Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh phổ thông, huyện phú tân an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 114 trang )





TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



NGUYỄN TRÍ TÌNH


PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG,
HUYỆN PHÚ TÂN – AN GIANG



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế ngoại thương
Mã số ngành: 52340120





08 - 2013






TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN TRÍ TÌNH
MSSV: 4105254

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG,
HUYỆN PHÚ TÂN – AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: Kinh tế ngoại thương
Mã số ngành: 52340120


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ĐINH THỊ LỆ TRINH


08 - 2013









LỜI CẢM TẠ

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, em đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ, động viên, chỉ dẫn tận tình của thầy cô, các cơ quan ở địa bàn
nghiên cứu, đại diện của các trường trung học phổ thông huyện Phú Tân.
Trước hết, em chân thành cám ơn cô Đinh Thị Lệ Trinh – Giảng viên
Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh – Cô đã hướng dẫn tận tình, giúp đỡ em
rất nhiều trong suốt quá trình làm luận văn, đặc biệt là những góp ý của cô đã
giúp em có những chỉnh sửa phù hợp để có thể hoàn thành đề tài.
Em xin chân thành cám ơn các thầy cô đã dạy dỗ em trong những năm
đại học vừa qua. Các thầy cô đã cho em một hành trang kiến thức cần thiết để
bước vào đời.
Em xin gởi lời cám ơn đến các cô, các chú ở Sở giáo dục và đào tạo An
Giang, thầy cô các trường THPT huyện Phú Tân, đặc biệt là thầy Nguyễn
Thanh Khiết (THPT Chu Văn An) đã góp ý để luận văn của em được tốt hơn.
Sau cùng, em xin cám ơn các bạn học sinh phổ thông huyện Phú Tân đã
rất nhiệt tình trả lời bảng câu hỏi, giúp cho quá trình thu thập số liệu được
thuận lợi hơn rất nhiều.
Kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và công tác tốt!

Cần Thơ, ngày……… tháng………năm 2013




Sinh viên thực hiện




Nguyễn Trí Tình












TRANG CAM ĐOAN

Em xin cam đoan rằng đây là đề tài do chính em thực hiện, các số liệu
thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng
với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày……… tháng………năm 2013
Sinh viên thực hiện



Nguyễn Trí Tình























i

MỤC LỤC

MỤC LỤC i
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vii
DANH TỪ VIẾT TẮT viii
CHƯƠNG 1 1
GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4.1 Không gian 3
1.4.2 Thời gian 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
CHƯƠNG 2 8
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 8
2.1.1 Các định nghĩa 8
2.1.2 Lựa chọn nghề nghiệp và đặc điểm 10
2.2 LÝ THYẾT RA QUYẾT ĐỊNH VÀ MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC 14
2.2.1 Lý thuyết ra quyết định 14
2.2.2 Quá trình ra quyết định khi mua sản phẩm 15


ii

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 26
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu 27
CHƯƠNG 3 33
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC CHỌN TRƯỜNG CỦA 33
HỌC SINH PHỔ THÔNG HUYỆN PHÚ TÂN 33
3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 33
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 33
3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 34
3.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN
PHÚ TÂN 35
3.3 THỰC TRẠNG VIỆC LỰA CHỌN TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC HƯỚNG

NGHIỆP 37
3.3.1 Chọn trường thông qua GVHN, GVCN 37
3.3.2 Chọn trường thông qua đại diện của trường ĐH 38
3.3.3 Chọn trường thông qua gợi ý của người thân 38
3.3.4 Chọn trường thông qua GVBM 38
3.3.5. Chọn trường thông qua năng lực cá nhân học sinh 39
3.3.6 Chọn trường thông qua các phương tiện truyền thông 39
3.3.7 Chọn trường dựa trên cơ hội nghề nghiệp 40
3.3.8 Những hạn chế của công tác hướng nghiệp hiện nay 41
CHƯƠNG 4 43
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH THPT HUYỆN PHÚ TÂN 43
4.1 TỔNG QUAN VỀ MẪU NGHIÊN CỨU 43
4.1.1 Thông tin về nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu 44
4.1.2 Thông tin về năng lực học tập và dự định sau khi tốt nghiệp THPT 45
4.3 SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ QUAN
TRỌNG CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỐI VỚI CÁC NHÓM NHÂN TỐ 50


iii

4.3.1 So sánh nhóm yếu tố sự định hướng của người thân (F1) 51
4.3.2 So sánh sự khác biệt về mức độ quan trọng của các nhóm nhân tố theo xếp
loại học lực của học sinh 53
4.3.2. So sánh nhóm yếu tố điều kiện đầu vào 53
4.3.3 So sánh sự khác biệt về mức độ quan trọng của các nhóm nhân tố theo quê
quán của học sinh 55
4.3.4. So sánh sự khác biệt về mức độ quan trọng của các nhóm nhân tố theo thời
gian bắt đầu chọn trường 57
4.1.5 So sánh sự khác biệt về mức độ quan trọng của các nhóm nhân tố theo thu

nhập của gia đình học sinh 58
4.1.6 So sánh mức độ quan trọng yếu tố danh tiếng theo giới tính học sinh 59
4.4 XÁC ĐỊNH, ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG 60
4.5 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 64
4.5.1 Giả thuyết 1 64
4.5.2 Giả thuyết 2 65
4.5.3 Giả thuyết 3 65
4.5.4 Giả thuyết 4 66
4.5.5 Giả thuyết 5 66
4.5.6 Giả thuyết 6 67
4.5.7 Giả thuyết 7 67
4.5.8 Giả thuyết 8 68
CHƯƠNG 5 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69
5.1 KẾT LUẬN 69
5.1.1 Kết luận 69
5.1.2 Hạn chế của đề tài 70
5.2 KIẾN NGHỊ 70


iv

5.2.1 Một số kiến nghị góp phần nâng cao công tác hướng nghiệp 70
5.2.2 Kiến nghị đối với các cấp và một số tổ chức 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76





























v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến trường ĐH 23
Bảng 2.2: Tỉ lệ học sinh theo trường THPT thuộc huyện Phú Tân 27

