Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

nghệ thuật tổ chức ngôn từ trong thơ hát nói của nguyễn công trứ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.99 KB, 143 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




NGUYỄN THỊ MƠ




NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC NGÔN TỪ
TRONG THƠ HÁT NÓI CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ





LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC







Thái Nguyên, năm 2011



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM


NGUYỄN THỊ MƠ



NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC NGÔN TỪ
TRONG THƠ HÁT NÓI CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ


Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.01


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS HÀ QUANG NĂNG





Thái Nguyên, năm 2011


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
MỤC LỤC
Trang bìa i
Mục lục ii
Danh mục các bảng vi
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 10
1.1 ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ 10
1.1.1 Khái niệm 10
1.1.2 Đặc điểm ngôn ngữ thơ 10
1.1.2.1 Đặc điểm vần 11
1.1.2.2 Đặc điểm nhịp 14
1.1.2.3 Tính nhạc trong thơ 17
1.1.3 Đặc điểm ngôn ngữ thơ trung đại 20
1.2 ĐỊNH NGHĨA TỪ, NGHĨA CỦA TỪ, CỤM TỪ, … 23
1.3 ĐÔI NÉT VỀ CA TRÙ, HÁT NÓI, VỊ TRÍ CỦA THƠ HÁT NÓI . 25
1.3.1 Đôi nét về ca trù 25
1.3.2 Đôi nét về hát nói 27
1.3.3 Vị trí của thơ hát nói 27
1.4 ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ HÁT NÓI 29
1.4.1 Đặc điểm của từ ngữ 29
1.4.2 Đặc điểm của khổ thơ 30
1.4.3 Đặc điểm của dòng thơ 31
1.4.4 Đặc điểm của mƣỡu 31
1.4.5 Đặc điểm của luật bằng – trắc 32
1.4.6 Đặc điểm của vần 34


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
1.4.7 Đặc điểm của nhịp. 34
1.4.8 Tính nhạc trong thơ hát nói 35
1.5 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ NGUYỄN CÔNG TRỨ 35
1.5.1 Giới thiệu về cuộc đời, con ngƣời Nguyễn Công Trứ 35
1.5.2 Sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Công Trứ 38
CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÖC TRONG THƠ HÁT NÓI CỦA
NGUYỄN CÔNG TRỨ 40
2.0 DẪN NHẬP 40
2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA KHỔ THƠ 40
2.1.1 Kiểu bài đủ khổ 41
2.1.2 Kiểu bài dôi khổ 42
2.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA DÕNG THƠ 48
2.2.1 Đặc điểm về số âm tiết / dòng thơ 49
2.2.2 Đặc điểm về số dòng / bài 54
2.3 ĐẶC ĐIỂM CỦA MƢỠU 56
2.4 ĐẶC ĐIỂM CỦA LUẬT BẰNG – TRẮC 57
2.4.1 Luật bằng trắc chi phối cách ngắt nhịp 57
2.4.2 Luật bằng trắc quy định cách gieo vần 58
2.4.3 Luật bằng – trắc trên các dòng thơ 60
2.5 ĐẶC ĐIỂM CỦA VẦN 65
2.5.1 Lối gieo vần chân……….………………………………………65
2.5.2 Lối gieo vần lƣng……………………………………………… 68
2.5.2.1 Gieo vần lƣng ở âm tiết thứ 2 68
2.5.2.2 Gieo vần lƣng ở âm tiết thứ 3 68
2.5.2.3 Gieo vần lƣng ở âm tiết thứ 4 69

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


iv
2.5.2.4 Gieo vần lƣng ở âm tiết thứ 5 70
2.5.2.5 Gieo vần lƣng ở âm tiết thứ 6 70
2.5.2.6 Gieo vần theo lối vắt dòng 71
2.5.2.7 Gieo vần tập trung 71
2.6 ĐẶC ĐIỂM CỦA NHỊP 73
2.7 TÍNH NHẠC 79
2.7.1 Vai trò của thanh điệu trong nhịp thơ, vần thơ 80
2.7.1.1 Vai trò của thanh điệu trong nhịp thơ 80
2.7.1.2 Vai trò của thanh điệu trong vần thơ 81
2.7.2 Vai trò của âm cuối trong các vần thơ 82
2.7.3 Vai trò của âm chính trong các vần thơ 84
CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ TRONG THƠ HÁT NÓI CỦA
NGUYỄN CÔNG TRỨ 89
3.0 DẪN NHẬP 89
3.1. NHIỀU TỪ NGỮ TẬP TRUNG THỂ HIỆN MỘT CHỦ ĐỀ 89
3.1.1 Các từ ngữ biểu thị tài năng 89
3.1.2 Các từ ngữ biểu thị thú ăn chơi 96
3.1.3 Các từ ngữ biểu thị “mệnh” 98
3.1.4 Các từ ngữ chỉ không gian, thời gian 101
3.2 XUẤT HIỆN NHIỀU TỪ NGỮ MANG ĐIỂN TÍCH, ĐIỂN CỐ 104
3.3 XUẤT HIỆN NHIỀU ĐỘNG TỪ MẠNH 106
3.4 XUẤT HIỆN MỘT LƢỢNG LỚN CÁC HƢ TỪ 108
3.5 XUẤT HIỆN NHIỀU ĐẠI TỪ 111
3.6 XUẤT HIỆN LỐI NÓI KHẨU NGỮ 113
3.7 XUẤT HIỆN NHIỀU TỪ HÁN VIỆT……………………………114

