Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài giáo án word Đông Nam Á tiết 1 môn địa lý lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.06 KB, 12 trang )

BÀI 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
TIẾT 1: TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á.
- Phân tích được đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Nam Á.
- Phân tích được đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á.
- Đánh giá được ảnh hưởng của vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên, các điều kiện dân cư xã hội tới sự phát triển kinh tế khu vực Đông
Nam Á.
2. Kĩ năng:
- Đọc, phân tích được bản đồ Đông Nam Á.
- Biết lập các sơ đồ logic kiến thức.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản Đồ Địa lí tự nhiên châu Á.
- Phóng to các biểu đồ, lược đồ trong SGK.
- Phiếu học tập.
III. TRỌNG TÂM BÀI
- Đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên, các điều kiện dân cư xã hội tới sự phát triển kinh tế khu vực Đông Nam
Á.
IV HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Mở bài: Những tiết vừa rồi chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về vị trí địa lí,
điều kiện tự nhiên, dân cư và điều kiện kinh tế-xã hội của một vài quốc gia
trên thế giới. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một khu vực mới. Sau
đây, chúng ta sẽ chơi một trò chơi, cô sẽ lần lượt đưa ra các thông tin có liên
quan và các em hãy thử đoán xem khu vực mà hôm nay chúng ta học sẽ là khu
vực nào nhé?
- Nằm khu vực kinh tế phát triển sôi động, nối liền Thái Bình Dương và
Ấn Độ Dương.
- Trong lịch sử, đại đa số các quốc gia trong khu vực đều là thuộc địa


hoặc nửa thuộc địa của các nước tư bản.
- Bao gồm 11 quốc gia.
- Năm 1967, thành lập tổ chức ASEAN.
 Khu vực Đông Nam Á.
Hoạt động Nội dung
Họat động 1: Tìm hiểu về tự nhiên.
1. Vị trí địa lí và lãnh thổ
GV yêu cầu HS quan sát bản đồ và trả lời các
câu hỏi sau.
- Xác định ranh giới của khu vực ĐNA trên bản
đồ?
- ĐNA là khu vực nằm ở đông nam Châu Á, và
nó được xem là cầu nối giữa hai lục địa và hai
đại dương lớn.Các em hãy cho biết đó là những
lục địa và đại dương nào? Hãy cho biết ĐNA
tiếp giáp với quốc gia, khu vực nào?
- Khu vực ĐNA có bao nhiêu quốc gia? Kể
tên? (Xác định vị trí của từng quốc gia trong
khu vực).
Hs trả lời, Gv chuẩn kiến thức (xác định lại
trên bản đồ cho Hs biết).
- ĐNA nằm trong khu vực nội chí tuyến từ vĩ
độ 28,5
0
B đến 10,5
0
N.
- ĐNA là cầu nối tiếp giáp của hai lục địa: lục
địa Á-Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a và hai đại
dương: Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

- Phía Bắc: giáp Bănglađét, Ấn Độ, Trung
Quốc.
+ Phía Nam: giáp Ôxtrâylia.
+ Phía Đông: giáp Thái Bình Dương.
+ Phía Tây: giáp Ấn Độ Dương.
- Khu vực ĐNA gồm 11 quốc gia. Đó là:
Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt
Nam, Malaixia, Singapo, Brunây, Inđônêxia,
Đông Timo và Philippin.
GV nêu thêm một vài thông tin.
Đông Nam Á gồm hệ thống các bán đảo, đảo,
quần đảo đan xen các biển và vịnh biển rất
I. Tự nhiên
1. Vị trí địa lí và lãnh thổ
- Nằm ở Đông Nam châu Á, tiếp giáp
Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương,
cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa
Ô-xtrây-li-a.
- Gồm 11 quốc gia, trong đó có Việt
Nam.
- ĐNÁ bao gồm hệ thống bán đảo,
đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức
tạp.
- ĐNÁ có vị trí quan trọng, nơi giao
thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi
các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng

phức tạp.
- Các đảo: Luxôn, Mindanao, Xumatra,
Calimanta, Giava, Timo, Niu Ghine…

- Quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa
- Biển: biển Đông, biển Anđaman, biển Xulu,
biển Giava…
- Vịnh biển: vịnh Thái Lan, vịnh Bắc Bộ…
Gv yêu cầu học sinh đánh giá vị trí địa lí của
khu vực ĐNA dựa theo phiếu học tập số 1
(phụ lục).
GV chuẩn kiến thức (GV đưa bảng thông tin
phản hồi phiếu học tập số 1và GV giảng giải
ý nghĩa về mặt kinh tế-xã hội).
-Đông Nam Á có nhiều biển và vịnh biển.
Biển trong khu vực là biển ấm, nóng, giàu oxi,
là nơi tập trung của nhiều loài tôm, cá có giá
trị kinh tế lớn; biển và bờ biển có nhiều danh
lam thắng cảnh thuận lợi để phát triển du lịch
(ở Việt Nam có các bãi biển đẹp: Đồ Sơn, Sầm
Sơn, Cửa Lò, Thuận An, Nha Trang, Cà
Mau…; biển có nhiều vũng vịnh thuận lợi xây
dựng các hải cảng (trong đó có cảng Singgapo
là cảng quá cảnh lớn nhất Đông Nam Á, lớn
thứ 4 trên thế giới).
- Ở ĐNA có hầu hết các tôn giáo đông tín độ
trên thế giới: phật giáo (Thái Lan-xứ sở chùa
vàng, Mianma, Cam-pu-chia, Việt Nam, và
Lào), Hồi giáo (In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-
lai-xi-a), Thiên chúa giáo (Phi-lip-pin), Hin-đu
(đảo Ba-li của In-đô-nê-xi-a)…
Bên cạnh những thuận lợi đối với sự phát
triển kinh tế-xã hội, vị trí địa lí cũng đem lại
nhiều khó khăn như thiên tai, bão lũ, động đất,

núi lửa.


2. Điều kiện tự nhiên
2. Điều kiện tự nhiên
GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức địa lí lớp
8, hạy cho biết:
- ĐNA bao gồm mấy bộ phận, đó là nhữn g bộ
phận nào?
- Dựa vào lược đồ “các nước trên TG” trang
4,5 trong SGK, đọc tên các quốc gia ĐNÁ lục
địa và Đông Nam Á biển đảo?
HS trả lời, GV chuẩn kiến thức:
ĐNA bao gồm hai bộ phận:
• ĐNA lục địa: Thái Lan, Mianma, Cam-
pu-chia, Việt Nam, và Lào.
• ĐNA biển đảo: In-đô-nê-xi-a, Bru-nây,
Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Sin-ga-bo,
Đông Ti-Mo.
GV chia lớp thành 4 nhóm hoàn thành phiếu
học tập số 2:
-Nhóm 1: Tìm hiểu địa hình, khoáng sản, sông
ngòi của ĐNA lục địa.
-Nhóm 2: Tìm hiểu đất đai, sinh vật và khí hậu
của ĐNA lục địa.
-Nhóm 3: Tìm hiểu địa hình, khoáng sản sông
ngòi của ĐNA biển đảo.
-Nhóm 4: Tìm hiểu đất đai, sinh vật và khí hậu
của ĐNA biển đảo.
GV chuẩn kiến thức (bảng thông tin phản

