MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Lịch sử nghiên cứu 4
3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu 5
4. Phương pháp nghiên cứu 5
5. Phạm vi nghiên cứu 6
6. Kết cấu của khóa luận 7
CHƯƠNG 1: 8
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHONG CÁCH BÁO CHÍ 8
VÀ THỂ LOẠI BÁO CHÍ 8
1.1 Khái niệm về phong cách và phong cách ngôn ngữ 8
1.1.1 Khái niệm về phong cách 8
1.1.2 Phong cách ngôn ngữ 9
1.1.3 Phong cách ngôn ngữ báo chí 10
1.2 Thể loại phỏng vấn 12
1.3 Thể loại tiểu phẩm báo chí 14
1.4. Xu hướng giao thoa giữa các thể loại báo chí 18
CHƯƠNG 2: 21
GÓC NHÌN RIÊNG CỦA NHÀ BÁO LÊ THỊ LIÊN HOAN TRONG CÁCH TỔ
CHỨC NỘI DUNG DẠNG BÀI “PHỎNG VẤN PHIẾM CHỦ” 21
2.1. Nhận diện dạng bài “phỏng vấn phiếm chủ” 21
2.2 Vấn đề phản ánh trong tác phẩm của nhà báo Lê Thị Liên Hoan
26
2.2.1 Về mảng văn hóa – nghệ thuật 27
2.2.2 Vấn đề văn hóa – xã hội 28
2.2.2.1 Vấn đề chính sách quản lý của nhà nước 29
2.2.2.2 Các vấn đề khác về giáo dục, thể thao, kinh tế v.v… 29
2.3 Hiệu quả xã hội từ những vấn đề trên 31
CHƯƠNG 3: 37
NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRONG DẠNG BÀI
“PHỎNG VẤN PHIẾM CHỦ” CỦA NHÀ BÁO LÊ THỊ LIÊN HOAN 37
1
3.1 Cái tôi tác giả trong nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ tác phẩm 37
3.1.1 Dung lượng của tác phẩm 37
3.1.2 Ngôn ngữ tít báo 38
3.1.3 Ngôn ngữ dẫn chuyện 39
3.1.4 Ngôn ngữ thể hiện cái tôi tác giả 44
3.2 Nhận xét chung về nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ tác phẩm 63
3.3 Đặc trưng phong cách của nhà báo Lê Thị Liên Hoan 64
3.3.1 Vài nét về nhà báo Lê Thị Liên Hoan 64
3.3.2 Những đặc trưng riêng trong phong cách của nhà báo Lê Thị Liên Hoan 69
KẾT LUẬN 76
2
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong dòng chảy bất tận tự nhiên của đời sống xã hội, nhiều ngành
nghề đã ra đời như một mệnh đề tất yếu của cuộc sống. Nếu như sứ mệnh của
nghề luật là để bảo vệ công lý, của nghề bác sỹ là cứu sống tính mệnh con
người thì báo chí ra đời với trọng trách là “người môi giới thông tin thật thà”.
Ngay từ thuở ban sơ, nghề báo đã định hình và phát triển với tính chất, mà
theo PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái đã nhận định là: “Cùng với sự ra đời của
báo chí là sự hiện diện của nghề báo, một nghề thông tin đặc thù với chủ thể
thông tin là nhà báo. Ngay từ buổi bình minh của nghề thông tin đặc biệt này,
câu hỏi triết học về nghề thông tin đã được xác lập. Đó là câu hỏi CÁI GÌ
MỚI” [11, 57]. Trả lời câu hỏi này đó là nhiệm vụ của các nhà báo chân chính
ở mọi thời đại, mọi thời điểm. Cốt lõi của nghề báo bao giờ và lúc nào cũng
luôn luôn là thông tin và thông tin mà thôi. Với tính chất là thông tin – cốt lõi
sợi chỉ đỏ, mục tiêu tiến đến của báo chí chính là sự thật. Sự thật, đó là sức
mạnh của báo chí. Sự thật có sức quyến rũ ghê gớm đối với những nhà báo
chân chính. Có thể nói, nghề báo gói gọn trong một chữ TIN – thông tin cốt
lõi và sự thật để có niềm tin của độc giả.
Trong thời đại bùng nổ thông tin, với sự ra đời của hàng trăm tờ báo in,
báo mạng (chưa kể những trang tin, blog, mạng xã hội) cùng với đó là sự ra
đời của nhiều chuyên mục, nhiều sản phẩm thông tin ra đời. Tuy nhiên, chất
lượng không phải lúc nào cũng đồng hành với số lượng. Nhiều tin tức được
nhắc đi nhắc lại, những bài báo viết hao hao giống nhau tạo nên những sản
phẩm truyền thông nhàn nhạt, vô giá trị. Trong khi đó, công chúng ngày nay
“khó tính” hơn trong việc lựa chọn thông tin. Muốn sống còn giữa thời đại
luôn ngồn ngộn thông tin, ào ạt những bài báo cạnh tranh nhau hàng giờ hàng
phút hiện nay, muốn “có danh gì với núi sông” thì rất cần sự đổi mới theo kịp
3
thời đại và đặc biệt cần phải khẳng định bản sắc riêng của mình trong lĩnh vực
báo chí hiện đại và khắc nghiệt này.
Nhiều nhà báo nổi tiếng và thành công nhờ tạo cho mình một phong
cách viết rất riêng. Mặc dù bản chất của báo chí là sự thật, thông tin sự thật
nhưng việc tạo nên một cách viết, một giọng văn ấn tượng cũng là một điều
hết sức cần thiết. Đặc biệt là trong thời đại ngày nay, khi có những cái na ná
nhau, những cái trùng lặp nhau ra đời, thì một phong cách, một tiếng nói riêng
thực sự là một điều tốt, một đóng góp vào làng báo chí Việt Nam.
Mỗi thể loại báo chí đều có những đặc điểm của thể loại với những ưu
thế và nét độc đáo riêng. Và trong từng miền đất độc đáo ấy, lại có những tên
tuổi nhà báo thành công với những tác phẩm báo chí để đời hay những
chuyên mục gắn liền với tên tuổi của họ. Trong thể loại báo chí chính luận
nghệ thuật, nếu như phóng sự nổi đình nổi đám với Xuân Ba, Huỳnh Dũng
Nhân,… thì ở mảnh đất tiểu phẩm – thuộc nhóm thể loại báo chí chính luận
nghệ thuật, ở miền đất giao thoa đặc điểm của văn học và báo chí này đã nảy
mầm những phong cách nhà báo độc đáo. Đó là những nhà báo đã tạo nên
những hiệu ứng đặc biệt trong xã hội, góp phần nâng cao chất lượng của báo
chí như Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo,…Những cây bút viết tiểu
phẩm báo chí khá có danh và tiếng này là những điểm sáng trong miền đất
tiểu phẩm báo chí, góp phần vào bức tranh muôn màu sắc của báo chí hiện
nay. Khóa luận này sẽ đi sâu vào phân tích một trong những tên tuổi đang nổi
đình nổi đám, một hiện tượng trong làng báo: nhà báo Lê Thị Liên Hoan với
những tiểu phẩm dưới hình thức phỏng vấn phiếm chủ gây chú ý cho công
chúng trong thời gian gần đây.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trong số khóa luận, luận văn tốt nghiệp tại khoa Báo chí và Truyền
thông, cho đến nay, cũng đã có một số công trình nghiên cứu, khảo cứu phong
cách một cá nhân nhà báo như phong cách nhà báo Hữu Thọ, phong cách nhà
4
báo Huỳnh Dũng Nhân, phong cách nhà báo Lý Sinh Sự, v.v… Tuy nhiên về
phong cách nhà báo Lê Thị Liên Hoan cho đến nay, chỉ có một luận văn đề
cập đến. Đó là luận văn “Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện
đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo” của Thạc sỹ
Trần Xuân Thân. Trong đó, luận văn của Thạc sỹ Trần Xuân Thân đi vào
phân tích và so sánh nhằm làm nổi bật phong cách hài của ba nhà báo. Tuy
nhiên “lát cắt” Lê Thị Liên Hoan do được đặt trên bình diện so sánh với hai
nhà báo nên chưa đi sâu cụ thể cũng như còn nhiều khía cạnh mới chưa được
đề cập đến. Bên cạnh đó, các bài báo viết về chân dung nhà báo Lê Thị Liên
Hoan đôi lúc xuất hiện trên một số tờ báo chỉ mang tính chất riêng lẻ, chưa hệ
thống. Chính vì thế, khóa luận sẽ tiếp cận phong cách Lê Thị Liên Hoan dưới
cái nhìn tổng thể và nhiều góc độ khác qua việc phân tích nội dung và hình
thức thể hiện tác phẩm của tác giả.