Bảng 3.1: Thông tin tổng quát về các trường THPT huyện Phú Tân 2013 35
Bảng 3.2: Tỉ lệ tốt nghiệp của các trường THPT huyện Phú Tân 36
Bảng 3.3: Tỉ lệ trúng tuyển ĐH của các trường THPT 40
Bảng 4.1: Thành phần mẫu nghiên cứu 43
Bảng 4.2: Tỉ lệ giới tính học sinh theo quê quán 43
Bảng 4.3: Thu nhập hàng tháng của gia đình học sinh 44
Bảng 4.4: Dự định sau khi tốt nghiệp THPT theo xếp loại của học sinh 45
Bảng 4.5: Các yếu tố bị loại bỏ 46
Bảng 4.6: Kết quả phân tích EFA và kiểm định Cronbach’s Alpha 47
Bảng 4.7: Kết quả so sánh nhóm yếu tố sự định hướng của người thân 51
Bảng 4.8: Thống kê mô tả sự khác biệt yếu tố định hướng của người thân 52
Bảng 4.9: Kết quả so sánh yếu tố điều kiện đầu vào 52
Bảng 4.10: Thống kê mô tả sự khác biệt về yếu tố điều kiện đầu vào 53
Bảng 4.11: Kết quả so sánh yếu tố điều kiện đầu vào 53
Bảng 4.12: Thống kê mô tả sự khác biệt yếu tố điều kiện đầu vào 54
Bảng 4.13: Kết quả so sánh yếu tố danh tiếng của trường ĐH theo học lực 54
Bảng 4.14: Thống kê mô tả sự khác biệt yếu tố danh tiếng của trường ĐH theo
học lực 55
Bảng 4.15: Kết quả so sánh yếu tố mức độ thông tin theo quê quán 56
Bảng 4.16: Thống kê mô tả yếu tố mức độ thông tin theo quê quán 57
Bảng 4.17: Kết quả so sánh yếu tố mức độ thông tin theo thời gian bắt đầu chọn
trường 57
Bảng 4.18: Thống kê mô tả yếu tố mức độ thông tin theo thời gian bắt đầu chọn
trường 58
Bảng 4.19: Kết quả so sánh yếu tố mức độ thông tin giữa các học sinh từ các gia
đình có thu nhập khác nhau 58


vi


Bảng 4.20: Thống kê mô tả mức độ thông tin giữa các học sinh từ các gia đình có
thu nhập khác nhau 59
Bảng 4.21: Kết quả so sánh yếu tố danh tiếng giữa học sinh có giới tính khác
nhau 59
Bảng 4.22: Thống kê mô tả sự khác biệt về yếu tố danh tiếng theo giới tính 60
Bảng 4.23: Kết quả hồi quy đa biến 61
Bảng 4.24: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến 62
Bảng 4.25: Kiểm định Spearman’s rho cho giả định phương sai sai số không đổi64
Bảng 4.26: Hệ số hồi quy riêng từng phần yều tố chương trình đào tạo 64
Bảng 4.27: Hệ số hồi quy từng riêng phần của yếu tố danh tiếng 65
Bảng 4.28: Hệ số hồi quy riêng từng phần yếu tố thuộc cơ hội nghề nghiệp 66
Bảng 4.29: Hệ số hồi quy riêng từng phần yếu tố sự định hướng của người thân66
Bảng 4.30: Hệ số hồi quy riêng từng phần yếu tố đặc diểm của trường ĐH 67
Bảng 4.31: Hệ số hồi quy riêng từng phần yếu tố nỗ lực giao tiếp của trường 67
Bảng 4.32: Hệ số hồi quy riêng từng phần yếu tố điều kiện đầu vào 68

























vii

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Mô hình các bước hoàn thành một quyết định phức tạp 15
Hình 2.2: Mô hình quá trình quyết định khi mua một sản phẩm 16
Hình 2.3: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của
Chapman 1981 21
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu của đề tài 25
Hình 2.5: Mô hình tổng thể của đề tài nghiên cứu 32
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Phú Tân 33
Hình 4.1: Biểu đồ phân tán của phần dư chuyển hóa 62
Hình 4.2: Biểu đồ phân tán phần dư và giá trị dự đoán của mô hình hồi quy63






















viii

DANH TỪ VIẾT TẮT


CĐ Cao đẳng
CĐĐH Cao đẳng đại học
ĐH Đại học
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
GDTX Giáo dục thường xuyên
GTLN Giá trị lớn nhất
GTNN Giá trị nhỏ nhất
GV Giáo viên
GVBM Giáo viên bộ môn
GVCN Giáo viên chủ nhiệm
GVHN Giáo viên hướng nghiệp
PHHS Phụ huynh học sinh

TCCN Trung cấp chuyên nghiệp
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TM-DV Thương mại-Dịch vụ
TTCC Tiểu thủ công nghiệp
TYT Trung tâm y tế



