Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ sang thị trường châu á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.06 MB, 118 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QTKD






ĐINH HOÀNG ÂN





PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM
XUẤT KHẨU CẦN THƠ SANG THỊ TRƯỜNG
CHÂU Á




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Tế Ngoại Thương
Mã số ngành: 52340120











9-2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QTKD





ĐINH HOÀNG ÂN
MSSV: 4105182




PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM
XUẤT KHẨU CẦN THƠ SANG THỊ TRƯỜNG
CHÂU Á



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH : KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG

Mã số ngành: 52340120



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
BÙI THỊ KIM THANH






9-2013


1

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quá trình phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay,
xuất khẩu luôn được đánh giá là ngành quan trọng trong việc mang lại nguồn
ngoại tệ không nhỏ cho đất nước, khai thác được lợi thế so sánh của quốc gia
trong giao thương hàng hóa quốc tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đặc biệt là
tạo công ăn việc làm cho người lao động,… Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất
đai màu mỡ thích hợp cho việc trồng lúa và giá nhân công rẻ, đã giúp hạt gạo
trở thành mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam. Từ đó đưa nước ta
đứng thứ hai thế giới về sản lượng xuất khẩu mặt hàng này. Việc phát triển
nghề trồng lúa đặt biệt là tìm kiếm thị trường đầu ra cho hạt gạo Việt Nam để
giữ vững và phát huy vị trí xuất khẩu trên thương trường quốc tế luôn là vấn
đề được các doanh nghiệp xuất khẩu gạo và nhà nước xem trọng.
Bên cạnh đó, thực hiện nền kinh tế mở cửa hội nhập, Việt Nam tham gia
tích cực vào các tổ chức lớn như WTO, APEC, ASEAN,… cùng mối quan hệ
hợp tác trên nhiều lĩnh vực với nhiều quốc gia trên thế giới đã mở ra cơ hội
tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu gạo cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Đặc biệt là thị trường ở châu Á vốn luôn có nhu cầu rất cao về tiêu thụ gạo và
cũng là thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam. Tuy nhiên, làm thế nào
để trụ vững tại các thị trường xuất khẩu truyền thống và phát triển những thị
trường mới trước các đối thủ cạnh tranh tại những thị trường này luôn là vấn
đề đã và đang được các công ty xuất khẩu của ta hết sức quan tâm. Công Ty
Cổ Phần Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ (Mekonimex) cũng không
nằm ngoài xu thế đó. Tuy nằm trong ngành nghề xuất khẩu được nhà nước
khuyến khích, giúp đỡ song công ty vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn,
thách thức nhất là tìm kiếm thị trường đầu ra cho hạt gạo trong tình cảnh xuất
khẩu còn gặp nhiều khó khăn và cạnh tranh gay gắt như hiện này. Vì thế, duy
trì và phát triển thị trường xuất khẩu đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh
và uy tín luôn là mục tiêu được công ty chú trọng và từng bước thực hiện
trong thời gian qua.

Qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ Phần Nông Sản Thực Phẩm Xuất
Khẩu Cần Thơ, nhận thấy thị trường các nước ở châu Á là những thị trường
tiêu thụ gạo chính của công ty, ảnh hưởng sống còn đến sự tồn tại và phát triển
của công ty nên tôi quyết định chọn đề tài:” Phân tích tình hình xuất khẩu
gạo của Công ty Cổ Phần Nông Sản Thực Phẩm Xuất khẩu Cần Thơ sang
thị trường châu Á”, làm đề tài luận văn tốt nghiệp với hy vọng ứng dụng

2

những kiến thức bổ ích đã học được khi còn ngồi trên giảng đường vào thực
tiễn bên cạnh đó là hy vọng với những đề xuất nghiên cứu này sẽ cung cấp các
thông tin bổ ích giúp công ty trong việc xây dựng chiến lược phát triển hoạt
động xuất khẩu gạo sang thị trường này trong tương lai.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Công Ty Cổ Phần Nông Sản Thực
Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ sang thị trường châu Á giai đoạn 2010 đến 6 tháng
đầu năm 2013. Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất
khẩu gạo của công ty tại thị trường này trong tương lai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề cụ
thể như sau:
 Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của Mekonimex
sang thị trường châu Á nói chung và từng thị trường tại châu Á nói riêng
 Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố tác ảnh hưởng hoạt động xuất
khẩu và mở rộng thị trường của công ty tại thị trường châu Á.
 Mục tiêu 3: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu cùng với những cơ hội
và thách thức của công ty trong hoạt động xuất khẩu và phát triển thị trường
tại châu Á.
 Mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thị trường,

nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của công ty tại thị trường châu Á trong tương
lai.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Không gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu tại Công ty Cổ Phần Nông Sản Thực Phẩm
Xuất Khẩu Cần Thơ.
1.3.2. Thời gian
Đề tài nghiên cứu về thị trường xuất khẩu gạo của công ty trong khoảng
thời gian từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 12.08.2013 đến ngày 18.11.2013

3

1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình xuất khẩu mặt hàng gạo của
Công Ty Cổ Phần Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ sang thị trường
châu Á.
























4

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Các vấn để cơ bản về thị trường xuất khẩu
2.1.1.1. Khái niệm
a) Khái niệm thị trường
Thị trường là một phạm trù kinh tế hàng hoá, có thể được khái niệm theo
nhiều cách khác nhau, được xem xét từ nhiều gốc độ để đưa ra khái niệm vào
các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển kinh tế hàng hoá. Theo
Nguyễn Thị Minh Châu (2010) nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì thị trường chỉ địa
điểm hay không gian của trao đổi hàng hoá, đó là nơi gặp gỡ giữa người bán,
người mua, hàng và tiền và ở đó diễn ra các hoạt động mua bán. Như vậy,
phạm vi của thị trường được giới hạn thông qua việc xem xét bản chất hành vi
tham gia thị trường, ở đâu có sự trao đổi, buôn bán, có sự lưu thông hàng hoá
thì ở đó có thị trường.
Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì thị trường là các hiện tượng kinh tế được
phản ánh thông qua trao đổi và lưu thông hàng hoá cùng với các quan hệ kinh
tế giữa người với người trong quá trình trao đổi, mua bán hàng hoá và các dịch

vụ. Như vậy, thị trường là tổng thể những thoả thuận, cho phép những người
bán và người mua trao đổi hàng hoá và dịch vụ, người bán và người mua có
thể không trực tiếp trao đổi, mà có thể qua các phương tiện khác để thiết lập
nên thị trường.
MC CARTHY (1960) nhận định: “Thị trường có thể hiểu là một nhóm
khách hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự và những người bán đưa ra
sản phẩm khác nhau với cách thức khác nhau để thoả mãn nhu cầu đó”. Khái
niệm này không những nói lên được bản chất của thị trường mà còn giúp cho
doanh nghiệp xác định được mục tiêu, phương hướng kinh doanh của mình.
Đó là hướng tới khách hàng, mục tiêu tìm mọi cách thoả mãn nhu cầu của
khách hàng để đạt được lợi nhuận tối đa.
b) Khái niệm thị trường xuất khẩu
Theo Đại học Kinh tế Quốc Dân (2010) thị trường xuất khẩu là tổng thể
các mối quan hệ tác động qua lại giữa các thương nhân ở các quốc gia khác
nhau nhằm mục đích mua bán hàng hoá và dịch vụ. Như vậy, thị trường xuất
khẩu là tập hợp những người mua và người bán có quốc tịch khác nhau hoạt
động với nhau để xác định giá cả, sản lượng hàng hoá mua bán, chất lượng

5

hàng hoá và các điều kiện khác theo hợp đồng, thanh toán chủ yếu bằng ngoại
tệ mạnh và phải làm thủ tục hải quan qua biên giới.
Trên cơ sở khái niệm về thị trường của MC Carthy, tác giả Nguyễn Thị
Kim Anh (2010) định nghĩa thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp như sau:
“Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp là tập hợp những khách hàng nước
ngoài tiềm năng của doanh nghiệp tức là những khách hàng nước ngoài đang
mua hoặc sẽ mua sản phẩm của doanh nghiệp ấy”. Qua khái niệm này, doanh
nghiệp không chỉ xác định được mục tiêu quan trọng là hướng tới khách hàng
mà còn tìm cách thỏa mãn nhu cầu đặc trưng của họ đối với sản phẩm mà
doanh nghiệp cung ứng, nhu cầu đó mang đặc tính cơ bản của thị trường quốc

