Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng mía ở huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 105 trang )




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH




NGUYỄN VIỆT TRƯỜNG



PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA
NÔNG HỘ TRỒNG MÍA Ở HUYỆN PHỤNG
HIỆP, TỈNH HẬU GIANG




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115






Cần Thơ, 12/2013




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH



NGUYỄN VIỆT TRƯỜNG
MSSV: 4105169


PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA
NÔNG HỘ TRỒNG MÍA Ở HUYỆN PHỤNG
HIỆP, TỈNH HẬU GIANG



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
PGS. TS VÕ THÀNH DANH




Cần Thơ, 12/2013


i

LỜI CẢM TẠ
Sau hơn 3 năm học tập và nghiên cứu tại Khoa Kinh tế và Quản trị kinh
doanh Trường Đại học Cần Thơ. Hôm nay, với những kiến thức đã học được ở
trường và những kinh nghiệm thực tế trong quá trình học tập, em đã hoàn
thành luận văn tốt nghiệp của mình. Nhân quyển luận văn này, em xin gửi lời
cảm ơn đến:
Quý thầy (cô) Trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là các thầy (cô) Khoa
Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã dầy công truyền đạt kiến thức cho em trong
suốt hơn 3 năm học tập tại trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn đến thầy
Võ Thành Danh. Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn và đóng góp ý kiến giúp em
hoàn thành tốt luận văn này.
Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cô chú,
các anh chị Phòng nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã tạo mọi
điều kiện cho em thực hiện đề tài luận văn của mình. Cùng với đó, xin cảm ơn
bạn bè, những người thân luôn quan tâm và ủng hộ trong quá trình nghiên cứu.
Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian có hạn nên chắc chắn
luận văn không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em kính mong được sự đóng
góp ý kiến của quý cơ quan cùng quý thầy (cô) để luận văn này hoàn thiện hơn
và có ý nghĩa thực tế hơn.
Cuối lời, em kính chúc quý thầy (cô) khoa Kinh tế và Quản trị kinh
doanh cùng quý cô chú, anh/chị tại phòng nông nghiệp huyện Phụng Hiệp
được dồi dào sức khỏe, công tác tốt, luôn vui vẻ trong cuộc sống và thành đạt
trong công việc.
Trân trọng kính chào!
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Sinh viên thực hiện





Nguyễn Việt Trường


ii

TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Sinh viên thực hiện





Nguyễn Việt Trường

iii

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Ngày … tháng … năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
(kí tên và đóng dấu)





iv

MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 1
GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu 1

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH 3
1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.3.2 Giả thuyết cần kiểm định 3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4.1 Phạm vi không gian 3
1.4.2 Phạm vi thời gian 4
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 4
CHƯƠNG 2 5
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5
2.1.1 Khái niệm về nông hộ 5
2.1.2 Khái niệm sản xuất 6
2.1.3 Khái niệm hàm sản xuất 6
2.1.4 Khái niệm hàm lợi nhuận 7
2.1.5 Khái niệm sản xuất mía và giá trị của cây mía 7
2.1.6 Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả kinh tế 8
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 9
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 9

v

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 11
2.3 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 18
CHƯƠNG 3 21
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG SẢN

XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP - TỈNH HẬU GIANG
21
3.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN PHỤNG HIỆP - TỈNH HẬU GIANG 21
3.1.1 Giới thiệu về tỉnh Hậu Giang 21
3.1.2 Giới thiệu về huyện Phụng Hiệp 26
3.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHỤNG HIỆP.35
3.2.1 Tình hình chung 35
3.2.2 Thực trạng sản xuất mía tại huyện Phụng Hiệp 37
CHƯƠNG 4 40
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT MÍA CỦA NÔNG
HỘ TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP- TỈNH HẬU GIANG 40
4.1 GIỚI THIỆU VỀ CUỘC ĐIỀU TRA 40
4.1.1 Đặc điểm của các nông hộ trong mẫu điều tra 40
4.1.2 Tình hình sản xuất của nông hộ 44
4.2 HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NÔNG HỘ TRỒNG MÍA Ở HUYỆN
PHỤNG HIỆP – TỈNH HẬU GIANG 48
4.2.1 Các khoản mục chi phí đầu tư sản xuất mía 48
4.2.2 Doanh thu, thu nhập và lợi nhuận 58
4.2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất 61
4.2.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 64
4.2.5 Phân tích các chỉ tiêu tài chính 67
4.2.6 Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế 70
CHƯƠNG 5 74
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CHO NÔNG HỘ TRỒNG
MÍA Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP- TỈNH HẬU GIANG 74
5.1 ĐÁNH GIÁ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NÔNG HỘ TRONG
QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT 74

vi


5.1.1 Những thuận lợi trong sản xuất mía 74
5.1.2 Những khó khăn trong sản xuất mía 75
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NÔNG HỘ
TRỒNG MÍA Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG 76
CHƯƠNG 6 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
6.1 KẾT LUẬN 77
6.2 KIẾN NGHỊ 78
6.2.1 Đối với nông dân 78
6.2.2 Đối với các công ty mía đường 79
6.2.3 Đối với nhà khoa học 79
6.2.4 Đối với cơ quan Nhà nước 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC 83







vii

DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Số mẫu và tỷ lệ mẫu chia theo xã 10
Bảng 3.1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa năm 2012 22
Bảng 3.2: Các tiêu chí đạt được của 11 xã điểm của tỉnh Hậu Giang 26
Bảng 3.3: Diện tích, dân số và mật độ dân số huyện Phụng Hiệp năm 2012 30
Bảng 3.4: Nguồn lao động của huyện Phụng Hiệp từ 2010-2012 31

