Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch hà tiên kiên giang của du khách nội địa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 80 trang )




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH





NGUYỄN THỊ KIM ANH



PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN NHU CẦU DU LỊCH HÀ TIÊN
- KIÊN GIANG CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh tế Ngoại thương
Mã số ngành: 52340120









8-2013





TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



NGUYỄN THỊ KIM ANH
MSSV: 4105181

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN NHU CẦU DU LỊCH HÀ TIÊN
- KIÊN GIANG CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh tế Ngoại thương
Mã số ngành: 52340120

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
HUỲNH THỊ KIM UYÊN




8-2013

i

LỜI CẢM TẠ

Để hoàn thành được bài luận văn tốt nghiệp này, em đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ từ phía Thầy, Cô và anh, chị ở Ủy ban nhân dân thị xã Hà Tiên
cũng như phòng văn hóa thông tin thị xã Hà Tiên.
Đầu tiên, em muốn gửi lời cảm ơn đến Thầy Cô khoa Kinh tế - Quản trị
kinh doanh đã dạy dỗ em trong những năm học đại học tại trường Đại học Cần
Thơ. Quan trọng hơn em chân thành cảm ơn Cô Huỳnh Thị Kim Uyên đã tận
tình hướng dẫn em hoàn thành bài nghiên cứu này.
Tiếp theo, em xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị ở Ủy ban nhân dân thị
xã Hà Tiên cũng như phòng văn hóa thông tin thị xã Hà Tiên đã cung cấp cho
em những thông tin cần thiết trong bài nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn những du khách đã giúp em làm bài
khảo sát để có thể hoàn thiện được bài nghiên cứu.


Cần Thơ, ngày 07 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Kim Anh











ii


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 07 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Kim Anh

























iii

MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu 1
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4
1.2.1 Mục tiêu chung 4
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 5
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5
1.4.1 Không gian nghiên cứu 5
1.4.2 Thời gian nghiên cứu 5
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 5
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 5
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 8
2.1.1 Các khái niệm về du lịch 8
2.1.2 Nhu cầu du lịch 14
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 15
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 17
2.2.3 Sơ đồ nghiên cứu 23
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH HÀ TIÊN 24
3.1 KHÁI QUÁT VỀ HÀ TIÊN 24

3.1.1 Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên 24
3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 25
3.2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở
HÀ TIÊN 26
3.2.1 Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa 26
3.2.2 Lễ hội 31
3.2.3 Thực trạng hoạt động du lịch ở Hà Tiên 32

iv

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU
DU LỊCH HẦ TIÊN CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA 36
4.1 PHÂN TÍCH NHU CẦU DU LỊCH HÀ TIÊN CỦA DU KHÁCH
NỘI ĐỊA 36
4.1.1 Phân tích thực trạng du lịch Hà Tiên của du khách nội địa 36
4.1.2. Phân tích nhu cầu du lịch Hà Tiên của du khách nội địa 42
4.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU DU
LỊCH HÀ TIÊN CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA 45
4.3 NHỮNG MONG MUỐN CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI DU
LỊCH HÀ TIÊN 47
CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA DU
KHÁCH NỘI ĐỊA VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở
HÀ TIÊN 49
5.1 CƠ SỞ ĐƯA RA GIẢI PHÁP 49
5.1.1 Điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động du lịch ở Hà Tiên 49
5.1.2 Cơ hội và thách thức của hoạt động du lịch ở Hà Tiên 51
5.2 CÁC GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG NHU CẦU VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT
ĐỘNG DU LỊCH Ở HÀ TIÊN 52
5.2.1 Về loại hình du lịch 54
5.2.2 Về quản lý nhà nước 54

5.2.3 Về nguồn nhân lực 55
5.2.4 Về xúc tiến quảng bá hình ảnh 55
5.2.5 Về cơ sở hạ tầng 55
5.2.6 Về cơ sở lưu trú 56
5.2.7 Về các hoạt động vui chơi giải trí, mua sắm và ẩm thực 56
5.2.8 Về tour du lịch 56
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
6.1 KẾT LUẬN 57
6.2 KIẾN NGHỊ 57
6.2.1 Đối với Ủy ban Nhân dân thị xã Hà Tiên 57
6.2.2 Đối với Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Kiên Giang 58
6.2.3 Đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực
du lịch 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
PHỤ LỤC 62

v

DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Bảng diễn giải các thông số trong mô hình hồi quy nhu cầu du lịch 17
Bảng 3.1 Danh sách các di tích đã được Nhà nước công nhận ở Hà Tiên 26
Bảng 3.2 Lượng du khách đến Hà Tiên năm 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 32
Bảng 4.1 Mục đích chính du lịch đến Hà Tiên của du khách nội địa 36
Bảng 4.2 Thời gian du lịch chủ yếu của du khách nội địa dến Hà Tiên 37
Bảng 4.3 Những kênh thông tin của du khách nội địa biết đến Hà Tiên 38
Bảng 4.4 Khoảng thời gian kỳ nghỉ của du khách nội địa đến Hà Tiên 38
Bảng 4.5 Thời gian lưu trú của du khách nội địa đến Hà Tiên 39
Bảng 4.6 Dự định quay lại Hà Tiên du lịch của du khách nội địa 39
Bảng 4.7 Thời gian lưu trú tại Hà Tiên của nhóm du khách có nơi cư trú khác

nhau 40
Bảng 4.8 Thời gian lưu trú của du khách nội địa đến Hà Tiên với các độ tuổi
khác nhau 41
Bảng 4.9 Thời gian kỳ nghỉ trung bình của du khách nội địa có độ tuổi khác
nhau 42
Bảng 4.10 Chi tiêu của du khách nội địa ở Hà Tiên 42
Bảng 4.11 Tổng chi tiêu và cơ cấu của các loại chi tiêu của du khách nội địa ở
Hà Tiên 42
Bảng 4.12 Chi tiêu tại Hà Tiên của nhóm du khách có du lịch theo tour và
không theo tour 44
Bảng 4.13 Chi tiêu tại Hà Tiên của nhóm du khách có nơi cư trú khác nhau . 45
Bảng 4.14 Kết quả xây dựng mô hình hồi quy 46
Bảng 4.15 Những ý kiến phản hồi của du khách nội địa về du lịch ở Hà tiên 47
Bảng 5.1 GDP bình quân đầu người của tỉnh Kiên Giang, ĐBSCL và cả nước
giai đoạn 2010 – 2012 51

vi


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1.1 Các bậc thang nhu cầu theo lý thuyết nhu cầu của con người của
A. Maslow (có bổ sung) 3
Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu 23
Hình 3.1 Bản đồ địa giới hành chính thị xã Hà Tiên – Kiên Giang 24
Hình 3.2 Số lượt du khách nội địa và tổng lượt du khách năm 2010 – 6 tháng
đầu năm 2013 33
Hình 3.3 Doanh thu của hoạt động du lịch ở Hà Tiên 2010 – 6 tháng đầu năm
2013 34