1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngày nay, việc chọn ngành nghề cũng như chọn nơi đào tạo là các
trường đại học ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt đối với những học sinh
phổ thông cuối cấp trước các kì thi tuyển sinh đại học cao đẳng. Sự lựa chọn
này được xem là một công việc lâu dài, khó khăn, không hề đơn giản, đòi hỏi
mỗi cá nhân phải dành nhiều thời gian, tâm sức để tìm hiểu, chọn ra được
ngành nghề và môi trường đào tạo mà bản thân cảm thấy phù hợp, có nhiều cơ
hội theo đuổi, phát triển về sau.
Theo thống kê hằng năm, số lượng học sinh vào được đại học chiếm
không quá 50 % trên một triệu thí sinh và đa phần học sinh không học ở các
trường cao đẳng như một lựa chọn thứ hai mà sẽ thi đại học lần sau, thậm chí
là cả lần thứ ba. Song song đó, tồn tại một thực trạng nhiều học sinh chọn
ngành, chọn trường còn mang nặng tính thực dụng như: nghề nghiệp có dễ xin
hay không, có thu nhập cao không, có được học ở thành phố hay không, mà
chưa chú trọng nhiều vào nguyện vọng của bản thân cũng như xu hướng nghề
nghiệp. Theo một nghiên cứu gần đây do trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn (Đại học quốc gia Hà Nội) thực hiện, trong số các sinh viên năm
nhất có đến 65.4 % chưa hiểu mục đích, ý nghĩa của ngành đã chọn, 50. 8%
không biết sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp, còn về mức độ hài lòng thì có 75.6 %
sinh viên không hài lòng và 32.4 % muốn thi lại vào năm sau. Điều này cho
thấy một số lượng lớn thanh thiếu niên không chọn đúng nghề, đúng trường
như bản thân mong muốn và hậu quả là ảnh hưởng rất lớn đến cá nhân cũng
như là sự phát triển chung của toàn xã hội. Nếu chọn sai ngành, sai trường bản
thân mỗi học sinh sẽ không phát huy hết năng lực thực sự, tố chất cần thiết
trong học tập, công việc, gây đến giảm năng suất lao động và hiệu quả làm
việc, luôn cảm thấy không thỏa mãn dẫn đến trốn tránh, không hoàn thành, bỏ
việc và kết quả là thi lại hay đào tạo lại cũng tốn kém về thời gian, chi phí. Đối
với xã hội, nhiều cá nhân chọn sai ngành, sai trường làm giảm chất lượng đào
tạo, lãng phí công tác đào tạo và bắt buộc phải đào tạo lại, chất lượng nguồn
nhân lực sau đào tạo không được đảm bảo sẽ gây khó khăn cho các doanh
nghiệp, công ty sử dụng lao động.
Do đó, công tác tư vấn tuyển sinh, định hướng nghề nghiệp là nhu cầu
thiết yếu cho những học sinh phổ thông nói chung và học sinh 12 nói riêng.
Nhận thức được tầm quan trọng này, các trường trung học phổ thông huyện


2

Phú Tân, tỉnh An Giang trong những năm gần đây đã ngày càng nỗ lực nâng
cao hiệu quả của công tác hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông thông qua
các chương trình, tiết học hướng nghiệp như: trực tiếp tư vấn tuyển sinh trên
truyền hình trong mùa tuyển sinh hằng năm, giao lưu hướng nghiệp “Vào
giảng đường Đại học”, tổ chức các buổi gặp gỡ giữa nhà trường và phụ
huynh, nhưng công tác này chưa được chú trọng nhiều và hiệu quả mang lại
chưa cao. Với những lý do trên, việc thực hiện đề tài “ Các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định chọn trường Đại học của học sinh phổ thông huyện

Phú Tân, tỉnh An Giang” sẽ mang lại cái nhìn cận cảnh hơn về thực trạng
chọn trường của học sinh, nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn
trường và đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp cho
các trường phổ thông trên địa bàn.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài tập trung phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định chọn trường ĐH của học sinh phổ thông huyện Phú Tân tỉnh An Giang,
từ đó đề xuất ra các giải pháp nhằm nâng cao công tác hướng nghiệp cho học
sinh phổ thông trước các kỳ thi tuyển sinh ĐH.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng chọn trường ĐH của học sinh phổ
thông huyện Phú Tân tỉnh An Giang trong thời gian qua.
Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
trường ĐH của học sinh huyện Phú Tân tỉnh An Giang.
Mục tiêu 3: Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tư
vấn hướng nghiệp của các trường THPT huyện Phú Tân cho học sinh trong kì
thi tuyển sinh ĐHCĐ hằng năm.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng chọn trường ĐH của học sinh phổ thông như thế nào?
- Các nhân tố nào đã ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của học
sinh?
- Đâu là giải pháp cho việc nâng cao công tác hướng nghiệp ở các trường
THPT ?


3

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian

Đề tài tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
trường ĐH và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp cho
các trường THPT huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
1.4.2 Thời gian
Đề tài được nghiên cứu từ tháng 08/2013 đến 12/2013.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các trường THPT thuộc huyện Phú
Tân tỉnh An Giang bao gồm 5 trường: THPT Chu Văn An, THPT Tiến Bộ,
THPT Nguyễn Chí Thanh, THPT Hòa Lạc, THPT Bình Thạnh Đông và các
nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của học sinh phổ thông.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Có khá nhiều nghiên cứu liên quan với mục đích xác định các nhân tố
ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của học sinh phổ thông hay sinh
viên năm nhất tại các trường ĐH. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đã thực
hiện đều mang tính chất cục bộ, phục vụ cho cơ quan nghiên cứu là chính,
chưa mang tính khái quát, ứng dụng cao khi triển khai mô hình cho mẫu mới,
vùng nghiên cứu mới. Đa phần các nghiên cứu đều xác định các nhân tố bằng
một trong các phương pháp như: thu mẫu nhiều lần rồi tính tần suất, thực hiện
kiểm định Cronbach Alpha, phân tích các nhân tố, kiểm định chi bình phương,
Anova, dừng lại ở phân tích hồi quy rồi đưa ra kết quả nghiên cứu. Bên cạnh
đó, một số kết quả nghiên cứu không phù hợp khi ứng dụng trong trường hợp
khác hay phạm vi ứng dụng là rất hẹp và mô hình nghiên cứu còn bỏ qua
những nhân tố quan trọng, có khả năng ảnh hưởng đến quyết định chọn trường
của học sinh. Do đó, trong bài nghiên cứu này tác giả sẽ tập trung vào việc xây
dựng mô hình mới khái quát hơn, đầy đủ các nhân tố và kết hợp nhiều phương
pháp như: phân tích các nhân tố EFA, kiểm định Cronbach Alpha, kiểm định
Anova, đến sử dụng mô hình hồi quy đa biến để đánh giá tầm quan trọng và
xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học. Nghiên
cứu sẽ được ứng dụng cho một huyện trong tỉnh, bao gồm nhiều trường THPT,
chứ không mang tính cục bộ, chỉ phục vụ cho một tổ chức như các nghiên cứu

khác. Hơn nữa, mục đích trong nghiên cứu này là phục vụ cho giáo dục hướng
nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp cho các trường THPT,
chứ không vì một mục đích là công cụ marketing cho trường ĐH (như một
nghiên cứu đã được thực hiện tại Jordan) hay để thu hút càng nhiều học sinh


