Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa ở huyện châu thành tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 94 trang )

i

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH




NGUYỄN VĂN THẲNG



PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT SẢN
XUẤT LÚA Ở HUYỆN CHÂU THÀNH - TỈNH
AN GIANG


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115








Cần Thơ - 2013
ii



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH




NGUYỄN VĂN THẲNG
MSSV: 4105155



PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT SẢN
XUẤT LÚA Ở HUYỆN CHÂU THÀNH - TỈNH
AN GIANG


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số ngành: 52620115


GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
PHẠM QUỐC HÙNG


Cần Thơ 2013
iii

LỜI CẢM TẠ

Trong suốt bốn năm học tại Trƣờng Đại Học Cần Thơ, em đã đƣợc quý
thầy cô của trƣờng nói chung và quý thầy cô của khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh nói riêng đã truyền đạt những kiến thức xã hội và những kiến thức về
chuyên môn vô cùng quí giá cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. Những kiến thức
hữu ích đó sẽ trở thành hành trang giúp em trƣởng thành và tự tin bƣớc vào
cuộc sống. Với tất cả lòng tôn kính, em xin gửi đến quí thầy cô trƣờng Đại
Học Cần Thơ và quí thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh lòng biết ơn
sâu sắc. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Quốc Hùng đã tạo
điều kiện thuận lợi, hƣớng dẫn tận tình và giúp đỡ em trong suốt quá trình
nghiên cứu để em có thể hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Đồng thời em xin
đƣợc gửi lời cảm ơn đến toàn thể các Cô, Chú, Anh, Chị trong phòng nông
nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để hoàn thành tốt
luận văn tốt nghiệp của mình. Cuối cùng em xin chúc tất cả quí Thầy Cô cùng
các Cô, Chú, Anh, Chị ở phòng nông nghiệp thật nhiều sức khỏe và công tác
tốt.
Em xin chân thành cảm ơn.


Cần Thơ, Ngày …. tháng …. năm 2013
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)

Nguyễn Văn Thẳng










iv

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.

Cần Thơ, Ngày…Tháng…Năm 2013
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)


Nguyễn Văn Thẳng


















v

NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Họ và tên ngƣời nhận xét: Ths. Phạm Quốc Hùng
Chuyên ngành:
Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ hƣớng dẫn
Cơ quan công tác:
Tên sinh viên: Nguyễn Văn Thẳng MSSV: 4105155
Lớp: Kinh tế nông nghiệp khóa 36, KT1023A2
Tên đề tài: Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa ở huyện Châu Thành,
tỉnh An Giang
Cơ sở đào tạo: Bộ môn kinh tế nông nghiệp, khoa Kinh tế - Quản Trị Kinh
Doanh, trƣờng Đại học Cần Thơ.
NỘI DUNG NHẬN XÉT










Cần Thơ, ngày … tháng …. năm 2013
NGƢỜI NHẬN XÉT




vi

NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Họ và tên ngƣời nhận xét:
Chuyên ngành:
Nhiệm vụ trong Hội đồng:
Cơ quan công tác:
Tên sinh viên: Nguyễn Văn Thẳng MSSV: 4105155
Lớp: Kinh tế nông nghiệp khóa 36, KT1023A2
Tên đề tài: Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa ở huyện Châu Thành,
tỉnh An Giang
Cơ sở đào tạo: Bộ môn kinh tế nông nghiệp, khoa Kinh tế - Quản Trị Kinh
Doanh, Trƣờng Đại Học Cần Thơ.
NỘI DUNG NHẬN XÉT










Cần Thơ, ngày … tháng …. năm 2013
NGƢỜI NHẬN XÉT







vii

MỤC LỤC

Trang
CHƢƠNG 1 1
GIỚI THIỆU 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.3.1 Không gian 3
1.3.2 Thời gian 3
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu 3
CHƢƠNG 2 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
2.1.1 Khái niệm về nông hộ và kinh tế hộ 4
2.1.2 Các khái niệm trong nông nghiệp 5
2.1.3 Những yếu tố đầu vào 10
2.1.4 Những yếu tố đầu ra 12
2.2 CÁC CHỈ SỐ TÍNH HIỆU QUẢ KINH TẾ 13
2.2.1 Khái niệm hiệu quả, hiệu quả sản xuất 13
2.2.2 Các khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận 13
2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

2.3.1 Số liệu sơ cấp 15
2.3.2 Số liệu thứ cấp 16
2.4 PHƢƠNG PHÁP THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 16
2.4.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu 16
2.4.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu 16
2.4.3 Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu 17
viii

2.5 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT SẢN XUẤT LÚA
Ở ĐBSCL 20
CHƢƠNG 3 22
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA GẠO TẠI HUYỆN CHÂU
THÀNH, TỈNH AN GIANG 22
3.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 22
3.1.1 Vị trí địa lý 22
3.1.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 23
3.2 TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI 28
3.2.1 Tình hình kinh tế 28
3.2.2 Về văn hóa- xã hội 32
3.3 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA GẠO 32
3.3.1 Cách thức sản xuất lúa 32
3.3.2 Tình hình sản xuất lúa huyện Châu Thành, tỉnh An Giang 33
3.3.3 Tình hình tiêu thụ lúa gạo trong tỉnh 34
3.4 MỘT SỐ MÔ HÌNH LIÊN KẾT SẢN XUẤT ĐIỂN HÌNH TRÊN ĐỊA
BÀN NGHIÊN CỨU 35
3.4.1 Mô hình liên kết sản xuất lúa Nhật 35
3.4.2 Mô hình liên kết xây dựng vùng nguyên liệu của Công ty xuất nhập khẩu
An Giang (Angimex) 35
3.4.3 Mô hình Cánh đồng mẫu lớn 36
CHƢƠNG 4 38

PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TRONG SẢN XUẤT LÚA CỦA
NÔNG DÂN Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH AN GIANG 38
4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT LÚA HUYỆN CHÂU
THÀNH, TỈNH AN GIANG 38
4.1.1 Mô tả mẫu điều tra 38
4.1.2 Đặc điểm chung của nông hộ 39
4.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN Ở HUYỆN CHÂU THÀNH,
TỈNH AN GIANG 42
4.2.1 Phân tích chi phí 42
ix

4.2.2 Phân tích đầu ra 48
4.3 HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU
QUẢ KỸ THUẬT 51
5.1 KẾT LUẬN 63
5.2. KIẾN NGHỊ 63
5.2.1 Đối với chính quyền địa phƣơng 63
5.2.2 Đối với nhà nƣớc 64
5.2.3 Đối với các nhà doanh nghiệp 64
5.2.4 Đối với các nhà khoa học 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
PHỤ LỤC 1 68
PHỤ LỤC 2 70



















x

DANH SÁCH BẢNG
Trang

Bảng 2.1: Lịch thời vụ 6
Bảng 2.2: Dấu kỳ vọng các biến 19
Bảng 4.1: Phân phối số hộ trong mẫu theo xã 38
Bảng 4.2: Mô tả đặc điểm chung của nông hộ trồng lúa ở huyện Châu Thành,
tỉnh An Giang Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.3: Trình độ học vấn các nông hộ phân theo cấp học 40
Bảng 4.4: Tỷ lệ tham gia tập huấn của nông hộ 41
Bảng 4.5: Chi phí sản xuất lúa trung bình trên 1 công đất lúa 43
Bảng 4.6 : Khối lƣợng N,P,K nguyên chất trung bình trên công đất 44
Bảng 4.7: Chi phí giống trung bình trên 1 công đất của các nông hộ ở huyện
Châu Thành, An Giang 46
Bảng 4.8: Năng suất, giá bán và doanh thu trồng lúa trung bình trên công đất
trồng lúa của nông hộ 49

Bảng 4.9: Thu nhập và các chỉ tiêu tài chính của hoạt động sản xuất lúa của
các nông hộ và so sánh nghiên cứu của Trần Tấn Vƣơng (2012) trên cùng địa
bàn 50
Bảng 4.10: Kết quả ƣớc lƣợng MLE trong mô hình sản xuất biên COBB-
DOUGLAS cho 60 nông hộ sản xuất lúa ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
52
Bảng 4.11: Phân phối mức hiệu quả kỹ thuật giữa các vụ 57








xi

DANH SÁCH HÌNH
Trang

Hình 2.1: Các giai đoạn phát triển của cây lúa 6
Hình 2.2: Cấu tạo bảng so màu lá lúa 10
Hình 3.1: Bản đồ hành chính các huyện của tỉnh An Giang 22
Hình 4.1: Chi phí sản xuất trung bình trên 1 công đất lúa 43






















xii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
1 Công 1000m
2

LĐGĐ Lao động gia đình
LĐ Lao động
IPM Quản lý dịch hại tổng hợp
BSMLL Bảng so màu lá lúa
IRRI Viện lúa thế giới
ĐX Đông Xuân
HT Hè Thu
KHKT Khoa học kỹ thuật

XK Xuất khẩu

















1

CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó với con ngƣời, làng quê Việt Nam,
đồng thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh - nền văn minh lúa
nƣớc. Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong
đời sống văn hoá tinh thần của ngƣời Việt. Hạt lúa và ngƣời nông dân cần cù,
mộc mạc là mảng màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam
bây giờ và mãi mãi sau này. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật, cây lúa cũng đang có những biến đổi để thích ứng với nhu cầu thực tế.

Chính vì vậy, cần phải bảo tồn và phát triển, làm phong phú thêm nguồn gen
thực vật quý giá này
Là cây trồng quan trọng nhất thuộc nhóm ngũ cốc, lúa cũng là cây lƣơng
thực chính của ngƣời dân Việt Nam nói riêng và ngƣời dân châu Á nói chung.
Cây lúa, hạt gạo đã trở nên thân thuộc gần gũi đến mức từ bao đời nay ngƣời
dân Việt Nam coi đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Từ những
bữa cơm đơn giản đến các bữa tiệc sang trọng, không thể thiếu sự góp mặt của
hạt lúa, chỉ có điều, nó đƣợc chế biến dƣới dạng này hoặc dạng khác.
Không chỉ giữ vai trò to lớn trong đời sống kinh tế, xã hội mà còn có giá trị lịch
sử, bởi lịch sử phát triển của cây lúa gắn với lịch sử phát triển của cả dân tộc
Việt Nam, in dấu ấn trong từng thời kỳ thăng trầm của đất nƣớc. Trƣớc đây,
cây lúa, hạt gạo chỉ có thể đem lại sự no đủ cho con ngƣời thì ngày nay nó còn
có thể làm giàu cho ngƣời nông dân và cho cả đất nƣớc nếu chúng ta biết biến
nó thành một thứ hàng hoá có giá trị.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) rộng khoảng 36.000 km2, là vùng
đất phì nhiêu, khí hậu thuận lợi. Đây là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, ngành
kinh tế quan trọng nhất là sản xuất lúa gạo, đặc biệt là gạo chất lƣợng cao để
xuất khẩu. Mặc dù chỉ chiếm 12% diện tích cả nƣớc, ĐBSCL là nơi cƣ ngụ của
22% dân số cả nƣớc, cung cấp 40% tổng sản lƣợng lƣơng thực cả nƣớc, và hơn
một nửa sản lƣợng gạo cũng nhƣ tổng lƣợng gạo xuất khẩu đƣợc làm ra ở đây.
Sản xuất lúa vẫn tiếp tục khẳng định là một ngành sản xuất hàng hóa quan
trọng và ngày càng có sức cạnh tranh cao. Trong những năm gần đây, cây lúa
ngày càng khẳng định đƣợc vị thế của mình trong sự phát triển của đất nƣớc.
Việt Nam từ một nƣớc đói nghèo đã trở thành một nƣớc đứng thứ 2 trên thế
giới, sau Thái Lan về xuất khẩu gạo (Minh Oanh, 2009) .
2

