Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

Khóa luận tốt nghiệp đại học kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra nguyễn thùy trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.37 KB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
NGUYỄN THÙY TRANG
KỸ NĂNG NHẬP VAI CỦA NHÀ BÁO VIẾT ĐIỀU TRA
(Khảo sát Báo Lao động và Báo Tiền Phong
từ ngày 01/10/2014 đến ngày 31/03/2015)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: BÁO CHÍ
MÃ SỐ: 60.320101
CHUYÊN NGÀNH: BÁO IN
HÀ NỘI, THÁNG 5-2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
NGUYỄN THÙY TRANG
KỸ NĂNG NHẬP VAI CỦA NHÀ BÁO VIẾT ĐIỀU TRA
(Khảo sát Báo Lao động và Báo Tiền Phong
từ ngày 01/10/2014 đến ngày 31/03/2015)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: BÁO CHÍ
MÃ SỐ: 60.320101
CHUYÊN NGÀNH: BÁO IN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. TRẦN THỊ THU NGA
HÀ NỘI, THÁNG 5-2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Thu Nga. Các thông tin, số liệu được sử
dụng trong khóa luận là rõ ràng và xác thực. Các kết quả nghiên cứu trong
khóa luận chưa từng được công bố trong công trình khoa học nào trước đây.
Tác giả


(Ký ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thùy Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATGT : An toàn giao thông
ATK : Am toàn khu
BKS : Biển kiểm soát
CMND : Chứng minh nhân dân
CSGT : Cảnh sát giao thông
Cty : Công ty
ĐHKHXH&NV : Đại học khoa học xã hội nhân văn
NXB : Nhà xuất bản
NYW : New York World
TNCS : Thanh niên cộng sản
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
XNK : Xuất nhập khẩu
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Điều tra là một thể loại quan trọng, hấp dẫn bậc nhất của báo chí. Nảy
sinh từ những “hoàn cảnh có vấn đề”, điều tra đi tìm hiểu, xem xét, tìm ra sự
thật đằng sau những mâu thuẫn của hoàn cảnh, vấn đề, nhằm lý giải cho
người đọc hiểu rõ bản chất, tính chất, các mối liên hệ của sự việc. Tuy nhiên,
quá trình tìm hiểu sự thật này không hề dễ dàng. “Hoàn cảnh có vấn đề”
trong điều tra thường là những hiện tượng tiêu cực, là kết quả của hành vi
thiếu trách nhiệm, tham lam, vụ lợi của một hoặc một nhóm người, thường
được che giấu rất kĩ, không dễ gì phát hiện ra và gặp nhiều cản trở từ đối
tượng có nguy cơ bị xâm hại lợi ích nếu sự thật bị phơi bày. Để đi tìm lời giải
thuyết phục cho câu hỏi “Tại sao?”, nhà báo viết điều tra cần đến rất nhiều kỹ

năng:quan sát, phân tích, khai thác số liệu, khai thác tâm lý nhân vật,…
Nhưng trong rất nhiều trường hợp, số liệu không phơi bày ra trước mắt, nhân
vật không tự nhiên xuất hiện…mà ẩn mình sau tầng bậc các mối quan hệ. Để
có được chứng cứ xác thực, thuyết phục, nhà báo có thể phải nhập vai vào
nhân vật.
Tuy nhiên, không phải nhà báo viết điều tra nào cũng có kỹ năng nhập
vai tốt. Thực tế báo chí thế giới và Việt Nam cho thấy rằng, nhiều nhà báo
điều tra đã trở nên nổi tiếng trong làng báo nhờ nhập vai thành công và cũng
không ít người thân bại danh liệt, ra tù vào tội vì nhập vai sai nguyên tắc.
Nhìn lại lịch sử thủ pháp nghiệp vụ điều tra bằng cách nhập vai hay
hóa thân nhân vật ở nền báo chí khá tự do như Mỹ, thì thấy hình thức này rất
phổ biến vào những năm 70, 80 đặc biệt sau những bài phóng sự gây tiếng
vang của một nữ phóng viên của tờ New York World (NYW). Nelly Bly, một
phóng viên của tờ NYW đã ghi tên vào lịch sử báo chí thế giới với nghiệp vụ
này. Để điều tra về sự đối xử tàn nhẫn đối với bệnh nhân ở trại tâm thần
Women's Lunatic Asylum, Bly đã được sự đồng ý của ban biên tập NYW giả
điên để được đưa vào nhà thương điên, từ đó bà được tận mắt chứng kiến
7
những ngược đãi tại đây. Sau đó, dưới sự bảo đảm của NYW, Bly được đưa ra
khỏi trại tâm thần này và có những bài viết phản ánh thực trạng của trại.
Phóng sự của bà gây được tiếng vang và sau này trại tâm thần này có được sự
quan tâm, đầu tư hơn về chi phí chăm sóc bệnh nhân. Việc hóa thân của Bly là
vì “lợi ích công”, mỗi bước đi của bà đều có sự tham vấn và đồng ý của toàn
báo và bà cũng không “lôi kéo” ai khác vào vụ việc mà chỉ một mình chứng
kiến các hành vi hàng ngày và khéo léo tác nghiệp.
Trong vụ kiện của Siêu thị rau củ quả Food Lion, để phanh phui bê bối
về vệ sinh an toàn thực phẩm, hai phóng viên của Đài ABC đã hóa thân nộp
đơn làm nhân viên của siêu thị để điều tra đặt máy quay lén làm bằng chứng.
Tòa báo bị kiện. Ở tòa sơ thẩm, Đài ABC bị tuyên thua kiện và bị buộc phải
nộp phạt 5,5 triệu đô, sau này là 316.000 đô với lý do phóng viên của đài đã

