Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

phân tích hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ tại xã hiếu tử, huyện tiểu cần, tỉnh trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 83 trang )


i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH









LÂM CHÍ TRUNG




PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA
CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ HIẾU TỬ, HUYỆN
TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115









Tháng 11 - Năm 2013


ii

LỜI CẢM TẠ
  
Sau hơn 3 năm học tập và nghiên cứu tại Khoa Kinh tế và Quản trị kinh
doanh Trƣờng Đại học Cần Thơ. Hôm nay, với những kiến thức đã học đƣợc ở
trƣờng và những kinh nghiệm thực tế trong quá trình học tập, em đã hoàn
thành luận văn tốt nghiệp của mình. Nhân quyển luận văn này, em xin gửi lời
cảm ơn đến:
Quý thầy (cô) trƣờng Đại học Cần Thơ, đặc biệt là các thầy (cô) Khoa
Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã dầy công truyền đạt kiến thức cho em trong
suốt hơn 3 năm học tập tại trƣờng. Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn đến thầy
Phạm Quốc Hùng. Thầy đã nhiệt tình hƣớng dẫn và đóng góp ý kiến giúp em
hoàn thành tốt luận văn này.
Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cô chú,
các anh chị Ủy ban nhân dân xã Hiếu Tử, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh đã
tạo mọi điều kiện cho em thực hiện đề tài luận văn của mình. Cùng với đó, xin
cảm ơn bạn bè, những ngƣời thân luôn quan tâm và ủng hộ trong quá trình
nghiên cứu.
Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian có hạn nên chắc chắn
luận văn không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em kính mong đƣợc sự đóng

góp ý kiến của quý cơ quan cùng quý thầy (cô) để luận văn này hoàn thiện hơn
và có ý nghĩa thực tế hơn.
Cuối lời, em kính chúc quý thầy (cô) khoa Kinh tế và Quản trị kinh
doanh cùng quý cô chú, anh/chị tại Ủy ban nhân dân xã Hiếu Tử đƣợc dồi dào
sức khỏe, công tác tốt, luôn vui vẻ trong cuộc sống và thành đạt trong công
việc.
Trân trọng kính chào!
Cần Thơ, ngày … tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện



Lâm Chí Trung



iii

TRANG CAM KẾT
  
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày … tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện



Lâm Chí Trung


iv

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Ngày … tháng …. năm 2013
Thủ trƣởng đơn vị
(kí tên và đóng dấu)






v

NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Họ và tên ngƣời nhận xét: Ths. Phạm Quốc Hùng
Chuyên ngành:
Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ hƣớng dẫn
Cơ quan công tác:
Tên sinh viên: Lâm Chí Trung MSSV: 4105168
Lớp: Kinh tế nông nghiệp khóa 36, KT1023A2
Tên đề tài: Phân tích hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ tại xã Hiếu Tử,
huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh
Cơ sở đào tạo: Bộ môn kinh tế nông nghiệp, khoa Kinh tế - Quản Trị Kinh
Doanh, trƣờng Đại học Cần Thơ.
NỘI DUNG NHẬN XÉT










Cần Thơ, ngày … tháng …. năm 2013
NGƢỜI NHẬN XÉT





vi

NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Họ và tên ngƣời nhận xét:
Chuyên ngành:
Nhiệm vụ trong Hội đồng:
Cơ quan công tác:
Tên sinh viên: Lâm Chí Trung MSSV: 4105168
Lớp: Kinh tế nông nghiệp khóa 36, KT1023A2
Tên đề tài: Phân tích hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ tại xã Hiếu Tử,
huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh
Cơ sở đào tạo: Bộ môn kinh tế nông nghiệp, khoa Kinh tế - Quản Trị Kinh
Doanh, trƣờng Đại học Cần Thơ.
NỘI DUNG NHẬN XÉT










