Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Đề thi và đáp án thi thực hành khối mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.23 KB, 11 trang )

HƯỚNG DẪN XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC
NGẠCH GIÁO VIÊN MẦM NON - NĂM 2013

GỢI Ý HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN THỰC HÀNH SOẠN GIÁO ÁN
Đề thi thực hành 1: Soạn giáo án 01 hoạt động học
( Tổng số điểm: 100 điểm)
Đề tài: Khám phá khoa học “Một số con vật sống trong rừng”
Chủ đề: Động vật
Đối tượng dạy lứa tuổi: Mẫu giáo lớn Số lượng trẻ: 20-25
Thời gian dạy (theo lứa tuổi): 30 - 35 phút
PHẦN I. Mục đích, yêu cầu: (15 điểm)
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật, ích lợi của một số con vật sống trong
rừng (voi, khỉ, hổ, gấu, hươu )
- Nhận biết sự giống và khác nhau về cấu tạo, môi trường sống, thức ăn, vận
động, sinh sản.
- Biết được mối liên hệ đơn giản giũa con vật và môi trường sống.
2. Kỹ năng:
- Biết phân biệt được một số con vật sống trong rừng và phân nhóm theo đặc
điểm cấu tạo, vận động, thức ăn, hung dữ, hiền lành.
- Trẻ biết bắt chước tạo dáng, tiếng kêu một số con vật như: gấu, khỉ, voi,
thỏ, sóc…
- Trẻ có kỹ năng quan sát, so sánh, nhận xét, phân loại, chú ý…
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động
- Giáo dục trẻ không trêu chọc các con vật khi đi thăm vườn thú và biết cách
phòng tránh các con vật hung dữ.
4. Cách chấm điểm:
1/ Xác định ( kiến thức, kỹ năng, thái độ) rõ về mức độ yêu cầu phù
hợp với khả năng của trẻ, với loại hoạt động, phù hợp với đề tài và chủ đề


Cách tính điểm: Mỗi một ý trong 3 ý gạch chân trên được tính điểm tối đa là
5 điểm .

15 điểm
2/ Xác định về kiến thức hoặc kỹ năng chưa thật rõ mức độ yêu cầu,
chưa đủ ý, chưa phù hợp với khả năng của trẻ, với loại hoạt động hoặc chưa
phù hợp với đề tài và chủ đề
Tối đa 10 điểm
3/ Xác định mục đích, yêu cầu còn nhầm lẫn giữa kiến thức và kỹ
năng hoặc còn thiếu chưa phù hợp với khả năng của trẻ, với loại hoạt động,
chưa phù hợp với đề tài và chủ đề
Tối đa 5 điểm
PHẦN II: Chuẩn bị ( 5 điểm )
1. Địa điểm tổ chức, đội hình dạy trẻ:
- Địa điểm: Trong lớp, ngoài sân (hoặc trong buổi đi tham quan vườn bách
thú…). Tuỳ vào điều kiện của lớp học để giáo viên lựa chọn địa điểm cho
phù hợp
- Đội hình: Hình chữ u hoặc hình vòng cung… Tuỳ vào hình thức tổ chức
của giáo viên
2. Xây dựng môi trường học tập (nếu cần sử dụng )
Cô trang trí xung quanh lớp tranh ảnh các con vật sống trong rừng, thức ăn,
nơi ở, sinh sản của các con vật…
3. Tên, số lượng thiết bị, đồ dùng, đồ chơi (vật liệu làm đồ dùng )
cho giáo viên và trẻ:
+/ Đồ dùng của cô:
Tuỳ vào điều kiện cụ thể để giáo viên lựa chọn đồ dùng cho phù hợp
Đoạn clip quay :
- Một số hình ảnh các con vật sống trong rừng (con voi, con gấu, con hổ, con
hươu…)
- Một số hình ảnh: môi trường sống của các con vật (trên cây, trong hang…)

- Giáo án điện tử
- Đàn organ bài hát: đố bạn, ta đi vào rừng xanh, chú voi con ở bản đôn …
+/ Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ sưu tầm một ảnh về các con vật sống trong rừng
- Bút màu, giấy màu…
+ Xác định được những nội dung cần chuẩn bị về địa điểm tổ chức
(1), đội hình dạy trẻ (2), môi trường học tập (3), đồ dùng đồ chơi, các
phương tiện phù hợp với tổ chức hoạt động học cho cô (4) và trẻ (5)
Cách tính điểm: Mỗi một ý trong 5 ý trên được tính điểm tối đa là 1 điểm
Tối đa là 5 điểm
PHẦN III: Cấu trúc - Nội dung ( 20 điểm )
1/ Cấu trúc ( 5 điểm )
B1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú cho trẻ tập trung vào nội dung bài mới
B2. Vào bài mới, cung cấp kiến thức mới.
B3. Những hoạt động ôn luyện củng cố kiến thức.
Cấu trúc của các phần trong hoạt động học hợp lý
Tối đa là 5 điểm