1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
Thương mại dịch vụ đã và đang phát triển trong những thập kỷ gần đây và
nhiều quốc gia trên thế giới cả những nước phát triển và đang phát triển xem nó
như là một lĩnh vực quan trọng hàng đầu trong việc đóng góp vào GDP của quốc
gia. Bởi vì ngoài việc góp phần vào tăng trưởng kinh tế mà sự tăng trưởng lĩnh
vực dịch vụ còn làm cho lĩnh vực hàng hóa phát triển, giải quyết các vấn đề liên
quan đến việc làm của lao động trong nước ở lĩnh vực này. Trong những năm
vừa qua, ngành du lịch Việt Nam có những thành tựu vượt bậc du lịch đã có
những đóng góp lớn trong GDP với 9,4% năm 2012 (Rochelle Turner, 2013),
lượng khách du lịch ở Việt Nam tăng mạnh và doanh thu đạt được rất lớn. Việt
Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại
giao từ những năm 80 của thế kỷ 20 đến nay. Từ đó Việt Nam đã có thể khẳng
định được vị thế của mình trên trường quốc tế. Các sự kiện quốc tế lớn như SEA
Games 22, Hội nghị APEC, hoa hậu Hoàn vũ mà Việt Nam đã đăng cai và tổ
chức thành công đã minh chứng rằng Việt Nam đủ khả năng đảm đương những
trọng trách lớn. Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO
đã mở rộng cánh cửa ra với nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam phát triển,
đời sống người dân ngày được nâng cao. Điều này cũng cho thấy rằng nhu cầu
du lịch ngày càng trở nên phổ biến hơn trong cộng đồng dân cư.
Việt Nam được biết đến với tài nguyên thiên nhiên phong phú, văn hóa
lịch sử lâu đời, khí hậu và địa hình đa dạng với tám vùng sinh thái khác nhau.
Đặc biệt với đường bờ biển dài hơn 3 ngàn km, Việt Nam đã tạo nên sự thu hút
đặc biệt đối với du khách bằng những bãi biển hấp dẫn. Một trong số các bãi

biển trở thành điểm đến du lịch lý tưởng của nhiều du khách là bãi biển Mũi
Nai, đây là một bãi biển đẹp nằm ven bờ vịnh Thái Lan, thuộc xã Mỹ Đức, thị
xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Đây cũng là một trong 10 cảnh đẹp của Hà Tiên
được Mạc Thiên Tứ ca ngợi qua thi phẩm Lộc Trĩ thôn cư khá nổi tiếng. Chẳng
những nơi đây được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan xinh đẹp mà còn có
các di tích lịch sử - văn hóa. Về thắng cảnh biển, núi non của Hà Tiên thì có
nhiều điểm du lịch hấp dẫn như khu du lịch Mũi Nai, núi Thạch Động, núi Tô
Châu, núi Đá Dựng, đầm Đông Hồ, di tích lịch sử văn hóa thì có núi Bình
San…rất thích hợp cho phát triển du lịch tham quan thắng cảnh, nghỉ dưỡng và
du lịch sinh thái. Những thắng cảnh như núi Tô Châu, đầm Đông Hồ, sông

2

Giang Thành, khu du lịch Mũi Nai - Núi Đèn (mở rộng) đang được đầu tư đưa
vào mạng lưới khai thác du lịch chính thức. Về văn hóa văn học - nghệ thuật thì
vùng Hà Tiên có những lễ hội cổ truyền như Tết Nguyên tiêu, kỷ niệm ngày
thành lập Tao Đàn Chiêu Anh Các, lễ giỗ Mạc Cửu; các di tích kiến trúc nghệ
thuật như Lăng Mạc Cửu, chùa Phù Dung, đình Thành Hoàng cũng hứa hẹn cho
khách du lịch nhiều điều thú vị. Với tiềm năng du lịch dồi dào như vậy, Hà Tiên
từng bước phát huy được lợi thế sẵn có của mình thông qua những kết quả đạt
được từ du lịch trong những năm gần đây. Mới đây, khu du lịch Mũi Nai - Hà
Tiên đã được Hiệp hội du lịch Đồng bằng sông Cửu Long bình chọn là nơi du
lịch tiêu biểu ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2012 (Trần Văn Linh, 2012).
Hệ thống cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện. Năm 2009 đường tỉnh lộ
28 được đầu tư 99 tỷ đồng nhằm thu hút thêm khách du lịch từ đó thúc đẩy các
hoạt động thương mại dịch vụ phát triển. Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm
nhiều hơn vào lĩnh vực hấp dẫn này làm cho các cơ sở phục vụ trong du lịch
tăng lên ngày càng nhiều về số lượng cũng như chất lượng.
Mặc dù vậy, lĩnh vực du lịch ở Hà Tiên hiện nay vẫn chưa phát triển xứng
với tiềm năng thực của nó. Thêm vào đó là vẫn còn tồn tại một số hạn chế về

việc bảo vệ cảnh quan du lịch; các cơ sở phục vụ cho du lịch như lưu trú và ăn
uống vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng dịch vụ cũng như số lượng.
Hơn nữa, nhu cầu của khách du lịch ngày càng cao và đa dạng và đó là một nhân
tố quan trọng để góp phần phát triển du lịch Hà Tiên. Để có thể nắm bắt được
nhu cầu cũng như sự cảm nhận của khách du lịch đối với hoạt động du lịch nơi
đây, tác giả đã quyết định chọn đề tài tốt nghiệp là: “Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến nhu cầu du lịch Hà Tiên – Kiên Giang của du khách nội địa”. Từ
đó có thể đưa ra những giải pháp làm cho hoạt động du lịch ở Hà Tiên phát triển
thông qua việc phân tích nhu cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch
của du khách nội địa ở Hà Tiên.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
1.1.2.1 Căn cứ khoa học
Mô hình khái quát về nhu cầu của Abraham Maslow được đưa ra vào năm
1943 gồm có 5 bậc:
- Nhu cầu sinh lý: nhu cầu cơ bản của con người về thức ăn, nước uống,
nghỉ ngơi.
- Nhu cầu về an toàn, an ninh cho tính mạng.
- Nhu cầu hòa nhập và tình yêu.
- Nhu cầu tự tôn trọng và được tôn trọng.
- Nhu cầu tự hoàn thiện, được thể hiện bản thân.

