
khách về họat động của Trại rắn mà còn truyền đạt cho các bạn hiểu về sinh lý, sinh thái, tập
quán, sự phát triển của từng loại rắn.
- Đến với Trại rắn Đồng Tâm ngoài việc tham quan rắn và các loại thú quí hiếm còn là dịp để
du khách tìm hiểu thêm về những cây thuốc nam là nguồn dược liệu vô cùng quí giá đang
được lưu trữ và nhân giống để phục vụ chữa bệnh cho quân và dân. Với những lợi thế của
mình, hàng năm Trung Tâm đã đón nhận hàng ngàn học sinh, sinh viên các trường ở Tiền
Giang, Thành Phố Hồ Chí Minh.
3.3.2- 5 loại rắn đáng chú ý trong Y học và Kinh tế xã hội:
i. Rắn hổ mang:
-Họ: Elapidae
Rắn Hổ mang là một loại rắn thuộc họ rắn Hổ, bộ có Vẩy. Rắn trưởng thành thường ăn
chuột,cóc nhái, rắn,…Rắn giao phối vào tháng 5, đẻ trứng vào tháng 6, với 9-16 trứng, trứng
nở vào tháng 8. Phân bố ở Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Myanma, Thái Lan, Malaisia. Ở Việt
Nam, loài này có số lượng ngày càng ít, trong sách đỏ thuộc mức đe dọa.
-Rắn có giá trị về Y học và Kinh tế:
-Về Y học:
+Mật rắn: pha với rượu uống có tác dụng bổ khỏe, tinh thần sản khoái, hay dùng để
xoa bóp các vết thương tụ máu, nơi các khớp bị sưng đau,…có tác dụng như mật gấu.
+Huyết rắn: pha với rượu uống có tác dụng bổ khẻo, chữa các bệnh chóng mặt, hoa
mắt
+Da rắn: trị phỏng và ghẻ.
+Nọc rắn: làm thuốc tê, chữa các bệnh đau khớp, tê thấp,
-Về kinh tế :

15

+Thịt rắn đang là đặc sản của các nhà hàng, quán nhậu, giá bán 200.000-300.000 đ/kg
có khi trên,
+Da rắn có giá trị làm mĩ phẫm: dây nịt, ví, bóp,…
ii. Rắn hổ hèo (rắn Long Thừa, hy rắn ráu trâu):
-Họ: Colubridae
Rắn hổ hèo là loài rắn không độc loài rắn này có thể dài tới 2 m. Màu của nó biến thiên
từ nâu nhạt ở những vùng khô tới gần như đen ở những khu rừng ẩm ướt. Nói chung nó hay
được tìm thấy ở khu vực ven đô thị, nơi số lượng các loài gặm nhấm khá phong phú. Loài này
phân bố ở Afghanistan, Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka, Indonesia
(Sumatra, Java), Iran, Lào, Tây Malaysia, Nepal, Myanma, Pakistan (khu vực Sindh), Đài
Loan, Thái Lan, Turkmenistan, Việt Nam.
-Rắn hổ hèo có giá trị về Yhọc và Kinh tế:
-Về Y học:
+Cao rắn có vị ngọt, hơi mặn, tính ấm, là vị thuốc bổ mạnh cho gân cốt.
Cao rắn hổ hèo giúp giảm đau do cứng khớp, đau dây thần kinh, trị nhứt mỏi, tê liệt,…là bài
thuốc quí trị bệnh liên quan về xương khớp.
+Thịt nạc rắn: săn chắc do vận động nhiều nên cao rắn hổ hèo chứa nhiều acid amin và
dinh dưỡng thiết yếu bổ cho xương khớp.
+Mật rắn: hữa ho đau lưng, đau bung, nhứt đầu, đau đầu kinh niên,…pha với rượu
uống hoặc nuốt chửng.
+Xác rắn: chứa kẽm Oxyd, Titan Oxyd, Flavonoid, chữa các chứng động kinh nguy
hiểm ở trẻ em, sát trùng, đau cổ họng, lỡ loét, thối tai, cháy nước, chảy mủ.
-Về kinh tế:
Rắn Hổ hèo đại nặng 1,7kg/con có giá bán 500.000 - 600.000 đồng, 1,2 kg/con giá bán
380.000-400.000 đồng.
iii. Rắn cạp nong (rắn Hổ lửa, rắn mai gầm)
-Họ: Elapidae
Rắn cạp nong là rắn độc cỡ tương đối lớn, đầu lớn và ngắn, thân có khoanh đen và

vàng xen kẽ, hàng vãy sống lưng hình 6 cạnh. Là loài rắn độc sống phổ biến, ở rừng núi, đồng
bằng trung du, và sống gần với con người . Sống trong hang chuột , hang mối đã bỏ trống,
sống ở bụi tre, gần bờ sông. Chúng lột xác quanh năm và hoạt động vào ban đêm, ban ngày
rất chậm chạp. Chúng sinh sản vào tháng 5, tháng 6, số lượng trứng đẻ từ 4-16 trứng. Rắn cạp
nong ít cắn người, nhưng khi cắn có thể dẫn đến tử vong, vì độc của nó gấp 4 lần so với rắn
Hổ mang.
-Rắn có giá trị về Kinh tế và Y học:
-Giá trị về Y học:
16

