DỰ ÁN :NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN TRUNG THU
TRUNG THU,TỈNH ĐIỆN BIÊN
HẠNG MỤC: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CƠ ĐIỆN NHÀ MÁY
THUYẾT MINH BIỆN PHÁP
LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CƠ ĐIỆN NHÀ MÁY
Hà Nội ngày tháng năm
Công Trình Thủy Điện Bảo Lâm Lắp Đặt Thiết Bị Cơ Điện Đồng Bộ
THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI CÔNG
Công trình: Nhà Máy Thủy Điện Bảo Lâm
Hạng mục: Lắp Đặt Thiết Bị Cơ Điện Đồng Bộ
Thuộc gói thầu TB04- Dự Án Thủy Điện Bảo Lâm 1
LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CƠ ĐIỆN CƠ ĐIỆN ĐỒNG BỘ
1. TỔNG QUAN
Chế tạo lắp đặt lắp đặt thiết bị cơ điện nhà máy Thuỷ điện Trung Thu sẽ được thực hiện theo Hướng dẫn
cụ thể của nhà thầu cung cấp thiết bị. Đề án chỉ đề cập biện pháp tổng quát lắp đặt tổ máy chính của nhà
máy, biện pháp lắp đặt thiết bị điện, thiết bị cơ khí phụ sẽ được thực hiện theo điều kiện cụ thể của công
trình và hướng dẫn của nhà thầu cung cấp thiết bị.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC THI CÔNG
Công Ty CP Thươn gMại Và Xây Lắp DT
TỔ VẬN CHUYỂN ,KHO
( 5 người )
ĐINH HOÀNG NAM
(tổ trưởng )
TỔ LẮP THIẾT BỊ CƠ
KHÍ
( 30 người)
NGUYỄN VĂN THÀNH
(tổ trưởng )
TỔ LẮP CÁC THIẾT BỊ
ĐIỆN
(25 người)
NGUYỄN MINH TUẤN
(tổ trưởng )
KỸ THUẬT
VŨ NHẬT HỶ (kỹ sư cơ khí )
NINH ĐỨC KHÁNH (kỹ sư điện )
CHỈ HUY TRƯỞNG
DƯƠNG VĂN HÙNG
(kỹ sư cơ khí,12 năm kinh nghiệm)
Công Trình Thủy Điện Bảo Lâm Lắp Đặt Thiết Bị Cơ Điện Đồng Bộ
Công tác lắp đặt thiết bị cơ điện nhà máy và phương án nâng hạ thiết bị vào vị trí lắp đặt như sau:
TT Diễn giải Máy nâng Vị trí tập kết
I Tua bin
1 Ống hút tua bin Cẩu tháp 10 tấn Hạ lưu nhà máy
2 Stayring tua bin Cẩu tháp 10 tấn Hạ lưu nhà máy
3 Buồng xoắn Cẩu tháp 10 tấn Hạ lưu nhà máy
4 Thép lót giếng tua bin Cẩu tháp 10 tấn Hạ lưu nhà máy
5
Bánh xe công tác & trục
chính
Cẩu trục gian máy Sàn lắp máy
6 Bộ phận hướng dòng Cẩu trục gian máy Sàn lắp máy
7 Các bộ phận khác Cẩu trục gian máy Sàn lắp máy
II Máy phát
1 Tổ hợp rô to & stator Cẩu trục gian máy Sàn lắp máy
3 Hạ stator, rotor Cẩu trục gian máy
IV Van trước tua bin Cẩu trục gian máy Sàn lắp máy
VI Thiết bị cơ khí phụ
1 Các chi tiết đặt sẵn Cẩu tháp 10 tấn Hạ lưu nhà máy
2 Thiết bị và đường ống Cẩu trục gian máy Sàn lắp máy
VI Thiết bị điện
1 Các chi tiết đặt sẵn Cẩu tháp 10 tấn Hạ lưu nhà máy
2 Thiết bị điện Cẩu trục gian máy Sàn lắp máy
Công Ty CP Thươn gMại Và Xây Lắp DT
Công Trình Thủy Điện Bảo Lâm Lắp Đặt Thiết Bị Cơ Điện Đồng Bộ
2. BIỆN PHÁP LẮP ĐẶT TUA BIN
2.1. Tổng quan:Công tác lắp đặt tua bin thông thường được thực hiện theo qui trình như sau, qui
trình cụ thể được thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Lắp đặt ống hút
Điều chỉnh chu kỳ nén của động cơ chịu lực.
Điểm nối của trục chính và bánh xe công tác
Điều chỉnh độ hở của cánh hướng.
Vận hành thử
lắp đặt trục chính và bánh xe công tác, côn hút
Lắp đặt bộ truyền động của cánh hướng
Căn chỉnh đồng tâm đồng trục tổ máy
Lắp đặt bộ phận chèn trục tua bin
Lắp đặt ổ hướng tua bin
Lắp đặt đường ống và phụ kiện đường ống
Hiệu chỉnh khô tổ máy
Làm sạch và nghiệm thu
Lắp đặt sẵn bộ điều tốc turbine
Nắp trên và cánh hướng tua bin
Lắp đặt stayring
Lắp đặt buồng xoắn
Lắp đặt pit liner
2.2. Lắp đặt ống hút
Phần thép ống hút bao gồm phần khuỷ cong và côn xả, khuỷ cong được tổ hợp tại vị trí lắp đặt
bằng mối ghép hàn. Khối lượng phân đoạn lớn nhất khoảng 3 tấn.
Công Ty CP Thươn gMại Và Xây Lắp DT
Công Trình Thủy Điện Bảo Lâm Lắp Đặt Thiết Bị Cơ Điện Đồng Bộ
Các phân đoạn của khuỷ cong được vận chuyển từ kho bãi đến hạ lưu nhà máy, cách tâm cẩu tháp
khoảng 10m. Sử dụng cẩu tháp 10 tấn ở phía hạ lưu nhà máy để cẩu và hạ các phân đoạn vào vị trí
lắp đặt.
Các phân đoạn được định vị ở vị trí lắp bằng các gối đỡ kiểu kích ren, néo tăng đơ kết hợp với đai
ốc xiết chặt các phân đoạn ống hút với nhau. Sau đó hàn nối các phân đoạn ống hút, kiểm tra mối
hàn, kiểm tra tim và cao độ. Tiếp theo đổ bê tông chèn đến cao trình thiết kế.
Sau khi đổ bể tông cần phải kiểm tra đánh giá sự chuyển vị của tim ống hút có ảnh hưởng đến các
bộ liên quan của tổ máy hay không để đề ra phương án hiệu chỉnh cho phù hợp.
2.3. Lắp đặt Stayring
Stayring được chia thành hai phân đoạn tại nhà máy sản xuất. Trọng lượng của mỗi phân đoạn
stayring khoảng 5 tấn. Phương án sử dụng cẩu tháp 10 tấn để hạ các phân đoạn stayring từ xe vận
chuyển tập kết phái hạ lưu nhà máy vào vị trí lắp. Sau đó hai nửa phân đoạn stayring được căn
chỉnh và hàn ghép tại vị trí lắp. Định vị stayring ở vị trí lắp bằng các gối đỡ kiểu kích ren và néo
tăng đơ.
2.4. Lắp đặt buồng xoắn
Buồng xoắn được tổ hợp từ các phân đoạn tại vị trí lắp đặt. Trọng lượng của phân đoạn lớn nhất
khoảng 4 tấn. Phương án sử dụng cẩu tháp 10 tấn lần lượt hạ các phân đoạn buồng xoắn từ xe vận
chuyển tập kết phía hạ lưu nhà máy vào vị trí lắp.
Lắp đặt, định vị từng phân đoạn buồng xoắn đúng vị trí thiết kế lắp bằng các gối đỡ kiểu kích ren
và néo tăng đơ.
Trong quá trình lắp các phân đoạn buồng xoắn có thể cắt bớt cho phù hợp với thiết kế. Que hàn
phải được sấy 2giờ liền ở nhiệt độ 350
0
C trong tủ sấy que hàn. Giữ ở nhiệt độ 100
o
C bằng giỏ sấy
tay trong thời gian hàn.
Các mối hàn phải được gia nhiệt từ 100
0
C - 180
0
C trướckhi hàn.
Mối hàn phải được kiểm tra bằng trực quan xem có các khuyết tật lớn (lỗ, hút).
Mối hàn được kiểm tra khuyết tật bên trong bằng thử màu (PT) và kiểm tra bằng hạt từ (MT).
Sau khi công tác kiểm tra chất lượng mối hàn thực hiện xong buồng xoắn được thử kín và thử bền
bằng áp lực nước, với áp lực thử theo qui định kỹ thuật của dự án coá tham chiếu khuyến cáo của
nhà sản xuất.
Buồng xoắn được đổ bê tông chèn cùng với pit liner. Bề mặt nửa trên của buồng xoắn được phủ
một lớp đệm bằng vật liệu đàn hồi trước khi đổ bê tông.
2.5. Lắp đặt pit liner
Pit liner sẽ được chia thành hai (hay 1 phân đoạn) theo chiều cao. Trong lượng pitliner khoảng 2
tấn. Phương án sử dụng cẩu tháp 10 tấn hạ pit liner từ xe vận chuyển tập kết phía hạ lưu nhà máy
vào vị trí lắp. Yêu cầu pit liner thẳng đứng và không biến dạng.