tế, bị chi phối bởi tập quán văn hoá, ngôn ngữ lối sống, điều kiện tự nhiên của
các nước đó,
2.1.1.2. Chức năng và vai trò của thị trường xuất khẩu
a) Chức năng
 Chức năng thừa nhận: Một doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất
nhập khẩu có thể tự sản xuất ra hàng hoá để xuất khẩu hoặc cũng có thể mua
lại hàng hoá ở những thị trường khác nhau sau đó đem xuất khẩu. Hàng hoá có
bán được trên thị trường nước ngoài hay không là nhờ vào chức năng thừa
nhận của thị trường. Nếu hàng hoá bán được trên thị trường quốc tế tức là
được thị trường thừa nhận doanh nghiệp sẽ bù đắp được chi phí xuất khẩu và
có một khoản lợi nhuận nhất định. Do vậy hàng hoá sản xuất ra phải phù hợp
với từng loại thị trường về chất lượng, mẫu mã, màu sắc, bao bì, giá cả,
 Chức năng thực hiện: Chức năng này đòi hỏi hàng hoá xuất nhập
khẩu phải thực hiện giá trị trao đổi tức là phải được mua bán, người nhập khẩu
cần hàng và người xuất khẩu thì cần tiền vì vậy tiền phải được chuyển đến cho
người xuất khẩu còn hàng phải được chuyển đến giao cho người nhập khẩu.
 Chức năng điều tiết và kích thích: Nếu hàng hoá xuất đi được nhiều
người tiêu dùng chấp nhận tức là bán được nhiều hàng thì sẽ kích thích người
xuất khẩu tìm nhiều nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu đó, ngược lại khi thị
trường xuất khẩu có những biến động chẳng hạn cắt giảm mức hạn ngạch nhập
khẩu mặt hàng đó thì các doanh nghiệp sẽ giảm sản xuất trong ngắn hạn để tìm
kiếm thị trường khác cho việc xuất khẩu.
 Chức năng thông tin: Thông tin là vấn đề rất quan trọng đặc biệt
đối với những nhà xuất khẩu, từ việc nghiên cứu thị trường các doanh nghiệp
mới có thể đưa ra những sản phẩm phù hợp hay điều chỉnh chiến lược xuất

6

khẩu của doanh nghiệp mình. Tuỳ cách sử lý thông tin mà doanh nghiệp có thể
thành công hay thất bại trên thị trường quốc tế.

b) Vai trò
 Thị trường xuất khẩu là cầu nối giữa các nhà sản xuất trong nước
với những người tiêu dùng nước ngoài, đó là vấn đề sống còn với các nhà kinh
doanh thương mại quốc tế.
 Là nơi kiểm nghiệm chính xác nhất trình độ sản xuất cũng như
trình độ quản lý của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
 Là nơi đánh giá chính xác chủ trương chính sách của nhà nước
trong hoạt động quản lý xuất nhập khẩu cũng như trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế.
 Là nơi đào tạo cán bộ quản lý xuất nhập khẩu và là nơi đào thải
những doanh nghiệp yếu kém không đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
2.1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu
 Yếu tố kinh tế bao gồm: Yếu tố kinh tế vĩ mô là tình trạng kinh tế
của mỗi quốc gia, nền kinh tế của một quốc gia đang ở trong giai đoạn suy
thoái về kinh tế hoặc đang có lạm phát thì sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình mua
sắm của người dân nước đó, chính sách kinh tế đối ngoại của nhà nước, chính
sách tài chính tiền tệ của nước đó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến xuất nhập
khẩu, khi chinh phủ duy trì tỷ giá hối đoái cao tức là hạ giá đồng tiền của nuớc
mình xuống sẽ tạo ra một lực kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu
ngược lại nếu nhà nước áp dụng tỷ giá hối đoái thấp thì sẽ kích thích hàng
nhập khẩu nước ngoài vào thị trường trong nước,…. Yếu tố kinh tế vi mô, đó
là các yếu tố bên trong doanh nghiệp bao gồm trình độ quản lí của doanh
nghiệp, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, sản phẩm xuất khẩu, giá cả,…, bên
cạnh đó là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng kinh
doanh trên một thị trường xuất khẩu, mỗi quốc gia đều có những lợi thế cạnh
tranh khác nhau, dựa vào đó các doanh nghiệp sẽ sản xuất ra những mặt hàng
có khả năng cạnh tranh khác.
 Địa lý và khí hậu: Mỗi khu vục địa lý khác nhau có đặc điểm khí
hậu khác nhau do vậy hàng hoá tiêu dùng cũng có những đặc điểm khác vì thế
phải có kỹ thuật và công nghệ sản xuất ra những sản phẩm phù hợp với điều

kiện khí hậu của nước mà ta muốn xuất khẩu hàng hoá sang. Khoảng cách địa
lý quá xa còn ảnh hưởng nhiều đến chi phí vận tải, chi phí này sẽ làm tăng giá
hàng hoá lên từ đó có thể làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm so với các
nước có khoảng cách gần hơn.