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


v
3.8 XUẤT HIỆN LỚP TỪ CỔ 115
KẾT LUẬN 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
PHỤ LỤC 123
PHỤ LỤC 1 123
PHỤ LỤC 2 123
PHỤ LỤC 3 129




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Tiêu chí khu biệt các âm vị nguyên âm 12
Bảng 1.2 Bảng đối lập về âm điệu và âm vực của thanh điệu 15
Bảng 2.1 Bảng về cách kết thúc dòng thơ hát nói 55





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

1.1 Ca trù thuộc loại hình nghệ thuật dân tộc đặc sắc của dân tộc
Việt Nam, đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của
nhân loại. Vốn đƣợc hình thành trên nền tảng âm nhạc dân gian Bắc Bộ
nên ca trù có sức lan tỏa rất lớn. Phạm vi ảnh hƣởng của ca trù là hầu hết
là các tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ nhƣ: Hà
Nội, Hà Nam, Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…Và
một số tỉnh thuộc Trung du miền núi phía Bắc nhƣ: Phú Thọ, Bắc
Giang…Sau một thời gian dài tồn tại, nếp sinh hoạt ca trù đã bị lãng quên
trong đời sống văn hóa của ngƣời dân. Ca trù đang đứng trƣớc nguy cơ bị
diệt vong nếu chúng ta không quan tâm đúng mức.
1.2 Sự xuất hiện của thơ hát nói đã góp phần làm phong phú và đánh
dấu sự phát triển cho ca trù nói chung. Rất nhiều các nhà Nho tài tử say mê
hát nói, trong lịch sử văn học Việt Nam, chúng ta phải kể đến các đại biểu lớn
nhƣ Cao Bá Quát, Nguyễn Quý Tân, Nguyễn Bá Xuyến, Chu Mạnh
Trinh,…trong đó có Nguyễn Công Trứ – “ông hoàng thơ hát nói”.
1.3 Phải đến Nguyễn Công Trứ thì thơ hát nói mới đƣợc hoàn thiện về
mặt hình thức thể loại. Nguyễn Công Trứ là ngƣời đầu tiên mang đến cho thơ
hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó. Vì là “thơ
điệu nói” nên kết cấu của các bài hát nói thƣờng xen giữa yêu cầu ngâm và
yêu cầu nói. Nội dung trong thơ hát nói rất phù hợp với trạng thái hai cực:
“phần cô đọng quá là dành cho thơ luật còn phần khai triển quá như truyện
và ngâm là dành cho lục bát và song thất lục bát”. [19]
Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX với nhiều
biến động dữ dội, phức tạp. Không những vậy, sự đan xen của hệ tƣ tƣởng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Tam giáo đồng nguyên Nho – Phật – Đạo cộng với sự xâm nhập của Gia tô
giáo ở phƣơng Tây do các giáo sỹ truyền đạo, bƣớc đầu đã làm thay đổi thế

giới quan, nhân sinh quan trong các nhà Nho đƣơng thời. Vấn đề về quyền
sống, về ý thức cá nhân con ngƣời đã trỗi dậy mạnh mẽ. Trong các bài thơ hát
nói, ý thức cá nhân của Nguyễn Công Trứ đã bộc lộ một cách trực tiếp, rõ
ràng mà không cần phải thông qua ngoại cảnh, tâm trạng nhân vật nhƣ trong
khúc ngâm, truyện Nôm. So với các nhà Nho đƣơng thời nhƣ Chu Mạnh
Trinh, Cao Bá Quát, Nguyễn Quý Tân… thì thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ
hơn hẳn về số lƣợng, nội dung lẫn hình thức thể hiện. “Trên mảnh đất văn học
Hát nói đầy tinh thần tự tồn, tự hào dân tộc đó, Nguyễn Công Trứ là người
dày công gieo hạt, cần mẫn chăm sóc và gặt hái bội thu nhất” (Nguyễn Viết
Ngoạn [34]).
Tuy nhiên, điều làm nên sự thành công, sức hấp dẫn của thơ hát nói
Nguyễn Công Trứ còn là việc tác giả sử dụng, tổ chức ngôn từ. Do đó
việc tìm hiểu “Nghệ thuật tổ chức ngôn từ trong thơ hát nói của
Nguyễn Công Trứ” là việc cần thiết mà chúng tôi quan tâm nghiên cứu
để góp phần nhìn nhận, khẳng định tài năng và sự đóng góp của Nguyễn
Công Trứ với thể hát nói.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Lịch sử nghiên cứu về tác giả Nguyễn Công Trứ
Lịch sử nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ đã xuất hiện từ rất sớm.
Ngƣời đặt nền móng đầu tiên là Lê Thƣớc (1928) với cuốn “Sự nghiệp và thi
văn của Uy viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ”. Đây đƣợc coi là tƣ liệu có
giá trị to lớn, mở đầu cho các công trình nghiên cứu, đánh giá về nhân cách và
con ngƣời Nguyễn Công Trứ. Tác giả đã đứng trên quan điểm đạo đức Nho
gia để nhìn nhận Nguyễn Công Trứ theo tiêu chí lập công, lập đức, lập ngôn.
Theo Lê Thƣớc, Nguyễn Công Trứ là nhân vật lịch sử thuộc hàng ngũ vĩ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
nhân, siêu phàm nên mọi hành vi và ngôn luận đều khác thƣờng. “Xưa nay