2.6. Lắp đặt cụm cánh hướng và các cơ cấu truyền động và trục chính
Nắp trên, vành điều chỉnh cánh hướng, trục chính và bộ phận khác của tua bin được hạ xuống vị trí
lắp bằng cẩu trục gian máy, thông qua giếng máy phát. Tình tự lắp đặt được thực hiện theo hướng
dẫn của nhà sản xuất.
Công Ty CP Thươn gMại Và Xây Lắp DT
Công Trình Thủy Điện Bảo Lâm Lắp Đặt Thiết Bị Cơ Điện Đồng Bộ
2.7. Lắp bánh xe công tác và côn xả
Bánh xe công tác và côn xả được hạ xuống cao trình 215.2 từ sàn lắp máy bằng cầu trục gian máy,
thông qua lỗ thả thiết bị. Tiếp theo đó bánh xe công tác và côn xả lần lượt được đửa vào vị trí lắp
bằng xe lăn kết hợp với ray thi công vào vị trí căn chỉnh. Tiếp theo đó bánh xe công tác được với
trục chính sau đó bánh xe công tác và trục chính được nâng lên vị trí lắp đặt bằng cẩu trục gian
máy.
Trình tự cụ thể phải được tiến hành theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
3. LẮP ĐẶT VAN TRƯỚC TUA BIN (INLET VALVE).
Van trước tua bin có trọng lượng 28 tấn được đặt vào vị trí lắp sau khi lắp xong buồng xoắn và
đoạn ống áp lực trước van. Thả van dược thực hiện bằng cầu trục gian máy.
Tiến hành nghiệm thu và làm sạch van trước tua bin.
Kiểm soát việc nghiệm thu đầu vào ống áp lực và đầu ra buồng xoắn, tiến hành lắp đặt.
Bệ đỡ của van trước tua bin được lắp đặt xong và van trước tua bin sẽ được cẩu và được định vị
trên bệ.
Đoạn ống thép phía hạ lưu và thượng lưu của van sẽ được lắp đặt sau đó đến vị trí thực.
Lắp đặt thiết bị vận hành van tua bin.
Lắp đặt thiết bị vận hành van tua bin và thực hiện kiểm tra van tua bin.
4. BIỆN PHÁP LẮP ĐẶT MÁY PHÁT
4.1. Tổng quát
Trước khi thi công, Nhà thầu phải nắm vững phương pháp và qui trình theo tài liệu hướng dẫn lắp
hoặc yêu cầu kỹ thuật trong các tài liệu kỹ thuật khác gởi cùng thiết bị.
Sau khi hoàn thành mỗi qui trình lắp, ghi chép số liệu lắp vào Báo cáo kiểm tra chất lượng (QCR),
và nộp QCR cho Đại diện Chủ đầu tư tại hiện trường. Nhà thầu lắp phải chịu trách nhiệm về tính
trung thực và tính chính xác của Báo cáo và chỉ sau khi Báo cáo này đã được xác nhận thì mới
thực hiện qui trình tiếp theo.
Trong quá trình hiệu chỉnh và chạy thử thiết bị, Nhà thầu lắp phải ghi chi tiết số liệu thử nghiệm
và chạy thử.
Công tác lắp đặt máy phát thông thường được thực hiện theo qui trình như sau, qui trình cụ thể
được thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Công Ty CP Thươn gMại Và Xây Lắp DT
Công Trình Thủy Điện Bảo Lâm Lắp Đặt Thiết Bị Cơ Điện Đồng Bộ
4.2. Tổ hợp stator
Stator gồm có khung, lõi, thanh dẫn, vòng mạch, v.v. Công tác tổ hợp được tiến hành tại sàn lắp
máy.
4.2.1. Hàn khung stator
− Tạo hình khung stator và đo độ tròn stator bằng thiết bị chuyên dùng
− Hàn khung stator
4.2.2. Tổ hợp và hàn thanh rãnh đuôi cá
Chuẩn bị tổ hợp và hàn thanh rãnh đuôi cá.
− Tổ hợp thanh rãnh đuôi cá chuẩn.
− Tổ hợp thanh rãnh đuôi cá thành phần
− Thanh rãnh đuôi cá giữa cụm các thanh rãnh đuôi cá thành phần
Công Ty CP Thươn gMại Và Xây Lắp DT
Công Trình Thủy Điện Bảo Lâm Lắp Đặt Thiết Bị Cơ Điện Đồng Bộ
− Hàn thanh rãnh đuôi cá .
4.2.3. Tổ hợp chốt kẹp bên dưới
− Lắp dụng cụ tổ hợp chốt kẹp lên trên các thanh rãnh đuôi cá đã được hàn xong theo bản vẽ.
− Đưa chốt kẹp vào rãnh của dụng cụ lắp chốt kẹp, chèn chốt kẹp vào.
− Dùng thiết bị đo độ tròn stato để kiểm tra chốt kẹp và dùng chêm để điều chỉnh độ bằng phẳng
của từng chốt kẹp.
− Kiểm tra độ nghiêng của từng chốt kẹp.
− Hàn đính chốt kẹp theo tiêu chuẩn.
− Kiểm tra độ bằng phẳng tất cả các chốt kẹp;
− Kiểm tra sự chênh lệch về chiều cao của các chốt kẹp gần nhau.
− Hàn chính thức cho chốt kẹp theo tiêu chuẩn.
− Kiểm tra bằng mắt thường đường hàn; tiến hành kiểm tra thẩm thấu cho mối hàn.
− Vệ sinh khung stato. Sơn khung stato.
4.2.4. Xếp lõi stato
4.2.4.1 Chuẩn bị xếp lõi stato
− Đo độ thẳng đứng của trụ làm tâm.
− Kiểm tra lá thép từ trước khi chính thức xếp lõi stato.
− Tính toán số lớp của từng đoạn lõi căn cứ theo chiều cao của từng đoạn lõi trong bản vẽ. Liệt kê
vị trí của từng lá thép từ đặc biệt.
− Dùng máy hút bụi để vệ sinh sao cho lõi stato phải sạch.
4.2.4.2 Xếp lõi stato
Khi xếp đoạn đầu tiên, dùng thanh điều chỉnh để điều chỉnh lõi. Đưa đều thanh dẫn hướng vào
rãnh lõi quanh đường tròn. Để cố định lá thép từ stato, phải lắp ít nhất hai thanh dẫn hướng cho
một lá thép từ. Căn chỉnh khoảng cách cho từng thanh dẫn hướng và không được chạm đáy rãnh.
Dùng lá thép từ cách điện để điều chỉnh độ bằng phẳng của lõi stato theo kết quả đã ghi lại để đảm
bảo chiều cao và độ bằng phẳng cuối cùng khi ép lõi stato lần cuối.
Sau khi ép lõi stator, đo chiều dài của mặt lưng, đáy rãnh và đỉnh rãnh của lõi; Đo độ bằng phẳng
lõi theo chu vi và bán kính.
4.2.5. Tổ hợp thanh dẫn stato
4.2.5.1 Yêu cầu về tổ hợp các thanh dẫm stato
− Tổ hợp kẹp và sàn thao tác san toàn, sàn thao tác phải thuận tiện để tổ hợp các thanh dẫn stato.
− Điện chiếu sáng phải đủ ở trên và dưới stato.
− Tuyệt đối không để mưa và nước rơi vào khu vực tổ hợp các thanh dẫn stator. Khi độ ẩm tương
Công Ty CP Thươn gMại Và Xây Lắp DT
Công Trình Thủy Điện Bảo Lâm Lắp Đặt Thiết Bị Cơ Điện Đồng Bộ
đối lớn hơn 80%, dùng máy sấy hoặc thiết bị xấy và tránh để hơi ẩm vào trong stato.
− Phải thực hiện đầy đủ các bước của qui trình an toàn và phòng cháy chữa cháy, phải thiết lập
công tác bảo vệ cần thiết.
− Không được để cầu thang đi vào và ra stato tì vào stator.
− Khu vực tổ hợp phải sạch sẽ và ngăn nắp, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm phải là 5
0
C.
− Trước khi dùng miếng cữ, chi tiết trung gian, nêm, hộp cách điện và v.v phải sạch và được lau
sạch hơi ẩm.
− Cạo bỏ sáp, băng quấn. Đưa băng quấn vào lò sấy trong vòng 4~8 giờ, giữ nhiệt độ từ
160
0
C~180
0
C, làm bay hơi chất Olefin.
4.2.5.2 Chuẩn bị tổ hợp các thanh stator
− Mở các hộp đựng thanh dẫn stato. Đặt các thanh lên bệ đỡ bằng gỗ sạch có lót cao su bên dưới.
Dùng máy nén khí khô thổi bụi trên các thanh dẫn stator. Vệ sinh và kiểm tra bề mặt thanh.
− Trước khi thử cao áp các thanh dẫn stator, dùng mêgôm kế 2500V để thử điện trở cách điện
theo điểm. Tiến hành thử cao áp AC cho một thanh với điện áp và thời gian qui định. Tiến hành
thử nghiệm quầng hồ quang điện cho thanh theo hợp đồng.
− Khi tất cả các thử nghiệm đều đạt; có thể đưa thanh vào rãnh.
