LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết đối với mỗi sinh viên khi kết
thúc phần học lý thuyết tại trường. Thực tập tốt nghiệp giúp sinh viên vân
dụng kiến thức lý luận đã học được ở trường vào thực tế fnhằm phân tích, lý
giải và giải quyết các vấn đề cho thực tiễn đặt ra. Qua đó củng cố và nâng cao
kiến thức đã được trang bị làm quen với công tác quản lý kinh tế.
Đợt thực tập này đối với mỗi sinh viên đều được chia làm 2 giai đoạn :
Thực tập tổng hợp và thực tập chuyên đề, yêu cầu đối với mỗi giai đoạn thực
tập là khác nhau.
Với giai đoạn thực tập tổng hợp yêu cầu mỗi sinh viên có cái nhìn tổng
quan và những nhận xét, đánh giá của riêng mình về tình hình thực tế, kết quả
và phương hướng hoạt động của cơ sở thực tập.
Với yêu cầu trên sau đợt thực tập tổng hợp tại phòng Tài chính kế
hoạch huyện Mù Cang Chải. Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo và các cô, chú
trong phòng Tài chính Kế hoạch em đã hoàn thành báo cáo thực tập với 3 nội
dung sau :
Phần I : Tổng quan về ngành Tài chính
Phần II : Tình hình hoạt động hiện tại và những phương hướng
của phòng Tài chính kế hoạch huyện Mù Cang Chải.
Phần III : Định hướng đề tài nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Bùi Đức Tuân đã hướng dẫn
tận tình để em hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn các cô, các chú trong phòng Tài chính kế
hoạch huyện Mù Cang Chải đã hướng dẫn để em hoàn thành tốt giai đoạn
thực tập này .
Phần I
Tổng quan về ngành tài chính
I. Lịch sử ngành tài chính Yên Bái.
Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa ra đời cùng với việc thành lập Chính phủ lâm thời (ngày 28/8/1945)
Bộ Tài chính là một bộ phận quan trọng trong nội các Chính phủ được thành
lập theo sắc lệnh của Chính phủ.
Qua 60 năm xây dựng và trưởng thành Bộ Tài chính và ngành Tài
chính Việt Nam đã từng bước trưởng thành về mọi mặt, đưa các chính sách
chế độ để điều hành nên tài chính quốc gia. Góp phần to lớn đảm bảo và cách
mạng xã hội chủ nghĩa (ở miền Bắc từ năm 1955, cả nước từ năm 1975). Quá
trình đổi mới và phát triển về chính sách Tài chính Việt Nam luôn gắn với các
thời kỳ cách mạng Việt Nam từ 1945 đến nay.
Cùng với việc thành lập Bộ Tài chính, Sở Tài chính Yên Bái cũng được
thành lập. Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành ngành Tài chính đã khởi
đầu từ bàn tay trắng, trải qua các chặng đường lịch sử vẻ vang của đất nước
đã làm trọn trọng trách của mình, từng bước phát triển xứng đáng với sự tin
cậy của nhân dân, của Đảng và Nhà nước ta. Trong 60 năm trải qua các cuộc
chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc, xây dựng xã hội chủ nghĩa và không
ngừng phát triển trong sự nghiệp đổi mới, ngành Tài chính đã có những đóng
góp lớn lao, đáp ứng mọi nhu cầu của nhiệm vụ cách mạng huy động được tài
lực của toàn dân trong việc giữ gìn thành quả của cách mạng phục vụ đáp lực
trong công cuộc cách mạng, phục vụ đáp lực cho công cuộc xây dựng và bảo
vệ đất nước. Trong những thành quả của ngành tài chính cả nước, có sự đóng
góp của ngành tài chính tỉnh Yên Bái.
Vào những năm đầu vừa thành lập đất nước đang trong chiến tranh,
hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ủy ban nhân dân cách
mạng lâm thời tỉnh đã kết hợp với mặt trận Việt Minh, động viên toàn dân
tăng gia sản xuất cứu đói cho nhân dân, đặc biệt là thực hiện pháp lệnh của
Chính phủ 4/9/145 về việc đặt “quỹ độc lập” và tổ chức “tuần lễ vàng” với
khẩu hiệu “hãy đem vàng đổi lấy tự do” để ủng hộ chính quyền của nhân dân
và xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng. Trong tuần lễ vàng đó, nhân dân
trong tỉnh đã đóng góp được 20 lạng vàng, 200 lạng bạc và 3 triệu đồng Đông
Dương. Với vốn liếng ban đầu đáng qúy ấy, tỉnh đã ổn dịnh được đời sống
nhân dân, đẩy lùi “giặc đói, giặc dốt”, xây dựng đời sống mới và tham gia
thắng lợi cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
ngày 6/1/1946.
Trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, nền Tài chính của đất nước
là nền tài chính thời chiến, với khẩu hiệu tất cả vì tiền tuyến, tất cả vì thắng
lợi, với phương châm huy động cao nhất sức người, sức của cho chiến trường.
Một mặt củng cố hậu phương vững chắc, một mặt cung ứng đầy đủ quân
lương, quân dụng cho mặt trận. Trong những ngày đầy gian khổ của đất nước
chính quyền và nhân dân tỉnh Yên Bái đã tích cực tự nguyện tham gia lập quỹ
nuôi quân, hũ gạo kháng chiến… Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã tích cực
mua công trái quốc gia, đóng thuế nông nghiệp, nhiều nhà đã hiến tài sản thóc
gạo cho công cuộc kháng chiến cứu nước. Có nhà đã ủng hộ cho Chính phủ
hàng tấn thóc, hàng vài chục con trâu bò. Kháng chiến thu được nhiều thắng
lợi, nhu cầu kinh phí cung ứng cho bộ đội, dân công, cho các chiến dịch, cho
bộ máy chính quyền các cấp càng lớn. Trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ Yên
Bái vừa là hậu phương vừa là tiền tuyến. Nhiều chiến dịch mở ra trong địa
bàn tỉnh, nơi quân Pháp còn chiếm đóng. Ngành Tài chính Yên Bái, dưới sự
chỉ đạo của Ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh, đã tích cực vận động nhân
dân tăng gia sản xuất, huy động tái lực, vật cung ứng cho chiến trường. Ngành
Tài chính đã thực hiện tốt việc sử dụng ngân quỹ quốc gia, phục vụ công cuộc
kháng chiến giành thắng lợi hoàn toàn.
