Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Câu hỏi và đáp án Nguyên lý 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.87 KB, 4 trang )

Câu 1: Độc quyền ra đời thủ tiêu tự do cạnh tranh, tự do cạnh tranh không còn tồn tại nữa? SAI
Độc quyền ra đời trên cơ sở tự do cạnh tranh, nhưng không thủ tiêu tự do cạnh tranh mà tồn tại song
song cùng tự do cạnh tranh và làm cho tự do cạnh tranh càng gay gắt và đầy sức phá hoại.
Câu 2: Sở dĩ có sự phân chia thế giới về mặt lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc là do các
nước hiếu chiến muốn gây chiến tranh với nhau? SAI Do qua trình phát triển của CNTB vào những
năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Từ tích tụ và tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền trong
công nghiệp, đến hình thành trong ngân hàng tập đoàn TBCN và bọn đầu sỏ tài chính đên xuất khẩu
tư bản, sự phân chia thế giới về mặt kinh tế, Dẫn đến sự phân chia về mặt lãnh thổ( chiến tranh thế
giớ 1 và 2).
Câu 3: Giai cấp công nhân là giai cấp cuối cùng trong lịch sử, nó sẽ tồn tại mãi mãi? SAI Giai
cấp công nhân(GCVS) sẽ tự thủ tiêu và cũng xóa bỏ mọi sự phân biệt giai cấp.
Câu 4: Nhà nước XHCN là một kiểu nhà nước đặc biệt ví nó sẽ tồn tại mãi mãi? SAI nhà nước
XHCN là 1 kiểu nhà nước đặc biệt không còn nguyên ngĩa, nó chỉ là 1 nửa nhà nước. Sau khi những
cơ sở kinh tế xã hội cho sự tồn tại của nhà nước mất đi thì nhà nước cũng tự tiêu vong.
Câu 5: Nền văn hóa XHCN là nền văn hóa tiên tiến ví nó tiếp thu được tất cả những gì của các
nền văn hóa trên thế giới? SAI Nền văn hóa XHCN là nền văn hóa tiên tiến ví nó kế thừa những tinh
hoa văn hóa của dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc những văn hóa tiên tiến của nhân loại.
Câu 6: Trong XHCN tôn giáo không còn giá trị cho nên cần xóa bỏ tôn giáo? SAI Xét về mặt giá
trị có những nguyên tắc của tôn giáo là phù hợp với CNXH, với chủ trương chính sách của Đảng và
nhà nước XHCN. Đó là những giá trị đạo đức văn hóa tinh thần nhân đạo, hướng thiện đáp ứng nhu
cầu của 1 bộ phận nhân dân. Vì thế tôn giáo chân chính còn giá trị.
Câu 7: Tiền ra đời là do chính sách kinh tế của nhà nước? SAI Do yêu cầu khách quan của sự phát
triển lực lượng sản xuất, của sản xuất và trao đổi hàng hóa tiền ra đời để giải quyết mâu thuẫn trong
sản xuất và trao đổi hàng hóa.
Câu 8: Khi lượng tiền khấu trừ cho nhau và lượng tiền đến kì thanh toán cũng tăng lên 1 lượng
bằng nhau thì lượng tiền cần thiết cho lưu thông không thay đổi? ĐÚNG Vì PQk tăng lên tức khấu
trừ tăng lên và PQd tăng 1 lượng tương ứng tức tiền đầu kì thanh toán tăng 1 lượng bằng nhau sẽ
được cân bằng và tiền cần cho lưu thông sẽ không đổi.
Câu 9: Quy luật giá trị góp phần phá vỡ sự cân bằng cung cầu của thị trường? SAI Vì quy luật
giá trị đã điều tiết sản xuất hàng hóa và điều tiết lưu thông hàng hóa nên nó đã góp phần xác lập sự
cân bằng cung cầu của thị trường.