Bảng 3.5: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Phụng Hiệp năm
2012 35
Bảng 3.6: Diện tích đất nông nghiệp phân theo xã, thị trấn ở huyện Phụng
Hiệp năm 2012 36
Bảng 3.7: Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
từ năm 2008- 2012 (Giá so sánh 1994) 37
Bảng 3.8: Diện tích, năng suất, sản lượng mía ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu
Giang từ năm 2008- 2012 38
Bảng 4.1: Đặc điểm về nhân khẩu của hộ trong mẫu điều tra 40
Bảng 4.2: Trình độ học vấn lao động chính trong mô hình nghiên cứu 41
Bảng 4.3: Số năm kinh nghiệm 42
Bảng 4.4: Các chỉ tiêu về diện tích và thu nhập của nông hộ trong mẫu điều tra
43
Bảng 4.5: Mô tả thực trạng sử dụng giống mía trong mẫu điều tra 44
Bảng 4.6: Mô tả lý do chọn giống trong sản xuất mía của nông hộ 45
Bảng 4.7: Mô tả đặc điểm tập huấn và áp dụng kỹ thuật sản xuất mới của nông
hộ trồng mía 46
Bảng 4.8: Mô tả nơi bán mía của nông hộ trong mẫu điều tra 47
Bảng 4.9: Các khoản mục chi phí trong sản xuất mía của nông hộ 49
Bảng 4.10: Mô tả lượng dưỡng chất N, P
2
O
5
và K
2
O được nông hộ sử dụng 53
Bảng 4.11: Số ngày công lao động thuê, LDGD được nông hộ sử dụng 55
Bảng 4.12: Số ngày công theo từng hoạt động trong sản xuất mía của nông hộ
56


viii

Bảng 4.13: Các khoản mục chi phí lao động trung bình trong sản xuất mía của
nông hộ 57
Bảng 4.14: Doanh thu, thu nhập và lợi nhuận trong sản xuất mía của nông hộ
58
Bảng 4.15: Doanh thu, thu nhập và lợi nhuận trong sản xuất mía của nông hộ
trên diện tích 1.000m
2
60
Bảng 4.16: Kết quả phân tích hồi qui đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến năng
suất mía 62
Bảng 4.17: Kết quả phân tích hồi qui đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận 65
Bảng 4.18: Các chỉ tiêu tài chính trong sản xuất mía 68
Bảng 4.19: Phân phối mức hiệu quả về kỹ thuật và lợi nhuận 71
Bảng 4.20: Phân phối năng suất và lợi nhuận mất đi do kém hiệu quả 72




ix

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Phụng Hiệp- tỉnh Hậu Giang 27
Hình 4.1: Cơ cấu chi phí bình quân trong sản xuất mía của nông hộ 49
Hình 4.2: Cơ cấu chi phí phân bón trong sản xuất mía của nông hộ 52








x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LĐGĐ Lao động gia đình
DT Doanh thu
CP Chi phí
LN Lợi nhuận
TN Thu nhập
QTKD Quản trị kinh doanh
ĐBSCL Đồng Bằng sông Cửu Long
CN - TTCN Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
BVTV Bảo vệ thực vật
HTX Hợp tác xã
UBND Ủy ban nhân dân

1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu
Thế giới ngày nay đang sôi động trong một xu thế tất yếu là toàn cầu
hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế
chung đó. Sau hơn hai mươi năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, nước
ta đã có một diện mạo mới đặc biệt là nền kinh tế. Chúng ta đã có một nền

