Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Đánh giá tình hình nhiễm bệnh giun truyền qua đất tại cộng đồng hai tỉnh lào cai và thanh hóa năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 51 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA SINH HỌC
*********
VŨ THỊ TRANG
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NHIỄM BỆNH GIUN
TRUYỀN QUA ĐẤT TẠI CỘNG ĐỒNG HAI TỈNH
LÀO CAI VÀ THANH HÓA NĂM 2014
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HỆ ĐẠI HỌC TẠI CHỨC
Ngành: Sinh học
Hà Nội - 2015
1
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA SINH HỌC
*********
Vũ Thị Trang
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NHIỄM BỆNH GIUN
TRUYỀN QUA ĐẤT TẠI CỘNG ĐỒNG HAI TÌNH
LÀO CAI, THANH HÓA NĂM 2014
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HỆ ĐẠI HỌC TẠI CHỨC
Ngành: Sinh học
Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Quảng
TS. Nguyễn Thu Hương
Hà Nội – 2015
2
2
Lời cảm ơn
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Quảng, TS. Nguyễn
Thu Hương, là những người thầy, cô đã trực tiếp hướng dẫn tôi bằng cả sự tận


tụy, nhiệt tình và đầy tình cảm để tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi tới các thầy, cô Bộ môn Động vật không xương sống,
Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà
Nội lời cảm ơn sâu sắc về sự tâm huyết trong mỗi bài giảng, tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin cảm ơn các anh, chị trong Khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét
-KST- CT Trung ương nơi tôi đang công tác, gia đình, bạn bè thân thiết đã
luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ, chia sẻ những khó khăn trong thời gian tôi
học tập.
Hà Nội, ngày…….tháng………năm 2015
Sinh viên


Vũ Thị Trang
3
3
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1.Một số đặc điểm và tác hại của giun truyền qua đất 3
1.2. Tình hình nhiễm giun truyền qua đất trên thế giới 4
1.3. Tình hình nhiễm giun truyền qua đất ở Việt Nam 6
1.4. Một số nét về điều kiện tự nhiên xã hội của khu vực nghiên cứu 7
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
2.1. Đối tượng nghiên cứu 9
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 9
2.3. Phương pháp nghiên cứu 9
2.3.1. Phương pháp thu thập mẫu phân xét nghiệm trứng giun 9
2.3.2. Phương pháp thhu thập mẫu phân 10

2.3.2.1. Dụng cụ hóa chất xét nghiệm 10
2.3.2.2. Phương pháp thu thập mẫu phân 10
2.3.2.3. Kỹ thuật làm tiêu bản phân Kato-Katz 10
2.3.3. Phương pháp điều tra KAP 14
2.4. Phương pháp phân tích và sử lý số liệu 14
2.4.1. Chỉ số dùng trong phân tích số liệu 14
2.4.2. Sử lý số liệu 15
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 16
3.1. Xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm các bệnh GTQĐ 16
3.1.1. Thành phần loài giun truyền qua đất ở khu vực nghiên cứu 16
3.1.2. Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất tại khu vực nghiên cứu 20
3.1.3. Tỷ lệ nhiễm giun ở điểm nghiên cứu tỉnh Thanh Hóa và Lào Cai 21
3.1.4. Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất theo nhóm tuổi 23
3.1.5. Nhiễm giun truyền qua đất theo giới tính 25
3.1.6. Cường độ nhiễm các loại giun 26
3.2. Kết quả phỏng vấn kiến thức thái độ thực hành (KAP) 28
3.2.1. Thông tin chung 28
3.2.2. Các yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất 29
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
4
4
DANH MỤC CÁC HÌNH


Tra
ng
Hình 1. Hố đong bằng plastic 11
Hình 2. Lọc phân qua lưới sắt 11
Hình 3. Que tre gạt phân trên tấm đong 12

Hình 4. Tấm đong (trái) và lượng phân trên lam kính (phải) 12
Hình 5. Đặt giấy Cellophane trên tiêu bản và dàn phân bằng nút cao su 13
Hình 6. Tiêu bản phân sau khi đã hoàn thành 13
Hình 7. Trứng giun đũa (Ascaris lumbricoides) 17
Hình 8. Trứng giun tóc (Trichuris trichiura) 18
Hình 9. Trứng giun móc ((Ancylostoma duodenale) 19
Hình 10. Tỉ lệ % mắc các loại giun ở khu vực nghiên cứu 21
Hình 11. Sự khác biệt tỉ lệ nhiễm các loại GTQĐ tại hai xã nghiên cứu 23
Hình 12. Sự khác biệt tỉ lệ % nhiễm các loại GTQĐ ở các nhóm tuổi khác nhau 24
5
5
DANH MỤC BẢNG