những kẻ anh hùng hào kiệt đã có cái tài “xuất chúng” thì thường hay có cái
khí “siêu nhân”…Đã là người hào kiệt thì quả không chụi lẩn quất trong cái
khuôn sáo người thường. Có lẽ cũng vì thế nên trong sự hành vi của cụ
Nguyễn Công Trứ, nhiều khi lạ mắt trái tai, mà trong văn chương của cụ cũng
lắm khi trái với cái tục kiến của người đời” [21, tr. 493].
Khi trào lƣu Thơ mới xuất hiện, Lƣu Trọng Lƣ (trong cuốn “Nguyễn
Công Trứ, nhà thi sĩ của Nghệ Tĩnh sau một trăm năm”, Tao đàn số 1) đã
dùng quan điểm Nho gia và Lão trang để đánh giá, nhìn nhận về con ngƣời
Nguyễn Công Trứ [28].
Năm 1944, Nguyễn Bách Khoa – một nhà nghiên cứu thuộc thế hệ tri
thức mới đã đứng trên lập trƣờng duy vật biện chứng, trên quan điểm giai cấp
để phân tích tƣ tƣởng và thơ văn Nguyễn Công Trứ qua cuốn “Tâm lý và tư
tưởng Nguyễn Công Trứ” [23].
Năm 1978, thông qua cuốn “Văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII – đầu
thế kỷ XIX”, Nguyễn Lộc coi con ngƣời “Nguyễn Công Trứ là một khối mâu
thuẫn lớn” [29].
Trong “Lời giới thiệu cuốn thơ văn Nguyễn Công Trứ” năm 1983 [6],
Trƣơng Chính đã đi theo quan điểm của hệ thống tƣ tƣởng triết học – đạo đức
để bác bỏ lại quan điểm của Nguyễn Lộc. Theo Trƣơng Chính thì cần phải
thấy đƣợc những biến đổi trong tƣ tƣởng của Nguyễn Công Trứ thì mới hiểu
đƣợc bản chất con ngƣời ông.
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của Nguyễn Công Trứ, tác giả
Nguyễn Đăng Thục trong bài “Ý nghĩa ngày kỷ niệm nhà hiền triết Nguyễn
Công Trứ” [54] đã khẳng định: “Nguyễn Công Trứ ở Việt Nam đã trả lời cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
nguyện vọng của dân tộc về lý tưởng con người toàn diện, con người tri thức,
con người ý chí hành động, con người tình cảm nghệ thuật…”.

Từ cuối những năm 80 trở về trƣớc, rất nhiều tác giả coi Nguyễn Công
Trứ là nhân vật lịch sử bởi ông đã tham gia đàn áp một số cuộc khởi nghĩa lớn
của nông dân nhƣ cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành, Nông Văn Vân. Trên
“Tạp chí nghiên cứu lịch sử” số 3, 5 (1978), xuất hiện rất nhiều các bài viết về
Nguyễn Công Trứ nhƣ bài viết của Chƣơng Thâu “Góp phần đánh giá con
người và tư tưởng của Nguyễn Công Trứ”, của Vũ Huy Phúc “Mấy nhận xét
sơ bộ về nhân vật lịch sử Nguyễn Công Trứ”, của Nguyễn Quang Phan –
Nguyễn Danh Phiệt “Vài ý kiến về nhân vật lịch sử Nguyễn Công Trứ”, của
Văn Lang “Về binh nghiệp của Nguyễn Công Trứ”, của Minh Thành “Nguyễn
Công Trứ trong giới nghiên cứu từ trước tới nay”, của Văn Tạo “Về vấn đề
đánh giá nhân vật lịch sử và việc đánh giá Nguyễn Công Trứ”,…
Năm 1988, một công trình nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ ở
phƣơng diện triết học của Hán Chƣơng và Vũ Đình Trác đã đƣợc giới
thiệu ở hải ngoại, đó là cuốn “Triết lý chấp sinh Nguyễn Công Trứ”, do
Hội hữu xuất bản [9].
Những tham luận trong cuộc hội thảo “Chuyên đề Nguyễn Công Trứ -
Con người, cuộc đời và thơ” đƣợc tổ chức tại trƣờng Viết văn Nguyễn Du
ngày 15/12/1994 đã khắc phục đƣợc một số quan điểm nhìn nhận về con
ngƣời Nguyễn Công Trứ của một số tác giả nêu trên, bởi họ chịu sự chi phối
của hệ tƣ tƣởng đạo đức phong kiến.
Cũng tại cuộc hội thảo “Danh nhân Nguyễn Công Trứ: cuộc đời và sự
nghiệp” diễn ra tại Hà Tĩnh ngày 19/12/2008, hơn 40 bài báo cáo đều tập
trung vào hai chủ đề chính là danh nhân Nguyễn Công Trứ – dấu ấn lịch sử và
thời đại, danh nhân Nguyễn Công Trứ –nhà văn hóa lớn”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Trong thời gian gần đây, những cuốn sách viết về Nguyễn Công Trứ
ngày càng nhiều nhƣ “Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử” do Đoàn Tử