kinh tế với sự phát triển tương đối ổn định, tốc độ phát triển cao - đây là tiền
đề quan trọng đưa chúng ta tiến những bước tiến vững chắc vào hội nhập nền
kinh tế thế giới. Để thực hiện mục tiêu đó chúng ta đã và đang xây dựng, thực
hiện nhiều chương trình phát triển kinh tế và trong đó không thể không nhắc
đến vai trò của ngành nông nghiệp trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Nhắc đến nông nghiệp Việt Nam, ta không thể phủ nhận vai trò của cây mía,
vì sau cây lúa cây mía có tầm quan trọng đặc biệt đối với các hộ nông dân,
ngoài ra cây mía là nguyên liệu quan trọng của ngành công nghiệp chế biến
đường ăn trên thế giới và là nguồn nguyên liệu duy nhất của nước ta. So sánh
với một số cây công nghiệp ngắn ngày khác, cây mía là cây trồng có nhiều ưu
điểm và giá trị kinh tế cao. Năm 2012, Việt Nam đạt sản lượng mía rất cao
(khoảng 19 triệu tấn, tăng so với năm 2011 là 1,5 triệu tấn). Có được những
thành tích này là do diện tích mía năm 2012 đạt 297,9 nghìn ha (tăng gần
15.000 ha so với năm 2011), năng suất mía cũng tăng 17,7 tạ/ha đạt 639,2
tạ/ha (Tổng cục thống kê). Mặc dù vậy do nhiều nguyên nhân khách quan và
chủ quan, ngành mía đường của nước ta mới chỉ đạt được những thành tựu còn
nhỏ bé so với tiềm năng, còn bộc lộ những mặt hạn chế như sản xuất không ổn
định, tăng trưởng chậm, chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Hằng năm, nhà
nước vẫn phải nhập khẩu hàng chục tấn đường để phục vụ nhu cầu tiêu dùng
nội địa.
Vốn là một tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp. Chính vì thế, Đảng bộ
tỉnh Hậu Giang đã nhận thức vai trò quan trọng của phát triển nông nghiệp
trong chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế. Hậu Giang là tỉnh mới được chia
tách từ tỉnh Cần Thơ cũ, nên được xem là tỉnh còn yếu kém phát triển hơn các
tỉnh khác trong nước. Hậu Giang hiện có gần 85% dân số và trên 79% lao
động đang sinh sống và làm việc trong khu vực nông nghiệp và nông thôn. Có
thể nói nông nghiệp là ngành kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của
đại bộ phận dân cư trong tỉnh. Tỉnh luôn xác định sản xuất nông nghiệp giữ
vai trò hàng đầu trong nền kinh tế của tỉnh. Trong đó, huyện Phụng Hiệp là


2

một huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn và chiếm tỷ trọng cao, các ngành
thuộc lĩnh vực nông nghiệp luôn được xác định là chủ đạo trong chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của huyện. Thu nhập của người dân tại huyện Phụng
Hiệp phần lớn dựa vào sản xuất nông nghiệp trong đó cây mía cũng góp phần
quan trọng. Sản xuất mía luôn là một trong những vai trò then chốt và là cơ sở
cho sự phát triển kinh tế, đời sống xã hội của nhân dân huyện. Thực tế cho
thấy sản lượng mía của huyện hàng năm khá lớn nhưng vẫn còn tồn tại những
yếu kém trong sản xuất như: tập quán canh tác còn lạc hậu, quy mô sản xuất
còn nhỏ hẹp và manh mún, trình độ thâm canh chưa cao, năng suất thấp, …
Mặt khác, do sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, chịu nhiều ảnh hưởng
của thời tiết, dịch bệnh và nhiều biến động của thị trường đầu vào cũng như
đầu ra nên trong mỗi vụ mùa sản xuất trong năm đều có sự biến động về chi
phí sản xuất, năng suất, doanh thu và lợi nhuận khác nhau làm ảnh hưởng đến
thu nhập của người dân trồng mía trong huyện. Những điều đó làm cho người
dân sống bằng nghề nông, cụ thể là người dân trồng mía có thu nhập thấp,
mức sống còn thấp và đời sống còn nhiều khó khăn. Từ những vấn đề trên, em
đã chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng mía ở huyện
Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” để đánh giá thực trạng sản xuất mía của vùng.
Từ đó đưa ra những giải pháp giúp người dân sản xuất mía có hiệu quả hơn
góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho bà con nông dân.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Ngành trồng mía gắn liền với cuộc sống người dân huyện Phụng Hiệp
từ rất lâu. Bên cạnh đó, với điều kiện tự nhiên thuận lợi: có tiềm năng về đất
đai, hệ thống sông ngòi và nguồn lao động dồi dào rất thuận lợi cho việc phát
triển nông nghiệp trồng mía. Vì vậy, cần được quan tâm và đầu tư đúng mức
để ngành nông nghiệp huyện được phát triển bền vững theo hướng đa dạng
hóa sản xuất.
Ngày nay cây mía đang bị cạnh tranh bởi nhiều cây trồng khác, diện

tích mía khó có thể gia tăng thậm chí nhiều vùng còn có xu hướng bị thu hẹp
dần. Chính vì vậy việc phát triển mía theo hướng thâm canh để đạt năng suất
đường cao nhất trên một đơn vị diện tích là vần đề thiết thực và đúng đắn vì
mô hình trồng mía vẫn là một mô hình tương đối phù hợp và hiệu quả đối với
kinh tế người dân trong huyện. Dựa vào những kiến thức đã học cùng sự giúp
đỡ của giáo viên hướng dẫn, đề tài được thực hiện nhằm phân tích thực trạng
và hiệu quả kinh tế, cũng như những nhân tố tác động đến mô hình trồng mía
ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Từ đó, đánh giá và đưa ra một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình này, giúp người nông dân
có hướng sản xuất hiệu quả tốt hơn trong thời gian tới.