3


Sau này do nhu cầu của con người ngày càng trở nên phong phú và đa
dạng hơn nên tháp nhu cầu đã được bổ sung thêm 2 thang bậc đó là:
- Nhu cầu về thẩm mỹ, cảm nhận cái đẹp.
- Nhu cầu hiểu biết.











Nguồn: Giáo trình kinh tế du lịch, Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, Trương Tử
Nhân, 2006
Hình 1.1 Các bậc thang nhu cầu theo lý thuyết nhu cầu của con người của
A. Maslow (có bổ sung)
Khi đã thỏa mãn được những nhu cầu ở bậc dưới thì con người có xu
hướng thỏa mãn ở những nhu cầu ở bậc cao hơn. Cũng có thể hiểu là khi đời
sống con người ngày càng được cải thiện thì xu hướng đi lên những bậc cao hơn
là tất yếu. Cho nên những nhu cầu ở cấp bậc cao hơn ngày càng đóng vai trò
quan trọng không kém những nhu cầu bậc thấp. Trong xã hội phát triển như
ngày nay, ngoài những nhu cầu về ăn, mặc thông thường thì con người ngày
càng có thêm nhiều nhu cầu khác như vui chơi, giải trí. Và con người có thể
thỏa mãn những nhu cầu đó thông qua nhiều hoạt động, trong đó thì có du lịch.
Các chuyên gia về du lịch đã phân loại nhu cầu về du lịch thành 3 nhóm sau:
- Nhóm 1: Nhu cầu cơ bản: đi lại, ăn uống, lưu trú.
- Nhóm 2: Nhu cầu đặc trưng: nghỉ ngơi, giải trí, tham quan,…
- Nhóm 3: Nhu cầu bổ sung: thẩm mỹ, làm đẹp,…
Việc thỏa mãn nhu cầu ở nhóm 2 giúp con người được thúc đẩy du lịch
hơn trong khi việc thỏa mãn nhóm nhu cầu 1 thì chỉ giúp cho khách du lịch có
Nhu cầu tự
hoàn thiện
Nhu cầu hiểu biết
Nhu cầu về thẩm mỹ,

cảm nhận cái đẹp
Nhu cầu tôn trọng
Nhu cầu về hòa nhập và tình yêu
Nhu cầu an toàn
Nhu cầu sinh lý

4

thể tồn tại. Nếu du khách thỏa mãn các nhu cầu ở nhóm 3 thì làm cho du khách
thuận tiện hơn khi du lịch.
1.1.2.2 Căn cứ thực tiễn
Mỗi người đều có nhu cầu thư giãn, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí nên mỗi
người đều có nhu cầu du lịch. Nhu cầu du lịch ngày càng tăng và trở nên quan
trọng trong tình hình kinh tế - xã hội phát triển, khi hàng ngày mỗi người phải
đối mặt với những áp lực của công việc, của gia đình và xã hội.
Du lịch ở Hà Tiên đã có sự phát triển trong những năm gần đây. Tuy nhiên,
những con số ấy cũng chưa thể cho thấy rằng nó sẽ còn tăng tiếp tục nếu không
nắm rõ tình hình du lịch, đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu, các từ đó khắc
phục được những yếu kém, sai sót của nó. Vì thế việc nghiên cứu nhu cầu của
du khách là vô cũng cần thiết để có thể biết được những nhân tố nào ảnh hưởng
đến nhu cầu của du khách khi đến với Hà Tiên. Từ việc đó đề ra các giải pháp
nhằm đáp ứng được tối đa nhu cầu đó tương ứng với tiềm lực du lịch của nơi
đây.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch Hà Tiên – Kiên Giang
của du khách nội địa, từ đó đưa ra những giải pháp đáp ứng cũng như nâng cao
nhu cầu của du khách nội địa, làm cho hoạt động kinh doanh du lịch ở Hà Tiên
ngày càng phát triển xứng với tiềm năng vốn có của nó.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích tình hình hoạt động du lịch ở Hà Tiên – Kiên Giang thông qua
các số liệu về doanh thu, lượng du khách đến Hà Tiên du lịch hàng năm từ 2010
đến sáu tháng đầu năm 2013.
- Phân tích các nhu cầu du lịch của du khách nội địa khi đến Hà Tiên –
Kiên Giang.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch Hà Tiên của du
khách nội địa nhằm xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến nhu
cầu du lịch của du khách.
- Đề xuất các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch ở Hà Tiên của du
khách nội địa và phát triển hoạt động du lịch ở nơi đây.


5

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tình hình hoạt động du lịch ở Hà Tiên – Kiên Giang từ năm 2010 đến 6
tháng đầu năm 2013 ra sao?
- Nhu cầu du lịch Hà Tiên của du khách nội địa như thế nào?
- Những nhân tố nào tác động đến nhu cầu du lịch Hà Tiên của du khách
nội địa và nhân tố nào có sự tác động mạnh nhất?
- Những đề xuất của du khách nội địa là gì để du lịch Hà Tiên có thể đáp
ứng được những nhu cầu của họ?
- Các giải pháp nào cần được đưa ra nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của du
khách, từ đó phát triển hoạt động du lịch ở Hà Tiên – Kiên Giang?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian nên việc khảo sát và phỏng vấn du khách sẽ được
thực hiện tại Hà Tiên – Kiên Giang.
1.4.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 8/2013 đến tháng 11/2013.

Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài là những số liệu thu thập trong thời
gian từ năm 2010 đến tháng 6/2013. Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm
2013.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là du khách nội địa đang du lịch tại Hà
Tiên.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trong bài nghiên cứu “A Review of Micro Analyses of Tourist
Expenditure” (2010), Ying Wang và Michael C.G. Davidson. Theo như tác giả
thì việc phân tích nhu cầu du lịch có hai mức độ, đó là mức độ vĩ mô và mức độ
vi mô. Nếu việc nghiên cứu mà tập trung vào các đối tượng là cá nhân thì thuộc
về nghiên cứu ở mức độ vi mô. Ưu điểm của nghiên cứu đối tượng này là các
đặc điểm cá nhân của từng du khách được phân tích sâu hơn như đặc điểm tâm
lý của du khách vì nó ảnh hưởng đến sự lựa chọn của du khách trong quá trình
ra quyết định của họ. Ở mức độ vĩ mô, nhu cầu du lịch được coi như là tổng nhu
cầu và sử dụng các loại dữ liệu để phân tích: dữ liệu theo chuỗi thời gian (năm,
mùa), không gian (các quốc gia khác nhau) và dữ liệu bảng. Ở dữ liệu bảng có
thể giải quyết được vấn đề mẫu quan sát nhỏ. Vì nó làm tăng mẫu quan sát, từ

6

đó tăng độ tin cậy trong việc phân tích dữ liệu. Bằng cách xem xét 27 nghiên
cứu mô hình về chi tiêu du lịch ở mức vi mô tác giả đưa ra đặc điểm của mô
hình, cũng như các biến phụ thuộc và độc lập. Tác giả cho rằng chi tiêu du lịch
là sự đo lường quan trọng cho nhu cầu du lịch của du khách quốc tế. Về mô hình
nghiên cứu, mô hình hồi qui đa biến được sử dụng khá nhiều trong nghiên cứu
chi tiêu du lịch, có 17 nghiên cứu sử dụng mô hình này trong tổng số 27 nghiên
cứu được xem xét. Sau khi xem xét các mô hình nhu cầu du lịch thì tác giả đã
đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch thường được sử dụng trong
các mô hình nhu cầu du lịch là:

- Thu nhập (thu nhập hộ gia đình, thu nhập gộp hàng năm, tổng thu nhập
của nhóm du khách, thu nhập sau thuế, tổng chi tiêu hộ gia đình và tỉ giá tiền
lương,…). Yếu tố thu nhập có tác động cùng chiều với nhu cầu du lịch hay nói
cách khác khi thu nhập của một cá nhân tăng thì nhu cầu du lịch của họ cũng sẽ
tăng theo.
- Giá cả cũng là một nhân tố tác động đến chi tiêu của du khách. Nhưng
trong các nghiên cứu sử dụng dữ liệu không gian thì giả thuyết là giá cả như
nhau đối với các cá nhân. Những du khách đã nhận thức trước được điểm đến
mà họ du lịch có giá cả đắt đỏ thì họ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn.
- Các yếu tố nhân khẩu học: tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, nghề
nghiệp, nơi cư trú thường xuyên, quốc gia, dân tộc, kích thước và thành phần
gia đình.
- Nhân tố liên quan đến chuyến đi (thời gian lưu trú, kích thước đoàn du
lịch, sự hiện diện của bạn đồng hành, có hoặc không có con, loại hình thức lưu
trú, số lần du lịch, ý định tiếp tục đến trả ít hơn/nhiều hơn 100 pouns, phương
tiện vận chuyển, phương pháp thanh toán, khoảng cách du lịch, mục đích chuyến
đi, phương thức, )
- Yếu tố tâm lý (sự thu hút của điểm đến, đánh giá về chuyến đi, )
- Yếu tố về điểm đến như các hoạt động vui chơi giải trí, lễ hội tại các
điểm đến cũng ảnh hưởng đến chi tiêu du lịch sau yếu tố thu nhập.
Bài nghiên cứu “Demand for Tourism in Portugal: A Panel Data
Approach “ (2005), của Sara A. Proença và Elias Soukiazis, để xác định xu
hướng nhu cầu du lịch của du khách đến Bồ Đào Nha, các tác giả đã dùng dữ
liệu bảng để phân tích. Trong dữ liệu này, thời gian được thu thập là từ 1977 –
2001 và xem xét bốn quốc gia chiếm 90% du khách đến Bồ Đào Nha đó là Tây
Ban Nha ,Đức ,Pháp và Anh. Trong mô hình này, tác giả đưa vào cả nhân tố cầu
(thu nhập của du khách, giá cả) và nhân tố cung (tỉ lệ đầu tư công và cơ sở lưu

7


trú tại điểm đến). Mô hình nhu cầu du lịch trong bài nghiên cứu này sử dụng hồi
qui tuyến tính logarit với biến phụ thuộc là sự chi tiêu của du khách, biến độc
lập: thu nhập, giá cả, khả năng về nơi lưu trú (đo lường bằng số giường phục vụ
du lịch), tỉ lệ đầu tư công cộng (cơ sở hạ tầng), biến giả tác động hội nhập (0:
lúc chưa gia nhập EEC, 1: gia nhập EEC- từ 1986). Kết quả nghiên cứu cho thấy
tỉ lệ đầu tư công cộng và tác động hội nhập không có ý nghĩa, thu nhập, giá cả,
khả năng lưu trú có ý nghĩa và tác động tích cực đến nhu cầu du lịch của du
khách ở Bồ Đào Nha. Trong đó, thu nhập (thu nhập trên đầu người) là nhân tố
quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định di du lịch của du khách. Sự tăng mức
giá ở điểm đến làm giảm khả năng mua của khách hàng tiềm năng và vì thế làm
giảm nhu cầu của họ về du lịch. Mặt khác, sự tăng giá ở điểm đến cũng không
khuyến khích du khách đến nơi này du lịch mà sẽ khiến họ lựa chọn một điểm
đến khác có giá cả rẻ hơn. Nhìn chung, du khách chống lại sự rủi ro, thích đi
nghỉ ở những nơi đã quen thuộc với họ hoặc họ đã nghe một cái gì đó tích cực
về những nơi đó.
Bài nghiên cứu “Review of international tourism demand models”
(1997), Christine Lim. Trong việc xem xét 100 mô hình đánh giá nhu cầu du
lịch thì tác giả cho thấy có không ít các mô hình sử dụng dữ liệu không gian (9
mô hình sử dụng dữ liệu không gian, 9 mô hình sử dụng dữ liệu bảng, còn các
mô hình còn lại sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian). chi tiêu của du khách là một
trong những biến phụ thuộc được đưa vào mô hình nhiều nhất. Những biến giải
thích thường được sử dụng trong mô hình nhu cầu du lịch theo như trong bài
nghiên cứu là: thu nhập, giá cả, chi phí vận chuyển.
Bài nghiên cứu “Factors Affecting Travel Expenditure of Visitors to
Macau” (2011), Woody G. Kim, Yumi Park, Gabriel Gazzoli, Taegoo Terry
Kim, Robert S. Brymer. Bài nghiên cứu này với mục đích kiểm tra các nhân tố
có ảnh hưởng đến chi tiêu của du khách đến Ma Cao. Trong đó thì chi tiêu của
du khách được tính bao gồm chi tiêu cho: đánh bạc; lưu trú; ăn uống; vui chơi
giải trí; ngắm cảnh, tham quan; phương tiện vận chuyển địa phương. Số liệu thu
được bằng cách phỏng vấn trực tiếp 807 du khách tại những địa điểm như: sân