Rắn cạp nong có giá trị dược liệu. Thịt, mật, máu, xác rắn lột, cùng với rắn Hổ mang,
rắn ráo lập thành bộ 3 ngâm trong rượu thành rượu Tam xà; chữa tê thấp và chứng viêm đau
khớp.Nọc rắn có tác dụng ức chế sự phát triển của một số loại tế bào ung thư, hạ huyết áp
trong chữa bệnh cao huyết áp, chữ trị thấp khớp, viêm cơ.
-Giá trị về kinh tế:
Da rắn thuộc được ưa chuộng, Rắn sống được xuất khẩu (trước đây vào những năm 60 thế
kỷ XX, khi rắn còn khá nhiều trong tự nhiên).
iv. Rắn lục đuôi đỏ
- Họ: Viperidae
- Phân bố: Loài rắn này sinh sống chủ yếu trên khu vực núi cao và trong các khu rừng
sâu thuộc dãy Trường Sơn, vùng núi thuộc khu vực Vùng Tây Bắc Việt Nam, Tây bắc Việt
Nam,hiện nay ở cần thơ cũng có loại rắn này.
-Nơi sinh sống: Phần lớn thời gian sông trên cây, vì thế nên da có màu xanh để có thể
dễ ràng ngụy trang. Thị lực của rắn lục rất tốt vào ban đêm nhưng ngược lại ban ngày thì thị
lực yếu.
-Tập tính:
Đây là loài cực độc trong số các loại rắn lục, mình xanh và đuôi có màu nâu đỏ, chiều
dài tối đa khoảng 60 cm với cân nặng khoảng 300gram. Tổng chiều dài con đực 600 mm, con
cái dài 810 mm; chiều dài đuôi con đực 120 mm, con cái 130 mm.
Đây cũng là loài đặc biệt vì trong họ hàng nhà rắn lục chỉ có rắn lục đuôi đỏ là loại đẻ

con, chúng không giống một số loài rắn khác ấp trứng mà sau khi trứng được thụ tinh thì ở lại
ngay trong bụng rắn mẹ và quây thành bào thai riêng biệt như của loài thú, trong thời gian ấp
trứng rắn mẹ vẫn sinh hoạt bình thường, nhưng lúc sinh con ra là lúc phần bụng chỗ hậu môn
sẽ rách ra và toàn bộ số rắn con sẽ chui ra, lúc đó cũng là lúc kết thúc cuộc đời rắn mẹ. Lúc
rắn mẹ mang thai thì do cấu tạo đặc biệt nọc độc của nó tập trung nhiều nhất và hung dữ nhất.
Thức ăn: côn trùng, ếch, nhái, chim, chuột
Giá trị: mật rắn có tác dụng tiêu độc, tiêu khối u, thịt rắn ngâm rượu trị nhức mỏi, đau
khớp,…
v.
17

3.4-Nhận thức bản thân:
-Qua chiến tham quan Trại rắn Đồng Tâm, chúng em được hiểu biết thêm về hầu hết
tất cả các loại rắn, có độc và không có độc. Biết về môi trường sống của các loài rắn, biết
về tập tính sinh sản của chúng, về giá trị của các loài rắn, những loài rắn quý hiếm được
liệt kê trog sách đỏ của Việt Nam.
-Từ đó, giúp sinh viên hiểu rõ hơn về những loài rắn có độc và không có độc, biết yêu
thương và bảo vệ loài động vật này hơn, bảo vệ chúng khỏi nguy cơ bị tuyệt chủng bằng
nhiều biện pháp khác nhau có thể, tuyên truyền,lập biển báo ngăn cấm, thông báo cho các
cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi phát hiện những loài rắn quý hiếm đó.
-Biết thêm về những loài thực vật có tính dược, dùng để trị rắn cắn. Từ đó bết thêm về
cách sơ cứu người bị rắn cắn, giúp tự bảo vệ bản thân cũng như mọi người xung quanh.
-Biết về giá trị Y học và Kinh tế của một số loài rắn có độc và không có độc; có biết
được những loài rắn độc có thể lấy nộc độc của rắn để tạo huyết thanh phòng trừ những
nạn nhân bị rắn cắn, trị nhứt mỏi, đau đầu, đau khớp,…thịt rắn bổ dưỡng, trị nhứt mỏi ,
đau khớp,…rắn ngâm rượu có thể trị bệnh. Và biết biết da rắn có thể dùng làm đồ mĩ
nghệ, dây nịch, bóp, ví,…
-Qua đó, từ kiến thức y khoa và vận dụng kiến ngành công nghệ sinh học, có thể bảo
bệ các loài rắn quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam, bảo vệ môi trường sống của chúng, bảo
tồn nguồn gene quý hiếm. Giúp tạo ra những giá trị dược liệu để dùng cho việc chữa trị