Trong đó phải kể đến tỉnh An Giang là tỉnh có diện tích và sản lƣợng cao
nhất cả nƣớc với sản lƣợng là 3,8 triệu tấn năm 2011 cao nhất nƣớc và là sản
lƣợng cao nhất từ trƣớc đến nay, góp phần vào đảm bảo an ninh lƣơng thực

quốc gia và tăng trƣởng kinh tế (Hạnh Châu, 2011) . Tuy nhiên, vùng ĐBSCL
hiện nay nói chung và tỉnh An Giang nói riêng đang đối mặt với những thách
thức ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu toàn cầu làm nƣớc biển dâng
cao, gây ngập úng sâu hơn lâu hơn, nƣớc mặn ngày càng có xu hƣớng xâm
nhập sâu hơn vào đất liền. Khó khăn lớn của vùng là sản xuất và thu hoạch còn
phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Mùa mƣa vùng trũng bị ngập úng, nhiều trà
lúa non bị chết, mùa khô nhiều nơi khô hạn và bị nƣớc mặn xâm nhập, độc
canh cây lúa còn phổ biến, sâu bệnh đe dọa thƣờng xuyên trên đồng ruộng,giá
các vật tƣ nông nghiệp nhƣ: phân bón thuốc trừ sâu không ổn định Việc
tiêu thụ lúa hàng hóa sau thu hoạch lại hoàn toàn phụ thuộc vào giá cả trên thị
trƣờng. Giá các vật tƣ nông nghiệp tăng nên làm ra hạt lúa nhƣng ngƣời nông
dân không có quyền quyết định giá bán và họ lại rơi vào cảnh "đƣợc mùa rớt
giá" từ vụ này sang vụ khác, năm này qua năm khác. Nhƣng về mặt kỹ thuật
thì lại khác. Nếu bà con nông dân chịu học hỏi áp dụng tốt các biện pháp kỹ
thuật nhƣ: làm đất, sạ hàng,bón phân hợp lý, áp dụng cơ giới hóa vào đồng
ruộng…thì năng suất và sản lƣợng lúa sẽ đƣợc nâng cao, góp phần giảm chi
phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho ngƣời trồng lúa. Đƣợc sự quan tâm của các
cấp, chính quyền, địa phƣơng. Công tác khuyến nông cùng với các chƣơng
trình đƣợc tổ chức tập huấn cho nông dân nhƣng nông dân vẫn còn sản xuất lúa
theo kinh nghiệm truyền thống do vậy các hộ nông dân sản xuất chƣa đạt đƣợc
hiệu quả kỹ thuật cao trong sản xuất.
Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài “ Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất
lúa ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang ” hy vọng có thể giúp các nông
dân, các cơ quan, ban ngành, … thấy đƣợc thực trạng sản xuất lúa ở huyện
Châu Thành, mức hiệu quả kinh tế, phân phối và hiệu quả kỹ thuật đạt đƣợc và
những yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật. Từ đó, đề xuất những phƣơng
pháp nhằm cải thiện hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất góp phần nâng cao thu
nhập cho nông dân.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất của nông dân ở hai vụ lúa Đông
xuân và Hè thu tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang và từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa và qua đó tăng thu
nhập cho nông hộ.
3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại huyện Châu Thành,
tỉnh An Giang.
- Phân tích chi phí và lợi nhuận của nông hộ sản xuất lúa tại huyện Châu
Thành, tỉnh An Giang.
- Phân tích hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa tại huyện Châu Thành, tỉnh
An Giang.
- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất sản xuất lúa ở huyện
Châu Thành, tỉnh An Giang.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa
của hộ trồng lúa tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Do địa bàn nghiên cứu tƣơng đối rộng nên đề tài tập trung nghiên cứu
hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa Đông Xuân và Hè Thu trên địa bàn huyện Châu
Thành gồm 3 xã là Vĩnh Nhuận, Vĩnh Hanh, Vĩnh Lợi.
1.3.2 Thời gian
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2013. Số liệu thứ
cấp đƣợc phòng nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh An Giang cung cấp vào
tháng 9 năm 2013 về tình hình sản xuất nông nghiệp trong các năm 2010,
2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Cuộc điều tra thu thập số liệu sơ cấp
phục vụ cho đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện từ ngày 1 tháng 10 năm 2013 kết
thúc vào ngày 7 tháng 10 năm 2013 nhằm thu thập thông tin về các vụ lúa
Đông xuân và Hè thu năm 2013 của 60 nông hộ trồng lúa trên địa bàn nhằm

đánh giá thực trạng sản xuất lúa trên địa bàn và mức hiệu quả kỹ thuật mà nông
hộ đạt đƣợc.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là những nông hộ sản xuất lúa Đông
Xuân và Hè Thu trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.