2/ Nội dung bài dạy ( 15 điểm )
B1. Ổn định tổ chức gây hứng thú cho trẻ:
- Cho trẻ nghe một đoạn nhạc trong bài hát về các con vật (bài Đố bạn, Ta đi
vào rừng xanh…) hỏi trẻ:
Tên bài hát?
Bài hát kể đến những con vật nào?
- Giáo viên có thể lựa chọn các hình thức vào bài khác:
Cho trẻ đọc thơ, câu đố, kể một đoạn chuyện về các con vật sống
trong rừng
B2. Dạy bài mới:
- Giáo viên cho trẻ quan sát tranh, ảnh hoặc xem đoạn clip về các con vật
sống trong rừng.

- Giáo viên trò chuyện với trẻ:
+ Con biết gì về con vật này? Nó sống ở đâu? Ăn loại thứ ăn gì?
+ Con vật này di chuyển như thế nào?
+ Vì sao các con vật lại di chuyển không giống nhau?
+ Ai miêu tả được dáng đi của các con vật ?
(Hoặc giáo viên đưa tranh hoặc từng hình ảnh ra cho xuất hiện từng bộ phận
cho trẻ đoán tên con vật và hỏi trẻ: Vì sao con biết đó là con khỉ, con voi,
con hổ? Nó có đặc điểm gì? Nó sống ở đâu? Thức ăn của nó là gì? Nó vận
động như thế nào? Giáo viên có thể sử dụng các hình thức để trò chuyện
và đàm thoại với trẻ)
- Cho một số trẻ cùng trao đổi giới thiệu tranh về con vật mà mình có như:
hình dáng, môi trường sống, thức ăn, vận động của chúng
- Giáo viên chuẩn bị hình ảnh đặc trưng của các con vật cho trẻ so sánh:
+ Các con vật này có điểm gì giống nhau? Khác nhau?
+ Vì sao tay khỉ lại dài hơn chân? Vì sao cổ hươu lại cao và dài?
+ Những con vật này đẻ trứng hay đẻ con?
+ Những con vật nào thường sổng ở trên cây? Dưới mặt đất? Ở trong
hang?
+ Những con vật nào hiền lành? Hung dữ?
- Giáo viên cho trẻ bắt chước vận động, tiếng kêu của các con vật.
- Cho trẻ kể tên các con vật khác mà trẻ biết, xem Clip về các con loài động
vật quý hiếm sống trong rừng(nếu có)…Giới thiệu với trẻ một số loài động
vật quý hiếm sắp bị tiệt chủng…
- Các con vật mà chúng mình vừa tìm hiểu sống ở đâu?
*/ Cô nhận xét chung: Các con vật mà chúng mình vừa tìm hiểu thuộc nhóm
động vật sống trong rừng. Những con vật sống trong rừng rất quý hiếm, cần
được bảo vệ…Ngoài Ra những con vật sống trong rừng còn được con người
đưa về nuôi trong vườn bách thú để cho mọi người đến tham quan.
B3. Ôn luyện củng cố
Giáo viên lựa chọn các hoạt động có thể tổ chức cho trẻ:

- Tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm, cá nhân: Phân nhóm các con vật:
hiền lành- hung dữ, cấu tạo, sinh sản, vận động, thức ăn, nơi sống…
- Cho trẻ đọc thơ, hát các bài hát, giải câu đố về các con vật sống
trong rừn.
- Chơi các trò chơi vận động, bắt chước tạo dàng…
- Trẻ có thể trang trí ảnh các con vật, cắt dán, làm thức ăn, nơi ở cho
các con vật, …
Cách tính điểm:
2.1. Nội dung dạy phù hợp với đề tài, chủ đề và mục đích yêu cầu (1).
Nội dung kiến thức truyền đạt chính xác, khoa học (2). Nội dung hoạt động
học có trọng tâm đúng, đủ (3), phù hợp với đối tượng dạy (4). Lựa chọn nội
dung tích hợp hợp lý, bổ trợ cho nội dung trọng tâm (5)
Cách tính điểm: Mỗi một ý trong 5 ý trên được tính điểm tối đa là 3
điểm.
15 điểm
2.2. Nội dung phù hợp chủ đề, mục đích yêu cầu và khả năng của trẻ,
kiến thức truyền đạt chính xác. Nội dung hoạt động học có trọng tâm đúng
song chưa đủ. Lựa chọn nội dung tích hợp chưa hợp lý, chưa bổ trợ cho nội
dung trọng tâm, còn áp đặt .
Tối đa 10 điểm
2.3. Nội dung dạy chưa phù hợp chủ đề, mục đích yêu cầu và khả năng
của trẻ. Nội dung trọng tâm chưa đủ, đôi chỗ thiếu tính chính xác.
Tối đa 5 điểm
PHẦN IV: Phương pháp (30 điểm)
- Sử dụng phương pháp đặc trưng của hoạt động học. Sử dụng phương
pháp: Quan sát, trò chuyện,
- Sử dụng linh hoạt có nghệ thuật trong việc kết hợp các phương pháp
dạy trẻ.
- Phương pháp hợp lý với từng nội dung kiến thức làm nổi bật trọng
tâm của hoạt động học.

- Hệ thống câu hỏi mở phát huy tính tích cực ở trẻ
- Sử dụng trò chơi, bài thơ, câu đố phù hợp.
- Sử dụng ứng dụng CNTT, ĐDĐC của giáo viên và trẻ đúng thời
điểm và đạt hiệu quả.
1/ Sử dụng đúng phương pháp đặc trưng của hoạt động học (1). Sử
dụng linh hoạt, có nghệ thuật trong việc kết hợp các phương pháp dạy trẻ
(2). Phương pháp hợp lý với từng nội dung kiến thức làm nổi bật trọng tâm
của hoạt động học (3). Hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực ở trẻ (4). Sử
dụng trò chơi, bài thơ, câu đố phù hợp (5). Sử dụng ứng dụng CNTT, ĐDĐC
của giáo viên và trẻ đúng thời điểm và đạt hiệu quả (6).
Cách tính điểm: Mỗi một ý trong 6 ý trên được tính điểm tối đa là 5
điểm
Tối đa 30 điểm

2/ Sử dụng đúng phương pháp đặc trưng của hoạt động học nhưng
chưa thật sự linh hoạt, chưa có nghệ thuật trong việc kết hợp các phương
pháp dạy trẻ tích cực. Sử dụng trò chơi, bài thơ, câu đố chưa phù hợp còn áp
đặt.
Tối đa 20 điểm
3/ Sử dụng phương pháp đúng đặc trưng của hoạt động học nhưng
không linh hoạt trong việc kết hợp các phương pháp dạy trẻ. Hệ thống câu
hỏi không phát huy tính tích cực ở trẻ, trẻ thụ động. Việc sử dụng ứng dụng
CNTT, ĐDĐC của cô và trẻ còn lúng túng chưa phù hợp thời điểm, hiệu quả
chưa cao
Tối đa 10 điểm

PHẦN V: Hình thức tổ chức hoạt động ( 20 điểm )
1/ Tổ chức hoạt động đảm bảo đủ các bước, sinh động, sáng tạo (1) lấy trẻ
làm trung tâm (2). Đan xen, chuyển đổi hợp lý giữa các hình thức và nội
dung hoạt động của trẻ (3). Giáo viên chỉ là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi

mở giúp trẻ tiếp thu kiến thức (4).
Cách tính điểm: Mỗi một ý trong 4 ý trên được tính điểm tối đa là 5
điểm.
20 điểm
2/ Tổ chức hoạt động đảm bảo đặt trẻ vào trung tâm. Đan xen, chuyển
đổi hợp lý giữa các hình thức và nội dung, thực hiện đầy đủ các bước song
chưa sinh động, sáng tạo
Tối đa 10 điểm
3/Chưa lấy trẻ làm trung tâm, trẻ thụ động chưa được tích cực hoạt
động. Sắp xếp tổ chức hoạt động của trẻ chưa thật hợp lý.
Tối đa 5 điểm
PHẦN VI: Thời gian tổ chức hoạt động học (5 điểm)
Phân bố thời gian hợp lý giữa các phần và các hoạt động 5 điểm
PHẦN VII: Trình bày bài soạn (5 điểm)
Trình bày rõ ràng, ngắn gọn, mạch lạc 5 điểm
HƯỚNG DẪN XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC
NGẠCH GIÁO VIÊN MẦM NON - NĂM 2013

