Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh chú ý vào tiết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.14 KB, 10 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
…………….o0o…………
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: “ Một số biện pháp thu hút học sinh vào tiết học”.
Họ và tên người viết: Trần Thị Định
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Trần Văn Quan
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
MỤC LỤC
MỤCLỤC 1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 2
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 3
2.1.Cơ sở lý luận: 3
2.2. Thực trạng của vấn đề: 3
2.3.Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 4
5
6
7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: 8
III. KẾT LUẬN 9

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do –Hạnh phúc
…….o0o…….
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2010- 2011
Tên đề tài: “Một số biện pháp thu hút học sinh vào tiết học.”
Họ và tên người viết: Trần Thị Định
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Trần Văn Quan


I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong mỗi lớp học, việc quan tâm đầu tiên của những người giáo viên
đó chính là chất lượng học tập của học sinh.
Theo dõi qua các thống kê chất lượng học tập hàng năm tuy có tăng
lên nhưng mức độ tăng chậm không có bước nhảy vọt, không đạt theo mong
muốn. Tình hình có mặt tại lớp học chưa đảm bảo 100%. Tỷ lệ bỏ học vẫn
còn dù hàng năm có giảm.
Những trạng thái không mong muốn trên bắt nguồn từ nhiều nguyên
nhân. Có thể do hoàn cảnh gia đình học sinh, có thể do thể trạng sức khỏe
các em,… nhưng trên hết vẫn là cách dạy của giáo viên trên lớp.
Thật vậy, được đứng lớp giảng dạy nhiều năm, qua dự giờ thăm lớp
các tiết dạy trên lớp, tôi nhận thấy các em có biểu hiện của sự chán học do
giáo viên có những bài giảng, lời giảng quá nhàm, động tác còn thô, lời nói
chưa thật khéo, đôi khi nói sai,… vì thế đã góp phần làm cho các em không
thích học, các em có mặt tại lớp vì bởi sợ cha mẹ, sợ đòn roi. Chính điều này
đã làm cho công tác giáo dục gặp khó không đáp ứng được công tác xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực mà ngược lại nó còn là một sự
xa rời học sinh.
Từ nhận định trên tôi thấy cần có một số biện pháp thu hút học sinh
vào tiết học nhằm giúp giáo viên có được sự thân thiện để học sinh có thể
vào tiết học một cách tích cực.
Sau đây, xin nêu một số biện pháp mà tôi đã áp dụng để nhằm giúp
GV thu hút học sinh vào tiết học của mình.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lý luận: Bước và kỉ nguyên mới, đất nước ta có nhiều đổi
mới, đổi mới về kinh tế, xã hội, giáo dục… Sự phát triển giáo dục của nước
ta tăng nhanh giúp cho những chủ nhân tương lai của đất nước luôn được
phát triển toàn diện, đầy đủ về năng lực, trí tuệ, tính cách. Qua việc nắm bắt
các kiến thức, tri thức khoa học ban đầu để từ đó hình thành nên những kĩ
năng cần thiết của cuộc sống, hành động đúng cho bản thân.Trong trường

Tiểu học mỗi một môn học đều có một đặc trưng, tầm quan trọng riêng. Do
đó người giáo viên phải lựa chọn, vận dụng các phương pháp như thế nào để
thu hút học sinh vào tiết học là một vấn đề hết sức quan trọng.
Mặt khác trường Tiểu học Nguyễn Thanh Đằng là một trường nằm
trên địa bàn dân cư đông, đời sống người dân khá ổn định. Mật độ dân trí
nhìn chung tương đối cao. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên không những là
một kĩ sư tâm hồn mà còn là một nhà làm nghệ thuật để thu hút học sinh sự
đam mê đến trường một cách tự nhiên và hiệu quả.
2. Thực trạng của vấn đề: Khi đã có một số kinh nghiệm và hiệu quả
trong giảng dạy, tôi băn khoăn suy nghĩ nên hay không nên trao đổi cùng
đồng nghiệp để họ vân dụng thử trong giảng dạy. Và cuối cùng tôi đi đến
quyết định sắp xếp thời gian trao đổi cùng đồng nghiệp trong tổ khối, trong dự
giờ góp ý, tìm thời gian rãnh tâm sự cùng đồng nghiệp và đề nghị đồng
nghiệp áp dụng thử.
Khi ấy nảy sinh hai vấn đề:
Một là có đồng nghiệp làm theo.
Hai là có đồng nghiệp còn lưỡng lự chưa chịu áp dụng.
Tôi quan sát ghi nhận cả hai hướng để đối chiếu.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Các biện pháp đưa ra được khuyến khích đồng nghiệp sử dụng như
sau:
3.1. Giáo viên phải có lời nói lưu loát, khéo léo:
Muốn vậy, trước tiên người giáo viên phải nắm vững nội dung cần
truyền đạt bằng cách thuộc giáo án. Tiên liệu các tình huống có thể xảy ra
tiếp theo để có thể nghĩ nhanh các giải pháp xử lý tình huống một cách hợp
lý.
3.2. Phải biết pha trò:
Ví dụ, trong một giờ học Luyện từ và câu lớp 2 người giáo viên khi
đính các bảng từ đã lỡ làm rớt bảng từ. Học sinh thì lợi dụng dịp ấy để cười
lên. Không hề bối rối, giáo viên ấy chụp lại và ứng phó ngay “Không sao!