bay, cửa khẩu, nhà ga sân bay. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng những du
khách có thu nhập cao, số người du lịch trong cùng nhóm nhiều, tình trạng hôn
nhân là đã kết hôn thì có xu hướng chi tiêu du lịch nhiều hơn. Các yếu tố được
đưa vào mô hình nghiên cứu mà không có ý nghĩa là: tuổi, giới tính, trình độ
học vấn, khoảng cách du lịch (nơi cư trú ), mục đích du lịch chính, thời gian lưu
trú, loại hình lưu trú.

8

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm về du lịch
Sự hình thành của du lịch có từ thời xa xưa, đến ngày nay thì du lịch ngày
càng phát triển khi đời sống của con người được nâng cao, khoa học kỹ thuật
phát triển và nhất là giao thông vận tải có những bước tiến quan trọng. Có nhiều
góc độ để xem xét khái niệm về du lịch cũng như các đặc điểm của nó.
Xét theo khía cạnh của người đi du lịch thì du lịch là một sự di chuyển
của người đi du lịch từ nơi này đến nơi khác ngoài nơi lưu trú thường xuyên
nhằm mục đích thỏa mãn những nhu cầu về vật chất và tinh thần.
Đối với những nhà hoạt động kinh doanh du lịch thì đó lại là sự cung cấp
các dịch vụ ăn uống, vui chơi, nghỉ ngơi, nhằm mục tiêu thỏa mãn các nhu cầu
của người đi du lịch và từ đó thu được lợi nhuận.
Tháng 6/1991, Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa (Canada) đã
đưa ra khái niệm về du lịch: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi
ngoài môi trường thường xuyên, trong một khoảng thời gian đã được các tổ
chức du lịch qui định từ trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến
hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm” (Nguyễn Văn Đính
và cộng sự, 2006).

Theo luật Du lịch Việt Nam (điều 4, 2005): “Du lịch là các hoạt động có
liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định”.
2.1.1.1 Khách du lịch
* Định nghĩa của các tổ chức quốc tế về khách du lịch
Năm 1963 Hội nghị do Liên hiệp quốc tổ chức tại Rome (Ý) để thảo luận
về Du lịch đã đưa ra khái niệm về khách viếng thăm quốc tế là người đến một
nước khác với nơi cư trú thường xuyên của họ do nhiều mục đích, ngoại trừ lao
động và kiếm sống. Theo đó thì khách viếng thăm quốc tế được chia ra làm 2
loại, đó là khách du lịch quốc tế và khách tham quan quốc tế (Nguyễn Văn Đính
và cộng sự, 2006).

9

Ở hội nghị này đã đưa ra khái niệm về khách du lịch quốc tế như sau:
“Khách du lịch là công dân của một nước sang thăm và lưu trú tại nước khác
trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ mà ở đó họ không có nơi ở thường
xuyên, nhưng cũng không công nhận những người nước ngoài ở quá một năm
hoặc những người đi ra nước ngoài thực hiện hợp đồng, hoặc tìm nơi lưu trú của
mình cũng như những người ở vùng biên giới, sống nước này sang làm việc
nước khác”. Như vậy, khách du lịch quốc tế là những người rời khỏi đất nước,
nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian trên 24 giờ đến một
năm, với những động cơ:
- Thời gian rỗi (du lịch nhằm giải trí, học tập, chữa bệnh, du lịch thể thao
hoặc tôn giáo).
- Du lịch có liên quan đến việc làm ăn, ký kết; thăm gia đình, họ hàng, bạn
bè; tham gia hội nghị,…
Khách tham quan quốc tế là người lưu lại tạm thời ngoài nơi cư trú thường
xuyên trong thời gian dưới 24 giờ.

Định nghĩa theo tổ chức Du lịch Thế giới (tổ chức Du lịch Thế giới, 2007):
- Du khách là người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đi đến một nơi
khác với bất kỳ lý do nào (kinh doanh, giải trí hoặc mục đích cá nhân khác)
ngoại trừ việc đến nơi đó để kiếm sống, trong thời gian ít hơn một năm. Du
khách bao gồm cả khách du lịch (nếu ở lại ban đêm) và khách tham quan trong
ngày.
- Khách du lịch quốc tế bao gồm:
 Khách du lịch quốc tế đến: gồm người nước ngoài đến du lịch tại một
quốc gia.
 Khách du lịch ra nước ngoài: gồm những người đang sống trong một
quốc gia đi du lịch ở nước ngoài.
- Khách du lịch trong nước: gồm công dân của một quốc gia và người nước
ngoài đang sống trên lãnh thổ của quốc gia đó đi du lịch trong nước.
- Khách du lịch nội địa: gồm khách du lịch trong nước và khách du lịch
quốc tế đến.
- Khách du lịch quốc gia: gồm khách du lịch trong nước và khách du lịch
quốc tế ra nước ngoài.
Nhìn chung, các định nghĩa trên tuy có vài điểm khác nhau nhưng vẫn có
những điểm nhất quán, đó là:
- Động cơ du lịch có thể là tham quan, nghỉ dưỡng, kinh doanh, thăm người
thân, ngoại trừ đến điểm du lịch để lao động kiếm tiền.