3

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng mía ở huyện Phụng Hiệp
tỉnh Hậu Giang để từ đó đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình trồng mía ở huyện Phụng Hiệp – Hậu Giang.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của nông hộ trồng
mía.
- Phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng mía.
- Đề xuất một số giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả kinh tế của
nông hộ trồng mía trên địa bàn nghiên cứu.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH
1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Trong quá trình sản xuất, sản xuất mía của nông hộ tại huyện Phụng
Hiệp đã sử dụng những yếu tố đầu vào nào? Sử dụng như thế nào?
- Tổng chi phí sản xuất trên 1.000m

2
mía là bao nhiêu? Khâu nào trong
quá trình sản xuất sử dụng nhiều chi phí nhất?
- Doanh thu, thu nhập và lợi nhuận của nông hộ trồng mía trên 1.000m
2

và trên hộ đạt được ra sao? Tỷ suất lợi nhuận đạt được của nông hộ có như
mong muốn?
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận của mô hình?
- Trong quá trình sản xuất nông hộ gặp những thuận lợi và khó khăn gì?
- Để nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình cần có những giải pháp như
thế nào ?
1.3.2 Giả thuyết cần kiểm định
Mô hình trồng mía mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi không gian
Do địa bàn tương đối rộng, thời gian có giới hạn nên đề tài được thực
hiện trong phạm vi huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang là nơi có các nông hộ
đang sản xuất mía, thuận lợi cho việc thu thập số liệu sơ cấp từ các nông hộ.

4

1.4.2 Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện trong giới hạn thời gian của học kỳ I năm học
2013- 2014 và trong khung kế hoạch làm luận văn tốt nghiệp của Khoa Kinh
Tế & QTKD Trường Đại học Cần Thơ, từ ngày 05/08/2013 đến 05/12/2013.
Số liệu thứ cấp được thống kê từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013; Số liệu
sơ cấp thu thập tháng 9/2013.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu đối với 60 hộ trồng mía ở huyện Phụng

Hiệp, tỉnh Hậu Giang.



5

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm về nông hộ
Nông hộ được định nghĩa là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm
kế sinh nhai trên mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia
đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu
đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động
với mức độ không hoàn hảo cao (Frank Ellis, 1993).
Nông hộ có những đặc trưng riêng, có một cơ chế vận hành khá đặc
biệt, không giống như các đơn vị kinh tế khác như: ở nông hộ có sự thống nhất
chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống
nhất giữa quá trình sản xuất trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng. Do đó,
nông hộ có thể cùng lúc thực hiện được nhiều chức năng mà các đơn vị khác
không có được.
 Kinh tế nông hộ
Nông hộ tiến hành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp,… để phục vụ cuộc
sống và người ta gọi là kinh tế hộ gia đình.
Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất có hiệu quả về kinh tế - xã hội,
tồn tại và phát triển lâu dài có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và
quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế hộ
phát triển tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có chất lượng, giá trị ngày càng
cao, góp phần tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân, cải thiện mọi mặt đời
sống ở nông thôn, cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu, đồng

thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ.
Kinh tế nông hộ luôn gắn liền và chịu tác động mạnh mẽ của những yếu
tố và điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội,…của mỗi địa phương, mỗi
vùng lãnh thổ. Sự khác nhau về đất đai, khí hậu, môi trường sinh thái cũng
như về dân cư dân tộc, trình độ sản xuất và tập quán sinh sống giữa các vùng
vừa tạo ra tính đa dạng trong kinh tế nông hộ đồng thời cũng tạo ra những nét
khác biệt và đặc thù về cả quy mô, cấu trúc lẫn phương thức và trình độ phát
triển.
Đặc trưng bao trùm của kinh tế nông hộ là các thành viên trong nông hộ
làm việc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích kinh tế của bản thân gia đình
mình. Mặt khác, kinh tế nông hộ là nền sản xuất nhỏ mang tính tự cung, tự cấp

6

hoặc có sản xuất hàng hóa với năng suất lao động thấp nhưng có vai trò quan
trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển nói
chung và nước ta nói riêng, tính tự chủ trong kinh tế nông hộ được thể hiện
qua những đặc điểm sau:
- Làm chủ quá trình sản xuất và tái sản xuất trong nông nghiệp.
- Sắp xếp điều hành phân công lao động trong quá trình sản xuất.
- Quyết định phân phối sản phẩm làm ra sau khi nộp thuế cho nhà nước,
được chọn quyền sử dụng lao động còn lại. Nếu có sản phẩm dư thừa, hộ nông
dân có thể đem ra thị trường tiêu thụ đó là sản phẩm hàng hóa.
2.1.2 Khái niệm sản xuất
Sản xuất là một quá trình kết hợp các nguồn lực (resources) hoặc các
yếu tố đầu vào của sản xuất (inputs) được sử dụng để tạo ra sản phẩm đầu ra
(outputs) hoặc dịch vụ (services) mà người tiêu dùng có thể dùng được.
Yếu tố đầu vào: là các loại hàng hóa và dịch vụ dùng để sản xuất ra
hàng hóa dịch vụ khác. Trong sản xuất mía thì các yếu tố đầu vào bao gồm:
giống, phân bón, thuốc nông dược, đất, nước, lao động, vốn, máy móc thiết