4

CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm về nông hộ và kinh tế hộ
2.1.1.1 Khái niệm kinh tế hộ
Hộ là những ngƣời cùng sống chung dƣới một mái nhà, cùng ăn chung và
có chung một ngân quỹ. Hay nói khác hơn, hộ sản xuất là hình thức liên kết
giữa các thành viên của nó thông qua hình thức sống chung, sở hữu chung,
hoạt động kinh tế chung và hƣởng thụ chung các tài sản và thành quả sản xuất
của hộ gia đình. Hộ có những đặc trƣng đặc biệt, không giống nhƣ là các đơn
vị kinh tế khác.
Nông hộ là một đơn vị kinh doanh xã hội khá đặc biệt, là những hộ nông
dân làm nông ngƣ nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, hoặc kết hợp nhiều
ngành nghề, sử dụng lao động, vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh
doanh.
Trong cấu trúc nội tại của hộ, các thành viên cùng huyết tộc là chủ thể
đích thực của hộ. Do đó, hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản
lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất, trao

đổi, phân phối và sử dụng, tiêu dùng trong một đơn vị kinh tế. Do đó, hộ có
thể cùng lúc thực hiện đƣợc nhiều chức năng mà các đơn vị khác không thực
hiện đƣợc.
2.1.1.2 Đặc điểm của kinh tế hộ
Hộ là đơn vị kinh tế cơ sở mà ở đó diễn ra quá trình phân công, tổ chức
lao động, chi phí cho sản xuất, tiêu thụ, thu nhập, phân phối và tiêu dùng. Với
tƣ cách là đơn vị kinh tế, hộ đƣợc phân tích từ nhiều góc độ:
- Chủ sở hữu và sử dụng các nguồn lực kinh tế nhƣ đất đai, nhân lực và
vốn.
- Là đơn vị tham gia vào các hoạt động kinh tế, phân theo ngành nghề,
vùng, lãnh thổ…
- Trình độ phát triển của kinh tế hộ.
- Hiệu quả hoạt động của kinh tế hộ.
5

- Trong nông thôn Việt Nam hiện nay, hộ bao gồm hộ gia đình và hộ
nông dân. Trong đó:
+ Hầu hết hộ gia đình ở nông thôn là những ngƣời gắn bó ruột thịt, có
cùng huyết thống, chủ hộ thƣờng là những ngƣời ông, bà, cha, mẹ… Và các
thành viên trong gia đình là con cháu.
+ Còn hộ nông dân (bao gồm các hộ sản sản xuất nông - lâm - nghiệp)
trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đƣợc hiểu là một gia đình (từ một đến
nhiều ngƣời) có tên trong bảng kê khai hộ khẩu riêng, gồm có chủ hộ và những
ngƣời cùng sống chung trong hộ gia đình ấy.
Về mặt kinh tế hộ gia đình có mối quan hệ gắn bó không phân biệt
tài sản, những ngƣời sống chung trong một căn hộ gia đình có nghĩa vụ và
trách nhiệm đối với sự phát triển kinh tế. Nghĩa là mỗi thành viên đều phải có
nghĩa vụ đóng góp công sức vào quá trình xây dựng, phát triển của hộ và có
trách nhiệm đối với kết quả sản xuất đƣợc. Nếu hộ sản xuất đạt kết quả cao, sản
phẩm thu đƣợc ngƣời chủ hộ phân phối trƣớc hết nhằm bù đắp cho chi phí đã

bỏ ra, làm nghĩa vụ đối với nhà nƣớc theo qui định của pháp luật, phần thu
nhập còn lại trang trải cho các mục tiêu sinh hoạt thƣờng xuyên của gia đình và
tái sản xuất lại. Nếu kết quả sản xuất không khả quan ngƣời chủ hộ chịu trách
nhiệm cao nhất và đồng trách nhiệm là các thành viên trong gia đình
2.1.2 Các khái niệm trong nông nghiệp
2.1.2.1 Tìm hiểu về cây lúa
Hai loài lúa trồng hiện nay là Oryza sativa L. ở Châu Á và Oryza
glaberrima Steud. ở Châu Phi.Hai loài này cung cấp hơn 1/5 toàn bộ
lƣợng calo tiêu thụ bởi con ngƣời.
Lúa là các loài thực vật sống một năm, có thể cao tới 1-1,8 m, đôi khi cao
hơn, với các lá mỏng, hẹp bản (2-2,5 cm) và dài 50–100 cm. Các hoa nhỏ tự
thụ phấn mọc thành các cụm hoa phân nhánh cong hay rủ xuống, dài 30–
50 cm. Hạt là loại quả thóc (hạt nhỏ, cứng của các loại cây ngũ cốc) dài 5–
12 mm và dày 2–3 mm. Cây lúa non đƣợc gọi là mạ. Sau khi ngâm ủ, ngƣời ta
có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã đƣợc cày, bừa kỹ
hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển
tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính. Sản
phẩm thu đƣợc từ cây lúa là thóc. Sau khi xát bỏ lớp vỏ ngoài thu đƣợc sản
phẩm chính là gạo và các phụ phẩm là cám và trấu. Gạo là nguồn lƣơng thực
chủ yếu của hơn một nửa dân số thế giới (chủ yếu ở châu Á và châu Mỹ La
tinh), điều này làm cho nó trở thành loại lƣơng thực đƣợc con ngƣời tiêu thụ
6