hồi phiếu học tập số 2 trong phần phụ lục).
GV mở rộng:
- ĐNA lục địa có địa hình chủ yếu theo
hướng ĐB-TN, B-N: do chịu ảnh hưởng
tác động nâng lên của dãy Hi-ma-li-a.
ĐNA biển đảo không thể hiện rõ hướng
của địa hình.
- Nhìn chung khu vực ĐNA nằm trong khu
vực nhiệt đới gió mùa là nguyên nhân
làm cho ĐNA có khí hậu nóng ẩm, có
lượng bức xạ lớn, độ chiếu sáng trung
bình cao, độ ẩm dồi dào, lượng mưa
phong phú là điều kiện thuận lợi để phát
a. Đông Nam Á lục địa
- Địa hình: Bị chia cắt mạnh. Các dãy
núi chạy theo hướng Tây Bắc-Đông
Nam hoặc Bắc Nam.
- Có nhiều sông lớn với đồng bằng
phù sa màu mỡ
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
b. Đông nam Á biển đảo:
- Là khu vực tập trung nhiều đảo lớn.
- Ít đồng bằng, nhiều đồi, núi và
nhiều núi lửa
- Khí hậu xích đạo và nhiệt đới ẩm.
triển nền nông nghiệp lúa nước và các
nông sản nhiệt đới khác.
- ĐNA lục địa có nhiều sông lớn: Đồng
bằng sông Hồng, đồng bằng sông
CửuLong (Việt Nam), đồng bằng sông

Mê Nam (Thái Lan)…ĐNA biển đảo
sông ngắn dốc phần lớn là do ảnh
hưởng của địa hình và phạm vi lãnh thổ.
GV đặt câu hỏi:
- Việc phát triển GTVT theo hướng đông – tây
có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển KT-
XH ở Đông Nam Á lục địa?
- Khí hậu ĐNÁ có thuận lợi và khó khăn gì?
HS trả lời:
GV chuẩn kiến thức, sửa chữa, bổ sung:
- Khu vực ĐNA lục địa có hướng địa hình chủ
yếu là hướng Đông Bắc-Tây Nam và hướng
Bắc-Nam. Điều này gây khó khăn, cản trở việc
phát triển gtvt theo hướng Đông - Tây. Việc
phát triển GTVT theo hướng Đông – Tây sẽ
giúp cho việc phát triển kinh tế miền núi và
liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực
(Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt
Nam) là những nước có chiều dài lãnh thổ gần
như theo hướng Bắc – Nam.
- Khí hậu của ĐNA chủ yếu là nhiệt đới ẩm gió
mùa và xích đạo, mưa nhiều quanh năm.
Thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp
nhiệt đới. Tuy nhiên, Khu vực này thường
xuyên xảy ra bão, lũ lụt, động đất, sóng thần.
3. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông
Nam Á
CH: Dựa vào nội dung SGK hãy cho biết
ĐKTN của ĐNA có những thuận lợi và khó
khăn gì?

HS trả lời, GV chuẩn kiến thức và mở rộng:


3. Đánh giá điều kiện tự nhiên của
Đông Nam Á.
a. Thuận lợi
- Khí hậu nóng ẩm + đất phù sa màu
mỡ phát triển nông nghiệp nhiệt đới
- Biển: phát triển kinh tế biển: ngư
nghiệp, du lịch, giao thông vận tải…
- Khoáng sản: có nhiều loại, trữ lượng
a. Thuận lợi
- Khí hậu nóng ẩm + đất phù sa màu mỡ phát
triển nông nghiệp nhiệt đới. Đông Nam Á từ
lâu đã trở thành quê hương của những cây gia
vị, cây hương liệu đặc trưng như hồ tiêu, sa
nhân, đậu khấu, hồi, quế, trầm hương , các
cây ăn quả nhiệt đới và cây lương thực đặc
trưng là lúa nước.
- Biển: tất cả các nước trong khu vực (trừ Lào)
đều có khả năng phát triển kinh tế biển: ngư
nghiệp, du lịch, giao thông vận tải… Tuy nhiên
vấn đề biển Đông đang trở thành vấn đề nóng
bỏng nhưng vô cùng nhạy cảm khi các nước
tranh chấp nhay về khai thác thuỷ hải sản, dầu
khí, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Không
chỉ tranh chấp trong Đông Nam Á mà còn có
sự tham gia của các nước khác, đặc biệt là
Trung Quốc.
- Khoáng sản: có nhiều loại, trữ lượng và chất