bị,
Yếu tố đầu ra (sản phẩm): hàng hóa và dịch vụ được tạo ra từ quá trình
sản xuất, yếu tố đầu ra thường được đo bằng sản lượng.
Mối quan hệ giữa số lượng các yếu tố đầu vào và số lượng sản phẩm
đầu ra của quá trình sản xuất được biểu diễn bằng hàm sản xuất.
2.1.3 Khái niệm hàm sản xuất
Mô tả mối quan hệ kỹ thuật nhằm chuyển đổi các nguồn lực đầu vào để
sản xuất thành một sản phẩm cụ thể nào đó. Dạng tổng quát:
Y = f (X1, X2, , Xn)
Trong đó, Y là mức sản lượng đầu ra, là một hàm số của các nguồn lực
đầu vào X1, X2, , Xn. Đẳng thức trên cho thấy sự tồn tại một số dạng hàm
toán học về mối quan hệ giữa biến phụ thuộc Y và số lượng của các yếu tố đầu
vào (biến độc lập). Trong hàm sản xuất, các biến số được giả định là biến có
giá trị dương, liên tục và có thể phân chia vô hạn. Hơn nữa, các đầu vào được
xem là có thể thay thế được cho nhau tại mọi mức sản lượng. Mỗi phối hợp có
thể có của các đầu vào được giả định là tạo ra một mức sản lượng tối đa. Hàm
sản xuất phải được xác định sao cho sản phẩm biên của các đầu vào luôn
dương và giảm dần. Dạng hàm chính xác của phương trình trên phụ thuộc vào
đặc điểm kỹ thuật, sinh học và kinh tế của quá trình sản xuất.

7

2.1.4 Khái niệm hàm lợi nhuận
Phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất để ước lượng hiệu quả kinh tế
là việc sử dụng hàm lợi nhuận. Hàm lợi nhuận là sự kết hợp những thành phần
của hiệu quả sản xuất. Bất kỳ những sai sót nào trong quyết định sản xuất đều
được giả định là sẽ dẫn tới việc giảm lợi nhuận hay doanh thu cho nhà sản
xuất (Ali và cộng sự, 1994).
Hiệu quả lợi nhuận trong hàm lợi nhuận được định nghĩa là khả năng
của nông hộ có thể đạt được lợi nhuận cao nhất ứng với mức nhất định của giá

cả và các yếu tố đầu vào của nông hộ. Phần kém hiệu quả được xem là phần
lợi nhuận bị mất đi do người nông dân không sản xuất được trên hàm lợi
nhuận.
Nhằm phân tích và đánh giá ảnh hưởng của giá cả đầu vào đến năng
suất đạt được, mô hình hàm lợi nhuận Cobb-Douglas được sử dụng. Nó có
dạng cụ thể như sau:  =pF(X1, X2, X3,…, Xm)-


m
i
Xici
1
*
Trong đó: : là lợi nhuận chuẩn hóa của nông hộ; X
i
là các yếu tố đầu
vào thứ i; và c
i
là giá cả của yếu tố đầu vào thứ i.
2.1.5 Khái niệm sản xuất mía và giá trị của cây mía
Là việc gieo trồng mía xuống nguồn đất đai sẵn có và sử dụng nguồn
nguyên liệu đầu vào như giống, phân bón, thuốc nông dược, vốn, máy móc
thiết bị, … để cây mía sinh trưởng và phát triển tốt.
Mía là tên gọi chung của một số loài trong chi Mía (Sacharum), bên
cạnh các loài lau, lách. Chúng là các loại cỏ sống lâu năm, thuộc tông
Andropogoneaee của họ Hòa Thảo. Chúng có thân to mập, chia đốt, chứa
nhiều đường, cao từ 2 – 6m. Tất cả các dạng mía đường được trồng ngày nay
đều là các dạng lai ghép nội chi phức tạp. Chúng được trồng để thu hoạch
nhằm sản xuất đường. Trên cây mía, phần ngọn sẽ nhạt hơn phần gốc do đặc
tính sinh học của thực vật là lá cây có nhiệm vụ dự trữ nước. Chữ đường là

nhân tố quyết định tỷ lệ chuyển đổi mía/đường. Chữ đường trên cây mía phụ
thuộc vào độ chín của mía do đó xác định thời điểm thu hoạch mía là vô cùng
quan trọng nhằm đảm bảo sản xuất mía có hiệu quả (Thái Hà, Đặng Mai,
2011).
Mía là cây công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp
mía đường. Đường là một loại thực phẩm cần có trong cơ cấu bữa ăn hằng
ngày của nhiều quốc gia trên thế giới, cũng như là loại nguyên liệu quan trọng
của ngành sản xuất công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng như bánh kẹo,… Ngoài

