Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

phân tích hiệu quả kĩ thuật của các nông hộ trồng lúa ở xã trường xuân, huyện thới lai, thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



HỨA QUỐC KHOA




PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KĨ THUẬT
CỦA CÁC NÔNG HỘ TRỒNG LÚA Ở
XÃ TRƯỜNG XUÂN, HUYỆN THỚI LAI,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh tế Nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115





08 – 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH




HỨA QUỐC KHOA
MSSV: 4105051



PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KĨ THUẬT
CỦA CÁC NÔNG HỘ TRỒNG LÚA Ở
XÃ TRƯỜNG XUÂN, HUYỆN THỚI LAI,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh tế Nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS. HUỲNH THỊ ĐAN XUÂN



08 – 2013

i

LỜI CẢM TẠ



Qua thời gian học ở trường, được sự giảng dạy nhiệt tình của Quý thầy cô
trường Đại học Cần Thơ, em đã được học những kiến thức thật sự hữu ích cho
chuyên ngành của mình.
Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy của Quý thầy cô trường Đại học
Cần Thơ, đặc biệt là thầy cô Khoa Kinh Tế & Quản trị kinh doanh. Em xin chân
thành cảm ơn cô Huỳnh Thị Đan Xuân, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ
em rất nhiều để em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, em chân thành cảm ơn cô!
Xin gửi lòng biết ơn đến phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện
Thới Lai, các hộ nông dân trồng lúa ở địa phương, cùng bạn bè đã tận tình giúp
đỡ em trong quá trình điều tra thực tế, nhờ đó em đã có những thông tin đầy đủ và
chính xác phục vụ cho đề tài tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng, em xin kính chúc Quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện





HỨA QUỐC KHOA
ii


TRANG CAM KẾT


Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập

và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài
khoa học nào.






Ngày …… tháng ……. năm 2013
Sinh viên thực hiện






HỨA QUỐC KHOA

iii

MỤC LỤC
Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
1.2.1 Mục tiêu chung 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Phạm vi không gian 2

1.3.2 Phạm vi thời gian 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 3
2.1.1 Các khái niệm về nông hộ 3
2.1.2 Một số lí luận về hiệu quả và hiệu quả kĩ thuật 4
2.1.3 Một số chỉ tiêu khác được áp dụng trong đề tài 6
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 7
2.2.2 Phương pháp phân tích và xử lí số liệu 8
2.3 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 13
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH
SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN THỚI LAI – CẦN THƠ 16
3.1 GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 16
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 16
3.1.2 Tình hình kinh tế - văn hóa – xã hội 17
3.1.3 Tình hình phát triển chung 19
3.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGÀNH
TRỒNG LÚA CỦA HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 20
3.2.1 Thực trạng phát triển chung của các ngành tại huyện Thới Lai 20
iv

3.2.2 Đánh giá thực trạng việc sản xuất lúa của huyện Thới Lai, thành phố Cần
Thơ 21
CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KĨ
THUẬT VÀ NĂNG SUẤT LÚA 25
4.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CUỘC ĐIỀU TRA 25
4.1.1 Về nhân khẩu 25
4.1.2 Đặc điểm của chủ hộ 26
4.1.3 Diện tích sản xuất 29

4.1.4 Nguồn vốn sản xuất 30
4.1.5 Kĩ thuật canh tác 31
4.1.6 Thông tin khoa học kĩ thuật 33
4.1.7 Tiêu thụ sản phẩm 34
4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÁC NÔNG HỘ TẠI XÃ
TRƯỜNG XUÂN, HUYỆN THỚI LAI – CẦN THƠ 36
4.2.1 Các yếu tố đầu vào 36
4.2.2 Chi phí 41
4.2.3 Kết quả sản xuất 44
4.2.4 Các tỷ số tài chính 45
4.3 KIỂM ĐỊNH CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH 46
4.3.1 Kiểm định phương sai sai số thay đổi 47
4.3.2 Kiểm định đa công tuyến 47
4.3.3 Kiểm định sự tự tương quan 47
4.4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA 47
4.5 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KĨ THUẬT 50
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53
5.1 KẾT LUẬN 53
5.2 KIẾN NGHỊ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
PHỤ LỤC 58
BẢNG CÂU HỎI 68
v

DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 3.1 Dân số và mật độ dân số của huyện Thới Lai năm 2012 17
Bảng 3.2 Lao động phân theo khu vực và giới tính 18
Bảng 3.3 Tình hình sản xuất lúa từ năm 2010 tới 6 tháng đầu năm 2013 22

Bảng 3.4 Tình hình sản xuất ở mỗi vụ từ năm 2010 tới 6 tháng đầu năm 2013 23
Bảng 4.1 Đặc điểm của nông hộ 25
Bảng 4.2 Số lao động gia đình tham gia sản xuất 26
Bảng 4.3 Giới tính của chủ hộ 27
Bảng 4.4 Độ Tuổi của chủ hộ 27
Bảng 4.5 Trình độ học vấn của chủ hộ 28
Bảng 4.6 Số năm kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ 29
Bảng 4.7 Diện tích sản xuất lúa vụ Đông Xuân 29
Bảng 4.8 Nguồn gốc đất canh tác 30
Bảng 4.9 Nguồn vốn sản xuất 30
Bảng 4.10 Kĩ thuật canh tác 31
Bảng 4.11 Số lần tham gia tập huấn của chủ hộ 31
Bảng 4.12 Người tập huấn cho nông dân 32
Bảng 4.13 Nguồn thông tin khoa học kĩ thuật 33
Bảng 4.14 Đối tượng thu múa lúa của nông hộ 34
Bảng 4.15 Liên hệ với người mua lúa 35
Bảng 4.16 Quyết định giá bán lúa 35
Bảng 4.17 Loại giống nông hộ sử dụng 36
Bảng 4.18 Lượng giống và giá giống nông hộ sử dụng 37
vi