(hì) Cô có võ!”. Cả lớp được một trận cười thú vị không phải cái cười ngạo
thầy mà là cái cười ngưỡng mộ và từ đó các em nhớ những từ mình vừa
được cung cấp còn tiết học thì trôi đi một cách trơn tru. Trường hợp thầy
chụp lại không được ta có thể nói “Làm bộ thử thôi!”.
3.3. Có những động tác mời mang cảm giác gần gũi, trân trọng
học sinh:
Đừng đưa ngón tay chỉ thẳng vào mặt các em hoặc giả đưa tay nghéo
móc mà mời học sinh lên bảng vì nó mang cảm giác khinh miệt các em. Là
người thầy, không chỉ được các em ngưỡng mộ ở lời nói mà cả những động
tác nhất là những động tác mời lên bảng, mời ngồi. Khi đưa tay mời các em
lên bảng thì dùng cả bàn tay với bốn ngón tay khép sát lại, ngón cái thả tự
nhiên hướng thẳng bàn tay vào các em bằng bốn ngón khép sát ấy và theo
chiều đứng, còn khi mời ngồi thì úp bàn tay xuống một cách nhẹ nhàng. Bạn
thử đi, sẽ thấy hiệu quả ngay đấy.
3.4. Sử dụng đồ dùng dạy học một cách khoa học và luôn luôn tìm
tòi sưu tầm hoặc sáng tạo ra cái mới dù đó là cái rất nhỏ, rất đơn giản:
Chẳng hạn như năm tôi dạy lớp 2 tại trường tiểu học Kim Dinh, ở
Phân môn Luyện từ và câu- Bài: “ Từ ngữ về loài thú-Dấu chấm, dấu
phẩy.”(sách giáo khoa trang 55- tập 2), khi đang ngồi soạn bài tôi bất chợt
nghe ti vi giới thiệu về chương trình thế giới động vật tôi liền thu qua đĩa
hình ảnh về đặc điểm của một số loài vật như Gấu, hổ, thỏ, voi, sóc, cáo,
nai…. Khi giảng bài tập1 và bài tập 2 tôi mở đĩa cho các em xem. Giờ học
hôm ấy quả thật hào hứng, hiệu quả cao, không còn nữa cảnh học sinh phải
nhìn lơ đãng ra ngoài, không còn cảnh cô giáo phải cố sức kêu gào học sinh
tập trung vào bài học nữa. Bài học đã kết thúc mà các em còn cảm thấy tiếc,
há hốc mồm ngỡ như còn mãi.
Giờ sau khi hỏi lại những câu hỏi để kiểm tra bài cũ, tôi thật vui và
hài lòng khi nhận thấy các em trả lời câu hỏi rất chính xác một cách tự
nhiên, không gò bó, không cố nhớ.
Đôi khi chỉ là một nhành hoa thật dễ tìm nhưng cũng đã đủ gây sức