10

- Phân biệt giữa khách du lịch và khách tham quan thông qua yếu tố thời
gian. Khách du lịch có ở lại qua đêm còn khách tham quan trong ngày thì không.
* Định nghĩa khách du lịch của Việt Nam
Luật du lịch Việt Nam (điều 4, chương 1, 2005) có nêu rõ: “Khách du lịch
là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc
hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.

Phân loại khách du lịch theo Luật du lịch Việt Nam (điều 34, chương 5,
2005) thì khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.
- “Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường
trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”.
- “Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường
trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”.
Trong bài này sử dụng thuật ngữ du khách được định nghĩa bao gồm cả
khách tham quan (khách tham quan trong ngày, không ở lại qua đêm tại điểm
đến du lịch) và khách du lịch (có ở lại qua đêm tại điểm đến). Du khách nội địa
là những du khách là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài thường trú tại
Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, trong bài nghiên cứu này
là trong phạm vi ở Hà Tiên – Kiên Giang. Du khách nước ngoài là người nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài du lịch đến Việt Nam, cụ thể là
đến Hà Tiên.
2.1.1.2 Các loại hình du lịch
Có nhiều cách để phân chia loại hình du lịch thành nhiều loại khác nhau.
Trong đó có những loại hình du lịch được phân loại dựa vào các căn cứ (Nguyễn
Văn Đính và cộng sự, 2006):
 Căn cứ theo môi trường tài nguyên
- Du lịch sinh thái: là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên. Hình thức du
lịch này đảm bảo gìn giữ môi trường tự nhiên và cải thiện phúc lợi cho người
dân địa phương. Loại hình du lịch này phát triển dưới dạng các khu bảo tồn và
vườn quốc gia.
- Du lịch văn hóa: là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc cùng
với sự tham gia của cộng đồng địa phương không những có thể có doanh thu du
lịch mà còn góp phần vào bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.
 Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ
- Du lịch quốc tế: là loại hình du lịch có điểm xuất phát và điểm đến thuộc
lãnh thổ của các quốc gia khác nhau.


11

- Du lịch nội địa: là loại hình du lịch điểm xuất phát và điểm đến nằm trong
lãnh thổ của một quốc gia.
 Căn cứ theo nhu cầu nảy sinh hoạt động du lịch
- Du lịch chữa bệnh: ở loại hình này thì du khách đi du lịch nhằm chữa
những bệnh vê thể xác và tinh thần của họ.
- Du lịch nghỉ ngơi, giải trí: du khách có nhu cầu chính là nghỉ ngơi, giải
trí nhằm phục hồi thể lực và thoát khỏi công việc hằng ngày.
- Du lịch thể thao: khách đi du lịch tham gia trực tiếp vào các hoạt động
thể thao hoặc với mục đích là xem các sự kiện thể thao.
- Du lịch tham quan: loại hình du lịch này đáp ứng được nhu cầu của du
khách có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa
nhằm nâng cao hiểu biết của du khách về các lĩnh vực như: lịch sử, kiến trúc,
kinh tế, hội họa, cuộc sống của người dân bản địa.
- Du lịch tôn giáo: nhằm thỏa mãn nhu cầu về tín ngưỡng của du khách.
- Du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương: với loại hình này thì du khách có
mục tiêu chính là thăm hỏi người thân, bạn bè.
- Du lịch quá cảnh: Loại hình du lịch này hình thành vì nhu cầu đi qua lãnh
thổ của một nước nào đó trong thời gian ngắn để đến nước khác.
- Du lịch MICE: đây là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển
lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối
tác. MICE được viết tắt của các từ Meeting Incentive Conference Event. Trong
đó, Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo)
và Exhibition (triển lãm). Vì thế, các đoàn khách MICE thường rất đông (vài
trăm khách). Đặc biệt mức chi tiêu cao hơn khách đi tour bình thường do Ban
tổ chức các hội nghị quốc tế bao giờ cũng đặt phòng cho khách ở khách sạn 4 -
5 sao, dịch vụ cao, tour sau hội nghị có thiết kế chuyên biệt theo yêu cầu. MICE
hiện là loại hình du lịch mang lại nguồn thu rất lớn cho ngành du lịch ở các

nước.
 Căn cứ vào đối tượng khách du lịch:
- Du lịch thanh, thiếu niên.
- Du lịch người cao tuổi.
- Du lịch phụ nữ, du lịch gia đình.
 Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi:
- Du lịch theo đoàn: các thành viên tham gia sẽ đi theo đoàn và sẽ có những
lịch trình trước về thời gian, địa điểm tới thăm, nơi ăn uống và nơi lưu trú.
- Du lịch cá nhân: du khách tự chọn cho mình một chương trình tham quan
nghỉ ngơi trong những chương trình du lịch do nhà tổ chức kinh doanh ấn định
hoăc tự lên kế hoạch cho chuyến hành trình, nơi lưu trú, nơi ăn uống.

12

 Căn cứ vào phương tiện giao thông được sử dụng:
- Du lịch bằng xe đạp.
- Du lịch bằng xe máy.
- Du lịch bằng ô tô.
- Du lịch bằng tàu thủy.
- Du lịch bằng tàu hỏa.
- Du lịch bằng máy bay.
 Căn cứ vào vị trí vào vị trí của điểm đến du lịch:
- Du lịch nghỉ núi.
- Du lịch nghỉ biển, sông, hồ.
- Du lịch thành phố.
- Du lịch đồng quê.
2.1.1.3 Chương trình du lịch
Chương trình du lịch hay còn gọi là tour du lịch là lịch trình, các dịch vụ
và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi
xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi (Luật du lịch, 2005).

