Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng cây cam sành ở huyện châu thành,tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 102 trang )


































TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
  
08 – 2013
LÊ THỊ TÍM
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA
MÔ HÌNH TRỒNG CÂY CAM SÀNH Ở
HUYỆN CHÂU THÀNH,TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số ngành: 52620115

































TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
  
08 – 2013
LÊ THỊ TÍM
MSSV: 4105089
PHÂN TÍCH HIỆUTÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH
TRỒNG CÂY CAM SÀNH Ở
HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số ngành: 52620115



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGÔ THỊ THANH TRÚC
i

LỜI CẢM TẠ

Chân thành ghi nhớ công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ.
Chân thành biết ơn cô Ngô Thị Thanh trúc, người cô đã tận tình hướng dẫn em
hoàn thành luận văn này.
Chân thành biết ơn những người thầy, người cô đã tận tâm chỉ bảo và
truyền đạt những kiến thức quý báo trong suốt những năm học các cấp.
Chân thành cám ơn quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là các
Thầy (Cô) Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã dầy công truyền đạt kiến thức
cho em trong suốt quãng thời gian học tập tại trường.
Chân thành cám ơn Ban lãnh đạo, anh Ngô Minh Long, các cô chú, các
anh chị phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Châu Thành, Tỉnh
Hậu Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em thực hiện đề tài luận văn của
mình.
Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian nên chắc chắn luận văn
không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em kính mong được sự đóng góp ý kiến
của Quý cơ quan cùng Quý Thầy (Cô) để luận văn này hoàn thiện hơn và có ý
nghĩa thực tế hơn.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô khoa Kinh tế và Quản trị kinh
doanh cùng Quý Cô Chú, Anh Chị tại phòng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Huyện Châu Thành,Tỉnh Hậu Giang được dồi dào sức khỏe, công tác tốt,
luôn vui vẻ trong cuộc sống và thành đạt trong công việc
Trân trọng kính chào!
Cần Thơ, ngày tháng năm2013
Ngƣời thực hiện



ii

TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày tháng năm2013
Ngƣời thực hiện


iii

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP












, ngày tháng năm 2013
Thủ trƣởng đơn vị

(ký tên và đóng dấu)
iv

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN

















, ngày tháng năm 2013
Giáo viên hƣớng dẫn
(ký tên và ghi họ tên)
v

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN




















, ngày tháng năm 2013
Giáo viên phản biện
(ký tên và ghi họ tên)
vi

MỤC LỤC
Trang
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4.1 Về không gian 3
1.4.2 Về thời gian 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.4 Nội dung nghiên cứu 3
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Một số khái niệm thuộc phạm vi nghiên cứu đề tài 4
2.1.1.1 Nông hộ và nguồn lực nông hộ 4
2.1.1.2 Sản xuất 4
2.1.1.3 Hiệu quả 4
2.1.1.4 Hiệu quả sản xuất 4
2.1.1.5 Hiệu quả kinh tế 5
2.1.1.6 Hiệu quả tài chính 5
2.1.2 Các chỉ tiêu kinh tế 6
2.1.2.1 Tổng chi phí (TCP) 6
2.1.2.2 Doanh thu (DT) 6
2.1.2.3 Lợi nhuận (LN) 6
2.1.2.4 Thu nhập (TN) 7
vii

2.1.3 Các chỉ số tài chính 7
2.1.4 Các phương pháp sử dụng để phân tích 10
2.1.5 Các phương pháp phân tích hiệu quả của mô hình 10
2.2 Phương pháp nghiên cứu 13
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 13
2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 13
2.2.2.1 Số liệu thứ cấp 13
2.2.2.2 Số liệu sơ cấp 13
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 14
Chƣơng 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH

HẬU GIANG 15
3.1 Khái quát về tỉnh Hậu Giang 15
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 15
3.1.2 Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch 17
3.1.3 Giao thông 18
3.2 Khái quát về huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang 18
3.2.1 Đặc điểm tự nhiên 18
3.2.2 Đơn vị hành chính 19
3.2.3 Dân số và lao động 21
3.2.4 Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Châu Thành 22
3.3 Giới thiệu về cam sành và tình hình tiêu thụ cam sành ở Việt Nam 24
3.3.1 Nguồn gốc, quá trình sinh trưởng và giá trị của cây cam sành 24
3.3.2 Tình hình tiêu thụ cam sành ở Việt Nam 26
3.3.3 Thực trạng sản xuất cam sành ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang 26
Chƣơng 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG
CAM SÀNH Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG 28
viii

4.1 Tổng quan về hộ sản xuất cam sành 28
4.1.1 Độ tuổi và số năm kinh nghiệm sản xuất cam sành của chủ hộ 28
4.1.2 Trình độ học vấn của chủ hộ 28
4.1.3 Nguồn lao động 29
4.1.4 Nguồn lực đất đai 31
4.1.5 Nguồn vốn 32
4.1.6 Tình hình tập huấn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất 32
4.1.7 Thị trường đầu vào 33
4.1.8 Thị trường đầu ra 34
4.1.9 Chia sẽ kinh nghiệm của nông hộ 35
4.1.10 kế hoạch sản xuất trong tương lai 37
4.2 Phân tích các khoản chi phí, doanh thu và thu nhập của nông hộ sản xuất cam

sành ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang 38
4.2.1 Sự thay đổi thu nhập theo nhận định của nông hộ 38
4.2.2 Các yếu tố quyết định sự thành công của mô hình trồng cam sành 38
4.2.3 Phân tích các khoản chi phí sản xuất trong mô hình trồng cam sành 39
4.2.3.1 Chi phí đầu tư ban đầu 39
4.2.3.2 Chi phí cho lần thu hoạch đầu tiên 43
4.2.3.3 Chi phí cho lần thu hoạch hiện tại 47
4.2.4 Phân tích về giá bán, năng suất và thu nhập của nông hộ 52
4.3 Phân tích hiệu quả tài chính và các rủi ro trong mô hình sản xuất cam sành
của các nông hộ ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang 54
4.3.1 Phân tích các chỉ tiêu tài chính trong mô hình sản xuất cam sành ở huyện
Châu Thành, tỉnh Hậu Giang 54
4.3.1.1 Các chỉ tiêu tài chính của lần thu hoạch đầu tiên và lần thu hoạch hiện tại
54
ix

4.3.1.2 Các chỉ tiêu tài chính trong chu kì sản xuất cam sành 55
4.3.2 Rủi ro trong mô hình sản xuất cam sành ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu
Giang 57
4.3.2.1 Giá cam sành giảm 58
4.3.2.2 Năng suất cam sành giảm 59
4.3.2.3 Chi phí đầu vào tăng 59
4.3.2.4 Vòng đời của cây cam sành và thời gian cho trái ổn định giảm 60
4.3.2.5 Lãi suất tăng 61
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
5.1 Kết luận 65
5.2 Kiến nghị 67
5.2.1 Đối với nông hộ 67
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành 68
x


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Số mẫu điều tra thực tế tại 2 xã trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh
Hậu Giang 14
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất ở Hậu Giang 16
Bảng 3.3: Tình hình sử dụng đất của huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 19
Bảng 3.4: Các đơn vị hành chính của huyện Châu Thành 19
Bảng 3.5: Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo khu vực của huyện
Châu Thành giai đoạn 2008 – 2012 21
Bảng 3.6: Lao Động làm việc trong lĩnh vực Nông – Lâm nghiệp của huyện Châu
Thành giai đoạn 2011- 2012 22
Bảng 3.7: Tình hình sản xuất lúa của huyện Châu Thành 6 tháng đầu năm 2013
23
Bảng 3.8: Diện tích – năng suất – sản lượng cam sành của huyện Châu Thành giai
đoạn 2010 – 6/2013 27
Bảng 4.9: Tuổi và số năm sản xuất của nông hộ 28
Bảng 4.10: Trình độ học vấn của các nông hộ 29
Bảng 4.11: Cơ cấu lao động gia đình tham gia sản xuất cam sành 29
Bảng 4.12: Nhu cầu thuê thêm lao động sản xuất cam sành 30
Bảng 4.13: Tình hình sử dụng lao động thuê của các nông hộ 30
Bảng 4.14: Diện tích đất của nông hộ điều tra 31
Bảng 4.15: Tình hình tham gia tập huấn của nông hộ 33
Bảng 4.16: Đánh giá tình hình chất lượng giống đang sử dụng 34
Bảng 4.17: Lý do các nông hộ bán cam sành cho thương lái 35
Bảng 4.18: Nguồn cung cấp thông tin và kỹ thuật sản xuất cho nông hộ 35
Bảng 4.19: Thời gian trồng đến lúc thu hoạch cam sành 36
Bảng 4.20: Mô hình trồng cam sành của nông hộ 36
Bảng 4.21: Kế hoạch sản xuất trong thời gian tới của nông hộ điều tra 37
Bảng 4.22: Các yếu tố quyết định sự thành công của mô hình sản xuất cam sành