Trang
Bảng 1. Đánh giá cường độ nhiễm cho mỗi loại giun 15
Bảng 2. Thành phần các loại GTQĐ tại khu vực nghiên cứu 16
Bảng 3. Tỷ lệ nhiễm các loại giun chung tại khu vực nghiên cứu 20
Bảng 4. Tỷ lệ nhiễm từng loại giun ở xã NC thuộc Lào Cai và Thanh Hóa 22
Bảng 5. Tỷ lệ nhiễm từng loại giun theo nhóm tuổi trong khu vực NC 24
Bảng 6. Tỷ lệ nhiễm giun ở các nhóm tuổi khác nhau ở Thanh Hóa và Lào Cai 25
Bảng 7. Tỷ lệ nhiễm giun theo giới tính tại khu vực nghiên cứu 26
Bảng 8. Cường độ nhiễm các loại giun tại khu vực nghiên cứu 27
Bảng 9. Thành phần dân tộc của người tham gia nghiên cứu 28
Bảng 10. Nghề nghiệp của người được phỏng vấn 29
Bảng 11. Kết quả khảo sát các yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm GTQĐ tại
khu vực nghiên cứu.
30

6

6

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
(+) : Dương tính
GTQĐ : Giun truyền qua đất
NC : Nghiên cứu
KAP : Knowledge-Attitude-Practice (kiến thức, thái độ, hành vi)
KST : Ký sinh trùng
TL : Tỷ lệ
TS : Tổng số
WHO : Tổ chức y tế thế giới
XN : Xét nghiệm
SL : Số lượng
VSR-KST-CT TƯ : Viện Sốt rét ký sinh trùng - Côn trùng -Trung ương
Phụ lục1.
MỘT SỐ HÌNH ÀNH CỦA ĐOÀN NGHIÊN CỨU TẠI THỰC ĐỊA
7
7
Đăng ký xét nghiệm phân tại Trạm y tế xã
Phỏng vấn đối tượng tại thực địa
8
8
Chuẩn bị dụng cụ làm xét nghiệm
Làm xét nghiệm phân
Tiêu bản phân để xét nghiệm trứng giun
9
9
Soi và đếm trứng giun trong lam tiêu bản
Hình ảnh trứng giun đũa trong vi trường kính hiển vi
Phụ lục 2. Mẫu phiều điều tra KAP

10
10
11
11
PHIẾU PHỎNG VẤN VỀ PHÒNG CHỐNG GIUN
Mã số:……./………
(Mã phỏng vấn trùng mã XN phân)
ngày điều tra …… /……/………
Tỉnh: ……………… Huyện:
…………………
Xã: ……………………. Thôn:
…………………….
Chú ý: Đọc kỹ câu hỏi cho người được phỏng vấn nghe sau đó điền/khoanh vào câu hỏi trả lời
thích hợp
A. Thông tin chung

Nội dung Trả lời

C1
Họ và tên:……………………… C2 Tuổi:……

C3
Giới tính: Nam: 1 Nữ: 2

C4
Anh/ chị là người dân tộc gì
kinh
1
tày
2

H'Mông
3
Thái
4
Dao
5
Ê đê
6
Mường
7
Nùng
8
Khác: Thu Lao
9
C5
Anh / chị làm nghề gì
Nông dân
1
Công nhân
2
Làm rừng
3
Cán bộ công chức
4
Nội trợ
5
Khác…………….
9
C6
Trình độ học vấn cao nhất cuar anh/ chị là gi

Học đến cấp 1
1
Học đến cấp 2
2
Học đến cấp 3
3
Trung học, Cao đẳng
4
Đại học , trên đại học
5
Không biết chữ
9
C7
Anh chị có mấy con … con


Cháu bé nhất bao nhiêu tuổi

C8
Thu nhập bình quân của gia đình là bao nhiêu
Dưới 600.000 đ/tháng
1
Từ 600.000-1.200.000 đ/tháng
2
trên 1.200.000 đ/tháng
3
C9
Nhà gia đình anh/chị là loại nhà nào?
Nhà tranh
1

Nhà ngói
2
Nhà mái bằng
3
Nhà khác : (ghi rõ…………
4

B. Kiến thức hiểu biết và thực hành về phòng
chống giun

C1
Gia đình chị sử dụng những nguồn nước nào chính Nước máy
1
12
12
0
đẻ tắm rửa và chuản bị thức ăn ( đê cho người được
phỏng vấn tự trả lời, không gợi ý)
Nước máng (ống ) dẫn tại nhà
2
Nước giếng
3
Nước mưa
4
Nước bề mặt( ao, hố, sông
suối)
5
Khác( ghi rõ)……
9
C11

Nhà anh/chị có hố xí không?