có dối trá trong hồ sơ xin việc, giả mạo làm “nhân viên” của siêu thị đã "xâm
nhập trái phép" vào cở sở làm việc, vi phạm nội quy công ty, sự trung thành
với công ty (là công nhân thì nhiệm vụ là phải làm việc chứ không phải quay
phim phản ánh sự việc), đã cố tình lôi kéo, xúi giục các nhân viên khác trong
công ty vi phạm nội quy an toàn vệ sinh thực phẩm để quay làm tư liệu- điều
mà các nhân viên kia từ chối, và tội tiết lộ “bí mật công ty”. Tất nhiên, vụ việc
được đưa lên tòa phúc thẩm và Đài ABC lại được tuyên thắng kiện vì “các lý
do kỹ thuật” khác tức là mặc dù đài ABC đã sai nhưng Food Lion không thể
chứng minh rằng họ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những bài phóng sự của ABC
mà thực tế chính những hành vi của Food Lion đã gây ra ảnh hưởng đó, chứ
không phải việc công bố những hành động đó. Vậy nhưng, dù cuối cùng thì
Đài ABC cũng được tuyên thắng thì vụ kiện đã làm mất của Đài này 7 năm
ròng theo đuổi hầu tòa.
Ở Việt Nam, những năm gần đây cũng xuất hiện nhiều bài phóng sự
thực hiện theo hình thức hóa thân, nhập vai. Hẳn ai trong làng báo hoặc có
quan tâm đến báo chí đều không thể quên vụ việc nhà báo Hoàng Khương,
8
báo Tuổi trẻ. Giữa năm 2011, để tìm chứng cứ cho loạt bài điều tra về nạn
nhận mãi lộ của cảnh sát giao thông (CSGT) để “giải cứu”, bao che cho các
xe vi phạm giao thông, Hoàng Khương đã “nhập vai quá đà”, dẫn tới bị liên
đới với tội danh “đưa hối lộ”. Cuối năm 2011, nhà báo Hoàng Khương, một
cây bút viết điều tra có tài, đầy tâm huyết đã bị tước thẻ nhà báo, bị kết án 4
năm tù. Sự việc Hoàng Khương khiến dư luận vẫn chưa hết xót xa thì cuối
năm 2012, phóng viên Nguyễn Hoài Nam, phóng viên báo Thanh niên lại
mắc phải lỗi nghiệp vụ tương tự trong quá trình thực hiện bài điều tra “Nạn
bảo kê đường của cảnh sát cơ động – trật tự”. Anh bị điều tra phạm về hành
vi “cố tình tạo tình huống thúc đẩy người khác phạm tội”. Cuối năm 2014 sự
việc mới có kết luận cuối cùng, tuy Hoài Nam không bị xử lý hình sự nhưng
phải nhận sự kiểm điểm của Tòa soạn báo Thanh niên. Cho đến nay, khi
Hoàng Khương đã được trả tự do hay Hoài Nam đã bị xử lý, vẫn còn rất

nhiều ý kiến trái chiều về việc này. Từ đó, có thể thấy rằng những sai sót
trong quá trình tác nghiệp, đặc biệt là rủi ro khi nhập vai có thể xảy ra đối
với bất kỳ nhà báo nào. Tuy nhiên, bên cạnh những nguy cơ, vai trò và ý
nghĩa của việc nhập vai trong điều tra lại không thể chối bỏ. Vì vậy, việc tìm
hiểu, nghiên cứu kỹ năng nhập vai của các nhà báo viết điều tra là một việc
cần thiết.
Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay chưa có một khảo sát cụ thể nào, một
thống kê chính xác nào về việc vận dụng kỹ năng nhập vai của các nhà báo
Việt Nam. Không chỉ là đánh giá việc vận dụng kỹ năng này của các nhà báo
(đã đúng cách hay chưa? thường theo những dạng nào?) mà còn có khả năng
cảnh báo những nguy cơ của nó, thúc đẩy việc rèn luyện kỹ năng này cho mỗi
nhà báo, đồng thời khuyến nghị với các cơ quan báo chí và các nhà quản lý
báo chí về việc nâng cao nghiệp vụ này cho các nhà báo. Đó là lý do mà đề tài
“Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra” (Khảo sát Báo Lao động và
Báo Tiền Phong từ ngày 01/10/2014 đến ngày 31/03/2015) ra đời.
9
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thực tế nghiên cứu cho thấy báo chí điều tra là một mảng rất thu hút
không chỉ các nhà báo, các nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới. Các
công trình nghiên cứu về báo chí điều tra đều là những tác phẩm có giá trị lý
luận và thực tiễn, là những kinh nghiệm, chia sẻ, đúc kết về mảng màu thú vị
nhưng cũng rất gai góc này.
Trong hệ thống các tác phẩm nước ngoài về báo chí điều tra, có lẽ nổi
bật hơn cả là cuốn “Báo chí điều tra” của nhà báo Nga A.A.Chertưchơnưi.
Cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên tại Nga năm 2002 và được NXB Thông
tấn dịch, phát hành ở Việt Nam từ tháng 6/2013. Tác giả của cuốn sách là một
nhà báo, nhà giáo giàu kinh nghiệm, đã từng thực hiện nhiều công trình khoa
học về báo chí. Dựa vào kinh nghiệm của bản thân và những kết quả nghiên
cứu của các nhà khoa học khác, với những dẫn chứng minh họa phong phú,
tác giả đã để cập đến thể loại báo chí điều tra một cách sâu sắc và thuyết

phục. Cuốn sách là một tài liệu quý cung cấp những tri thức tổng thể về báo
chí điều tra: Đặc điểm, phương pháp, các loại hình điều tra, hoạt động của nhà
báo viết điều tra, cấu trúc bài báo điều tra. Cũng bởi tính toàn diện, khái quát
nên nhập vai - một trong những kỹ năng quan trọng của nhà báo điều tra - mới
chỉ được đề cập ít ỏi, tản mát qua các phần, chủ yếu qua các dẫn chứng trong
phần phương pháp điều tra. Thậm chí chưa được gọi tên chính xác mà chỉ
nhắc tới bằng những cụm từ “quan sát gián tiếp”, “quan sát không công khai”,
“cải dạng”, “thử nghiệm”…chỉ nói lên được một phần tính chất của hoạt động
nhập vai.
Hơn nữa đối tượng và phạm vi nghiên cứu của cuốn sách là đặc điểm
của báo chí điều tra qua thực tế khảo sát tại Nga và một số nước trên thế giới.
Có rất nhiều tri thức là những giá trị cốt lõi của báo chí điều tra trên toàn thế
giới, nhưng cũng có những đặc điểm không phù hợp, không thể áp dụng ở
Việt Nam. Bởi mặc dù 2 nước có mối quan hệ chặt thân thiết, báo chí Việt
Nam cũng có học hỏi, tiếp thu và chịu nhiều ảnh hưởng của báo chí Nga thì
10
đặc điểm lịch sử, chế độ chính trị và quan điểm về pháp luật, đạo đức vẫn có
nhiều khác biệt dẫn đến những sai khác trong đặc điểm báo chí nói chung và
báo chí điều tra nói riêng.
Ở Việt Nam, thể loại điều tra được đề cập đến trong hầu hết các sách
chuyên ngành về báo chí như cuốn “Tác phẩm báo chí”, “Lao động nhà báo”,
… cho thấy tầm quan trọng và giá trị của thể loại này. Các công trình nghiên
cứu về báo chí điều tra riêng biệt về báo chí điều tra cũng rất nhiều với quy
mô lớn nhỏ khác nhau. Trong đó kỹ năng nhập vai của nhà báo điều tra cũng
đã được nhắc đến. Nhưng chưa có cuốn sách nào về kỹ năng nhập vai của nhà
báo viết điều tra. Gần đây, đã xuất hiện những công trình khoa học ở quy mô
nhỏ hơn coi kỹ năng nhập vai là một đối tượng nghiên cứu riêng biệt và có
tiến hành nghiên cứu, khảo sát ở các ấn phẩm báo chí và các cơ quan báo chí.
Nhiều hội thảo khoa học trong nước và quốc tế có chủ đề về báo chí
điều tra đã quan tâm đến kỹ năng nhập vai của nhà báo. Cụ thể:

• Nằm trong khuôn khổ dự án “Nghiên cứu - Truyền thông các hành vi cản
trở báo chí tác nghiệp”, Hội thảo “Báo chí điều tra và lợi ích công” do
Trung tâm Nghiên cứu truyền thông phát triển (RED Communication) và Đại
sứ quán Anh tổ chức ngày 7/2/2012 đã ghi nhận rất nhiều ý kiến của các nhà
báo về báo chí điều tra nói chung và kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều
tra nói riêng.
• Tại Hội thảo khoa học “Văn hóa truyền thông trong thời kỳ hội nhập” do
Hội Nhà báo Việt Nam và Khoa Báo chí –truyền thông trường
ĐHKHXH&NV tổ chức ngày 22/2/2012, nhiều tham luận đã đề cập đến khía
cạnh tác nghiệp, trong đó nổi bật lên phần tham luận “Nghiệp vụ hóa thân, giả
dạng, nhập vai trong điều tra” của Ths. Đỗ Minh Thùy.
Tác giả đặc biệt nghiên cứu việc nhập vai trong báo chí điều tra. Từ xuất
phát điểm là vụ án của nhà báo Hoàng Khương, Ths. Đỗ Minh Thùy bước đầu
tìm hiểu việc sử dụng nghiệp vụ hóa thân, nhập vai trong điều tra ở báo chí các
nước trên thế giới (Mỹ, Úc, Anh) và ở Việt Nam qua những quy định và thực
tế. Qua đó có sự so sánh, cho độc giả cái nhìn khái quát về kỹ năng này. Tuy
11
nhiên, tham luận mới chỉ có tính gợi mở vấn đề, mang tính định tính, chứ chưa
phải là những nghiên cứu cụ thể, số liệu chính xác, chưa có quan điểm rõ ràng,
cũng chưa đặt vấn đề vào một không gian, thời gian cụ thể.
• Hội thảo khoa học quốc tế “Kinh nghiệm Việt Nam và Quốc tế về nghiệp
vụ báo chí điều tra” diễn ra vào ngày 31/3/2014 tại Hà Nội với sự phối hợp
tổ chức của Học Viện báo chí và Tuyên truyền, Trung tâm Sáng kiến Truyền
thông và Phát triển và Dự án báo chí trách nhiệm do Đại sứ quán Đan Mạch
tài trợ.
Một trong những hoạt động nghiệp vụ được bàn luận nhiều nhất tại hội
thảo là cách thức nhập vai. Có tới ¾ các bài tham luận được đặt tiêu đề: nhập
vai trong báo chí điều tra. Mỗi bài tham luận là một cách đi, là kinh nghiệm
quý báu được tích lũy của các cây bút kỳ cựu trong lĩnh vực điều tra đi cùng
là những câu chuyện và video clip được chia sẻ một cách thú vị. Có thể thấy

rõ tầm quan trọng của nhập vai trong báo chí điều tra. Tuy nhiên, những ý
kiến cũng chỉ dừng lại ở mức thảo luận, bàn bạc.
Trên các blog, diễn đàn,… cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều, thể hiện
sự quan tâm về vấn đề này nhưng tất cả vẫn là những ý kiến chủ quan, chủ
yếu dựa trên kinh nghiệm của các nhà báo, chứ chưa phải là những nghiên
cứu cụ thể trên cơ sở khảo sát tờ báo, tìm hiểu hoạt động lao động phóng viên.
Vì thế chưa thực sự sâu sắc, khoa học.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài mong muốn đem lại cái nhìn tổng quan về kỹ năng nhập vai của
các nhà báo viết điều tra ở Việt Nam hiện nay được thể hiện qua các bài báo
và qua những chia sẻ của các nhà báo. Từ đó, đánh giá thực trạng nhập vai
của các nhà báo viết điều tra, bao gồm: các lĩnh vực điều thường sử dụng
nhập vai; các dạng nhập vai điển hình; các nguyên tắc được đảm bảo đến đâu
trong quá trình điều tra; ưu điểm và hạn chế của việc vận dụng kỹ năng này,
nhất là đặt trong mối quan hệ đạo đức xã hội – đạo đức nghề báo – pháp luật;
xu hướng sử dụng nhập vai trong báo chí điều tra. Đó cũng là cơ sở để các cơ
12
sở đào tạo báo chí, các cơ quản báo chí, các cơ quan quản lý báo chí có kế
hoạch bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nhập vai cho các nhà báo, phóng viên.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các văn bản, tài liệu liên quan đến báo chí điều tra, kỹ năng nhập
vai trong điều tra báo chí làm cơ sở lý luận cho đề tài
- Khảo sát các bài báo điều tra, điều tra có sử dụng nhập vai trên một số tờ báo
để nhận xét thực trạng vận dụng kỹ năng nhập vai của các nhà báo viết điều
tra
- Tìm hiểu quá trình tác nghiệp của các nhà báo viết điều tra để rút ra kinh
nghiệm sử dụng và rèn luyện kỹ năng nhập vai
- Đưa ra các khuyến nghị cao chất lượng, hiệu quả nhập vai trong quá trình
điều tra góp phần tạo ra thay đổi tích cực trong tác nghiệp, đào tạo, quản lý