nhiều nhất.Trong tiếng Anh, từ rice (lúa, gạo) có nguồn gốc từ arisi trong tiếng
Tamil (Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia)
Cây lúa trồng hiện nay đã trải qua một lịch sử tiến hóa rất lâu dài và khá
phức tạp, với nhiều thay đổi rất lớn về đặc điểm hình thái, nông học, sinh lý và
sinh thái để thích nghi với điều kiện khác nhau của môi trƣờng thay đổi theo
không gian và thời gian. Sự tiến hoá nầy bị ảnh hƣởng rất lớn bởi 2 tiến trình
chọn lọc: chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Hiểu biết về nguồn gốc cây

lúa trồng giúp ta hình dung đƣợc quá trình tiến hóa và hiểu đƣợc điều kiện môi
trƣờng cùng những yêu cầu sinh thái tự nhiên mà cây lúa cần cho nhu cầu sinh
trƣởng và phát triển đặt biệt của nó. Điều này sẽ rất cần thiết cho công cuộc
nghiên cứu cải tiến giống và biện pháp kỹ thuật để gia tăng năng suất lúa
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Hình 2.1: Các giai đoạn phát triển của cây lúa
Nguồn: Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam
2.1.2.2 Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là một quá trình kết hợp các nguồn lực (resources) hoặc là các
yếu tố đầu vào của sản xuất (inputs) đƣợc sử dụng để tạo ra sản phẩm
(products) hoặc dịch vụ (services) mà ngƣời tiêu dùng có thể dùng đƣợc (Phạm
Lê Thông, 2010).
2.1.2.3 Khái niệm về lịch thời vụ
Lịch thời vụ là loại lịch chỉ rõ các hoạt động chính, các khó khăn và thuận
lợi trong suốt chu kì hàng năm dƣới dạng biểu đồ. Nó giúp xác định những
tháng khó khăn nhất hoặc những tháng có những thay đổi quan trọng có thể tác
động đến cuộc sống của ngƣời dân địa phƣơng. Vụ Đông Xuân thƣờng xuống
giống từ tháng 10 đến tháng 2 thì thu hoạch. Vụ Hè Thu, nông dân thƣờng
xuống giống từ tháng 2 đến tháng 3 và thu hoạch vào tháng 6. Trong vụ Thu
Đông, nông dân xuống giống vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 và thu hoạch vào
tháng 10 (Tấn Vƣơng, 2012).
Bảng 2.1: Lịch thời vụ
7

Tháng
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11
12
Đông
Xuân













Thu













Thu
Đông












Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Châu Thành 2013
Ghi chú: Các tháng tính theo âm lịch
Bị bó hẹp trong khung thời vụ nhƣ thế nên so với vụ Đông Xuân, lúa vụ
Hè Thu có những bất lợi sau:
- Phải xuống giống trong điều kiện nắng nóng xen kẽ với những cơn mƣa đầu
mùa nên rất dễ bị xì phèn.
- Không có đủ thời gian để phơi đất, cày ải nên rất dễ bị nhiễm độc hữu cơ.
- Cây sinh trƣởng trong điều kiện mùa mƣa, trời nhiều mây, lƣợng bức xạ kém,
chênh lệch nhiệt độ ngày đêm không cao nên năng suất lúa không cao.
- Nắng nóng và mƣa nhiều nên dễ thất thoát phân bón.

2.1.2.4 Tài nguyên của nông hộ
Tài nguyên nông hộ là những nguồn lực mà nông hộ có để sử dụng vào
việc sản xuất nông nghiệp của mình nhƣ : Đất đai, lao động, tài chính, kỹ thuật
sản xuất chúng có mối quan hệ lẫn nhau giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa
chăn nuôi và thủy sản, giữa sản xuất và dịch vụ. Nông hộ khi đã sử dụng các
nguồn lực này một cách triệt để để tạo nên một chu kỳ khép kín trong sản xuất
và sẽ nâng cao đƣợc hiệu quả sử dụng các nguồn lực của mình, làm tăng thu
nhập cho nông hộ (Trần Tấn Vƣơng, 2012).
2.1.2.5 Mô hình sản xuất
Là sự bố trí thời vụ ổn định trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của
nông hộ, thích hợp với điều kiện nhất định về mặt vật lý, sinh học, kinh tế, phù
hợp với mục tiêu và các nguồn tài nguyên. Những yếu tố này phối hợp tác
động đến sản phẩm làm ra và phƣơng án sản xuất.
8

2.1.2.6 Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp
Là sự thay đổi mô hình sản xuất nhằm điều chỉnh tăng giảm diện tích,
năng suất, sản lƣợng của các sản phẩm nông nghiệp. Mục tiêu của quá trình
chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp là:
+ Tối ƣu hóa việc sử dụng tài nguyên tại chỗ của từng địa phƣơng sao cho
mang lại hiệu quả cao, phù hợp với chủ trƣơng, chính sách phát triển nông
nghiệp của địa phƣơng và điều kiện sản xuất của nông dân.
+ Nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế đồng thời đảm bảo tính lâu bền về
độ phì nhiêu của đất đai, về khí hậu và môi trƣờng sống của địa phƣơng.
2.1.2.7 Chương trình “ 3 giảm, 3 tăng”
Chƣơng trình “3 giảm, 3 tăng” là tiến bộ kỹ thuật về lĩnh vực bảo vệ thực
vật nhằm quản lý dinh dƣỡng và dịch hại tổng hợp trên cây lúa một cách khoa
học.
3 giảm trong sản xuất lúa tức là phải:
- Giảm lƣợng giống gieo sạ.