38
xi

Bảng 4.23: Các khoản chi phí cho việc trồng cây cam sành của nông hộ tại huyện
Châu Thành 39
Bảng 4.24: Chi phí cơ bản cho lần thu hoạch đầu 43
Bảng 4.25: Chi phí cơ bản cho lần thu hoạch hiện tại 48
Bảng 4.26: Tổng hợp các khoản mục về doanh thu, thu nhập và lợi nhuận sản
xuất cam sành của nông hộ 52
Bảng 4.27: Các tỷ số tài chính trong sản xuất cam sành 54

Bảng 4.28: Các chỉ tiêu tài chính ứng với các mức lãi suất cơ bản 9%/năm trong
chu kỳ sản xuất của cây cam sành ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang 56
Bảng 4.29: Sự biến động của các chỉ tiêu tài chính ứng với tỷ lệ chiết khấu 9%
khi giá cam sành giảm 58
Bảng 4.30: Sự biến động của các chỉ tiêu tài chính ứng với tỷ lệ chiết khấu 9%
khi năng suất cam sành giảm 59
Bàng 4.31: Sự biến động của các chỉ tiêu tài chính ứng với tỷ lệ chiết khấu 9%
khi giá phân tăng 60
Bảng 4.32: Sự biến động của các chỉ tiêu tài chính ứng với tỷ lệ chiết khấu 9%
khi vòng đời và thời gian cho trái ổn định 61
Bảng 4.33 Sự biến động của các chỉ tiêu tài khi lãi suất tăng 61
xii

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Bản đồ hành chính của huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang 21
Hình 4.2: Diện tích trồng cam sành của nông hộ 31
Hình 4.3: Cơ cấu chi phí cơ bản cho sản xuất cam sành của nông hộ điều tra 40
Hình 4.4: Cơ cấu chi phí cho lần thu hoạch đầu tiên 44

Hình 4.5: Cơ cấu chi phí cho lần thu hoạch hiện tại của nông hộ trồng cam sành
48
Hình 4.6: Dòng tiền chưa chiết khấu trong sản xuất cam sành 56


xiii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- BVTV : Bảo vệ thực vật
- BCR : Tỷ số lợi ích – chi phí
- CP : Chi phí
- DT : Doanh thu
- ĐBSCL : Đồng bằng sông cửu long
- Ha : Hecta
- IRR : Tỷ suất sinh lợi nội bộ
- KHKT : Khoa học kỹ thuật
- LĐGĐ : Lao động gia đình
- LN : Lợi nhuận
- NPV : Hiện giá lợi ích ròng
- NCLĐGĐ : Ngày công lao động gia đình
- TN : Thu nhập
1

CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Là một trong 13 tỉnh của ĐBSCL, Hậu Giang cũng có những điều kiện
tự nhiên thuận lợi để phát huy thế mạnh thuần nông của mình. Mặc dù là tỉnh
non trẻ nhất, được tách ra từ tỉnh cần thơ (2004), nhưng Hậu Giang đã tận

dụng được những gì thiên nhiên ưu ái để phát triển nền kinh tế – xã hội của
tỉnh nhà. Với những điều kiện ban đầu còn rất nhiều khó khăn, nhưng Hậu
Giang đã sớm đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc xây dựng và
phát triển Kinh tế – Xã hội. Những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự
phát triển của tỉnh bao gồm: sự chỉ đạo của cơ quan trung ương, sự đồng lòng,
nhất trí giữa chính quyền địa phương và nhân dân, sự giúp đỡ của các tỉnh lân
cận, điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển thế mạnh nông nghiệp v.v. Căn
cứ Quyết định số 105/2006/QĐ-TTg ngày 16 tháng 5 năm 2006 của Thủ
Tướng Chính Phủ V/v phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh Hậu Giang đến năm 2020, Kế hoạch số 132/KH-SNN&PTNN vào
ngày 16/9/2011 của Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn về phát triển
nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2011- 2015, trong thời gian qua, Hậu Giang luôn xem tiêu chí Nông nghiệp –
Nông dân – Nông thôn là mục tiêu phấn đấu, với mong muốn phát triển nền
kinh tế nông nghiệp của tỉnh nhà và làm thay đổi diện mạo nông thôn để nâng
cao đời sống vật chất – tinh thần cho người dân. Khi nhắc đến Hậu Giang thì
cụm từ “ Bưởi năm roi” của xã Phú Hữu hay “khóm cầu đúc” của xã Hỏa Tiến
đã không còn xa lạ nữa bởi những sản phẩm nông nghiệp này đã gắn liền với
vùng đất của địa phương. Vốn thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây và
được người dân sử dụng các kỹ thuật thích hợp nên những sản phẩm này đã
đem lại hiệu quả kinh tế cao trong thời gian qua. Bên cạnh “Bưởi năm roi” thì
còn có một loại cây có múi được người dân Hậu Giang lựa chọn để phát triển
kinh tế gia đình đó là cây cam sành, trong đó có người dân huyện Châu Thành,
đặc biệt là xã Đông Phú và Phú An là 2 trong các xã có diện tích trồng cam
sành lớn của huyện, khác so với các xã chuyên trồng cam sành trong huyện,
Đông Phú và Phú An là vùng chuyển đổi từ cây lúa và hoa màu sang trồng
cam sành (2009). Sở Nông Nghiệp và PTNN Hậu giang đang hướng tới hình
thành các vùng chuyên canh, đặc biệt là các loại cây, con chủ lực ở mỗi địa
phương, vận động người dân cải tiến kỹ thuật để tăng năng suất và mang lại
2


chất lượng tốt nhất để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và hướng đến thị
trường nước ngoài. Huyện Châu Thành cũng vậy, tuy nhiên quá trình sản xuất
cam sành ở huyện Châu Thành vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: giá cả vật tư
cao, tình hình sâu bệnh (vàng lá thối rễ, vàng lá gân xanh…), thiếu vốn, kỹ
thuật, kinh nghiệm sản xuất v.v. Đặc biệt là công tác đánh giá hiệu quả tài
chính của mô hình hầu như vẫn chưa được thực hiện một cách toàn diện. vì thế
đề tài: “Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng cây cam sành ở huyện
Châu Thành, tỉnh Hậu Giang” được chọn làm đề tài nghiên cứu để làm rỏ và
giúp người dân thấy được hiệu quả tài chính của mô hình này. Góp phần nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân trong vùng nói riêng và cả huyện
nói chung.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng cam sành ở huyện Châu
Thành, tỉnh Hậu Giang nhằm đánh giá quá trình trồng cam sành đã mang lại
kết quả như thế nào cho các hộ nông dân trong huyện và trong quá trình sản
xuất thì có những thuận lợi hay khó khăn gì, trên cở sở đó đề ra một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính cho mô hình này trong tương lai.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để có thể đạt được mục tiêu chung trên, nội dung đề tài sẽ lần lượt giải
quyết các mục tiêu cụ thể như sau:
- Phân tích tình hình sản xuất cam sành ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu
Giang.
- Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng cam sành ở huyện Châu
Thành, tỉnh Hậu Giang.
- Đề xuất các giải pháp phát huy các mặt tích cực và khắc phục những
mặt hạn chế trong quá trình sản xuất, nhằm phát triển mô hình trồng cam sành
có hiệu quả hơn.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Tình hình trồng cam sành của nông hộ trên địa bàn huyện Châu Thành,
tỉnh Hậu Giang hiện nay như thế nào.
- Các chỉ số tài chính của việc trồng cam sành ra sao.
- Mô hình trồng cam sành đã tác động tích cực lên đời sống kinh tế - xã
hội của nông hộ như thế nào.
3

