Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Hình tượng bếp lửa của Bằng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.84 KB, 3 trang )

Bếp lửa
(Bằng Việt)

Phân tích hình tượng bếp lửa trong bài thơ

Ý 1: Gần gũi, thân thương, quen thuộc với bao nếp nhà Việt Nam, làng quê Việt Nam,
nhưng nó lại có là biểu tượng cho tình bà.
-> Tình bà ấm nóng.
Ý 2: Bếp lửa, khơi dòng hồi tưởng, lan tỏa ấm áp, gần gũi, thân thương, kết đọng lung
linh, gợi lên không khí gia đình.
Nghệ thuật: điệp ngữ từ láy giọng điệu thơ sâu lắng -> bếp lửa là giáng hình bà qua
nắng mưa năm tháng với bàn tay chi chút chăm lo cho cuộc sống gia đình, cho con
cháu, cháy sáng kỷ niệm trong nỗi nhớ tươi nguyên, nỗi nhớ máu thịt của đứa cháu ->
yêu thương bà sâu sắc.
Ý 3: Bếp lửa thắp lên những kỉ niệm tuổi thơ:
- Kỷ niệm về năm 4 tuổi.
+ Những năm tháng cơ cực, đói nghèo của cuộc sống -> đói mòn, đói mỏi.
-> xoáy sâu vào cái đói, cái cơ cực.
+ Ấn tượng không phai về mùi khói bếp: câu cảm kết thúc đoạn thơ -> đủ sức lay
động thể xác, lay động tâm hồn khiến cho người đọc cũng cảm thấy xót xa những gì
mình từng chứng kiến.
- Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa.
-> Chỉ có hai bà cháu ở với nhau, nương tựa lẫn nhau, chăm sóc nhau.
+ Hình tượng về âm thanh tiếng tu hú kêu động mãi trong lòng người cháu, tiếng tu
hú lúc gần lúc xa như thấm sâu trống vắng, xoáy sâu thêm nỗi cô đơn của bà cháu, còn
là niềm tin dai dẳng của bà. đó là tiếng động của đất trời, của lòng người đang trỗi dậy
với bao hoài niệm nhớ mong.
+ hình ảnh của bà như thế nào
-> Hình ảnh người bà tảo tần chịu thương, chịu khó
-> Kỉ niệm này lại hiện về lòng biết ơn sâu sắc đối với người bà
- Kỉ niệm tuổi thơ còn là chiến tranh loạn lạc, chia ly mất mát


+ Không gian làng quê tan hoang mất mát
+ Người bà vẫn vững lòng, dặn cháu
-> Bà đã vi phạm phương châm hội thoại về chất -> để nhường chỗ cho bố mẹ yên
tâm công tác -> hậu phương vững chắc cho tiền tuyến
-> Từ tình yêu gia đình, yêu con cháu, tình cảm người bà đã phát triển một cách tự
nhiên thành tình yêu đất nước. bà đã vụt sáng tự nhiên: giàu đức hi sinh, giàu lòng vị
tha, đảm đang và vô cùng nhân hậu
-> Kỷ niệm tuổi thơ là những tháng ngày nhọc nhằn vất vả, cô đỏn, chia ly, mất mát
của cuộc sống. tuy nhiên từ trong cuộc sống đó, đứa cháu nhận được tình yêu thương
của bà. khó khăn nhưng vẫn hạnh phúc khi được tắm mình trong tình yêu thương của

-> Tình cảm vô cùng thiêng liêng: tình bà cháu
Ý 4: Suy nghĩ của người cháu về bếp lửa
- Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
+ Sớm, chiều như được kết nối với nhau bởi điệp ngữ rồi -> thời gian ngày này qua
ngày khác như một thói quen nhịp nhàng -> bà lại nhóm lên bếp lửa cho gia đình
-> Bếp lửa bây giờ đã có sự phát triển thành ngọn lửa
-> Nhưng tất cả có gì kết đọng
-> Biểu tượng của hình ảnh người bà với niềm tin niềm lạc quan, tình yêu thương kết
đọng, kết tụ một tình yêu thương
-> Bà trở thành người nhen lửa, giữ lửa và truyền lửa
+ Mấy chục năm rồi
-> Cụm từ chỉ thời gian
-> Thời gian của quá khứ kết hợp với hiện tại ( đến tận bây giờ) -> một sự khái quát
suốt cuộc đời bà nhóm lửa
+ Nhóm bếp lửa -> điệp ngữ nhóm: sự vận động của hình ảnh thơ, ấp iu nồng
đượm
-> Hình ảnh thơ có sự đan xen của hữu hình và vô hình, giữa vật chất và tinh thần
-> Bếp lửa bà nhen nhóm lên và giữ gìn có nhiều ý nghĩa
-> Bếp lửa của không gian gia đình sáng sáng chiều chiều

-> Đó còn là tình đoàn kết xóm làng, bếp lửa của tình yêu thương, đức hi sinh
-> Bếp lửa tâm hồn, bếp lửa cuộc đời
-> Bà đã truyền đến cho con cháu nghị lực vượt qua cuộc sống khó khăn, bếp lửa của
lòng vị tha, của tình yêu thương tình cảm gia đình, còn là tình yêu đất nước
-> Làm bệ đỡ tinh thần điểm tựa vững chắc để người cháu bước đi trong cuộc sống và
cho cháu sức mạnh trưởng thành.
+ Ôi! Kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa
Ôi: từ cảm thán kết hợp câu cảm ->
-> Xúc động đến tận cùng của người cháu để trở thành cao trào, hạnh phúc. Người đó
đã vô cùng xúc động trước vẻ đẹp kỳ lạ và thiêng liêng.
Ý 5: Hình tượng bếp lửa theo suốt người cháu trên mọi chặng đường đời - giờ tàu đi
xa
-> Người cháu bây giờ đã có một cuộc sống mới đầy đủ hơn, sang trọng hơn, nhiều
niềm vui hơn, không gian được mở rộng hơn nhưng trong trái tim người cháu vẫn là
hình ảnh bếp lửa của bà của Việt Nam - câu hỏi tu từ
-> Lời nhắc nhở người cháu luôn phải nhớ đến bà.
-> Một nỗi nhớ đầm sâu trong máu thịt, nỗi nhớ da diết chẳng bao giờ mờ phai.
Ý 6: Từ hình tượng bếp lửa, bài thơ đã đưa đến một triết lý cuộc đời: “kỷ niệm dẫu có
nhọc nhằn vất vả thì vẫn là hành trang giúp chúng ta bước đi trên hành trình dài rộng
của cuộc sống, nếu quên đi ta sẽ không có được sự thành công. Nhớ về bà, về bếp lửa
là nhớ về quê hương đất nước. Ca ngợi bà, ca ngợi bếp lửa là ca ngợi vẻ đẹp của con
người và văn hóa Việt Nam”Bbài thơ ca ngợi hình tượng bếp lửa mà vì vậy mang đậm
giá trị nhân văn.
-> Cảm xúc của người cháu trong bài thơ phải chăng là sự hoá thân của cái tôi trữ
tình Bằng Việt để cất lên những vần thơ ngợi ca, biết ơn người bà yêu dấu của mình,
đồng thời thể hiện một tình yêu quê hương bền chặt.

×