2.1.1.4 Điểm du lịch, khu du lịch và tuyến du lịch
Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên
du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa
dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.
Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham
quan của khách du lịch.
Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung
cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường
thuỷ, đường hàng không (Luật du lịch, 2005).
2.1.1.5 Cơ sở lưu trú du lịch
Cơ sở lưu trú du lịch là nơi cung cấp các dịch vụ nghỉ ngơi và những dịch
dụ khác cho du khách ở lại hoặc qua đêm.
Theo điều 4 Luật du lịch (2005) thì các loại cơ sở lưu trú du lịch bao gồm:
khách sạn, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà
nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê và các cơ sở lưu trú du lịch
khác.
- Khách sạn (hotel) là cơ sở lưu trú du lịch, có quy mô từ mười buồng ngủ
trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết
phục vụ khách lưu trú và sử dụng dịch vụ, bao gồm các loại sau:

13

a) Khách sạn thành phố (city hotel) là khách sạn được xây dựng tại các đô
thị, chủ yếu phục vụ khách thương gia, khách công vụ, khách tham quan du lịch;
b) Khách sạn nghỉ dưỡng (hotel resort) là khách sạn được xây dựng thành
khối hoặc thành quần thể các biệt thự, căn hộ, băng-ga-lâu (bungalow) ở khu
vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham
quan của khách du lịch;
c) Khách sạn nổi (floating hotel) là khách sạn di chuyển hoặc neo đậu trên
mặt nước;

d) Khách sạn bên đường (motel) là khách sạn được xây dựng gần đường
giao thông, gắn với việc cung cấp nhiên liệu, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện
vận chuyển và cung cấp các dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch.
- Làng du lịch (tourist village) là cơ sở lưu trú du lịch gồm tập hợp các biệt
thự hoặc một số loại cơ sở lưu trú khác như căn hộ, băng-ga-lâu (bungalow) và
bãi cắm trại, được xây dựng ở nơi có tài nguyên du lịch, cảnh quan thiên nhiên
đẹp, có hệ thống dịch vụ gồm các nhà hàng, quầy bar, cửa hàng mua sắm, khu
vui chơi giải trí, thể thao và các tiện ích khác phục vụ khách du lịch.
- Biệt thự du lịch (tourist villa) là biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho
khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú. Có từ ba biệt thự
du lịch trở lên được gọi là cụm biệt thự du lịch.
- Căn hộ du lịch (tourist apartment) là căn hộ có trang thiết bị, tiện nghi
cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú. Có từ mười
căn hộ du lịch trở lên được gọi là khu căn hộ du lịch.
- Bãi cắm trại du lịch (tourist camping) là khu vực đất được quy hoạch ở
nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất kỹ thuật
du lịch và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại.
- Nhà nghỉ du lịch (tourist guest house) là cơ sở lưu trú du lịch, có trang
thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch như khách sạn nhưng không
đạt tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn.
- Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) là nơi sinh sống của
người sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú du lịch,
có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác
theo khả năng đáp ứng của chủ nhà.
- Các cơ sở lưu trú du lịch khác gồm tàu thủy du lịch, tàu hỏa du lịch, ca-
ra-van (caravan), lều du lịch.


14


2.1.1.6 Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố ở nơi du lịch
như yếu tố tự nhiên, xã hội, cơ sở hạ tầng, lao động nhằm cung cấp các hàng
hóa, dịch vụ đáp ứng những nhu cầu của du khách.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (điều 4, chương 1, 2005) “sản phẩm du lịch
là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong
chuyến đi du lịch” và “dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành,
vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những
dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch”.
Sản phẩm du lịch bao gồm những hàng hóa và dịch vụ:
- Dịch vụ vận chuyển;
- Dịch vụ lưu trú, ăn uống;
- Dịch vụ tham quan, giải trí;
- Hàng hoá tiêu dùng và đồ lưu niệm;
- Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch.
2.1.2 Nhu cầu du lịch
Nhu cầu du lịch thể hiện qua tập hợp các hàng hóa và dịch vụ mà du khách
đạt được trong một thời gian nhất định (Proença và Soukiazis, 2005). Cũng
tương tự như định nghĩa này, Song cùng cộng sự ( 2010, p.64-65) cho rằng “nhu
cầu du lịch là sự mong muốn sở hữu một hàng hóa hoặc sử dụng một dịch vụ
kết hợp với khả năng mua hàng hóa hoặc dịch vụ đó”. Như vậy, nhu cầu du lịch
là sự kết hợp giữa hai yếu tố đó là mong muốn có được hàng hóa, dịch vụ và
khả năng chi trả để sở hữu, sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó.
Theo Proença và Soukiazis (2005, p.4) thì “việc xem xét tài liệu về mô
hình kinh tế của nhu cầu du lịch cho thấy rằng không có bất kỳ tiêu chuẩn đo
lường du lịch nào chấp nhận được. Trong thực tế, phần lớn các nghiên cứu thực
nghiệm trong lĩnh vực này xác định nhu cầu du lịch quốc tế sử dụng một trong
những biện pháp đo lường thông qua số lượng du khách nước ngoài qua biên
giới, số đêm ở lại của du khách đến từ nước ngoài, các khoản thu có nguồn gốc
từ chi tiêu của du khách; hoặc thời gian ở lại của khách du lịch ở điểm đến.

Không có sự đo lường nào là hoàn toàn thỏa đáng ở tất cả các khía cạnh mà tiêu
biểu cho nhu cầu về du lịch ở một vị trí cụ thể”. Trong nghiên cứu về nhu cầu
du lịch ở Bồ Đào Nha, các nhà nghiên cứu này đã dùng chi tiêu du lịch để tiếp
cận nhu cầu du lịch của du khách. Ở một nghiên cứu về nhu cầu du lịch của
Song và cộng sự (2010) cũng cho rằng chi tiêu du lịch thường được sử dụng để