1
Không
2
C12
Gia đình anh/chị đang dùng nhà tiêu loại nào?
Hố xí một ngăn
1
Hố xí hai ngăn
2
Hố xí đào
3
Hố xí hợp vệ sinh (tự hoại/ bán
tự hoại/thấm dội )
4
Không có
8
Khác :……………
9
C1
3
Anh/chị biết về bệnh giun truyền qua đất ( giun
đũa, giun tóc, giun móc) qua các phương tiện thông
tin nào ( để cho nguwoif được phỏng vấn tự trả lời,
không gợi ý )
Ti vi/ Đài truyền hình trung
ương
1
Báo/ tạp chí

2
Áp phích, tranh cổ động, tờ rơi
3
Nhân viên y tế
4
truyền thông viên
5
Loa phát thanh thôn
6
Khác:…………….
7
Không biết , không trả lời
9
C1
4
Anh chị có biết những tác hại gì khi nhiễm giun
( để cho người được phỏng vấn tự trả lời, không
gợi ý)
Trẻ bị chậm phát triển về thể
chất
1
Trẻ bị chậm phát triển về tinh
thần
2
Đau bụng
3
Ngứa, dị ứng
4
Thiếu máu
5

Tắc ruột
6
Giun chui ống mật
7
Khác…………
8
Không biết, không trả lời
9
C15
Anh/ chị có biết nguyên nhân dẫn đến nhiễm
giun ?
( Để cho người được phỏng vấn tự trả lời, không
gợi ý)
Hay ăn rau sống
1
Thích ăn đồ tái sống
2
Không rửa tay trước khi ăn và
sau khi đi đại tiện
3
Uống nước không đun sôi
4
Hay đi chân đất hoặc chơi trên
đất cát
5
Nguyên nhân khác :
……………
9
C1
6

Anh/ chị có biết ai dễ nhiễm giun nhất ?
( Để cho người được phỏng vấn tự trả lời, không
gợi ý)
Nông dân
1
Công nhân
2
trẻ em
3
13
13
Tất cả mọi người
4
Không biết
8
C1
7
Anh/ chị biết những loại giun nào?
Giun đũa
1
Giun tóc
2
Giun móc/mỏ
3
Giun kim
4
Không biết
8
C1
8

Anh/ chị biết những loại giun nào
người hay mắc nhất (để cho người được phỏng vấn
tự trả lời, không gợi ý)
Giun đũa
1
Giun tóc
2
Giun móc/mỏ
3
Giun kim
4
Không biết
5
C1
9
Anh/chị biết cách phòng tránh nhiễm giun như thế
nào
( để cho người được phỏng vấn tự trả lời, không
gợi ý )
Uống thuốc tẩy giun
1
Vệ sinh môi trường
2
Rửa tay trước khi ăn và sau khi
đi vệ sinh
3
Sử dụng hố xí hợp vệ sinh
4
Sử dụng nước sạch
5

Không dùng phân tươi bón lúa
và hoa màu
6
Vệ sinh ăn uống
7
Thường xuyên đi dép
9
Không biết , không trả lời
8
C20
Anh/ chị thường rửa tay khi nào?
Trước khi ăn
1
Sau khi đi vệ sinh
2
Trước khi chuẩn bị thức ăn
3
Trước khi cho trẻ ăn
4
Sau khi cho trẻ đi vệ sinh
5
Khác:……………
9
C21

Anh/chị có thường xuyên cắt móng tay cho con
không?