Bảng 4.19 Nguồn cung cấp giống cho các nông hộ 37
Bảng 4.20 Lí do các nông hộ chọn loại giống đang sử dụng 38
Bảng 4.21 Các loại phân bón sử dụng 38
Bảng 4.22 Hàm lượng các chất bón cho cây 40
Bảng 4.23 Hình thức mua vật tư nông nghiệp của nông hộ 40
Bảng 4.24 Các khoản mục chi phí trong sản xuất lúa 41
Bảng 4.25 Chi phí sản xuất lúa vụ Đông Xuân 43
Bảng 4.26 Kết quả sản xuất lúa 44
Bảng 4.27 Năng suất và giá bán của từng giống lúa 45

Bảng 4.28 Các tỷ số tài chính 45
Bảng 4.29 Kết quả ước lượng bằng phương pháp MLE hàm sản xuất biên Cobb-
Douglas cho 60 hộ trồng lúa tại xã Trường Xuân, Thới Lai – Cần Thơ 48
Bảng 4.30 Kết quả ước lượng bằng phương pháp MLE hàm phi hiệu quả kĩ thuật
cho 60 hộ tại xã Trường Xuân, Thới Lai – Cần Thơ 50
vii

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân phối 4
viii

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
IPM (Intergrated Pest Management): Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp
LĐGĐ: Lao động gia đình
LĐT : Lao động thuê
ĐVT: Đơn vị tính
PTNT: Phát triển nông thôn
TTKN: Trung tâm khuyến nông




1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Là trung tâm của Đồng Bằng Sông Cửu Long, Cần Thơ là nơi sản xuất
nông nghiệp tương đối lớn. Đặc biệt, nơi đây còn quy tụ và gặp gỡ của nhiều
nhà khoa học, các nhà nghiên cứu như: Trung tâm nghiên cứu giống, Viện Lúa
ĐBSCL, Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học, Viện nghiên cứu
nông nghiệp Yanmar (Đại Học Cần Thơ ), v.v
Xã Trường Xuân, huyện Thới Lai thuộc thành phố Cần Thơ có diện tích
khá lớn, là lợi thế giúp phát triển nông nghiệp nơi đây, đẩy mạnh việc vận
động chuyển hóa cơ cấu cây trồng, ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học
kĩ thuật vào trong sản xuất. Tuy nhiên vẫn còn không ít khó khăn gây trở ngại
như: thời tiết diễn ra bất thường, giá cả thị trường gây bất lợi cho người nông
dân, tình trạng lao động đổ dồn về các khu công nghiệp dẫn đến thiếu hụt
nguồn lao động vào mùa thu hoạch, đẩy giá lao động tăng cao, dịch hại sâu
bệnh phát triển mạnh, v.v Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản
xuất lúa, kéo theo sự biến động về thu nhập của các nông hộ. Để cải thiện tình
hình sản xuất, cũng như hiểu rõ hơn về kĩ thuật sản xuất lúa của các nông hộ
nơi đây, em chọn đề tài “Phân tích hiệu quả kĩ thuật của các nông hộ trồng
lúa ở xã Trường Xuân, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ“ để đánh giá
thực trạng sản xuất lúa của vùng. Từ đó giúp nông dân hiểu rõ hơn về các kĩ
thuật canh tác, sản xuất lúa có hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập và cải
thiện đời sống của các nông hộ nơi đây.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài phân tích hiệu quả kĩ thuật của các nông hộ trồng lúa ở xã Trường
Xuân, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung như trên, đề tài có các mục tiêu cụ thể như sau:
- Mục tiêu 1: Tìm hiểu tình hình trồng lúa ở huyện Thới Lai - Cần Thơ.
- Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả kĩ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả kĩ thuật.
- Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả kĩ thuật trong sản

xuất lúa ở xã Trường Xuân, huyện Thới Lai - Cần Thơ.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại xã Trường Xuân, huyện Thới Lai - Cần Thơ.
2

1.3.2 Phạm vi thời gian
Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
Số liệu sơ cấp được thu trong năm sản xuất lúa 2012.
Đề tài được thực hiện từ tháng 08/2013 đến tháng 12/2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Là các nông hộ trồng lúa tại địa bàn nghiên cứu.
3

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm về nông hộ
a. Khái niệm về hộ
Hộ là những người cùng sống dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có
chung một ngân quỹ. Hay nói cách khác, hộ sản xuất là hình thức liên kết giữa
các thành viên của nó thông qua hình thức sống chung, sở hữu chung, hoạt
động kinh tế chung và hưởng thụ chung các tài sản và thành quả sản xuất của
hộ gia đình
b. Khái quát về kinh tế hộ
Về mặt kinh tế hộ gia đình có mối quan hệ gắn bó không phân biệt về tài
sản, những người sống chung trong một căn hộ gia đình có nghĩa vụ và trách
nhiệm đối với sự phát triển kinh tế. Nghĩa là mỗi thành viên đều phải có nghĩa
vụ đóng góp công sức vào quá trình xây dựng, phát triển của hộ và có trách

nhiệm đối với kết quả sản xuất được. Nếu sản xuất đạt kết quả cao, sản phẩm
thu được chủ hộ phân phối trước hết là bù đắp chi phí bỏ ra, làm nghĩa vụ với
nhà nước theo quy định của pháp luật, phần thu nhập còn lại trang trải cho các
mục tiêu sinh hoạt thường xuyên của gia đình và tái sản xuất lại. Nếu kết quả
sản xuất không khả quan thì người chủ hộ sẽ chịu trách nhiệm cao nhất và
đồng trách nhiệm là các thành viên khác trong gia đình.
c. Vai trò của kinh tế hộ trong quá trình phát triển ngày nay
Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của
nông nghiệp và nông thôn. Các thành viên trong nông hộ gắn bó với nhau chặt
chẽ trước tiên bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, dựa trên cơ sở huyết
thống, ngoài ra còn do truyền thống qua nhiều đời, do phong tục tập quán, tâm
lí đạo đức gia đình, dòng họ. Trong mỗi nông hộ thường bố mẹ vừa là chủ hộ,
vừa là người tổ chức hợp tác và phân công lao động trong gia đình, vừa là
người lao động trực tiếp. Các thành viên trong hộ gia đình cùng nhau lao
động, gần gũi nhau về khả năng, trình độ, tính tình và hoàn cảnh, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phân công và hợp tác lao động một cách hiệu quả.
Ở Việt Nam, kinh tế nông hộ mặc dù còn ở quy mô sản xuất nhỏ và phân
tán, nhưng có vai trò hết sức quan trọng để phát triển nông nghiệp. Kinh tế
nông hộ đã cung cấp cho xã hội rất nhiều sản phẩm quan trọng góp phần tăng
nhanh sản lượng lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp và xuất khẩu, góp
phần sử dụng tốt các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn, tăng thêm việc
làm ở nông thôn và tăng thêm thu nhập cho người dân.