Câu 10: khi năng suất lao động tăng lên thì lượng giá trị trên 1 đơn vị sản phẩm và lượng sản
phẩm cũng tăng? SAI Vì tăng năng suất lao đông thì lượng giá trị trên 1 đơn vị sẽ giảm(tỉ lệ nghịch)
và lượng sản phẩm tăng lên( tỉ lệ thuân).
Câu 11: Khi tăng cường độ lao động thì lượng giá trị trên 1 đơn vị sản phẩm không thay đổi ,
lượng sản phẩm tăng? ĐÚNG Vì tăng cường độ lao động tức là tăng mức độ làm việc khẩn trương
hơn giống như việc kéo dài ngày lao động, nên lượng sản phẩm tạo ra tăng tương ứng trên 1 đơn vị
sản phẩm, lượng giá trị không đổi.
Câu 12: Hàng hóa sức lao động có trong mọi nền kinh tế hàng hóa? SAI Hàng hóa sức lao động
chỉ ra đời trong điều kiện lịch sử nhất định khi chúng có đủ 2 điều kiện (khi CNTB ra đời thế kỉ 16
mới có hàng hóa sức lao động).
Câu 13: Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt vì người lao động là đối tượng mua bán?
SAI Đối tượng mua bán không phải là người lao động mà là sức lao động. Điều đặc biệt khác hàng
hoa thông dụng là khi sử dụng nó(SLĐ) lại tạo ra 1 lượng giá trị hàng hóa lớn hơn giá trị bản thân sức
lao động.
Câu 14: TB bất biến và TB khả biến có vai trò ngang nhau trong quá trình tạo ra giá trị thặng dư?
SAI TB khả biến đóng vai trò chính , là nguồn gốc duy nhất tạo ra GTTD, còn TB bất biến là điều
kiện cần thiết để tạo ra GTTD.
Câu 15: Có giá trị thặng dư là do trả công không xòng phẳng? SAI Vì giá trị thặng dư là 1 phần
giá trị mới dư ra ngoài giá trị sức lao động (dư ra ngoài tiền công), Do năng suất lao động trong
CNTB tăng cao.
Câu 16: Tỷ suất giá trị thặng dư và tỉ suất lợi nhuận luôn bằng nhau về lượng? SAI Vì tỉ suất giá
trị thặng dư m’ = m/v*100% > P’ = m/C+ v*100%.
Câu 17: Tất cả các phương pháp SX giá trị thặng dư đều làm tăng thời gian lao động cần thiết?
SAI Vì phương pháp SX m tuyệt đối tăng thời gian lao động thặng dư, thời gian lao động cần thiết
không đổi, SX m tương đối giảm giảm thời gian lao động cần thiết , tăng thời gian lao động thặng dư.
Câu 18: Giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư siêu ngạch giống nhau vì cùng dựa trên
tăng năng suất lao động ? SAI Vì giá trị thặng dư tuyệt đối ra đời trên cơ sở kéo dài ngày lao động
hoặc tăng cường độ lao động . Giá trị thặng dư siêu ngạch ra đời trên cơ sở tăng năng suất lao động cá
biệt (doanh nghiệp)
Câu 19: Tích tụ và tập trung TB đều làm tăng quy mô TB xã hộivà tăng cả quy mô TB cá biệt?