Huyến chủ biên [21], cuốn “Uy viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ qua 81
giai thoại” của Huyền Li [26] đã dựng lên bức chân dung về Nguyễn Công
Trứ qua cái nhìn dân gian, rất nhiều những giai thoại hay đƣợc thêu dệt lên,
khác với những lý giải nghiên cứu của hậu thế về con ngƣời thật của “ông Hy
Văn tài bộ”. Trong cuốn “Nguyễn Công Trứ về tác gia và tác phẩm”, Trần
Nho Thìn [52] đã viết về Nguyễn Công Trứ trong hai thế kỷ XIX, XX và đánh
giá ông qua hai bộ sử là “Đại Nam thực lục” và “Đại Nam chính biên”
Trên đây là một loạt những công trình của các tác giả nghiên cứu về con
ngƣời Nguyễn Công Trứ ở các phƣơng diện tôn giáo, lịch sử, triết học.
2. 2 Lịch sử nghiên cứu về thơ hát nói
Hát nói là một trong những làn điệu tiêu biểu, cơ bản của ca trù. Lịch sử
nghiên cứu về thơ hát nói có một số vấn đề đáng lƣu ý sau:
Trƣớc hết, chúng ta cần bàn đến nguồn gốc ra đời của thơ hát nói. Cho
đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chƣa có sự thống nhất. Năm 1923, trong bài
“Văn chương trong lối hát ả đào” (báo “Nam Phong”, số 69), “Khảo luận về
cuộc hát ả đào” (báo “Nam Phong”, số 70), Phạm Quỳnh và Nguyễn Đôn
Phục rất băn khoăn khi không tìm đƣợc câu trả lời về nguồn gốc của thơ hát
nói bởi chúng chỉ là “những án khoa truyền khẩu”.
Trong “Việt Nam văn học sử yếu” [19], trong “Chuyện thơ” [46],
Dƣơng Quảng Hàm và Hoài Thanh đều có chung quan điểm coi hát nói là một
biến thể của lục bát và song thất lục bát. Trong “Việt Nam văn học sử giản
ước tân biên”, Phạm Thế Ngũ [36] cũng có ý kiến trùng với Dƣơng Quảng
Hàm và Hoài Thanh nhƣng tác giả còn đƣa thêm một giả định khác để chứng
minh hát nói bắt nguồn từ lối nói trong tuồng và một số hình thức dân ca khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Khác với các quan điểm trên, tác giả cuốn “Thơ ca Việt Nam, hình
thức và thể loại”, Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức khẳng định: “Hát nói

vốn bắt nguồn từ thể nói sử cổ truyền của dân tộc”. [37, tr. 263]. Còn tác
giả Vi Phong (trong “Dân ca Nghệ Tĩnh”) [39] lại cho là “hát nói có thể có
nguồn gốc từ hát giặm ở chính quê hương mình”. Ngô Ngọc Linh và Ngô
Văn Phú trong “Tuyển tập thơ ca trù” lại nhấn mạnh “Hát nói là một điệu
của ca trù quán, được xây dựng trên cơ sở làn điệu hát Giai của lối hát
Cửa đình”. [27, tr. 23]
Tóm lại, hát nói là một thể thơ có nguồn gốc khá phức tạp. Không
những vậy, rất nhiều các bài hát nói còn không có tên, không đƣợc các nhà
Nho lƣu giữ cẩn thận vào văn tập. Những tác phẩm mà chúng ta có đƣợc hiện
nay là kết quả sƣu tầm trong thời gian dài của một số tác giả nhƣ Giải nguyên
Lê Thƣớc, Song an Hoàng Ngọc Phách, Trƣơng Chính, Nguyễn Đức Mậu,
Ngô Ngọc Linh, Ngô Văn Phú,…
Các bài thơ hát nói có rất nhiều giá trị về nội dung. Cái hay, cái đặc sắc
của thơ hát nói đƣợc thể hiện rõ trong phần mở đầu cuốn sách “Đào nương
ca” của Nguyễn Văn Ngọc [35]. Khả năng đồng hóa kỳ diệu của thơ hát nói
đƣợc nhắc tới trong “Việt Nam ca trù biên khảo” của Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ
Trọng Huề [16],…
Qua bài viết “Vị trí của hát nói trong dòng văn học chữ Nôm”, Nguyễn
Xuân Diện [10] đã khẳng định tầm quan trọng của thơ hát nói đối với văn học
dân tộc. Gần đây nhất (2008) ở viện Văn học, Nguyễn Đức Mậu đã bảo vệ rất
thành công luận án Tiến sỹ với đề tài “Thể loại hát nói trong sự vận động của
lịch sử văn học”,…
2.3 Lịch sử nghiên cứu về thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ
Phần lớn các nhà nghiên cứu chỉ trọng tâm vào nguồn gốc, đặc điểm
thơ hát nói, rất ít ngƣời đi sâu vào tìm hiểu thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Lác đác có một số bài viết với dung lƣợng khá “khiêm tốn” của một số tác giả