4

R’
R
Y
Y’
C

P
S
C’
2.1.2 Một số lí luận về hiệu quả và hiệu quả kĩ thuật
2.1.2.1 Khái niệm hiệu quả
Theo Farrell, hiệu quả được định nghĩa là khả năng sản xuất ra một mức
đầu ra cho trước từ một khoản chi phí thấp nhất. Do vậy, hiệu quả của một nhà
sản xuất riêng lẻ có thể được đo lường bằng tỷ số giữa chi phí tối thiểu và chi
phí thực tế để sản xuất ra mức đầu ra cho trước đó. Định nghĩa này bao gồm
một gói chứa hai chỉ tiêu hiệu quả khác là hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân
phối (hay còn gọi là hiệu quả giá). Hiệu quả kĩ thuật đề cập đến khả năng tạo
ra một lượng đầu ra cho trước từ một lượng đầu vào thấp nhất hay khả năng
tạo ra một lượng đầu ra tối đa từ lượng một lượng đầu vào cho trước, ứng với
một trình độ công nghệ nhất định. Hiệu quả phân phối là khả năng lựa chọn
được một lượng đầu vào tối ưu mà ở đó giá trị sản phẩm biên (marginal
revenue porduct) của đơn vị đầu vào cuối cùng bằng với giá của đầu vào đó.
Các loại hiệu quả trên có thể được biểu diễn bởi hình 2.1. Xét một quá
trình sản xuất sử dụng 2 yếu tố đầu vào là X
1
và X
2
để sản xuất ra một loại sản
phẩm Y với giả định hiệu xuất theo quy mô cố định (constant returns to scale).






Hình 2.1: Hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân phối

Ta có đường đẳng lượng đơn vị YY

(unit isoquant), biểu diễn phối hợp
đầu vào nhỏ nhất có thể tạo ra một đơn vị sản phẩm. Do vậy, bất kỳ phối hợp
nào nằm trên đường YY

được xem là đạt hiệu quả kĩ thuật, trong khi những
điểm nằm phía trên và về phía phải của đường đẳng lượng chẳng hạn điểm P,
X
2
Y




X
1
Y




O
5

biểu diễn sự kém hiệu quả bởi vì chúng cần nhiều đầu vào hơn mức tối thiểu
để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm. Khoảng cách RP dọc theo đường OP đo
lường mức kém hiệu quả của nhà sản xuất đang nằm tại P. Khoảng cách này
đo lường tỷ lệ mà các đầu vào có thể được thu nhỏ lại mà không làm giảm sản
lượng. Mức kém hiệu quả tại điểm P thường được đo lường bằng tỷ lệ %, và

do đó nó là tỷ số RP/OP, và do vậy mức hiệu quả kĩ thuật (TE) sẽ là 1 –
RP/OP = OR/OP.
Bây giờ, giả sử giá cả trên thị trường được biết trước và tỷ lệ giá giữa 2
đầu vào được cho bởi độ dốc của đường đẳng phí CC

. Khoảng cách SR sẽ đo
lường mức kém hiệu quả phân phối. Nếu tính theo tỷ lệ % thì đó là tỷ lệ số
SR/OR. Đối với phối hợp đầu vào có chi phí tối thiểu được cho bởi điểm R

, tỷ
số trên biểu diễn sự cắt giảm chi phí mà nhà sản xuất có thể đạt được nếu họ
dịch chuyển từ phối hợp đầu vào có hiệu quả kĩ thuật (R) nhưng không có hiệu
quả phân phối đến phối hợp vừa có hiệu quả kĩ thuật lẫn phân phối (R

). Do
vậy, hiệu quả phân phối (AE) của nhà sản xuất có điểm P được cho bởi tỷ số
OS/OR.
Kết hợp các khái niệm về hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân phối, Farrel
(1957) đưa ra khái niệm hiệu quả tổng cộng hay hiệu quả kinh tế (EE), được
đo lường bằng tích số của 2 loại hiệu quả trên:
EE = TE x AE = OR /OP x OS / OR = OS / OP (2.1)
Trong đó khoảng cách SP có thể được xem là khoảng chi phí được cắt
giảm để đạt hiệu quả kinh tế.
2.1.2.2 Hàm giới hạn hiệu quả
Theo định nghĩa hàm sản xuất cho biết sản lượng tối đa có thể được tạo
ra từ một mức đầu vào cho trước. Tương tự, hàm lợi nhuận cho lợi nhuận tối
đa có thể đạt được ứng với các mức giá đầu vào và giá đầu ra cho trước. Thuật
ngữ tối đa có ý nghĩa quan trọng trong việc ước tính hiệu quả. Để ước tính giá
trị tối đa, các hàm giới hạn có thể áp dụng để định ra mức giới hạn có thể có
đối với mức quan sát. Với hàm giới hạn, những điểm được quan sát chỉ nằm

một bên của đường giới hạn. Khoảng cách giữa các thể được quan sát với
đường giới hạn có thể được xem là thước đo của mức kém hiệu quả.
Nhiều bài nghiên cứu sử dụng phép ước lượng bình phương bé nhất
(OLS), chỉ biểu diễn các mức đầu ra trung bình mà không phải là mức tối đa.
Phép ước lượng khả năng tối đa (MLE) có thể hữu hiệu hơn bởi vì nó cho
phép phần sai số e của các hàm giới hạn không đối xứng và nằm một bên
đường giới hạn.
2.1.2.3 Hiệu quả kĩ thuật
Hiệu quả kĩ thuật đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một số lượng sản phẩm nhất
định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Nó được xem là
6

một thành phần của hiệu quả kinh tế. Bởi vì muốn đạt được hiệu quả kinh tế
trước hết phải đạt được hiệu quả kĩ thuật. Trong trường hợp tối đa hóa lợi
nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất ra mức sản lượng tối đa tương ứng
với mức nguồn lực đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu quả kĩ thuật dùng
để chỉ ra cách kết hợp tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lượng
nhất định.
Hiệu quả kĩ thuật (TE) là tỷ số giữa năng suất hoặc sản lượng thực tế và
năng suất hoặc sản lượng tối đa. TE được tính như sau:
TE = Y
i
/ Y
i
* = f(x
i
;