- Giảm lƣợng thuốc trừ sâu bệnh.
- Giảm lƣợng phân đạm.
3 tăng tức là:
- Tăng năng suất lúa.
- Tăng chất lƣợng lúa gạo.
- Tăng hiệu quả kinh tế.
Nhƣ vậy, muốn tăng năng suất cần áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng
lúa, áp dụng 3 giảm. Muốn tăng chất lƣợng lúa gạo cần sử dụng đúng giống
lúa, bón phân cân đối hợp lý, chú ý các khâu kỹ thuật sau thu hoạch. Nếu áp
dụng tốt chƣơng trình 3 giảm và 3 yếu tố tăng kể trên thì việc tăng hiệu quả
kinh tế cho ngƣời trồng lúa rất dễ dàng đạt đƣợc. Áp dụng biện pháp này giảm
đƣợc lƣợng lúa giống từ 20 - 80kg/ha, giảm chi phí thuốc trừ sâu, điều chỉnh
lƣợng phân bón phù hợp, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế, tạo ra sản phẩm
sạch, bảo vệ môi trƣờng sinh thái và sức khoẻ cộng đồng.
2.1.2.8 Chương trình “ 1 phải, 5 giảm”
Mô hình “1 phải 5 giảm“ đƣợc cụ thể hóa từ chƣơng trình “3 giảm 3 tăng“
và đƣợc thực hiện theo các nội dung chính sau đây:
1 phải: Phải sử dụng giống tốt, giống xác nhận
9

5 giảm gồm có:
- Giảm giống : Áp dụng mật độ sạ hợp lý 80-100 kg lúa giống/ ha và áp
dụng công cụ gieo sạ theo hàng.
- Giảm lƣợng phân đạm: ứng dụng biện pháp bón phân đạm theo bảng so
màu lá lúa.
- Giảm lƣợng thuốc bảo vệ thực vật: Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật, chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo đúng qui trình quản lý
dịch hại tổng hợp IPM.
- Giảm lƣợng nƣớc tƣới và số lần bơm tƣới: Áp dụng theo kỹ thuật khô
ƣớt xen kẽ ( tƣới nƣớc tiết kiệm).

- Giảm thất thoát trong và sau thu hoạch: Ứng dụng thu hoạch bằng máy
gặt đập liên hợp và sử dụng biện pháp sấy lúa.
2.1.2.9 Quản lý dịch hại tổng hợp
Quản lý dịch hại tổng hợp là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong
khung cảnh cụ thể của môi trƣờng và những biến động quần thể của các loài
gây hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể đƣợc, nhằm
duy trì mật độ của các loài gây hại ở dƣới mức gây ra những thiệt hại kinh tế.
Cụm từ tiếng Anh viết tắt:
IPM



I (Integrated) P (Pest) M (Management)
- Năm nguyên tắc cơ bản trong quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
+ Trồng và chăm cây khoẻ
+Thƣờng xuyên thăm đồng
+ Nông dân trở thành chuyên gia đồng ruộng
+ Phòng trừ dịch hại
+ Bảo vệ thiên địch
2.1.2.10 Bảng so màu lá lúa
Trong bón phân cho lúa, khi bón thừa phân đạm sẽ gây nên đổ ngã giai
đoạn trổ và hình thành hạt. Khi lúa đổ năng suất giảm lúc thu hoạch và còn
10

gây ra lúa lép nhiều, chất lƣợng gạo kém, giá bán thấp, lợi nhuận giảm. Đặc
biệt, trong giai đoạn sinh trƣởng lúa bị sâu bệnh tấn công nhiều, gây thiệt hại
nặng về kinh tế cho nông dân cũng nhƣ môi trƣờng do phải sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh. Thừa đạm còn gây ô nhiễm môi trƣờng do
lƣợng nitrat chảy vào trong nguồn nƣớc hoặc tồn dƣ nitrat trên hạt sẽ không đủ
tiêu chuẩn xuất khẩu.

Có thể khắc phục bằng cách áp dụng bảng so màu lá lúa (BSMLL), có
các thang màu hƣớng dẫn nông dân bằng trực quan khi đối chiếu màu lá lúa
với các thang màu. Từ đó có thể biết đƣợc lúa đang thiếu, đủ hay thừa đạm để
áp dụng phân bón thích hợp nhằm tránh thừa đạm.
Bảng so màu lá lúa là một tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đƣợc áp dụng ở
nhiều nƣớc trên thế giới. Hiện nay, ở nƣớc ta nhiều nông dân trồng lúa đã áp
dụng theo bảng so màu lá đạt kết quả tốt. Khi áp dụng bảng so màu lá vào
đồng ruộng là một giải pháp tích cực cho những ngƣời trồng lúa, góp phần
đảm bảo năng suất và chất lƣợng lúa, đồng thời hạ giá thành sản phẩm tăng
thu nhập cho ngƣời nông dân.
Thang so màu lá lúa chuẩn mới của IRRI có 4 ô, đánh số 2; 3; 4; 5.
Thang màu giữa trị số 3 và 4 tƣơng đƣơng 3,5 là đạt trị số chuẩn. Màu lá lúa ở
mức này là đủ đạm. Thang màu dƣới 3,5 (lúa cấy), dƣới 3 (lúa sạ) cần bón bổ
sung phân có đạm.