1
Không

2
C22
Anh chị có thường xuyên để con nghịch đất và mút
ngón tay không? có
1

Không
2
C23




Anh chị thường rửa rau sống như thế nào?
Rửa trong chậu nước
1
Rửa dưới vòi nước chảy
2
Ngâm rau vào nước muối
3
Khác:…………
4
KHông ăn rau sống
5
C24
Anh chị có sử dụng phân tươi để….?
Bón hoa màu ( Lúa, rau …)
6
Bón cây ăn quả
7

cho cá ăn
8
Khác……
9

C. Phần điều trị

C25

Anh / chị đã được tẩy giun bao giờ chưa? có
1
Không
2
C26
Nếu có , mấy lần? … lần

C27
Anh /chị đã dùng thuốc tẩy giun loại gì? Mebendazole
1
14
14






Albendazole
2
Praziquantel

3
Không nhớ, không biết loại gì
4
C28

Anh/chị có bị dị ứng với thuốc tẩy giun bao giờ
không?


1
Không
2
C29
Anh/chị hiện có bị mắc bệnh cấp tính hoặc mãn
tính nào không?
( Người phỏng vấn vừa hỏi vừa quan sát
Sốt
1
Đau bụng
2
Ỉa lỏng
3
Bệnh thận
4
Bệnh gan
5
Suy tim
6
Tâm thần
7

Khỏe mạnh
8
C3
0
Kết quả xét nghiệm phân trước điều trị
Giun đũa:… trứng x 24

Giun tóc:… trứng x 24

Giun móc/mỏ: trứng x 24

Kim:…….trứng

Khác(ghi rõ): …………

C3
1

Anh/ chị có tẩy giun đợt này không?


1
Không
2
C32
Ngày điều trị …./ 11/2014

C33

Loại thuốc tấy giun dùng đợt này


Albendazole 400mg
1
Mebendazole 500 mg
2
15
15
MỞ ĐẦU
Bệnh giun truyền qua đất (GTQĐ) là một trong những bệnh phổ biến
nhất khi con người sống trong điều kiện thiếu vệ sinh nhất là ở những quốc
gia đang phát triển. Việt Nam là nước có điều kiện thuận lợi cho bệnh GTQĐ
tồn tại và lan truyền trong cộng đồng. Theo điều tra của Viện Sốt rét - Ký sinh
trùng - Côn trùng trung ương (VSR-KST-CTTƯ), 95% người Việt Nam mang
mầm bệnh giun truyền qua đất (Hoàng Thị Kim, 1998) [7], trong đó một
người có thể nhiễm 1-3 loài giun. Bệnh giun truyền qua đất có tác hại trực
tiếp tới sức khoẻ con người nhất là trẻ nhỏ. Giun chiếm chất dinh dưỡng, gây
thiếu máu, giảm phát triển thể chất ảnh hưởng tới phát triển trí tuệ và tinh
thần. Ngoài ra trường hợp nhiễm giun nặng còn gây ra nhiều biến chứng nguy
hiểm như: tắc mật do giun, giun chui ống mật, rối loạn tiêu hóa…. Phòng
chống bệnh giun gặp nhiều khó khăn do tái nhiễm nhanh. Vì vậy bệnh giun
truyền qua đất là một trong những vấn đề cần được ưu tiên trong chương trình
chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
Thanh Hóa và Lào Cai là hai tỉnh nghèo ở Việt Nam, điều kiện sinh
hoạt của người dân còn hạn chế: thiếu nước sinh hoạt, có nhiều tập quán sinh
hoạt còn lạc hậu đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các bệnh về ký
sinh trùng. Đây cũng là hai tỉnh có tỷ lệ cao về suy dinh dưỡng thấp còi, từ
nhiều năm nay đã được thụ hưởng dự án tẩy giun cho trẻ mầm non, học sinh
tiểu học và phụ nữ tuổi sinh sản. Theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ
lệ nhiễm giun ở học sinh tiểu học và phụ nữ tuổi sinh sản ở hai tỉnh này tương
đối cao [4, 5, 10]. Tuy nhiên tình trạng nhiễm giun của người lao động còn