nhƣ “Hát nói Nguyễn Công Trứ” của Nguyễn Đức Mậu [30] trên “Tạp chí
văn học” năm 2000, “Nguyễn Công Trứ, ông hoàng hát nói” của Nguyễn Viết
Ngoạn [34] trong “Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học thành phố Hồ Chí
Minh” năm 2001,…
Ngoài ra, nội dung của một số cuốn sách nhƣ “Thơ văn Nguyễn Công
Trứ” của Lê Thƣớc – Hoàng Ngọc Phách – Trƣơng Chính [55], “Thơ văn
Nguyễn Công Trứ” của Trƣơng Chính [7], “Hát nói Nguyễn Công Trứ –
Chuyên luận & tinh tuyển” của Nguyễn Đức Mậu [32],… phần lớn đều giới
thiệu các bài thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ.
Điểm lại hàng loạt những công trình nghiên cứu trên đây, chúng tôi
nhận thấy lịch sử nghiên cứu về tác giả Nguyễn Công Trứ, về thơ hát nói nói
chung, thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ nói riêng có rất nhiều thành tựu.
Nhƣng chủ yếu tập trung ở ba vấn đề:
Một là nhìn nhận, đánh giá về nhân cách và con ngƣời Nguyễn Công
Trứ trên ba phƣơng diện lịch sử, triết học, tôn giáo.
Hai là tìm hiểu về nguồn gốc, nội dung tƣ tƣởng của các bài thơ hát nói
trên phƣơng diện văn học.
Ba là tìm hiểu thơ hát nói với tƣ cách là một loại hình nghệ thuật
của âm nhạc.
Nhƣ vậy, có thể khẳng định là chƣa có một công trình khoa học chuyên
biệt nào mang tính hệ thống, nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ về
ngôn ngữ thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ dƣới góc độ ngôn ngữ học.
3. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu chính của luận văn là nghệ thuật tổ chức ngôn từ
trong 60 bài thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ do Trƣơng Chính sƣu tầm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8

3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện, chúng tôi sẽ:
Đối chiếu, so sánh 60 bài thơ hát nói do Trƣơng Chính sƣu tầm với Từ
khúc của Trung Quốc, với một số bài hát nói của các tác giả khác nhƣ Nguyễn
Bá Xuyến, Cao Bá Quát, Nguyễn Quý Tân, Nguyễn Khuyến, Dƣơng Khuê,…
3.3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nghệ thuật tổ chức ngôn từ trong thơ hát nói của Nguyễn
Công Trứ nhằm chứng tỏ sự vƣợt bậc về tài năng của Nguyễn Công Trứ so
với các tác giả thơ hát nói khác nhƣ Cao Bá Quát, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn
Quý Tân, Nguyễn Khuyến, Dƣơng Khuê,…
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng một cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu nghệ thuật tổ chức
ngôn từ trong thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ.
Khảo sát, thống kê, tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ thơ hát nói của
Nguyễn Công Trứ về từ ngữ, vần, nhịp, luật bằng – trắc, khổ thơ, dòng thơ,
mƣỡu và các yếu tố tạo ra tính nhạc.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp sau:
Phƣơng pháp thống kê để thống kê các đặc điểm cấu trúc, đặc điểm từ ngữ
trong thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ.
Phƣơng pháp miêu tả để khảo sát cụ thể đặc điểm cấu trúc, đặc điểm từ ngữ
trong thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ dựa trên cơ sở phân tích các cứ liệu cụ thể.
Ngoài ra, trong luận văn này chúng tôi còn sử dụng các thủ pháp so
sánh, đối chiếu thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ với Từ khúc của Trung
Quốc và với các bài thơ hát nói của các tác giả khác nhƣ Nguyễn Bá Xuyến,
Cao Bá Quát, Nguyễn Quý Tân, Nguyễn Khuyến, Dƣơng Khuê,…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9

6. Đóng góp của luận văn
Thông qua việc miêu tả đặc điểm ngôn ngữ thơ hát nói của Nguyễn
Công Trứ, luận văn của chúng tôi sẽ góp phần làm sáng tỏ sự hoàn thiện thể
loại của thơ hát nói về mặt kết cấu hình thức.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận
Chƣơng 2. Đặc điểm cấu trúc trong thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ
Chƣơng 3. Đặc điểm từ ngữ trong thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ













Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ
1.1.1 Khái niệm
Trong “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học”, ngôn ngữ thơ

ca đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Các phương tiện ngôn ngữ được dùng trong
thơ ca mang đặc trưng riêng, thường có sắc thái biểu cảm, có hình ảnh”.
[58, tr. 171]
Còn Nguyễn Phan Cảnh trong cuốn “Ngôn ngữ thơ” lại cho rằng ngôn
ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ thơ “không phải là gì xa lạ mà chính là lời ăn tiếng
nói của nhân dân được nâng cao”. [4, tr. 62]
Nhƣ vậy, ngôn ngữ thơ ca có thể hiểu là ngôn ngữ chọn lọc trong đời
sống hàng ngày để các tác giả thêu dệt nên những tác phẩm thơ giàu hình ảnh,
giàu sức biểu cảm,…theo ý muốn chủ quan của riêng mình.
1.1.2 Đặc điểm ngôn ngữ thơ
So với ngôn ngữ văn xuôi, ngôn ngữ đời thƣờng, ngôn ngữ thơ ca có một số
đặc điểm sau:
Các thông báo trong thơ bao giờ cũng đƣợc xây dựng dựa trên những
nét tƣơng đồng về ngôn ngữ theo một tiêu chí nào đó nên nó thƣờng đa nghĩa
và có tính chất nƣớc đôi.
Ngôn ngữ thơ thƣờng mang đậm dấu ấn cá nhân vì nó là sản phẩm của
riêng ngƣời sáng tác.
Ngôn ngữ thơ thƣờng ngắn gọn, hàm xúc, giàu hình ảnh, giàu sức biểu
cảm và sắc thái tu từ. Mỗi dòng thơ giống một nốt nhạc của tâm hồn nên nó
thƣờng đọng lại trong lòng ngƣời đọc những ngân vang sâu lắng.
Trong ngôn ngữ thơ ca, vần, nhịp và tính nhạc thƣờng đƣợc chú ý hơn cả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
1.1.2.1 Đặc điểm vần
Định nghĩa vần:
Cho đến nay vẫn chƣa có một định nào về vần mang tính chất phổ quát
cho mọi nền thơ.
Một số nhà nghiên cứu trƣớc đây coi “vần là sự lặp lại y nguyên, là sự