Hình 2.2: Cấu tạo bảng so màu lá lúa
Nguồn: Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam
2.1.3 Những yếu tố đầu vào
Yếu tố đầu vào nhìn chung là các nguồn tự nhiên bên trong, nguồn vật
chất từ các tổ chức và nguồn nhân lực trong một cộng đồng, bao gồm cả đầu
vào từ bên ngoài đƣợc đƣa vào một khu vực cụ thể nào đó nhằm đạt đƣợc sự
11

phát triển của nông hộ và nông nghiệp nông thôn. Các yếu tố đàu vào có thể
ảnh hƣởng đến năng suất lúa là:
* Phân bón: chỉ lƣợng phân bón hóa học đƣợc sử dụng bao gồm đạm (N),
lân (P), kali (K) và đƣợc thể hiện theo đơn vị kg/1000m
2
. Các loại phân nguyên

chất trên đƣợc tính bằng: lƣợng phân hỗn hợp mà nông hộ sử dụng nhân cho
%N, %P, %K có trong các loại phân hỗn hợp đó nhƣ: NPK (16-16-8), NPK
(20-20-15), NPK (25-25-5), Urea (46%N), DAP (18-46-0), Kali (55% KCl) và
Lân (P
2
O
5
).
* Nông dƣợc: Chi phí thuốc nông dƣợc sử dụng, đƣợc tính bằng tổng chi
phí các loại thuốc cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc bệnh và thuốc dƣỡng. Do vậy, đơn vị
tính là ngàn đồng/1000m
2
. Biến số này đƣợc sử dụng để thay thế cho các biến
số về nồng độ nguyên chất các loại thuốc mà việc tính toán chúng hầu nhƣ
không thể thực hiện đƣợc do nông dân sử dụng quá nhiều loại thuốc khác nhau
và đơn vị tính nồng độ nguyên chất của chúng cũng không đồng nhất. Chi phí
bằng tiền cho thuốc nông dƣợc có thể là biến thay thế tốt do chúng mang tính
tƣơng đồng giữa các hộ.
* Giống lúa: Chỉ các loại giống lúa khác nhau đƣợc ngƣời nông dân sử
dụng để canh tác. Giống lúa cấp xác nhận đƣợc sản xuất từ giống lúa nguyên
chủng, nếu đƣợc gieo trồng sẽ cho năng suất cao, có khả năng chống chịu dịch
hại tốt hơn. Việc lựa chọn giống lúa nào còn tùy thuộc vào đặc tích của giống
nhƣ giống ngắn ngày, dài ngày, giống kháng sâu bệnh, giống lúa thơm hay
không thơm.
* Lƣợng giống: Để chỉ tổng số lƣợng lúa giống gieo sạ cho 1 công, đơn
vị tính là kg/1000m
2
. Yếu tố này phản ánh ảnh hƣởng của mật độ sạ đến năng
suất lúa.
* Diện tích trồng lúa: để chỉ diện tích đất dùng để sản xuất lúa, đơn vị

tính là công đất (1000m
2)
. Diện tích đất trồng lúa nhỏ gây rất nhiều khó khăn
trong việc sản xuất tập trung, tốn nhiều chi phí cũng nhƣ khâu tiêu thụ sản
phẩm sau khi thu hoạch. Vì diện tích quá ít nên tổng sản lƣợng sẽ không nhiều,
họ chỉ có thể bán cho thƣơng lái với giá thấp hơn gia di nhà nƣớc đƣa ra. Vì họ
không đủ lƣợng để có thể ký hợp đồng với các doanh nghiệp mua lúa gạo xuất
khẩu. Những hộ có diện tích đất canh tác nhỏ thƣờng tiêu dùng cho gia đình và
kiếm thêm thu nhập từ làm thuê và các nghành nghề khác.
* Trình độ học vấn: Để chỉ trình độ học vấn mà chủ hộ đã hoàn thành các
lớp học, tính theo năm và cấp. Trình độ học vấn cũng ảnh hƣởng tới khả năng
tiếp thu khoa học kỹ thuật, ứng dụng vào trong sản xuất của nông hộ. Nếu
nông dân có trình độ học vấn cao sẽ dễ dàng và nhanh chóng nắm bắt, áp dụng
12

tốt các biện pháp kỹ thuật mới tốt hơn. Ngƣợc lại, nông dân có trình độ học vấn
thấp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
* Kinh nghiệm sản xuất: là một yếu tố mang tính chất thời gian, kinh
nghiệm sản xuất của nông dân ở đây đƣợc xem nhƣ số năm nông dân bắt đầu
canh tác lúa cho đến nay. Nếu số năm trồng lúa của họ nhiều thì họ sẽ tích lũy
đƣợc nhiều kinh nghiệm sản xuất hơn, góp phần đáng kể trong việc né tránh
thiên tai, lũ lụt cũng nhƣ cách bón phân, phun xịt thuốc, chọn giống gieo sạ
cũng hợp lý và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, có vấn đề cần quan tâm là những nông
hộ có thời gian tham gia sản xuất ngắn, chƣa có kinh nghiệm nhƣng có thể có
tính cấp tiến nên có nhiều phƣơng hƣớng mới trong sản xuất, dễ dàng tích cực
tham gia tập huấn, tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
* Lao động: là số ngƣời tham gia vào các hoạt động trong quá trình thực
hiện mô hình sản xuất, thể hiện theo số ngày công lao động/1000m
2
.