4

(như một nghiên cứu tại ĐH Băng-la-desh), tuy nhiên, các trường ĐH cũng có
thể ứng dụng khi tư vấn tuyển sinh, giao tiếp với các học sinh phổ thông thuộc
địa bàn huyện. Sau đây là một số nghiên cứu liên quan:
Chenoweth, E. and Galliher, R. V., 2004. Factors Influencing College
Aspirations of Rural West Virginia High School Students. Journal of
Research in Rural Education, 2004, 19(2). Nghiên cứu được thực hiện với
mục đích kiểm tra các yếu tố tác động đến quyết định vào trường đại học của
học sinh ở trường phổ thông Tây Virginia. Nghiên cứu đã sử dụng lý thuyết hệ
thống môi trường về sự phát triển của con người như là một lý thuyết cơ bản,
tác giả đã nghiên cứu các yếu tố môi trường trực tiếp và gián tiếp tác động đến
ước muốn học tập của thanh niên khu vực nông thôn vùng Appalachia. Mẫu
nghiên cứu được thu thập tại các trường trung học ở miền tây Virginia, bao
gồm 242 học sinh (115 nam và 127 nữ) trong tổng số 434 học sinh tham gia.
Tác giả đã sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp, sau đó, tiến hành
phân tích các nhân tố với bảng các nhân tố đã xoay, tiếp theo kiểm định chi
bình phương về mối quan hệ giữa các nhân tố và quyết định vào trường đại
học, tác giả tiếp tục phân tích các nhân tố đối với các học sinh có ý định vào
trường đại học và hỏi nguyên nhân, tiến hành tương tự đối với các học sinh
không có ý định vào đại học. Trong đó, các đặc điểm cá nhân của thanh niên ,
yếu tố gia đình, bạn bè, môi trường trường lớp, cũng như các yếu tố thuộc việc
mở rộng văn hóa liên quan trực tiếp đến ước muốn học tập của thanh niên
vùng Applachia. Ngoài ra nghiên cứu còn quan tâm đến sự khác biệt về ước

muốn học tập của học sinh nam và nữ. Đối với nam, yếu tố liên quan đến bạn
bè, gia đình thì tác động đến việc chọn trường đại học, trong khi đó, các yếu tố
thuộc về rào cản bên ngoài, sự chuẩn bị học tập của cá nhân thì ảnh hưởng nổi
bật hơn đối với nữ sinh. Nghiên cứu đã cung cấp các thông tin quan trọng về
sự phát triển giáo dục của vùng Tây Virginia cho các nhà lập chính sách. Tuy
nhiên, bài nghiên cứu cũng có vài hạn chế, kết quả nghiên cứu có 69% học
sinh có dự định vào đại học nhưng trong nghiên cứu AAS (Spohn et al., 1992)
thì chỉ có 1/3 học sinh vào đại học, hơn nữa nhiều học sinh vào trường đại học
nhưng không thành công, tuy nhiên, nghiên cứu đã kiểm định được có tồn tại
mối quan hệ giữa việc vào đại học và thành công trong nghề nghiệp.
Cannon, J. and Broyles, T. W., 2006. Factors Influencing Gifted and
Talented Student’s College Decisions.

Journal of Southern Agricultural
Education Research, 136,Volume 56, Number 1. Nghiên cứu được thực hiện
với mục đích xác định các yếu tố thuộc nhân khẩu học của trường Virginia
năm 2005 tác động đến lựa chọn trường đại học nông nghiệp của học sinh phổ
thông. Nghiên cứu đã thu mẫu bằng cách gửi bảng câu hỏi thông qua email


5

cho 94 học sinh và có 67 học sinh trả lời (71 %), có 62 học sinh có kế hoạch
tiếp tục vào đại học sau khi tốt nghiệp phổ thông. Có 23 nhân tố mà học sinh
cho rằng tác động đến việc vào đại học, và 32 nhân tố tác động đến việc lựa
chọn trường. Tiếp đó, tác giả gửi email thứ 2 gồm 2 phần, phần thứ nhất khảo
sát học sinh về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc tiếp tục theo học
đại học bằng các câu hỏi dạng thang đo Likert, kết quả từ 23 nhân tố còn 15
nhân tố. Phần thứ 2 là các câu hỏi khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến việc
chọn trường, từ 33 nhân tố, sau khảo sát còn 23 nhân tố. Tác giả sử dụng

Cronbach’s Alpha để kiểm tra mức độ tin cậy của thang đo. Cuối cùng, gửi lại
email bao gồm các nhân tố đã được kiểm định cho 93 học sinh và dùng phần
mềm SPSS 13.0 để phân tích dữ liệu như: tần số, trung bình, sai số chuẩn. Kết
quả cho thấy trong số 93 học sinh (có 67 % là nữ sinh và 74 % da trắng). Các
nhân tố tác động mạnh đến việc tiếp tục theo học bậc cao hơn của các bạn học
sinh trong nghiên cứu này là mục đích nghề nghiệp, cơ hội học tập, động lực
cá nhân, khả năng kiếm được tiền, và ý kiến từ mẹ của họ. Còn các nhân tố
ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn trường là chuyên ngành học, mục đích
nghề nghiệp, môi trường ở khuôn viên trường, uy tín của trường, địa điểm.
Nghiên cứu góp phần giải quyết thách thức về nguồn nhân lực của ngành nông
nghiệp nói chung và các ngành nghề khác. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng có vài
hạn chế nhất định. Mẫu nghiên cứu chỉ bao gồm những học sinh giỏi, học sinh
năng khiếu, trong khi đó có rất nhiều học sinh giỏi, năng khiếu không có cơ
hội đăng kí vào trường nông nghiệp. Hơn nữa kết quả nghiên cứu cho thấy yếu
tố liên quan đến cha mẹ không ảnh hưởng lớn như yếu tố nghề nghiệp nhưng
trên thực tế gia đình vẫn là nhân tố quyết định.
Raposo, M. and Alves, H., 2007. A Model of University Choice: an
Exploratory Approach.