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, miền Bắc
nước ta bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh,
bước đầu xây dựng cơ sở vật chất cho chủ n ghĩa xã hội, làm hậu thuẫn cho
giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Vai trò của Tài chính thời kỳ này
vô cùng quan trọng, đó là đáp ứng những nhiệm vụ mới, đòi hỏi mới của
Cách mạng, Bộ máy Tài chính được củng cố lại đồng thời nâng cao trình độ
nghiệp vụ, phù hợp với yêu cầu mới của công tác tài chính. Nhiệm vụ lúc này
là phải tích cực cải tạo công thương nghiệp, đẩy mạnh phong trào hợp tác hóa
nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và mở rộng các xí nghiệp quốc
doanh. Bức tranh kinh tế thời kỳ này được nhấn mạnh là kinh tế tập thể và
kinh tế nhà nước. Ngành Tài chín có vai trò đắc lực trọng quán kỳ chi tiêu,
hạch toán và thực hành tiết kiệm. Với chức năng quản lý, điều hành phân phối
theo cơ chế kế hoạch hóa, đã góp phần thúc đầu sản xuất phát triển kinh tế
nông nghiệp công nghiệp, thương nghiệp, tạo cho ngân sách ổn định và từng
bước tăng nguồn tài chính quốc gia, góp phần nâng cao cơ sở vật chất và đời
sống kinh tế của nhân dân. Ngành tài chính thực sự đi vào nề nếp, đã thực
hiện tốt việc phân bố sử dụng ngân sách Nhà nước, mở ra nhiều công trình
mới, nông trường, lâm trường và xí nghiệp, tạo nên không khí sôi động trên
các mặt trận sản xuất công nông nghiệp những chính sách kinh tế được áp
dụng phù hợp với tỉnh miền mà nhiều dân tộc. Việc chuyển dân xây dựng
vùng kinh tế mới xây dựng các hình mẫu kinh tế tập thể, kinh tế quốc doanh
được đặc biệt coi trọng. Chính các cơ sở vật chất và cơ chế mệnh lệnh thời
chiến đã góp phần chủ yếu cho việc đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế
quốc Mỹ, góp phần động viên huy động sức nghèo, sức của cho công cuộc
giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Trong công cuộc chống Mỹ cứu nước ngành Tài chính Yên Bái đã có
những đóng góp tích cực cho sự nghiệp chung cán bộ, công nhân viên ngành
Tài chính đã tíc cực tham gia sản xuất làm ra của cải vật chất, xuất hiện nhiều
tấm gương sáng trên các mặt trận lao động, học tập và chiến đấu, nhiều cán
bộ tài chính trai trẻ đã xung phong nhập ngũ ra chiến trường lập được nhiều
thành tích trong chiến đấu và có những người đã anh dũng hy sinh vì nền độc
lập tự do của dân tộc.
Sau năm 1975, trong bối cảnh sáp nhập 3 tỉnh Yên Bái, Nghĩa Lộ, Lào
Cai vào tỉnh Hoàng Liên Sơn, rời lại được chia tách về cùng bám sát nhiệm
vụ chính tại của tỉnh, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mình, phục vụ tốt
nhiệm vụ của mình, bảo vệ xây dựng đất nước. Trong thời kỳ này chúng ta
vừa phải khắc phục hậu quả của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, vừa phải
đẩy mạnh cơ sở vật chất xã hội. Cùng với hoàn cảnh chung của cả nước tỉnh
Yên Bái cũng vấp phải những khó khăn cua cơ chế tập trung quan liêu bao
cấp. Khu vực kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể bị sa sút, đời sống nhân dân
tụt thấp. Chính sách kinh tế áp dụng trong thời chiến đã không còn phù hợp,
dẫn tới kìm hãm sản xuất. Trong hoàn cảnh ấy Đảng và Nhà nước chủ trương
đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, dần dần xóa bỏ chế độ bao cấp. Ngành Tài
chính Yên Bái đã chuyển đổi kịp thời, thích ứng với yêu cầu mới trong quản
lý kinh tế, cùng với việc thực thi các chính sách về tài chính tín dụng cải cách
hệ thống thuế Nhà nước và chặt chẽ trong chi tiêu sử dụng ngân sách. Nền
kinh tế được phục hồi, sản xuất phát triển, đẩy lùi lạm phát đời sống cán bộ
công nhân viên và nhân dân ngày càng được chuyển biến theo hướng tích cực.
ý thức vai trò tham mưu cho tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân
dân tỉnh trên lĩnh vực tài chính qua các thời kỳ. Ngành tài chính Yên Bái luôn
giữ vững truyền thống đoàn kết, vượt qua mọi thử thách, hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ. Đảm bảo cân đối thu chi ngân sách. Tập trung các nguồn lực cho
các công trình trọng điểm về xây dựng mạng lưới giao thông, phát triển công
nghiệp, du lịch chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thủy lợi đồng thời với việc chăm
lo nâng cao đời sống văn hóa xã hội cho nhân dân giành nguồn lực đáng kể
cho công tác nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào
sản xuất, bảo vệ môi trường, công tác kiểm soát, chi và quyết toán ngân sách
đảm bảo yêu cầu quản lý, làm cho tình hình tài chính ngân sách ngày càng
lành mạnh.
Thực hiện nghiêm chỉnh luật ngân sách là yêu cầu bức bách của thời kỳ
đổi mới, quản lý và điều tiết nền kinh tế theo cơ chế thị trường, nhiều thành
phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển ngành Tài chính đã tích cực tham mưu
vừa tính chuyển đổi cơ chế chính sách quản lý ngân sách. Việc phân cấp quản
lý từ tỉnh tới huyện và các xã, phường thị trấn cùng với việc kiểm tra kiểm
soát, đôn đốc thực hiện, kết hợp vứi chế độ kiểm toán đã giúp việc quản lý tài
chính ngày càng khoa học hơn, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ cải cách hành
chính. Việc phân cấp dự toán và sử dụng ngân sách của các đơn vị quản lý
Nhà nước và các đơn vị sự nghiệ có thu được phân định rõ ràng. Việc ứng
dụng khoa học công nghệ thông tin trong quản lý đã đảm bảo nhanh chóng
chính xác trong hệ thống quản lý chung của toàn ngành.