3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là chỉ ra những đặc điểm tạo
nên phong cách viết của nhà báo Lê Thị Liên Hoan, đặc biệt trong thể loại
tiểu phẩm. Qua đó, khóa luận hy vọng sẽ góp phần vào cách viết tiểu phẩm,
làm thế nào để thể hiện phong cách riêng của người viết tiểu phẩm hiện nay.
Đồng thời, cũng chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm trong phong cách của
nhà báo Lê Thị Liên Hoan, rút ra những bài học quý giá khi cầm bút phản ánh
hiện thực xã hội, tạo được hiệu ứng dư luận cho những người viết báo.
Đề tài hy vọng sẽ góp phần bổ sung cho kiến thức lý luận báo chí về
phong cách của các nhà báo hiện đại.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu phong cách của nhà báo Lê Thị Liên Hoan, khóa luận sử
dụng các phương pháp sau.
Phương pháp thống kê: Tổng hợp các loạt bài của Lê Thị Liên Hoan
trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 1 năm 2010, thống kê
5
về tần suất sử dụng các yếu tố có tính lặp lại trong phong cách viết của nhà
báo Lê Thị Liên Hoan về nội dung và hình thức.
Phương pháp phân tích: Phân tích định tính và định lượng dưới góc độ
nội dung (như cách chọn chủ đề, đề tài, v.v…) và góc độ hình thức (tít, ngôn
ngữ, phương pháp dẫn chuyện, các thủ pháp nghệ thuật, v.v….
Đồng thời, vì nhà báo Lê Thị Liên Hoan chính là đạo diễn Lê Hoàng –
một đạo diễn có tên tuổi trong làng điện ảnh Việt Nam, khóa luận sẽ đi vào
phân tích và so sánh ảnh hưởng tương tác qua lại giữa hai con người – một
con người làm báo và một con người làm đạo diễn và ảnh hưởng về tính cách
tác giả trong những tác phẩm của nhà báo Lê Thị Liên Hoan.
Quy chiếu, so sánh với hệ thống lý luận chung về phong cách, đặc điểm
thể loại báo chí nhằm bám sát lý luận chỉ ra phong cách nhà báo Lê Thị Liên
Hoan.
Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các dữ kiện và rút ra kết luận.
5. Phạm vi nghiên cứu
Nhằm chỉ ra một cách sâu sát và cụ thể và chính xác về phong cách của
nhà báo Lê Thị Liên Hoan, khóa luận đi vào nghiên cứu chuyên mục “Mua
vui cũng được một vài trống canh” của nhà báo Lê Thị Liên Hoan trên báo
An ninh thế giới Giữa tháng & Cuối tháng từ tháng 1/2008 đến tháng
1/2010. Chuyên mục tập trung phân tích một cách có hệ thống và ổn định
những tác phẩm của Lê Thị Liên Hoan trong vòng hai năm nhằm có cái nhìn
khách quan về phong cách của nhà báo.
Ngoài ra, khóa luận cũng tham khảo các bài tiểu phẩm đăng tải rải rác
trên các báo Thể Thao & Văn hóa, Thanh niên… của nhà báo Lê Thị Liên
Hoan.
6
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, Phụ
lục, khóa luận gồm có 3 chương chính:
Chương 1: Lý luận chung về phong cách báo chí và thể loại báo chí.
Chương 2: Góc nhìn riêng của nhà báo Lê Thị Liên Hoan trong
cách tổ chức nội dung dạng bài “Phỏng vấn phiếm chủ”.
(Trên báo An Ninh thế giới Giữa Tháng & Cuối Tháng từ tháng
1/2008 đến tháng 1/2010)
Chương 3: Nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ báo chí trong dạng bài
“Phỏng vấn phiếm chủ” của nhà báo Lê Thị Liên Hoan.
7
CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHONG CÁCH BÁO CHÍ
VÀ THỂ LOẠI BÁO CHÍ
Chương đầu tiên của khóa luận nhằm tiếp cận một cách khái quát lý
luận về phong cách, phong cách ngôn ngữ và phong cách ngôn ngữ báo chí.
Đồng thời hệ thống hóa những đặc trưng cơ bản của thể loại phỏng vấn và
tiểu phẩm báo chí và điểm qua một vài nét về sự giao thoa các thể loại báo
chí. Đây là nền tảng cơ sở lý luận thực tiễn cho quá trình phát triển, phân tích
phong cách nhà báo ở chương tiếp theo.
1.1 Khái niệm về phong cách và phong cách ngôn ngữ
1.1.1 Khái niệm về phong cách
Trước hết, chúng ta tìm hiểu về thuật ngữ phong cách. Có rất nhiều
cách hiểu về khái niệm này. “Phong cách” được dùng khá nhiều trong địa hạt
văn học – nghệ thuật của ngôn từ.
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” (1999), phong cách là quy luật thống
nhất các yếu tố của chỉnh thể nghệ thuật, là một biểu hiện của tính nghệ thuật.
Không phải bất kỳ nhà văn nào cũng có phong cách. Chỉ những nhà văn nào
có tài năng có bản lĩnh mới có được phong cách riêng độc đáo. Cái nét riêng
đó thể hiện ở tác phẩm và được lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà
văn làm ta có thể nhận ra sự khác nhau giữa nhà văn này với nhà văn khác.
Như vậy, xét về khái niệm phong cách, tùy theo mỗi con người cụ thể,
phong cách có thể tập trung thể hiện ở bất kỳ đặc điểm nào hay một vài yếu tố
nào đó trong tác phẩm của mình. Nhưng cần nói đến là phong cách tức là tác
giả có những nét riêng, những nét đặc biệt được lặp đi lặp lại tạo nên một màu
sắc chỉ có ở tác giả đó. Phong cách ấy có thể bộc lộ ở cách chọn đề tài, ở cảm
8
hứng chủ đạo trong tác phẩm, trong việc khắc họa hình tượng nhận vật.