Munich Personal RePEc Archive,

No. 5523. Nghiên
cứu được thực hiện với mục đích tìm hiểu quá trình chọn trường đại học của
học sinh để phát triển chiến lược marketing về trường đại học, nghiên cứu đã
xây dựng và phân tích thật sâu mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
chọn trường đại học, cho phép các nhân tố tương tác với nhau. Nghiên cứu
được tiến hành tại trường đại học Beira Interior của Bồ Đào Nha với mẫu
nghiên cứu là 1024 sinh viên năm nhất thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố thuộc về cá nhân có tác động tích cực
nhất và còn lại là những nhân tố tiêu cực. Đối với đặc điểm của trường thì

nhân tố danh tiếng là có tác động mạnh nhất. Nghiên cứu đã góp phần giúp các
trường đại học nâng cao hơn kiến thức về quá trình chọn trường của học sinh,
giải quyết các nhu cầu mong muốn của sinh viên, ngoài ra, kết quả còn cho
thấy chiến lược marketing không thể áp dụng cho tất cả các sinh viên, do đó,


6

với những sinh viên có chuyên ngành khác nhau thì phải sử dụng chiến lược
khác nhau. Tuy nhiên, mô hình trong nghiên cứu chỉ giải thích được 10% biến
động của dữ liệu và mẫu nghiên cứu không đại diện được hết cho tổng thể khi
không chọn những sinh viên thuộc những chuyên ngành khác.
Shammot, M. M., 2011. Factors Affecting the Jordanian Students'
Selection Decision Among Private Universities.

Journal of Business Studies
Quarterly, 2011, Vol. 2, No. 3, pp. 57-63. Nghiên cứu được thực hiện với mục
đích xác định sự ảnh hưởng của các nhân tố marketing đến quá trình chọn
trường đại học tư nhân của học sinh người Giooc-đa-ni. Mẫu nghiên cứu được
chọn theo phương pháp ngẫu nhiên gồm 25 học sinh nam và 25 học sinh nữ
thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn, sau đó tác giả sử dụng phương pháp thông
kê mô tả, thực hiện các kiểm định Chi bình phương và sắp xếp lại các nhân tố
theo mức độ quan trọng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố chi phí tài chính
có tác động mạnh nhất. Tuy nhiên, giữa các học sinh nữ thì yếu tố chi phí
không quan trọng hơn yếu tố bằng cấp ở một trường có thương hiệu. Đề tài đã
đưa ra được một số giải pháp cụ thể cho các trường đại học ở Jordan như:
chính sách học bổng, cải thiện cơ sở vật chất cho hoạt động ngoại khóa, ứng
dụng công nghệ vào giảng dạy, Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung vào các
nhân tố marketing trong khi còn rất nhiều các nhân tố khác cũng ảnh hường
đến quá trình chọn trường đại học.

Hasan, R., 2013. Influential Factors in Selecting an Overseas
University for Bangladeshi Undergraduate Students. IOSR Journal of
Business and Management (IOSR-JBM) e-ISSN: 2278-487X,Volume 7, Issue
6 (Jan. - Feb. 2013), pp 27-3. Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu mức
độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học
ở nước ngoài của học sinh Băng-la-desh sau khi tốt nghiệp trung học, từ đó
tìm giải pháp giúp các trường đại học tư nhân tại Băng-la-desh có thể thu hút
nhiều học sinh giỏi hơn. Mẫu nghiên cứu là 100 sinh viên đại học Băng-la-
desh bằng bảng câu hỏi phỏng vấn, tác giả sử dụng mô hình hồi quy với biến
phụ thuộc là sự lựa chọn của học sinh vào trường ĐH Băng-la-desh, còn các
biến độc lập bao gồm: danh tiếng của trường ĐH, cảnh quan khuôn viên
trường, ảnh hưởng từ các nguồn tin, chương trình hỗ trợ, thông tin, chi phí,
khả năng trúng tuyển, địa điểm và được phân tích bằng phần mềm SPSS. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố thuộc về đặc điểm trường đại học như
danh tiếng, thông tin, sự công nhận là những nhân tố hàng đầu thúc đẩy học
sinh Băng-la-đesh chọn các trường đại học nước ngoài. Nghiên cứu đã thật sự
đạt được mục đích và có ý nghĩa thực tế trong việc tìm ra các nhân tố trên để
đưa ra các giải pháp giúp các trường đại học ở Băng-la-đesh trở nên cạnh


7

tranh hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ có thể đúng cho trường hợp cho mẫu
nghiên cứu tại Băng-la-desh, không thể ứng dụng cho các trường hợp khác.
Trần Văn Quí và Nguyễn Cao Thi, 2009. Các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông.

Tạp chí
phát triển KH&CN, tập 12, số 15 (2009). Nghiên cứu được thực hiện với mục
đích xác định, đánh giá các yếu tố quan trọng tác động đến việc lựa chọn

trường của học sinh trung học phổ thông. Mẫu nghiên cứu là học sinh phổ
thông trung học tại các trường trung học tại Quãng Ngãi bao gồm các huyện:
Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, Quãng Ngãi. Tác giả sử dụng hệ số
Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh
giá độ tin cậy của thang đo, sau đó là sử dụng mô hình hồi quy đa biến. Kết
quả phân tích cho thấy mối quan hệ giữa 5 yếu tố: cơ hội làm việc trong tương
lai, đặc điểm cố định của trường đại học, bản thân cá nhân học sinh, yếu tố cá
nhân và thông tin có sẵn và các giả thuyết được ủng hộ có mức ý nghĩa 5 %
với biến phụ thuộc là mức độ chắc chắn trong việc ra quyết định chọn trường
ĐH (được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ từ 1: rất không chắc chắn,
2: không chắc chắn, 3: trung bình (phân vân), 4: chắc chắn, 5: rất chắc chắn).
Từ đó nghiên cứu đề xuất một số giải pháp để giúp đỡ gia đình và nhà trường
nhằm có phương pháp và tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh THPT chọn
trường một cách tốt nhất. Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu là mẫu được chọn
theo phương pháp thuận tiện, dữ liệu thu thập có thể bị ảnh hưởng bởi mẫu
chưa mang ý nghĩa tổng quát cao.