Để thực hiện có hiệu quả việc thu chi ngân sách các hoạt động tài chính
đã tiến hành đồng bộ, các cơ quan chức năng tài chính, kho bạc, thuế, bảo
hiểm xã hội đã thực sự hoàn thành tốt chức năng của mình, góp phần quan
trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh đề ra. Duy trì
tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích
cực. Khuyến khích và thu hút được vốn đầu tư, kích thích được sản xuất, làm
tăng của cải vật chất cho xã hội, đáp ứng nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa của đất nước, góp phần tích cực cho việc ổn định chính trị xã hội. Nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trật tự xã hội và an ninh quốc
phòng.
Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành ngành Tài chính Yên Bái đã
ghi dấu ăn sâu sắc gắn bó máu thịt với tất cả các chặng đường lịch sử của tính
ghi nhận những đóng góp của cán bộ, đảng viên công chức, viên chức, ngành
Tài chính tỉnh Yên Bái. Đảng và Nhà nước đã trao tặng nhiều bằng khen, giấy
khen và huân huy chương. Năm 2004 ngành đón nhận huân chương lao động
hạng nhất, trước mắt Nhà nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu, ngành
tài chính còn phải phấn đấu rất lớn mới đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới ngành
Tài chính Yên Bái xác định phải thích ứng kịp thời với hoàn cảnh, nâng cao
trình độ nghiệp vụ, tích cực chủ động trong quản lý và sử dụng vốn ngân
sách, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển của tỉnh Yên Bái, góp phần đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu “dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh” như Nghị quyết của Đảng
đã đề ra.
Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành Sở Tài chính Yên Bái đã
nhận được những phần thưởng cao quý do Đảng và Nhà nước phong tặng.
Năm 1991 với sự cố gắng không biết mệt mỏi của các đồng chí cán bộ,
Sở được Đảng và nước mới phong tặng Huân chương lao động hạng 3.
- Năm 1996, Sở được tặng huân chương lao động hạng 2.
Năm 1999 là năm cuối cùng của thế kỷ 20, chuẩn bị bước sang thế kỷ
21. Với sự cố gắng không ngừng phấn đấu của các cán bộ, công viên chức Sở
Tài chính Yên Bái được Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc.
Năm 2004 là năm thứ tư thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn (2001 -
2005) thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Sở Tài chính Yên Bái
được ĐẢng và Nhà nước tặng huân chương lao động hạng nhất và được
Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc.
II. Tổng quan về phòng Tài chính kế hoạch huyện Mù Cang Chải.
1. Lịch sử hình thành.
Năm 1957 cùng với việc thành lập huyện phòng Tài chính kế hoạch
huyện Mù Cang Chải cũng được thành lập (18/10/1957) để tham mưu cho
huyện ủy, Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân, thực hiện vai trò quản lý
Ngân sách Nhà nước, triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của
huyện, của tỉnh.
Qua 48 năm xây dựng và trưởng thành, phòng Tài chính huyện Mù
Cang Chải đã từng bước xây dựng và trưởng thành, về mọi mặt, đưa các
chính sách, chế độ để điều hành ngân sách của huyện, triển khai và xây dựng
các kế hoạch phát triển cho huyện theo định hướng của đất nước.
Năm 1957 huyện Mù Cang Chải được thành lập, với việc thành lập
huyện, các cơ quan hành chính được thành lập, phòng Tài chính kế hoạch
huyện dược thành lập và cùng trải qua các giai đoạn lịch sử của đất nước.
Giai đoạn (1957 - 1975) là giai đoạn Miền Bắc bước vào thời kỳ khôi
phục kinh tế xây dựng đất nước, khắc phục hậu quả chiến tranh. Huyện Mù
Cang Chải là một huyện miền núi vùng sâu vùng xa, với đại đa số là các dân
tộc thiểu số nên càng gây khó khăn cho việc quản lý. Trong giai đoạn này
phòng Tài chính kế hoạch huyện Mù Cang Chải cùng với ngành Tài chính và
các cơ quan Nhà nước với các nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là đáp ứng
những nhiệm vụ mới đòi hỏi mới của cách mạng. Nhiệm vụ này là phải tích
cực tiểu thủ công nghiệp. Bức tranh kinh tế thời kỳ này được nhấn mạnh là
kinh tế tập thể và kinh tế Nhà nước, ngành tài chính có vai trò đắc lực trong
quản lý chi tiêu, hạch toán và thực hành tiết kiệm với chức năng quản lý điều
hành, phân phối theo cơ chế kế hoạch hóa đã góp phần thúc đẩy sản xuất, chủ
yếu là phát triển kinh tế nông công thương nghiệp. Tạo cho ngân sách ổn định
và từng bước tăng nguồn tài chính. Góp phần nâng cao cơ sở vật chất và đời
sống kinh tế của nhân dân trong huyện. Ngành tài chính thực sự đi vào nề
nếp, đã thực hiện tốt việc phân bổ ngân sách Nhà nước, đã có nhiều chính
sách được áp dụng phù hợp với huyện miền núi, đại đa số là dân tộc. Chính
các cơ sở vật chất, các cơ chế mệnh lệnh thời chiến đã góp phần chủ yếu cho
việc đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, góp phần động viên
huy động sức người sức của cho công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất
đất nước. Xây dựng đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội.
Trong công cuộc chống Mỹ cứu nước ngành Tài chính huyện Mù Cang
Chải cùng với ngành Tài chính tỉnh Yên Bái đã có những đóng góp tích cực
cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Cán bộ công nhân viên chức ngành Tài
chính đã tích cực tham gia sản xuất tạo ra của cải vật chất. Ngành tài chính
cùng với các ngành khác và toàn nhân dân miền Bắc tích cực tham gia sản
xuất làm ra của cải vật chất để làm hậu phương vững chắc cho miền Nam.