− Vệ sinh lại rãnh lõi và lá ngăn cách; kiểm tra xem có lá thép từ xem có nhô ra hoặc bị vướng
trong rãnh không. Kiểm tra kích thước rãnh. Báo cáo kết quả theo mẫu.
− Quét sơn vào rãnh và thiết bị đo lường nhiệt độ stato. Chú ý lắc đều sơn trước khi quét. Khi
quét, phải bảo vệ chốt kẹp, tấm kẹp khỏi bị dính sơn. Chiều dày sơn phải đồng nhất và vừa phải.
Không còn thấy được màu sơn gốc của lõi thép.
− Đánh dấu rãnh sẽ lắp thiết bị đo nhiệt độ bằng sơn đỏ theo bản vẽ .
4.2.5.3 Tổ hợp vòng đỡ cuối
− Đưa các thanh bên dưới vào rãnh xung quanh đường tròn. Ba thanh bên dưới cho từng vòng đỡ
cuối, trong đó, hai thanh ở đầu vòng đỡ cuối và một thanh ở giữa vòng đỡ cuối.
− Đưa thanh vào rãnh theo bản vẽ. Dùng băng dính để dán miếng đệm đáy vào đáy rãnh, ngoại trừ
rãnh có nhiệt kế ở đáy.
− Đặt lớp lót lên dụng cụ, quét đều keo bán dẫn lên lớp lót. Chiều dày lớp keo bán dẫn tương
ứng với chiều rộng của thanh và rãnh. Đặt thanh lên lớp lót. Dùng lớp lót để quấn phần đoạn
thẳng của thanh, chiều dài phần nhô ra phải giống nhau. Khi quấn, không được chạm vào dấu
sơn đỏ trên thanh, nếu không thì phải chùi sạch keo ngay.
− Đưa thanh bên dưới vào rãnh, căn chỉnh đồng nhất tim thanh với lõi. Khi đưa thanh vào, không
được làm hỏng lớp lót, nếu không thì phải lấy thanh ra, vệ sinh thanh và quét lại keo.
− Ép thanh xuống đến đáy rãnh; phải đảm bảo không có khe hở giữa thanh với đáy rãnh. Kiểm
tra chiều dài của lớp lót bên ngoài rãnh có phải là 3mm không. Báo cáo kết quả theo mẫu
− Tổ hợp vòng đỡ đầu cuối bên trên và tấm đỡ cách điện theo bản vẽ .
− Dùng que hàn thép không rỉ để hàn vòng đỡ đầu cuối trên và dưới rồi mài theo bản vẽ. Trong
quá trình hàn và mài, phải bảo vệ các cuộn dây đã lắp sẵn lắp tại nhà máy chế tạo, và tránh để
Công Ty CP Thươn gMại Và Xây Lắp DT
Công Trình Thủy Điện Bảo Lâm Lắp Đặt Thiết Bị Cơ Điện Đồng Bộ
vật liệu bên ngoài rơi vào stato.
− Xếp chồng phần cách điện của vòng đỡ cuối trên và dưới theo bản vẽ .
− Kiểm tra và siết các bulông của các tấm đỡ cách điện, và dùng vòng đệm hãm để khóa chặt các
bulông.
4.2.5.4 Lắp điện trở nhiệt
− Kiểm tra điện trở nhiệt kế có hoạt động tốt không.
− Lắp điện trở nhiệt kế theo bản vẽ.
4.2.5.5 Lắp thanh bên dưới
− Trước khi lắp thanh bên dưới, một miếng nỉ thích hợp được tẩm keo epoxy để chèn khe hở
giữa các cuộn dây bên dưới và vòng đỡ cuối, và dùng băng quấn sợi thủy tinh không kiềm để
cố định miếng nỉ.
− Trước khi lắp thanh bên dưới, phải đặt miếng đệm đáy ở đáy rãnh, và dùng băng dính để dán
hai đầu miếng đệm vào tấm đầu cuối trên và tấm đầu cuối dưới.
− Miếng đệm đáy phải không bị xoắn.
− Đưa thanh bên dưới vào rãnh theo đúng thiết kế.
− Kiểm tra khe hở giữa thanh với rãnh và giữa thanh với vòng đỡ cuối. Không được có khe hở
giữa thanh với đáy rãnh.
− Sau khi ép xong, kiểm tra nhiệt điện trở có hoạt động tốt không.
− Phơi băng quấn đã tẩm keo. Dùng băng quấn để buộc chi tiết trung gian theo bản vẽ. Buộc ba
lớp, hình dáng bên ngoài phải sạch gọn.
− Khi keo đã đông cứng, thì tháo dỡ dụng cụ ép.
− Tiến hành thử nghiệm điện thế rãnh đối với thanh bên dưới, điện thế rãnh không được lớn hơn
qui định. Tiến hành thử cao áp đối với thanh bên dưới.
− Khi thử nghiệm, phải nối đất nhiệt kế và thanh không được thử nghiệm. Dùng mêgôm để kiểm
tra điện trở cách điện trước và sau khi thử nghiệm. So sánh kết quả giữa các thanh được thử
nghiệm và các thanh không được thử nghiệm.
− Sau khi thử cao áp xong, quét sơn cho đầu cuối thanh bên dưới. Tránh làm dính sơn vào chốt
kẹp và các chi tiết không được sơn.
4.2.5.6 Lắp thanh bên trên
− Dùng máy nén khí để thổi bụi các thanh bên dưới. Đặt miếng đệm giữa vào đúng vị trí theo bản
vẽ. Đặt miếng đệm đáy vào rãnh có miếng đệm giữa đã đặt ở dưới đáy.
− Đưa thanh bên trên vào rãnh.
− Dùng dụng cụ ép để ép thanh bên trên.
− Sau khi ép xong, kiểm tra nhiệt điện trở có hoạt động tốt không.
− Phơi băng quấn đã tẩm keo. Dùng băng quấn để buộc thanh bên trên và vòng đỡ giữa.
Công Ty CP Thươn gMại Và Xây Lắp DT
Công Trình Thủy Điện Bảo Lâm Lắp Đặt Thiết Bị Cơ Điện Đồng Bộ
− Khi keo đã đông cứng, thì tháo dỡ dụng cụ ép.
− Tiến hành thử điện thế rãnh đối với thanh bên trên.
4.2.5.7 Lắp nêm
− Đo khoảng cách giữa đỉnh rãnh với thanh bên trên theo bản vẽ. Tính toán chiều dày của miếng
đệm để lắp nêm.
− Điều chỉnh độ dày và độ kín của miếng đệm theo bản vẽ.
− Chèn miếng nêm vào cho đến khi bằng với tấm đệm đàn hồi. Miếng đệm không được vượt quá
miếng nêm hoặc chạm với phần có điện trở cao trên thanh. Dung sai khe trống của nêm với lõi
là 3mm. Báo cáo kết quả theo mẫu. Bề mặt nêm không được cao hơn lõi.
− Kiểm tra độ chặt của nêm. Không có khoảng trống nào tại đầu của nêm. Chiều dài khoảng trống
không được vượt quá 1/3 chiều dài nêm. Báo cáo kết quả theo mẫu
− Đối với rãnh có lắp nhiệt kế, kiểm tra nhiệt kế sau khi lắp từng nêm.
− Tiến hành thử cao áp thanh bên dưới. Báo cáo kết quả theo mẫu. Khi thử nghiệm, phải nối đất
nhiệt kế và thanh không được thử nghiệm. Dùng mêgôm để kiểm tra điện trở cách điện trước và
sau khi thử nghiệm. So sách kết quả giữa các thanh được thử nghiệm và các thanh không được
thử nghiệm.
4.2.5.8 Hàn bằng đồng cho tấm dẫn điện và đoạn nối
− Trước khi hàn, dùng giấy nhám vệ sinh bụi và lớp ôxy hóa trên đầu cực cuộn dây và các tấm
dẫn điện, sau đó vệ sinh bằng acetone hoặc cồn; không được có vết nứt trên các tấm dẫn điện.
− Đặt các tấm dẫn điện trên cả hai đầu cực của cuộn dây bên trên và dưới để kiểm tra điều kiện
tiếp xúc giữa tấm dẫn điện và đầu cực cuộn dây, nếu khe hở giữa tấm dẫn điện và đầu cực cuộn
dây lớn hơn 0.20mm, thì phải điều chỉnh đầu cực cuộn dây bằng dụng cụ chuyên dụng; khi điều
chỉnh đầu cực cuộn dây, không được làm hỏng phần cách điện của đầu cuộn dây.
− Đặt các tấm dẫn điện trên đầu cực cuộn dây, và đặt vật liệu hàn bạc 0.20mm BCu80PAg giữa
các tấm dẫn điện và đầu cực cuộn dây, giữ chặt các tấm dẫn điện vào đầu cực cuộn dây bằng
kẹp. Điều chỉnh tấm dẫn điện, chênh lệch cao độ so với tấm dẫn điện liền kề không được vượt
quá 3mm, và chênh lệch cao độ của tất cả các tấm dẫn điện không được vượt quá 5mm.
− Điều chỉnh áp suất thủy lực và áp lực khí của máy hàn theo hướng dẫn vận hành máy, sau đó
hàn các tấm dẫn điện theo hướng dẫn vận hành.
− Gắn và hàn đoạn nối theo bản vẽ tổ hợp thanh dẫn.