8

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các định nghĩa
2.1.1.1 Trường trung học phổ thông
THPT là một bậc trong hệ thống giáo dục của Việt nam, cao hơn bậc
trung học cơ sở, tiểu học và thấp hơn bậc cao đẳng, đại học. THPT kéo dài 3
năm (bao gồm 3 lớp: 10, 11, 12). Để tốt nghiệp ở bậc học này, học sinh phải
vượt qua kì thi tốt nghiệp THPT vào cuối năm học 12 (thi tú tài).
Trường THPT (hay còn được gọi là phổ thông trung học) là loại hình đào
tạo chính quy tại Việt Nam, dành cho lứa tuổi 15-18 tuổi. Trường THPT được
thành lập tại các địa phương trên cả nước, đứng đầu của trường là Hiệu
trưởng. Trường được quản lý trực tiếp bởi Sở Giáo dục và Đào tạo (trường
THPT ngang với Phòng Giáo dục ở quận, huyện) (Luật giáo dục, 2005).
2.1.1.2 Học sinh trung học phổ thông
Theo Luật giáo dục Việt Nam (2005), học sinh THPT là người đã vượt
qua kì thi tốt nghiệp THCS (hiện nay đã áp dụng hình thức xét tuyển) và tiếp
tục học ở bậc THPT thông qua kì thi tuyển sinh vào lớp 10. Học sinh THPT
thường có độ tuổi từ 15- 18 tuổi và trải qua 3 lớp học 10, 11, 12.
2.1.1.3 Các công cụ
a. Lựa chọn
Theo Thuyết lựa chọn hợp lý (Rational Choice Theory) (John Scott,
2000), lựa chọn là xem xét thái độ của một hay nhiều cá nhân trong việc ra
quyết định. Thuyết lựa chọn hợp lý cho rằng khi cá nhân ra một quyết định lựa
chọn về một vấn đề nào đó thì “tiêu biểu” hay “đại diện” cho một nhóm người,
chẳng hạn như những người bán và người mua trong một thị trường cụ thể. Lý
thuyết này cố gắng giải thích các hiện tượng xã hội thông qua việc tính toán

sao cho hợp lý về các vấn đề mà cá nhân quan tâm, cũng như sự tương tác và
thay đổi của xã hội. Chi phí và lợi ích nhận được là động lực để con người ra
quyết định lựa chọn.
b. Chọn trường
Theo Chapman (1986), sự lựa chọn ở đây được hiểu là gồm nhiều trường
ĐH mà học sinh sẽ được chấp nhận vào học và đây là quá trình chưa chắc


9

chắn của việc quyết định vào một trường ĐH nào đó. Học sinh thường có
nhiều kì vọng về khả năng vào một trường ĐH nào đó, nhưng họ hoàn toàn
không chắc chắn về điều này.
Chọn trường được hiểu là sau khi tốt nghiệp THPT, nếu học sinh tiếp tục
học ở bậc cao hơn là ĐH thì học sinh phải cân nhắc, lựa chọn những trường
ĐH phù hợp với khả năng, sở thích và những yếu tố cá nhân, xã hội khác để
đăng kí dự thi.
c. Hướng nghiệp
Hướng nghiệp là sự kết hợp giữa nhu cầu cá nhân với nhu cầu của xã
hội, đặt nhiệm vụ đào tạo con người cho xã hội là trung tâm, luôn đảm bảo
tính chủ thể trong sự phát triển của mỗi cá nhân. Cụ thể “hướng nghiệp” được
khái niệm như sau: “Hướng nghiệp là hệ thống những biện pháp dựa trên cơ
sở tâm lý học, sinh lý học, y học và nhiều môn khoa học khác để giúp đỡ học
sinh chọn nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu xã hội, đồng thời thỏa mãn tối đa
nguyện vọng, thích hợp với những năng lực, sở trường và tâm sinh lý cá nhân,
nhằm mục đích phân bố hợp lý và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động dự
trữ có sẵn của đất nước” (Nguyễn Văn Hộ, 2006). Nhìn chung, hướng nghiệp
trong giáo dục phổ thông là sự tác động của nhiều yếu tố từ lực lượng xã hội,
lấy chỉ đạo từ hệ thống giáo dục hướng vào thế hệ trẻ, giúp học sinh làm quen
với một số ngành nghề phổ biến khi tốt nghiệp ra trường hay lựa chọn nghề

nghiệp tương lai một cách có ý thức.
d. Tư vấn hướng nghiệp
Tư vấn hướng nghiệp là lời khuyên bằng lời hoặc các tài liệu có liên
quan đến việc hướng dẫn lựa chọn một nghề nghiệp của những nhà chuyên
môn trên cơ sở những tư liệu về chuẩn đoán nghề nghiệp mang lại. “Về bản
chất, tư vấn là một hoạt động thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu của một cá
nhân hay của một nhóm người muốn hiểu biết về một đối tượng hoạt động
nghề mà họ chưa có điều kiện tiếp cận một cách cặn kẽ và hoàn chỉnh”
(Nguyễn Văn Hộ, 2006).
Tư vấn hướng nghiệp có thể hiểu như một hoạt động cung cấp thông tin
nhằm giúp học sinh nâng cao sự hiểu biết, nhận thức về một nghề nghiệp nào
đó và những hoạt động trong nghề. Ngoài ra, tư vấn hướng nghiệp còn là một
hoạt động đối tượng, trong đó chủ thể là một cá nhân hay một tổ chức có kinh
nghiệm và nắm vững kiến thức về một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp nào đó.
Tư vấn còn là một công cụ, phương tiện giúp đối tượng thỏa mãn được nhu
cầu hoặc mục tiêu cần đạt được với nhiều chức năng như: chức năng thông tin
(là chức năng quan trọng nhất vì tư vấn có thể bổ sung cho sự thiếu hụt thông


10

tin, hoàn tất bổ sung những gì đối tượng đã biết), chức năng uốn nắn và điều
chỉnh (đi kèm với chức năng thông tin, nhờ hiệu quả từ chức năng thông tin
mang lại)
chức năng xã hội (tư vấn được xem như là một hoạt động xã hội, thể hiện mối
quan hệ giữa con người với con người trong xã hội). Kết quả cuối cùng của tư
vấn là sự chuyển biến về nhận thức và cũng có thể là những quyết định thay
đổi lớn.
2.1.2 Lựa chọn nghề nghiệp và đặc điểm
2.1.2.1 Khái niệm về nghề nghiệp