Sau năm 1975 thống nhất đất nước. Ngành tài chính huyện Mù Cang
Chải cùng với ngành Tài chính tỉnh Yên Bái tiếp tục bám sát nhiệm vụ chính
trị của mình. Phục vụ tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong thời
kỳ này vừa phải khắc phục hậu quả của cuộc chiến tranh, bảo vệ biên giới,
vừa phải đẩy mạnh cơ sở vật chất xã hội. Cùng với hoàn cảnh chung của cả
nước ngành Tài chính huyện Mù Cang Chải cũng gặp rất nhiều khó khăn của
cơ chế tập trung quan liêu bao cấp khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tập
thể bị sa sút, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Các chính sách áp dụng
trong thời chiến đã không còn phù hợp dẫn tới kìm hãm sản xuất. Trong hoàn
cảnh ấy Đảng và Nhà nước chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế dần dần
xóa bỏ chế độ bao cấp. Dưới sự c hỉ đạo của tỉnh ngành Tài chín huyện Mù
Cang Chải đã dần chuyển đổi và thích ứng với yêu cầu mới trong quản lý kinh
tế. Cùng với việc thực thi các chính sách về tài chính, tín dụng cải cách hệ
thống thuế của nhà nước và chặt chẽ trong chỉ tiêu sử dụng ngân sách. Nền
kinh tế được phục hồi, sản xuất phát triển, đẩy lùi lạm phát, đời sống cán bộ
công nhân viên và nhân dân ngày được nâng cao.
Trải qua 48 năm xây dựng và phát triển của huyện Mù Cang Chải,
ngành Tai chính của huyện nhà cũng đã trải qua biết bao thử thách, khó khăn
chồng chất của đất nước nói chung cũng như của huyện nhà nói riêng. Trong
những năm qua ngành Tài chính đã nỗ lực phấn đấu cùng các cấp, các ngành
của huyện từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng, ổn định hoạt động của bộ máy
chính trị trên đja bàn.
Với sự phát triển trưởng thành không ngừng của ngành Tài chính Việt
Nam, ngành Tài chính huyện Mù Cang Chải cũng không ngừng được xây
dựng, củng cố, phát triển và ngày càng hoàn thiện, đóng góp một phần công
sức trong việc phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giữ vững
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.
ý thức được vai trò tham mưu cho Huyện ủy, HĐND – UBND huyện
trên lĩnh vực Tài chính, qua các thời kỳ lich sử ngành Tài chính huyện Mù
Cang Chải luôn giữ vững truyền thống đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, thử
thách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đảm bảo cân đối thu chi ngân sách, tập
trung các nguồn lực cho các công trình trọng điểm, xây dựng mạng lưới giao
thông, phát triển nông lâm nghiệp, chuyển dịch cơ cấu sản xuất đồng thời với
việc chăm lo nâng cao đời sống văn hóa – xã hội cho nhân dân. Công tác
kiẻm soát chi và quyết toán ngân sách đảm bảo yêu cầu quản lý, làm cho tình
hình Tài chính ngân sách ngày càng lành mạnh. Đảm bảo thu đúng, thu đủ và
huy động mọi khoản thu vào ngân sách nhà nước.
Thực hiện nghiêm chỉnh luật NSNN là yêu cầu bức bách của thời kỳ
đổi mới, quản lý và điều tiết nền kinh tế theo cơ chế thị trường nhiều thành
phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển. Ngành Tài chính huyện nhà đã tích
cực tham mưu với huyện về việc chuyển đổi cơ chế chính sách quản lý ngân
sách. Việc phân cấp quản lý ngân sách tới cấp xã, phường, thị trấn đã được
gắn liền với công tác kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc thực hiện đã giúp cho việc
quản lý của ngành Tài chính ngày càng khoa học hơn, đáp ứng với yêu cầu
nhiệm vụ cải cách hành chính. Việc phân cấp dự toán và sử dụng ngân sách
của các đơn vị quản lý Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp có thu được phân
định rõ ràng. Việc ứng dụng khoa học công nghệ thông tin trong quản lý đã
đảm bảo nhanh chóng, chính xác trong hệ thống quản lý chung toàn ngành.
Để thực hiện có hiệu quả việc thu chi ngân sách, các hoạt động Tài
chính đã được tiến hành đồng bộ. Các cơ quan chức năng như : Tài chính,
Thuế, Kho bạc Nhà nước đã thực sự hoàn thành tốt chức năng của mình góp
phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội của huyện đề
ra. Cơ cấu kinh tế đã được chuyển dịch tích cực, khuyến khích đầu tư, kích
thích sản xuất phát triển, góp phần tích cực vào việc ổn định chính trị - xã
hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trật tự xã hội, an
ninh - quốc phòng được giữ vững.
Trong suốt những năm qua ngành Tài chính huyện Mù Cang Chải đã
ghi dấu ấn sâu sắc, gắn bó máu thịt với tất cả chặng đường lịch sử của huyện
nhà. Ghi nhận những đóng góp của cán bộ Đảng viên, công chức, viên chức
ngành Tài chính huyện Mù Cang Chải đã luôn luôn hoàn thành xuất sắc mọi
nhiệm vụ được giao, nhiều năm liền, nhiều tập thể và cá nhân ngành Tài chính
đã được nhận bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành như : Bộ Tài
chính, Kho bạc Nhà nước trung ương, Tổng cục Thuế và nhiều bằng khen,
giấy khen của tỉnh và của huyện.
Trước mắt với những nỗ lực mới, thực hiện những chủ trươg lớn của
Đảng và Nhà nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu, ngành Tài chính
còn phải phấn đấu rất lớn mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới. Ngành
Tài chính huyện Mù Cang Chải xác định phải thích ứng kịp thời với hoàn
cảnh mới, nâng cao trình độ nghiệp vụ, tích cực chủ động trong quản lý và sử
dụng vốn ngân sách, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển của huyện Mù
Cang Chải, góp phần đẩy mạnh “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”,
thực hiện mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn
minh” mà Nghị quyết của Đảng đã đề ra.