chưa được đánh giá và chưa có số liệu đầy đủ. Vì vậy để đánh giá thực trạng
tình hình nhiễm giun ở cộng đồng và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tình
trạng nhiễm giun của người dân, những người lao động chủ yếu trong xã hội,
qua đó đánh giá hiệu quả của chương trình tẩy giun và đề ra các biện pháp
16
16
phòng chống giun truyền qua đất cho cộng đồng, chúng tôi tiến hành đề tài
“Đánh giá tình hình nhiễm bệnh giun truyền qua đất tại cộng đồng hai
tỉnh Lào Cai và Thanh Hóa năm 2014” với mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm các bệnh giun truyền qua đất
ở cộng đồng hai tỉnh Lào Cai và Thanh Hóa.
2. Đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi của người dân liên quan đến
các yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh giun truyền qua đất ở khu vực nghiên cứu.
17
17
Chương 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số đặc điểm và tác hại của giun truyền qua đất
Giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc (Trichuris trichiura), và giun
móc/mỏ (Ancylostoma duodenale/Necator americanus) là những loài giun
truyền qua đất sống ký sinh trong đường ruột người. Trong chu trình sống của
chúng có một giai đoạn phát triển ở bên ngoài cơ thể người. Trứng hoặc ấu
trùng chưa thể lây nhiễm vào người khi mới được thải ra môi trường mà phải
tiếp tục phát triển trong đất một thời gian. Sự lan truyền chỉ xảy ra khi đất bị ô
nhiễm trứng giun có ấu trùng bên trong.
Giun đũa (Ascaris lumbricoides) là một loại giun có kích thước lớn ký
sinh ở người. Giun cái dài và to hơn giun đực, khi giun trưởng thành con cái
dài 20-25cm, con đực dài 15-17cm, giun đũa có màu trắng hồng như sữa, hai
đầu nhọn, con đực có đuôi cong về phía bụng. Bệnh giun đũa gây tác hại tiềm
tàng do khả năng chiếm thức ăn của chúng ở ruột non, ngoài việc chiếm

protein của cơ thể, giun đũa còn gây ra rối loạn các chức năng về tiêu hoá và
dinh dưỡng. Do đó ảnh hưởng đến thể lực, tuổi thọ của mỗi người đặc biệt
làm giảm khả năng phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ em [1].
Giun tóc (Trichuris trichiura) là loại giun nhỏ dài 3-5mm có phần đầu
mảnh, nhỏ như sợi tóc và phần đuôi phình lớn hơn. Giun tóc ký sinh chủ yếu
ở manh tràng và đại tràng, chúng cắm sâu vào niêm mạc ruột để hút máu. Do
giun tóc có phương thức ký sinh và cắm sâu phần đầu vào niêm mạc ruột vật
chủ nên gây tổn thương tế bào, làm rối loạn chức năng ruột và viêm ruột.
Nhiễm giun tóc nặng, kéo dài có thể gây thiếu máu nhược sắc, giảm hồng cầu
(WHO, 2000) [16]
18
18
Giun móc là loại giun có kích thước nhỏ, có màu sữa. Con cái dài 10-
13mm. Con đực dài 8-11mm. Giun móc sống ở tá tràng và phần đầu ruột non,
cắm miệng vào niêm mạc ruột để hút máu. Tác hại chủ yếu và nguy hiểm nhất
của giun móc là gây nên sự mất máu kéo dài, dẫn đến tình trạng thiếu máu
của người bệnh, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em và phụ nữ tuổi sinh sản.
Trong khi hút máu, giun móc tiết ra chất chống đông máu, do đó, máu vẫn
tiếp tục chảy sau khi đã hút no. Người ta ước tính một con giun móc mỗi ngày
làm mất 0,02-0,07 ml máu. Nếu nhiễm nhiều giun móc lượng máu mất hàng
ngày có thể lên tới 50-60ml. Mất máu kéo dài sẽ gây thiếu máu, thiếu sắt nặng
ngay cả trong trường hợp được ăn uống tốt, (Tạ Thị Tĩnh, 2004) [8].
1.2. Tình hình nhiễm bệnh giun truyền qua đất trên thế giới.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (2006), ước tính có khoảng 1,5-
2,0 tỷ người trên thế giới bị nhiễm giun truyền qua đất (ba loại chính là giun
đũa, giun tóc và giun móc/mỏ), mỗi năm 135.000 người chết và 800 triệu học
sinh bị nhiễm. Giun truyền qua đất tạo thành một trong các nhóm quan trọng
nhất của các tác nhân lây nhiễm và là nguyên nhân của những vấn đề sức
khỏe nghiêm trọng toàn cầu.
Giun đũa phân bố rộng khắp trên thế giới, nhưng không đều, những