)exp(V
i -

U
i
) / f(X
i
;

) exp( V
i
) = exp( -U
i
) (2.2)
Trong đó, Yi là mức năng suất hoặc sản lượng thực tế của hộ i; Yi* là
mức năng suất hoặc sản lượng tối đa của hộ i. f(x
i
;

) trong phương trình là
hàm sản xuất biên, có thể sử dụng dạng mô hình Cobb-Douglas.
2.1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ thuật
Theo Nguyễn Hữu Đặng. "Các yếu tố kinh tế - văn hóa xã hội và đặc tính
nông hộ có thể tác động đến yếu tố kĩ thuật trồng lúa như: giới tính (biến giả, 1
= Nam; 0 = khác), học vấn (số năm đi học), kinh nghiệm (số năm thâm niên
làm lúa), số lao động gia đình (số lao động thường xuyên trong gia đình hộ),
quy mô đất (biến giả, 1 = hộ có quy mô đất trên 0,6 ha; 0 = các trường hợp
khác), tỷ lệ đất thuê (%), tín dụng (biến giả, 1 = có vay vốn; 0 = các trường
hợp khác), tham gia tập huấn (biến giả, 1 = có tham gia tập huấn trong 3 năm
gần nhất; 0 = các trường hợp khác), tham gia hội (biến giả, 1 = là thành viên
của hội; 0 = các trường hợp khác), khoảng cách từ thửa ruộng lớn nhất đến
nhà (km)". [1]
2.1.3 Một số chỉ tiêu khác được áp dụng trong đề tài

a. Tổng doanh thu: là toàn bộ giá trị của sản phẩm cho một đơn vị diện
tích bằng năng suất nhân với đơn giá của sản phẩm cho một đơn vị diện tích
(ĐVDT).
Tổng doanh thu = Năng Suất * Đơn Giá * ĐVDT
(2.3)
b. Tổng chi phí: là toàn bộ số tiền bỏ ra cho hoạt động canh tác để tạo ra
sản phẩm bao gồm: chi phí lao động (lao động gia đình và lao động thuê), chi
phí vật chất và các khoản chi phí khác.
Tổng chi phí = Chi phí lao động + Chi phí vật chất +Chi phí khác
(2.4)
c. Lợi Nhuận: là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí bỏ
ra để sản xuất sản phẩm đó.
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
(2.5)
d. Lợi nhuận trên chi phí: tỷ số này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thì
nông hộ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
7

Lợi nhuận trên chi phí = Lợi nhuận / Chi phí
(2.6)
f. Lợi nhuận trên doanh thu: tỷ số này cho biết cứ một đồng doanh thu
mà nông hộ có được thì sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận trong đó.
Lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận / Doanh thu
(2.7)
g. Doanh thu trên chi phí: tỷ số này cho biết rằng một đồng chi phí mà
nông hộ bỏ ra sẽ thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu.
Doanh thu trên chi phí = Doanh thu / Chi phí
(2.8)
Ngoài ra còn các tỷ số: doanh thu trên lao động gia đình (DT/LDGD) và
lợi nhuận trên lao động gia đình (LN/LDGD). Các tỷ số này cho biết khi người

sản xuất bỏ ra 1 ngày công lao động gia đình vào sản xuất sẽ thu lại được bao
nhiêu đồng doanh thu và bao nhieu đồng lợi nhuận.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Vùng nghiên cứu là các ấp thuộc xã Trường Xuân, huyện Thới Lai, thành
phố Cần Thơ. Sau khi tham khảo ý kiến của cán bộ phòng Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn huyện Thới Lai, đề tài sẽ tập trung vào nghiên cứu 3 ấp
là: Phú Thọ, Thới Ninh, Trường Thọ 1. Vì ở đây có diện tích lúa gieo trồng
lớn, chiếm tỷ lệ cao ở xã Trường Xuân nên số liệu thu được sẽ mang tính đại
diện cao.
a. Số liệu thứ cấp: được thu thập từ phòng Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn huyện Thới Lai, Ủy Ban xã Trường Xuân, từ các bản niên giám
thống kê, đồng thời tham khảo các bài báo có liên quan được đăng tải trên các
trang báo mạng tin tức, tạp chí có liên quan.
b. Số liệu sơ cấp: sử dụng bảng câu hỏi soạn trước, thu thông tin bằng
cách phỏng vấn trực tiếp các nông hộ trồng lúa tại các ấp đã nêu trên. Với số
lượng 60 hộ được phỏng vấn tại 3 ấp: Phú Thọ, Thới Ninh, Trường Thọ 1.
2.2.1.1 Phương pháp chọn mẫu
Sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Là phương pháp chọn mẫu
không ngẫu nhiên mà thường được dựa trên một chủ định hay một mục đích
nào đó mang tính chủ quan khi tiến hành chọn mẫu hoặc căn cứ vào cơ hội
thuận tiện, điều kiện dễ dàng để thu thập mẫu. Cụ thể là sử dụng phương pháp
chọn mẫu thuận tiện. Ưu điểm của phương pháp này là rất thuận lợi cho việc
chọn đáp viên, tiết kiệm thời gian, tiến hành thu dữ liệu rất nhanh chóng và do
vậy sẽ tiết kiệm được chi phí điều tra. Tuy nhiên, phương pháp này có tính đại
diện không cao.