2. Nhiệm vụ của phòng Tài chính kế hoạch huyện Mù Cang Chải
Từ khi cách mạng tháng Tám thành công, cùng với việc thành lập chính
phủ lâm thời (ngày 28/8/1945) Bộ tài chính là một bộ phận rất quan trọng
trong nội các Chính phủ được thành lập theo sắc lệnh của chính phủ. Vậy
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước phòng tài chính kế hoạch huyện
Mù Cang Chải cũng như toàn ngành Tài chính có những nhiệm vụ sau :
* Quản lý ngân sách Nhà nước
- Quản lý và điều tiết nền kinh tế
- Tham mưu cho huyện Uỷ, Hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân trên
các lĩnh vực tài chính .
- Quản lý ngân sách công tác tổ chức
- Quản lý các chương trình mục tiêu đầu tư cho xã hội
- Quản lý hội kinh doanh và các doanh nghiệp
- Lập kế hoạch phân bố thu chi ngân sách
- Mở sổ tiền gửi các nguồn ngân sách
- Quản lý tài sản huyện, xã
- Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch và lập kế hoạch cho kỳ tiếp theo.
3. Cơ cấu tổ chức và quản lý của phòng Tài chính kế hoạch huyện Mù
Cang Chải.
- Hiện nay cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các đơn vị trong phòng tài
chính kế hoạch huyện Mù Cang Chải như sau :
STT Họ và tên Nhiệm vụ cụ thể Ghi
chú
01 Phạm Thị Ngọc
Trưởng phòng
Phụ trách chung, quản lý Nhà nước và công tác
Đảng, chịu trách nhiệm trước huyện uỷ,
HĐND,UBND và Sở tài chính, sở kế hoạch và công
tác điều hành.
- Quản lý NS – công tác tổ chức, Sơ tổng kết, thi
đua.
- Đi công tác thực hiện uỷ quyền ghi rõ nội dung cho
đồng chí khác thực hiện khi về có sổ giao nhận cụ
thể.
02 Thào A Páo
Phó trưởng phòng
Giúp việc cho trưởng phòng
- Phụ trách Quản lý NS xã, lập kế hoạch phân bổ dự toán
- Quản lý giá, đất đền bù các xã
- Quản lý đôn đốc thực hiện các chương trình mục
tiêu đầu tư cho xã.
- Định kỳ tháng quỹ tổng hợp báo cáo quá trình thực hiện
- Đi công tác thực hiện uỷ quyền ghi rõ nội dung cho
đồng chí khác thực hiện khi về có sổ giao nhận cụ thể.
03
03 Phạm Văn Hùng
Phó trưởng phòng
Giúp việc cho trưởng phòng
- Điều hành công tác kế hoạch
- Phân bổ kế hoạch đầu tư xây dựng và PTXH
- Điều hành KH và phân bổ dự toán NS
- Quản lý các công trình đầu tư XDCB
- Quản lý hộ kinh doanh và các doanh nghiệp
- Định kỳ tháng quý tổng hợp báo cáo quá trình thực
hiện
- Đi công tác thực hiện uỷ quyền ghi rõ nội dung cho
đồng chí khác thực hiện khi về có sổ giao nhận cụ thể.
04 Phạm Văn Thành
Phụ trách kế toán
- Phụ trách kế toán phổ biến học nghiệp vụ khi có
văn bản mới hiện hành
- Lập kế hoạch, phân bổ thu chi NS
- Mở sổ tiền gửi các nguồn ngân sách
- Kế toán tổng hợp thu chi NS xã huyện
- Đi công tác thực hiện uỷ quyền ghi rõ nội dung cho
các đồng chí khác thực hiện khi về có sổ giao nhận
cụ thể
05 Bùi Thị Thúy - Quản lý tài sản huyện, xã, quản lý chứng từ lưu trữ,
kế toán theo dõi NS xã - phục vụ nhà khách
- Đi vắng thực hiện bàn giao ghi rõ nội dung cho
đồng chí khác thực hiện khi về có giao nhận cụ thể.
06 Nguyễn Thị Bính - Kế toán biên lai – thu công ích, - văn thư, - Thủ qũy
đơn vị
- Đi vắng thực hiện bàn giao ghi rõ nội dung cho
đồng chí khác thực hiện khi về có giao nhận cụ thể.
07 Cứ Thị Hoa - Quỹ dự trữ huyện, - tiền gửi và thu khác NS
- Kiểm soát chứng từ lệnh chi
- Đi vắng thực hiện bàn giao ghi rõ nội dung cho
đồng chí khác thực hiện khi về có giao nhận cụ thể.
08 Phạm Anh Xuân - Quản lý kinh doanh - Kế hoạch ĐTXD CB
- thẩm định hạng mục ĐTXDCB
- Đi vắng thực hiện bàn giao ghi rõ nội dung cho
đồng chí khác thực hiện khi về có giao nhận cụ thể.
09 Bùi Ngọc Mạnh - Kế hoạch khối văn hoá xã hội
- Sửa chữa điện nước ở cơ quan
- Đi vắng thực hiện bàn giao ghi rõ nội dung cho
đồng chí khác thực hiện khi về có giao nhận cụ thể.
10 Nguyễn Thị Tơ - Tổng hợp báo cáo kế hoạch
- Kế hoạch khối nông lâm
- Đi vắng thực hiện bàn giao ghi rõ nội dung cho
đồng ch í kh ác th ực hi ện khi v ề có giao nhận cụ
thể.