− Kiểm tra chất lượng hàn các tấm dẫn điện và các đoạn nối. Mồi mối hàn phải đầy hoàn toàn,
không được có khuyết tật như lỗ khí, mối hàn không thấm ngấu, và không được có xỉ hàn, bọt
khí, ba via, gờ và góc, v.v. và báo cáo kết quả theo mẫu.
4.2.5.9 Lắp hộp cách điện
− Lắp hộp cách điện bên trên
− Lắp hộp cách điện bên dưới
− Vệ sinh vị trí hàn của đoạn nối, dùng keo epoxy để tạo bậc chuyển tiếp tại các vị trí hàn, sau đó
Công Ty CP Thươn gMại Và Xây Lắp DT
Công Trình Thủy Điện Bảo Lâm Lắp Đặt Thiết Bị Cơ Điện Đồng Bộ
quấn phủ một nửa bằng băng mica theo bản vẽ, cuối cùng quấn phủ nửa còn lại bằng một lớp
băng sợi thủy tinh, khi quấn phủ, dùng keo epoxy cho mỗi lớp, và chiều dài quấn giữa băng
mica đã được quấn chồng và phần cách điện sơ cấp không được nhỏ hơn 50mm.
4.3. Tổ hợp rotor
4.3.1. Yêu cầu về nơi tổ hợp rotor.
Công tác tổ hợp rotor được tiến hành tại sàn lắp máy. Yêu cầu về nơi tổ hợp rotor tương tự như
yêu cầu đối với tổ hợp lõi stator.
4.3.2. Chuẩn bị tổ hợp rotor
− Trước khi tổ hợp vành rotor, dùng chất hữu cơ làm sạch các phân đoạn của vành; tẩy bavia, gỉ
sét và dầu mỡ bảo vệ; dùng vải lau sạch các phân đoạn của vành; phân loại chúng căn cứ trên
trọng lượng và kiện hàng.
− Lấy ra một số phân đoạn vành của mỗi loại theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Đo bề dày thực tế
của mỗi phân đoạn. Đo ít nhất mười hai điểm trên một phân đoạn, các điểm phải đồng nhất.
Tính toán bề dày trung bình thực tế của mỗi loại.
− Theo bản vẽ và căn cứ độ dày thực tế của mỗi loại phân đoạn vành, gắn lên bàn tổ hợp vành.
Trong quá trình tổ hợp của vành, những mảnh nặng hơn nên đặt thấp hơn.
4.3.3. Ghép khung rotor
4.3.3.1 Chuẩn bị ghép khung rotor
− Ghép khung rotor trên giá đỡ mayơ rotor và giá tổ hợp vành.
− Kiểm tra và xử lý bề mặt của đế mayơ rotor. Tẩy bỏ chỗ gồ ghề cục bộ, dầu mỡ và bavia, v.v.
− Nâng mayơ rotor lên giá đỡ mayơ rotor và xiết chặt bulông. Kiểm tra khe hở giữa giá đỡ với đế
mayơ, nếu không thì chèn khe hở bằng tấm nêm.
− Kiểm tra độ thăng bằng của giá đỡ mayơ rotor , báo cáo kết quả theo mẫu.
− Vệ sinh khối ghép mối và đường rãnh, cạo bỏ sơn. Vệ sinh mặt bích trên và dưới; kiểm tra và
mài điểm cao nhô lên. Vệ sinh và mài chi tiết chốt trên mặt bích dưới của mayơ một cách cẩn
thận. Vệ sinh các chi tiết để ghép nối vành phanh và ghép nối mayơ với giá đỡ. Vệ sinh ren và
tarô ren.
4.3.3.2 Tổ hợp khung rotor.
− Nâng mayơ rotor lên khung mayơ rotor bằng cẩu trục gian máy, bổ sung thêm miếng nêm đồng
giữa mayơ và giá đỡ. Xác định hướng mayơ theo bản vẽ. Dùng bulông xiết chặt mayơ và giá
đỡ. Quét dầu mỡ chống gỉ sét và dán giấy parafin lên bề mặt của mặt bích dưới tiếp xúc với
không khí. Kiểm tra độ đồng tâm cho mặt trong của mặt bích trên và dưới và độ đồng tâm của
chi tiết ghép mối mặt bích trên và dưới.
− Điều chỉnh và đo độ thăng bằng của mặt bích dưới, nếu không thì phải chèn thêm miếng nêm.
Tổ hợp trụ làm tâm của thiết bị đo độ tròn. Di chuyển trụ làm tâm, điều chỉnh độ đồng tâm cho
trụ làm tâm với mặt trong của mặt bích dưới mayơ. Điều chỉnh độ thẳng đứng của trụ làm tâm.
Bổ sung miếng nêm giữa trụ làm tâm với mặt bích trên của mayơ nếu cần thiết. Lắp tay đòn của
thiết bị đo độ tròn.
Công Ty CP Thươn gMại Và Xây Lắp DT
Công Trình Thủy Điện Bảo Lâm Lắp Đặt Thiết Bị Cơ Điện Đồng Bộ
4.3.4. Hàn khung rotor
4.3.4.1 Chuẩn bị hàn khung rotor
− Vệ sinh mối hàn. Không được có sơn, dầu và gỉ sét gần mối hàn trong phạm vi 50mm.
− Tăng cường cho mỗi mối hàn. Hàn tăng cường lên mối hàn bán kính và mối hàn chu vi của
khung. Chiều tăng cứng phải ngược lại với chiều co rút của mối hàn.
− Hàn tăng cường. Điều chỉnh và đo độ thăng bằng của mặt bích dưới, nếu không thì phải bổ sung
miếng nêm. Kiểm tra độ đồng tâm cho mặt trong của mặt bích trên và dưới và độ đồng tâm của
chốt nối mặt bích trên và dưới. Điều chỉnh độ đồng tâm cho trụ làm tâm với mặt trong của mặt
bích dưới mayơ. Điều chỉnh độ thẳng đứng của trụ làm tâm. Đo dây cung và độ thẳng đứng cho
thanh chống và tính toán độ tròn cùng với độ đồng tâm. Kiểm tra độ thăng bằng của móc
khung. Đo độ thăng bằng của mặt nối vành phanh trên khung; Đo khoảng cách từ mặt nối vành
phanh trên khung đến mặt bích dưới của mayơ; Đo độ thăng bằng của mặt bích dưới của mayơ.
− Hàn mối hàn đính. Điều chỉnh và đo độ thăng bằng của mặt bích dưới , nếu không thì phải bổ
sung miếng nêm. Kiểm tra độ đồng tâm cho mặt trong của mặt bích trên và dưới cùng với độ
đồng tâm của mấu nối mặt bích trên và dưới. Điều chỉnh độ đồng tâm cho trụ làm tâm với mặt
trong của mặt bích dưới mayơ. Điều chỉnh độ thẳng đứng của trụ làm tâm. Đo dây cung và độ
thẳng đứng cho thanh chống và tính toán độ tròn cùng với độ đồng tâm. Kiểm tra độ thăng bằng
của móc khung.Đo độ thăng bằng của mặt nối vành phanh trên khung; Đo khoảng cách từ mặt
nối vành phanh trên khung đến mặt bích dưới của mayơ; Đo độ thăng bằng của mặt bích dưới
của mayơ; .
− Hàn khung rotor. Khoét lỗ thông hơi trên tấm hình quạt. Khoét lỗ thông hơi cho khối ghép nối.
− Mài mối hàn, mài lỗ thông hơi và khối ghép nối.
4.3.4.2 Chống biến dạng khi hàn
− Sử dụng đúng qui trình hàn, thông số kỹ thuật về hàn của vật liệu hàn và vật liệu nền. Thợ hàn
phải vượt qua được kỳ thi.
− Gia nhiệt các chi tiết hàn tùy theo độ dày của vật liệu nền.
− Hàn tăng cứng lên mối hàn.
− Hàn đính định vị cho những mối hàn có khe hở lớn. Hàn đính theo trình tự ngược, nhiều lớp và
nhiều đường.
− Sử dụng qui trình hàn đối xứng. Tốc độ hàn là như nhau. Kiểm tra và ghi kết quả quá trình hàn.
Điều chỉnh thông số hàn tùy theo mức độ biến dạng trong khi hàn.
4.3.4.3 Trình tự hàn
− Hàn đường thẳng đứng cho mayơ với khung
− Hàn chu vi cho mayơ với khung
− Hàn đường hàn bán kính cho tấm hình quạt của khung rotor.
− Hàn đường hàn bán kính cho tấm phanh của khung rotor
− Hàn đường hàn bán kính cho tấm chịu lực.
Công Ty CP Thươn gMại Và Xây Lắp DT
Công Trình Thủy Điện Bảo Lâm Lắp Đặt Thiết Bị Cơ Điện Đồng Bộ
4.3.4.4 Điều chỉnh và đo độ thăng bằng mặt bích dưới ,
− Kiểm tra độ đồng tâm cho mặt trong của mặt bích trên và dưới cùng với độ đồng tâm của mấu
nối mặt bích trên và dưới. Điều chỉnh độ đồng tâm cho trụ làm tâm với mặt trong của mặt bích
dưới mayơ. Điều chỉnh độ thẳng đứng của trụ làm tâm. Đo dây cung và độ thẳng đứng cho
thanh chống và tính toán độ tròn cùng với độ đồng tâm. Kiểm tra độ thăng bằng của móc
khung. Đo độ thăng bằng của mặt nối vành phanh trên khung; Đo khoảng cách từ mặt nối vành
phanh trên khung đến mặt bích dưới của mayơ; Đo độ thăng bằng của mặt bích dưới của mayơ.