Phong cách cũng biểu hiện ở thể loại trong ngôn ngữ, phương thức diễn đạt,
v.v…nhưng nhìn chung đều thống nhất rằng:
Thuật ngữ phong cách là một khái niệm chung, khái quát và được sử
dụng trong nhiều lĩnh vực, địa hạt khác nhau đặc biệt là trong văn học – nghệ
thuật. Nó chỉ ra những nét riêng, những đặc điểm đặc biệt của một con người
thể hiện trong các hoạt động, hành động sống. Nó cũng có thể chỉ về nội dung
và hình thức của từng sản phẩm trong từng lĩnh vực hoạt động sáng tạo khác
nhau mà tác giả thể hiện rõ nét dấu ấn cá nhân, cá tính của mình mà không thể
trộn lẫn với bất kỳ ai, tạo cho mình một thế đứng vững chắc trong lĩnh vực
hoạt động và nhận được sự quan tâm, đánh giá của công chúng.
1.1.2 Phong cách ngôn ngữ
Ngôn ngữ được coi là một công cụ quan trọng trong hoạt động sống
của con người, là một phương tiện phục vụ quá trình giao tiếp. Cùng với sự
thay đổi và phát triển của xã hội loài người, ngôn ngữ cũng có bước tiến và
phân vùng rõ nét. Với các lĩnh vực giao tiếp khác nhau, những tình huống
giao tiếp khác nhau, ngôn ngữ được dùng với những chức năng khác nhau
nhằm mục đích chuyển tải được ý nghĩa của thông tin mà chủ thể định truyền
tải đến khách thể trong quá trình tiếp nhận thông tin.
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, trên cơ sở nhiều cách phân chia khác
nhau của các nhà nghiên cứu, xét thấy trong tình hình ứng dụng ngôn ngữ vào
hoạt động sống của con người trong thời nay, có thể chia ngôn ngữ ra 6 phong
cách chức năng: Phong cách khẩu ngữ tự nhiên, phong cách khoa học,
phong cách hành chính, phong cách chính luận, phong cách văn chương,
phong cách báo chí. [6, 55]
Sáu phong cách ngôn ngữ trên được thực hiện trong cuộc sống, có hiệu
quả chức năng và được ứng dụng với ngôn ngữ là công cụ giao tiếp của con
người ở mọi lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, trong khóa luận này chỉ đi vào
9
nghiên cứu về một lĩnh vực gắn liền với hoạt động truyền thông đại chúng,
một trong những hoạt động phát huy được hiệu quả trong thời đại xã hội công
nghệ thông tin hiện nay: phong cách ngôn ngữ báo chí.
1.1.3 Phong cách ngôn ngữ báo chí
Bản thân báo chí hết sức đa dạng về loại hình và phong phú về thể loại.
Báo chí bản thân nội tại của nó có quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ
rất đa dạng với sự phân chia của nhiều loại hình, thể loại và những ứng dụng
vào thực tiễn khác nhau. Với mỗi hoàn cảnh, tình huống truyền thông khác
nhau, phong cách ngôn ngữ báo chí được sử dụng theo những chiều hướng
riêng biệt.
Trong phong cách ngôn ngữ báo chí, người ta sử dụng tất cả các loại
phong cách (khẩu ngữ tự nhiên, khoa học, hành chính, chính luận, văn
chương) nhằm tái hiện sinh động, chân thực sự kiện, hiện tượng, con người,
… mà nó phản ánh.
Trong luận văn “Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại
qua ba nhà báo Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo” [12] tác giả Trần
Xuân Thân đã đưa ra quan niệm về phong cách ngôn ngữ báo chí như sau:
Phong cách ngôn ngữ báo chí là phong cách ngôn ngữ đặc thù (bao
hàm nhiều phong cách chức năng ngôn ngữ) mà báo chí sử dụng trong
hoạt động thông tin về các vấn đề thời sự chính trị - xã hội nhằm truyền
tải thông tin bằng các thông điệp báo chí đến với đại chúng một cách
nhanh, chính xác, dễ hiểu, đảm bảo vừa thông tin vừa giữ gìn và phát
huy sự trong sáng của tiếng Việt.
Phong cách ngôn ngữ báo chí là một biểu hiện đặc thù riêng của phong
cách ở lĩnh vực hoạt động báo chí. Nó thể hiện ở khả năng thông tin về các
vấn đề thời sự chính trị - xã hội nhằm truyền tải thông tin bằng các thông điệp
báo chí đến với đại chúng một cách nhanh, chính xác, dễ hiểu, đảm bảo vừa
thông tin vừa giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt.
10
Có thể nói, để khẳng định phong cách của mình, đó là ước mơ của
nhiều người cầm bút mà trước hết là nhà văn, nhà báo. Để tạo được phong
cách ngôn ngữ cho riêng mình, mỗi tác giả đều phải lao động trên mảnh đất
chữ nghĩa để đi tìm cái mới mẻ nhằm tạo ra một con đường đi riêng, chứ
không phải đi trên con đường người khác đã đi. Ở lĩnh vực văn chương, Nam
Cao đã từng quan niệm: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo
tay làm theo một vài kiểu mẫu đã cho. Nó chỉ dung nạp những người biết
khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có” (Đời thừa,
1943). Trong lĩnh vực báo chí, mặc dù bản chất thông tin nhưng cũng rất cần
việc thể hiện một cá tính, của những con người biết “khơi những nguồn chưa
ai khơi”, dám thể hiện tiếng nói riêng, cá tính của mình trong việc truyền tải
những thông tin khách quan đến cho công chúng.
Một trong những yếu tố quan trọng đối với với phong cách ngôn ngữ
báo chí là sự chế định của những chệch chuẩn đối với phong cách ngôn ngữ
nhà báo. Việc sử dụng chệch chuẩn trên báo chí đồng nghĩa với việc nhà báo
đạt được một sự sáng tạo về phương diện thể hiện. Không phải ở bất kỳ bài
báo nào và không phải tất cả các thể loại báo chí đều cho phép nhà báo có cơ
hội bộc lộ tài năng sáng tạo này. PGS.TS Vũ Quang Hào đã nhận định rằng
“Mảnh đất tươi tốt nhất cho chệch chuẩn nảy mầm là phóng sự, ký chân dung,
tiểu phẩm, bài phản ánh, giới thiệu và nhất là tùy bút báo chí”. [6, 50]
Việc sử dụng chệch chuẩn có vai trò chủ yếu trong việc làm nên phong
cách ngôn ngữ nhà báo. Nói cách khác, nhà báo càng sáng tạo được nhiều
chệch chuẩn và càng đi theo nhiều kiểu chệch chuẩn thì phong cách ngôn ngữ
càng rõ nét. Có thể nói, một nhà báo có phong cách tức là họ đã có những
chệch chuẩn ngôn ngữ nhất định ở lĩnh vực thể loại của họ. Chệch chuẩn
ngôn ngữ không có nghĩa là đi chệch khỏi quỹ đạo của ngôn ngữ trong sáng,
của cái đúng và phù hợp, nó vẫn giúp công chúng hiểu được một cách nhanh
nhất, sâu sắc nhất nhưng đồng thời tạo nên những hiệu quả bất ngờ thú vị
khiến công chúng nhớ mãi.