Trưởng phòng tài chính - kế hoạch
Phần II
Tình hình hoạt động hiện tại, những phương hướng của phòng
tài chính kế hoạch huyện Mù Cang Chải
I. Báo cáo kết quả hoạt động của cơ quan một số năm qua
Huyện Mù Cang Chải là huyện vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, khí
hậu khắc nghiệt, với diện tích đất tự nhiên 119.933 ha trong đó đất nông
nghiệp 7164 ha, đất lâm nghiệp 29.341 ha, thành phần dân tộc có 9 anh em
dân tộc, trong đó dân tộc Mông chiếm 90%, do là địa hình đồi núi nên đường
xá đi lại rất khó khăn, trình độ dân trí còn rất thấp do chủ yếu là dân tộc Mông
họ sống ở các sườn mù cao trên khắc địa bàn huyện, thu nhập chính của đồng
bào là sản xuất nông lâm ngư nghiệp, đời sống văn hoá phong phú.
Về thời tiết : Mù Cang Chải là một huyện vùng cao nằm sâu trong nội
địa, địa hình có độ cao lớn nên nhiệt độ thấp, trung bình từ 18 – 20
0
C vào mùa
đông thời tiết lạnh đến 0
0
C, xuất hiện sương muối, băng giá, mùa khô từ tháng
12 năm trước kéo dài đến tháng 4 năm sau bị ảnh hưởng gió bão thời tiết khô
hanh.
Từ năm 2001 – 2005 huyện Mù Cang Chải nói chung, ngành Tài chính
nói riêng có nhiều cố gắng hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ để lập thành tích
trong thời kỳ đổi mới. Một số thành quả đã đạt được qua các năm như sau :
* Báo cáo tình hình thực hiện thu chi ngân sách huyện Mù Cang
Chải giai đoạn 2001 – 2005.
Chỉ tiêu Đơn vị
tỷ đồng
2001 2002 2003 2004 2005
I. Tổng sản phẩm
- Nông lâm nghiệp 27,5 31,8 33,8 37 -
- Công nghiệp XD 2,9 4,5 4,8 5,4 -
- Thương mại DV 6,8 8,2 9,7 10,5 -
II. Tổng ĐT XDCB và
PTKT qua NSQL
25,4 40,5 46,6 53,7 -
III. Thu NS đp 18,9 23,3 26,6 33,1 -
Thu cân đối ns 0,3 0,4 0,4 0,6 -
IV. Chi ns địa phương 18,9 23,2 25,5 33,1 -
-Chi sự nghiệp y tế 1,4 2,1 1,7 2 -
Chi sự nghiệp giáo dục 5,8 8,1 14 15 -
* Nhận xét tình hình thực hiện quản lý điều hành thu chi ngân
* Về tổng sản phẩm
Sách huyện
- Về lâm nghiệp : Năm 2001 đạt 27,5 tỷ đồng, năm 2002 đạt 31,8 tỷ
đồng, tăng 4,3 tỷ đồng tăng so với năm 2002 là 2 tỷ đồng tốc độ tăng là
6,29%. Năm 2004 tốc độ tăng trưởng là 9,47% (năm 2005 chưa có số liệu).
Vậy trong 5 năm qua tốc độ tăng trưởng của ngành nông lâm nghiệp vào năm
2002 là cao nhất còn năm 2003 là thấp nhất chỉ có 6,29%.
- Về công nghiệp xây dựng : Năm 2001 đạt 2,9 tỷ đồng, năm 2002 đạt
4,5 tỷ đồng tăng 1,6 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng là 55,17% . Tốc độ tăng
trưởng của các năm 2002 và 2003 lần lượt là 6,67% và 12,5%. Năm 2002 do
được sự quan tâm của tỉnh và Nhà nước nên trong lĩnh vực công nghiệp xây
dựng rất được chú trọng và đầu tư rất nhiều, tốc độ tăng là rất cao, có thể nói
là đạt kỷ lục với tốc độ tăng là 55,17%.
- Về thương mại và dịch vụ : Tốc độ tăng trưởng của các năm
2002,2003, 2004 lần lượt là : 20,59%, 18,29%, 8,24% .
- Qua số liệu tổng hợp trên ta thấy ngành nông lâm nghiệp chiếm tỷ
trọng rất lớn. Tốc độ tăng của cả 3 ngành qua các năm là không đồng đều. Cả
3 ngành năm 2002 đều có tốc độ tăng trưởng rất cao và 2 năm còn lại tốc độ
tăng trưởng đạt xuống rất nhiều.
* Về tổng đầu tư xây dựng cơ bản và phát triển kinh tế qua ngân sách
quản lý : năm 2001 có mức tổng đầu tư đạt 25,4 tỷ đồng năm 2002 đạt 4,5 tỷ
đồng tăng so với năm 2002 là 15,1 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng là 59,45%.
Mức đầu tư cho các năm 2003, 2004 là : 46,6tỷ đồng và 53,8 tỷ đồng. Tốc độ
tăng tương ứng là : 15,1% và 15,2%.
* Về thu ngân sách địa phương : năm 2001 tổng thu là 18,9 tỷ đồng.
Năm 2002 là 23,3 tỷ đồng, tốc độ tăng là 23,3% trong các năm 2003 và 2004
tốc độ tăng của thu ngân sách địa phương là 11,2% và 24,4%.
* Về chi ngân sách địa phương. Qua bản báo cáo ta thấy qua các năm
201,2004, tổng chi bằng tổng thu còn năm 2002 tổng chi ít hơn tổng thu là 0,1
tỷ đồng. Còn năm 2003 tổng chi ít hơn tổng thu là 1,1 tỷ đồng đã nói lên dược
sự tiết kiệm trong chi ngân sách địa phương. Trong đó chi cho sự nghiệp y tế
qua các năm chiếm tỷ trọng là : 7,4% năm 2001, 9,05% năm 2002, 6,6% năm
2003. Và 6,04% năm 2004, còn chi cho sự nghiệp giáo dục là : 30,69% năm
2001, 34,76% năm 2002. 54,9% năm 2003 ; 45,32% năm 2004. Vậy qua các
năm chi cho sự nghiệp y tế chiếm tỷ trọng rất nhỏ chỉ chiếm từ 6 – 7 % và qua
các năm sự thay đổi không lớn còn chi cho sự nghiệp giáo dục và rất lớn từ 30
– 50% đặc biệt là năm 2003, chiếm tới 54,9% hơn một nửa ngân sách địa
phương được chi cho giáo dục.