đồng nhất một số âm tố ở hai từ hiệp vần với nhau”. Điều này chƣa thỏa đáng
bởi các âm chính ngoài sự đồng nhất hoàn toàn còn có sự đồng nhất về một
đặc trƣng nào đó (đặc trƣng âm sắc / đặc trƣng âm lƣợng).
Chúng tôi đồng ý với Mai Ngọc Chừ coi nhịp đồng nhất với tiết tấu và
“vần là sự hòa âm, sự cộng hưởng nhau theo những quy luật ngữ âm nhất
định giữa hai từ hoặc hai âm tiết ở trong hay cuối dòng thơ và thực hiện
những chức năng nhất định như liên kết các dòng thơ, gợi tả, nhấn mạnh sự
ngừng nhịp.” [8, tr. 12].
Đặc điểm chung của vần thơ Việt Nam:
Những âm tiết mang vần bao giờ cũng chứa một hàm chứa một lƣợng
thông tin cao để làm tăng sức mạnh biểu đạt nội dung tƣ tƣởng cho các dòng
thơ, bài thơ.
Vì vần là “tiêu điểm” sáng ngời, là “thi nhãn” của dòng thơ nên vần
phải đƣợc gieo ở những vị trí thích hợp.
Trong tiếng Việt và các loại hình ngôn ngữ đơn lập thì “đơn vị hiệp vần
của vần không phải là từ mà là âm tiết”. [8, tr. 50]. Từ đa tiết sẽ không đƣợc
chấp nhận khi tham gia hiệp vần.
Vần thơ có hai mặt là đồng nhất và khác biệt.
Mặt đồng nhất của vần:
Cấu trúc của một âm tiết tiếng Việt do năm thành phần tạo nên là
âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu. “Quy mô lớn nhất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
trong vần thơ Việt Nam là đồng nhất bốn trong số năm thành phần cấu
tạo âm tiết”. [8, tr. 56].
Chẳng hạn, cặp vần“thuyền” và “quyên” có 3 sự đồng nhất là âm đệm
“u”, âm chính “yê” và âm cuối “n”.
Ngoài ra, trong vần còn có hiện tƣợng đồng nhất hoàn toàn nhƣng

không đáng kể.
Chẳng hạn, cặp vần “quyên” và “quyền có 4 thành phần đồng nhất là
âm đầu “q”, đệm âm “u”, âm chính “yê”, âm cuối “n”.
Sự xuất hiện của những cặp vần đồng nhất hoàn toàn sẽ làm cho “nhạc
thơ” bị chững lại, việc biểu đạt nội dung mới trên dòng thơ sẽ bị hạn chế.
Bên cạnh sự đồng về mặt âm tố, các vần thơ tiếng Việt còn có sự đồng
nhất về đặc trƣng âm sắc, đặc trƣng âm lƣợng.
Dƣới đây là bảng tiêu chí khu biệt các nguyên âm của Đoàn Thiện
Thuật [53].
Bảng 1.1 Tiêu chí khu biệt các âm vị nguyên âm
Âm sắc
Âm lƣợng
Cố định
Không cố định
Bổng
Trung hòa
Trầm
Bổng
Trung hòa
Trầm
Nhỏ
i
w
u



Lớn vừa
e
/

o
ie
w
uo
Lớn
/
a / a
/




Dựa vào các tiêu chí trong bảng trên chúng ta có thể “giải thích được vì
sao khi hai âm tiết không có sự đồng nhất về âm tố mà vẫn có thể hiệp vần
được với nhau, tạo nên được sự hòa âm nhất định”. [8, tr. 57]. Ví dụ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
“Nao nao dòng nước uốn quanh,
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Cặp vần “quanh” và “ghềnh” có sự đồng nhất về đặc trƣng âm sắc
bổng vì chúng có chứa hai nguyên âm hàng trƣớc là | |, |e|.
Mặt khác biệt của vần thơ Việt Nam chính là sự khác nhau về một trong
năm thành phần cấu tạo âm tiết là âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và
thanh điệu. Nhờ các yếu tố khác biệt này mà “các vần thơ không bị lâm vào
tình trạng lặp vần”. [8, tr. 63]. Ví dụ:
“Người sao một hẹn thì nên
Người sao chín hẹn thì quên cả mười”.