vùng có khí hậu nóng ẩm tỷ lệ nhiễm thường cao hơn những vùng có khí hậu
mát lạnh. Những nước nền kinh tế thấp, trình độ văn hoá còn lạc hầu thường
có tỷ lệ nhiễm cao. Các nước Châu Âu, sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình
hình nhiễm giun đũa cũng rất nghiêm trọng, đặc biệt là trẻ em. Kết quả điều
tra ở Italia cho thấy ở Rofrano tỷ lệ nhiễm là 75%, Naples 40%, Sanmarino
12%, ở Bồ Đào Nha 40% - 80%, Nam Tư 20%, Hà Lan 45%, Đức 52% và ở
Pháp 17,8%. Sau chiến tranh, điều kiện kinh tế, văn hoá và xã hộỉ ở các nước
Châu Âu phát triển mạnh. Vì vậy đến những năm 80 của thế kỷ 20 tỷ lệ nhiễm
giun ở trẻ em còn rất thấp 2 – 6% (dẫn theo Nguyễn Đức Thủy, 2012) [9].
19
19
Châu Á có tỷ lệ nhiễm giun đũa ở trẻ em cao nhất, khoảng 70%. Châu
Phi có 480 triệu người thì có 155 triệu người nhiễm giun đũa, chiếm 32,3%.
Trong đó có khoảng 54 triệu trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm giun, chiếm 11,3%.
Các nước Châu Mỹ có tỷ lệ nhiễm khoảng 8%. Tình trạng nhiễm giun đũa ở
trẻ em tại một số nước Đông Nam Á: Thủ đô Kuala Lumpur có tỷ lệ nhiễm
15,5%, ở Sukaraja có tỷ lệ nhiễm 44%, Philippin có tỷ lệ nhiễm 70,6%.
Giun tóc phổ biến khắp nơi trên thế giới, nhất là những khu vực nóng
ẩm. Ở một số nước nhiệt đới tỷ lệ nhiễm giun tóc tới 90%, còn ở các vùng
khác tỷ lệ nhiễm từ 30-60%. Kể cả vùng ôn đới cũng có một số nước giun tóc
vẫn tồn tại. Nhìn chung tỷ lệ nhiễm cao vẫn ở trẻ em. Tùy từng vùng, tỷ lệ có
khác nhau, nhưng nhìn chung là khá cao. Ở Jamaicar 38,3%, tại Guatemala tỷ
lệ trẻ em nhiễm giun tóc là 82%, ở Indonesia 54,9-76%, ở Philippin 85%.
Bệnh giun móc cũng gặp ở hầu hết các nước trên thế giới, nhưng chủ
yếu ở các nước nhiệt đới như ở Nam Mỹ, Châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á và
một số nước Châu Âu. Bệnh giun móc phụ thuộc vào khí hậu, thổ nhưỡng,
phong tục tập quán, nghề nghiệp và sự phát triển kinh tế. Ở Châu Âu, những
khu công nghiệp hầm mỏ thường có tỷ lệ nhiễm cao. Tây Ban Nha là nước có
tỷ lệ nhiễm khoảng 34%, Italia 40%. Các nước khu vực Đông Nam Châu Á,
tỷ lệ nhiễm phụ thuộc vào từng nước, từng khu vực: Thái Lan là 40,56%,

Indonesia năm 1980 là 52-80%, đến năm 1993 còn 47,7%, Malaysia năm
1980 là 43-51%, đến năm 1992 còn 7,1%, Singapore tỷ lệ nhiễm thấp 0,3-
6,1%, Lào năm 1980 giao động từ 2-31% và ở Campuchia là 35-56% (dẫn
theo Nguyễn Đức Thủy, 2012) [9].
Nhìn chung tình hình nhiễm giun truyền qua đất không phải là vấn đề
riêng của mỗi nước mà là vấn đề chung của nhiều quốc gia trên thế giới.
20
20
1.3. Tình hình bệnh giun truyền qua đất tại Việt Nam.
Việt Nam nằm ở vùng có khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm, vì vậy có đầy đủ
các yếu tố cho các bệnh giun truyền qua đất phát triển. Mặt khác do kinh tế
còn chưa phát triển, văn hoá xã hội còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu như
ăn rau sống, dùng phân tươi trong canh tác… Tất cả các yếu tố trên đã tạo
điều kiện cho mầm bệnh giun truyền qua đất tồn tại và lan truyền trong cộng
đồng, đưa đến tỷ lệ nhiễm GTQĐ ở Việt Nam rất cao.
Hoàng Thị Kim và Cs. (1998) nghiên cứu 500.000 người trên cả nước
thấy tỷ lệ nhiễm các loại giun theo từng vùng như sau:
- Nhiễm giun đũa: Miền Bắc có tỷ lệ nhiễm cao, vùng đồng bằng từ 80-
90%, vùng núi từ 50-70%. Miền Trung vùng đồng bằng 70,5%, miền núi
38,4%, vùng ven biển là 12,5%, Tây nguyên 10-25%. Miền Nam vùng đồng
bằng có tỷ lệ nhiễm từ 45-60%.
- Nhiễm giun tóc: Miền Bắc vùng đồng bằng 58-89%, trung du 38 -
41%, vùng núi 29-52%, ven biển 12,7%, Tây nguyên 1,7%. Miền Nam tỷ lệ
nhiễm thấp hơn so với cả nước, vùng đồng bằng 0,5-1,2%.
- Nhiễm giun móc: Miền Bắc vùng đồng bằng 3-60%, trung du 58-
64%, vùng núi 61%, ven biển 67%. Miền Trung vùng đồng bằng 36%, vùng
núi 66%, ven biển 69%, Tây nguyên 47%. Miền Nam vùng đồng bằng 52%,
ven biển 68% [7].
Theo nghiên cứu của Cấn Thị Cúc, (1998) kết quả điều tra nhiễm giun ở
tuổi dưới 15 tại tỉnh Quảng Ninh năm 1995-1996 tỷ lệ nhiễm chung là 44,27 –