11
“Như vậy, trong mối quan hệ giữa chệch chuẩn và phong cách rõ ràng
là có sự tương tác hai mặt. Một mặt chệch chuẩn chế định sự hình thành
phong cách nhà báo, giúp độc giả nhìn thấy “hơi văn” là có thể nhận ra tác
giả; mặt khác, phong cách nhà báo là yếu tố khẳng định sự cần thiết và vai trò
của việc sáng tạo chệch chuẩn trong quá trình tạo lập văn bản tác phẩm báo
chí” (PGS.TS Vũ Quang Hào) [6, 27].
1.2 Thể loại phỏng vấn
Theo “Các thể loại báo chí thông tấn” của PGS.TS Đinh Văn Hường
[7], thể loại phỏng vấn là một trong những thể loại thuộc nhóm các thể loại
báo chí thông tấn, trong đó trình bày cuộc nói chuyện giữa nhà báo với một
hoặc một nhóm người về vấn đề mà xã hội đang quan tâm, có ý nghĩa chính
trị - xã hội nhất định, được đăng phát trên các phương tiện thông tin đại
chúng.
Có thể thấy, định nghĩa, khái niệm về phỏng vấn rất phong phú, đa
dạng. Cũng như định nghĩa về các thể loại báo chí khác, định nghĩa về phỏng
vấn là một định nghĩa “mở” phù hợp với sự phát triển của bản thân thể loại
báo chí và sáng tạo của người làm báo. Đây là một trong những thể loại dễ
nhận diện và rõ nhất trên các loại hình báo chí. Dưới đây là một số đặc trưng
cơ bản của thể loại phỏng vấn:
Phỏng vấn là một cuộc hỏi - đáp giữa người này với người khác bằng
cách trực tiếp hoặc gián tiếp về một số vấn đề, sự kiện nào đó mà xã hội quan
tâm. Có thể nói một trong những điểm khó nhất khi làm phỏng vấn là đặt câu
hỏi.
Để cuộc phỏng vấn thành công, nhà báo thường chọn những người “có
thẩm quyền”, “có tiếng tăm”, có “vị trí xã hội” để hỏi nhằm khai thác thông
tin cung cấp cho công chúng. Do vậy, thông tin trong bài phỏng vấn các đối
tượng đó thường có độ tin cậy, sức thuyết phục, trách nhiệm và cả giá trị pháp
lý cao.
12
Trong phỏng vấn, nhà báo hay tòa soạn không tự quyết định được bài
phỏng vấn mà còn phải có sự đồng ý hợp tác của người được phỏng vấn (đối
tác). Tức là phải có sự thỏa thuận, hợp tác của hai bên. Chính vì thế, một yếu
tố quan trọng và khác biệt của thể loại phỏng vấn chính là ở chỗ ở các thể loại
khác, nhà báo ở thế chủ động, tạo ra tác phẩm ngay sau khi có đủ nguyên liệu
cần thiết, trong khi ở thể loại phỏng vấn cần sự hợp tác của nhân vật đối
tượng được phỏng vấn. Thông tin trong bài phỏng vấn để cung cấp cho công
chúng không phải do nhà báo cung cấp mà do đối tác (người được phỏng vấn)
cung cấp. Nhà báo đóng vai trò gợi mở, dẫn dắt môi giới trung gian giữa tòa
soạn – người được phỏng vấn với công chúng. Điều đó cho thấy trong phỏng
vấn, nhà báo không phải hỏi cho mình và hỏi cho biết mà là hỏi cho người thứ
ba (công chúng) để rộng đường dư luận.
Có thể thấy, qua những đặc trưng, phỏng vấn có những ưu thế nhất
định với những nét riêng, nó là một trong những phương thức tốt nhất để làm
truyền thông giữa người với người trong xã hội. Phỏng vấn ra đời và phát
triển một cách khách quan do nhu cầu tự thân của báo chí cũng như yêu cầu
thông tin ngày càng cao của xã hội. Từ chỗ coi phỏng vấn chỉ là “sự ghi chép
đơn giản, máy móc” các câu hỏi và câu trả lời, các nhà nghiên cứu lý luận báo
chí học và người làm phỏng vấn thực tiễn đã đi đến thừa nhận tính chất tinh vi
và sinh động của nó. Phỏng vấn trở thành thể loại “khó tính” bởi không phải
phóng viên nào cũng thực hiện thành công. Bởi phỏng vấn là một cuộc đấu trí
đặc biệt giữa người biết (tức là đối tượng được phỏng vấn) và một người
muốn biết (phóng viên) thông qua nghệ thuật đặc câu hỏi khéo léo và cách
thức trả lời của đối tượng được phỏng vấn để làm nổi bật lên sự việc cần thể
hiện.
Không chỉ thế, phỏng vấn cũng được dùng trong các thể loại khác như
một phương thức hiệu quả để khai thác thông tin. Có thể nói rằng, phỏng vấn
là một thể loại thông tấn mang trong mình những đặc tính riêng biệt, và một
13
trong những phương thức tốt nhất để làm truyền thông giữa người với người
trong xã hội.
1.3 Thể loại tiểu phẩm báo chí
Một biểu hiện của phong cách ngôn ngữ báo chí thể hiện trong thể loại
báo chí chính luận nghệ thuật là thể loại tiểu phẩm báo chí - phản ánh các sự
kiện thời sự bằng phương pháp biện luận, châm biếm hài hước nhằm phê
phán cái xấu, cái tiêu cực cũng như những mặt hạn chế trong xã hội. Cùng với
các thể loại báo chí khác, thể loại tiểu phẩm đã làm cho đời sống báo chí linh
hoạt, uyển chuyển, thông tin đa dạng, và đặc biệt phù hợp với yêu cầu ngày
cao của công chúng trong quá trình tiếp nhận thông tin thời đại ngày nay.
Tiểu phẩm khai sinh vào cuối thế kỷ XVII, là con đẻ của cuộc cách
mạng dân chủ tư sản. Có thể nói, với hình thức xuất hiện là các bài văn ngắn,
có tính châm biếm, tiểu phẩm có sức công phá của một thứ vũ khí đặc biệt –
vũ khí dư luận, tiểu phẩm là tiếng nói của giai cấp cách mạng, tiếng nói của
khuynh hướng vận động tích cực hợp quy luật lịch sử chống lại giai cấp,
những thế lực cản trở bánh xe lịch sử
Tiểu phẩm đã trở thành vũ khí chiến đấu được “ưa chuộng”. Các nhà
hoạt động cách mạng từ Các Mac, Ph. Ăng ghen, V.I Lê Nin đến Goocki, Lỗ
Tấn và Hồ Chí Minh, Ngô Tất Tố đều sử dụng tiểu phẩm như một phương
tiện đắc dụng để phục vụ cho mục đích chính trị cải tạo xã hội của mình [9].
Lịch sử tiểu phẩm thế giới đã ghi nhận nhiều nhà cách mạng dùng tiểu phẩm
để vạch mặt kẻ thù cách mạng với bộ máy mục ruỗng của chế độ quan trường,
với những tên quan nham hiểm, độc ác, và sự bóc lột tham lam, vô lương tâm,
cùng những chính sách giả dối, lừa bịp và bản chất phản động của chúng bởi
trong xã hội, luôn có những cái xấu, tiêu cực những ung nhọt xã hội và đối
với chúng chỉ có giễu cợt, đả kích châm biếm mà thôi.