báo chí
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kỹ năng nhập vai của nhà báo viết
điều tra
Khách thể nghiên cứu:
- Các bài báo điều tra
- Các nhà báo điều tra
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: 1/10/2014 – 31/3/2015
- Không gian nghiên cứu: khảo sát trên các báo Tiền Phong, Lao Động.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
- Dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận chủ nghĩa Mác, các vấn đề
lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và các
vấn đề lý luận về báo chí.
- Dựa trên các tài liệu liên quan đề cập đến các vấn đề báo chí, truyền thông đại
chúng nói chung và các loại hình báo in nói riêng, cụ thể là thể loại điều tra.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh: Sử dụng trong quá trình khảo sát
các bài báo điều tra trên các tờ báo kể trên.
13
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu các nhà báo viết điều tra để nghe
họ chia sẻ về kỹ năng nhập vai khi điều tra: cách thức nhập vai, những kinh
nghiệm, những kỷ niệm, qua đó rút ra bài học.
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của khóa luận
Với phương pháp nghiên cứu khoa học, dựa trên cơ sở lý luận sâu sắc
và thực tiến khảo sát, tổng hợp, đánh giá từ các sản phẩm báo chí điều tra,
khóa luận hi vọng có thể đóng góp mang tính khoa học về lý luận đối với hoạt
động nhập của nhà báo điều tra.

Tác giả cũng mong muốn khóa luận sẽ trở thành một tài liệu nghiên
cứu cho những người muốn tìm hiểu hoạt động nhập vai của nhà báo điều tra,
cung cấp những kinh nghiệm hữu ích khi nhà báo muốn “dấn thân” vào điều
tra có sử dụng kỹ năng nhập vai.
7. Kết cấu khóa luận:
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Khóa luận gồm 3
chương, 11 tiết, 62 trang, 3 biểu đồ minh họa.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KỸ NĂNG NHẬP VAI CỦA
NHÀ BÁO VIẾT ĐIỀU TRA
1.1. Khái niệm
1.1.1. Thể loại điều tra
Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học viết: “Điều tra là tìm hiểu, xem
xét để biết rõ sự thật” [16, tr.421]
Trong cuốn “Những vấn đề của báo chí hiện đại”, TS. Hoàng Đình Cúc
– TS. Đức Dũng, NXB Lý luận chính trị, 2007), tác giả nhận định: “Điều tra là
14
thể loại báo chí có nhiệm vụ trả lời những câu hỏi mà cuộc sống đặt ra thông
qua một hệ thống các bằng chứng, các luận cứ kết hợp ít nhiều với lý lẽ”.
Theo ThS. Đỗ Phan Ái, điều tra báo chí là tìm hiểu để rõ sự thật các
vấn đề, sự kiện khiến công chúng hiểu rõ, từ đó định hướng phát triển. Điều
tra có mục đích làm rõ những gốc rễ, nguyên nhân của vấn đề qua việc trả lời
câu hỏi Tại sao? và Như thế nào? Thể loại điều tra, hay một bài báo điều tra
phải làm cho người đọc thỏa mãn được dung lượng thông tin đa chiều, toàn
diện, giúp độc giả hiểu cặn kẽ sự việc thông qua nghệ thuật phân tích, sắp xếp
vấn đề của tác giả.
Có nhiều ý kiến đánh đồng giữa thể loại điều tra và phóng sự điều tra.
TS. Đức Dũng từng khẳng định “phóng sự điều tra là một biến thể hình thành
từ sự kết hợp giữa thể loại phóng sự và điều tra” [4, tr.102]. Trong khi ThS.
Đỗ Phan Ái lại cho rằng trong thể loại điều tra có 2 dạng bài là bài điều tra và

bài phóng sự điều tra.
Vậy điều tra khác phóng sự điều tra như thế nào?
Tác giả cuốn “Tác phẩm báo chí” (tập 2) xuất phát từ nhiều ý kiến cho
rằng có một dấu hiệu, tiêu chí quan trọng đó là “điều tra” nghiêng về nghiên
cứu, phân tích, đánh giá thực tiễn qua sự kiện, còn “phóng sự điều tra” thì
nghiên cứu, đánh giá thực tiễn qua miêu tả sự kiện. Trong khi phóng sự tập
trung trả lời câu hỏi “như thế nào?” thì điều tra lại nhấn mạnh trả lời câu hỏi
“tại sao”. Như vậy, phóng sự trở thành phóng sự điều tra khi câu hỏi “tại sao”
xuất hiện và lớn dần khi mà phóng sự, với những đặc điểm ban đầu khó có thể
thỏa mãn sâu sắc và đầy đủ. Các câu hỏi này được trả lời bằng cách lục tìm
những dấu vết sự kiện, con số với bút pháp phân tích khoa học, lập luận lô
gic. Dù là điều tra hay phóng sự điều tra thì cũng nhằm đáp ứng nhu cầu nhận
thức sự vật, hiện tượng, nhận thức cuộc sống một cách sâu sắc hơn, bản chất
hơn [7, tr.236-237].
1.1.2. Nghiệp vụ điều tra báo chí
15
Nếu hiểu “Nghiệp vụ” theo nghĩa là “công việc chuyên môn của một
nghề” [16, tr.877] thì nghiệp vụ điều tra báo chí là khái niệm chỉ một chuỗi
các hoạt động, kỹ năng nhằm tìm hiểu, xem xét và tìm ra sự thật. Nó là tổ hợp
các phương pháp có thể giúp nhà báo khám phá ra bản chất sự thật đằng sau
một hiện tượng, sự việc.
Trong nghiệp vụ báo chí, trước hết nhà báo phải có con mắt phát hiện
đề tài của điều tra, nhận ra tính nóng hổi, bức thiết của vấn đề. Nghiệp vụ điều
tra buộc nhà báo trả lời câu hỏi: Vấn đề đó có đáng viết điều tra hay không?
và Có thể viết được hay không? Cùng nhìn một cây cầu mới sập gây chết
nhiều người, người bình thường có thể chỉ cảm thấy đau xót, cảm thương cho
những người bị nạn nhưng một nhà báo sẽ nảy sinh những nghi vấn xung
quanh chất lượng cây cầu, trách nhiệm của những người quản lý việc lưu
thông trên cầu. Đó là kĩ năng phát hiện đề tài.
Cùng một vấn đề trên, người bình thường có thể phát hiện ra mâu thuẫn