Cần Thơ, ngày … tháng …. năm 2013
NGƢỜI NHẬN XÉT







vii

MỤC LỤC
Trang

GIỚI THIỆU 1
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu 2
1.3.2 Giới hạn đề tài 2
1.3.3 Phạm vi không gian 3
1.3.4 Phạm vi thời gian 3
CHƢƠNG 2 4
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN 4
2.1.1 Hộ nông dân và kinh tế nông hộ 4
2.1.2 Khái niệm về sản xuất 5
2.1.3 Hàm sản xuất 5
2.1.4 Khái niệm hiệu quả, hiệu quả sản xuất 5
2.1.5 Mục tiêu sản xuất 6
2.1.6 Các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu 6
2.1.7 Lƣợc khảo tài liệu 9
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
2.2.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu 10

2.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu 10
2.2.3 Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu 11
CHƢƠNG 3 19
GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 19
3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ XÃ HIẾU TỬ 19

viii

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 19
3.1.2 Tình hình phát triển kinh tế giai đoạn 2012 - tháng 6/2013 19
3.2 LỊCH THỜI VỤ SẢN XUẤT LÚA NĂM 2013 TẠI XÃ HIẾU TỬ,
HUYỆN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH 25
CHƢƠNG 4 26
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN NĂNG SUẤT, LỢI NHUẬN LÚA VỤ HÈ THU NĂM 2013 TẠI XÃ
HIẾU TỬ, HUYỆN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH 26
4.1 MÔ TẢ MẪU ĐIỀU TRA 26
4.1.1 Đặc điểm về nhân khẩu của nông hộ 26
4.1.2 Độ tuổi và số năm kinh nghiệm của nông hộ sản xuất lúa tại xã
Hiếu Tử 26
4.1.3 Trình độ học vấn của chủ hộ 27
4.1.4 Diện tích đất trồng lúa 28
4.1.5 Tình hình tập huấn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
29
4.1.6 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ 32
4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA VỤ HÈ THU NĂM 2013
TẠI XÃ HIẾU TỬ 35
4.2.1 Phân tích chi phí sản xuất lúa lúa vụ Hè Thu năm 2013 của nông hộ
xã Hiếu Tử. 35
4.2.2 Phân tích doanh thu, thu nhập và lợi nhuận trong sản xuất lúa vụ Hè

Thu năm 2013 của nông hộ tại xã Hiếu Tử 41
4.2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả về mặt tài chính trong hoạt động
sản xuất lúa vụ Hè Thu năm 2013 của nông hộ xã Hiếu Tử. 43
4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ
LỢI NHUẬN LÚA VỤ HÈ THU NĂM 2013 TẠI XÃ HIẾU TỬ 45
4.3.1 Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất lúa vụ Hè Thu 45
4.3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận lúa vụ Hè Thu 49
CHƢƠNG 5 52
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA VỤ HÈ
THU NĂM 2013 TẠI XÃ HIẾU TỬ 52

ix

5.1 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
LÚA VỤ HÈ THU CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ HIẾU TỬ 52
5.1.1 Thuận lợi 52
5.1.2 Khó khăn 53
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA HÈ
THU NĂM 2013 TẠI XÃ HIẾU TỬ 54
5.2.1 Về nông hộ 54
5.2.2 Về giống 54
5.2.3 Về phân bón, thuốc BVTV 54
5.2.4 Về lao động 55
5.2.5 Về thị trƣờng 55
5.2.6 Về cơ sở hạ tầng 55
CHƢƠNG 6 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
6.1 KẾT LUẬN 57
6.2 KIẾN NGHỊ 58
6.2.1 Đối với chính quyền địa phƣơng và các ban ngành 58

6.2.2 Đối với cơ quan nhà nƣớc 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….60
PHỤ LỤC…………………………………………………………………… 61













x

DANH SÁCH BẢNG
Trang

Bảng 2.1: Trình bày tóm tắt các biến số ảnh hƣởng đến năng suất lúa đƣợc đƣa
vào mô hình hồi quy…….15
Bảng 2.1: Trình bày tóm tắt các biến số ảnh hƣởng dến lợi nhuận đƣợc đƣa
vào mô hình hồi quy…….17
Bảng 3.1: Diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa vụ Hè Thu của xã Hiếu Tử giai
đoạn 2011-2013 21
Bảng 4.1 Bảng đặc điểm về nhân khẩu của hộ 26
Bảng 4.2: Tuổi và số năm kinh nghiệm của chủ hộ sản xuất lúa 27
Bảng 4.3: Tình hình tham gia tập huấn của các nông hộ điều tra 29