Xét về mặt tác phẩm, tiểu phẩm là một thể loại nằm trong miền giao
thoa giữa báo chí và văn học, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh để biểu đạt.
14
Tất nhiên, dù thế nào thì có một chân lý bất di bất dịch mà như PGS.TS
Nguyễn Thị Minh Thái đã khẳng định “Người viết phải là chủ thể của bài
viết. Khi làm báo thì tư cách nhà báo là số 1. Anh có thể vay mượn phương
pháp từ các loại hình khác nhưng phải nhận thức rằng mình là người đưa
thông tin, đưa cái mới”[8].
Cũng như các thể loại báo chí khác, điều cốt yếu trong tiểu phẩm chính
là thông tin, đảm bảo tính khách quan, thời sự, và chân thực. Theo PGS.TS
Dương Xuân Sơn, thể loại tiểu phẩm có những đặc trưng sau đây [9]:
- Tính trào phúng
Theo Bách khoa toàn thư của Liên xô thì trào phúng là một phương
pháp nghệ thuật đặc biệt, tái tạo lại hiện thực, khám phá ra nó là một cái gì sai
lệch vô lý, không xác đáng ở bên trong (khía cạnh nội dung) bằng các hình
tượng đáng cười, đáng phê phán, chế nhạo (khía cạnh hình thức).
Trào phúng có nghĩa là dùng lời nói bóng bẩy, kín đáo để mỉa mai
người khác. Trào phúng là sự hài hước, giễu cợt, vạch ra cái lố bịch, kỳ khôi
để răn đời nên tính hài của nó được biểu hiện bằng tiếng cười trào lộng. Đối
tượng của tiếng cười là các hành vi, bản chất xấu xa của một cá nhân, một
tầng lớp, thậm chí một giai cấp nào đó trong cộng đồng.
- Tính châm biếm
Châm biếm, đả kích là một dạng đặc biệt trong sáng tác văn học, là
dùng lời lẽ thâm thúy vạch trần bản chất của đối tượng, hiện tượng tiêu cực
trong xã hội. Châm biếm gắn liền với lẽ phải, yêu cầu của châm biếm cũng
cao hơn hài hước ở mức độ gay gắt của sự phê phán và ý nghĩa sâu sắc của
hình tượng nghệ thuật. Về phương diện xã hội, phần lớn các tác phẩm châm
biếm thường chĩa mũi nhọn vào kẻ thù của dân tộc, những kẻ đi ngược dòng
lịch sử, những kẻ phản bội.
Trong châm biếm, thường chứa đựng ẩn ý, ngụ ý khiến cho người
thưởng thức cứ thích mãi và thú vị mỗi khi phát hiện thêm một điều mới trong
15
tiểu phẩm. Đó là dư âm đầy lắng đọng, ngân vang trong lòng công chúng, một
sức bền hiệu quả đặc biệt mà dần dần đi vào, len lỏi vào ý thức công chúng và
tạo ra những chiều sâu giúp công chúng nhận thức được nhiều tầng ý nghĩa ẩn
sau mỗi tiếng cười được bật ra. Văn châm biếm thường chứa đựng các ẩn ý
khiến kẻ có “tật” phải giật mình, còn người đọc thì thích thú khi phát hiện ra
khía cạnh mà tác giả có ngụ ý nói đến. Đó như hai ý tưởng gặp nhau, tạo nên
một ấn tượng khó quên. Đối với công chúng, châm biếm hài hước nhiều khi
có tác dụng giáo dục một cách nhẹ nhàng sâu xa mà không kém phần hiệu
quả
- Tính đả kích
Tiểu phẩm báo chí còn được sử dụng để đả kích, phê phán và lên án
gay gắt những hành vi xấu xa, bỉ ổi cũng như những hành động thù địch của
kẻ thù, điểm mặt chỉ tên đối phương nhằm hạ gục đối thủ về mặt tinh thần.
Đó là cái cười nghiêm khắc, với cái xấu xa bóc trần nó ra, không hề khoan
nhượng. Chĩa mùi dùi tấn công, đả phá, kích bác nhằm khiến cho những kẻ có
thói hư tật xấu, những con sâu của xã hội phải cảm thấy xấu hổ trước mọi
người bởi việc làm không đúng của mình đã bị phơi trần ra trước ánh sáng,
trước bàn dân thiên hạ.
Viết tiểu phẩm là phải có tính đả kích, phải có tính chiến đấu, tấn công
mà mổ xẻ, mà phơi bày một cách thẳng thắn, một cách rõ ràng và thậm chí
mang hơi chút “tàn nhẫn” để lôi cổ những kẻ đang giấu mình trong bóng tối
ra ánh sáng. Đả kích không đơn giản chỉ là cho thỏa thuê sự tức giận, ức chế
trước những cái bất công đang ngày ngày xuất hiện trong xã hội, mà còn
nhằm triệt để phá tận gốc cái xấu đó đi bằng thái độ quyết liệt thậm chí nếu
cần là phải khốc liệt. Bởi có những kẻ “thân lừa ưa nặng”, “mặt trơ trán bóng”
nếu không có thái độ như thế thì hẳn chúng vẫn nhơn nhơn như chưa từng có
chuyện gì xảy ra. Chỉ khi bị đả kích vào tận sâu cái cốt lõi vào đúng huyệt của
chúng thì mới khiến những cái xấu “co vòi rụt cổ”.
16
- Cái hài trong tiểu phẩm
Cái hài thuộc phạm trù mỹ học, phản ánh hiện thực của đời sống xã hội
ở những cung bậc khác nhau. Đó là sự mâu thuẫn, sự không tương xứng mà
người ta có thể cảm nhận được. Khi bàn về cái hài, Shakespeare – nhà văn,
nhà tư tưởng Nga đã viết: Cái hài là sự trống rỗng và vô nghĩa bên trong được
che chở bằng một cái vỏ huyên hoang tự cho rằng nội dung và có ý nghĩa thực
sự.
Cái hài bao hàm ý nghĩa xã hội gắn liền với sự khẳng định lý tưởng
thẩm mỹ cao cả. Nó là sự phê phán mang tính cảm xúc sáng tạo tích cực và có
sức công phá mạnh mẽ đối với cái tiêu cực trong xã hội. Sức mạnh phê phán
vừa có tính phủ định vừa mang tính khẳng định. Trong hài hước phép biện
chứng của trí tưởng tượng phóng khoáng hé mở cho thấy đằng sau cái tầm
thường là vẻ cao quý, sau cái điên rồ là sự anh minh. Trong châm biếm, đối
tượng của tiếng cười là thói hư tật xấu, vì thế nổi bật lên là giọng đả kích, phủ
định, tố cáo dẫn đến tiếng cười mang các sắc thái khác nhau: cười khinh bỉ,
mỉa mai, chua chát, v.v…
Cái hài dù ở cung bậc nào cũng cần có ba yếu tố tạo thành:
Một là - Bản chất mang tính hài hước của đối tượng mà ai cũng có thể
dễ dàng cảm nhận được.
Hai là - Sự cường điệu của những đường nét, kích thước và những liên
hệ của chúng trong việc mô tả đối tượng.