hút cho các em như một nhánh hoa mười giờ để giảng từ “Hoa mười giờ”,…
Cũng có khi chỉ là một bài văn hay, một câu nói hay trong một bài văn
sưu tầm được từ mấy năm trước cũng là một đồ dùng dạy học rất đắt giá.
Như trong phân môn Tập làm văn, giờ viết đoạn văn ngắn về cây cối, tôi cho
ra hai ví dụ: Có hai bạn cùng tả một cây chùm duộc, bạn thứ nhất thì tả “Hoa
chùm duộc đẹp”, còn bạn thứ hai lại tả “Hoa chùm duộc nhỏ li ti, màu đo đỏ
mọc đầy cành nhìn vào em tưởng như một đàn kiến vàng đang bò vậy!”. Em
thích kiểu viết của bạn nào hơn? Các em đều thích kiểu hai, từ những ý thích
đó các em có thể tự tạo cho mình những câu văn hay và kết thành những
đoạn văn qua quan sát thực tế cuộc sống làm giàu cho vốn kiến thức của các
em.
3.5. Không sử dụng mãi một phương pháp, một cách duy nhất
trong cùng một phân môn, một môn học:
Có lúc, đi dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy một số giáo viên cứ mỗi
phương pháp mà dùng mãi như trong một bài luyện tập toán lớp 4 có 3 bài
tập, cứ một em lên bảng lớp, còn cả lớp làm bảng con, xong bài giáo viên
cho học sinh nhận xét bạn, giáo viên nhận xét chung. Lớp làm theo như một
cái máy, không chút hào hứng. Tại sao ta không thể chuyển đổi nó thành trò
chơi, phỏng vấn chẳng hạn hay đố bạn… ?
3.6. Tham khảo, sưu tầm hoặc nghĩ ra nhiều trò chơi phục vụ cho
từng bài tập, từng môn học, từng câu hỏi, câu yêu cầu, câu đề nghị:
Cũng không thể chỉ một vài trò chơi mà cứ dùng mãi, đương nhiên sự
nhàm chán sẽ luôn có trong mỗi học sinh. Một trò chơi hôm nay được sử
dụng trong một bài tập ngày mai dùng lại đã lỗi thời. Chính vì thế người
giáo viên cần có một ngân hàng trò chơi thật phong phú mới mong kéo được
học sinh vào bài.
Ví dụ ở những dạng bài tìm số theo thứ tự lớn đến bé hoặc ngược lại,
bạn hãy thử áp dụng trò chơi vẽ mô hình nhảy lò cò xem, các cô cậu học trò
thật là thích tranh nhau mà tham gia.
3.7. Trong mọi tình huống xây dựng, tạo lập kiến thức mới cần

biến học sinh thành người tự mình nhớ ra cái cũ tìm tòi cái mới.
3.8. Gợi ý cách học cùng người thân.
Những kiến thức được học trong lớp nếu không được củng cố lại từ
người thân các em sẽ bị phai mờ dần và đi đến lổ hổng kiến thức là điều dễ
hiểu. Thế nên người giáo viên cần biết cách khơi gợi, động viên, khích lệ để
các em về nhà không ngại tâm sự cùng người thân những gì mình chưa hiểu,
chưa nắm. Ví dụ, kết thúc tiết học giáo viên có thể nói các em về thử đố ba
(mẹ, anh, chị,…) xem.
Có một học sinh lớp 1, tôi hướng dẫn mãi một chữ mà em vẫn quên,
tôi đã áp dụng thử cách này, vậy mà em ấy thuộc.
Học sinh có những hoàn cảnh không hoàn toàn giống nhau, đôi khi
cha mẹ quá bận, ông bà già yếu, anh chị đi học, đôi khi mồ côi, lại có khi
người nhà không đủ kiến thức để dạy các em tôi gợi ý cách học cùng các anh
chị gần nhà và nhận được kết quả khá khả quan.
3.9. Tôi không ủng hộ những giáo án quá sạch.
Nói như thế không phải là bài xích những bài soạn sạch đẹp mà chính
là muốn nói đến những trăn trở của giáo viên sau khi kết thúc một tiết học.
Những gì còn thiếu chưa nói hết với các em, giáo viên dùng viết chì bổ sung.
Những gì nói chưa hay, giáo viên ghi lại bằng câu nói hay hơn ngay trên
trang giáo án của mình để giờ sau, bài sau, năm sau nói đầy đủ hơn, chính
xác hơn, hay hơn. Nhất là trong những tiết học toán, lượng kiến thức cần
cung cấp đòi hỏi phải có tính chính xác cao.
3.10. Không ngại xin lỗi học sinh.
Khi được đề cập tới vấn đề này, có người nói “Làm vậy sợ học sinh
coi thường mình. Người giáo viên đừng cố xây dựng cho chính mình một
tượng đài quá hoàn hảo mà cho rằng mình không sai phạm một lỗi nào để rồi
đến khi mình dạy sai thì cố che giấu để lại trong lòng học sinh một sự coi
thường không đáng có và chắc chắn sẽ dẫn đến làm hại các em.
Khi giảng sai hãy chân thành xin lỗi các em và phải cố hết sức để
cùng học với học trò mình.