7

 Chính trị và pháp luật: Quan hệ chính trị giữa hai quốc gia có ảnh
hưởng quyết định đến hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước đó, nếu hai
quốc gia có hiệp định song phương thì việc trao đổi hàng hoá giữa hai nước sẽ
được tiến hành thuận lợi hơn so với các nước khác. Hơn nữa nếu nắm bắt được
các quy định pháp luật của quốc gia mà mình xuất khẩu vào sẽ thuận lợi rất
nhiều trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại, các doanh nghiệp có
thể dựa vào vốn hiểu biết của mình về pháp luật để kinh doanh một cách hiệu
quả nhất.
 Yếu tố văn hoá: Khi kinh doanh trên thị trường quốc tế sẽ có nhiều
điểm khác biệt về văn hoá tạo nên tập quán và nhu cầu tiêu dùng, thị hiếu
khách hàng khác nhau ở mỗi quốc gia, một hành động có thể nói là rất lịch sự
ở nước này có thể là một hành động khiếm nhã ở nước khác, do vậy cần lưu ý
vấn đề này đặc biệt là ở những nước có nền văn hoá đặc thù.
 Yếu tố khoa học - công nghệ: Áp dụng khoa học công nghệ vào
sản xuất để tiết kiệm được chi phí sản xuất, trên cơ sở đó nâng cao chất lượng
và hạ giá thành sản phẩm đồng thời tạo khả năng cạnh tranh cao cho sản phẩm
của doanh nghiệp trên thị trường đang là xu thế tất yếu của thời đại. Việc phát
triển khoa học công nghệ còn tạo nhiều điều kiện thuận lợi để các doanh
nghiệp khai thác và tìm kiếm những thông tin về sản phẩm và thị trường; đẩy
mạnh sự phân công lao động quốc tế và sự hợp tác giữa các quốc gia.
2.1.2. Các vấn để cơ bản về xuất khẩu hàng hóa
2.1.2.1. Khái niệm
Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh thu lợi bằng cách bán sản phẩm

hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài và sản phẩm hay dịch vụ ấy phải di
chuyển ra khỏi biên giới của một quốc gia, trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương
tiện thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với
cả hai quốc gia.
Mục đích của hoạt động xuất khẩu nhằm thu về khoản ngoại tệ dựa trên
cơ sở khai thác lợi thế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động
quốc tế. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện, từ
xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị và cả
công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động trao đổi này đều nhằm mục đích
đem lại lợi ích cho các quốc gia tham gia.
2.1.2.2. Các hình thức xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau:
xuất khẩu tại chỗ, gia công xuất khẩu, ủy thác xuất khẩu, xuất khẩu tự doanh,

8

xuất khẩu qua đại lý nước ngoài, hình thức tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu…
Mỗi hình thức có những ưu điểm và khuyết điểm riêng biệt, tùy theo tình hình
và khả năng của từng doanh nghiệp mà có sự lựa chọn phù hợp với hoạt động
kinh doanh của mình.
Đối với Công ty Cổ Phần Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ, do
đã có uy tín trên thương trường và chịu sự chỉ đạo của Ủy Ban Nhân Dân
Thành phố Cần Thơ cũng như Tổng Công ty Lương thực Miền Nam nên công
ty xuất khẩu gạo qua 2 hình thức: xuất khẩu trực tiếp và ủy thác xuất khẩu.
 Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là phương thức kinh doanh mà trong đó đơn vị tham
gia hoạt động xuất khẩu có thể trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng với đối tác
nước ngoài; trực tiếp giao nhận hàng và thanh toán tiền hàng. Các doanh
nghiệp tiến hành xuất khẩu trực tiếp trên cơ sở tự cân đối về tài chính, có
quyền tìm kiếm bạn hàng, định đoạt giá cả, lựa chọn phương thức thanh toán