8

ra, những phụ phẩm từ cây mía cũng là nguyên liệu quan trọng cho các ngành
khác. Cây mía không chỉ cung cấp nguyên liệu để sản xuất đường mà nó còn
cung cấp nguyên liệu cho chăn nuôi, làm phân bón cho ngành trồng trọt và là
nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp thực phẩm, hóa chất.
Nếu tận dụng và khai thác hợp lý các phụ phẩm của cây mía thì giá trị thu
được từ các phụ phẩm đó cao hơn nhiều lần giá trị sản xuất đường.
Về mặt kinh tế chúng ta nhận thấy trong thân mía chứa khoảng 80-90%
nước dịch, trong dịch đó chứa khoảng 16-18% đường. Vào thời kỳ mía chín
già người ta thu hoạch mía rồi đem ép lấy nước. Từ nước dịch mía được chế
lọc và cô đặc thành đường. Có hai phương pháp chế biến bằng thủ công thì có
các dạng đường đen, mật, đường hoa mai. Nếu chế biến qua các nhà máy sau
khi lọc và bằng phương pháp ly tâm, sẽ được các loại đường kết tinh, tinh
khiết.
Thực tế, các nhà máy đường ở Việt Nam vẫn chủ yếu khai thác giá trị
của cây mía để sản xuất đường là chính. Các giá trị khác của cây mía chưa
được quan tâm đúng mức. Nhất là các giá trị về bảo vệ môi trường do khả
năng hấp thụ nhiệt của cây mía tốt và khả năng sản xuất nguyên, nhiên liệu
sinh học thân thiện với môi trường.
2.1.6 Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả kinh tế

Hiệu quả nghĩa là sử dụng phối hợp tối ưu các nguồn lực để đạt được
mức phúc lợi vật chất cao nhất cho người tiêu dùng của một xã hội nói chung
theo một tập hợp giá nguồn lực và giá thị trường đầu ra nhất định.
Hiệu quả kinh tế được định nghĩa là lợi nhuận cao nhất mà một doanh
nghiệp, hộ nông dân đạt được. Ngoài ra, hiệu quả kinh tế còn được định nghĩa
là: mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra, nó là
một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp đến nền kinh tế hàng hóa
với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Một phương án có hiệu
quả kinh tế cao là một phương án đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả
mang lại và chi phí đầu tư.
Theo Farrell (1957), hiệu quả kinh tế hay hiệu quả tổng cộng là tích của
hiệu quả kỹ thuật và phân phối. Hiệu quả kỹ thuật là khả năng tạo ra một
lượng đầu ra cho trước từ một lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một
lượng đầu ra tối đa từ một lượng đầu vào cho trước, ứng với một trình độ công
nghệ nhất định. Hiệu quả phân phối là khả năng lựa chọn được một lượng đầu
vào tối ưu mà ở đó giá trị sản phẩm biên (marginal revenue product) của đơn
vị đầu vào cuối cùng bằng với giá của đầu vào đó.

9

Hiệu quả kinh tế được chia thành hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân
phối. Hiệu quả kỹ thuật được đo lường từ hàm sản xuất, hiệu quả phân phối
thường được ước lượng từ hàm lợi nhuận (Nguyễn Thị Mai, 2010).
Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp gắn liền với đặc điểm của sản xuất
nông nghiệp. Trước hết là ruộng đất là tư liệu sản xuất không thể thiếu được.
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cơ thể sống, chúng sinh trưởng,
phát triển theo các quy luật sinh vật nhất định và cũng chịu ảnh hưởng rất lớn
của điều kiện ngoại cảnh (ruộng đất, thời tiết, khí hậu).
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Vùng nghiên cứu là các xã Hiệp Hưng, Phụng Hiệp và Tân Phước
Hưng thuộc huyện Phụng Hiệp - tỉnh Hậu Giang. Sau khi tham khảo ý kiến
của trưởng cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, tôi đã chọn địa bàn
nghiên cứu tại các xã trên. Vì ở đây, các nông hộ sản xuất mía chiếm tỷ trọng
cao, diện tích trồng mía nhiều và tập trung nên nghiên cứu số liệu tại các xã
này có tính đại diện cao để suy ra cho cả huyện Phụng Hiệp.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn: số liệu thống kê của phòng
nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp – Hậu Giang, các đề
tài, dự án nghiên cứu, tài liệu hội thảo có liên quan đến việc nâng cao hiệu quả
sản xuất mía của các trường Đại học/Viện nghiên cứu, các tổ chức khác,
Thông tin và số liệu từ các website, tạp chí có liên quan đến nội dung nghiên
cứu. Thông tin và số liệu được thu thập chủ yếu như địa bàn nghiên cứu và
tình hình sản xuất nông nghiệp, quá trình huyện được thành lập và phát triển
đến nay, về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, diện tích đất sản xuất nông nghiệp,
hạ tầng kinh tế xã hội, các lĩnh vực kinh tế chủ yếu của huyện, cơ cấu dân số,
dân tộc, tình hình phát triển kinh tế xã hội,…
2.2.2.2 Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp các nông hộ
trồng mía tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Tổng số mẫu chính thức
được lấy là 60 mẫu để đảm bảo tính đại diện cho tổng thể đồng thời cân nhắc
về thời gian, chi phí và nhân lực.
Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu kết hợp lấy mẫu theo không
gian (chọn mẫu theo cụm), sau đó dùng phương pháp chọn mẫu thuận tiện

10

(nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối
tượng, ở những nơi mà người điều tra có nhiều khả năng gặp được đối tượng.