Bà là – Sự sắc bén, ý nhị, hóm hỉnh của người thể hiện nhằm làm tăng
thêm hiệu quả của tiếng cười.
Hài hước trong tiểu phẩm thường biểu hiện tính chất kín đáo, thâm
trầm không lộ liễu, khác cái châm biếm ở mức độ nhẹ nhàng, đùa vui, thiện ý.
Vì thế mà hài hước trong các tác phẩm tiểu phẩm biểu hiện sản phẩm. Đặc
trưng của hài hước trong tiểu phẩm còn bởi sự nhẹ nhàng, đùa vui, thiện ý. Vì
thế mà hài hước trong tác phẩm còn bởi sự khéo léo nhẹ nhàng của tác giả,
17
vạch ra các mâu thuẫn, tạo ra cái buồn cười, bất ngờ giúp công chúng nhận ra
sự trớ trêu của tình huống nhận ra đúng sai.
- Tính hài kịch trong tác phẩm tiểu phầm
Chủ đề tư tưởng của tác phẩm tiểu phẩm nhằm hướng vào sự cười nhạo
cái xấu xa, lố bịch đối lập với lý tưởng xã hội hoặc chuẩn mực đạo đức. Nhân
vật sự kiện, hiện tượng của hài kịch trong tiểu phẩm thường không có sự
tương xứng với thực chất bên trong với danh nghĩa bên ngoài của mình nên
đã trở thành lố bịch. Các tính cách trong hài kịch của tác phẩm tiểu phẩm
thường được mô tả một cách đậm nét.
Điểm nổi bật về phương diện nội dung của tiểu phẩm là ở tiếng cười
thẩm mỹ được tạo ra thông qua hàng loạt những thủ pháp được sử dụng một
cách linh hoạt. Trên cơ sở một nội dung có thật hoặc hư cấu, người viết tiểu
phẩm tạo ra những hiện thực không bình thường nhằm tác động nhận thức,
tình cảm của công chúng và tạo ra những phản xạ thẩm mỹ được hiểu hiện
trước hết bằng tiếng cười. Tất nhiên cần nhấn mạnh rằng : tiếng cười chỉ là
phương tiện để người viết tiểu phẩm đạt được những mục đích cao hơn như
nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ. Tiếng cười được coi là phương tiện thể hiện
đặc trưng thể loại nhằm giúp cho tác giả thể hiện góc nhìn của mình trước đời
sống, tạo cơ sở để đạt đến những mục đích cao hơn như: đấu tranh, phê phán,
giáo dục…
Xét về mặt tác phẩm, tiểu phẩm là một thể loại nằm trong miền giao
thoa giữa báo chí và văn học, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh để biểu đạt.
Cũng như các thể loại báo chí khác, tiểu phẩm phải đảm bảo tính khách quan,
thời sự và chân thực. Đặc trưng nổi bật nhất tạo nên kênh giao tiếp chính là
tính hài trong tiểu phẩm.
1.4. Xu hướng giao thoa giữa các thể loại báo chí
Báo chí là một hiện tượng xã hội nằm trong sự vận động phát triển và
không bao giờ có sự ngưng nghỉ, kết thúc. Cùng với sự vận động phát triển ấy
18
sẽ luôn xuất hiện thêm những thể loại mới và có những thể loại bị đào thải
hoặc ít được sử dụng vì không còn đáp ứng được nhu cầu chung của thực tiễn.
Trong lý luận báo chí thường gọi là hệ thống mở. Đây là quá trình biện
chứng, có liên quan chặt chẽ với nhu cầu thông tin của xã hội. Dưới đây là
các chiều hướng vận động của các thể loại báo chí theo cuốn “Các thể loại
báo chí thông tấn” của PGS, TS Đinh Văn Hường [7, 18]
Xu hướng thứ nhất là xu hướng mở: Không có một thể loại báo chí nào tồn
tại bất biến. Mà trong quá trình vận động phát triển của xã hội, của báo chí và nhu
cầu khách quan của công chúng, hệ thống thể loại báo chí luôn tiếp nhận những
thể loại mới. Các thể loại báo chí vận động và biến đổi theo cuộc sống và thời đại.
Thực tiễn báo chí thế giới và báo chí nước ta đã chứng minh điều đó.
Thứ hai là xu hướng đóng, đào thải và biến thể. Tức là hệ thống thể loại
báo chí cũng loại bỏ những thể loại không còn phù hợp hoặc tự các thể loại đó
tiêu vong, hoặc sử dụng biến thể. Hiện tượng này hoàn toàn biện chứng khách
quan do những biến động và nhu cầu của đời sống xã hội. Xu hướng biến thể
nhằm phù hợp với xu thế của thời đại ngày nay.
Xu hướng cuối cùng trong sự giao thoa thể loại chính là sự đan xen,
hòa quyện, và chuyển hóa giữa các nhóm và thể loại. Đây là xu hướng chung
của thể loại báo chí hiện nay. Quá trình này thể hiện rõ trong nhóm thông tấn
có các yếu tố của nhóm chính luận, trong nhóm chính luận – nghệ thuật có
yếu tố của nhóm chính luận và thông tấn. Giữa các thể loại với nhau cũng
diễn ra như vậy. Xu hướng này cũng phù hợp với sự sáng tạo và sử dụng linh
hoạt các thể loại của các nhà báo trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, quá trình
này diễn ra có mức độ, do vậy không làm nhòa đi hoặc thay đổi bản chất của
từng thể loai, mà góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng và sinh động của
thể loại báo chí nói chung.
Những xu hướng trên diễn ra phù hợp với quy luật của đời sống xã hội
và bản thân nội tại báo chí. Và cùng với lao động sáng tạo của người làm báo
19
sẽ tạo ra diện mạo mới cho báo chí nói chung và thể loại nói riêng. Những thể
loại báo chí giao thoa nhau rất phổ biến trong thực tế. Một tác phẩm báo chí
có thể là kết quả giao thoa của nhiều thể loại khác nhau. Trong đó, có thể có
đặc điểm của một thể loại nào đó nổi lên giữ vai trò chủ yếu và ta có thể gọi
tên thể loại tác phẩm đó. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp chúng ta không
thể xác định rõ tính chất của thể loại đó. Đối với những trường hợp này quan
trọng là tính chất, chức năng của chúng đặt trong những trường hợp, hoàn
cảnh cụ thể. Đây là hiện tượng có tính biện chứng nằm trong quy luật vận
động phát triển bản thân nội tại báo chí cũng như trong guồng quay phát triển
của các sự vật hiện tượng. Nó phù hợp với xu thế thời đại công nghệ thông tin
đang phát triển nhanh chóng. Ở đó, những ứng dụng về lý luận thực tiễn có
những biến thiên thay đổi phù hợp nhằm đáp ứng với hoàn cảnh, phù hợp với
những nhu cầu mới, cũng như các cách tiếp cận mới. Người làm báo chính vì
thế phải có cái nhìn linh hoạt và sắc bén trước sự vận động của bản thân lý
luận báo chí, ứng xử phù hợp. Bởi mục đích của lý luận báo chí, việc phân
chia thể loại cuối cùng cũng là định hướng cho người cầm bút những hướng
đi những cách thức viết báo tốt nhất, tiếp cận được với công chúng nhanh
nhất và có hiệu quả nhất mà thôi.