nội tại, một nhà báo bình thường có thể chỉ đưa tin hoặc phản ánh nhưng
nghiệp vụ điều tra buộc nhà báo bằng các phương pháp khác nhau tiến hành
tìm hiểu, mổ xẻ để lý giải mâu thuẫn đó.
Sau đó, không phải nhà báo có thể bập ngay vào sự việc mà đòi hỏi
một kế hoạch, một quy trình rõ ràng, từng bước, từng khâu sẽ sử dụng những
phương pháp gì: tài liệu lấy từ đâu, quan sát cái gì, phỏng vấn ai hay phải sử
dụng đến phương pháp điều tra hình sự, điều tra công khai hay phải nhập vai,
hóa trang?…Lường trước rủi ro và có phương án dự phòng cũng là một trong
những hoạt động quyết định sự thành công của bài điều tra. Tất cả việc phải
làm khi đó chỉ là bắt tay vào điều tra theo kế hoạch và thay đổi kế hoạch một
cách linh hoạt dựa vào tình hình. Nhớ rằng nếu điều tra một cách mù quáng
thì chỉ tìm được nửa sự thật mà thôi, hơn nữa, nhà báo sẽ bị đặt vào rất nhiều
nguy hiểm.
Nghiệp vụ điều tra thể hiện trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm của nhà báo
viết điều tra. Sự vận dụng đúng, sáng tạo các phương pháp điều tra trong
16
khuôn khổ nhất định của pháp luật và đạo đức mới làm cho những sự thật
được tìm ra có giá trị.
1.1.3. Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra
Để hiểu về kĩ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra, trước hết cần
hiểu “nhập vai” là gì?
Từ điển Tiếng Việt, “nhập” có các nghĩa 1. Đưa vào, nhận vào một nơi
để quản lí, trái với xuất 2.Đưa hàng hóa từ nước ngoài vào 3. Vào, tham gia
vào một nhóm, một tổ chức, một cộng đồng, trở thành một thành viên 4. Hợp
chung lại thành một khối, một chỉnh thể 5. Bí mật và bất ngờ vào một nơi nào
đó 6. Hiện vào trong một con người nào đó, thể hiện ra bên ngoài. [16, tr.981]
Nhập vai là tự đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật, đến mức như sống
hoàn toàn đời sống bên trong của nhân vật, diễn xuất hết sức tự nhiên. [16,
tr.919]
Nhập vai nhiều khi được gọi bằng một số từ ngữ tương đồng như cải

dạng, cải trang (thay đổi cách ăn mặc và dáng điệu để người khác khó nhận
ra, [16, tr.146 - 147]), giả dạng (làm cho có bộ dạng giống kiểu người nào đó
để không bị nhận ra, để làm việc gì được trót lọt, [16, tr.499]), hóa thân (biến
đi và hiện ra lại thành một người hoặc vật cụ thể khác nào đó, [16, tr.580]).
Trong cuốn “Báo chí điều tra”, nhà báo Nga Chertưchơnưi gọi nhập vai
bằng “quan sát có tham gia” hoặc “thử nghiệm”.
“Quan sát có tham gia” thuộc “quan sát không công khai” (không để
đối tượng biết) có nghĩa là nhà báo gia nhập vào tổ chức cụ thể, hóa thân vào
những nhân vật cụ thể để đến gần hơn với đối tượng, “quan sát từ bên trong”.
Vì đối tượng không biết đến sự quan sát của nhà báo nên dễ dàng lộ ra những
điều mà mình muốn giấu giếm. Như vậy, nhà báo có thể thấy được một cách
đầy đủ, chi tiết, trực tiếp, phong phú những hoạt động của đối tượng, thông
tin vì thế mà tin cậy hơn.
Nhà báo nổi tiếng người Mỹ Michael Berlin mô tả phương pháp này
như sau: “Cũng có những trường hợp nhà báo nằm bệnh viện hoặc nhà tù
hoặc nhà tù với danh nghĩa bệnh nhân hoặc tội phạm để có điều kiện mô tả
17
việc vụ lợi, lợi dụng chức quyền trong các bệnh viện và nhà tù. Số khác tìm
cách vào làm việc ở các công ty hay xí nghiệp, sau đó viết phóng sự về công
việc của mình ở đó. Cũng có khi các nhà báo sắm vai khách mua hàng để
chứng minh sự phân biệt đối xử trong dịch vụ dành cho nam hoặc nữ giới.
Loại quan sát này có thể là nguồn thông tin tin cậy cho hoạt động điều tra của
nhà báo, nếu nghiên cứu toàn bộ hệ thống chứ không phải một phần của hệ
thống đó” [1, tr.24].
Tác giả Chertưchơnưi cũng dẫn ra quá trình thực hiện một số bài điều
tra nổi tiếng của nhà báo Đức Gunter Wanraf. Quá trình này cho thấy rằng có
khi nhà báo có thể dùng đúng vai trò, vị thế xã hội của mình để tiếp cận đối
tượng nhưng cũng có nhiều trường hợp phải “cải dạng”, tức là thay đổi hình
dạng, nghề nghiệp để tiếp cận đối tượng, nhất là khi đã trở nên nổi tiếng, được
nhiều người biết đến.

