Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

Bài giảng điện tử sinh học lớp 8 tham khảo thao giảng bài 6 phản xạ (7)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.36 KB, 16 trang )


Vì sao khi chạm tay phải vật nóng, tay rụt ngay lại?
Hiện tượng rụt tay khi chạm vào vật nóng, cũng như khi
ăn, nước bọt tiết ra … được gọi là gì? Và cơ chế diễn ra
như thế nào? Nội dung bài 6 “Phản xạ” sẽ giải đáp các
vấn đề nêu trên.
Bài 6: PHẢN XẠ
I - Cấu tạo và chức năng của nơ ron.
? Hãy nêu thành phần cấu tạo của mô thần kinh?
Mô thần kinh gồm tế bào thần kinh và các tế bào thần kinh đệm

? Mô tả cấu tạo của một nơ ron điển hình?
- Một nơ ron điển hình cấu tạo gồm:
+ Thân: Có hình sao, đôi khi có hình tròn
hay bầu dục. Trong thân chứa nhân, xung
quanh thân là tua ngắn, phân nhiều nhánh
giống cành cây → Gọi là sợi nhánh.
+ Sợi trục: Là tua dài mọc từ thân.
Sợi trục mảnh có vỏ bằng chất miêlin bọc
quanh vỏ như dây điện. Đầu tận cùng của tua
dài phân thành nhiều nhánh nhỏ để phân bố
vào các cơ quan trong cơ thể hay tiếp xúc
với các tua ngắn của một nơ ron khác. Bao
miêlin tạo nên eo chứ không phải là nối liền.
Diện tiếp xúc giữa đầu mút của sợi trục ở nơ
ron này với 1 nơ ron kế tiếp gọi là xi náp
=> Thân và các tua ngắn tạo nên chất xám trong bộ não, tuỷ sống,
và các hạch thần kinh. Tua dài nối giữa trung ương thần kinh với
các cơ quan, chúng đi chung với nhau thành từng bó gọi là dây thần
kinh.


Bài 6: PHẢN XẠ
I - Cấu tạo và chức năng của nơ ron.
- Một nơ ron điển hình cấu tạo gồm:
+ Thân: chứa nhân.
+ Sợi nhánh: Ngắn, phân nhánh phát đi từ thân.
+ Sợi trục: Dài, mảnh, có vỏ bằng bao Miêlin
? Em hãy cho biết chức năng cơ bản của nơ ron là gì?
- Chức năng của nơ ron: Cảm ứng và dẫn truyền
- Tính cảm ứng: Là khả năng tiếp nhận các kích thích và
phản ứng lại kích thích bằng hình thức phát sinh xung
thần kinh.
- Dẫn truyền xung thần kinh: Là khả năng lan truyền
xung thần kinh theo một chiều nhất định từ nơi phát sinh
hoặc tiếp nhận về thân nơron và truyền đi theo sợi trục.

? Căn cứ vào tranh vẽ (Mũi tên đỏ), em có
nhận xét gì về chiều xung thần kinh?
Xung thần kinh được lan truyền
theo một chiều nhất định từ sợi
nhánh vào thân nơron, và từ thân
vào sợi trục
Lưu ý: Sự dẫn truyền xung thần
kinh theo một chiều từ thân nơron
dọc theo sợi trục truyền sang các
nơron tiếp theo là do cơ chế điện -
hoá học, xảy ra ở xi náp, chỉ theo
một chiều chứ không phải do tính
chất của sợi thần kinh. Nếu kích
thích ở đoạn giữa của sợi trục, thì
xung vẫn truyền đi theo hai chiều kể

từ nơi kích thích, nhưng tới xináp thì
xung thần kinh không thể truyền
ngược được nữa.
- Người ta phân biệt xung li tâm
và xung hướng tâm.
+ Xung li tâm đi từ các nơron li
tâm ở não và tuỷ sống đến các cơ
quan.
+ Xung hướng tâm truyền từ các
cơ quan về trung ương thần kinh
theo các dây hướng tâm của các
nơron hướng tâm.
Vận tốc các xung thần kinh ở các
động vật khác nhau. Ở động vật
bậc cao thì vận tốc này lớn. Ở người
vận tốc lớn nhất có thể tới
120m/giây, do đó các phản ứng xảy
ra mau chóng và chính xác.

? Nghiên cứu

hãy cho biết, có những loại nơron nào?
Em hãy kể tên? Nêu vị trí của từng nơron?
- Có 3 loại nơ ron:
+ Nơ ron hướng tâm: (Nơron cảm giác), có thân
nằm ngoài thần kinh trung ương.
+ Nơ ron trung gian: (Nơron liên lạc), nằm trong
trung ương thần kinh.
+ Nơ ron li tâm: (Nơron vận động), có thân nằm
trong trung ương thần kinh (hoặc ở hạch thần kinh

sinh dưỡng), sợi trục hướng ra phía cơ quan phản
ứng (Cơ, tuyến).
? Chức năng mà 3 loại nơ ron đảm nhiệm là gì?
+ Nơ ron hướng tâm: Truyền xung thần kinh về trung
ương thần kinh.
+ Nơ ron trung gian: Đảm bảo liên hệ gữa các nơ ron.
+ Nơ ron li tâm: Truyền xung thần kinh tới các cơ
quan phản ứng.