78,76%.
Theo Nguyễn Trần Thanh (2000), nhiễm giun theo các lứa tuổi ở Thanh
Lưu có tỷ lệ nhiễm chung 85,3% , giun đũa 76,6%, giun tóc 54,1%, giun móc
0%. Nguyễn Võ Hinh và Cs, (1995) nghiên cứu trên 6.882 mẫu phân trẻ từ 1-
21
21
14 tuổi tại Thừa Thiên Huế thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa 81,8%, giun tóc 20,9%,
giun móc 13,64%.
Tổng hợp số liệu điều tra từ 2006-2010 của Viện sốt rét-Ký sinh trùng-
Côn trùng Trung Ương cho thấy tỷ lệ chung của các bệnh do giun truyền qua
đất ở cộng đồng tại vùng trung du và miền núi phía Bắc khoảng 65,3%. Đồng
bằng sông Hồng có tỷ lệ nhiễm 58,2%, Bắc trung bộ và duyên hải miền trung
là 42,2%, Tây Nguyên là 30,2%, Đông Nam bộ 29% và Đồng bằng sông Cửu
Long khoảng 12-14% [17].
Trong những năm qua được sự hỗ trợ của các dự án về tẩy giun định kỳ
cho học sinh tiểu học, trẻ 24-60 tháng tuổi, phụ nữ tuổi sinh sản đã làm giảm
tỷ lệ và cường độ nhiễm giun trong nhóm đối tượng đích. Tuy nhiên nghề
nghiệp chính của người dân nông thôn là làm ruộng, làm vườn cộng với nhận
thức về phòng chống các bệnh GTQĐ chưa cao nên nguy cơ phơi nhiễm các
bệnh về giun còn nhiều, việc phòng chống nhiễm bệnh giun sán đang gặp
nhiều khó khăn do khả năng tái nhiễm khá nhanh.
Việc xác định tình trạng nhiễm giun truyền qua đất ở người dân và một
số yếu tố nguy cơ, đồng thời tuyên truyền phòng chống là việc làm cần thiết
để góp phần vào sự phân bố bệnh giun sán đồng thời đưa ra một số yếu tố
nguy cơ, nâng cao ý thức người dân trong phòng chống các bệnh GTQĐ.
Đồng thời nếu không điều trị, về lâu dài, nhiễm giun sẽ gây ra những tổn
thương ruột rất khó phục hồi cũng như gây tổn thương các cơ quan khác đôi
khi rất trầm trọng.
1.4. Một số nét về điều kiện tự nhiên xã hội của khu vực nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ được triển khai ở huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai và

huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Si Ma Cai là một huyện biên giới phía Bắc, nằm ở phần Đông Bắc của
tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai chừng 95 km. Si Ma Cai giáp với huyện
22
22
Mường Khương (Lào Cai) và huyện Mã Quan (Vân Nam, Trung Quốc) ở phía
Bắc, huyện Bắc Hà ở phía Nam, huyện Mường Khương ở phía Tây và huyện
Sín Mần (Hà Giang) ở phía Đông. Tổng dân số ở đây là 25.554 người (tổng
hợp năm 2003) với 241 km2, địa hình chia cắt mạnh, giao thông đi lại khó
khăn, diện tích đất canh tác ít (chiếm 29,8%), đất đai bạc màu, đời sống khó
khăn, nhìn chung mặt bằng dân trí thấp. Thành phần dân tộc chủ yếu là người
dân tộc thiểu số, nơi đây có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ và độ ẩm
thích hợp cho sự phát triển của các loại ký sinh trùng.
Nga sơn Thanh Hóa là 1 huyện ven biển nằm ở phía Đông Bắc tỉnh
Thanh Hóa, diện tích đất tự nhiên là 158,29km
2
, dân số là 135.805 người (tính
đến 2009). Địa hình trên 80% là đồng bằng, thoải từ Tây sang Đông, với khí
hậu nhiệt đới gió mùa, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp (51,4%), tiểu
thủ công nghiệp-xây dựng cơ bản 19,2%/năm, dịch vụ thương mại 29,4 %.
Người dân đa phần trồng lúa và cói, một số ít theo nghề biển với tập quán thói
quen sinh hoạt còn lạc hậu, thành phần dân tộc chủ yếu là người kinh.
23
23
Chương 2.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài giun truyền qua đất: giun đũa, giun tóc, giun móc trong cộng
đồng người dân lao động từ 15-75 tuổi trên địa bàn nghiên cứu.
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: được thực hiện tháng 11 và tháng 12 năm 2014.
Địa điểm nghiên cứu: Tại hai tỉnh Thanh Hóa và Lào Cai, chúng tôi lựa
chọn huyện Nga Sơn và Si Ma Cai để điều tra nhiễm giun truyền qua đất.
Huyện Si Ma Cai là huyện miền núi cao của tỉnh Lào Cai, có nhiều
người dân tộc thiểu số sinh sống, với tập quán làm nương rẫy, khan hiếm về
nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Huyện Nga Sơn là huyện ven
biển của tỉnh Thanh Hóa, có nghề nghiệp và phong tục khác biệt với huyện Si
Ma Cai.
Nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành tại phòng thí nghiệm của Viện
SRKST&CTTƯ.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Cỡ mẫu nghiên cứu
Dựa theo công thức tính cỡ mẫu với thiết kế điều tra cắt ngang mô tả:
Z
2
(1-α/2)
x pq
n =
d
2
Trong điều tra này chúng tôi chọn
Z
(1-α/2)
: là giá trị thu được trong bảng Z ứng với giá trị của α
p: Ước lượng tỷ lệ nhiễm giun trong cộng đồng
q = (1-p)
24
24
d : độ chính xác
Chọn Z=1,96; p= 18%; d= 0,05

Thay vào công thức tính được cỡ mẫu là 226, cộng thêm những
người từ chối và đi vắng, như vậy trong điều tra này chúng tôi chọn cỡ mẫu
tối thiểu là 250 cho mỗi nội dung nghiên cứu triển khai ở mỗi tỉnh nghiên
cứu. Như vậy tổng cộng 2 tỉnh chúng tôi điều tra là 500 mẫu.
Cỡ mẫu khảo sát kiến thức thái độ thực hành (KAP) và truyền thông:
mỗi tỉnh chúng tôi chọn 250 người từ 15 tuổi trở lên.
2.3.2. Phương pháp thu thập mẫu phân xét nghiệm trứng giun
2.3.2.1. Dụng cụ hóa chất
Dụng cụ điều tra thu thập mẫu phân: lọ đựng mẫu, kính hiển vi, bộ kít
xét nghiệm Kato-Katz…Các hóa sử dụng trong nghiên cứu gồm: Xanh
malachite 3%, Glyxerin.
2.3.2.2. Phương pháp thu thập mẫu phân
Đi đến từng hộ gia đình lần lượt trong số 250 hộ được chọn, phỏng vấn
ngẫu nhiên 1 người từ 15 tuổi trở lên, phát lọ để thu mẫu phân cho người
được phỏng vấn. Phân được lấy tại 3 điểm: đầu, giữa, cuối bãi phân, sao cho
đủ 100g, bảo quản phân ở chỗ râm mát để làm xét nghiệm Kato-Katz.
2.3.2.3. Kỹ thuật làm tiêu bản phân Kato-Katz
Chúng tôi sử dụng phương pháp xét nghiệm Kato – Katz theo tài liệu
hướng dẫn của WHO (1996). Đây là phương pháp để định lượng trứng giun
trong phân bằng cách đong phân vào hố đong làm bằng plastic hay bìa carton.
Hố đong phân dày 1,5mm chứa được 41,7mg phân (Hình 1).
25
25

×