Bảng 4.4 Nguồn thông tin tập huấn kỹ thuật của nông hộ 30
Bảng 4.5 Tình hình áp dụng khoa học kỹ thuật của hộ 30
Bảng 4.6 Các mô hình kỹ thuật đƣợc áp dụng 31
Bảng 4.7: Lý do chọn giống của nông hộ 33
Bảng 4.8: Nơi mua lúa giống của nông hộ 34
Bảng 4.9: Các nguồn thông tin về giá bán lúa của nông hộ 34
Bảng 4.10: Các khoản mục chi phí trong sản xuất lúa của nông hộ 36
Bảng 4.11: Số lƣợng N, P, K nguyên chất đƣợc nông hộ sử dụng 38
Bảng 4.12: Chi phí máy móc, thiết bị của nông hộ 38
Bảng 4.13: Số ngày công lao động gia đình và ngày công lao động thuê mà
nông hộ sử dụng 40
Bảng 4.14: Số lƣợng giống và chi phí giống mà nông hộ sử dụng 41
Bảng 4.15: Năng suất và giá bán của nông hộ 42
Bảng 4.16: Doanh thu, lợi nhuận, thu nhập của nông hộ 42
Bảng 4.17: Các tỷ số tài chính trong sản xuất lúa của nông hộ 44
Bảng 4.18: Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất 46
Bảng 4.19: Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận 49



xi

DANH SÁCH HÌNH
Trang

Hình 4.1 Trình độ học vấn của chủ hộ sản xuất lúa tại xã Hiếu Tử 28
Hình 4.2 Tổng diện tích gieo trồng lúa của nông hộ 28
Hình 4.3 Thực trạng sử dụng giống lúa của các nông hộ tại xã Hiếu Tử 32
Hình 4.4 Cơ cấu chi phí trung bình trong sản xuất lúa của nông hộ điều tra tại
xã Hiếu Tử 35

Hình 4.5 Nơi bán lúa của nông hộ 37




















xii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVTV : Bảo vệ thực vật
THHH-MTV : Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
HĐND : Hội đồng nhân dân
UBND : Ủy ban nhân dân
ĐVT : Đơn vị tính
KHKT : Khoa học kỹ thuật

IPM : Quản lý dịch hại tổng hợp
WTO : Tổ chức thƣơng mại thế giới
GĐLH : Gặt đập liên hợp
LĐGĐ : Lao động gia đình

















1

CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, tuy công nghiệp và dịch vụ đã phát triển và dần dần chiếm tỷ
trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế nhƣng ngành nông nghiệp vẫn là ngành chủ
đạo. Nhất là ngành trồng lúa đã đem lại nguồn thu nhập cao cho nông dân, mặt
khác cây lúa cũng đã làm cho Việt Nam trở thành một nƣớc xuất khẩu gạo