Nếu người được phỏng vấn không đồng ý thì chuyển sang đối tượng khác).
Bảng 1.1: Số mẫu và tỷ lệ mẫu chia theo xã
Tên xã Số mẫu Tỷ trọng (%)
Hiệp Hưng 30

50

Phụng Hiệp 18

30

Tân Phước Hưng 12

20

Tổng 60

100

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế tháng 9/2013)
Thông tin được điều tra gồm:
- Diện tích đất được mỗi hộ sử dụng trong mỗi vụ.
- Sản lượng mỗi hộ thu hoạch trong một vụ và giá bán mía.
- Các chi phí liên quan đến việc trồng 1.000m
2
như: giống, thu hoạch,
phân bón, lao động, thuốc nông dược, máy móc, thiết bị, …
- Những thuận lợi và khó khăn trong việc trồng mía trong mô hình.
Các bước thu thập số liệu:
- Tham khảo danh sách nông hộ trong mô hình từ Phòng nông nghiệp

huyện Phụng Hiệp- tỉnh Hậu Giang.
- Liên hệ với cán bộ hợp tác xã (ở đây là Chủ nhiệm “Câu lạc bộ 200
tấn” tại xã Hiệp Hưng - huyện Phụng Hiệp) cần lấy số liệu.
- Tiến hành điều tra số liệu tại các xã dưới sự hướng dẫn của các cán bộ
tại xã.
- Kiểm tra tính hợp lý của số liệu.
Nội dung bảng câu hỏi:
- Thông tin tổng quan về tình hình sản xuất mía của nông hộ trong mô
hình.
- Đặc điểm nguồn lực sản xuất của nông hộ (Đất đai, lao động, trình độ
học vấn,…).
- Các khoản mục, tiêu chí liên quan đến hiệu quả kinh tế (Chi phí,
doanh thu, lợi nhuận, ).

11

- Những nhận định của người dân về kỹ thuật canh tác, cũng như kiến
nghị phát triển mô hình này.
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
 Phân tích tình hình trồng mía ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
- Các chỉ tiêu cần tính toán:
+ Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Phụng Hiệp.
+ Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp tại huyện.
+ Diện tích trồng mía của huyện qua từng năm.
+ Sản lượng mía của các xã trong huyện trong những năm gần đây.
+ Năng suất mía của các xã và toàn huyện từ năm 2010 – 2013.
- Cách phân tích các chỉ tiêu:
+ Thống kê diện tích đất nông nghiệp so với các loại đất lâm nghiệp,
đất nuôi trồng thủy sản và các loại đất khác để thấy được tỷ lệ phần trăm của
đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao so với các loại đất còn lại. Từ đó,

thấy được tài nguyên đất đai dùng trong sản xuất nông nghiệp được khai thác
và sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng.
+ Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chuyên dùng,… tại
huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang và tương ứng với mỗi loại đất có các loại
cây trồng nông nghiệp khác nhau. Dùng phương pháp so sánh số tương đối,
tuyệt đối để so sánh diện tích, cơ cấu đất trồng mía qua các năm để thấy được
diện tích trồng mía qua các năm luôn ổn định và chiếm tỷ trọng cao so với các
loại cây trồng khác như rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả và cây lâu năm
khác. Từ đó cho thấy cây mía là cây trồng chủ lực, chiếm diện tích tương đối
cao và mang lại nguồn thu nhập lớn, góp phần tăng trưởng kinh tế của huyện
nhà.
+ Dùng phương pháp so sánh số tương đối, tuyệt đối để so sánh diện
tích, năng suất, sản lượng mía trung bình của huyện qua các năm. Qua số liệu
thống kê biết được sự biến động của diện tích trồng mía tương ứng với năng
suất, sản lượng đạt được từng năm. Điều này cho thấy sự quan tâm và đầu tư
đúng hướng của huyện nhằm tăng năng suất và sản lượng mía, góp phần phát
triển kinh tế của địa phương theo hướng bền vững.
 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ trồng mía.
- Các chỉ tiêu cần tính toán:
+ Nhân khẩu của nông hộ: tổng số người trong gia đình.