bệnh rắn cắn, chữa các bệnh phong thấp, tê, nhức mỏi, đau khớp,…cũng có giá trị về mĩ
nghệ.
4. Trang trại nho Ba Mọi – Ninh Thuận
4.1-Thời gian:
(13h24m – 15h33m) ngày 08/08/2015
4.2-Địa chỉ:
Trang trại nằm ở Thôn Hiệp Hòa, xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
4.3-Nội dung học tập:
- Trang trại được khởi công ngày 28-3-2005 và hoàn thành vào 11-12-2005, chủ trang
trại là Nguyễn Văn Mọi và được mọi người gọi với cái tên thân mật là Ba Mọi. Chứng kiến sự
đi xuống của nghề trồng nho quê hương cộng với niềm đam mê, ông Nguyễn Văn Mọi (hay
18

thường gọi với cái tên Ba Mọi) đã dồn sức nghiên cứu trồng nho an toàn sinh học, không sử
dụng phân bón hóa học để dựt dậy nghề trồng nho ở Ninh Thuận. Mọi chuyện bắt đầu từ cuối
năm 2000, khi giống nho xanh NH01-48của Trung tâm Nghiên cứu Cây bông Nha Hố được
Ba Mọi trồng thử nghiệm ngay trên 1.000m
2
đất ruộng gò.
4.3.1-Quản lý và tổ chức hoạt động của cơ sở:
-Bộ phận các Nhà nghiên cứu ở đó sẽ tổ chức và nghiên cứu về Nho, giống nào có thể phát
triển được thì kết hợp với một số nông dân để thuần hóa nó, và phân bổ trồng nó.
-Thời gian thuần hóa giống nho khi được bộ nông nghiệp nông thôn công nhận và đưa ra cho
bà con nông dân tốn khoảng 10 năm, trong 10 năm phải giải quyết các vấn đề điều kiện trồng
nho phù hợp với khí hậu đất đai ở Ninh Thuận. Được sự giúp đỡ của các nhà khoa học ở
Trung tâm Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp (thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông
nghiệp miền Nam) ông Ba Mọi đã đưa chế phẩm sinh học vào sản xuất nho an toàn, không để
lại dư lượng hóa chất sau thu hoạch.
- Ba Mọi sử dụng các chế phẩm sinh học Pitazin, Aztron, Mastercoops trong việc phòng trừ
sâu bệnh; sử dụng phân bón vi sinh EM, OLICIBI thay thế phân bón hóa học. Sau bốn tháng

ăn không ngon, ngủ không yên trong “cuộc chơi” đầy may rủi, giống nho mới NH01-48 đã
đem lại cho ông Ba Mọi mùa trái ngọt lành. Với 1.000m
2
đất trồng nho ngay trong vụ đầu,
ông thu hoạch được 0,7 tấn, sau đó tăng lên 1,2 tấn ở vụ thứ hai, rồi 1,5 tấn ổn định ở vụ thứ
ba.
-Từ năm 2007, khi tiêu chuẩn VietGAP được áp dụng, ông mạnh dạn thực hiện và phải mất
hơn 3 năm, trang trại nho Ba Mọi mới đạt được. Đó là cả một quãng thời gian "nếm mật nằm
gai" ròng rã cùng với cây nho quê hương. Ngoài ra, được các nhà khoa học chuyển giao quy
trình công nghệ trồng nho làm rượu và ủ rượu vang, ông mạnh dạn xây dựng một cơ sở chế
biến rượu vang ngay trong khuôn viên trang trại. và biến trang trại thành một điểm tham quan
du lịch đặc sắc ở Ninh Thuận.
-Không chỉ dừng ở đó, với sự giúp đỡ của cậu con trai đang học chuyên ngành kinh tế, ông
mạnh dạn đăng ký thương hiệu "Nho Ba Mọi" và đang sút tiến xây dựng một website riêng để
quản bá cho sản phẩm . Đây được xem là "cú đột phá" tạo thêm niềm tin với người tiêu dùng,
góp phần ổn định giá, lại tránh được tình trạng "ăn cắp thương hiệu".
19