8

2.2.1.2 Cách xác định cỡ mẫu

Được biết trong môn kinh tế sản xuất, thì cỡ mẫu sử dụng dành cho
chương trình máy tính Frontier 4.1 của By Coeli để xử lý bộ dữ liệu là trên 30
mẫu (càng nhiều càng tốt). Nhưng do điều kiện không cho phép nên đề tài chỉ
sử dụng cỡ mẫu là 60 để thu bộ dữ liệu phục vụ cho việc phân tích của đề tài.
2.2.2 Phương pháp phân tích và xử lí số liệu
2.2.2.1 Phương pháp ước lượng cực đại (MLE)
MLE có thể được công thức hóa trong xác suất cổ điển với tên là Lý
thuyết của ước lượng. Khả năng cực đại là một phương pháp đánh giá những
tham số một mô hình hồi quy, từ đó giải quyết tốt cho những mẫu lớn. MLE
dẫn đến việc giải quyết làm cực đại tích của những đa thức.
MLE được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hiện nay, không chỉ trong
ngành sinh học nói riêng mà còn nhiều ngành khác như: xử lý ngôn ngữ tự
nhiên, điện tử viễn thông, tài chính ngân hàng, …
Chúng ta có một mô hình xác suất M của hiện tượng nào đó. Chúng ta
biết chính xác cấu trúc của M, nhưng không biết là những giá trị của những
tham số xác suất θ của nó. Mỗi sự hiện diện của M cho một sự quan sát x[i],
tương ứng với phân phối của M.
Mục tiêu của chúng ta là với các mẫu x[1],…, x[N], ước lượng những
tham số xác suất θ từ quá trình phát sinh quan sát dữ liệu trên.
Hàm khả năng (Likelihood Function) tương ứng với các mẫu x[1],…,
x[N] được cho bởi mô hình những tham số θ với mô hình xác xuất có điều
kiện M, được định nghĩa như sau:
L(θ) = P(x[1], ,x[N]|θ, M) (2.9)
Điều kiện đặt ra cho những mô hình chúng ta sẽ xem xét cho những mẫu
x[1], x[2], …, x[N] là:
- Tập giá trị x[i] (i =1, …, N) được xác định.
- Sự phân bố của mỗi mẫu có khả năng xảy ra là như nhau.
- Mỗi mẫu được lấy độc lập với những mẫu trước đó.
Trong MLE chúng ta tìm kiếm tham số mẫu θ làm cho hàm trên đạt giá
trị cực đại. Hay là phải tìm một vectơ của những tham số θ mới được phát

sinh từ bộ dữ liệu đã cho.
* Ước lượng hợp lý cực đại trên mẫu quan sát
Nếu x là biến ngẫu nhiên với hàm phân bố:
f
x[i]

1
, θ
2
, , θ
K
) (2.10)
Với θ
1

2
, ,θ
K
là K tham số cần phải ước lượng, với dãy N mẫu độc lập là
x[1], x[2]…, x[N]. Thì hàm likelihood được cho bởi tích sau:
9

L
D

1
, θ
2
, , θ
K

) =


N
i
Kix
f
1
21][
), ,,(

(2.11)
Và hàm ln likelihood như sau:
   
 
 



N
i
KixDD
fL
1
21
, ,,lnln


(2.12)
MLE của θ

1
, θ
2
, , θ
K
đạt được khi L
D
(θ) hay
 

D

là lớn nhất, chúng ta đã
biết xác định giá trị lớn nhất với
 

D

dễ hơn với L
D
(θ), vậy MLE của θ
1,
θ
2
, , θ
K
là giải hệ K phương trình sau:
 
Kj
j

, ,2,1,0 




(2.13)
2.2.2.2 Mô hình nghiên cứu
Mã hóa và thu lưu giữ các quan sát, sử dụng phần mềm Frontier để xử lí
số liệu điều tra.
Hàm sản xuất và hàm phi hiệu quả kĩ thuật được ước lượng theo phương
pháp một bước (one-stage estimation) bằng frontier 4.1 của Tim Coelli (2007).
Mô hình 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa
Dựa vào đặc điểm của bộ số liệu trong bài nghiên cứu thì mô hình Cobb-
Douglas không có biến thời gian có dạng sau:
ln Y
i
= b
0
+


7
1
ln
j
jij
Xb

+



1
1k
kik
Db
+ V
i
- U
i
(2.14)

Trong đó:
- Y là năng suất đạt được của hộ.(Đvt: Kg/1000m
2
).
- X
1
Lượng giống: lượng giống được gieo sạ trên 1 đơn vị diện tích canh
tác (1000m
2
) gọi là mật độ gieo sạ. Với kì vọng hệ số của biến lượng giống
mang dấu dương (+) tức là khi tăng thêm lượng giống thì năng suất sẽ tăng
thêm. Mật độ gieo sạ quá dày hay quá thưa có ảnh hưởng đến năng suất lúa.
Giã định các yếu tố đầu vào khác không thay đổi, lượng giống gieo sạ tăng
thêm thì năng suất sẽ tăng lên. Đo lường bằng số kg lúa giống trên 1000m
2

(Đvt: Kg/1000m
2
).

- X
2
Lượng nguyên chất N: là một trong những yếu tố quan trọng giúp
cây sinh trưởng và phát triển; lượng phân đạm bón cho cây lúa tính trên
1000m
2
ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa. Với kì vọng hệ số của biến
lượng nguyên chất N mang dấu dương (+) tức là khi tăng thêm lượng nguyên
chất N thì năng suất sẽ tăng thêm. Biến lượng nguyên chất N cho biết khi tăng
luợng nguyên chất N trên 1000m
2
thì năng suất sẽ tăng thêm, với giả định các
10

yếu tố khác không thay đổi. Đo lường bằng lượng nguyên chất N bón trên
1000m
2
(Đvt: Kg/1000m
2
).
- X
3
Lượng nguyên chất P: cũng là một yếu tố đầu vào quan trọng khác
trong quá trình sản xuất lúa. Lượng phân lân bón cho 1000m
2
tác động trực
tiếp đến năng suất lúa. Với kì vọng hệ số của biến lượng nguyên chất P mang
dấu dương (+) tức là khi tăng thêm lượng nguyên chất P thì năng suất sẽ tăng
thêm. Biến lượng nguyên chất P cho biết khi tăng luợng nguyên chất P trên
1000m