và thị trường, xác định phạm vi kinh doanh nhưng trong khuôn khổ chính sách
quản lý xuất khẩu của nhà nước.
 Ủy thác xuất khẩu
Xuất khẩu uỷ thác là phương thức kinh doanh mà trong đó, đơn vị tham
gia hoạt động kinh doanh xuất khẩu không đứng ra trực tiếp đàm phán với
nước ngoài mà phải nhờ qua một đơn vị xuất khẩu có uy tín thực hiện hoạt
động xuất khẩu cho mình.
Đặc điểm hoạt động xuất khẩu uỷ thác là có hai bên tham gia trong hoạt
động xuất khẩu:
 Bên giao uỷ thác xuất khẩu (bên uỷ thác): bên uỷ thác là bên có đủ
điều kiện bán hàng xuất khẩu.
 Bên nhận uỷ thác xuất khẩu (bên nhận uỷ thác): bên nhận uỷ thác
xuất khẩu là bên đứng ra thay mặt bên uỷ thác ký kết hợp đồng với bên nước
ngoài. Hợp đồng này được thực hiện thông qua hợp đồng uỷ thác và chịu sự
điều chỉnh của luật kinh doanh trong nước. Bên nhận uỷ thác sau khi ký kết
hợp đồng uỷ thác xuất khẩu sẽ đóng vai trò là một bên của hợp đồng mua bán
ngoại thương. Do vậy, bên nhận uỷ thác sẽ phải chịu sự điều chỉnh về mặt
pháp lý của luật kinh doanh trong nước.
2.1.2.3. Các phương thức thanh toán xuất khẩu
Hiện nay, có nhiều phương thức thanh toán hàng hóa xuất khẩu tuy theo
điều kiện và nhu cầu mỗi công ty mà lựa chọn phương thức thích hợp. Riêng

9

đối với công ty Mekonimex, hầu hết các hợp đồng xuất khẩu đều được kí kết
theo điều kiện FOB và thường sử dụng 2 hình thức thanh toán chủ yếu là:
a) Thanh toán bằng thư tín dụng
Hình thức thanh toán thư tín dụng (L/C – Letter of Credit) là hình thức
thanh toán trong đó người nhập khẩu đề nghị với ngân hàng phục vụ (ngân
hàng mở L/C) thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho người xuất khẩu với

điều kiện người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp
với điều kiện đã thỏa thuận.
Trong mua bán ngoại thương, việc mở L/C là rất quan trọng vì nếu không có
L/C thì công ty không giao hàng được. Vì vậy khi kí kết hợp đồng, công ty
quy định rõ trong hợp đồng thời hạn để người mua mở L/C thường là 15 đến
20 ngày khi hợp đồng được ký kết. Khi được thông báo chính thức L/C được
mở công ty đến ngân hàng nơi mở tài khoản ngoại tệ để nhận bản gốc và tiến
hành kiểm tra tính chân thật và hợp lệ của nội dung hai bên thỏa thuận theo
quy định pháp luật. Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng giúp công ty
hạn chế tối đa rủ ro trong thanh toán hàng hóa xuất khẩu, tránh tình trạng giao
hàng mà chưa nhận được tiền.
b) Thanh toán bằng T/T
Hình thức chuyển tiền bằng điện báo (T/T – Telegraphic Transfer) là việc
chuyển tiền được thực hiện bằng cách ngân hàng của người nhập khẩu điện ra
lệnh cho ngân hàng đại lí ở nước ngoài trả tiền cho người xuất khẩu
Đây là phương thức thanh toán công ty cũng thường áp dụng. Sau khi ký
hợp đồng xuất khẩu, khách hàng phải thanh toán trước 30% tổng giá trị hàng
hóa, còn lại 70% sẽ được thanh toán khi hàng qua lan can tàu công ty xuất
trình giấy tờ và thanh toán tiền với khách hàng.
2.1.2.4 Vai trò của xuất khẩu
Ngày nay hoạt động xuất khẩu có vai trò quan trọng không chỉ đối với sự
phát triển kinh tế của mỗi quốc gia mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như các công ty đa quốc gia. Sau
đây là một số vai trò chủ yếu của xuất khẩu đối với mỗi quốc gia và các doanh
nghiệp trong nước.
 Đối với nhà nước
Xuất khẩu giúp cho nước đó phát huy được lợi thế so sánh của đất nước
và tăng hiệu quả kinh tế làm cho kinh tế đất nước phát triển và phồn thịnh hơn.
Do tăng được thị trường tiêu thụ hàng hoá nên kích thích sản xuất trong nước.