4.3.4.5 Vệ sinh và sơn khung rotor.
4.3.5. Lắp vành phanh
− Vệ sinh và tẩy bavia trên vành phanh
− Kiểm tra bề mặt để ghép nối vành phanh. Tarô bulông nếu cần.
− Tổ hợp thử vành phanh. Hiệu chỉnh đồng nhất khe hở giữa mỗi vành phanh. Giữ nguyên tất cả
các vành phanh trên mấu nối
− Kiểm tra độ thăng bằng và so le của vành phanh. Tấm sau không được cao hơn tấm trước tính
theo chiều quay. Kiểm tra khoảng cách giữa các vành phanh với mặt bích dưới của mayơ rotor.
Nếu không thì phải mài vành phanh.
− Tháo và xử lý vành phanh
− Tổ hợp vành phanh. Siết chặt các bulông. Độ thăng bằng của vành phanh là 2mm. Tấm sau
không được cao hơn tấm trước tính theo chiều quay.
− Hàn đính bulông ghép nối vành phanh với khung rotor. Kiểm tra mối hàn bằng mắt. Kiểm tra
thẩm thấu cho mối hàn.
4.3.6. Ghép vành
4.3.6.1 Chuẩn bị ghép vành
− Vệ sinh dụng cụ lắp
− Điều chỉnh và đo độ thăng bằng mặt bích dưới, nếu không thì phải bổ sung miếng nêm. Kiểm
tra độ đồng tâm của mặt trong mặt bích trên và dưới cùng với độ đồng tâm của mấu nối mặt
bích trên và dưới. Điều chỉnh độ đồng tâm cho trụ làm tâm với mặt trong mặt bích dưới mayơ .
Điều chỉnh độ thẳng đứng của trụ làm tâm. Kiểm tra bán kính khung để tổ hợp các chốt điều
chỉnh. Đo dây cung và độ thẳng đứng cho thanh chống và tính toán độ tròn và độ đồng tâm.
− Đặt kích nâng để đỡ vành; điều chỉnh độ thăng bằng và độ cao của kích nâng.
4.3.6.2 Ghép vành
− Đặt tấm đỡ dưới điều chỉnh độ so le và bán kính của tấm đỡ dưới.
− Hàn tăng cứng vào tấm đỡ dưới. Hàn tấm đỡ dưới. Kiểm tra độ thăng bằng của tấm đỡ dưới .
Tháo bỏ tăng cứng và mài mối hàn.
− Ghép lớp lá thép vành theo bản vẽ .
− Đặt chốt vànhvà chốt điều chỉnh vào rãnh lắp chốt trên khung roto.
Công Ty CP Thươn gMại Và Xây Lắp DT
Công Trình Thủy Điện Bảo Lâm Lắp Đặt Thiết Bị Cơ Điện Đồng Bộ
− Lắp sàn giữ và ghép vành.
− Tổ hợp dụng cụ áp lực.
− Dùng cơlê lực để siết chặt vành. Trình tự siết lần hai ngược lại so với thứ một.
− Hiệu chỉnh và đo độ thăng bằng mặt bích dưới, nếu không thì phải bổ sung miếng nêm. Độ
đồng tâm của mặt bích dưới với thiết bị đo độ tròn;
− Thu hẹp vành
4.3.7. Tổ hợp chốt và tấm cách điện (leaf)
− Hàn chốt điều chỉnh vào khung và hàn các chốt với nhau theo bản vẽ . Kiểm tra mối hàn bằng
mắt thường. Kiểm tra thẩm thấu cho mối hàn, .
− Tổ hợp các chốt tăng cường . Cắt bỏ phần thừa, hàn lại với nhau và hàn với khung. Kiểm tra
mối hàn bằng mắt thường. Kiểm tra thẩm thấu cho mối hàn.
− Cắt bỏ phần thừa của chốt vành, hàn lại với nhau và hàn với khung.
− Tổ hợp chốt chu vi và đóng vào vành.
− Vệ sinh vành và khung.
− Tổ hợp tấm cách điện .
− Hàn tấm va đập. Kiểm tra mối hàn bằng mắt thường. Kiểm tra thẩm thấu cho mối hàn.
4.3.8. Tổ hợp cực từ
− Chuyển cực từ đến sàn lắp máy. Không được gây hư hỏng và cực từ không được bị ẩm. Vệ sinh
cực từ.
− Dùng mêgôm để đo điện trở cách điện.
− Đo chiều cao từ mặt bích dưới của mayơ đến đường tâm của vành roto. Tính toán giá trị trung
bình.
− Đo độ cao của khối cực từ theo giá trị đã được đo và độ võng của giá đỡ dưới. Hàn khối cực từ
lạiKiểm tra mối hàn bằng mắt thường. Kiểm tra thẩm thấu cho mối hàn.Vệ sinh vành roto.
− Cẩu lắp cực từ theo số thứ tự của cực từ. Quét dầu bôi trơn lên chốt cài cực từ; dùng búa đóng
chốt cài cực từ vào. Cẩu lắp các cực từ theo trình tự đối xứng.
− Dùng búa đóng lại chốt cài cực từ sau khi đã lắp xong cực từ.
− Cắt bỏ phần thừa của chốt cài cực từ. Vệ sinh cực từ và vành.
− Hiệu chỉnh và đo độ thăng bằng mặt bích dưới
− Dùng mêgôm để đo điện trở cách điện.
− Mài vành giảm chấn. Tổ hợp khớp nối giảm chấn theo bản vẽ
− Mài đầu và khớp nối cuộn dây của cực từ ; Tổ hợp trước khớp nối và kẹp . Lắp khớp nối và
kẹp; khoan lỗ. Vệ sinh các các đầu bằng đồng. Lắp bulông và siết chặt. Hàn kẹp vào vành roto.
Kiểm tra mối hàn bằng mắt thường. Kiểm tra thẩm thấu cho mối hàn. Vệ sinh vành và cực từ.
− Dùng mêgôm kế để đo điện trở cách điện. Thử nghiệm cao áp AC cho cực từ .
− Đo khoảng cách từ vành phanh đến mặt bích dưới mayơ
Công Ty CP Thươn gMại Và Xây Lắp DT
Công Trình Thủy Điện Bảo Lâm Lắp Đặt Thiết Bị Cơ Điện Đồng Bộ
4.3.9. Tổ hợp khớp nối rotor.
− Tổ hợp khớp nối rotor từ cực từ đến dây dẫn theo bản vẽ .
− Cách điện khớp nối rotor theo tiêu chuẩn cách điện. Dán keo vào giữa kẹp và khớp nối. Khóa
tất cả bulông và đai ốc. Kiểm tra khe hở giữa khớp nối bằng căn lá. Hàn kẹp vào khung rotor.
Kiểm tra mối hàn bằng mắt thường. Kiểm tra thẩm thấu cho mối hàn.
4.3.10. Vệ sinh và sơn rotor
Vệ sinh và sơn rotor theo tiêu chuẩn
4.4. Tổ hợp giá chữ thập trên
Giá chữ thập trên bao gồm cánh tay đòn, may ơ và thanh giằng
− Chuẩn bị kích nâng và nêm điều chỉnh để điều chỉnh may ơ. Chỉnh độ bằng của nêm điều chỉnh
với dung sai 1mm.
− Di chuyển may ơ, cánh tay đòn và thanh giằng đến sàn lắp ráp. Vệ sinh bề mặt mối nối; mài
nhẵn bavia; vệ sinh lỗ ghép nối.
− Nâng may ơ đặt lên kích nâng, chú ý chiều. Hiệu chỉnh độ thăng bằng .
− Lắp cánh tay đòn vào may ơ. Dùng kích nâng để đỡ cánh tay đòn. Dùng bulông và chốt để ghép
cánh tay đòn với may ơ. Điều chỉnh khoảng cách từ bề mặt may ơ lắp nắp đậy của mayơ đến
mặt ngoài của cánh tay đòn.
− Đặt thanh giằng và tấm nối ở giữa cánh tay đòn theo bản vẽ.
− Lắp miếng đệm lên cánh tay đòn .
− Vệ sinh và sơn giá đỡ trên.
4.4.1. Các chi tiết của cụm nắp đậy trên.
− Tháo kích nâng dưới may ơ, kê đỡ bên dưới miếng đệm
− Nâng nắp đậy đặt lên giá đỡ trên.
− Tổ hợp trước nắp đậy trên theo bản vẽ. Hàn đính đai ốc và hàn cột chống . Tháo nắp đậy trên và
nắp đậy. Kiểm tra mối hàn bằng mắt thường . Kiểm tra thẩm thấu cho mối hàn.
− Vệ sinh và sơn giá đỡ trên.
4.4.2. Tổ hợp trước giá đỡ trên.
Tổ hợp trước giá đỡ trên đồng thời với giá đỡ dưới.
− Nâng giá đỡ trên đặt lên khung stator, chú ý các điểm trên chu vi.
