Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Kế hoạch "tháng hành động vì chất lượng VSATTP" năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.99 KB, 3 trang )

PHÒNG GD-ĐT XUÂN TRƯỜNG
TRƯỜNG THCS THỌ NGHIỆP
Số: /KH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thọ Nghiệp, ngày 15 tháng 4 năm 2011
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ CHẤT LƯỢNG, VỆ SINH AN
TOÀN THỰC PHẨM” NĂM 2011
- Thực hiện Chỉ thị số 08/1999/CT-TTg ngày 15/4/1999 của Thủ tướng Chính
phủ về việc tăng cường công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm,
trong đó Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo hàng năm tổ chức “Tháng hành động vì
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” để huy động toàn thể nhân dân, các cấp chính
quyền, các đoàn thể tham gia vào việc lập lại trật tự, kỷ cương trong bảo đảm vệ sinh
an toàn thực phẩm;
- Căn cứ công văn số 217/SGD ĐT-VP ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Sở
GD&ĐT Nam Định vè việc triển khai “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an
toàn thực phẩm” năm 2011;
- Đồng thời căn cứ thực tế công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong
thời gian qua và dự báo diễn biến năm 2011, Kế hoạch triển khai “Tháng hành động
vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2011 (sau đây gọi tắt là Tháng hành
động) sẽ được triển khai như sau:
I. CHỦ ĐỀ “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ CHẤT LƯỢNG, VỆ SINH AN TOÀN
THỰC PHẨM” NĂM 2011:
Chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm (CLVSATTP) tác động trực tiếp,
thường xuyên đến sức khoẻ, thậm chí tính mạng người sử dụng, về lâu dài còn ảnh
hưởng đến nòi giống dân tộc. Ngoài ra, CLVSATTP còn ảnh hưởng lớn đến phát
triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội.
Ở nước ta, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ cùng
với sự cố gắng của ngành y tế, sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các Bộ, ngành,
Uỷ ban nhân dân các cấp, những năm qua công tác quản lý CLVSATTP đã có được


thành tích bước đầu rất quan trọng trong các mặt:
- Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý để
phục vụ công tác quản lý về an toàn thực phẩm (ATTP).
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý ATTP từ trung ương đến
địa phương.
- Công tác thanh tra, kiểm tra được chú trọng và đẩy mạnh giúp ngăn chặn và
xử lý nhiều vụ vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần giúp các doanh
nghiệp đi dần vào khuôn khổ của pháp luật
- Công tác tuyên truyền giáo dục được đẩy mạnh, giúp xã hội, cộng đồng quan
tâm đến vấn đề CLVSATTP, phần nào đã nâng cao nhận thức và thực hành của các
nhóm đối tượng (nhà quản lý, người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng thực
phẩm).
Đặc biệt, ngày 17 tháng 6 năm 2010 Luật An toàn thực phẩm, đã được Quốc
hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII kỳ họp thứ 7 thông qua để
thay thế Pháp lệnh VSATTP hiện đã không còn phù hợp với thực tiễn. Trong đó,
Luật An toàn thực phẩm đã phân định rõ hơn trách nhiệm quản lý Nhà nước về
ATTP với vai trò nhạc trưởng là Bộ Y tế, còn có 2 Bộ khác là Bộ Công thương, Bộ
Nông nghiệp & Phát triển nông thôn theo nguyên tắc quản lý từ xuyên suốt “từ trang
trại đến bàn ăn”; Các chế tài được nâng cao đủ mạnh để hạn chế các vụ ngộ độc thực
phẩm và các vi phạm pháp luật về ATTP, cũng như tăng cường đầu tư hơn nữa cho
công tác đảm bảo ATTP, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra về ATTP; Ngoài ra, Luật An
toàn thực phẩm đã siết chặt và hội nhập hơn trong hoạt động cấp phép kinh doanh
thực phẩm gắn với quản lý điều kiện VSATTP, sản xuất, kinh doanh thực phẩm đáp
ứng Luật Chất lượng hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng; Đề cao
được vai trò quyền lợi và trách nhiệm của người tiêu dùng trong giám sát doanh
nghiệp thực hiện quy định pháp luật về ATTP.
Luật An toàn thực phẩm được ban hành đã tạo bước ngoặt mới trong công tác
quản lý ATTP, nâng cao được tính pháp lý, khắc phục những hạn chế của Pháp lệnh
Vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời đáp ứng được sự hội nhập quốc tế trong điều
kiện Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), góp phần

tích cực vào việc thực hiện thành công sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khoẻ nhân dân.
Với những ý nghĩa to lớn đó, nhằm nhanh chóng đưa Luật An toàn vệ sinh
thực phẩm đi vào thực tiễn cuộc sống, nâng cao chât lượng, hiệu quả của công tác
quản lý về an toàn thực phẩm, phổ biến nội dung Luật An toàn thực phẩm đến mọi
đối tượng (quản lý, sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm), chủ đề Tháng
hành động vì CLVSATTP năm 2011 là: “Sản xuất - Kinh doanh - Sử dụng thực
phẩm theo Luật An toàn thực phẩm”.
II. MỤC TIÊU:
Huy động toàn thể nhân dân, các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý tham
gia vào việc phổ biến tuyên truyền Luật An toàn thực phẩm, các văn bản quy phạm
pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm của Chính phủ, Bộ Y tế, các Bộ, ngành và Uỷ
ban nhân dân các cấp, cung cấp các kiến thức khoa học trong việc sản xuất, chế biến
thực phẩm an toàn. Bên cạnh đó tăng cường công tác thanh kiểm tra đối với các cơ
sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm, nhằm hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm
và các bệnh truyền qua thực phẩm.
Tiếp tục duy trì và nâng cao vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp trong
việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm. Đồng thời nâng cao vai trò giám sát của
các cơ quan quản lý và người tiêu dùng đối với việc thực thi pháp luật về an toàn
thực phẩm của các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
III. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI:
- Thời gian: Từ 15/4 đến 15/5/2011.
- Phạm vi triển khai: Trên phạm vi toàn trường.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Ngoài các hoạt động thường xuyên bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm, “Tháng hành động vì CLVSATTP” còn là điểm nhấn trong năm, tạo lên đợt
cao điểm, phát động một “chiến dịch truyền thông đẩy mạnh các hoạt động vì
CLVSATTP” và chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc
thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm hàng loạt và các bệnh truyền qua
thực phẩm.

Trong đó, đặc biệt chú ý đến các hoạt động nâng cao nhận thức, trách nhiệm
của cả cộng đồng bao gồm trách nhiệm của nhà nước, trách nhiệm của doanh nghiệp,
người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất
là nhận thức và thực hiện đầy đủ các quy định của Luật An toàn thực phẩm và văn
bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

×