Tiểu kết chương 1
Chương mở đầu của khóa luận là bước khai phá về lý luận, làm tiền đề
cơ sở quy chiếu cho sự phát triển phân tích về phong cách của nhà báo Lê Thị
Liên Hoan. Chính vì thế, chương đầu tiên đã đi vào tìm hiểu khái quát lý luận
về phong cách ngôn ngữ báo chí, thể loại phỏng vấn và tiểu phẩm báo chí
cũng như sự giao thoa giữa các thể loại trong báo chí để áp dụng làm rõ dạng
bài “phỏng vấn phiếm chủ” của nhà báo Lê Thị Liên Hoan.
20
CHƯƠNG 2:
GÓC NHÌN RIÊNG CỦA NHÀ BÁO LÊ THỊ LIÊN HOAN
TRONG CÁCH TỔ CHỨC NỘI DUNG DẠNG BÀI “PHỎNG VẤN
PHIẾM CHỦ”
(TRÊN BÁO AN NINH THẾ GIỚI GIỮA THÁNG & CUỐI THÁNG TỪ THÁNG
1/2008 ĐẾN THÁNG 1/2010)
Trong mỗi tác phẩm báo chí, nội dung phản ánh là quan trọng nhất. Và
trong lĩnh vực báo chí thì hiệu quả xã hội mà nhà báo tạo là vấn đề then chốt,
đặc biệt trong thời đại tương tác thông tin hiện nay. Chương hai sẽ đi vào
nhận diện về dạng bài “phỏng vấn phiếm chủ” sau đó sẽ phân tích về nội
dung trong những tác phẩm trong chuyên mục “Mua vui cũng được một vài
trống canh” trên báo An ninh thế giới Giữa tháng và Cuối tháng từ tháng 1
năm 2008 đến tháng 1 năm 2010. Qua đó, nhằm làm nổi bật lên góc nhìn
riêng đầy cá tính của nhà báo Lê Thị Liên Hoan trong cách thức tổ chức nội
dung phản ánh.
2.1. Nhận diện dạng bài “phỏng vấn phiếm chủ”
Nhà báo Lê Thị Liên Hoan đã sáng tạo ra một phong cách viết tiểu
phẩm cho riêng mình: đó là “kiểu hình thức phỏng vấn phiếm chủ”.Trong
“Các thể loại báo chí thông tấn” của PGS. TS Đinh Văn Hường, khi đề cập
đến các dạng phỏng vấn, tác giả đưa ra dạng phỏng vấn “tự biên tự diễn” –
đây là dạng phỏng vấn thường được sử dụng vào các sự kiện, dịp lễ đặc biệt.
Trong đó nhà báo tự đề xuất các câu hỏi và tự trả lời theo khẩu khí của nhân
vật được phỏng vấn và đăng lên báo sau khi đã có sự cho phép của nhân vật.
Dạng phỏng vấn “tự biên tự diễn” có đặc điểm là một mình nhà báo đóng và
diễn luôn hai vai người được hỏi và người được trả lời. Dạng bài sử dụng
hình thức phỏng vấn phiếm chủ do Lê Thị Liên Hoan đưa ra cũng có đặc
điểm như trên. Tuy nhiên, hình thức phỏng vấn phiếm chủ của Lê Thị Liên
21
Hoan có những nét sáng tạo riêng trong cách tạo ra nhân vật được phỏng vấn
cũng như các yếu tố khác kết hợp tạo nên một phương thức thể hiện chỉ có ở
Lê Thị Liên Hoan. Dạng bài sử dụng hình thức phỏng vấn phiếm chủ là dạng
bài sử dụng hình thức hỏi đáp của thể loại phỏng vấn, tuy nhiên trong đó các
nhân vật như phóng viên và nhân vật được hỏi đều do nhà báo sáng tạo ra, có
những đặc điểm tính cách phù hợp với vấn đề nhà báo muốn đề cập. Đặc
điểm của các nhân vật này là mang tính chất chung chung, không chỉ đích
danh một ai tuy nhiên những hiện tượng qua đối thoại của nhân vật lại mang
tính vấn đề cao, đóng góp xã hội rất lớn. Trong dạng tác phẩm phỏng vấn
phiếm chủ này (phiếm chủ - vắng mặt “chủ”), cái tôi nhà báo dường như được
“ẩn đi” không hề xuất hiện mà ở bề nổi chỉ có sự tranh luận đối thoại của các
nhân vật. Điều này tạo ra một không khí khách quan, và phản biện cao. Thực
chất các cuộc phỏng vấn được tạo dưới sự điều khiển ngôn ngữ khéo léo của
tác giả - nhân vật thứ ba “giấu mặt” “chi phối” toàn bộ các nhân vật, và đối
thoại, qua đó nhằm vạch trần một cách rõ nét và nhiều góc cạnh những tiêu
cực của xã hội.
Nhà báo Lê Thị Liên Hoan đã có những sáng tạo riêng, áp dụng những
thế mạnh của mình để ứng dụng hình thức phỏng vấn phiếm chủ trong tác
phẩm của mình. Dạng thức phỏng vấn phiếm chủ này được sử dụng đều đặn
có tính ổn định và dần dần gắn liền với thương hiệu của Lê Thị Liên Hoan.
Cùng với một sự kiện báo chí đã đưa tin, Lê Thị Liên Hoan đã sáng tạo ra
một cuộc phỏng vấn phiếm chủ để làm nổi rõ bản chất sự việc qua phong
cách viết của riêng mình mà theo như Lê Thị Liên Hoan thì:
“Thể loại phỏng vấn phiếm chủ theo tôi rất tạo biện. Nó cho phép
người viết được quyền tự tranh luận với mình, được quyền dồn bản thân
vào thế bí. Nó lật đi lật lại vấn đề, xét vấn đề ở nhiều mặt. Nó cũng không
phụ thuộc vào trình độ người trả lời nếu như anh ta dốt. Tôi không biết
mình có phải là người “phát minh” ra thể loại này hay không, nhưng ở
Việt Nam có lẽ tôi xài kiểu này nhiều hơn ai hết. Còn tiểu phẩm có lợi thế
22
là dễ sử dụng yếu tố hài mà hài hước thì luôn luôn là một vũ khí sắc bén
trong bất kỳ đâu”. [14]
Đây không còn là tính chất của thể loại phỏng vấn nguyên gốc, mà nó
có sự phát triển và thể nghiệm riêng: Lê Thị Liên Hoan tạo ra những đối
tượng để thực hiện một cuộc phỏng vấn, trong đó kết hợp với các yếu tố về
ngôn ngữ, phương pháp và tính chất hài hước châm biếm của thể loại tiểu
phẩm. Lê Thị Liên Hoan đã khéo léo kết hợp ưu thế của thể loại tiểu phẩm và
hình thức phỏng vấn trong thể loại phỏng vấn. Phỏng vấn là thể loại báo chí
thông tấn nhằm cung cấp thông tin cho công chúng thông qua việc đặt câu hỏi
của nhà báo và trả lời của người được phỏng vấn. Ưu điểm của thể loại phỏng
vấn chính là thông qua hỏi đáp sẽ giúp công chúng có thể nhìn nhận sự việc
mang tính chi tiết, khách quan và có chiều sâu nhờ việc hỏi đáp trong đó
những nhân vật trong cuộc, liên quan hay có kiến thức am hiểu về vấn đề sự
kiện đó sẽ trình bày quan điểm của mình. Đôi khi phỏng vấn còn được dùng
để lấy ý kiến xã hội về những hiện tượng bức xúc. Vì vậy cách đưa tin này
bằng phỏng vấn thường tạo độ tin cậy và có chiều sâu, đặc biệt là mang tính
khách quan. Nhà báo Lê Thị Liên Hoan đã khai thác hình thức hỏi đáp ở thể
loại phỏng vấn nhằm phát huy thế mạnh của mình. Hình thức phỏng vấn
phiếm chủ giúp cho tác giả linh hoạt trong việc thể hiện vấn đề mà mình đề
cập, nhân vật hiện lên trong cuộc phỏng vấn thường đại diện cho một tầng lớp
trong xã hội. Ở đó, tác giả sẽ mặc sức tung hoành thể hiện ý tưởng sáng tạo
của mình vào trong quá trình truyền tải thông tin.