lượng cao, thềm lục địa có nhiều dầu khí. Tuy
nhiên, việc khai thác và sử dụng khoáng sản
chưa hợp lí, công nghệ khai thác lạc hậu, chủ
yếu liên kết với nước ngoài, khai thác chủ yếu
để xuất khẩu thô nên gây nhiều lãng phí, thiệt
thòi.
- Rừng: diện tích rừng nhiệt đới ẩm và rừng
xích đạo lớn, phong phú và đa dạng.
b. Khó khăn:
- Động đất, núi lửa, sóng thần…Do nằm trong
vành đai núi lửa Thái Bình Dương nên ĐNA
thường xuyên chịu ảnh hưởng của động đất
cũng như bão, lũ lụt, hạn hán. Ví dụ: Trận
sóng thần kinh hoàng xảy ra vào ngày
26/12/2004 tại Ấn Độ Dương gây thiệt mạng
khoảng 230 nghìn người, trong đó Inđônêxia là
nước chịu tổn thất nặng nề nhất với khoảng
168 nghìn nạn nhân, các khu dân cư và cảnh
quan bị tan phá dữ dội.

và chất lượng cao. Thềm lục địa có
nhiều dầu khí.
- Rừng: diện tích rừng nhiệt đới ẩm
và rừng xích đạo lớn, phong phú và
đa dạng.
b. Khó khăn:
- Động đất, núi lửa, sóng thần…
- Bão, lũ lụt, hạn hán.
- Rừng và khoáng sản giàu chủng loại
nhưng hạn chế về tiềm năng khai

thác.
Với những khó khăn đang phải đối mặt, thì vấn
đề khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên
nhiên, phòng tránh, khắc phục các thiên tai là
nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia trong
khu vực.
Chuyển ý: ĐNA không chỉ có đặc điểm tự
nhiên độc đáo mà còn có các đặc điểm dân
cư và xã hội hết sức tiêu biểu, mà chúng ta
sẽ cùng nghiên cứu trong mục II.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm Dân cư và
xã hội
GV yêu cầu HS dựa nội dung SGK, cũng
như hiểu biết của bản thân, em hãy nhận xét
các đặc điểm dân cư của ĐNA?
HS trả lời, Gv chuẩn kiến thức:
- ĐNA là một nước đông dân, năm 2005 dân
số là 556,2 triệu người (năm 2008: 580,72
triệu người).
- Mật độ dân số đông: 124 người/km
2
trong
khi của thế giới 48 người/km
2
(năm 2005).
- Cơ cấu dân số trẻ (số người trong độ tuổi lao
động >50%), gia tăng dân số còn cao 1,4% so
1,2% so với thế giới (năm 2008). Một số nước
có mức gia tăng dân số tăng nhanh: Lào
(2,34%), Campuchia (1,7%)…

- Phân bố dân cư không đều, tập trung ở các
đồng bằng, vùng ven biển, thưa dân ở các vùng
núi và cao nguyên. Dân cư sống nhiều ở vùng
nông thôn, >60% sống bằng nghề nông.
CH: Với đặc điểm dân cư như vậy, đem lại
cho khu vực những thuận lợi và khó khăn
gì?
- Thuận lợi: Thị trường tiêu thụ rộng lớn,
nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, thu hút vốn
đầu tư nước ngoài.
- Khó khăn: Chất lượng lao động chưa cao,
dân số đông gây sức ép lên kinh tế –xã hội và
môi trường. Ví dụ: dân số đông, dân số tăng
nhanh ở các thành phố của khu vực đặt ra
II. Dân cư và xã hội

1. Dân cư
- Số dân đông: 556,2 triệu người
(2005)
- Mật độ dân số cao: 124 người/km²
(2005)
- Cơ cấu dân số trẻ, gia tăng dân số
còn cao.
- Phân bố dân cư không đều, tập trung
ở các đồng bằng, vùng ven biển…
nhiều vấn đề như tắc nghẽn giao thông, thiếu
nhà ở, ô nhiễm môi trường, dân vô gia cư, tội
phạn…
2. Xã hội
CH: Hãy cho biết đặc điểm xã hội của khu