10

Đồng thời với sự cạnh tranh toàn cầu hoá, chất lượng hàng hoá trong nước sẽ
được nâng cao. Xuất khẩu còn tạo sự gắn kết quan hệ phụ thuộc tương hỗ giúp
đỡ lẫn nhau giữa các nước cùng phát triển. Thông qua kinh doanh xuất khẩu sẽ
phát huy, sử dụng tốt được nguồn lao động và tài nguyên của đất nước, góp
phần nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ trong nước, tạo vốn cho phát triển
cơ sở hạ tầng, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nước.
 Đối với người tiêu dùng
Xuất khẩu phát triển sẽ giúp cho kinh tế xã hội phát triển, đời sống nhân
dân nâng cao tạo nên sức mua lớn. Mặt khác mở rộng thị trường xuất khẩu cho
phép người tiêu dùng sử dụng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn, chất
lượng tốt, đa dạng và phong phú hơn, chi phí tiêu dùng trên một đơn vị sản
phẩm thấp hơn giá trị nhận được khi chưa có thị trường xuất nhập khẩu.
 Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Xuất khẩu giữ vai trò cốt yếu đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu là
hoạt động chính để doanh nghiệp tồn tại, duy trì và phát triển. Thị trường xuất
khẩu chính là môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, các hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp đều được giải quyết trên thị trường.
Thị trường còn là nơi cung cấp thông tin kinh doanh cho doanh nghiệp
(thông tin về cung, cầu, giá cả, số lượng, chất lượng sản phẩm ) cũng chính là
nơi quyết định được các vấn đề về kinh doanh (sản xuất cái gì?, như thế nào?
và cho ai?) và thị trường cũng chính là mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp
thông qua chức năng thực hiện thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cho
doanh nghiệp và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do vậy chiếm lĩnh
được thị trường chính là mục tiêu sống còn của doanh nghiệp.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp: đề tài sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ các
nguồn tài liệu do công ty cung cấp, qua các thông tin trên sách, báo, truyền

hình, internet, từ các niên giám thống kê và các nghiên cứu trước đây…
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
2.2.2.1 Mục tiêu 1
Mục tiêu 1 sử dụng phương pháp so sánh để phân tích sự biến động sản
lượng, giá cả và kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường châu Á nói chung và
từng thị trường tại châu Á nói riêng để thấy được thực trạng xuất khẩu gạo của
công ty.

11

Khái niệm: Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu
phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ
tiêu gốc).
Các bước thực hiện:
 Bước 1: Lựa chọn các tiêu chuẩn để so sánh
Chọn chỉ tiêu của một kỳ làm căn cứ để so sánh, được gọi là kỳ gốc. Tùy
theo mục tiêu nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc sao cho thích hợp. Để thấy được
xu hướng phát triển của tình hình xuất khẩu nên đề tài chọn kỳ gốc là năm
trước để phân tích cả năm hoặc cùng kỳ năm trước để phân tích 6 tháng đầu
năm.
 Bước 2: Điều kiện so sánh được
Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được
đem so sánh phải đảm bảo tính chất so sánh được về không gian và thời gian.
Về thời gian: các chỉ tiêu được chọn trong đề tài theo cùng năm và đồng
nhất trên cả 3 mặt:
 Cùng phản ảnh nội dung kinh tế.
 Cùng một phương pháp tính toán.
 Cùng một đơn vị đo lường.
Về không gian: các số liệu được thu thập trong cùng công ty, hoặc trong
cùng mặt hàng xuất khẩu gạo.

 Bước 3: Kỹ thuật so sánh
Sử dụng chủ yếu hai hình thức:
 So sánh bằng số tuyệt đối: dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh
là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc. Để thấy được quy mô và số lượng
của xu hướng phát triển.

Trong đó:
y

: Hiệu số của chỉ tiêu giữa hai kỳ phân tích
0
y
: Chỉ tiêu kỳ phân tích trước
1
y : Chỉ tiêu kỳ phân tích sau
01
yyy 

×