đứng hàng thứ hai trên thế giới, theo hiệp hội lƣơng thực Việt Nam sản lƣợng
lúa của Việt Nam năm 2012 tiếp tục đƣợc nâng lên gần 44 triệu tấn, cao hơn
năm 2011 khoảng 1,3 triệu tấn góp phần vào việc lập kỷ lục về lƣợng gạo xuất
khẩu, đạt trên 7,7 triệu tấn và thu về gần 3,5 tỷ USD (Thùy Linh, 2013).
Cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp cả nƣớc xã Hiếu Tử là
một trong 9 xã của huyện Tiểu Cần - tỉnh Trà Vinh với phần lớn đất đai là đất
nông nghiệp, và thu nhập chính của nông dân xã là nghề trồng lúa. Cây lúa
không những đáp ứng đủ nhu cầu lƣơng thực trong xã, mà còn đem về cho đất
nƣớc nguồn ngoại tệ đáng kể từ việc xuất khẩu, đồng thời nâng cao thu nhập,
góp phần khắc phục sự phân hóa giàu nghèo ngày càng diễn ra trong quá trình
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc. Nhƣ vậy, cây lúa giữ vai trò then
chốt và là cơ sở cho sự phát triển đời sống, xã hội của nhân dân xã Hiếu Tử,
huyện Tiểu Cần nói riêng và của nhân dân cả nƣớc nói chung. Thế nhƣng thế
mạnh của cây lúa chƣa đƣợc khai thác đúng mức, năng suất chƣa cao, chất
lƣợng lúa còn thấp làm giảm giá bán của ngƣời nông dân, từ đó dẫn đến lợi
nhuận chƣa cao, và số hộ nông dân áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất
chƣa nhiều, vì mô hình sản xuất lúa mới chƣa đƣợc truyền bá rộng rãi đến
nông dân, nên đa số hộ nông dân vẫn còn sản xuất lúa theo kiểu truyền thống.
Đặc biệt trong thời gian gần đây do thiên tai và dịch bệnh đã làm cho năng
suất lúa giảm xuống đáng kể làm ảnh hƣởng lớn đến đời sống của ngƣời dân.
Bên cạnh đó, nguồn lực của mỗi nông hộ khác nhau cũng có thể là
nguyên nhân dẫn đến những khác biệt này. Nếu nông hộ biết tận dụng tốt các
nguồn lực sẵn có của mình kết hợp với việc ứng dụng các mô hình khoa học
kỹ thuật mới trong sản xuất sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời cũng
nâng cao trình độ sản xuất cho bản thân. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả quyết
định chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ tại xã
Hiếu Tử huyện Tiểu Cần – tỉnh Trà Vinh” vụ lúa Hè Thu năm 2013 nhằm
tìm ra những nhân tố ảnh hƣởng đến năng suất, lợi nhuận và đƣa ra những giải
pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ xã Hiếu Tử, huyện Tiểu


2

Cần nói riêng và cả nƣớc nói chung, góp phần cải thiện đời sống của ngƣời
dân.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ xã Hiếu Tử, huyện Tiểu
Cần, tỉnh Trà Vinh vụ lúa Hè Thu năm 2013, nhằm thấy đƣợc thực trạng sản
xuất lúa cũng nhƣ là tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất lúa và lợi
nhuận. Để từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho
nông hộ tại xã.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt đƣợc mục tiêu chung trên, nội dung đề tài sẽ lần lƣợt giải quyết
các mục tiêu cụ thể sau:
(1) Tìm hiểu thực trạng sản xuất lúa tại xã Hiếu Tử huyện Tiểu Cần, tỉnh
Trà Vinh.
(2) Phân tích một số chỉ tiêu tài chính (doanh thu, chi phí, lợi nhuận)
trong quá trình sản xuất lúa của nông hộ tại xã Hiếu Tử trong vụ lúa Hè Thu.
(3) Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến năng suất và lợi nhuận.
(4) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
lúa của nông hộ nhằm để giải quyết những vấn đề còn tồn tại ở xã.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là những hộ trồng lúa vụ Hè Thu năm
2013 thuộc 3 ấp của xã Hiếu Tử, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh
1.3.2 Giới hạn đề tài
Đề tài chỉ đánh giá kết quả sản xuất và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng
đến năng suất, lợi nhuận lúa vụ Hè Thu năm 2013 của các nông hộ tại xã Hiếu
Tử, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. Đề tài không phân tích hiệu quả sản xuất
lúa 3 vụ hay trên cả hệ thống canh tác.

Kết quả nghiên cứu chỉ phản ánh hiệu quả sản xuất về mặt tài chính
thông qua một số chỉ tiêu nhƣ doanh thu, thu nhập, năng suất, lợi nhuận và các
chi phí phát sinh trên diện tích đất canh tác nhƣ chi phí giống, chi phí phân
bón, chi phí lao động và có hạn chế về chi phí thuốc nông dƣợc.