Những hình thức hóa thân đó làm cho quá trình thu thập thông tin hiệu
quả và an toàn hơn, tránh né được nhiều nguy cơ phản đòn từ những đối
tượng điều tra. Tuy nhiên cũng tiềm ẩn những rủi ro nếu thiếu cẩn trọng.
Thử nghiệm là một trong những phương pháp quan trọng nhất được sử
dụng trong điều tra của nhà báo. Nó khá gần với phương pháp quan sát từ bên
trong. Không ít người coi chúng là một. Nhưng khi quan sát từ bên trong, nhà
báo tự tham gia vào tình hình thực tế và ghi chép các sự kiện nảy sinh trong
quá trình phát triển của tình hình, đối tượng, tình hình còn nguyên vẹn sau khi
quan sát hoàn thành thì ở phương pháp thử nghiệm, nhà báo phải tạo ra tình
huống nhân tạo, sau đó nghiên cứu bằng những quan sát khác. Tình huống
nhân tạo cũng kết thúc khi thử nghiệm kết thúc. Đây cũng là một dạng thức
của nhập vai mà nhiều nhà báo sử dụng để nhìn thấy những gì có thể kéo dài
thời gian hoặc không bộc lộ rõ ràng nếu như chỉ quan sát thông thường.
Như vậy, có thể hiểu kỹ năng nhập vai của nhà báo điều tra là hoạt
động nhà báo trở thành một nhân vật khác, để vào một sự kiện, một tổ chức
mà không để ai biết thân thế thật của mình, nhằm thu thập thông tin, chứng cứ
18
một cách khách quan, hiệu quả nhất cho đề tài điều tra của mình. Hiểu một
cách đơn giản, khi nhập vai, danh nghĩa và thân phận nhà báo bị giấu đi.
Khi điều tra những vấn đề có tính chất phức tạp như một ổ mại dâm,
đường dây buôn lậu, hoạt động của lâm tặc, một công ty trốn thuế, một vụ
tham nhũng…nếu sử dụng danh nghĩa nhà báo thì không những nhà báo gặp
khó khăn thậm chí không khai thác được thông tin mà còn tự đặt mình vào
nguy hiểm.
Lúc đó, nhà báo không sử dụng chức danh, nghề nghiệp cương vị công
tác, địa vị xã hội thực sự của mình mà tồn tại một hình thức khác, một nghề
nghiệp khác . Khi đó, nhà báo có thể là một người bán hàng, người mua hàng,
là một anh lái xe, thậm chí là một gái mại dâm, một người ăn xin… để có tiếp
cận đối tượng điều tra, thâm nhập vào tổ chức cần điều tra, sau đó quan sát,
thu thập tài liệu về đối tượng đó. Khác với “vai” trong các loại hình sân khấu,

“vai” trong báo chí điều tra là những nhân vật xã hội, người thật, việc thật.
Nhiều người nhầm lẫn giữa “dấn thân” và “nhập vai”. Dấn thân là khả
năng nhập cuộc, đi sâu vào vấn đề của nhà báo. Khả năng dấn thân có nhiều
biểu hiện khác nhau như mức độ tìm tòi tài liệu, độ tỉ mỉ trong quan sát…
Trong khi đó nhập vai là một hoạt động hoặc quá trình. Nhiều nhà báo cho
rằng nhập vai là hình thức thể hiện mức độ cao nhất của dấn thân vì nó là sự
“biến hóa” đòi hỏi sự đầu tư về cả hình thức và tư duy, đồng thời phải đối mặt
với nhiều rủi ro, nguy hiểm nếu bị phát hiện.
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng cho rằng có nhiều sự tương đồng giữa nhập vai
của nhà báo và nghiệp vụ “trinh sát hóa trang” bên công an: “Nhập vai, bên
công an quân đội họ gọi là trinh sát hóa trang. Mình hóa trang thành người
khác để trinh sát, khi mà, ví dụ, biết mình là nhà báo họ sẽ không nói ra sự thật,
thì mình phải vào vai đối tượng mà nó muốn nói chuyện, muốn đưa sự thật”.
1.2. Đặc điểm của thể loại điều tra
1.2.1. Đối tượng của điều tra là “hoàn cảnh có vấn đề”
19
“Hoàn cảnh có vấn đề” là một cái gì đó không bình thường xảy ra trong
đời sống hằng ngày có nhiều dữ kiện nhưng có những câu trả lời khác nhau
mà người ta muốn tìm hiểu, nghe ngóng, bàn luận để tìm ra câu trả lời góp
phần nhận định về sự việc đó và điều chỉnh hành vi của mình trong cuộc
sống. “Hoàn cảnh có vấn đề” xuất hiện ngay trong những cuộc đối thoại hằng
ngày, miễn là có ai đó “muốn tìm câu trả lời” về thực chất và nguyên nhân
của vấn đề. Nó có thể liên quan đến một người, một số ít người nhưng cũng
có thể liên quan tới những vấn đề cơ bản của xã hội mà nhiều người quan
tâm. Nhưng để trở thành đối tượng của bài điều tra thì vấn đề đó phải được
nhiều người quan tâm, gắn liền với những vấn đề thời sự nóng hổi, liên quan
tới việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của đất nước.
“Hoàn cảnh có vấn” đề có thể là những vụ việc chưa được khám phá
xuất phát từ những sự kiện, hiện tượng trong đời sống như một vụ tai nạn khó
hiểu, những tội ác khét tiếng mà tội phạm chưa bị bắt, không ai có thể lý giải

nguyên nhân và cách thức; những sự việc đã được phát hiện, tìm hiểu nhưng
còn tồn tại những mâu thuẫn, gây những mối nghi ngờ cho nhà báo; những sự
việc chưa từng được khám phá, công chúng chưa từng biết tới như việc tham
nhũng của cơ quan nhà nước. Đó thường là các vụ tham nhũng, các vụ án
chính trị, các vụ án kinh tế, các vi phạm nghiêm trọng về môi trường sinh
thái, các bị ẩn lịch sử, các loại tội phạm mang tính chất xã hội – sinh hoạt.
1.2.2. Điều tra là một thể loại phản ánh
TS. Đức Dũng cho rằng hệ thống thể loại báo chí nước ta gồm ba nhóm
thể loại: thông tấn báo chí, chính luận báo chí và ký báo chí [4, tr.100]. Trong
đó điều tra được xếp vào thể loại thông tấn báo chí với tính trội là nhiệm vụ
phản ánh các sự kiện thời sự, đáp ứng yêu cầu thời sự, tính xác thực và tính
định hướng rõ ràng. Một số ý kiến khác lại cho rằng điều tra có tính chất của
nhóm thể loại chính luận vì có bài điều tra được trình bày bằng một hệ thống
lập luận với sự sắp xếp lí lẽ, bằng chứng rõ ràng để đưa người đọc khám phá
ra sự thật.
20
Tuy nhiên phải khẳng định rằng điều tra là một thể loại phản ánh. Bởi
điều tra phản ánh các sự kiện, hiện tượng, sự việc một cách khách quan. Hiện
thực khách quan là cơ sở, là nguồn gốc của điều tra. Hơn thế, điều tra là loại
phản ánh có chọn lọc. Không phải sự kiện, vấn đề nào cũng đem ra điều tra.
Không phải chi tiết nào có được trong quá trình thu thập thông tin cũng đưa
vào bài điều tra. Việc lập luận, sắp xếp các chi tiết một cách có trình từ để làm
sáng rõ vấn đề chỉ là cách để đưa độc giả đến với sự thật khách quan nhất và
thể hiện tính định hướng của tác giả đối với sự việc, không làm cho nó sai lệch.
Hiện thực khách quan mà điều tra phản ánh phải là vấn đề quan trọng,
đã xuất hiện hoặc đang nảy sinh “hoàn cảnh có vấn đề”, được nhiều người
quan tâm. Điều tra định hướng độc giả qua việc cắt nghĩa, giải thích, phân
tích để tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc của tác giả hoặc người đọc. Nếu
câu hỏi được nhiều người quan tâm là thời cơ của điều tra thì câu trả lời chính
xác sẽ tạo ra hiệu quả xã hội rộng lớn của bài điều tra.