vực ĐNA?
Hs trả lời, Gv chuẩn kiến thức:
- Các quốc gia ĐNA có nhiều dân tộc.Ví dụ
người Hoa sinh sống ở nhiều quốc gia, chiếm
tỷ lệ dân số đáng kể (Singapo là 75%, Thái
Lan 10%, Inđô 10%, Brunei 5%, ở Việt Nam,
người Hoa tập trung nhiều ở khu vực Chợ Lớn-
TP.Hồ Chí Minh, và ở một số tỉnh khu Đồng
bằng SCL); dân tộc Thái ở Thái Lan, Lào, Việt
Nam, người Dao ở Myanma, Thái lan, Lào,
Việt Nam…
- Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và
tôn giáo lớn.
CH: Kể tên một số tôn giáo chính ở ĐNA?
(SGK).
- Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa có
nhiều nét tương đồng như đều trồng lúa nước,
dùng trâu bò làm sức kéo, lương thực chính là
lúa gạo…
CH: Thuận lợi và khó khăn do đặc điểm xã
hội của các quốc gia khu vực Đông Nam Á?
HS trả lời, GV chuẩn kiến thức
- Thuận lợi: Giao lưu, phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội giữa các nước (do các nước có
nhiều dân tộc giống nhau, phong tục, tập quán,
sinh hoạt văn hóa có nhiều nét tương đồng);
thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Khó khăn: Ổn định trật tự xã hội, bảo vệ biên
giới quốc gia do một số dân tộc phân bố rộng
không theo biên giới quốc gia gây khó khăn

trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội. Ví dụ:
Trước đây, thời Khơ-me đỏ giữa Việt Nam và
Campuchia có tranh chấp lãnh thổ.
2. Xã hội
- Đa dân tộc.
- Là nơi giao thoa của nhiều nền văn
hóa và tôn giáo lớn.
- Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn
hóa có nhiều nét tương đồng.

V. CỦNG CỐ BÀI
Câu 1: Nêu những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên trong sự phát
triển kinh tế của khu vực
- Thuận lợi:
+ Vị trí địa lí: là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống
Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương,
lục địa Á - Âu và ÚC -> thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ, giao
lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu
trên thế giới.
+ Hệ thống sông ngòi dày đạc : sông Mê Công, sông Hồng, sông Mô Nam,
sông I-ra- oa-đi tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu,
lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao Đây là điều kiện thuận lợi cho sự
quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ
xưa.
+ Khí hậu gió mùa : khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động thực vật ở
Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn là điều kiện
cho cây cối quanh năm xanh tốt, phát triển nông nghiệp. Người Đông Nam Á
từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.
+ Biển : vừa là đường giao thông quan trọng, vừa là nguồn cung cấp tài
nguyên biển như hải sản, khoáng sản là điều kiện để phát triển các ngành

kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông
biển và du lịch biển.
+ Tài nguyên thiên nhiên : Hệ sinh vật ở Đông Nam Á tương đối phong phú,
là quê hương của nhiều loại động thực vật quý hiếm. Ngoài ra, tài nguyên
khoáng sản giàu có cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho các
ngành công nghiệp.
- Khó khăn :
+ Địa hình bị chia cắt mạnh —> không có những đồng bằng lớn, khó khăn
cho giao thông đường bộ.
+ Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán,
sương muối và mưa đá.
+ Vị trí địa lí là trung tâm của đường giao thông quốc tế cũng khiến cho Đông
Nam Á ngay từ rất sớm đã bị các nước bên ngoài nhóm ngó, xâm lược.
Câu 2. Điền chữ Đông Nam Á (ĐNA), Đông Nam Á lục địa (LĐ), Đông
Nam Á biển đảo (BĐ) vào chỗ chấm trong đoạn văn sau:
a. (1) có khí hậu nội chí tuyến nóng ẩm, (2) thiên về khí hậu nhiệt đới
gió mùa, một phần nhỏ lãnh thổ phía Bắc có mùa Đông lạnh. (3) có khí hậu
thiên về khí hậu xích đạo.
b. (1) chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán; (2) lại
thường chịu những rũi ro từ núi lửa, động đất, sóng thần. Quần đảo Philippin
thuộc (3) thường là nơi khởi nguồn của các cơn bão, áp thấp nhiệt đới.
c. (1) có nhiều loại khoáng sản, nhưng phần lớn có trữ lượng nhỏ. (2) có
nhiều than, sắt, thiếc, đồng, chì, kẽm; (3) khả năng có trữ lượng dầu mỏ
lớn, nhưng sản lượng khai thác hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế.
Câu 3: Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên trong sự phát
triển kinh tế của ĐNA?
Câu 4: Đặc điểm dân cư xã hội ĐNA?
VI. DẶN DÒ
- Học bài.
- Xem và chuẩn bị bài tiếp theo.