3

Các số liệu phân tích dừng lại ở các chỉ số sản lƣợng và các chỉ số tài
chính để làm cơ sở lý luận cho việc phân tích luận văn.
1.3.3 Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện tại xã Hiếu Tử, huyện Tiểu Cần, tỉnh
Trà Vinh với 60 quan sát phỏng vấn trực tiếp các nông dân tại địa bàn xã.
1.3.4 Phạm vi thời gian
Đề tài đƣợc thực hiện trong khoản thời gian từ tháng 8/2013 đến tháng
11/2013.
Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các báo cáo tổng kết về tình hình kinh
tế, xã hội, sản xuất nông nghiệp của xã Hiếu Tử huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà
Vinh năm 2012 - 6 tháng đầu năm 2013.
Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập dựa trên bảng câu hỏi đƣợc soạn sẵn để
phỏng vấn nông dân sản xuất lúa vụ Hè Thu năm 2013 tại xã Hiếu Tử, huyện
Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. Thời gian thu thập số liệu từ tháng 9/2013 đến tháng
10/2013.














4

CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Hộ nông dân và kinh tế nông hộ
2.1.1.1 Hộ nông dân
Hộ nông dân là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm,
ngƣ nghiệp, bao gồm một nhóm ngƣời có cùng huyết tộc hoặc quan hệ huyết
tộc sống chung trong một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập, tiến hành
các hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục đích chủ yếu phục vụ cho nhu
cầu của các thành viên trong hộ.
Hộ nông dân là tế bào kinh tế xã hội là hình thức tổ chức cơ sở của nông
nghiệp ở nông thôn đã tồn tại từ lâu đời ở các nƣớc nông nghiệp. Hộ nông dân
bao gồm chủ yếu cha mẹ và con cái, có hộ còn có cả ông bà và cháu chắt. Hộ
nông dân có thể chuyên trồng trọt, làm nghề rừng, chăn nuôi hoặc nuôi trồng
thủy sản. Trong cấu trúc nội tại của nông hộ, các thành viên cùng huyết tộc là
chủ thể đích thực của hộ. Do đó ở trong hộ nông dân có sự thống nhất chặt chẽ
giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa
quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng trong một đơn vị
kinh tế. Do đó hộ nông dân có thể thực hiện cùng một lúc nhiều chức năng
mà các đơn vị khác không thể có đƣợc. Bản thân mỗi nông dân là một tế bào
xã hội, là một đơn vị sản xuất và tiêu dùng, đơn vị tiêu dùng xét cả khía cạnh
tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho sinh hoạt.
2.1.1.2 Kinh tế nông hộ

Kinh tế nông hộ giữ vai trò quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp
của Việt Nam. Kinh tế nông hộ xuất phát từ nông hộ, là đơn vị sản xuất tự
thực hiện quá trình tái sản xuất dựa trên phân bổ các nguồn lực.
Đặc trƣng bao trùm của kinh tế nông hộ là hoạt động sản xuất của nông
hộ sử dụng lao động gia đình là chủ yếu. Các thành viên trong hộ gắn bó với
nhau chặt chẽ bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống. Về kinh tế các thành
viên trong hộ gắn bó với nhau trên quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan
hệ phân phối mà cốt lõi là quan hệ lợi ích kinh tế, vì vậy các thành viên làm
việc một cách tự chủ, tự nguyện vì mục đích và lợi ích chung là làm cho hộ
mình ngày càng phát triển, ngày càng giàu có.
Mặt khác kinh tế nông hộ nhìn chung là có quy mô sản xuất nhỏ, phân
tán và chƣa thật sự sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có nhƣng có vai trò hết

5

sức quan trọng để phát triển nông nghiệp. Kinh tế nông hộ đã tạo ra sản lƣợng
hàng hóa đa dạng, có chất lƣợng, giá trị ngày càng cao, cung cấp sản phẩm
cho công nghiệp và xuất khẩu, góp phần sử dụng tốt hơn đất đai, lao
động,…tăng them việc làm ở nông thôn và tăng thêm thu nhập cho nông dân,
cải thiện đời sống mọi mặt ở nông thôn, đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ. Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế thị trƣờng đã tạo ra sự thay đổi lớn ở nông thôn, nâng cao thu nhập cải
thiện đời sống cho nông dân luôn là mục đích phấn đấu của toàn Đảng và Nhà
nƣớc làm cho nông thôn ngày càng giàu đẹp, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh
tế nông nghiệp, nông thôn và cũng góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của
Nhà nƣớc.
2.1.1.3 Mô hình sản xuất
Là sự bố trí thời vụ ổn định trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của
nông hộ, thích hợp với điều kiện nhất định về mặt vật lý, sinh học, kinh tế phù
hợp với mục tiêu và các nguồn tài nguyên. Những yếu tố này phối hợp tác