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM PHẦN THỰC HÀNH SOẠN GIÁO ÁN
Đề thi thực hành 1: Soạn giáo án 01 hoạt động học
( Tổng số điểm: 100 điểm)
Đề tài: Khám phá khoa học “Một số con vật sống trong rừng”
Chủ đề: Động vật
Đối tượng dạy lứa tuổi: Mẫu giáo lớn Số lượng trẻ: 20-25
Thời gian dạy (theo lứa tuổi): 30 - 35 phút
PHẦN I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật, ích lợi của một số con vật
sống trong rừng
- Nhận biết sự giống và khác nhau về cấu tạo, môi trường

sống, thức ăn, vận động, sinh sản.
- Biết được mối liên hệ đơn giản giữa con vật và môi trường
sống.
2. Kỹ năng:
- Phân biệt được một số con vật sống trong rừng và phân nhóm
chúng theo đặc điểm cấu tạo, vận động, thức ăn, hung dữ, hiền
lành.
- Trẻ biết bắt chước tạo dáng, tiếng kêu một số con vật sống
trong rừng
- Trẻ có kỹ năng quan sát, so sánh, nhận xét, phân loại, chú
ý…
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động
- Trẻ có ý thức không trêu chọc các con vật khi đi thăm vườn
thú và biết cách phòng tránh các con vật hung dữ.
PHẦN II: Chuẩn bị ( 5 điểm )
1. Địa điểm tổ chức, đội hình dạy trẻ:
- Địa điểm: Trong lớp, ngoài sân (hoặc trong buổi đi tham
quan vườn bách thú…). Tuỳ vào điều kiện của lớp học để giáo
viên lựa chọn địa điểm cho phù hợp
15 điểm
2 điểm
2 điểm
1 điểm
2 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
3 điểm

2 điểm
1 điểm
2. Đội hình dạy trẻ: Hình vòng cung… Tuỳ vào hình
thức tổ chức của giáo viên
3. Xây dựng môi trường học tập (nếu cần sử dụng)
Cô trang trí xung quanh lớp tranh ảnh, (mô hình) các con vật
sống trong rừng, thức ăn, nơi ở, sinh sản của chúng…
4. Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi (vật liệu làm đồ dùng)
cho giáo viên
- Một số hình ảnh Video clip hoặc tranh ảnh, mô hình các con
vật sống trong rừng
- Một số hình ảnh: môi trường sống của các con vật (trên cây,
trong hang…)
- Giáo án điện tử (nếu có)
- Đàn organ, các bài hát về con vật sống trong rừng….
- Đồ dùng, phương tiện cho trẻ chơi trò chơi
5. Tên, số lượng thiết bị, đồ dùng, đồ chơi (vật liệu làm đồ
dùng ) cho trẻ:
- Tranh ảnh hoặc lô tô về các con vật sống trong rừng
- Bút màu, giấy màu…(nếu có)
PHẦN III: Cấu trúc- nội dung
1/ Cấu trúc (5 điểm )
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú
2. Nội dung dạy bài mới
+ Cô nắm bắt kiến thức đã có của trẻ về các con vật sống trong
rừng
+ Cung cấp kiến thức mới
+ Ôn luyện, củng cố kiến thức vừa được học
3. Kết thúc giờ học
2/ Nội dung bài dạy (15 điểm)

B1. Ổn định tổ chức gây hứng thú cho trẻ:
- Giáo viên có thể lựa chọn các hình thức vào bài:
Cho trẻ xem videoclip, đọc thơ, câu đố, kể một đoạn
chuyện… về các con vật sống trong rừng.
B2. Nội dung dạy bài mới (12 điểm)
Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức đã có của trẻ
- Giáo viên cho trẻ quan sát tranh, ảnh hoặc xem đoạn clip về
các con vật sống trong rừng.
Cho trẻ kể về những gì trẻ biết khi quan sát các con vật sống
trong rừng.
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
20 điểm
1 điểm
3 điểm
1 điểm
2 điểm
2 điểm
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
- Giáo viên cho trẻ quan sát, tìm hiểu lần lượt từng con vật
hoặc đưa ra quan sát nhiều con vật trong cùng một lúc bằng
các hình thức : (đưa tranh hoặc từng hình ảnh, mô hình) ra cho
trẻ đoán tên con vật và đưa ra hệ thống câu hỏi đàm thoại để
giúp trẻ nhận biết đặc điểm nổi bật, ích lợi của một số con vật
sống trong rừng
+ Đây là con gì ? Hình dạng con vật này như thế nào ?
Nó sống ở đâu ? Ăn thức ăn gì ?
+ Con vật này di chuyển như thế nào?