(Ca dao)
Cặp vần “nên”, “quên” có 2 sự khác biệt là khác biệt âm đầu |n|, |c|,
và khác biệt âm đệm |-u-|.
Tóm lại, mặt đồng nhất và mặt khác biệt có thể coi là đặc điểm mang
tính phổ quát cho mọi nền thơ. Tuy nhiên, chúng ta không nên hiểu đồng nhất
là sự lặp lại y nguyên, mà chỉ là sự giống nhau ở một thành phần nào đó trong
cấu trúc âm tiết, phần còn lại chính là điểm khác biệt.
Nhƣ vậy, hai âm tiết khi tham gia hiệp vần phải khác nghĩa nhau. “Vần
không phải là một đơn vị ngôn ngữ có ý nghĩa tự thân. Nó chỉ có khả năng
làm tăng sức mạnh biểu đạt ý nghĩa của các đơn vị khác, các đơn vị từ
vựng Thường thường, sức mạnh biểu đạt ý nghĩa của vần dễ biểu lộ ra khi
người ta đối chiếu, so sánh, liên hệ trực tiếp hai từ hoặc hai âm tiết bắt vần
với nhau”. [8, tr. 47]
Có nhiều cách gieo vần nhƣng phổ biến hơn cả vẫn là lối gieo vần chân
và lối gieo vần lƣng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
“Vần được gieo ở cuối dòng thơ gọi là vần chân”.
“Vần được gieo ở trong dòng thơ gọi là vần lưng”.
[8, tr. 109 – 110]
Ví dụ vần lƣng đƣợc gieo ở vị trí 3:
“Luận công trị thủy, xiết bao công trình.
Hướng thần kinh triều tông cuồn cuộn”.
1 2 3
(Nguyễn Gia Thiều – Cung oán ngâm)
Trong một số trƣờng hợp đặc biệt, chúng ta còn thấy có hiện tƣợng gieo
vần theo lối vắt dòng tức là âm tiết cuối cùng dòng trên hiệp vần với âm tiết
đầu tiên của dòng dƣới.Ví dụ:

“Tang bồng hổ thỉ nam nhi trái,
Cái công danh là cái nợ lần.”
(Nguyễn Công Trứ - Quân tử cố cùng)
Dựa vào đƣờng nét biến thiên của thanh điệu ở các âm tiết mang vần, ta
có vần bằng và vần trắc. Vần bằng ở các âm tiết mang thanh không dấu, thanh
huyền, vần trắc ở các âm tiết mang thanh sắc, ngã, nặng, hỏi.
1.1.2.2 Đặc điểm nhịp
Định nghĩa nhịp:
“Nhịp là kết quả của một sự chuyển động nhịp nhàng, sự lặp lại
đều đặn những âm thanh nào đó trong thơ”. “Do vậy, nhịp thơ phải
được đánh dấu bằng chỗ ngừng, chỗ ngắt trong các dòng thơ”. [8, tr.
26]. Chúng tôi nhất trí với ý kiến của Mai Ngọc Chừ là coi nhịp đồng
nhất với đoạn tiết tấu.
Đặc điểm của nhịp:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Nhịp trên mỗi dòng thơ phụ thuộc vào số âm tiết / dòng của từng thể
loại. Ví dụ trong thể ngũ ngôn:
Nhịp 2/3: “Con sóng / dưới lòng sâu”
Nhịp 3/2: “Giữa biển lớn / tình yêu”
(Xuân Quỳnh – Sóng)
Do lời thơ ngắn nên thể ngũ ngôn chỉ có hai cách ngắt nhịp chính là 2/3
hoặc 3/2.
Thơ lục bát thƣờng có cách ngắt nhịp chẵn nhƣ 2/2/2, 2/4,…nhƣng khi
diễn tả tâm trạng nhân vật, diễn tả sự trắc trở thì nhịp ngắt thƣờng bị biến đổi.
Hơn nữa, do sự tác động về mặt cấu trúc của thể song thất lục bát, nên các
dòng thơ này thƣờng xuất hiện hình thức tiểu đối. Vì vậy, cách ngắt nhịp phổ
biến sẽ là 3/3 (trên dòng lục), 4/4 (trên dòng bát). Ví dụ:

“Mai cốt cách / tuyết tinh thần” (nhịp 3/3)
“Nửa rèm tuyết ngậm / bốn bề trăng thâu” (4/4)
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Với các thể thơ tự do về số âm tiết / dòng nhƣ thơ hát nói thì cách ngắt
nhịp sẽ đa dạng và phong phú.
Có hai cách ngắt nhịp chính là ngắt nhịp dựa vào luật bằng – trắc và
ngắt nhịp dựa vào ý nghĩa của dòng thơ.
Ngắt nhịp dựa vào luật bằng – trắc:
Bảng 1.2 Bảng đối lập về âm điệu và âm vực của thanh điệu
Âm điệu
Âm vực
Bằng
Trắc
Cao
Không dấu
Ngã Sắc
Thấp
Huyền
Hỏi Nặng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
Theo Nguyễn Phan Cảnh, sự đối lập về mặt thanh điệu của hệ bằng –
trắc sẽ tạo ra tiết tấu. Nói một cách khác đi, nhịp đƣợc tạo ra từ sự luân phiên
giữa các bƣớc thơ (gồm hai âm tiết) theo trình tự bằng – trắc – bằng –
trắc…[4, tr.121]. Ví dụ:
(1) - “Mà ta / suốt một / năm ròng”,
B / T / B (Dòng thơ có 3 nhịp là B – T – B)
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)