- Nông hộ cần làm gì để nâng cao hiệu quả của việc trồng cam sành tại
địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Về không gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại xã Đông Phú và Phú An, huyện
Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, đây là 2 xã có diện tích trồng cam sành tương
đối lớn của huyện và đặc biệt là vùng còn non trẻ so với các xã trồng cam khác
trong huyện.
1.4.2 Về thời gian
Đề tài sử dụng nguồn thông tin, số liệu thứ cấp trong thời gian từ năm
2010 đến 06/2013. Đề tài được thực hiện từ 08/2013 đến 11/2013.
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về các nông hộ sản xuất cam sành ở xã Đông Phú và
Phú An, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
1.4.4 Nội dung nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đến các loại
chi phí, giá cả, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của mô hình sản xuất
cam sành của các nông hộ ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang với số mẫu
là 60 hộ sản xuất trên địa bàn nghiên cứu. Để xác định được thế mạnh và khó
khăn của vùng để đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển mô hình bền vững,
nâng cao thu nhập cho người trồng cam sành trong tương lai.














4

CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm thuộc phạm vi nghiên cứu đề tài
2.1.1.1 Nông hộ và nguồn lực nông hộ
Nông hộ: Là hộ gia đình mà hoạt động sản xuất chính của họ là sản xuất
nông nghiệp. Ngoài các hoạt động nông nghiệp, hộ nông dân còn có thể tiến
hành thêm các hoạt động khác, tuy nhiên đó chỉ là các hoạt động phụ.
Nguồn lực nông hộ: Các tài nguyên trong nông hộ rất đa dạng bao gồm
đất đai, lao động, kỹ thuật, tài chính, con người,… chúng có mối quan hệ hỗ
trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất của nông hộ. Nếu biết tận dụng mối liên
hệ này sẽ giúp nông hộ tận dụng hợp lý các nguồn tài nguyên sẵn có, giảm chi
phí và tăng hiệu quả sản xuất.
2.1.1.2 Sản xuất
Sản xuất: là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào và quy trình biến đổi
(inputs) để tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ nào đó (outputs). Mỗi quá trình

sản xuất được mô tả bằng một hàm sản xuất.
2.1.1.3 Hiệu quả
Hiệu quả là “ kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ
đợi và hướng tới. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất.
Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất hay lợi nhuận. Trong lao động nói
chung hiệu quả lao động là năng suất lao động, được đánh giá bằng lượng thời
gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm” (Từ điển bách khoa Việt
Nam 2, trang 289).
Xét theo góc độ thuật ngữ chuyên môn thì hiệu quả theo nghĩa kinh tế nó
là “Mối quan hệ giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và
dịch vụ có thể đo lường theo hiện vật gọi là hiệu kỹ thuật hoặc theo chi phí
được gọi là hiệu quả kinh tế.” (Từ điển thuật ngữ kinh tế học, trang 244 –
NXB Từ điển bách khoa Hà Nội 2001).
2.1.1.4 Hiệu quả sản xuất
Hiệu quả sản xuất được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh
doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
5

Hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp được tính như sau:
Hiệu quả sản xuất = Thu nhập trên một đơn vị diện tích – Tổng chi phí
sản xuất trên một đơn vị diện tích.
Trong đó,
Thu nhập/đơn vị diện tích = Giá bán*Sản lượng/đơn vị diện tích.
Tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích là tổng các chi phí phát
sinh trong quá trình sản xuất trên một đơn vị diện tích.
Chi phí trong sản xuất cam sành bao gồm: Chi phí giống, chi phí lao
động, chi phí phân bón, chi phí thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chi phí nhiên liệu,
chi phí chăm sóc, chi phí thu hoạch, vận chuyển, v.v.
2.1.1.5 Hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả kinh tế: là sự kết hợp các yếu tố sản xuất (đất đai, vốn, lao