+ Vì sao các con vật lại di chuyển không giống nhau?
+ Dáng đi của các con vật này như thế nào?
+ Cho trẻ bắt chước vận động, tiếng kêu của các con vật.
+ Những con vật này đẻ trứng hay đẻ con?
+ Môi trường sống của các vật này ở đâu?
+ Con vật này hiền lành hay hung dữ?
- Cho trẻ so sánh, phân biệt sự giống và khác nhau về cấu tạo,
môi trường sống, thức ăn, vận động, sinh sản của các con vật
bằng các hình thức: trẻ cùng trao đổi, giới thiệu tranh ảnh, lô
tô… về con vật mà mình có như: hình dáng, môi trường sống,
thức ăn, vận động của chúng; hoặc cô nói tên con vật, trẻ đưa
ra tranh ảnh,(lô tô) về hình dáng, môi trường sống, thức ăn,
vận động…; Kể ra những điểm giống và khác nhau của các
con vật ….
- Giới thiệu với trẻ một số loài động vật quý hiếm cần được
bảo vệ.
*/ Cô nhận xét chung:
- Các con vừa tìm hiểu các con vật thuộc nhóm động vật sống
ở đâu?
Các con vật mà chúng mình vừa tìm hiểu thuộc nhóm động vật
sống trong rừng. Những con vật sống trong rừng rất quý hiếm,
cần được bảo vệ…Ngoài ra, những con vật sống trong rừng
còn được con người đưa về nuôi trong vườn bách thú để cho
mọi người đến tham quan.
GD: Khi đến vườn thú Hà nội không trêu chọc các con thú.
Hoạt động 3: Ôn luyện củng cố
Giáo viên có thể lựa chọn một số hoạt động:
(6 điểm)
4 điểm
- Tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm, cá nhân: Phân nhóm

các con vật: hiền lành- hung dữ, cấu tạo, sinh sản, vận động,
thức ăn, nơi sống…
- Cho trẻ đọc thơ, hát các bài hát, giải câu đố về các con
vật sống trong rừng.
- Chơi các trò chơi vận động, bắt chước tạo dáng…
- Trẻ có thể trang trí ảnh các con vật, cắt dán, làm thức
ăn, nơi ở cho các con vật, …
B4. Kết thúc tiết học
- Hát một bài hát, vận động giống một con vật sống trong rừng
và đi ra ngoài
PHẦN IV: Phương pháp (30 điểm)
- Sử dụng phương pháp đặc trưng của hoạt động khám
phá khoa học: Phương pháp quan sát, đàm thoại, trực quan,
thực hành, trải nghiệm…
- Sử dụng linh hoạt có nghệ thuật trong việc kết hợp các
phương pháp dạy trẻ.
- Phương pháp hợp lý với từng nội dung kiến thức làm
nổi bật trọng tâm của hoạt động học.
- Hệ thống câu hỏi mở phát huy tính tích cực ở trẻ
- Sử dụng trò chơi, bài thơ, câu đố phù hợp với từng
hoạt động của trẻ.
- Sử dụng ứng dụng CNTT, ĐDĐC của giáo viên và trẻ
đúng thời điểm và đạt hiệu quả.
PHẦN V: Hình thức tổ chức hoạt động ( 20 điểm )
- Tổ chức hoạt động đảm bảo đủ các bước, sinh động, sáng
tạo; đảm bảo luân phiên giữa hoạt động tĩnh và động.
- Lấy trẻ làm trung tâm trong quá trình tổ chức hoạt động (thể
hiện ở các hoạt động thực hành, trải nghiệm, khám phá của trẻ)
- Đan xen, chuyển đổi hợp lý các hình thức tổ chức (cả lớp,
nhóm, cá nhân…) phù hợp với nội dung hoạt động của trẻ.

- Giáo viên chỉ là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ
tiếp thu kiến thức (thể hiện trong hệ thống câu hỏi mở của giáo
viên và các hoạt động tổ chức cho trẻ thực hành khám phá).
PHẦN VI: Thời gian tổ chức hoạt động học
Phân bố thời gian hợp lý giữa các phần và các hoạt động
+ Ổn định tổ chức, gây hứng thú
+ Dạy bài mới: 20-25 phút
+ Kết thúc giờ học
PHẦN VII: Trình bày bài soạn
1 điểm
30 điểm
20 điểm
5 điểm
1 điểm
3 điểm
1 điểm
5 điểm
Trình bày rõ ràng, ngắn gọn, mạch lạc

×