VII. PHỤ LỤC:
Phiếu học tập số 1:
Vị trí địa lí Trả lời Ý nghĩa kinh tế
Tiếp giáp với biển và
đại dương nào?
Nằm ở đới khí hậu nào?
Tiếp giáp với các nước
lớn và các nền văn minh
cổ nào?
Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1:
Vị trí địa lí Trả lời Ý nghĩa kinh tế-xã hội
Tiếp giáp với biển và
đại dương nào?
- ĐNA tiếp giáp với các
biển: biển Đông, biển
Xulu, biển Xulavêđi,
biển Môluc, biển Banđa,
biển Araphura, biển
Anđanam; tiếp giáp với
Thái Bình Dương và Ấn
Độ Dương.
- ĐNA tiếp giáp hai
biển: Thái Bình Dương
và Ấn Độ Dương.
- Nằm trên đường hàng
hải quan trọng thuận lợi
phát triển giao thông
vận tải biển.
- Phát triển tổng hợp
kinh tế biển (đánh bắt

và nuôi trồng thủy sản
nước mặn, du lịch ).
- Khai thác dầu khí ở
thềm lục địa.
Nằm ở đới khí hậu nào?
Xích đạo, cận nhiệt đới
và nhiệt ( đại bộ phận
các quốc gia nằm trong
khu vực nội chí tuyến).
- Phát triển ngành công
nghiệp chế biến thực
phẩm (sản phẩm nhiệt
đới).
- Phát triển công nghiệp
chế biến dược liệu.
Tiếp giáp với các nước
lớn và các nền văn minh
cổ nào?
- ĐNA tiếp giáp các
nước: Trung Hoa và Ấn
Độ.
- ĐNA tiếp giáp các nền
văm minh cổ đại: Trung
Hoa và Ấn Độ.
- Tiếp thu thành tựu
kinh tế của các nền văn
minh.
- Phát triển các đạo
giáo: phật giáo, hồi
giáo, đạo hinđu

- Thu hút đầu tư phát
triển các các nước phát
triển.
Phiếu học tập số 2:
Đông Nam Á lục địa Đông Nam Á biển đảo
Địa hình và
khoáng sản
Sông ngòi
Đất đai và
sinh vật

Khí hậu

Thông tin phản hồi phiếu học tập số 2:
Đông Nam Á lục địa Đông Nam Á hải đảo
Địa hình và
khoáng sản
-Địa hình: bị chia cắt mạnh.
Các dãy núi chạy theo hướng
Tây Bắc-Đông Nam hoặc Bắc
Nam.
- Khoáng sản: than, dầu, thiếc.
-Địa hình: là khu vực tập trung
nhiều đảo lớn.Ít đồng bằng, nhiều
đồi, núi và nhiều núi lửa.
-Khoáng sản: kim loại màu, dầu
mỏ, than, sắt.
Sông ngòi Có nhiều sông lớn Sông ngắn và dốc
Đất đai và
sinh vật

Đất đai màu mỡ do phù sa
sông bồi đắp.
Rừng nhiệt đới thường xanh.
Đất đai màu mỡ có thêm các
khoáng chất phong hóa từ dung
nham núi lửa.
Rừng xích đạo thường xanh.
Khí hậu
Nhiệt đới gió mùa Nhiệt đới gió mùa và xích đạo

×