động, kỹ thuật sản xuất) nhất định để tạo ra lượng sản phẩm đầu ra lớn nhất.
Tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực chất là giá trị, nghĩa là khi sự kết hợp yếu
tố sản xuất thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và
ngược lại thì không hiệu quả.
- Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất, nói
rộng ra là hiệu quả hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh, phản ánh
tương quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính.
Là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố sản xuất - kinh
doanh, nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu. Tùy theo
mục đích đánh giá, có thể đánh giá hiệu quả kinh tế bằng những chỉ tiêu khác
nhau như năng suất lao động, hiệu suất sử dụng vốn, hàm lượng vật tư của sản
phẩm, lợi nhuận so với đồng vốn đã bỏ ra, thời gian thu hồi vốn….
Hiệu quả kinh tế = Lợi ích mô hình đem lại cho xã hội + lợi nhuận
(Doanh thu – chi phí) – Thiệt hại cho xã hội mà mô hình sản xuất gây ra.
2.1.1.6 Hiệu quả tài chính
Là việc sử dụng phối hợp các nguồn lực một cách tối ưu nhất để đem lại
lợi nhuận cao nhất. Hay nói cách khác khi phân tích hiệu quả tài chính chỉ xem
xét đến lợi nhuận (Doanh thu – chi phí) của mô hình mang lại, mà không xét
đến phần lợi và thiệt hại cho xã hội.
Hiệu quả tài chính là hiệu quả chỉ tính trên góc độ cá nhân, tất cả các chi
phí và lợi ích đều tính theo giá thị trường.

6

2.1.2 Các chỉ tiêu kinh tế
2.1.2.1 Tổng chi phí (TCP)
Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh
doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một
kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất
của chủ cơ sở nhắm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi

nhuận.
+ Chi phí cố định: chi phí cố định hay còn gọi là định phí, là chi phí kinh
doanh không thay đổi theo quy mô sản xuất hay mức sản lượng, nếu xét trong
một khuôn khổ đơn vị nhất định.
+ Chi phí biến đổi: chi phí biến đổi hay biến phí là khoản chi phí thay đổi
theo quy mô sản xuất hay mức sản lượng.
 Tổng chi phí: là toàn bộ số tiền chi ra cho hoạt động canh tác để tạo ra
sản phẩm bao gồm chi phí lao động (lao động gia đình và lao động thuê)
(CPLĐ), chi phí vật chất (CPVC) và chi phí khác (CPK)


2.1.2.2 Doanh thu (DT)
Doanh thu là tổng các khoản thu nhập của nông hộ từ hoạt động sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm.


2.1.2.3 Lợi nhuận (LN)
Trong kinh tế học, lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và
tổng chi phí, trong đó bao gồm cả chi phí cơ hội.
Trong sản xuất nông nghiệp, lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh
kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất. Lợi nhuận của người
nông dân sẽ bằng doanh thu trừ đi chi phí mà người nông dân bỏ ra.




TCP = CPLĐ + CPVC + CPK
DT = Năng suất * Đơn giá * Đơn vị diện tích

LN = DT – CP (bao gồm chi phí LĐGĐ)

7

2.1.2.4 Thu nhập (TN)
Là phần lợi nhuận thu được cộng với chi phí LĐGĐ bỏ ra.


Lao động gia đình: là số ngày công lao động mà người sản xuất trực tiếp
bỏ ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi trong suốt vụ sản xuất. Lao động gia
đình được tính bằng đơn vị ngày công (mỗi ngày công được tính là 8 giờ lao
động).
2.1.3 Các chỉ số tài chính
Tất cả các chỉ tiêu này đều tính cho một công ( một công bằng 1.000m
2
).
 Doanh thu trên chi phí (DT/CP): là tỷ số được tính bằng cách lấy
tổng doanh thu chia cho tổng chi phí. Tỷ số này cho biết một đồng chi phí bỏ
ra sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Được thể hiện bởi công thức sau:



 Thu nhập trên chi phí (TN/CP): là chỉ số được tính bằng cách lấy
tổng thu nhập chia cho tổng chi phí. Tỷ số này cho biết một đồng chi phí bỏ ra
sẽ thu lại được bao nhiêu đồng thu nhập. Được thể hiện bởi công thức sau:


Nếu chỉ số này nhỏ hơn 1 thì người sản xuất bị lỗ, nếu chỉ số này lớn hơn
1 thì người sản xuất có lời.
 Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): là tỷ số được tính bằng cách lấy lợi
nhuận chia cho tổng chi phí. Tỉ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì chủ
thể đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Được biểu hiện bởi công

thức sau:


 Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): là tỷ số được tính bằng cách
lấy lợi nhuận chia cho doanh thu. Tỷ số này thể hiện trong một đồng doanh thu
thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Được biểu hiện bởi công thức sau:


Thu nhập = Lợi nhuận + Chi phí LĐGĐ
8

 Thu nhập trên ngày công lao động gia đình (TN/NCLĐ): chỉ tiêu
này phản ánh trong một ngày công lao động sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng thu
nhập.

 Thu nhập trên chi phí chƣa có LĐGĐ (TN/CP chƣa LĐGĐ): là tỷ
số được tính bằng cách lấy thu nhập chia cho chi phí chưa có LĐGĐ. Tỷ số
này thể hiện một đồng chi phí (chưa có LĐGĐ) bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu
đồng thu nhập. Được biểu hiện bởi công thức sau:


 Hiện giá lợi ích ròng (NPV: Net Present Value)
NPV là giá trị hiện tại thuần (hiện giá thuần) của một khoản đầu tư. Đó
chính là giá trị hiện tại của toàn bộ dòng tiền thuần của một dự án. Đây là chỉ
tiêu cơ bản dùng để đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư. Để tính hiện giá
của dự án đầu tư ta lấy doanh thu của mỗi giai đoạn trừ cho chi phí tương ứng
với mỗi giai đoạn của doanh thu. Sau đó chọn một số chiết khấu thể hiện chi
phí cơ hội của vốn. Công thức tính NPV như sau:

B: Tổng doanh thu năm thứ i

C: Tổng chi phí năm thứ i
B – C = CF: Dòng tiền ròng hàng năm thu được
r: tỷ lệ chiết khấu (%/năm)
n: Thời hạn đầu tư (năm)
NPV > 0: Giá trị hiện tại của các nguồn thu vượt quá giá trị của các chi phí
đầu tư, trường hợp này đầu tư có hiệu quả.
NPV < 0: Ngược lại, đầu tư không có hiệu quả.
NPV là một trong những công cụ hữu dụng nhất để đánh giá hiệu quả của dự
án đầu tư.
 Tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR: Internal Rate of Return)
IRR là tỷ suất hoàn vốn nội bộ, có nghĩa là suất sinh lợi của chính bản
thân dự án, IRR chính là nghiệm của phương trình NPV = 0. Hay nói cách
TN/NCLĐ = Thu nhập/ Ngày công lao động gia đình

TN / CP chƣa LĐGĐ =

9

khác IRR là tỷ suất chiết khấu mà tại đó NPV = 0 hay IRR là tốc độ tăng
trưởng mà một dự án có thể tạo ra được.


Tỷ suất sinh lợi nội bộ chính là tỷ suất sinh lời thực tế của dự án đầu tư
vì IRR có thể được tính toán chỉ dựa vào các số liệu của dự án mà không đòi
hỏi số liệu về chi phí cơ hội của vốn. Sử dụng tiêu chuẩn này cho thấy:
Nếu IRR > 0 thì dự án khả thi về mặt tài chính.
Nếu IRR < 0 thì dự án không khả thi về mặt tài chính.
 Tỷ số lợi ích – chi phí (BCR: Benefit Cost Ratio)
BCR là một trong những chỉ số được sử dụng để đánh giá hiệu quả tài
chính của dự án và được tính bằng cách lấy giá trị hiện tại của doanh thu đem

chia cho giá trị hiện tại của chi phí, sử dụng chi phí cơ hội làm suất chiết khấu.

