Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

loi dan chuong trinh van nghe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.71 KB, 5 trang )

LỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ
Trong không khí tưng bừng cả nước đang chuẩn bị bước vào ngày
Bầu cử Quốc hội khóa 13 và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 –
2016.
Đồng thời nhân Kỷ niệm 36 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền
Nam, thống nhất đất nước
(30/4/1975 - 30/4/2011),
125 năm Ngày
Quốc tế Lao động
(01/5/1886 – 01/5/2011)
và 121 năm ngày sinh Chủ
tịch Hồ Chí Minh
(19/5/1890 – 19/5 2011).

Được sự cho phép của Phòng VHTT huyện Bình Sơn, Phòng
GD&ĐT huyện Bình Sơn và Đảng ủy, UBND xã Bình An. Trường Tiểu học
Bình An tổ chức một chương trình Liên hoan Văn nghệ nhằm chào mừng
các trọng đại nêu trên.
Các tiết mục được dàn dựng khá công phu và ấn tượng mang đến
cho người xem một ấn tượng khó phai, vốn dĩ là những giáo viên và học
sinh của trường Tiểu học Bình An thực hiện.
1/ GIÁO VIÊN:
Người ở trên cao. Bóng dáng Người vẫn lồng lộng giữa thành
phố đầy cờ sao phấp phới. Nơi đây Người đã ra đi tìm đường cứu
nước và bây giờ non sông đã sạch bóng thù. Dân tộc Việt Nam hưởng
trọn vẹn niềm vui thống nhất Đất nước. Như chúng ta đang sống lại
của những ngày lịch sử hào hùng. Sau 36 năm đất nước thống nhất,
non sông thu về một mối. Hòa chung niềm vui ấy Giáo viên trường
Tiểu học Bình An thể hiện điệu múa qua ca khúc: “Đất nước trọn
niềm vui”, của nhạc sĩ Hoàng Hà, được phép bắt đầu.
2/ Lớp 1C:


Buổi sớm thật đẹp, không khí thật trong lành, mỗi buổi sớm khi
thức dậy bé vui đùa ca múa cùng ánh nắng ban mai. Đó là nội dung
của bài hát: “Nắng sớm” do tốp múa lớp 1C thể hiện.
3/ Lớp 1B:
Tự giới thiệu
4/ Lớp 2A:
Tự giới thiệu.
5/ Lớp 4C:
Là học sinh Tiểu học niềm vui lớn nhất là được kết nạp vào Đội,
được mang chiếc khăn quàng thắm đỏ trên vai, luôn phấn đấu là con
ngoan, trò giỏi, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. Đó là nội dung bài
hát: “Khăn quàng thắm mãi vai em” do đơn ca Huỳnh Thu Du, lớp
4C trình bày.
6/ Lớp 2B:
“Chú Cuội ngồi gốc đa, để trâu ăn lúa gọi cha ới ời!”
Là người Việt Nam ai cũng biết câu đồng dao từ thời để ……
Nó nhắc ta về những năm tháng ngọt ngào của tuổi thơ, những cánh
diều no gió với những buổi chiều cắt cỏ chăn trâu. Chúng ta cùng tìm
về nhứng kí ức tuổi thơ đó qua bài hát: “Chú Cuội chơi trăng” sáng
tác An Thuyên, do tốp múa lớp 2B trình bày.
7/ Lớp 2C:
Tuổi thơ ơi, tuổi thơ, nhiều ước mơ như bao cánh chim, bao
mộng mơ bay đi khắp nơi. Tuổi thơ em như cánh chim bồ câu trắng
luôn mơ ước bay xa mang bao điều tốt đẹp. Niềm vui sống hòa bình
khắp mọi nơi đó là nội dung bài hát: “Bồ câu trắng” của nhạc sĩ
Trầm Thiên Thu, do tốp múa lớp 2C trình bày.
8/ Lớp 1A:
Một điều không thể thiếu trong hành trang vào đời của mỗi
người là truyền thống vẻ vang của dân tộc. Trở về cội nguồn để yêu
hơn, say hơn cuộc sống này và sẵn sàng xả thân vì nó, 50 con lên núi,

50 con xuống biển nhưng vẫn là con một nhà của mẹ Âu Cơ và cha
Lạc Long Quân. Chúng ta cùng cất lên tiếng hát để ngợi ca tình cảm
đó qua bài múa: “Nổi trống lên các bạn ơi” do tập thể lớp 1A thực
hiện.
9/ LĐ:
Tự giới thiệu.
10/ Lớp 3A:
Ông bà ta có câu: “Nhất quỹ, nhì ma, thứ ba học trò”. Vâng
đúng vậy, chúng ta đã biết tuổi học trò thì rất là vui tươi và nhí nhảnh.
Cũng chính vì điều đó đã làm cho lứa tuổi này trở nên tinh nghịch
hơn. Nhưng sự tinh nghịch ở đây rất hồn nhiên và dễ thương. Chúng
ta thấy được điều đó qua bài hát: “Ba bà đi bán lợn con”, tác giả Lê
Cao Pha, do tốp múa lớp 3A trình bày.
11/ Lớp 2A:
Mẹ ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm. Đó là lời từ biệt của em bé lúc
chia tay người mẹ thân yêu của mình, để rồi đến những nơi xa xôi em
luôn nhớ mẹ, nhớ quê nhà. Đó là nội dung bài hát: “Tạm biệt mẹ” do
em Trần Thị Thùy Trinh và tốp múa phụ họa lớp 2A trình bày.
12/ Lớp 4A:
Có thể nói Tuổi thơ là lứa tuổi trong trắng, hồn nhiên đầy mộng
mơ với những đêm trăng sáng, ước mơ được vui đùa cùng chú Cuội
và cô Hằng Nga, mà nhất là đêm trăng rằm của mùa Trung thu.
Tiếp tục chương trình với bài nhịp điệu: “Rock vầng trăng”, của
nhạc sĩ Trần Thanh Tùng. Do học sinh Lớp 4A thực hiện.
13/ Lớp 4B:
Ở đâu có con người, thì ở đó nảy nở tình yêu. Nhưng tình yêu
của các đôi trai gái ở vùng Sơn Cước được xây đắp bằng ché rượu
cần, bằng điệu múa cồng chiêng. Tình yêu ấy thật bền chặt, để rồi khi
xa nhau họ nhớ về nhau, luôn chờ đợi nhau vào mỗi buổi chiều hoàng
hôn. Đó là nội dung của điệu múa: “Chiều lên bản thượng”, do các