2
thì năng suất sẽ tăng thêm, với giả định các yếu tố khác không thay
đổi. Đo lường bằng lượng nguyên chất P bón trên 1000m
2
(Đvt: Kg/1000m
2
).
- X
4
Lượng nguyên chất K: phân kali có phần quan trọng không kém so
với đạm và lân; tác dụng chính của kali là giúp cây cứng cáp tránh đổ ngã và
là loại phân không thể thiếu trong quá trình phát triển của cây lúa. Với kì vọng
hệ số của biến lượng nguyên chất K mang dấu dương (+) tức là khi tăng thêm
lượng nguyên chất K thì năng suất sẽ tăng thêm. Biến lượng nguyên chất K
cho biết khi tăng luợng nguyên chất K trên 1000m
2
thì năng suất sẽ tăng thêm,
với giả định các yếu tố khác không thay đổi. Đo lường bằng lượng nguyên
chất K bón trên 1000m
2
(Đvt: Kg/1000m
2
).
- X
5
Chi phí thuốc bảo vệ thực vật (BVTV): chi phí thuốc BVTV phản
ánh lượng thuốc BVTV sử dụng trong quá trình sản xuất lúa. Với kì vọng hệ
số của biến chi phí thuốc BVTV mang dấu âm (-) tức là khi giãm bớt chi phí
thuốc thì năng suất sẽ tăng thêm. Thuốc BVTV giúp cây phát triển tốt, ngừa
các loại sâu bệnh, dịch hại, tuy nhiên nếu lạm dụng quá mức sẽ gây ra tác hại

nghiêm trọng. Yếu tố này rất khó trong việc đo lường nồng độ thuốc nên được
đo lường bằng chi phí mà hộ sử dụng cho thuốc BVTV trên 1 đơn vị diện tích
(Đvt: Đồng/1000m
2
).
- X
6
Số ngày công lao động gia đình (LĐGĐ): là số ngày công lao động
gia đình tính trên 1000m
2
. Nông hộ có những thành viên trong độ tuổi lao
động sẽ tham gia vào quá trình sản xuất của gia đình. Với kì vọng hệ số của
biến số ngày công LĐGĐ mang dấu dương (+) tức là khi tăng thêm số ngày
công LĐGĐ thì năng suất sẽ tăng thêm. Ngày công lao động càng nhiều, nông
hộ sẽ giảm được chi phí thuê nhân công, đồng thời khâu chăm sóc lúa sẽ được
tiến hành kĩ lưỡng hơn. Khi tăng thêm số ngày công LĐGĐ tính trên 1000m
2

thì năng suất sẽ tăng thêm, cũng với giả định các yếu tố khác không thay đổi.
Đo lường bằng số ngày công LĐGĐ trên 1000m
2
(Đvt: ngày công/1000m
2
).
- X
7
Số ngày công lao động thuê (LĐT): số ngày công lao động thuê
tham gia trực tiếp vào các khâu sản xuất lúa như: làm đất, gieo sạ, chăm sóc,
thu hoạch, chế biến… được tính trên 1000m
2

. Với kì vọng hệ số của biến số
ngày công lao động thuê mang dấu dương (+) tức là khi tăng thêm số ngày
công LĐT thì năng suất sẽ tăng thêm. Do nông hộ không đủ nhân công để sản
11

xuất nên thường sẽ thuê thêm lao động bên ngoài để phụ giúp các khâu trong
sản xuất lúa. Khi tăng thêm số ngày công LĐT tính trên 1000m
2
thì năng suất
sẽ tăng thêm, cũng với giả định các yếu tố khác không thay đổi. Đo lường
bằng số ngày công lao động thuê tham gia vào sản xuất tính trên 1000m
2
(Đvt:
Ngày công/1000m
2
).
- D
1
Lọai giống: được chia ra thành giống cải tiến và giống truyền thống.
Giống cải tiến là loại giống có phẩm chất tốt, sức chống chịu cao, được các
nhà khoa học nghiên cứu thành công và được khuyến cáo nên áp dụng rộng
rãi. Ở các điều kiện khác nhau giữa các vùng thì tùy từng nơi mà có một số
loại giống thích hợp khi đó năng suất lúa sẽ đạt cao hơn so với các loại giống
khác. Với kì vọng hệ số của biến loại giống mang dấu dương (+) tức là khi sử
dụng giống lúa cải tiến thì năng suất sẽ tăng thêm. Khi sử dụng loại giống cải
tiến thay cho giống truyền thống thì năng suất sẽ tăng thêm, giả định các yếu
tố đầu vào khác không đổi. Yếu tố loại giống sử dụng biến giả để thể hiện
(Biến giả: 1 = giống cải tiến; 0 = giống truyền thống).
Mô hình 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ thuật.
Hàm phi hiệu quả kĩ thuật (technical inefficiency function), hàm này

được sử dụng để giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả kĩ thuật hay
ngược lại là hiệu quả kĩ thuật.
Các biến trong mô hình:
- Z
1
Tuổi: tuổi của chủ hộ cũng được xem là yếu tố ngoại sinh, có tác
động đến yếu tố kĩ thuật cũng như năng suất lúa. Kì vọng hệ số của biến mang
dấu âm (-) tức là số tuổi càng nhỏ sẽ đạt được hiệu quả kĩ thuật cao hơn. Tuổi
của chủ hộ càng cao càng khó tiếp thu khoa học kĩ thuật, chủ yếu sản xuất theo
cách truyền thống. Yếu tố này được đưa vào nhằm để xem xét giữa những chủ
hộ ở độ tuổi càng cao thì hiệu quả kĩ thuật đạt được có cao hơn so với chủ hộ
có số tuổi nhỏ hơn. Biến này được đo lường bằng số năm (Đvt: Năm).
- Z
2
Trình độ

học vấn: đây cũng là biến ngoại sinh có tác động đến hiệu
quả kĩ thuật góp phần làm thay đổi năng suất lúa. Kì vọng hệ số của biến mang
dấu dương (+) tức là trình độ càng cao sẽ đạt được hiệu quả kĩ thuật cao hơn.
Học vấn của chủ hộ phản ánh trình độ và khả năng tiếp thu những tiến bộ khoa
học kĩ thuật của chủ hộ, trình độ càng cao càng dễ tiếp thu. Yếu tố này được
đưa vào nhằm xem xét giữa những chủ hộ có trình độ học vấn càng cao có đạt
được hiệu quả kĩ thuật cao hơn so với chủ hộ có trình độ học vấn thấp hơn. Đo
lường bằng số năm đi học của chủ hộ (Đvt: Năm).
- Z
3
Kinh nghiệm: kinh nghiệm làm lúa của chủ hộ thể hiện qua số năm
mà chủ hộ bắt đầu làm lúa đến nay, là yếu tố ngoại sinh. Kì vọng hệ số của
biến mang dấu âm (-) tức là kinh nghiệm càng thấp sẽ đạt được hiệu quả kĩ
12