* Tập huấn: Biến giả chỉ việc tham gia tập huấn của nông hộ. Biến này có
giá trị là 1 nếu nông dân có tham gia các lớp tập huấn và 0 nếu không tham gia.
Tập huấn là sự hƣớng dẫn về kỹ thuật trồng lúa của các cán bộ kỹ thuật cho
nông dân. Những nội dung tập huấn chủ yếu là IPM, kỹ thuật 3 giảm 3 tăng.
Ngoài ra nông hộ còn tham gia các lớp nhƣ: kỹ thuật trồng lúa, sử dụng thuốc
BVTV theo nguyên tắc “4 đúng”.
* Phƣơng pháp sạ: Biến giả chỉ kỹ thuật gieo sạ của nông hộ. Biến này có
ý nghĩa là 1 nếu nông dân sạ bằng phƣơng pháp sạ hàng và 0 nếu nông hộ sử
dụng các kỹ thuật sạ khác (sạ tay, cấy,…).
2.1.4 Những yếu tố đầu ra
Tổng sản phẩm: Chỉ sản lƣợng thực sự của cây trồng, vật nuôi và phần
còn lại ( tái sử dụng), đƣợc sản xuất ra trên một đơn vị diện tích, đƣợc tính nhƣ
sau:
Tổng sản phẩm = Sản phẩm chính + sản phẩm đƣợc tạo ra do tận
dụng phần còn lại.
Sản lƣợng lúa: Chỉ đầu ra của lúa trên 1 đơn vị diện tích, thể hiện bằng
kg/1000m
2
. Sản lƣợng là phần mong đợi nhất của ngƣời nông dân sau một vụ
mùa. Nó đánh giá sự khác biệt giữa kỹ thuật canh tác giữa các nông hộ với
nhau.
Năng suất lúa: Để chỉ sản lƣợng lúa trên một đơn vị trung bình, đƣợc thể
hiện dƣới dạng kg/1000m
2
. Năng suất là phần mong đợi, là kết quả lao động
và sản xuất của một vụ mùa. Năng suất không những chịu ảnh hƣởng từ các
yếu tố đầu vào mà còn bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố khác nhƣ: thời tiết, đất
13

đai, thời vụ…Năng suất cao cho thấy việc nông dân sự dụng tốt các yếu tố

đầu vào và có hiệu quả. Năng suất thấp cho thấy việc nông dân còn khó khăn
trong việc kết hợp các yếu tố đầu vào.
2.2 CÁC CHỈ SỐ TÍNH HIỆU QUẢ KINH TẾ
2.2.1 Khái niệm hiệu quả, hiệu quả sản xuất
2.2.1.1 Khái niệm hiệu quả
Theo Farrell (1957), hiệu quả đƣợc định nghĩa là khả năng sản xuất ra một
mức đầu ra cho trƣớc từ một khoản chi phí thấp nhất. Do vậy, hiệu quả của một
nhà sản xuất riêng lẻ có thể đƣợc đo lƣờng bằng tỷ số giữa chi phí tối thiểu và
chi phí thực tế để sản xuất ra mức đầu ra cho trƣớc đó. Định nghĩa này bao
gồm một gói chứa hai chỉ tiêu hiệu quả khác là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả
phân phối (hay còn gọi là hiệu quả giá). Hiệu quả kỹ thuật đề cập đến khả năng
tạo ra một lƣợng đầu ra cho trƣớc từ một lƣợng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng
tạo ra một lƣợng đầu ra tối đa từ một lƣợng đầu vào cho trƣớc, ứng với một
trình độ công nghệ nhất định. Hiệu quả phân phối là khả năng lựa chọn đƣợc
một lƣợng đầu vào tối ƣu mà ở đó giá trị sản phẩm biên (marginal revenue
product) của đơn vị đầu vào cuối cùng bằng với giá của đầu vào đó (Phạm Lê
Thông và cộng tác viên, 2010).
Hiệu quả là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ƣu tiên các nguồn lực sao cho
đạt kết quả cao nhất. Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: (1) không sử dụng nguồn lực
lãng phí, (2) sản xuất với chi phí thấp nhất, (3) sản xuất để đáp ứng nhu cầu của
con ngƣời. Muốn đạt hiệu quả sản xuất cần quan tâm một số vấn đề sau:
a. Hiệu quả kinh tế
Tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị nghĩa là khi sự thay đổi làm
tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngƣợc lại thì không có hiệu quả.
b. Hiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả là việc tạo ra một số lƣợng sản phẩm nhất định từ việc sử dụng
các nguồn lực đầu vào ít nhất. Nó đƣợc xem là một thành phần của hiệu quả
kinh tế. Bởi vì muốn đạt đƣợc hiệu quả kinh tế thì trƣớc hết phải đạt đƣợc hiệu
quả kỹ thuật.
2.2.2 Các khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận

2.2.2.1 Tổng doanh thu
Là toàn bộ giá trị của sản phẩm cho một đơn vị diện tích bằng năng suất
nhân với đơn giá của sản phẩm cho một đơn vị diện tích.

×