− Dùng kích nâng hiệu chỉnh độ thăng bằng của giá đỡ trên. Đo độ cao của giá đỡ trên. Đo và
hiệu chỉnh độ đồng tâm của vành đỡ trên đối với bulông đỡ trên căn cứ vào mốc tham chiếu.
− Hàn miếng đệm với khung stator; tháo giá đỡ trên. Kiểm tra mối hàn bằng mắt thường. Kiểm
tra thẩm thấu cho mối hàn.
− Hiệu chỉnh khoảng cách theo chu vi của đường rãnh trên tấm đế cầu so với thanh giằng. Lắp
chốt ghép nối và đóng chốt phụ. Hàn tấm đế vào thanh cốt thép. Đổ bêtông.
Công Ty CP Thươn gMại Và Xây Lắp DT
Công Trình Thủy Điện Bảo Lâm Lắp Đặt Thiết Bị Cơ Điện Đồng Bộ
− Nâng tháo giá đỡ trên khi bê tông đã khô cứng.
4.5. Tổ hợp giá đỡ dưới
Giá đỡ dưới bao gồm cụm mayơ và cánh tay đòn. Ổ chặn được lắp bên trên mayơ và ổ hướng
được lắp bên dưới mayơ. Hệ thống phanh được lắp bên trên tay đòn và tấm đế được lắp bên dưới
tay đòn.
4.5.1. Hàn giá đỡ dưới
4.5.1.1 Tổ hợp giá đỡ dưới
− Chuẩn bị kích nâng và nêm điều chỉnh để điều chỉnh mayơ.
− Chuyển cụm mayơ và tay đòn đến hiện trường. Vệ sinh các rãnh và mài sạch sơn. Vệ sinh bề
mặt gia công máy của mayơ và mài sạch ba via.
− Nâng cụm mayơ đặt lên kích, chú ý đặt cho đúng chiều. Điều chỉnh độ thăng bằng.
− Nâng tay đòn ghép vào xung quanh mayơ và đỡ bằng kích.
4.5.1.2 Hàn giá đỡ dưới
Hàn các mối hàn dọc trục;
Hàn các mối hàn chu vi.
4.5.1.3 Vệ sinh và sơn giá đỡ dưới.
4.6. Tổ hợp tấm đáy
− Chuyển tấm đáy ra hiện trường. Vệ sinh tấm đáy và mài ba via cũng như các điểm lồi.
− Lắp thử bulông nối; tarô vít nếu cần.
− Nâng tấm đáy lắp vào bên dưới tay đòn và ghép bằng bulông. Lắp néo vào tấm đáy.
4.7. Tổ hợp thử giá đỡ dưới
− Đặt nêm vào trong hố. Điều chỉnh tâm, độ cao và bán kính của nêm.
− Nâng giá đỡ dưới vào hố và đặt lên nêm.
− Điều chỉnh độ thăng bằng, tâm và độ cao của giá đỡ dưới bằng kích.
− Hàn đính tấm đáy với cốt thép.
− Đổ bê tông.
− Nâng giá đỡ dưới ra khỏi hố.
4.8. Lắp bể dầu
− Vệ sinh bể dầu
− Lắp bể dầu lên giá đỡ dưới, chú ý chiều.
Công Ty CP Thươn gMại Và Xây Lắp DT
Công Trình Thủy Điện Bảo Lâm Lắp Đặt Thiết Bị Cơ Điện Đồng Bộ
4.9. Tổ hợp ổ chặn
− Vệ sinh mặt trong của bể dầu.
− Tổ hợp thử các chi tiết quay. Ép séc-măng đỡ vào mặt lưng của séc-măng ổ chặn. Diện tích mặt
tiếp xúc ít nhất là 80%.
− Tổ hợp đệm lò xo. Tổ hợp bulông đỡ, tấm đỡ, secmăng đỡ và secmăng chặn.
− Tổ hợp tấm nối để nối secmăng chặn với secmăng đỡ. Dùng nêm gỗ để điều chỉnh độ thăng
bằng của sécmăng đỡ. Dùng bulông đỡ để điều chỉnh khoảng cách từ mặt sau sécmăng đỡ đến
giá đỡ .
− Tổ hợp khối riêng lẻ. Dùng nêm để điều chỉnh khoảng cách từ bulông đến sécmăng đỡ .
− Tháo nêm gỗ. Bôi dầu lên sécmăng chặn, phủ tấm vải nhựa lên trên.
4.10. Tổ hợp chính thức Máy phát
4.10.1. Tổ hợp chi tiết đặt sẵn
4.10.1.1 Chi
tiết đặt sẵn trong giếng máy phát
− Trong quá trình đổ bêtông hố, phải tổ hợp cửa chống cháy, tổ hợp ống đặt sẵn và đặt lỗ từng
phần một.
− Tổ hợp giá đỡ tấm đế cho mayơ roto và xếp các vành theo bản vẽ. Tổ hợp giá đỡ tấm đế cho
thiết bị đo độ tròn của stato và xếp các lõi theo bản vẽ.
4.10.1.2 Hạ
stato
− Sau khi tiến hành thành công kiểm tra từ tính cho stato, đánh dấu đường giữa của lõi stato.
− Hạ stato vào giếng máy phát. Điều chỉnh cao độ lõi stato.
− Điều chỉnh độ tròn của stato, tâm stato với tâm đế stato. Chèn bêtông móng stato.
4.10.1.3 Hạ
trục chính
− Trước khi nâng trục chính vào hố, nối toàn bộ máng dầu quanh trục chính. Tổ hợp màng ngăn
dầu lên máng dầu. Chú ý tổ hợp phốt trục . Tiến hành thí nghiệm rò rỉ cho màng ngăn dầu và
máng dầu.
− Trước khi nâng trục chính vào hố, phải gia công sécmăng ổ hướng dưới với trục chính. Bề mặt
tiếp xúc phải khớp nhau và ít nhất phải có 1 điểm tiếp xúc ở giữa trên cm2. Bề mặt không tiếp
xúc trên từng sécmăng phải không được lớn hơn 5% của cả bề mặt. Tổng bề mặt không tiếp xúc
phải không được lớn hơn 15% của cả bề mặt.
− Tổ hợp bạc chốt trên trục chính.
Công Ty CP Thươn gMại Và Xây Lắp DT
Công Trình Thủy Điện Bảo Lâm Lắp Đặt Thiết Bị Cơ Điện Đồng Bộ
4.10.2. Hạ giá đỡ dưới, vành tì và vành quay.
Dùng thiết bị nâng hoặc dây thừng để nâng giá đỡ dưới vào hố. Siết bulông nối tấm đế với giá đỡ
dưới.
4.10.2.1 Nâ
ng vành tì và vành quay
Nâng vành tì và vành quay trên kích nâng, dùng vải cotton bôi cồn để vệ sinh. Kỹ sư hướng dẫn kỹ
thuật phải có mặt khi tháo kiện vành quay. Cấm không được sử dụng đá mài, bánh mài và dũa.
Trên bề mặt vành quay và vành tì không được có bavia và điểm nhô cao hơn. Bề mặt làm việc của
vành quay phải không bị khía hoặc hư hỏng. Nếu có lỗi gì, phải xử lý theo hướng dẫn của Kỹ sư
hướng dẫn kỹ thuật.
Nâng vành quay lên sécmăng chặn. Độ thăng bằng phải nằm trong 0,02mm/m. Tất cả sécmăng
chặn phải tiếp xúc tốt với vành quay.
Chèn chốt vào vành quay. Nâng vành chặn lên trên vành quay.
Tổ hợp roong lên trên ổ chặn; Dán roăng. Tổ hợp chốt .
4.10.2.2 Tổ
hợp nắp chụp dưới
Tổ hợp nắp chụp dưới theo bản vẽ. Đổ bêtông dưới néo. Tổ hợp máng tròn của tuabin; Mở lỗ trên
nắp chụp dưới để khoan dầm treo của máng tròn. Hàn nắp chụp dưới vào dầm treo.
4.10.2.3 Tổ
hợp màng ngăn dầu bên dưới quanh trục chính cho giá đỡ dưới.
4.10.3. Chuẩn bị hạ roto
− Tổ hợp ống dầu phanh
− Tổ hợp thiết bị hút bụi phanh.
− Tổ hợp ống nước làm mát và ống dẫn dầu bôi trơn.
− Điều chỉnh cao độ và vị trí của giá đỡ bộ làm mát không khí máy phát. Hàn giá đỡ bộ làm mát
khí vào khung stato. Treo bộ làm mát khí lên giá đỡ và chèn miếng nỉ . Kiểm tra xem khoảng
cách tim dọc trục của bộ làm mát khí với lõi stato có trong phạm vi 25±10mm; kiểm tra xem
khoảng cách tim theo chu vi của bộ làm mát khí với lõi stato có trong phạm vi ±6mm.
− Tổ hợp ống và đường ống dẫn khí.
− Hạ màng ngăn dầu bên dưới vào giếng máy phát.
− Khi giá đỡ dưới và phanh đã sẵn sàng, có thể nâng roto. Đánh dấu điểm mốc trong buồng tuabin
và đánh dấu điểm đo lường trên giá đỡ dưới gần trục chính. Đo khoảng cách giữa hai điểm.
4.10.4. Hạ roto
− Tháo thiết bị đo độ tròn. Vệ sinh nắp bích bên trên của mayơ roto và tổ hợp thiết bị nâng.