thuật cao hơn. Yếu tố này cũng thể hiện xem khả năng tiếp cận với tiến bộ
khoa học kĩ thuật và việc áp dụng chúng vào trong sản xuất. Đa phần nếu kinh
nghiệm chủ hộ càng cao thì chủ hộ thường chọn theo cách sản xuất truyền
thống. Xem xét những chủ hộ có số năm kinh nghiệm càng nhiều thì hiệu quả
kĩ thuật đạt được là cao hơn so với những chủ hộ có số năm kinh nghiệm thấp
hơn. Đo lường bằng số năm sản xuất lúa của chủ hộ (Đvt: Năm).
- Z
4
Số lao động gia đình: đây cũng là biến ngoại sinh, được tính bằng số
người trong gia đình tham gia vào lao động sản xuất. Kì vọng hệ số của biến
mang dấu dương (+) tức là số LĐGĐ càng nhiều sẽ đạt được hiệu quả kĩ thuật
cao hơn. Vì khi lực lượng sản xuất trong gia đình càng nhiều thì khâu quản lí,
chăm sóc sẽ được tốt hơn. Biến được đưa vào mô hình để so sánh xem giữa hộ
có số lao động gia đình nhiều thì hiệu quả kĩ thuật có đạt cao hơn so với các
hộ có số lao động tham gia sản xuất ít hơn. Đo lường bằng số người trong gia
đình tham gia vào các khâu sản xuất lúa (Đvt: Người).
- Z
5
Diện tích đất: là tổng diện tích nông hộ sản xuất trong 1 vụ lúa. Diện
tích gieo trồng nhiều hay ít có ảnh hưởng tới năng suất và hiệu quả kĩ thuật khi
được gieo trồng với mật độ gieo sạ khác nhau. Kì vọng hệ số của biến mang
dấu âm (-) tức là diện tích càng nhỏ thì hiệu quả kĩ thuật sẽ cao hơn. Vì khi sản
xuất trên quy mô càng lớn thì nông dân khó kiểm soát được tính kinh tế theo
quy mô. Biến này được đưa vào để so sánh sự khác biệt giữa những hộ có quy
mô diện tích đất sản xuất lớn thì hiệu quả kĩ thuật có cao hơn so với các hộ có
diện tích sản xuất nhỏ hơn. Đo lường bằng tổng diện tích canh tác lúa của
nông hộ (Đvt: 1000m
2
).

- Z
6
Số lần tham gia tập huấn: thể hiện mức độ tham gia tập huấn của hộ
trong 2 năm vừa qua. Kì vọng hệ số của biến mang dấu dương (+) tức là số lần
tập huấn nhiều sẽ đạt hiệu quả kĩ thuật cao hơn. Khi tập huấn càng nhiều, nông
dân càng dễ dàng tiếp cận với các tiến bộ khoa học kĩ thuật. Biến này đưa vào
mô hình nhằm xem xét về hiệu quả kĩ thuật giữa hộ có số lần tham gia tập
huấn nhiều có đạt được hiệu quả kĩ thuật cao hơn so với số hộ có số lần tập
huấn ít hơn. Đo lường bằng số lần tham gia tập huấn của chủ hộ trong 2 năm
vừa qua (Đvt: Lần).
- Z
7
Phương pháp sạ hàng: là một trong 2 cách thức gieo sạ hiện nay của
nông dân (sạ lan và sạ hàng). Kì vọng hệ số biến mang dấu dương (+) tức là
việc áp dụng phương pháp sạ hàng sẽ đạt hiệu quả kĩ thuật cao hơn. Kĩ thuật
sạ hàng giúp cho mật độ gieo sạ đồng đều khoảng cách hợp lý giữa các hàng
giúp cây sinh trưởng tốt ít sâu bệnh và tiết kiệm giống khi gieo sạ. Đưa biến sạ
hàng vào mô hình để xem xét giữa nông hộ có áp dụng phương pháp sạ hàng
có đạt được hiệu quả kĩ thuật cao hơn so với hộ không áp dụng hay không. Sử
13

dụng biến giả để đưa vào mô hình (Biến giả: 1 = có áp dụng; 0 = không áp
dụng).
- Z
8
Mô hình trồng lúa tiên tiến (như: mô hình IPM, chương trình 3 giảm
3 tăng và mô hình 1 phải 5 giảm): là các biến thể hiện quy trình sản xuất và
các kĩ thuật mà hộ áp dụng vào sản xuất theo khuyến cáo của các tổ chức và
sự hướng dẫn của địa phương. Đây cũng là các chương trình tiên tiến nhất
được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các tỉnh ĐBSCL. Kì vọng hệ số biến mang