-Hiện tại, trang trại có 7 giống nho chính (Nho Black Queen, nho NH-01-48, nho NH-01-152,
nho Red Cardinal, nho rượu Sauvignon Blanc, nho rượu Syrah, nho rượu Cabernet
Sauvignon). Ba giống nho sau đều được sử dụng để nấu rượu vang và được nhập khẩu từ
nước ngoài.
-Từ chứng chỉ Best Food năm 2005 của Việt Nam mà ông đã đạt được ông đang phấn đấu xây
dựng quy trình sản xuất trái cây ngon theo tiêu chuẩn EurepGap của Thụy Sĩ. Nếu đạt được
tiêu chuẩn EurepGap thì trái nho Việt Nam sẽ “lội ngược dòng” trở lại thị trường Âu- Mỹ.
4.3.3-Quy trình trồng nho:
-Chọn giống:
Giống nho ăn quả:giống Nho xanh NH.01.48, giống Nho Black Queen, giống nho NH.01.152,
giông Nho Red Cardinal.
Giống nho làm rượu vang: giống Cabernet Sauvignon, giống nho Syrah, giống Sauvignon

Blanc.
-Gốc ghép
-Đất canh tác: độ pH tốt nhất là pH (6-7)trung tính
-Lên luống đất trồng: mỗi luống là 2,5m. Đào hố và bón lót để trồng ( bón phân vào hố và
trộn vói đất)
-Thiết kế hố đất trồng: đường kính hố 50-60cm, chiều sâu 50-70cm
-Đặt gốc ghép xuống đất. Chăm sóc cây con (tưới nước và bón phân đầy đủ)
-Nho lên giàn: một thời gian trồng, cho nho leo lên dàn. Ở Việt Nam, nho được cho lên giàn,
ginà nho được làm qua khỏi đầu người một chút, tiện cho việc chăm sóc tỉa cành và thu hoạch
trái.Chăm sóc một thời gian nho tạo cành cấp 1
-Cành cấp 1  Nho tiếp tục ra nhánh, người ta cắt tạo cành cấp 2
-Cành cấp 2  Nho tiếp tục ra nhánh tạo cành cấp 3. Cành cấp 3 người ta cho ra hoa và tạo
quả (thời gian ra hoa và quả từ 12-18 tháng), tuổi thọ của cây nho từ 7 đến 10 năm ta sẽ trồng
nho mới
-Chăm sóc nho: công đoạn quan trọng trong trồng nho cho đến thu hoạch là công nuôi trái
(cắt tỉa trái và cành). Khi nho ra hoa và tạo quả thì ta chọn giữ lại những trái tốt, loại bỏ
những trái hư và trái xấu (thường thì giữ lại 40-50 quả/chùm nho)
-Chuẩn bị thu hoạch: khi nho đến độ chín, ta chuẩn bị các công đoạn thu hoạch nho.
-Thu hoạch nho: khi chùm nho được cắt xuống sẽ được bỏ vào khuây đựng nho (tránh để tiếp
xúc trực tiếp với đất), một người cắt một người mang khuây đựng.
-Kiểm tra nho trước khi đóng gói: khi nho thu hoạch xong, nho được đem vào kiểm tra, lựa bỏ
những trái hư, trái không đạt chất lượng và đóng gói.
20

4.4-Nhận thức bản thân:
-Tham quan trang Trại nho của bác Ba đã giúp em tìm hiểu không ít kiến thức bổ ích về cách
trồng và chăm sóc nho cũng như một số giống nho dùng để ăn và một số giống dùng để làm si
rô hoặc rượu vang.
-Từ cách trồng, chăm sóc nho đến cách làm vang nho rất tuyệt. Trong cách làm vang nho thì
quá trình lên men là bước quan trọng nhất, và đó cũng chính là một lĩnh vực ngành công nghệ