Bài 6: PHẢN XẠ
I - Cấu tạo và chức năng của nơ ron.
- Một nơ ron điển hình cấu tạo gồm:
+ Thân: chứa nhân.
+ Sợi nhánh: Ngắn, phân nhánh phát đi từ thân.
+ Sợi trục: Dài, mảnh, có vỏ bằng bao Miêlin
- Chức năng của nơ ron: Cảm ứng và dẫn truyền
- Nơ ron gồm:
+ Nơ ron hướng tâm: Truyền xung thần kinh về trung
ương thần kinh.
+ Nơ ron trung gian: Đảm bảo liên hệ gữa các nơ ron.
+ Nơ ron li tâm: Truyền xung thần kinh tới các cơ quan
phản ứng.

Tận cùng các tua dài phân ra nhiều
nhánh, xâm nhập vào tất cả các cơ
quan và có khả năng thu nhận
được các kích thích xảy ra ở môi
trường gọi là cơ quan thụ cảm,
trong cơ thể có các cơ qun thụ cảm:
Xúc giác, thị giác, thính giác, vị

giác, khứu giác.
Nhờ khả năng thu nhận kích thích
của các cơ quan thụ cảm và khả
năng dẫn truyền các xung thần
kinh do các kích thích gây nên
truyền về bộ não mà ta nhận biết
được những sự thay đổi xảy ra ở
trong và ngoài cơ thể.
? Nhận xét gì về hướng dẫn truyền của xung thần kinh
ở nơ ron hướng tâm và nơ ron li tâm?
Hai hướng ngược chiều nhau.
- Nơron cảm giác dẫn truyền xung
thần kinh hướng về trung ương.
- Nơron vận động dẫn truyền xung
thần kinh từ trung ương tới cơ quan
trả lời.
⇒ Chính vì vậy đảm bảo được mối
liên hệ giữa trung ương thần kinh với
các cơ quan trong cơ thể và ngược lại.

II - Cung phản xạ.
1. Phản xạ
- Tay chạm phải vật nóng→ Rụt tay lại.
- Đèn sáng chiếu vào mắt→ Đồng tử co lại
- Thức ăn vào miệng→ Tiết nước bọt.
⇒ Tất cả phản ứng trên của cơ thể được gọi là phản xạ.
? Vậy phản xạ là gì?
- Khái niệm: Phản xạ là phản ứng của cơ thể để trả lời
kích thích của môi trường trong hay môi trường ngoài
cơ thể thông qua hệ thần kinh

? Một phản xạ thực hiện được nhờ sự chỉ huy của bộ phận nào?
Hệ thần kinh.
Phản xạ là cơ sở hoạt động của hệ thần kinh. Làm cho
cơ thể luôn luôn thích nghi với những thay đổi của điều
kiện sống ở môi trường xung quanh.
? Dựa vào thực tế em hãy lấy ví dụ về phản xạ?
? Sờ tay vào lá cây trình nữ, lá cây cụp vào, đây có phải là hiện
tượng phản xạ ở cây thực vật không? Vì sao ?
Đây không phải là phản xạ, vì ở đây chủ yếu là thay
đổi về trương nước ở các tế bào gốc, không phải do
thần kinh điều khiển
? Nêu điểm khác nhau giữa phản xạ ở người và tính cảm ứng
ở thực vật (Cụp lá)?
- Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ không có sự tham gia
của hệ thần kinh.
- Phản xạ ở động vật có sự tham gia của hệ thần kinh.
? Phản xạ có ý nghĩa gì với đời sống của động vật và người?
Giúp cơ thể thích ứng được với sự thay đổi của môi
trường xung quanh.

2. Cung phản xạ.
II - Cung phản xạ.
1. Phản xạ
nơron
hướng tâm
nơron li tâm
nơron trung gian
- Yêu cầu quan sát tranh (Hình
6.2), lưu ý chiều mũi tên, thảo
luận nhóm.


PHIẾU HỌC TẬP
1. Các loại nơron tạo nên một cung phản xạ?
2. Căn cứ vào chiều mũi tên, lên chỉ tranh nêu
đường dẫn truyền xung thần kinh trong 1
cung phản xạ?
3. Một cung phản xạ bao gồm những thành
phần nào tham gia?