(2) - “Đường bạch / dương sương / trắng nắng / tràn”.
T / B / T / B
(Dòng thơ có 4 nhịp là T – B – T – B)
(Tố Hữu – Em ơi, Ba Lan)
Sau khi ngắt nhịp, nghĩa của (2) bị “tối giản”. Nhƣ vậy, nếu chỉ căn
cứ vào tiết tấu âm luật và mỗi bƣớc thơ gồm hai âm tiết (theo ý của Phan
Cảnh) để tạo nhịp thì nghĩa của dòng thơ trong một số trƣờng hợp sẽ
không đƣợc đảm bảo.
Bên cạnh cách ngắt nhịp dựa vào luật bằng – trắc còn có cách ngắt
nhịp dựa vào nghĩa của dòng thơ.
Nhịp trên dòng thơ “Đường bạch dương sương trắng nắng tràn” sẽ
đƣợc đảm bảo nếu áp dụng cách ngắt nhịp này.
“Đường bạch dương / sương trắng / nắng tràn”.
“Đường bạch dương / sương / trắng / nắng / tràn”.
Nhịp ngắt trên mỗi dòng thơ luôn tồn tại ở dạng tiềm năng, mang màu
sắc chủ quan bởi nó phụ thuộc trực tiếp vào từng cá nhân. Ví dụ:
Dòng thơ “Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”
có nhiều cách ngắt nhịp nhƣ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
“Rừng phong / thu đã / nhuốm màu quan san” (2/2/4)
“Rừng phong / thu đã / nhuốm màu / quan san” (2/2/2/2)
“Rừng phong thu / đã nhuốm màu quan san” (3/5)
“Rừng phong thu / đã nhuốm màu / quan san” (3/3/2)
“Rừng phong thu / đã nhuốm / màu quan san” (3/2/3)
“Rừng phong thu đã / nhuốm màu quan san” (4/4)
Ngoài ra, sự ngừng nhịp trên mỗi dòng thơ còn phụ thuộc vào lối gieo
vần chân, vần lƣng. Ví dụ:

“Rặng liễu / đìu hiu / đứng chịu tang, /
Tóc buồn / buông xuống / lệ ngàn hàng. /”
(Xuân Diệu – Đây mùa thu tới)
“Dặm hồng / bụi cuốn / chinh an,
Trông người / đã khuất/ mấy ngàn / dâu xanh.”
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Tóm lại, nhịp là yếu tố không thể thiếu đƣợc trong thơ ca nói chung.
Thơ có thể vắng vần nhƣng nhất thiết phải có nhịp. Nói nhƣ Maiacovxki:
“nhịp điệu là sức mạnh cơ bản, năng lượng cơ bản của câu thơ”.
1.1.2.3 Tính nhạc trong thơ
Theo Nguyễn Đăng Điệp thì “tính nhạc là đặc điểm có tính phổ biến
trong mọi ngôn ngữ. Nhưng do mỗi một ngôn ngữ cụ thể có cơ cấu, cách cấu
tạo và tổ chức khác nhau nên đặc điểm đó cũng được thể hiện ra một cách
khác nhau”. [15, tr. 159]. Nhƣ vậy, nhạc thơ xuất hiện là do “yêu cầu truyền
đạt các thông tin đã được xử lý về thời gian và không gian”. [4, tr.117]
Có hai cách khai thác nhạc tính chủ yếu trong thơ là:
Khai thác tính nhạc dựa vào nguyên âm, phụ âm trong vần:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
So với các ngôn ngữ khác thì tiếng Việt có một lợi thế hơn hẳn về sự
giàu có của nguyên âm, phụ âm: 16 âm chính, 13 nguyên âm đơn (9 nguyên
âm đơn dài là: |i|, |w|, |u|, |e|, | |, |o|, | |, |a|, | |, 4 nguyên âm đơn ngắn: | |,|
| |, |a|, | |) và 3 nguyên âm đôi: |ie|, |w |, |uo|) [53, tr. 202].
Sự giàu có của phụ âm đƣợc thể hiện ở 22 phụ âm đầu là |b|, |l|, |n|, |h|,
|m|…, và 8 phụ âm cuối chia thành hai nhóm là nhóm phụ âm tắc (|p|, |t|, |k|)
và nhóm phụ âm vang (|m|, |n|, | |, |i|, |u|). Trong nhóm phụ âm vang cuối lại
chia thành hai tiểu loại nhỏ đó là nhóm vang mũi gồm |m|, |n|, | | và nhóm
không vang mũi gồm |-i|, |-u|.

Ngoài ra, trong tiếng Việt còn có một âm đệm |-u-|, mang chức năng
“để tu chỉnh âm sắc của âm tiết” [53]. Âm đệm cũng có một vai trò đáng kể
trong việc tạo ra tính nhạc (hòa âm) cho vần nhƣng so với âm chính và âm
cuối thì mức độ thấp hơn hẳn.
Theo Mai Ngọc Chừ, âm đầu có tham gia với các thành phần khác để
tạo nên hòa âm trong vần nhưng vai trò của nó không đáng kể” [8, tr. 84] vì
chúng không làm nổi bật về mặt âm hƣởng.
Trên dòng ngữ lƣu, phụ âm cuối có sự tác động mạnh mẽ đến các
nguyên âm và làm cho chúng biến dạng cả về chất cũng nhƣ về lƣợng. Điều
này giúp chúng ta hiểu đƣợc vì sao mà các nguyên âm lại đƣợc thể hiện khác
nhau trên chữ viết.
Sự thể hiện trên chữ viết của nguyên âm [53, tr. 213]:
|ie| đƣợc viết bằng “iê” (âm tiết có âm cuối, âm đầu), viết bằng “yê”
(âm tiết có âm đầu, âm đệm), viết bằng “ya” (âm tiết có âm đệm, vắng âm
cuối), viết bằng “ia” (vắng âm đệm, vắng âm cuối).
|uo|, |w | đƣợc viết bằng “uô”, “ươ” (âm tiết có âm cuối), viết bằng
“ua”, “ưa” (vắng âm tiết cuối).

×