Nghề nghiệp (chữ latinh là Prôfessio) là công việc chuyên môn được
hình thành một cách chính thống và đòi hỏi một trình độ học vấn nào đó, là
hoạt động cơ bản giúp con người tồn tại. Nghề nghiệp có thể hiểu là một dạng
lao động đòi hỏi con người phải qua một quá trình đào tạo, có những kiến
thức, kĩ năng, chuyên môn nhất định, có phẩm chất, đạo đức phù hợp với yêu
cầu của dạng lao động tương ứng. Thông qua hoạt động nghề nghiệp, con
người tạo ra sản phẩm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu vật chất tinh thần của cá
nhân, cộng đồng xã hội.
Bất cứ nghề nghiệp nào cũng hàm chứa hệ thống giá trị: tri thức lý thuyết
nghề nghiệp, kỹ năng, kĩ xảo nghề nghiệp, truyền thống nghề, đạo đức nghề
nghiệp, hiệu quả do nghề mang lại. Các giá trị này có thể hình thành theo cách
tự phát (tích lũy từ kinh nghiệm sống và cộng đồng) và có thể là tự giác (do
được đào tạo ở các cơ sở dạy nghề, các lớp đào tạo) (Nguyễn Văn Hộ, 2006).
2.1.2.2 Phân loại nghề nghiệp
Nghề nghiệp được hình thành theo sự phân công lao động của xã hội. Có
nhiều cách phân loại nghề theo một phương diện nào đó.

Phân loại dựa trên
đối tượng lao động:
Đối tượng lao động là một hệ thống phản ánh những hình thức, nội dung
của tồn tại khách quan và các mối quan hệ giữa những thuộc tính này, được
biến đổi từ mục đích của chủ thể lao động. Dựa vào đối tượng lao động, nghề
nghiệp được chia thành các dạng: nghề có đối tượng là thiên nhiên (trồng trọt,
chăn nuôi,…), nghề có đối tượng là con người (dạy học, chữa bệnh,…), nghề
có đối tượng là các dấu hiệu (đánh máy vi tính, kế toán,…), nghế có đối tượng
là nghệ thuật (trang trí, chụp ảnh, soạn nhạc, viết văn,…).
Phân loại dựa trên mục đích lao động
Mục đích lao động là kết quả công việc mà lao động cần đạt được trong
nghề nghiệp của mình. Căn cứ vào mục đích lao động, nghề nghiệp được chia



11

thành 2 dạng nghề: nghề có mục đích nhận thức (điều tra các vụ án, thanh
tra,…), nghề có mục đích tìm tòi sáng tạo (nghiên cứu khoa học, lai tạo giống
mới,…).
Phân loại dựa trên công cụ và phương tiện lao động
Công cụ và phương tiện lao động bao gồm: dụng cụ, thiết bị, máy móc
nhằm biến đổi đối tượng lao động. Những phương tiện lao động giúp cho công
việc đạt kết quả cao, giảm nhẹ sức lực và trí tuệ cho con người.
Căn cứ vào công cụ lao động, nghề nghiệp có thể được chia thành 4
dạng: lao động chân tay (sửa chữa xe đạp, xe máy, thợ thủ công truyền
thống,…), lao động bên máy (thợ tiện, thợ phay, thợ bào,…), lao động bằng
công cụ đặc biệt là ngôn ngữ (dạy học, ca hát, phát thanh viên,…), lao động trí
tuệ (nghiên cứu khoa học, hoạt động chính trị,…).
Phân loại dựa vào điều kiện lao động
Dựa vào điều kiện lao động có thể chia thành 2 dạng nghề:nghề có môi
trường đạo đức chính trị (tóa án, quản lý, thể chế xã hội,…), nghề có môi
trường vật lý đặc biệt (thợ lặn, thợ hầm lò, phi công,…)
Các nghề nghiệp khác nhau hoạt động trong những điều kiện khác nhau,
tuy nhiên tất cả đều bao gồm các thành phần chính yếu sau đây: công việc cơ
bản (hoạt động diễn ra thông qua thao tác, kĩ năng được đào tạo, khoảng thời
gian sử dụng trong giai đoạn này là nhiều nhất), công việc hỗ trợ (các thao tác,
kĩ năng thực hiện hoạt động như điều chỉnh, gá lắp,… trong quá trình sản
xuất), công việc chuẩn bị và kết thúc (thao tác, kĩ năng chuẩn bị nghề, nơi làm
việc, bảo quản bán thành phẩm,…).
Phân loại dựa trên thao tác lao động
Phân loại theo tiêu chí này thì phân loại theo các dạng sản xuất: nghề
diện rộng (là những nghề liên quan tới một phạm vi rộng, ví dụ như: bảo
dưỡng máy, lắp ráp máy, sửa chữa máy, thợ máy kéo,…), nghề chuyên ngành

(là những nghề phục vụ trong một lĩnh vực chuyên ngành, thực hiện một công
việc nhất định, ví dụ: sửa chữa điện trong ngành điện, thợ lái máy ủi trong
ngành giao thông, hàn khuôn trong nghề đúc), nghề chuyên ngành hẹp (là
những ngành chỉ yêu cầu các thao tác nhất định trong toàn bộ quy định làm ra
sản phẩm, như: nghề thu thập thông tin trong giới báo chí, nghề trang trí quần
áo trong nghề may) (Nguyễn Văn Hộ, 2006).
2.1.2.3 Sự phù hợp nghề nghiệp
Khi một người chọn nghề nghiệp được xem là phù hợp là khi họ có được
những phẩm chất đạo đức, trình độ văn hóa, năng lực chung và năng lực riêng,