− Nâng roto lên khoảng 10mm và dừng. Kiểm tra kỹ cầu trục, dầm cân bằng và thiết bị nâng.
Công Ty CP Thươn gMại Và Xây Lắp DT
Công Trình Thủy Điện Bảo Lâm Lắp Đặt Thiết Bị Cơ Điện Đồng Bộ
Nâng tiếp roto đến 200mm. Nâng và thả roto ba lần trong khoảng cách từ 10mm đến 200mm để
đảm bảo cầu trục thật tốt.
− Vệ sinh nắp bích bên dưới của mayơ roto. Mài bavia và các điểm nhô cao hơn.
− Hạ roto vào giếng máy phát. Khi nâng roto cao hơn stato 500mm, định tâm roto với stato. Thả
roto; chèn ít nhất 20 miếng gỗ vào khoảng trống và kéo (twitch). Khi miếng gỗ hết dịch chuyển
được, định tâm lại roto với stato. Thả từ từ roto qua bạc chốt lên phanh hỗ trợ bằng dầu. Cách
khác: Đặt miếng lót dày nhất lên phanh; thả roto lên phanh. Đặt miếng tròn dày nhất lên vành tì.
Thả phanh cho đến khi roto đã được thả lên vành tì. Đặt miếng lót dày lên phanh; Chống đỡ
phanh cho đến khi roto rời vành tì. Thay đổi miếng lót dày trên vành tì. Theo cách này, thả roto
đến vành tì.
4.10.5. Hạ giá đỡ trên
− Nâng giá đỡ trên và đặt lên đệm và siết bulông khớp nối. Tổ hợp màng ngăn dầu bên trên quanh
trục bên trên giá đỡ trên.
− Tổ hợp nắp chụp trên
− Tổ hợp vành góp
4.10.6. Tổ hợp ống nước và dầu
Tổ hợp đường ống ở giá đỡ trên theo bản vẽ .
4.10.7. Kiểm tra
− Giữa bánh xe công tác với vành đáy và nắp chụp tuabin, không được có vật cản (eyewinker).
Giữa stato và roto, không được có vật cản (eyewinker).
− Giữa sécmăng trên và dưới với trục chính và trục bên trên, không được có vật cản và bụi.
− Tổ hợp bốn sécmăng trên và dưới ứng với góc 90
0
. Bôi dầu sạch lên trên bề mặt làm việc của
các đoạn sécmăng trên và dưới.
− Dùng bulông đỡ trên gối đỡ lò xo để điều chỉnh cao độ vành quay. Trong quá trình điều chỉnh,
tránh không được làm hỏng sécmăng chặn vì có quá nhiều lực tác động lên sécmăng. Điều
chỉnh độ thăng bằng vành quay đạt 0,02mm/m.
− Điều chỉnh độ thăng bằng vành quay đạt 0,02mm/m. Định tâm phần quay với phần tĩnh.
− Tổ hợp đế trên nắp bảo vệ của từng gối đỡ lò xo. Cài đặt hai đồng hồ đo độ thăng bằng dưới đế
có đầu chạm và thẳng đứng với đế.
− Khi các chi tiết quay không mang tải, tổ hợp bốn sécmăng ổ hướng trên và dưới ứng với góc 90
0
theo giờ đồng hồ; khe hở nằm trong 0,03-0,05mm. Để ngăn chi tiết quay không bị dịch chuyển,
cài đặt hai đồng hồ để kiểm tra.
− Đội roto bằng phanh; Cài đặt các đồng hồ đo đến zero. Thả roto và nới lỏng các sécmăng ổ
hướng. Ghi lại chỉ số đọc của đồng hồ đo.
− Tính toán độ ép theo tâm của từng gối đỡ lò xo. Chênh lệch của từng độ ép là 0,15mm và độ
thăng bằng vành quay là 0,02mm/m.
− Nếu không, thì phải điều chỉnh bulông đỡ trên từng gối đỡ lò xo.
Công Ty CP Thươn gMại Và Xây Lắp DT
Công Trình Thủy Điện Bảo Lâm Lắp Đặt Thiết Bị Cơ Điện Đồng Bộ
4.10.8. Căn chỉnh tổ máy
− Giữa bánh xe công tác với vành đáy và nắp chụp tuabin, không được có vật cản (eyewinker).
Giữa stato và roto, không được có vật cản (eyewinker)
− Dùng bút lông để đánh dấu tám điểm có khoảng cách bằng nhau (đánh số theo chiều ngược
chiều kim đồng hồ) trên chu vi ngõng trục ổ hướng dưới. Điểm đầu tiên ứng với trục +Y. Tương
tự như vậy, đánh dấu tám điểm trên vành góp, ngõng trục ổ hướng trên, vành tì, vành quay,
ngõng trục ổ hướng tuabin, nắp chụp tuabin và vành đáy. Điểm đánh dấu tương ứng với điểm
đánh dấu trên ngõng trục ổ hướng dưới.
− Cài đặt các đồng hồ đo trên vành đỡ ổ hướng dưới ứng với trục +X và +Y với đầu chạm với
ngõng trục ổ hướng dưới. Tương tự như vậy, cài đặt các đồng hồ đo trên vành góp, ngõng trục ổ
hướng trên, vành tì, vành quay, và ngõng trục ổ hướng tuabin. Cài đặt các đồng hồ đo dưới vành
quay ứng với trục +X và +Y với đầu chạm với vành quay. Cài đặt các đồng hồ đo đến zero.
− Khi các chi tiết quay không mang tải, tổ hợp bốn sécmăng ổ hướng trên và ổ hướng tuabin ứng
với góc 90
0
theo chiều kim đồng hồ; khe hở nằm trong 0,03-0,05mm. Bôi dầu lên trên bề mặt
làm việc của các đoạn sécmăng ổ hướng trên và ổ hướng tuabin. Để ngăn chi tiết quay không bị
dịch chuyển, cài đặt hai đồng hồ đo để kiểm tra.
− Đội roto bằng phanh; Bôi dầu lên trên bề mặt làm việc của sécmăng chặn.
− Thả roto, cài đặt các đồng hồ đo đến zero. Quay các chi tiết quay; ghi lại chỉ số đọc của đồng hồ
đo tại từng điểm.
− Tính toán độ đảo của chi tiết quay.
− Khi quay các chi tiết quay, đo khe hở giữa stato và roto ứng với góc 180
0
theo chiều kim đồng
hồ. Đo độ đồng tâm từ stato đến roto.
− Kiểm tra khe hở giữa bánh xe công tác với vành đáy và nắp chụp tuabin. Kiểm tra khe hở giữa
stato và roto. Dịch chuyển chi tiết quay theo giá trị. Lắp chốt bánh xe công tác.
4.10.9. Tổ hợp màng ngăn khí
Tổ hợp màng ngăn khí bên trên và dưới theo bản vẽ.
4.10.10. Tổ
hợp khớp nối roto
Tổ hợp khớp nối roto để nối vành góp theo bản vẽ .
4.10.11. Tổ
hợp bộ chổi than
Vệ sinh và tháo kiện bộ chổi than . Dùng Mêgômđể đo điện trở cách điện giữa các vòng điện và
giữa vòng điện với giá đỡ bộ chổi than và điện trở phải lớn hơn 5MΩ. Tiến hành thử cao áp AC
cho Bộ chổi than.
Dùng bulông và chốt để tổ hợp bộ chổi than với mayơ giá đỡ trên .
Tổ hợp chổi than ở giá đỡ . Tổ hợp giá đỡ chổi than trên vành điện.
Công Ty CP Thươn gMại Và Xây Lắp DT
Công Trình Thủy Điện Bảo Lâm Lắp Đặt Thiết Bị Cơ Điện Đồng Bộ
4.10.12. Tổ
hợp nắp chụp
Tổ hợp nắp chụp trên mayơ giá đỡ trên.
4.10.13. Khó
a bulông nối
Khóa bulông nối theo bản vẽ.
4.10.14. Tổ
hợp ổ
4.10.14.1 Tổ
hợp ổ hướng & ổ đỡ trên
Vệ sinh sécmăng ổ hướng trên . Không được làm hỏng bề mặt làm việc.
Tổ hợp sécmăng ổ hướng trên theo bản vẽ. Dùng Mêgôm đo điện trở cách điện. Tiến hành thử cao
áp AC cho sécmăng ổ hướng trên.
Tổ hợp đệm cách điện ở bồn dầu bên trên.
Nâng sécmăng ổ hướng & ổ đỡ trên lên đệm cách điện theo bản vẽ . Lỗ dầu trên ngõng trục ổ
hướng trên phải nằm đối diện rãnh của sécmăng ổ hướng trên. Tổ hớp bulông đỡ và đai ốc . Tùy
theo độ lệch tâm của ngõng trục ổ hướng trên và khe hở thiết kế (0,15~0,25mm) mà chèn thêm
nêm giữa bulông đỡ và sécmăng ổ hướng trên. Siết bulông đỡ và khóa đai ốc.
4.10.15. Tổ
hợp ổ hướng dưới
Tổ hợp ổ hướng dưới cũng giống như cách tổ hợp ổ hướng trên. Dùng Mêgôm để đo điện trở cách
điện. Tiến hành thử cao áp AC cho sécmăng ổ hướng dưới.