em học sinh lớp 4B thực hiện.
14/ Lớp 5B:
Vào mỗi buổi sớm mai, khi ông mặt trời thức dậy, khi những giọt
sương mai còn long lanh trên lá cỏ, các bạn học sinh lại cất bước tới
trường với mơ ước được học cái chữ, được tiếp nhận trí thức để thắp
sáng quê hương, bản làng. Đó cũng chính là nội dung của bài hát:
“Niềm vui của em”, nhạc và lời Nguyễn Huy Hùng, do tam ca nữ lớp
5B trình bày.
15/ Lớp 5A:
Q hương là chùm khế ngọt cho em trèo hái mỗi ngày.
Q hương là đường đi học, con về rợp bướm vàng bay.
Q hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thơi.
Q hương Việt Nam thật đáng u, một tà áo dài, một chiếc
nón lá cũng làm cho ta gợi nhớ q hương và thêm u q hương đất
nước. Sau đây lớp 5A trình bày điệu múa: “Việt Nam q hương tơi”
16/ Lớp 4C:
“Cây trúc xinh tang tình là cây trúc mọc, qua lối nhỏ xinh
càng xinh. Chị hai xinh tang tình là chị hai đứng, đứng một mình.
Qua lối xinh càng xinh”. Đó là nội dung của bài múa: “Cây trúc
xinh”, dân ca quan họ Bắc Ninh, do tốp múa lớp 4C trình bày.
17/ LIÊN ĐỘI: (Kịch An tồn giao thơng)
Chúng ta có biết không, hiện nay có rất nhiều loại phương tiện giao
thông đi trên đường. Nếu không thực hiện đúng luật “An toàn giao thông”
thì chắc chắn sẽ gây ra nhiều tai nạn. Do vậy chấp hành luật “An toàn giao
thông” là của toàn thể cộng đồng.
Sau đây tiểu phẩm “Đến Ngọc Hoàng cũng phải lo” được thể hiện
điều này:
Các vai như sau:
Em Nguyễn Phạm Sự - Trong vai: Ngọc Hoàng.
Em Trần Tuấn Khải - Trong vai: Nam Tào.

Em Bành Thò Kim Linh - Trong Vai: Quan Giao Thông.
Cùng 4 em
Mỹ Hòa; Thu Trang; Ngọc Uyên và Kim Nhi trong vai: Lính hầu.
Tiểu phẩm “Đến Ngọc Hoàng cũng phải lo” Do các em học sinh Liên
đội trường Tiểu học Bình An thực hiện, được phép bắt đầu.
18/ Lớp 5C:
“Tình bồng có cái trống cơm, khen ai khéo vỗ, ô mấy bồng
bềnh bồng, ô mấy bồng bềnh bồng”. Đây là những câu hát vui tươi,
hồn nhiên, tinh nghịch. Mời quý vị hướng mắt về sâu khấu đón xem
điệu múa: “Trống cơm”, dân ca Bắc Bộ, do tốp múa lớp 5C thể hiện.
19/ Lớp 4A:
“Anh hùng bất khuất, trung hậu đảm đang” 8 chữ vàng mà Bác
Hồ đã phong tặng cho người phụ nữ Việt Nam, trong đó có cả các cô
gái Pako, với tinh thần chiến đấu kiên cường, quyết tâm đánh thắng
giặc Mỹ. Giặc chưa hết chưa về dù cho rừng thương, núi nhớ.
Sau đây mời quý vị đón xem điệu múa: “Cô gái Pako con cháu
Bác Hồ”, của nhạc sĩ Huy Thục, do tập thể học sinh lớp 4A thực hiện.
20/ Lớp 5A:
Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta phải vất vả, lo toan, phải
gặp biết bao khó khăn, nhưng không vì thế mà chúng ta buồn rầu ủ rủ.
Vậy chúng ta hãy hát lên và vui lên, vì nụ cười cúng như thiên thần
luôn ở bên ta giúp cho cuộc sống chúng ta thật vui và thú vị. Đó là nội
dung của bài hát múa: “Nụ cười thiên thần”, qua giọng hát bạn Ngọc
Huệ và tốp múa lớp 5A trình bày.
21/ Lớp 5B:
Tự giới thiệu.
22/ GIÁO VIÊN:
Tự giới thiệu.
Tập thể hát bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”
Lời cảm tạ!

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×