Qua số liệu ta thấy tốc độ đầu tư và chi thường xuyên của huyện mù
cang chải theo luỹ tiến đó cũng là bước được sự quan tâm của đảng và nhà
nước đối với huyện vùng cao. Nhiệm vụ giao phòng tài chính - kế hoạch và
lập kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế và ĐTXDCB và lập kế hoạch và phân
bổ thu chi ngân sách, khoa học công nghệ và môi trường, thương mại dịch vụ.
Với nhiệm vụ đa dạng như vậy ban lãnh đạo luôn chủ động phối kết hợp với
các sở ban ngành, xã thị trấn có liên quan để bám sát thực tế từ khâu lập kế
hoạch đến phân bổ ngân sách, đến thực hiện đều kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ
theo đúng chế độ hiện hành như chi thường xuyên đặc biệt chi đầu tư XDCB
đúng tiế độ thi công đảm bảo chất lượng. Chi đầu tư phát triển chuyển giao
khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả. Khi giải quyết giữa các phần hành nghiệp vụ
thông suốt đáp ứng được nhu cầu chi trên địa bàn đảm bảo theo kế hoạch đề
ra, công tác thông tin và xử lý thông tin kịp thời chính xác và đầy đủ cho
chính quyền địa phương cũng như các sở ban ngành có liên quan.
Thành tích đạt được qua các năm
* Chuyên môn
+ Tập thể : Năm 2000 đơn vị đạt cờ thi đua hoạt động phong trài của tỉnh
Yên Bái.
Năm 2001 đơn vị đạt cờ thi đua hoạt động phong trài của tỉnh Yên Bái
Năm 2002 đơn vị tăng bằng khen do bộ tài chính tặng
Năm 2003 đơn vị đạt lao động xuất sắc do UBND tỉnh Yên Bái công
nhận.
Năm 2004 đơn vị đề nghị UBND tỉnh Yên Bái công nhận tập thể đạt lao
động suất sắc.
* Đoàn thể :
+ Nữ công, công đoàn, đoàn thanh niên luôn giữ danh hiệu hoàn thành
suất sắc.
+ Công tác đảng : 5 năm liền giữ danh hiệu chi bộ trong sạch và vững
mạnh.
+ Cá nhân :
Năm 2000 đến 2004 đạt 30% chiến sỹ thi đua cấp tỉnh và 20% chiến sỹ
thi đua cấp huyện và bằng khen của Bộ tài chính, giấy khen tham gia hoạt
động đoàn thể khác và 1 đồng chí tặng huy chương vì sự nghiệp ngành.
Từ kết quả đạt được đó là nhờ sự quan tâm giúp đỡ của huyện uỷ,
HĐND, uỷ ban nhân dân và sở tài chính, sở kế hoạch đầu tư cùng với các cơ
quan ban ngành trong toàn huyện.
Với nền kinh tế phát triển đất nước nói chung huyện nhà nói riêng thì
ngành tài chính cần năng động sáng tạo về công tác quản lý tài chính đạt hiệu
quả hơn nữa tôi xin có một số giải pháp sau :
II. Giải pháp thực hiện thời gian tiếp theo
Năm 2004 là năm thứ tư thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ huyện Mù
Cang Chải lần thứ 15 và cùng là năm cuối thực hiện kế hoạch 5 năm 2000 –
2004 và lập kế hoạch tiếp theo 2005 – 2010. Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề,
đòi hỏi các cấp các ngành và chính quyền cấp xã và thị trấn phải có những
biện pháp thiết thực để thực hiện toàn diện trên mọi lĩnh vực nói chung và
ngành tài chính nói riêng.
Tiếp tục lập kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo tăng
trưởng và ổn định nền kinh tế của huyện, đẩy mạnh sản xuất Nông – Lâm
nghiệp.
+ Quản lý chặt chẽ sử dụng kinh phí, vốn đầu tư các chương trình dự án.
Chương trình mục tiêu quốc gia đảm bảo tiến độ có hiệu quả, chuyển giao
khoa học kỹ thuật bám sát với thực tế đầu tư được kịp thời, nhất là sản xuất,
chế biến nông lâm nghiệp. Công tác thương mại dịch vụ đa dạng các mặt
hàng, đảm bảo an toàn thực phẩm, công tác an ninh quốc phòng luôn chú
trọng đảm bảo giữ vững ổn định chính trị, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã
hội.
- Công tác thu, tăng cường quản lý, khuyến khích, khai thác các nguồn
thu, phối hợp chặt chẽ giữa các xã và các cơ quan thuế, trong tổ chức và chỉ
đạo thu đảm bảo thu đúng thu đủ theo từng sắc thuế nộp vào NSNN.
- Cán bộ trong cơ quan phải tranh thủ tận dụng thời gian để nghiên cứu
chế độ nâng cao nghiệp vụ thực hiện điều hành ngân sách đúng luật định.
- Có kế hoạch đi kiểm tra các xã, hướng dẫn nghiệp vụ kế toán, đảm bảo
thực hiện thu chi đúng chế độ quy định.
- Bố trí cán bộ một cách khoa học phù hợp với năng lực chất lượng công
việc của từng bộ phận nghiệp vụ.
- Trong nội bộ thực hiện thật sự đoàn kết, dân chủ, tích cực học tập nâng
cao nghiệp vụ đáp ứng được nhiệm vụ quản lý tài chính trong thời kỳ đổi mới.
- Sự phối kết hợp với các ban ngành một cách đồng bộ.
Huyện Mù Cang Chải còn nhiều khó khăn, xong với tinh thần tự lực tự
cường cùng với danh hiệu “Anh hùng trong thời kỳ đổi mới”, truyền thống
đoàn kết và ý chí quyết tâm cao, sự cố gắng nỗ lực của cán bộ trong ngành và
sự phối kết hợp với các ngành các cấp, các thành phần kinh tế quyết tâm nhất
định sẽ dành thắng lợi hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế
xã hội và thu chi ngân sách mà UBND huyện giao đặc biệt là các nhiệm vụ
của ngành giao cho.