12

tri thức, kĩ năng và tình trạng sức khỏe đáp ứng được những yêu cầu từ nghề
nghiệp.
Mức độ hiệu quả trong nghề nghiệp phụ thuộc vào mức độ phù hợp nghề
nghiệp. Có thể phân chia sự phù hợp trong nghề nghiệp thành các mức độ: phù
hợp hoàn toàn, phù hợp từng phần. Trong mức độ phù hợp hoàn toàn, hoạt
động nghề nghiệp phải phù hợp các tiêu chí về cường độ, tốc độ làm việc, phải
đảm bảo độ chính xác của công việc để đạt các chỉ tiêu về chất lượng, tiêu phí
sức lực, nguyên nhiên liệu, an toàn về kĩ thuật, đáp ứng các chống chỉ định
nghề,… Còn ở mức độ phù hợp từng phần, hoạt động nghề nghiệp chỉ đáp ứng
được một số chỉ tiêu trên, hoặc để đáp ứng được những chỉ tiêu đó phải tiêu
tốn một lượng lớn sức lực, trí tuệ, thời gian.
Sự phù hợp nghề phụ thuộc vào quá trình nhận thức sâu sắc đối với nghề
nghiệp đã chọn và tiếp theo là quá trình rèn luyện để tạo sự phù hợp trong
khuôn khổ nghề nghiệp đó. Để đạt tới hiệu quả trong nghề nghiệp thì phải đảm
bảo được sự phù hợp nghề. Và để cho sự phù hợp nghề được bền vững và có
chất lượng là cả một quá trình học hỏi, hoàn thiện để những yêu cầu do nghề
nghiệp đặt ra trở thành đòi hỏi của chính bản thân (Nguyễn Văn Hộ, 2006).

2.1.2.4 Định hướng nghề nghiệp
Định hướng trong nghề nghiệp bao gồm 2 yếu tố liên kết với nhau: yếu
tố thứ nhất (là quá trình xác định cho một cá nhân nào đó có một hướng đi,
hướng phấn đấu, rèn luyện), yếu tố thứ hai (sự cần thiết phải thức hiện hoạt
động của bản thân theo hướng mà cá nhân đã xác định). “Định hướng nghề
nghiệp được hiểu là một quá trình hoạt động được chủ thể tổ chức chặt chẽ
theo một logic hợp lý về không gian, thời gian, về nguồn lực tương ứng với
những gì mà chủ thể có được nhằm đạt tới những yêu cầu đặt ra cho một lĩnh
vực nghề nghiệp hoặc cụ thể hơn là của một nghề nào đó” (Nguyễn Văn Hộ,
2006). Để hoạt động này được thực hiện một cách có hiệu quả, hệ thống sư
phạm trong nhà trường cần hiểu rõ đặc điểm hướng nghiệp của học sinh với
những yếu tố cấu thành như: nhận thức nghề, thái độ nghề và quyết định nghề.
2.1.3 Mục đích, nhiệm vụ, việc tiến hành công tác hướng nghiệp của giáo
dục hướng nghiệp
2.1.3.1 Mục đích của giáo dục hướng nghiệp
Theo thông tư số 31-TT ngày 17/11/1981 của Bộ giáo dục, hướng nghiệp
là bộ phận quan trọng của nền giáo dục phổ thông. Thực hiện công tác hướng
nghiệp là nhu cầu thiết yếu trong công cuộc cải cách giáo dục nhằm thực hiện
mục tiêu nguyên lý và nội dung giáo dục của Đảng, từ đó có đóng góp tích cực
và có hiệu quả trong việc phân công, sử dụng hiệu quả học sinh sau khi tốt
nghiệp.


13

Mục đích cơ bản mà giáo dục hướng nghiệp cần đạt được là bồi dưỡng,
hướng dẫn học sinh chọn ngành nghề phù hợp với yêu cầu phát triển của xã
hội, ngoài ra còn phải phù hợp với thể lực và năng khiếu của cá nhân đó.
2.1.3.2 Nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp
Để đạt được mục đích trên, công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ

thông phải thực hiện các nhiệm vụ sau: rèn luyện, giáo dục thái độ của học
sinh về lao động và ý thức đúng đắn về nghề nghiệp, tổ chức thực tập cho học
sinh, tiếp cận làm quen với một số ngành then chốt trong xã hội và các nghề
truyền thống của địa phương, tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp
học sinh sẽ chọn trong tương lai để khuyến khích, sau đó hướng dẫn và bồi
dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất, khuyến khích, động viên học
sinh đi vào những nghề, những nơi đang cần lao động trẻ tuổi có văn hóa.
Song song việc thực hiện các nhiệm vụ trên, các trường THPT cần quán
triệt các vấn đề sau: hướng dẫn phải dựa trên cơ sở giáo dục kĩ thuật tổng hợp
và giáo dục toàn diện, hướng nghiệp cho học sinh phải dựa vào phương hướng
phát triển của kinh tế, văn hóa và nhu cầu sử dụng lao động dự trữ của đất
nước và địa phương, nội dung, hình thức và phương pháp được sử dụng trong
công tác hướng nghiệp phải phù hợp với đặc điểm của học sinh như: sức khỏe,
lứa tuổi, trình độ học tập, xu hướng,…
2.1.3.3 Tiến hành công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông
Công tác hướng nghiệp được tiến hành từ lớp đầu cấp đến lớp cuối cấp
của các trường THPT, công tác hướng nghiệp giáo dục phải được thực hiện
dựa trên nhiệm vụ giáo dục, thông qua các hoạt động giáo dục và phải kết hợp
chặt chẽ giữa trong và ngoài nhà trường.
a. Các hình thức giáo dục hướng nghiệp
Hướng nghiệp qua các môn học
Hướng nghiệp qua hoạt động lao động sản xuất
Hướng nghiệp qua việc giới thiệu các ngành nghề
Hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại khóa
b. Tổ chức thực hiện trong phạm vi giáo dục
Bộ máy: Ở Bộ, các đơn vị thuộc Bộ căn cứ theo chức năng của mình có
trách nhiệm nghiên cứu và chỉ đạo thường xuyên công tác hướng nghiệp,
thành lập ban công tác hướng nghiệp, phối hợp với các cơ quan chức năng
thuộc Bộ khác để thực hiện công tác hướng nghiệp. Các Ban giáo dục, huyện,
quận thành lập ban công tác hướng nghiệp để tham mưu cho cấp lãnh đạo về

nội dung kế hoạch hướng nghiệp. Mỗi trường cũng thành lập ban công tác

×