- Một cung phản xạ bao gồm:
+ Cơ quan thụ cảm.
+ Nơ ron hướng tâm.
+ Nơ ron li tâm
+ Nơ ron trung gian
- Cơ quan phản ứng
2. Cung phản xạ.
II - Cung phản xạ.
1. Phản xạ
Con đường truyền xung thần kinh theo các thành phần
trên gọi là một cung phản xạ.
? Vậy em hiểu thể nào là một cung phản xạ?
- Con đường truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ
cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng
gọi là một cung phản xạ

3. Vòng phản xạ.
2. Cung phản xạ.
II - Cung phản xạ.
1. Phản xạ
Xét VD:

- Khi tay ta chạm phải lửa, ta lập tức có phản xạ rụt tay lại.
- Nếu rụt tay lại mà chưa đủ khoảng cách để tránh được sức nóng của
ngọn lửa thì cơ thể tiếp tục có phản ứng tiếp tục rụt tay ở khoáng cách
xa hơn trước.
- Khi kết quả phản ứng vẫn chưa chính xác, cơ thể phản ứng bằng cách
rụt tay lại ở vị trí an toàn hơn với ngọn lửa.
? Từ ví dụ, em hãy nêu con đường dẫn truyền xung thần
kinh trong các phản xạ đó?
- Dưới kích thích của ngọn lửa, cơ quan thụ cảm ở da tay nhận kích
thích và phát đi luồng xung thần kinh tới trung ương thần kinh theo
xung hướng tâm. Từ trung ương thần kinh phát xung thần kinh theo
dây li tâm đến bắp cơ làm cơ co gây phản xạ rụt tay lại.
- Khi kết quả của phản ứng chưa chính xác, từ cơ quan phản ứng xuất
hiện xung thần kinh khác theo nơ ron hướng tâm về trung ương thần
kinh, khi trung ương thần kinh nhận được thông tin sẽ điều chỉnh cho
chính xác trước khi phát lệnh phản ứng.
- Kết quả: Tay ở vị trí an toàn hơn với ngọn lửa, không bị sức nóng của
ngọn lửa tác động tới.

Trung ương thần kinh
Cơ quan thụ cảm
Cơ quan phản ứng
(1) (2)
(1)’
(3)
SƠ ĐỒ VÒNG PHẢN XẠ
(4)
1. Xung thần kinh hướng tâm
2. Xung thần kinh li tâm
3. Xung thần kinh thông báo ngược

4. Xung thần kinh li tâm điều chỉnh
1’. Cơ quan thụ cảm tiếp tục bị kích thích
? Hãy phân tích đường dẫn
truyền xung thần kinh căn
cứ vào chiều mũi tên trên
sơ đồ?

Như vậy:
Trong các phản xạ vừa phân tích luôn có luồng thông báo
ngược về trung ương thần kinh để trung ương thần kinh
điều chỉnh phản ứng cho chính xác.
Luồng thần kinh bao gồm các yếu tố đó tạo nên vòng phản
xạ.
? Vậy em hiểu như thế nào là vòng phản xạ?
Luồng thần kinh bao gồm 1 cung phản xạ và luồng
thông báo ngược (đường phản hồi), tạo nên vòng
phản xạ

2. Cung phản xạ.
II - Cung phản xạ.
1. Phản xạ
- Luồng thần kinh bao gồm 1 cung phản xạ và luồng
thông báo ngược (đường phản hồi), tạo nên vòng phản
xạ
? Phản xạ và vòng phản xạ có đặc điểm gì khác biệt?
Phản xạ Vòng phản xạ
- Không có luồng thông báo
ngược.
- Có luồng thông báo ngược.
- Cung phản xạ thường đơn

giản.
- Cung phản xạ thường phức
tạp.
- Số nơ ron tham gia thường ít. - Số nơ ron tham gia nhiều hơn.
- Xảy ra nhanh hơn. - Xảy ra chậm.
- Có khi chưa chính xác. - Thường chính xác hơn.
? Vòng phản xạ có ý nghĩa như thế nào đối với
đời sống của con người?
Giúp cơ thể luôn phản ứng lại chính xác đối với các
kích thích của môi trường trong hay môi trường ngoài
cơ thể

Bài tập
Lựa chọn nội dung ở cột A sao cho phù hợp với cột B
Cột A Cột B
1 Luồng thần kinh bao gồm một cung
phản xạ và đường phản hồi tạo
nên
a. Phản xạ

2
Phản ứng của cơ thể trả lời kích thích
của môi trường trong hay môi trường
ngoài cơ thể thông qua hệ thần kinh
được gọi là
b. Cung phản xạ

3
Con đường truyền xung thần kinh từ
cơ quan thụ cảm qua trung ương thần

kinh đến cơ quan phản ứng được gọi

c. Vòng phản xạ
Đáp án: 1- c; 2- a; 3- b

DẶN DÒ
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang 22.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Đọc trước và chuẩn bị bài mới: Làm trược thí nghiệm
về thành phần hoá học cấu tạo của bộ xương. Thử xác
định các thành phần chính của bộ xương và ghi lại vào vở.
Xác định các phần của xương

×