1.2.3. Sự thật thường được giấu kín
Trong thực tế, nếu sự việc, hiện tượng nào cũng rõ ràng, cũng phơi bày
ra trước mắt thì chẳng cần đến điều tra. Nhưng nghịch lý là những mâu thuẫn,
những mặt đối lập vẫn cứ luôn tốn tại trong những cái tưởng chừng như thống
nhất. Cái mà một nhà báo điều tra cần tìm ra đó là sự thật đằng sau cái được
phản ánh, đằng sau những gì nhìn thấy, nghe thấy.
Đối tượng điều tra thường là mâu thuẫn ẩn chứa những sai phạm, khuất
tất mà nhất định có ai đó phải chịu trách nhiệm khi sự việc được làm sáng tỏ.
Bản chất sự việc bị che giấu ngay từ đầu nên mới có mới nảy sinh “hoàn cảnh
có vấn đề”, mới cần được làm sáng tỏ. Khi sự việc có dấu hiệu bị phát giác,
những người có trách nhiệm luôn tìm mọi cách để che giấu kĩ hơn để ngăn cản
việc người khác điều tra ra sự thật có thể làm ảnh hưởng lớn đến lợi ích của họ.
Khi đó, sự vào cuộc của nhà báo điều tra để tìm ra sự thật thường diễn
ra theo 3 hướng:
Một là, điều tra nêu vấn đề
Hai là, điều tra để khẳng định bản chất sự việc, nêu nguyên nhân
Ba là, điều tra để trả lời câu hỏi: làm gì và làm như thế nào?
1.2.4. Bằng chứng là nền tảng của bài điều tra
21
TS Đức Dũng từng khẳng định: “Chính hệ thống bằng chứng là yếu tố
quyết định tạo ra sự tin cậy của công chúng đối với tác phẩm điều tra. Bằng
chứng trong bài điều tra hết sức đa dạng. Đó có thể là các con số,chi tiết, sự
kiện, văn bản, chứng từ, quan sát trực tiếp, băng ghi âm, hình ảnh… Tuy
nhiên điều quan trọng là tác giả bài điều tra phải có nhiệm vụ chỉ ra được bản
chất của các bằng chứng đó thông qua một cách trình bày lôgic, văn phong
đơn giản về cả bút pháp và giọng điệu. ” [3, tr.287-288].
Các con số, chi tiết, sự kiện, văn bản, chứng từ, quan sát trực tiếp, băng
ghi âm, hình ảnh…trong báo chí luôn mang thông tin, cũng bởi vậy tăng tính
xác thực cho bài báo. Nhưng đối với bài điều tra, đó là linh hồn. Chứng cứ là
cơ sở để lập luận. Tất cả những diễn giải mơ hồ, những nhận định không dựa

trên hoặc thiếu chứng cứ đều là nguy cơ dẫn đên một bài điều tra thất bại,
không dùng phép lập luận để thay chứng cứ hoặc lập luận khi thiếu chứng cứ.
Khi thu thập chứng cứ, nhà báo cần làm việc tỉ mỉ, thận trọng, nghiêm
túc. Phải đến tận nơi xảy ra sự việc, gặp gỡ những người có liên quan, thu
thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
Đối với những đối tượng điều tra không mấy phức tạp, có thể thu thập
bằng chứng dễ dàng chỉ bằng phỏng vấn, nói chuyện, quan sát, chứng kiến
nhưng đa số trường hợp đề tài của điều tra là những sự thật được giấu kín như
đã phân tích ở trên nên nhà báo không dễ có được. Trong những trường hợp
đó, nhà báo phải sử dụng nhiều cách thức, phương pháp khác nhau, thậm chí
phải trải qua nguy hiểm để có được chứng cứ.
Chứng cứ không chỉ là cái nhà báo dựa vào khi xây dựng bài điều tra mà
còn là bảo bối tự vệ, “lá bùa” bảo vệ hiệu quả nhất khi nhà báo bị kiện tụng,
phản kháng. Trong quá trình thu thập tài liệu nhà cần biết bảo quản chứng cứ
mà mình có, tránh để bị rơi vào tay chính quyền trừ trường hợp được phép của
người cung cấp thông tin. Nên nhớ rằng không nên sử dụng hết tài liệu thu thập
22
được trong một bài điều tra vì những tài liệu còn lại sẽ là vũ khí để bảo vệ mình
khi bị phản kháng và có thể sự dụng cho các bài bào sau này.
1.2.5. Lao động phóng viên của nhà báo viết điều tra có tính chất đặc thù
1.2.5.1. Phải đối mặt với nhiều nguy hiểm
Nhà báo Nga Chertưchơnưi khẳng định rằng “nghề nghiệp của nhà báo
là một trong những nghề nghiệp nguy hiểm nhất thế giới. Hơn nữa, mối nguy
hiểm tiềm tàng tăng lên rất nhiều nếu như nhà báo hoạt động trong lĩnh vực
điều tra. Ông chỉ ra những mối đe dọa đối với nhà báo viết điều tra.
• Nguy cơ bị đàn áp về thân thể
• Nguy cơ bị bắt cóc
• Nguy cơ bị phá hoại tài sản
• Nguy cơ bị thủ tiêu thông tin khai thác được
• Nguy cơ bị tòa án truy bức