4.10.16. Tổ
hợp bộ làm mát dầu
Thử áp lực nước cho bộ làm mát dầu bên trên. Báo cáo kết quả theo mẫu . Tổ hợp bộ làm mát dầu
bên trên vào trong bồn dầu bên trên. Tổ hợp ống nước. Thử áp lực nước cho ống nước. Báo cáo
kết quả theo mẫu.
Tổ hợp bộ làm mát dầu bên dưới vào trong bồn dầu. Tổ hợp ống nước theo bản vẽ. Thử áp lực
nước cho ống nước.
4.10.17. Tổ
hợp RTD và dây
Tổ hợp RTD và dây theo bản vẽ. Kiểm tra RTD trước và sau khi tổ hợp.
4.10.18. Tổ
hợp rãnh gom dầu
Tổ hợp rãnh gom dầu theo bản vẽ .
Công Ty CP Thươn gMại Và Xây Lắp DT
Công Trình Thủy Điện Bảo Lâm Lắp Đặt Thiết Bị Cơ Điện Đồng Bộ
4.10.19. Đón
g bồn dầu
Trước khi đóng, phải vệ sinh bồn dầu.Báo cáo kết quả theo mẫu QCR0003. Khi tất cả các chi tiết
trong bồn dầu đã được tổ hợp, thì tổ hợp nắp chụp.
4.10.20.
Nạp dầu
Nạp dầu vào bồn dầu theo bản vẽ. Không được có rò rỉ trên đường ống. Báo cáo kết quả theo mẫu
QCR5124.
4.11. Khởi động, thử nghiệm và chạy thử tổ máy
4.11.1. Kiểm tra trước khi khởi động
− Kiểm tra chất lượng công tác lắp đặt máy phát.
− Kiểm tra tổ hợp roto, các chi tiết phải được khóa chặt theo hướng dẫn của bản vẽ.
− Kiểm tra khe hở, không được có bất kỳ vật lạ nào.
− Kiểm tra khe hở giữa các chi tiết quay và các chi tiết tĩnh.
− Kiểm tra mức dầu và chất lượng dầu của từng ổ bạc.
− Kiểm tra hệ thống dầu của toàn bộ tổ máy.
− Kiểm tra hệ thống nước của toàn bộ tổ máy.
− Kiểm tra hệ thống phanh của toàn bộ tổ máy.
− Kiểm tra tổ hợp stato theo bản vẽ.
− Kiểm tra hệ thống phụ của tổ máy
− Kiểm tra tổ hợp màng không khí và hệ thống chống cháy.
− Kiểm tra các nắp đậy trên & dưới.
− Kiểm tra xem chôi than có được lắp đúng không.
− Kiểm tra xem tất cả các bu lông móng có được khóa không.
− Đo điện trở cách điện của roto và stato, sấy nếu cần.
4.11.2. Khởi động lần đầu
− Trước khi khởi động, kích nâng roto một lần cùng với hệ thống phanh để nhìn thấy được màng
dầu trên bề mặt của các sécmăng ổ bạc.
− Quay tổ máy lần đầu bằng tay và tăng dần tốc độ tổ máy lên, quan sát mức dầu, nhiệt độ ổ bạc,
độ văng và độ rung, nếu nghe thấy bất kỳ tiếng động hay hiển thị lạ nào thì dừng ngay để tìm
nguyên nhân và khắc phục.
− Trước khi khởi động, kiểm tra lần lượng nhiệt độ ban đầu của các chi tiết; sau khi khởi động,
ghi lại lần lượt nhiệt độ của các chi tiết cứ 15 phút một lần và tiếp tục trong vòng 1 tiếng đồng
hồ; sau 1 tiếng đồng hồ, ghi lại nhiệt độ lần lượt của các chi tiết cứ 30 phút một lần; sau khi
nhiệt độ của các ổ bạc ổn định, ghi lại nhiệt độ lần lượt của các chi tiết cứ 60 phút một lần.
Công Ty CP Thươn gMại Và Xây Lắp DT
Công Trình Thủy Điện Bảo Lâm Lắp Đặt Thiết Bị Cơ Điện Đồng Bộ
− Ở tốc độ định mức, đo độ văng và độ rung, và ghi lại kết quả vào mẫu .
− Sau khi nhiệt độ ổ bạc ổn định ở tốc độ định mức, thì dừng tổ máy. Trong lúc dừng tổ máy, ghi
lại thời gian dừng và thời gian phanh tổ máy vào mẫu.
− Sau khi tổ máy dừng hẳn, việc trước tiên là phải kiểm tra toàn bộ tổ máy, đặc biệt là kiểm tra
các chi tiết thuộc các phần quan như chốt vành roto và chốt của các cực từ, v.v., không được có
vấn đề bất thường xảy ra.
4.11.3. Thử nghiệm tổ máy
− Thực hiện thử nghiệm tổ máy theo “Qui trình lắp đặt tua bin máy phát thủy điện”. Khi thực hiện
thử nghiệm chạy vượt tốc và sa thải tải, ghi lại các thông số liên quan vào mẫu, sau khi dừng tổ
máy, kiểm tra toàn bộ các chi tiết quay.
− Nếu cần thì thực hiện thử nghiệm các tính năng liên quan của tổ máy theo hợp đồng.
4.11.4. Chạy thử 72 giờ
Sau khi thực hiện xong các thử nghiệm thường, kiểm tra toàn bộ tổ máy, rồi bắt đầu chạy thử 72
giờ liên tục ở chế độ tải định mức (Nếu khi thể đạt được tải định mức, thì phải chạy ở mức tải lớn
nhất). Trong quá trình chạy thử, theo dõi nhiệt độ của tổ máy và ghi lại các thông số liên quan vào
mẫu. Trong thời gian chạy thử 72 giờ, nếu tổ máy dừng do sự cố, thì thời gian đã chạy không được
cộng dồn.
Sau 72 giờ chạy thử, kiểm tra tổ máy và khắc phục các tồn tại của tổ máy, sau đó kiểm tra và
nghiệm thu.
4.11.5. Báo cáo kiểm tra chất lượng tổ máy
TT Mục kiểm tra
1 Kiểm tra mối hàn bằng mắt thường
2 Kiểm tra không phá hủy mối hàn
3 Vệ sinh
4 Độ cao đường tim của lõi stator
5 Độ tròn và độ đồng tâm của stator
6 Thiết bị đo độ tròn
7 Hàn khung stator
8 Thanh rãnh đuôi cá chuẩn
9 Thanh rãnh đuôi cá thành phần
10 Thanh rãnh đuôi cá thành phần
11 Kích thước của thanh rãnh đuôi cá
12 Kích thước của thanh rãnh đuôi cá
13 Sai lệch kích thước của thanh rãnh đuôi cá
14 Sai lệch kích thước của thanh rãnh đuôi cá
15 Độ hướng tâm của thanh rãnh đuôi cá
16 Độ hướng tâm của thanh rãnh đuôi cá
17 Dây cung của thanh rãnh đuôi cá
18 Dây cung của thanh rãnh đuôi cá
19 Bán kính của lõi stator
20 Bán kính của lõi stator
Công Ty CP Thươn gMại Và Xây Lắp DT
Công Trình Thủy Điện Bảo Lâm Lắp Đặt Thiết Bị Cơ Điện Đồng Bộ
TT Mục kiểm tra
21 Bán kính của lõi stator
22 Mô men của bu lông ép trước
23 Chiều cao và độ gợn sóng của lõi stator
24 Mô men của bu lông ép
25 Độ thăng bằng của tấm ép trên
26 Độ thăng bằng của tấm ép trên
27 Tâm của tấm ép trên
28 Tâm của tấm ép trên
29 Độ nghiêng của tấm ép trên
30 Độ nghiêng của tấm ép trên
31 Thử từ tính
32 Thử từ tính
33 Thử từ tính
34 Kiểm tra thanh bằng mắt thường
35 Thử cao áp cho thanh
36 Tấm gá đáy
37 Đệm lót
38 Lắp thanh dưới
39 Thử cao áp thanh dưới
40 Lắp thanh trên
41 Miếng nêm
42 Thử cao áp thanh trên
43 Hàn cuộn dây
44 Điện trở DC của cuộn dây
45 Điện trở cách điện của cuộn dây
46 Thử rò DC cho cuộn dây
47 Thử cao áp cuộn dây
48 Độ võng của rotor
49 Độ thăng bằng của giá đỡ may-ơ rotor
50 Độ đồng tâm của mặt bích trên và dưới của may-ơ rotor
51 Tâm của thiết bị đo độ tròn
52 Độ thẳng đứng của thiết bị đo độ tròn
53 Độ thăng bằng của may-ơ rotor
54 Độ thẳng đứng, độ tròn và độ đồng tâm của giá chữ thập
55 Dây cung của thanh đứng
56 Độ thăng bằng của móc giữ
57 Độ thăng bằng của giá chữ thập rotor
58 Độ thăng bằng của mặt nối vành phanh trên giá chữ thập
59 Độ so le vành phanh
60 Độ thăng bằng của vành phanh
61 Độ so le thanh đứng với rãnh lá thép từ
62 Độ thẳng đứng, độ tròn và độ đồng tâm của vành
63 Độ thẳng đứng của chốt vành
64 Độ thẳng đứng theo chu vi của vành
65 Chiều cao của vành
66 Mô men của vành
Công Ty CP Thươn gMại Và Xây Lắp DT