động đến sản phẩm làm ra và phƣơng án sản xuất.
2.1.2 Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào và quy trình biến đổi
(inputs) để tạo ra một sản phẩm và dịch vụ nào đó (outputs). Mỗi quá trình sản
xuất đƣợc mô tả bằng một hàm sản xuất.
2.1.3 Hàm sản xuất
Hàm sản xuất dùng để mô tả định lƣợng các quy trình công nghệ kỹ thuật
sản xuất khác nhau mà các nhà sản xuất có thể chọn lựa. Một hàm sản xuất
cho biết số lƣợng sản phẩm cao nhất tại mỗi mức input sử dụng.
Hàm sản xuất mô tả một quan hệ kỹ thuật nhằm chuyển đổi các nguồn
lực đầu vào để sản xuất thành một sản phẩm cụ thể nào đó.
Dạng tổng quát:
Y = f(x1, x2, , xm)
Trong đó: Y: mức sản lƣợng (outputs)
X1, X2, , xm: các nguồn lực đầu vào (inputs) trong quá trình sản xuất.
2.1.4 Khái niệm hiệu quả, hiệu quả sản xuất
Hiệu quả: là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ƣu tiên các nguồn lực sao
cho kết quả mang lại cao nhất. Hiệu quả bao gồm 3 yếu tố: không sử dụng

6

nguồn lực lãng phí, sản xuất với chi phí thấp, sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu
của thị trƣờng.
Trong kinh tế thì: hiệu quả là mối quan hệ giữa đầu vào các yếu tố khan
hiếm với đầu ra hàng hóa và dịch vụ có thể đo lƣờng theo hiện vật gọi là hiệu
quả kỹ thuật theo chi phí đƣợc gọi là hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả sản xuất bao gồm: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kinh tế, hiệu quả
phân phối.
Hiệu quả sản xuất đƣợc đo lƣờng bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh
doanh với chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó.

Hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp đƣợc tính nhƣ sau:
Lợi nhuận trên một đơn vị diện tích = Doanh thu trên một đơn vị diện
tích – Tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích
 Trong đó:
 Doanh thu trên một đơn vị diện tích = Giá bán * Sản lƣợng trên một
đơn vị diện tích
 Tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích là tổng các chi phí
phát sinh trong quá trình sản xuất trên một đơn vị diện tích. Chi phí trong sản
xuất lúa bao gồm: Chi phí chuẩn bị đất; chi phí giống; chi phí gieo sạ, cấy; chi
phí phân bón; chi phí thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ; chi phí chăm sóc; chi phí
nhiên liệu, năng lƣợng; chi phí vận chuyển trong sản xuất; chi phí thuê đất; chi
phí lãi vay; chi phí thuế, phí;chi phí thu hoạch…
2.1.5 Mục tiêu sản xuất
Đối với các doanh nghiệp, mục tiêu sản xuất của họ là tối đa hóa lợi
nhuận.
Đối với nhà quản lý một ngành nghề nào đó từ cấp địa phƣơng trở lên,
họ quan tâm đến tổng giá trị sản phẩm của ngành đó để báo cáo lên cấp trên.
2.1.6 Các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu
2.1.6.1 Chi phí
Tổng chi phí
Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh
doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một
kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất
của chủ cơ sở nhắm đến việc đạt đƣợc mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi
nhuận.