15

đo lường nhu cầu du lịch trong nghiên cứu thực tiễn. Vì thế, việc sử dụng chi
tiêu du lịch của du khách để đo lường nhu cầu du lịch là có thể. Mức độ chi tiêu
của du khách cung cấp những thông tin giúp các nhà quản lý đưa ra các hoạch
định tiếp thị bởi vì theo Kim và cộng tác (2011) thì chi tiêu là chìa khóa quan
trọng trong việc thấu hiểu được hành vi của du khách.
Theo Omerzel (2011, p.4) “điểm du lịch là sự pha trộn của sự hấp dẫn, các
hoạt động dịch vụ và hệ thống giao thông”. Vì thế để phân tích nhu cầu du lịch
của du khách nên dựa vào sự đánh giá của du khách về các hoạt động dịch vụ
du lịch, hệ thống giao thông và các nhân tố khác có ảnh hưởng trực tiếp với nhu
cầu du lịch cũng như chi tiêu của du khách.
* Chi tiêu du lịch
Theo định nghĩa của tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) thì chi tiêu du
lịch là tổng số tiền đã trả cho việc mua hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, cũng như
các vật có giá trị, để sử dụng riêng hoặc cho đi, trong các chuyến đi du lịch (tổ
chức Du lịch Thế giới, 2007).
Ở nghiên cứu của Kim cùng các cộng sự (2011), tác giả đã cho thấy các
khoản chi tiêu cho các hạng mục: ăn uống, lưu trú, vui chơi giải trí, đánh bạc,
mua sắm, tham quan và giao thông vận tải địa phương chiếm 95% tổng chi tiêu
của du khách khi đến Ma Cao.
Trong bài nghiên cứu này, chi tiêu du lịch sẽ được tính bằng tổng chi tiêu
của các khoản:
1. Chi tiêu vận chuyển (tại điểm đến du lịch)

2. Chi tiêu cho ăn uống/ngày
3. Chi tiêu cho việc ở/ngày
4. Chi tiêu cho mua sắm
5. Chi tiêu cho vé vào cửa
6. Chi tiêu cho hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo của Ủy ban Nhân
dân thị xã Hà Tiên từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, internet (Công báo
tỉnh Kiên Giang: congbao.kiengiang.gov.vn, Ủy ban Nhân dân thị xã Hà Tiên –

16

Kiên Giang: www. hatien.kiengiang.gov.vn, Tổng cục du lịch Việt Nam:
www.vietnamtourism.gov.vn,…).
2.2.2.2 Số liệu sơ cấp
 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian nên việc khảo sát và phỏng vấn du khách sẽ được
thực hiện tại một số địa điểm du lịch chính ở Hà Tiên – Kiên Giang như khu du
lịch Mũi Nai, núi Thạch Động, chùa Phù Dung, Lăng Mạc Cửu.
 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Kích cỡ mẫu:
n = p(1-p)(Z
α/2
/MOE)
2
(2.1)
Trong đó:
n: cỡ mẫu

p: tỉ lệ xuất hiện của các phần tử trong đơn vị lấy mẫu (0≤ p ≤1)
MOE: tỉ lệ sai số
Z: biến chuẩn tắc trong phân phối chuẩn tắc
(1) Độ biến động của dữ liệu V=p(1-p), trong trường hợp bất lợi nhất thì
độ biến động của dữ liệu ở mức tối đa thì:
V=p(1-p)→max →V’= 1 – 2p = 0→ p = 0,5
(2) Chọn độ tin cậy ở mức 90 % nên sai lầm tối đa là 10 %. Từ bảng phân
phối chuẩn với độ tin cậy 90% thì Z
α/2
= 1,96
(3) Sai số cho phép với cỡ mẫu nhỏ là 5%
Từ (1), (2), (3) ta tính có: n = (1,96)
2
x(0,25)/(0,1)
2
= 96
Để bài nghiên cứu có ý nghĩa thì cỡ mẫu phải lớn hơn 96. Vì vậy, thu thập
số liệu sơ cấp bằng việc phỏng vấn 100 du khách nội địa đang du lịch tại Hà
Tiên – Kiên Giang.
- Xác định tổng thể nghiên cứu: Vì số lượng du khách nội địa chiếm phần
lớn trong tổng số du khách (87,78% năm 2011, 99,04% trong 6 tháng đầu năm
2013 theo phòng Văn hóa thông tin và du lịch Hà Tiên, 2013) và do thời gian
có hạn nên đề tài sẽ chọn tổng thể là du khách nội địa.
- Phương pháp chọn mẫu: mẫu được chọn theo phương thức ngẫu nhiên
phân tầng theo nơi đến, sau đó sẽ tiến hành phỏng vấn du khách theo trong mỗi
nhóm theo phương thức chọn mẫu phi xác suất theo kiểu thuận tiện.
- Thiết kế bảng câu hỏi: gồm 3 phần

17


+ Phần 1: Phần sàng lọc.
+ Phần 2: Phần nội dung chính nhằm xác định hành vi, các nhân tố ảnh
hưởng đến nhu cầu du lịch Hà Tiên của du khách.
+ Phần 3: Những thông tin cá nhân của du khách nội địa đến Hà Tiên.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.2.1 Mô hình nghiên cứu
Từ cơ sở lý thuyết trình bày ở trên cho phép mô hình nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch được xây dựng như sau:
y = β
0
+ β
1
x
1
+ β
2
x
2
+ β
3
x
3
+ β
5
x
5 +
β
6
x
6

+ β
7
x
7
+ β
8
x
8

Trong đó:
β
0
: tham số tự do hay tham số chặn
β
i
: tham số của biến (i = 1,2,3,4,5,6,7,8)
Bảng 2.1 Bảng diễn giải các thông số trong mô hình hồi quy nhu cầu du lịch
Biến
Ý nghĩa
Kỳ vọng về
dấu đối với β
i

Y
Tổng chi tiêu du lịch của du khách
(đồng/người/ngày)
X
x
1
Thu nhập (đồng/người/tháng)

+
x
2
Trình độ học vấn (1 = trung cấp, cao đẳng hoặc
cao hơn, 0 = cấp ba hoặc thấp hơn)
+
x
3
Nơi cư trú (1= Kiên Giang, 0 = Khác)
-
x
4
Thời gian lưu trú
( 1 = hơn 1 đêm, 0 = không ở lại qua đêm)
+
x
5
Số lượng người trong nhóm du lịch (người)
-
x
6
Độ dài kỳ nghỉ (ngày)
+
x
7
Khả năng thu hút của điểm đến
(1 = hấp dẫn, 0 = không hấp dẫn)
+
x
8

Giá cả tại điểm đến
(1 = hợp lý, 0 = không hợp lý)
+
2.2.2.2. Các giả thuyết cần kiểm định
Giả thuyết 1: Nơi thường trú của du khách nội địa khác nhau thì có sự khác
nhau về thời gian lưu trú tại Hà Tiên.
Giả thuyết 2: Thời gian ở lại qua đêm tại Hà Tiên giữa du khách nội địa
đến có độ tuổi khác nhau thì khác nhau.

×