Đôi khi chỉ là một phút lơ đễnh chấm bài sai cho học sinh cũng thế.
Cần yêu cầu học sinh tiếp giúp mình bằng cách thấy thầy cô sai phải báo
ngay, đừng ngại. Để thầy và trò cùng đi đến cách giải quyết chung, đúng
nhất.
3.11. Tặng quà cho học sinh.
Đừng nghĩ rằng đời giáo viên nghèo, làm sao đủ tiền để tặng cho mấy
chục học sinh trên lớp. Có người khi nghe tôi đề nghị áp dụng thử lại nói
“Làm gì có chuyện thầy cô mà tặng quà cho học sinh?”. Một quan niệm sai
lầm, nó không phải là những món quà đắt tiền mà đôi khi nó chỉ là lời khen
tặng, một viên phấn, một bút chì, một cục tẩy hay một quyển sổ nhỏ xíu
được tặng đúng lúc và nói rõ tác dụng của nó cũng làm cho các em rất quý.
Một học sinh lên bảng giải đúng một bài toán, giáo viên tặng một viên
phấn và nói “Viên phấn này là quà tặng cho việc em đã giúp cô làm cho các
bạn hiểu bài, mong rằng em sẽ làm cho nhiều bạn hiểu bài hơn nữa!”
Điều này tôi đem tâm sự với giáo viên trong tổ dạy lớp 2C ,cô giáo
nói với học sinh “Em rất giỏi! Cô tặng em quyển sổ nhỏ này để em ghi lại
những câu văn hay hoặc những công thức toán học!”. Cô hào hứng nói cùng
tôi “Chị à, ngay cả những em hàng ngày ít nói, ít tham gia bây giờ đã thích
chí hơn rồi, phát biểu nhiều hơn, chú ý nhiều hơn…
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Sau khi áp dụng những điều trên đã đáp ứng được vấn đề thu hút học
sinh vào bài học. Học sinh không còn dấu hiệu chán học nữa, không tự ty
không giấu mình mà chính các em đã thể hiện được tinh thần tự học.
Những giáo viên nào kiên trì áp dụng đều nhận được kết quả khả
quan. Tỷ lệ học sinh bỏ học do nguyên nhân chán học không còn. Tỷ lệ học
sinh lên lớp cao hơn, học đều môn hơn và nhất là ít tái mù đối với học sinh
lớp 1, ít mai một đối với học sinh 2, 3, 4 và hoàn thành chương trình tiểu học
luôn đạt 100%.
Có được ý tưởng tôi đã mạnh dạn áp dụng thử ngay trên lớp những
khi lên lớp tâm sự cùng đồng nghiệp và gợi ý đồng nghiệp làm thử. Tôi theo

sát để đối chiếu qua từng giai đoạn học từng năm học thì thấy kết quả tăng
lên rõ rệt.
Làm nghề dạy học cần không ngại tâm sự cùng đồng nghiệp những
cách làm hay và thu nhận lại những cách hay khác từ đó truyền đến nhiều
đồng nghiệp hơn. Nhân lên như thế rồi thử kiểm lại kết quả qua hàng năm
tôi nhận thấy rất có hiệu quả.
III. KẾT LUẬN:
Tóm lại người giáo viên như một người dẫn chương trình thực thụ,
biết nhanh nhạy, thông minh để dẫn dắt học sinh vào bài học một cách nhẹ
nhàng mà không cần gò ép. Có như vậy mới tạo được sự thân thiện trong
học sinh, thôi thúc các em đến trường, đến lớp để được tham gia vào tiết
học, hào hứng xây dựng bài, ham thích, mong chờ để được thầy giao nhiệm
vụ, được vui chơi, trao đổi cùng bạn bè, thậm chí trao đổi cùng cha mẹ ở nhà
xem cha mẹ như một người bạn lớn từ đó có ý muốn được đến lớp để được
trình bày cùng bạn bè, thầy cô kết quả đã học được ở nhà.
Một vỹ nhân nào đó đã nói quả đúng “Không có học trò dở, chỉ có
giáo viên tồi!”. Hy vọng rằng, những ai là giáo viên sẽ không để mình rơi
vào trường hợp đó. Đã là một nhà giáo thì phải luôn trau chuốt tay nghề
mình, sáng tạo trong công việc để biến những tiết học thành những bài học
quý cho đàn con thân yêu.
* BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Thật vậy,để làm được điều trên thì trước hết người giáo viên phải thật
sự có tâm huyết với nghề, mến trẻ, phải có tính kiên trì và tinh thần học
hỏi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, luôn lắng nghe ý kiến góp ý từ phía
cấp trên, cũng như góp ý từ phía đồng nghiệp và cả phía học sinh, phụ
huynh. Và nhất là thới đại hiện nay, người giáo viên phải có trình độ tin
học để áp dụng các phần mềm đưa vào trong giảng dạy. Có như thế thì
mới thu hút, lôi cuốn học sinh vào tiết học một cách nhẹ nhàng và hiệu
quả của tiết dạy sẽ rất cao.
Bà Rịa: Ngày 16 tháng 01 năm 2014

Người viết
Trần Thị Định

×