Ưu điểm của việc dùng hình thức phỏng vấn chính là tạo một không
gian thoải mái, khách quan, không áp đặt. Hình thức phỏng vấn phiếm chủ
được tác giả sử dụng để đề cập về các vấn đề đang diễn ra trong xã hội mang
tính chất lý lẽ, làm sáng tỏ những khía cạnh chưa được làm rõ xung quanh
một sự kiện nào đó qua cuộc hỏi đáp giữa phóng viên và nhân vật. Việc có
“người trong cuộc” nhìn nhận (dù ở đây mang tính chất giả tưởng) sẽ làm
23
“mềm” cách thức đưa thông tin đến với công chúng giúp công chúng dễ hấp
thụ hơn là hình thức chỉ có một giọng điệu tự biện từ đâu đến cuối.
Việc sử dụng hình thức phỏng vấn phiếm chủ cho phép tác giả thỏa sức
sáng tạo, chọn lựa những nhân vật ảo để nói lên các vấn đề sự kiện. Nếu như
hình thức Lý Sinh Sự sử dụng trong chuyên mục “Nói hay đừng” là hình thức
đàm thoại, đối thoại vốn được sử dụng nhiều ở thể loại tiểu phẩm, thì Lê Thị
Liên Hoan với hình thức phỏng vấn phiếm chủ đã đẩy tính chất cuộc trò
chuyện lên ở một cấp độ khác khi áp dụng những quy tắc đặt câu hỏi và trả
lời của thể loại phỏng vấn tạo tạo nên tính nhân vật, vấn đề cho tác phẩm. Nó
không đơn thuần chỉ là một cuộc trò chuyện trao đổi của hai đối tượng bàn
luận về một vấn đề mà luôn được đặt trong một mô típ là những câu hỏi được
đưa ra và đối tượng được hỏi sẽ trả lời để cùng chỉ ra hiện lên vấn đề được đề
cập tới, trong đó quyền kiểm soát thông tin ở đối tượng được hỏi, nhân vật
chính yếu và quyết định đến thông tin. Quan trọng hơn cả là do mục đích ý
nghĩa của tác giả trong việc sử dụng hình thức thể hiện để làm nổi bật lên nội
dung, tư tưởng chủ đề của tác giả muốn gửi gắm đến công chúng. Hình thức
phỏng vấn phiếm chủ cũng mang tính chất đối thoại, lạm bàn về một sự kiện
trong đó các cá nhân đưa ra ý kiến của cá nhân mình. Tuy nhiên, trong phỏng
vấn thường chỉ có nhân vật được hỏi là trung tâm của bài báo, còn phóng viên
có vai trò đặt những câu hỏi hay và thích hợp để làm nổi bật lên sự việc cần
đề cập đến với cái nhìn sâu sắc của cá nhân liên quan hoặc có bức xúc về vấn
đề đó.
Lê Thị Liên Hoan sử dụng hình thức phỏng vấn phiếm chủ (giả tưởng)
bởi nó phù hợp với khả năng xử lý kịch bản sân khấu giữa đối thoại của các
nhân vật, tạo được những điểm cao trào, lên xuống của những cuộc hỏi đáp.
Nó cũng phù hợp với yếu tố sáng tạo, sáng tạo ra nhiều lớp nhân vật, đại diện
cho nhiều tầng lớp xã hội, với giọng điệu khác nhau. Có thể nói, việc lựa chọn
hình thức thể hiện cũng rất quan trọng và mục đích của nó nhằm làm nổi bật
24
nội dung mà tác giả gửi gắm đến. Nó ảnh hưởng sâu sắc bởi những yếu tố đặc
thù trong tính cách cũng như sở trường và kinh nghiệm của tác giả.
Thế giới chúng ta luôn vận hành và thay đổi, những cái mới ra đời hằng
ngày, hằng giờ có những cái mới mất đi, bị đào thải, có những cái mới vẫn
phát triển. Cái cần ở mỗi hiện tượng mới ra đời là nó có đủ sức thuyết phục và
đủ sức để phát triển không. Lê Thị Liên Hoan đã tự sáng tạo ra công thức cho
mình và vẫn vững tay với hàng loạt cuộc phỏng vấn giả tưởng. Việc kết hợp
như thế cần ở tác giả sự khéo léo, chắc tay trong cách tạo ra những cuộc
phỏng vấn đối đáp giả tưởng – vốn là một hình thức chưa phổ biến trong làng
báo Việt Nam. Vẫn giữ những đặc điểm nổi trội của tiểu phẩm là tính hài,
châm biếm đả kích cùng với việc sử dụng các thủ pháp gây cười, nhưng nhìn
tổng thế do dùng hình thức phỏng vấn phiếm chủ nên cũng dẫn đến những
thay đổi nhằm dung hòa như về dung lượng tác phẩm (tiểu phẩm thường ngắn
gọn, trong khi các bài phỏng vấn thường dàn trải, chiếm nhiều đất hơn trên
báo), ngôn ngữ (kết hợp giữa tính chất hỏi đáp với ngôn ngữ tiểu phẩm), v.v
Đồng thời, việc đặt các câu hỏi của “phóng viên”, hay của nhân vật này với
nhân vật kia làm cho tính biện giải, tranh luận và tạo ra được những tình tiết
sống động.
Như PGS.TS Đinh Văn Hường đã đề cập trong lý thuyết về sự giao
thoa ở “Các thể loại báo chí thông tấn”, cùng với lao động sáng tạo của người
làm báo sẽ tạo ra diện mạo mới cho báo chí nói chung và thể loại riêng. Lê
Thị Liên Hoan đã tạo ra một diện mạo mới trong việc xử lý thông tin và thể
hiện tác phẩm của mình. Ông đã dùng hình thức phỏng vấn phiếm chủ với
tính ưu việt của thể loại tiểu phẩm: ngôn ngữ châm biếm, chất hài hước đả
kích để “nhào nặn” lên những tác phẩm của mình. Quá trình giao thoa những
đặc điểm của hai thể loại này đã tạo nên sự thành công và sinh động trong tác
phẩm của Lê Thị Liên Hoan và tạo nên phong cách của nhà báo. Lê Thị Liên
Hoan đã sử dụng đặc điểm của thể loại phỏng vấn thuộc nhóm thể loại thông
tấn và tiểu phẩm thuộc nhóm thể loại chính luận nghệ thuật. Minh chứng Lê
25