SAI Chỉ có tích tụ tăng TB cá biệt và tăng cả quy mô TB xã hội . Còn tập trung TB chỉ tăng quy mô
TB cá biệt , quy mô TB xã hội không thay đổi
Câu 20: Muốn đạt lợi ích tối đa nhà sản xuất phải tìm cách đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư
bản? ĐÚNG Vì đẩy nhanh tốc độ chu chuyển tức số vòng quay trong năm sẽ tăng lên(N tăng) sẽ đạt
hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh
Câu 21: Gọi là tư bản cố định là do tính không dịch chuyển được? SAI Do phương thức chuyển
giá trị của tư bản chậm dưới hình thức khấu hao trong nhiều chu kì sản xuất.
Câu 22: chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn tư bản ứng trước? ĐÚNG Vì tư bản ứng
trước bao gồm toàn bộ C1 và C2*v, còn chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ bao gồm phần khấu hao
C1 và C2*v tại thời điểm thu hồi giá trị nên TBUT > CPSX.
Câu 23: Xét trong phạm vi toàn xã hội thì tổng lợi nhuận bằng tổng giá trị thặng dư? ĐÚNG Vì
trong từng thời điểm do tác động của cung cầu nên m “m” có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn hoặc bằng P.
Nhưng trong toàn xã hội thì tổng M = tổng P.
Câu 24: Muốn tăng tỷ suất lợi nhuận thì tăng cấu tạo hữu cơ? SAI Vì tỷ suất lợi nhuận P’ = m/C
+ v*100% . Tăng cấu tạo hữu cơ là tăng C giảm v. Việc C tăng thì m/C sẽ giảm nên P’ sẽ giảm
xuống.
Câu 25: Trong phạm vi toàn xã hội thì tổng giá trị thặng dư (bằng) tổng giá trị sản xuất? ĐÚNG
Vì giá cả sản xuất (K+Pbq)cũng chỉ là sự biểu hiện của giá trị hàng hóa C+v+m, trong điều kiện tự do
cạnh tranh . Tên phạm vi toàn xã hội thì tổng (C+v+m) = tổng (K+Pbq).
Câu 26; Lợi nhuận thương nghiệp là do mua rẻ bán đắt , nó được tạo ra trong lưu thông? SAI Vì
lợi nhuận thương nghiệp là 1 phần “m”,do CNCN tạo ra trong sản xuất, mà tư bản công nghiệp đã
nhường cho tư bản thương nghiệp và TBTN đã bán hàng thay cho TBCN.
Câu 27: Lợi tức là lợi nhuân luôn bằng nhau? SAI Vì lợi(Z) là 1 phần cua m(hay 1 phân cua P)nó
được tạo ra trong sản xuất mà người đi vay phải lựa chọn người cho vay vì đã sử dụng tư bản tiền tệ
của người cho vay.
Câu 28: Tất cả các loại địa tô đều do đất đai tao ra? SAI Vì địa tô là 1 loại giá trị thặng dư trong
nông nghiệp (do CNNN tạo ra). Đất đai chỉ là điều kiện cần thiết (cũng giống máy móc trong CN),
đất đai không thể tạo ra địa tô.
Câu 29: Đất xấu không phải nộp đại tô? SAI Vì địa tô tuyệt đối gần với độc quyền tư hữu ruộng
đất , mọi đất đai đều có chủ, nên kinh doanh trên đất xấu đều phải nộp địa tô.

Câu 30: Địa tô chênh lệch là sự chênh lệch giữa cung và cầu lương thực? SAI Địa tô chênh lệch
là sự chênh lệch do giá cả nông sản trên thị trường được tính trên điều kiện sản xuất kinh doanh khó
khăn nhất. Vì vậy đất tốt, đất trung bình, đất thuận tiện giao thông có phần chênh ra (đây là do điều
kiện tự nhiên thuận lơi, khoản này phải nộp cho chủ đất)
Câu 31: Muốn đặt lợi ích tối đa người sản xuất phải tìm cách tăng lượng giá trị cá biệt của mình
lên? SAI Vì thị trường thanh toán theo thời gian lao động xã hội cần thiết, vì vậy người sản xuất giảm
lượng giá trị cá biệt của mình
Câu 32: Tiền ra đời do chính sách kinh tế của nhà nước? SAI Do yêu cầu khách quan của sự phát
triển sản xuất, của sản xuất và trao đổi hàng hóa, tiền ra đời để giải quyết các mâu thuẫn trong sản
xuất và trao đổi hàng hoá.
Câu 33: Khi lượng khấu trừ cho nhau tăng lên và PQd tăng một lượng tương ướng tức tiền đến kì
thanh toán tăng một lượng bằng nhau sẽ được cân bằng và tiền cần cho lượng lưu thông vì sẽ không
đổi
Câu 34: Quy luật giá trị góp phần phá vỡ cân bằng cung cầu trên thị trường? SAI Vì quy luật giá
trị đã điều tiết hàng hóa và điều tiết lưu thông nên nó dẫ góp phần xác lập sự cân bằng cung cầu trên
thị trường.

×