sinh học. Qua đó rút ra kinh nghiệm và nâng cao kỹ thuật trong quá trình lên men sản phẩm.
Và thúc đẩy sinh viên cố gắng tìm hiểu, học hỏi tạo ra giống nho mới để xuất khẩu ra nước
ngoài đó cũng chính là mối trăn trở của bác Ba Mọi giống nho Việt Nam không đủ sức cạnh
tranh với giống nho ở nước ngoài.
-Qua đó, sinh viên có thể nghiên cứu về điều kiện khí hậu, đất đai, thời tiết quê mình có thể
thể trồng một loại Nho giống như ở Ninh Thuận không? Từ đó rút ra một kĩ thuật trồng Nho ở
vùng khác với điều kiện khí hậu và đất đai khác, hoặc với kiến thức công nghệ sinh học có thể
tạo ra mộ loại Nho có thể trồng ở điều kiện khác nhau và cho năng suất cao như nhau.
-Từ đó cho thấy, công nghệ sinh học có thể làm hoặc tạo ra bất cứ thứ gì mà con người mong
muốn. Từ việc trồng được cây Nho ở điều kiện khắc nghiệt, khó trồng (ở Tây Nam Bộ) so với
điều kiện trồng Nho ở Ninh Thuận, cho đến việc cho trái ngon và đạt chất lượng như Nho ở
Ninh Thuận. Cho thấy được vai rò quan trọng của ngành công nghệ sinh học trong việc ứng
dụng trên mọi lĩnh vực phục vụ vì mục đích con người.
5. Viện Hải Dương học Nha Trang
5.1-Thời gian
( 9h- ) Ngày 9/8/2015
5.2-Địa chỉ:
Viện Hải Dương Học ở tại 01 Cầu Đá, Nha Trang, Khánh Hoà, Việt Nam
5.3-Nội dung học tập:
5.3.1-Lịch sử của Viện:
Viện Hải Dương học Nha Trang là viện nghiên cứu các hoạt động sống của động thực vật hải
dương tại Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
21

Viện Hải Dương được thành lập năm 1922 thời Pháp thuộc, ngay sau khi thành lập, trước năm
1930, với sự tham gia của tàu De Lanessan, Viện Hải dương học đã mở rộng phạm vi nghiên
cứu và thu thập thông tin xuống phía nam (Vịnh Thái Lan, 1925), lên phía bắc (Vịnh Bắc Bộ,
1925), ra các vùng khơi xa xôi (Quần đảo Hoàng Sa, 1926 và Quần đảo Trường Sa, 1927) và
thực hiện khảo sát có hệ thống và định kỳ trên 572 trạm, đặc biệt là 2 trạm cố định ở Cầu Đá
(Nha Trang) và ở quần đảo Hoàng Sa. Năm 1952, Viện Hải dương học Đông Dương đổi tên

thành Hải học viện Nha Trang (L'Institut Océanographique de Nha Trang), khi có quyết định
của Chính phủ Pháp bàn giao cho Chính quyền miền Nam đương thời (1954).
Trong giai đoạn này, tại miền Bắc, để khảo sát khu vực biển vịnh Bắc Bộ, Chính phủ Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hoà quyết định thành lập các tổ chức nghiên cứu biển:
 1959: thành lập Đoàn Khảo sát Biển vịnh Bắc Bộ.
 1961: thành lập Trạm Nghiên cứu Biển Hải Phòng.
 1967: thành lập Viện Nghiên Cứu Biển Hải Phòng đặt trụ sở tại 246, đường Đà Nẵng,
TP Hải Phòng.
đến năm 1969 chuyển sang Viện Đại học Sài Gòn, bộ sưu tập của Viện có hơn 60.000 mẫu.
Viện Hải Dương là một trong những cơ sỡ nghiên cứu ra đời sớm nhất ở Việt Nam và được
coi là trung tâm lưu trữ hiện vật và nghiên cứu về biển lớn nhất Đông Nam Á.
5.3.2-Hoạt động của Viện:
-Viện Hải Dương học có nhiệm vụ là nghiên cứu biển trong tương lai, Viện luôn tăng cường
đội ngũ cán bộ và đội ngũ quản lý khoa học cả về 2 mặt, lượng lẫn chất với những thiết bị
hiện đại nhất, đáp ứng cho việc phụ vụ hiện đại hóa đất nước.
-Điều tra, nghiên cứu cơ bản các điều kiện tự nhiên, nguồn lợi sinh vật và không sinh vật
(khoáng sản, dầu khí, giao thông, hàng hải…), nghiên cứu các quá trình xảy ra trong thủy
quyển, khí quyển và thạch quyển trong toàn vùng biển Việt Nam và Biển Đông, bao gồm các
thủy vực ven biển (cửa sông, đầm phá, vũng vịnh) và các đảo.
-Điều tra, nghiên cứu hiện trạng và diễn biến nhiễm bẩn môi trường biển, nghiên cứu đề xuất
các giải pháp xử lý nhiễm bẩn nhằm đảm bảo cân bằng sinh thái và phát triển nguồn lợi một
cách ổn định.
22

×