7

+ Chi phí cố định: chi phí cố định hay còn gọi là định phí, là chi phí
kinh doanh không thay đổi theo quy mô sản xuất hay mức sản lƣợng, nếu xét

trong một khuôn khổ đơn vị nhất định.
+ Chi phí biến đổi: chi phí biến đổi hay biến phí là khoản chi phí thay
đổi theo quy mô sản xuất hay mức sản lƣợng.
 Tổng chi phí: là toàn bộ số tiền chi ra cho hoạt động canh tác để tạo
ra sản phẩm bao gồm chi phí lao động (lao động gia đình và lao động thuê)
(CPLĐ), chi phí vật chất (CPVC) và chi phí khác (CPK)


Để tính ra chi phí sản xuất lúa trong vụ Hè Thu năm 2013 tại xã Hiếu Tử,
huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh ta có một số khoản mục chi phí chủ yếu trong
sản xuất nông nghiệp nhƣ sau:
Chi phí Lƣợng giống sử dụng
giống = Đơn giá giống x trên một đơn vị diện tích

Chi phí lao Tiền lƣơng bình Số ngày công bình quân
động = quân của 1 lao x trên đơn vị diện tích
động/ngày

Chi phí Lƣợng thuốc sử dụng
thuốc = Đơn giá thuốc x trên một đơn vị diện tích

Chi phí Lƣợng phân sử dụng
Phân bón = Đơn giá phân x trên một đơn vị diện tích
2.1.6.2 Doanh thu, thu nhập, lợi nhuận
Doanh thu (DT): là tổng các khoản thu nhập của nông hộ từ hoạt động
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.


TCP = CPLĐ + CPVC + CPK
DT = Năng suất x Đơn giá x Đơn vị diện tích



8

Thu nhập (TN): Là phần lợi nhuận thu đƣợc cộng với chi phí LĐGĐ bỏ
ra.


Lao động gia đình: là số ngày công lao động mà ngƣời sản xuất trực tiếp
bỏ ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi trong suốt vụ sản xuất. Lao động gia
đình đƣợc tính bằng đơn vị ngày công (mỗi ngày công đƣợc tính là 8 giờ lao
động).
Lợi nhuận (LN): là khoản chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi
phí (bao gồm chi phí trực tiếp sản xuất, thuế, chi phí lao động thuê và chi phí
lao động gia đình).



2.1.6.3 Một số chỉ tiêu tài chính
Doanh thu trên chi phí (DT/CP): là tỷ số đƣợc tính bằng cách lấy tổng
doanh thu chia cho tổng chi phí. Tỷ số này cho biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ
thu đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu. Đƣợc thể hiện bởi công thức sau:



Thu nhập trên chi phí (TN/CP): là chỉ số đƣợc tính bằng cách lấy tổng
thu nhập chia cho tổng chi phí. Tỷ số này cho biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ
thu lại đƣợc bao nhiêu đồng thu nhập. Đƣợc thể hiện bởi công thức sau:





Nếu chỉ số này nhỏ hơn 1 thì ngƣời sản xuất bị lỗ, nếu chỉ số này lớn hơn
1 thì ngƣời sản xuất có lời.
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – tổng chi phí
Thu nhập = Lợi nhuận + Chi phí LĐGĐ

DT / CP =




TN / CP =




9

Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): là tỷ số đƣợc tính bằng cách lấy lợi
nhuận chia cho tổng chi phí. Tỉ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì chủ
thể đầu tƣ sẽ thu lại đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đƣợc biểu hiện bởi công
thức sau:



Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): là tỷ số đƣợc tính bằng cách lấy
lợi nhuận chia cho doanh thu. Tỷ số này thể hiện trong một đồng doanh thu thì
có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đƣợc biểu hiện bởi công thức sau:




Thu nhập trên ngày công lao động gia đình (TN/NCLĐ): chỉ tiêu này
phản ánh trong một ngày công lao động sẽ tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng thu
nhập.