Phần III
Định hướng đề tài nghiên cứu
I. Đinh hướng lựa chọn đề
Với việc thực tập tại phòng tài chính kế hoạch huyện Mù Cang Chải Qua
quá trình nghiên cứu tài liệu và làm việc cùng với các cán bộ tài chính kế
hoạch huyện và tình hình thực tế tại địa phương em xin đưa ra 3 phương
hướng đề tài như sau :
Đề tài 1 : Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của chương
trình xoá đói giảm nghèo ở huyện Mù Cang Chải - tỉnh Yên Bái.
Đề tài 2 : Một số giải pháp để phát triển ngành nông lâm nghiệp
huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái.
Đề tài 3 : Một số giải pháp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại huyện
Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
II. Cơ sở của việc lựa chọn đề tài
1. Đề tài 1 : Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của chương
trình xoá đói giảm nghèo ở huyện Mù Cang Chải - Tỉnh Yên Bái.
Xoá đói là vấn đề bức xúc không chỉ ở Việt Nam mà có tính toàn cầu.
Nhất là ở các tỉnh huyện miền núi vùng sâu, vùng xa.
Qua thời gian về thực tập ở phòng tài chính kế hoạch huyện Mù Cang
Chải. Em thấy huyện Mù Cang Chải là một huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh
Yên Bái. Đại đa số là đồng bào dân tôi mong chiếm tới 90% dân số, song chủ
yếu là bằng nghề nông, thu nhập thấp, đời sống nhân dân ở đây còn gặp rất
nhiều khó khăn. Việc xoá đói là rất cần thiết và quan trọng tại huyện Mù
Cang Chải và cũng là một trong những chương trình thiết yếu tại huyện. Để
cuộc sống nhân dân từng bước đi lên, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước.
Nội dung đề tài gồm 3 phần
Phần I : Đói nghèo và chương trình xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam.
I> Những lý luận chung về đói nghèo
II. Tổng quan về chương trình xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam
Phần II : Thực trạng triển khai chương trình xoá đói giảm nghèo ở Mù
Cang Chải
I. Thực trạng đói nghèo hiện nay ở Mù Cang Chải
II. Kết quả hoạt động của chương trình xoá đói giảm nghèo tại Mù Cang
Chải trong thời gian qua.
Phần III : Một số giảm pháp nhằm tăng cường hiệu quả của chương trình
xoá đói giảm nghèo ở huyện Mù Cang Chải trong thời gian tới.
2. Đề tài 2 : Một số giải pháp để phát triển ngành nông lâm nghiệp
tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
Huyện Mù Cang Chải là huyện miền núi của tỉnh Yên Bái, sống chủ yếu
bằng nghề trồng trọt, khí hậu quanh năm lạnh không trồng được các cảng
công nghiệp mà chỉ trồng được lúa, mỗi năm chỉ được một vụ chính, vụ đông
xuân trồng được nhưng do khô và lạnh nên chỉ trồng được với diện tích rất ít.
Mù Cang chủ yếu là trồng các giống lúa địa phương nên năng suất rất thấp chỉ
từ 4 – 5 tấn trên 1 ha với ruộng còn 3 – 3,5 tấn trên 1 ha. Nên việc đưa các
giống lúa lai vào trồng, và để tăng năng suất, tạo mức thu nhập cao hơn cho
người dân.
Nội dung của đề tài gồm 3 phần
Phần I : Tổng quan về ngành nông lâm nghiệp
Phần II : Thực trạng của ngành nông lâm nghiệp tại huyện Mù Cang
Chải trong những năm qua.
Phần 3 : Một số giải pháp để phát triển ngành nông lâm nghiệp tại huyện
Mù Cang Chải.
Đề tài 3 : Một số giải pháp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại huyện
Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái.
Qua thời gian thực tập về nghiên cứu tại địa phương em thấy việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương là rất quan trọng vì : Thu nhập của
người dân ở Mù Cang Chải còn rất thấp, người dân ở đây trên 90% sống bằng
ngành nông nghiệp nên đã có thể tạo cho người dân thu nhập cao hơn cùng
với xu hướng của cả nước và toàn cầu. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa
phương là rất cần thiết.
Nội dung của đề tài gồm 3 phần
Phần I : Lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Phần II : Thực trạng của cơ cấu kinh tế tại Mù Cang Chải
Phần III : Một số giải pháp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế
KẾT LUẬN
Trên đây là những đánh giá nhận xét sau đợt thực tập tổng hợp tại phòng
tài chính kế hoạch huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
Đợt thực tập này giúp cho sinh viên có cơ hội tiếp xúc với thực tế, tiếp
xúc và hiểu hơn về ngành học, thấy được vai trò của chuyên ngành mà mình
đã học. Giúp cho sinh viên tự tin hơn trong công việc trước khi ra trường.
Riêng đối với bản thân sau đợt thực tập tổng hợp này, em có những hiểu
biết nhất định về cơ quan thực tập, về công việc mà đơn vị mình thực tập
đang làm. Từ đó giúp cho em tự tin hơn để bắt đầu giai đoạn thực tập chuyên
đề.
Đây là lần đầu tiên được tiếp xúc với công việc nên không thể tránh
những thiếu sót, chính vì vậy, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy
giáo, các cô chú trong cơ quan thực tập để hoàn thành giai đoạn thực tập
chuyên đề tốt hơn.
Một lần nữa em xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình chỉ bảo của thầy giáo TS.
Bùi Đức Toản để em hoàn thành tốt đợt thực tập tổng hợp và chuẩn bị cho
giai đoạn thực tập chuyên đề.
Em xin chân thành cảm ơn các cô, các chú trong phòng tài chính kế
hoạch đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập tổng hợp và chuẩn bị
cho giai đoạn thực tập chuyên đề.
Tài liệu tham khảo
- Số báo đặc biệt : 60năm ngành Tài chính
- Báo tài chính trong năm 2005
- Báo cáo tình hình thực hiện quản lý ngân sách nhà nước giai đoạn 2001
– 2005 và phương hướng hoạt động trong những năm tiếp theo của phòng tài
chính kế hoạch huyện Mù Cang Chải.