12

+ Độ tuổi lao động: tuổi của lao động chính trong gia đình từ 15 – 60
tuổi.
+ Trình độ học vấn: không học, cấp I-III.
+ Nguồn lực đất đai: diện tích đất trồng mía của gia đình hiện nay.
+ Kinh nghiệm sản xuất: tính từ lúc bắt đầu sản xuất mía đến nay.
+ Nguồn cung cấp giống: giống nhà, người thân hay trung tâm khuyến
nông.

+ Kỹ thuật canh tác: nguồn thông tin KHKT và tình hình áp dụng kỹ
thuật canh tác hiện nay.
+ Vật tư nông nghiệp: địa chỉ cung cấp vật tư và các hình thức thanh
toán khi mua vật tư.
+ Tình hình tiêu thụ: nguồn thông tin về giá cả và nơi thu mua sản
phẩm mía của nông dân.
Kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất mía.
- Cách phân tích các chỉ tiêu:
+ Sử dụng phương pháp thống kê mô tả như: lập bảng biểu, tính toán
các số đo mô tả, số trung bình, số trung vị, phương sai, tần số,… Dùng phương
pháp so sánh, phân tích tổng hợp và suy luận dựa trên những số liệu thống kê
thu thập được để nghiên cứu đặc điểm của nông hộ trong mẫu điều tra và phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất mía từ khâu đầu vào đến
khâu tiêu thụ.
+ Dùng mô hình hồi qui đa biến để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
năng suất mía của nông hộ tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Dùng
phương pháp hồi qui và tương quan dựa trên hàm sản xuất Cobb – Douglas
mở rộng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất mía của nông hộ.
Tiến hành nhập toàn bộ dữ liệu sơ cấp đã qua xử lí vào máy tính và
phân tích chúng theo các chương trình mẫu có sẵn, ở đây chúng ta sử dụng
chương trình phần mềm Stata11 để xử lí và lưu giữ số liệu điều tra được.
Phân tích phương trình biểu diễn tương quan giữa biến phụ thuộc (năng
suất) và các biến độc lập (các yếu tố) gọi là phương trình hồi quy đa biến có
dạng như sau:
LnY
i
= 
0
+ 
1

lnN
i
+ 
2
lnP
i
+ 
3
lnK
i
+ 
4
lnG
i
+ 
5
lnT
i
+ 
6
lnL
i
+ 
7
lnHV
i
+

8
TH

i
+ e
i
Trong đó:

13

 Biến phụ thuộc (Y
i
): Năng suất (kg/1.000m
2
) mà nông hộ thứ i đạt được.
 
k
: các hệ số cần được ước lượng trong mô hình (k = 0, 1, 2, …, 8).
 N, P và K lần lượt là lượng phân đạm, lân và kali nguyên chất sử dụng,
đơn vị tính (kg/1.000m
2
)
 G là lượng giống gieo sạ cho 1 ha, đơn vị tính là (kg/1.000m
2
).
 T là chi phí thuốc nông dược sử dụng, được tính bằng tổng chi phí cho
các loại thuốc cỏ, thuốc sâu, thuốc bệnh và thuốc dưỡng, đơn vị tính là
(ngàn đồng/1.000m
2
). Biến số này được thay thế cho các biến số về nồng
độ nguyên chất của các loại thuốc mà việc tính toán chúng hầu như
không thể thực thiện được do nông dân sử dụng quá nhiều loại thuốc
khác nhau và đơn vị tính nồng độ nguyên chất của chúng cũng không

đồng nhất. Chi phí bằng tiền cho thuốc nông dược có thể là biến thay thế
tốt do chúng mang tính tương đồng giữa các hộ.
 L là lượng lao động gia đình được sử dụng trong vụ, được tính bằng số
ngày công cho 1.000m
2
.
 HV là trình độ học vấn của chủ hộ.
 TH là biến giả chỉ việc tham gia tập huấn. Biến này có giá trị là 1 nếu
nông dân có tham gia các lớp tập huấn và 0 nếu không tham gia
 Các tham số β
0
, β
1
,…, β
k
: Các hệ số cần được ước lượng trong mô hình
(k = 0,1,2,…,8). Hệ số β
k
cho biết khi biến tăng (hay giảm) 1 đơn vị thì
trung bình của Y (năng suất) sẽ thay đổi tức tăng (hay giảm) bao nhiêu
đơn vị, với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
 Hệ số xác định R
2
: (Multiple Correlation Coefficient) được định nghĩa
như là tỷ lệ (hay phần trăm) biến động của biến phụ thuộc (Y) được giải
thích bởi các biến độc lập X
i.

 Prob> F: mức ý nghĩa. Prob> F càng nhỏ càng tốt, độ tin cậy càng cao.
Prob> F cho ta kết luận mô hình có ý nghĩa khi Prob> F nhỏ hơn mức ý

nghĩa α.
 T_ Stat: giá trị thống kê t, dùng để kiểm định cho các tham số riêng biệt.
 P_value: giá trị xác suất P, là mức ý nghĩa α nhỏ nhất mà ở đó giả thuyết
H
0
bị bác bỏ.
 Kiểm định phương trình hồi qui:
Đặt giả thuyết:

×