Những nguy cơ này có thể xảy ra ở bất cứ quá trình nào của cuộc điều
tra, tuy nhiên thường xảy ra nhiều nhất trong quá trình thu thập thông tin [1,
tr.429]. Bởi đúng như những tính chất của điều tra, các cá nhân, tổ chức là
“nhân vật” bị điều tra thường cố gắng che giấu, lấp liếm đi bí mật về những
sai phạm, những mâu thuẫn mà nhà báo đang tìm cách giải đáp, phơi bày cho
công chúng thấy. Khi cảm thấy mối đe dọa, hoặc đã bị xâm phạm quyền lợi,
các đối tượng này sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn từ cài bẫy, mua chuộc, đấu tố,
thậm chí dùng vũ lục để ngăn chặn hoặc trả đũa nhà báo. Nhà báo viết điều
tra luôn đứng trước nguy cơ bị đe dọa về địa vị xã hội, nghề nghiệp, kinh tế,
danh dự, thậm chí cả tính mạng.
Ở Việt Nam, chúng ta từng chứng kiến những trường hợp nhà báo bị
dính vào vòng lao lý khi điều tra những vụ trọng án như nhà báo Vũ Văn
Tiến, Thu Trang, Lan Anh,…
1.2.5.2. Cần vận dụng nhiều kỹ năng nghề nghiệp
Với đối tượng điều tra là những hoàn cảnh có vấn đề, phức tạp, thường
bị che giấu, nhưng lại cần những bằng chứng xác thực, cụ thể để làm sáng tỏ
vấn đề, điều tra đòi hỏi nhà báo phải vận dụng cùng lúc nhiều kỹ năng nghề
23
nghiệp để phục vụ điều tra, sử dụng nhiều phương pháp thu thập thông tin và
xử lý thông tin thu thập được trong quá trình tìm ra sự thật. Các phương pháp
điều tra chủ yếu mà các nhà báo hay dùng, đó là:
• Thu thập và xử lý tài liệu
Một trong những chứng cứ quan trọng, phổ biến nhất trong điều tra đó
là tài liệu. Tài liệu trong điều tra có thể là văn bản (hợp đồng, nhật kí, hồ sơ
vụ án…), ảnh, ghi âm, đĩa hình…chứa những thông số, chi tiết có tính pháp lý
để làm chứng cứ xác thực và tin cậy.
Có nhiều nguồn cung cấp tư liệu: từ đối tượng điều tra, từ cơ quan điều
tra, từ các chuyên gia, người bị hại, từ những nguồn có liên quan khác. Việc
thu thập tài liệu từ các chuyên gia và cơ quan điều tra hay người bị hại thường
dễ dàng hơn là từ các đối tượng, nhân vật bị điều tra.

Thông thường, các đối tượng bị điều tra sẽ không thích thú gì việc tiếp
xúc với nhà báo vì họ cảm thấy bị đe dọa phương hại lợi ích. Họ cũng không
sẵn sàng cung cấp tài liệu cho nhà báo. Trong trường hợp này, cần đến nghệ
thuật thuyết phục. Nhiều khi thuyết phục cũng không hiệu quả, nhà báo buộc
phải tìm những nguồn khác, những cách thức khác để có được tài liệu, trong
đó có cả phương pháp nhập vai.
Khi đã có được tài liệu trong tay, nhà báo cần có một kiến thức rộng, tư
duy lô gic để phân tích nó để chọn lọc những dữ liệu cần thiết cho đề tài. Hơn
nữa, rất có thể những con số, những ngôn từ không đem lại thông tin thật mà
để giấu giếm sự thật, thậm chí là cạm bẫy do các đối tượng bày ra để đánh
gục nhà báo nên cần soi xét, so sánh với nhiều văn bản, quy định để thấy
được tính hợp lý hoặc bất thường của nó.
Trong các loại tài liệu cần tránh những tài liệu có tính bí mật quốc gia,
tuyệt đối không nghiên cứu, công bố các tài liệu có dấu mật, tuyệt mật.
• Quan sát
24
Chẳng phải với thể loại điều tra, nhà báo mới sử dụng kỹ năng quan sát.
Quan sát là khả năng nhận thức bằng tri giác, ai cũng có thể có nhưng tồn tại
sự khác biệt giữa quan sát của người bình thường và quan sát của nhà báo, thể
hiện ở tính có mục đích. Theo nhà báo Nga Chertưchơnưi thì quan sát là một
hành động khá phức tạp được xác định bởi đặc điểm của đối tượng quan sát
cũng như phẩm chất của cá nhân, kĩ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm của
người quan sát. Cũng theo ông tồn tại một số loại quan sát trong nghiệp vụ
báo chí: quan sát trực tiếp và gián tiếp, quan sát ít thời gian và tốn thời gian,
quan sát công khai và bí mật.
Đối với nghiệp vụ điều tra, thông thường quan sát của nhà báo là gián
tiếp, bí mật và tốn nhiều thời gian. Quan sát để phát hiện vấn đề đã khó, quan sát
để khám phá ngọn nguồn sự thật lại càng khó hơn. Nhà báo viết điều tra thường
ẩn mình, quan sát “trong bóng tối” để thấy rõ được bản chất sự việc đồng thời
thu thập được những bằng chứng chân xác nhất để vạch trần sự thật đó.

• Phỏng vấn và nói chuyện
Giao tiếp với những người nắm nguồn tin là một phương thức quan
trọng trong thu thập thông tin.
Đối với thông tin mà mình không biết thì cách phổ biến nhất là hỏi. Đó
là hoạt động bản năng. Phỏng vấn cũng là một phương pháp có tính cốt lõi
của điều tra. Đối tượng phỏng vấn của các nhà báo điều tra là các chuyên gia,
những nhà chính trị, có thể là người dân hoặc chính đối tượng muốn điều tra.
Trong cuộc phỏng vấn hay nói chuyện với họ, nhà báo không chỉ cần kỹ năng
đặt câu hỏi mà còn phải có nhận định câu trả lời. Có vậy mới duy trì được
cuộc nói chuyện. Trong lúc đối thoại, người phỏng vấn còn phải kết hợp kĩ
năng quan sát để xem xét nét mặt, cử chỉ, hành vi của đối tượng phỏng vấn.
Trong điều tra, phỏng vấn đôi khi không phải nhằm tìm câu trả lời mà là để dò
xét thái độ.
25

×