dấu dương (+) tức là việc áp dụng các mô hình tiên tiến sẽ đạt hiệu quả kĩ
thuật cao hơn. Hiệu quả năng suất đạt được là rất cao khi áp dụng các mô
hình: chất lượng hạt lúa được cải thiện, giảm được chi phí phân thuốc nên lợi
nhuận tăng nếu các hộ áp dụng thành công. Biến này đưa vào mô hình để so
sánh giữa hộ có áp dụng mô hình tiên tiến và hộ không áp dụng thì hộ nào sẽ
có hiệu quả kĩ thuật hơn. Sử dụng biến giả để đưa vào mô hình (Biến giả: 1 =
có áp dụng một trong ba mô hình; 0 = khác).
2.3 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Hồ Thị Linh (2008), “Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản của hộ
nông dân tại phường Vĩnh Hiệp, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang”.
Sử dụng thống kê mô tả nhằm mô tả thực trạng sản xuất lúa cao sản của
các nông dân thông qua một số nguồn lực sẵn có như: diện tích sản xuất, kinh
nghiệm sản xuất, vốn sản xuất và nguồn lực lao động. Ngoài ra, tác giả sử
dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính nhằm tìm ra các nhân tố ảnh
hưởng đến một số chỉ tiêu quan trọng, chọn những nhân tố có ý nghĩa, từ đó
phát hiện những nhân tố tốt, khắc phục những nhân tố xấu.
Kết quả đạt được cho thấy khi so sánh các chỉ tiêu tài chính thì hiệu quả
đầu tư của vụ Đông Xuân đạt cao hơn so với vụ Hè Thu. Năng suất lúa của các
nông hộ phụ thuộc vào các yếu tố: diện tích, tổng chi phí đầu tư, còn các yếu
tố kinh nghiệm và trình độ học vấn tuy có ảnh hưởng đến năng suất lúa nhưng
về mặt thống kê thì không đủ cơ sở để kết luận rằng hai nhân tố này ảnh
hưởng đến năng suất lúa. Lợi nhuận của nông hộ sản xuất lúa phụ thuộc vào
các yếu tố: năng suất, giá bán, chi phí giống, chi phí phân, chi phí thuê lao
động. Trong các yếu tố đó thì năng suất và giá bán tác động làm tăng thu nhập
của nông hộ, còn chi phí giống, chi phí phân bón và chi phí lao động lại làm
giảm thu nhập của các nông hộ. Còn lại các yêu tố như: kinh nghiệm, trình độ
học vấn, chi phí chuẩn bị đất, chi phí nông dược tuy có tác động đến thu nhập
của nông hộ nhưng về mặt thống kê thì chúng không có ý nghĩa.
Nguyễn Hữu Đặng (Kỷ yếu khoa học 2012: 268-276), "Hiệu quả kĩ thuật
và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ thuật của hộ trồng lúa ở đồng bằng

sông Cửu Long, Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2011”. Mục tiêu nghiên cứu
14

của đề tài là ước lượng hiệu quả kĩ thuật, sự thay đổi của hiệu quả kĩ thuật
trong giai đoạn 2008 - 2011; và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ
thuật của hộ trồng lúa để từ đó đề xuất định hướng giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất của hộ trồng lúa tại ĐBSCL. Số liệu trong nghiên cứu này là
số liệu dạng bảng (panel data) được điều tra vào năm 2008 và điều tra lặp lại
vào năm 2011 từ 155 hộ dân trồng lúa với tổng số quan sát là 310 quan sát tại
4 tỉnh của ĐBSCL; trong đó có 2 tỉnh thuộc khu vực đầu nguồn sông Cửu
Long là An Giang và Đồng Tháp; và 2 tỉnh khác thuộc khu vực cuối nguồn là
Trà Vinh và Sóc Trăng.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả
kĩ thuật được ước lượng bằng phương pháp tham số - hàm sản xuất biên ngẫu
nhiên (Stochastic frontier production function), hàm này được đề xuất bởi
Aigner, Lovell và Schmidt (1977), Meeusen và Broeck (1977), và được phát
triển bởi Battese (1992). Và hàm phi hiệu quả kĩ thuật (technical inefficiency
function), hàm này được sử dụng để giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến phi
hiệu quả kĩ thuật hay ngược lại là hiệu quả kĩ thuật.
Kết luận: "Các yếu tố đầu vào như đất đai, lao động, loại giống và việc
điều chỉnh giảm lượng phân đạm, tăng phân lân đã đóng góp tích cực vào tăng
trưởng sản lượng của hộ trong giai đoạn trên. Tăng trưởng về sản lượng của hộ
do đóng góp của các tiến bộ khoa học kĩ thuật (technical progress) là 9%. Bên
cạnh đó, tập huấn kĩ thuật, tham gia hiệp hội, tín dụng nông nghiệp đã đóng
góp tích cực vào cải thiện hiệu quả kĩ thuật của hộ. Ngược lại, thâm niên kinh
nghiệm của chủ hộ, tỷ lệ đất thuê là các yếu tố làm hạn chế khả năng cải thiện
hiệu quả kĩ thuật. Từ kết quả trên, các đề xuất là tăng đầu tư cho khoa học kĩ
thuật (khoa học giống, kĩ thuật canh tác, ) với trọng tâm là khoa học giống,
tập huấn kĩ thuật, tăng cường vai trò của Hiệp hội, cải thiện cung cấp tín dụng
nông nghiệp là những giải pháp then chốt nhằm củng cố hiệu quả kĩ thuật của

hộ sản xuất lúa tại ĐBSCL trong thời gian tới"
Trang Tú Ngoan (2013), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
và hiệu quả kĩ thuật của cây lúa ở tỉnh Hậu Giang”, được thực hiện nhằm
phân tích các yếu tố đầu vào sản xuất có tác động đến năng suất lúa và các yếu
tố có ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ thuật trong canh tác lúa ở Hậu Giang. Từ đó
đưa ra các biện pháp cải thiện nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận cho người
nông dân trong thời gian tới.
Sử dụng hàm sản xuất và hàm phi hiệu quả kĩ thuật được ước lượng theo
phương pháp một bước (one-stage estimation) bằng frontier 4.1 của Tim
Coelli (2007) cho thấy các yếu tố nào ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kĩ
thuật. Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp suy ngược, thay vì suy
15

ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ thuật, thay vào đó là phi hiệu quả kĩ
thuật.
Kết quả đạt được cho thấy, hiệu quả kĩ thuật trung bình của các hộ sản
xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu ở huyện Long Mỹ trong năm 2012 là 91,35%
so với sản lượng tối đa, hầu hết các hộ được khảo sát đều đạt hiệu quả kĩ thuật
từ 70% trở lên. Với các nguồn lực hiện có và các kĩ thuật phù hợp thì sản
lượng của hộ trồng lúa còn có khả năng tăng thêm 8,65%. Và cùng với việc
tăng một, một số hoặc tất cả các yếu tố đầu vào như phân đạm, phân lân, sử
dụng giống cải tiến thay cho giống lúa truyền thống thì sẽ tác động tích cực
đến sản lượng lúa của hộ. Đồng thời cũng nên giảm lượng giống, giảm chi phí
thuốc BVTV để đạt năng suất tối ưu trong thời gian tới.

×