2.1.7 Lƣợc khảo tài liệu
Theo nghiên cứu của Trần Thị Cẩm Tú (2012), tác giả đã sử dụng
phƣơng pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng sản xuất, kết hợp với các
chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả sản xuất và phần mềm SPSS để tìm ra
các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất lúa 2 vụ ở huyện Mỹ Xuyên và nghiên
cứu của Huỳnh Ngọc Màu (2009) tác giả sử dụng phần mềm STATA để tìm ra
các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất lúa 2 vụ ở xã Phong Nẫm, huyện Giồng
Trôm, tỉnh Bến Tre. Qua 2 kết quả nghiên cứu cho thấy vụ Đông - Xuân đều
đạt năng suất cao hơn vụ Hè – Thu. Tuy nhiên có sự khác biệt về các yếu tố
ảnh hƣởng đến năng suất lúa. Theo nghiên cứu của Trần Thị Cẩm Tú tác giả
cho rẳng các yếu tố nhƣ: phân bón, lƣợng giống, diện tích, tổng ngày công có
ảnh hƣởng đến năng suất lúa, tuy nhiên mức ảnh hƣởng của các yếu tố là khác
nhau trong 2 vụ. Qua đó tác giả cũng đƣa ra một số giải pháp để giúp nông dân
nâng cao năng suất lúa nhƣ thực hiện nghiêm lịch thời vụ, bón phân theo
nguyên tắc 4 đúng, chọn giống phù hợp với thị hiếu và điều kiện địa phƣơng,
chủ động trong nắm bắt thông tin thị trƣờng, tăng cƣờng công tác khuyến
nông. Tuy nhiên, nghiên cứu chƣa đƣa ra biện pháp xử lý, phòng trừ dịch hại

LN / CP =



TN/NCLĐ = Thu nhập/ Ngày công lao động gia đình


LN / DT =




10

khi dịch hại xảy ra. Riêng đối với tác giả Huỳnh Ngọc Màu thì cho rằng các
yếu tố: chi phí phân bón, chi phí thuốc, trình độ văn hóa, kinh nghiệm sản xuất
có ảnh hƣởng đến năng suất lúa. Tác giả cũng đƣa ra một số giải pháp: các giải
pháp về mặt kỹ thuật, hỗ trợ vốn cho ngƣời dân, khuyến khích nông dân tham
gia HTX, Tăng cƣờng xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, góp phần thúc đẩy
và tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất, và một số giải pháp khác.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hằng (2009), tác giả “phân tích
hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh”, tác giả đã sử dụng
phần mềm Excel và SPSS để tìm ra những nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến
năng suất và lợi nhuận của các nông hộ tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.
Bên cạnh đó kết hợp phƣơng pháp so sánh để phân tích số liệu thứ cấp sẽ đánh
giá hiệu quả sản xuất của các nông hộ. Kết quả cho thấy các yếu tố: diện tích
lúa, sản lƣợng, tổng chi phí sản xuất, số năm tham gia lao động sản xuất, có áp
dụng kỹ thuật sản xuất mới, kinh nghiệm sản xuất có ảnh hƣởng đến năng suất
lúa của nông hộ tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, và các yếu tố: chi phí
giống, chi phí phân, số lao động tham gia sản xuất, giá lúa, chi phí cày xới, chi
phí thuốc có ảnh hƣởng đến lợi nhuận sản xuất lúa của nông hộ. Theo kết quả
phân tích của tác giả thì vụ Đông Xuân đạt năng suất và lợi nhuận cao nhất, kế
đến là Hè Thu và thu Đông. Thực tế từ bài phân tích trên cho thấy, để sản xuất
lúa có hiệu quả thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: giống tốt; giá bán; chi phí
phân, thuốc; chi phí làm đất, công chăm sóc và chi phí thu hoạch, Tất cả các

yếu tố này đều rất quan trọng, mỗi yếu tố có mức độ ảnh hƣởng khác nhau đến
năng suất và lợi nhuận trong từng mùa vụ, tuy nhiên không thể xem nhẹ bất kỳ
một yếu tố nào.
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu
Đề tài chọn xã Hiếu Tử của huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà vinh làm địa bàn
nghiên cứu vì đây là một trong những vùng trọng điểm trồng lúa của toàn
huyện. Trong xã, lúa đƣợc trồng nhiều ở 3 ấp: Lò Ngò, Kênh xáng, Ô Đùng
ngoài ra còn trồng ở một vài ấp khác, nên tôi quyết định chọn các ấp này để
nghiên cứu.
2.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp về tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Hiếu Tử đƣợc
thu thập từ các báo cáo tổng kết tình hình kinh tế, xã hội, sản xuất nông nghiệp

×