BPV: Tổng giá trị hiện tại của doanh thu
CPV: Tổng giá trị hiện tại của chi phí
Chỉ tiêu này cho biết doanh thu được tính trên một đơn vị chi phí đầu tư
chiết khấu về năm đầu của đầu tư. Sử dụng tiêu chuẩn này cho thấy:
Nếu BCR > 1 thì dự án đầu tư có hiệu quả.
Nếu BCR < 1 thì dự án đầu tư không có hiệu quả.
 Thời gian hoàn vốn
Thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian cần thiết để tổng các khoản thu
nhập của dự án thu hồi lại bằng với tổng các khoản chi phí phải bỏ ra thực
hiện dự án. Có hai loại thời gian hoàn vốn là thời gian hoàn vốn không có
chiết khấu và thời gian hoàn vốn có chiết khấu. Tuy nhiên chỉ tiêu thời gian
hoàn vốn không có chiết khấu không được sử dụng trong đề tài.
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu: để khắc phục nhược điểm không quan
tâm đến thời giá tiền tệ của chi tiêu thời gian hoàn vốn không chiết khấu. Thời
gian hoàn vốn có chiết khấu được tính dựa trên lợi ích ròng có chiết khấu.
10

2.1.4 Các phƣơng pháp sử dụng để phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để thống kê các số liệu về
giá trị đầu vào, đầu ra qua đó đánh giá sự ảnh hưởng của các biến đầu vào, đầu
ra đến hiệu quả của mô hình sản xuất cam sành.
- Sử dụng phương pháp chiết khấu để tính các khoản chi phí, thu nhập
hằng năm để tính các chỉ số tài chính của nông hộ trồng cam sành bằng các chỉ
tiêu: Giá trị hiện tại ròng (NPV), Tỷ số lợi ích – chi phí (BCR), Tỷ suất sinh
lợi nội bộ (IRR) để tiến hành đánh giá kết quả sản xuất của nông hộ.
- Phương pháp so sánh: Trong phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp
so sánh là phương pháp được sử dụng chủ yếu. Phương pháp này đòi hỏi các
chỉ tiêu phải có cùng điều kiện có tính so sánh được để xem xét, đánh giá, rút

ra kết luận về hiện tượng, quá trình kinh tế.
- Phương pháp khấu hao đường thẳng được sử dụng để tính chi phí khấu
hao trong chu kỳ sản xuất cam sành của nông hộ:



2.1.5 Các phƣơng pháp phân tích hiệu quả của mô hình
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã lược khảo một số tài liệu của các
tác giả khác có liên quan để giúp đề tài nghiên cứu hoàn thiện hơn, phong phú
hơn. Một số đề tài đã có sự tham khảo như:
Tác Giả
Phƣơng pháp
Kết quả
Trần Thị Thảo
(2011), “Phân tích
hiệu quả kỹ thuật
về việc sản xuất
mía ở thị xã Ngã
Bảy tỉnh Hậu
Giang”

phương pháp thống kê mô
tả, ước lượng OLS và
MLE.
- Có 4 yếu tố ảnh hưởng
đến năng suất cây mía là
phân Đạm, phân Lân, Phân
Kali và lao động gia đình
mà nô hộ sử dụng.
- Mức hiệu quả kỹ thuật

đạt được là 92,46%, mức
hiệu quả kỹ thuật này cao
tuy nhiên cần nâng cao hiệu
quả kỹ thuật thêm 7,54%
để đạt được mức hiệu quả
kỹ thuật tối ưu.
Nguyễn Kim
Thắm (2009),
Sử dụng phương pháp
thống kê mô tả và so sánh.
- Mức tỷ suất lợi nhuận là
0,41. Việc đầu tư vốn vào
sản xuất khóm mang lại lợi

×