TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHẠM DIỄM TRINH
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA MÔ HÌNH TRỒNG KHOAI MÔN Ở
XÃ HỘI AN, HUYỆN CHỢ MỚI,
TỈNH AN GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115
11-2013
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHẠM DIỄM TRINH
MSSV: 4105167
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA MÔ HÌNH TRỒNG KHOAI MÔN Ở
XÃ HỘI AN, HUYỆN CHỢ MỚI,
TỈNH AN GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
ThS. NGUYỄN VĂN NGÂN
11-2013
i
LỜI CẢM TẠ
Sau hơn 4 tháng nỗ lực, luận văn nghiên cứu “Phân tích hiệu quả tài
chính của mô hình trồng khoai môn ở xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An
Giang” đã phần nào đƣợc hoàn thành. Ngoài sự cố gắng của bản thân, em còn
nhận đƣợc sự giúp đỡ và khích lệ rất nhiều từ phía nhà trƣờng, cơ quan thực
tập, thầy cô, gia đình và bạn bè.
Trƣớc tiên, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến ban Giám hiệu
trƣờng Đại học Cần Thơ, quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã
truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập để em
có nền tảng thực hiện bài nghiên cứu cũng nhƣ là hành trang giúp em bƣớc
vào đời.
Em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Ngân, ngƣời đã tận
tình hƣớng dẫn, chỉ bảo, sửa chữa, đóng góp ý kiến cho em trong suốt quá
trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn: Trƣởng Trạm bảo vệ thực vật cùng các cán
bộ xã Hội An, huyện Chợ Mới tỉnh An Giang và toàn thể bà con trồng khoai
môn tại xã Hội An đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho em trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Con vô cùng biết ơn ba mẹ đã luôn sát cánh ủng hộ, lo lắng, khích lệ
con trong những năm tháng học tập và trong quá trình nghiên cứu đề tài này.
Xin cảm ơn tất cả bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
hoàn thành luận văn.
Cuối lời, em xin chúc quý thầy cô trƣờng Đại Học Cần Thơ, anh chị
cán bộ của Trạm bảo vệ thực vật Chợ Mới và những ngƣời thân yêu dồi dào
sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Ngƣời thực hiện
Phạm Diễm Trinh
ii
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Ngƣời thực hiện
PHẠM DIỄM TRINH
iii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Ngày … tháng …. năm 2013
Thủ trƣởng đơn vị
(kí tên và đóng dấu)
iv
MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1 1
GIỚI THIỆU CHUNG 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.3.1 Phạm vi về không gian 3
1.3.2 Phạm vi về thời gian 3
1.4 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 3
1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
CHƢƠNG 2 5
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN 5
2.1.1 Một số khái niệm thuộc phạm vi nghiên cứu đề tài 5
2.1.2 Các chỉ tiêu kinh tế 6
2.1.3 Các chỉ số tài chính 7
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
2.2.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu 8
2.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu 8
2.2.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu 9
CHƢƠNG 3 13
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH AN GIANG 12
3.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH AN GIANG 12
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 12
3.1.2 Dân số - lao động 13
v
3.1.3 Kinh tế - văn hóa xã hội 13
3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN CHỢ MỚI – AN
GIANG 14
3.2.1 Trồng trọt 14
3.2.2 Chăn nuôi 15
3.3 KHÁI QUÁT VỀ XÃ HỘI AN – CHỢ MỚI – AN GIANG 16
3.3.1 Đặc điểm tự nhiên 16
3.3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 16
3.4 TÌNH HÌNH TRỒNG KHOAI MÔN Ở XÃ HỘI AN HUYỆN CHỢ MỚI
TỈNH AN GIANG 17
3.4.1 Sơ lƣợc về cây khoai môn 17
3.4.2 Diện tích, năng suất, sản lƣợng khoai môn qua các năm 19
3.5 TỔNG QUAN VỀ HỘ TRỒNG KHOAI MÔN Ở XÃ HỘI AN 20
3.5.1 Đặc điểm của các nông hộ trong mẫu điều tra 20
3.5.2 Tình hình sản xuất của nông hộ 24
CHƢƠNG 4 28
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29
4.1 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG KHOAI
MÔN Ở XÃ HỘI AN – CHỢ MỚI – AN GIANG 29
4.1.1 Các yếu tố quyết định sự thành công của mô hình trồng khoai môn 29
4.1.2 Phân tích các khoản chi phí sản xuất trong mô hình trồng khoai môn 30
4.1.3 Phân tích năng suất, giá bán và thu nhập của nông hộ 34
4.1.4 Phân tích các tỷ số tài chính 35
4.2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT KHOAI
MÔN CỦA CÁC HỘ Ở XÃ HỘI AN HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH AN GIANG
37
4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA
CÁC HỘ TRỒNG KHOAI MÔN Ở XÃ HỘI AN HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH
AN GIANG 40
CHƢƠNG 5 42
vi
GIẢI PHÁP CƠ BẢN GIÚP DUY TRÌ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA
VIỆC SẢN XUẤT KHOAI MÔN 43
5.1 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT KHOAI
MÔN CỦA NÔNG HỘ 43
5.1.1 Thuận lợi 43
5.1.2 Khó khăn 43
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA VIỆC
SẢN XUẤT KHOAI MÔN Ở CÁC NÔNG HỘ TẠI XÃ HỘI AN 44
5.2.1 Về mặt kỹ thuật 44
5.2.2 Về vốn 45
5.2.3 Về các chi phí đầu vào 45
5.2.4 Về thị trƣờng 46
CHƢƠNG 6 50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50
6.1 KẾT LUẬN 50
6.2 KIẾN NGHỊ 48
6.2.1 Đối với nông hộ 48
6.2.2 Đối với chính quyền địa phƣơng và các cơ quan ban ngành 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
PHỤ LỤC 51
vii
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Số quan sát điều tra thực tế tại các ấp trên địa bàn xã Hội An 9
Bảng 3.1 Số lƣợng gia súc, gia cầm ở huyện Chợ Mới giai đoạn 2010 – 6
tháng đầu năm 2013 16
Bảng 3.2 Diện tích, năng suất, sản lƣợng khoai môn ở xã Hội An giai đoạn
2010 - 2012 19
Bảng 3.3 Số nhân khẩu và lao động nông hộ 21
Bảng 3.4 Độ tuổi của chủ hộ 21
Bảng 3.5 Trình độ học vấn của chủ hộ 22
Bảng 3.6 Số năm kinh nghiệm của nông hộ 23
Bảng 3.7 Diện tích trồng khoai môn của nông hộ 24
Bảng 3.8 Tình hình tập huấn của nông hộ 26
Bảng 3.9 Kế hoạch sản xuất trong thời gian tới 27
Bảng 4.1 Các yếu tố quyết định sự thành công của mô hình trồng khoai môn 29
Bảng 4.2 Các khoản chi phí trong sản xuất khoai môn của nông hộ ở xã Hội
An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 30
Bảng 4.3 Tổng hợp các khoản mục về doanh thu, thu nhập và lợi nhuận sản
xuất khoai môn của nông hộ 34
Bảng 4.4 Các tỷ số tài chính trong sản xuất khoai môn 35
Bảng 4.5 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất khoai môn
của nông hộ ở xã Hội An 38
Bảng 4.6 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận khoai môn của
nông hộ ở xã Hội An 40
viii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Nguồn cung cấp giống cho nông hộ 25
Hình 4.1 Cơ cấu chi phí trong sản xuất khoai môn của nông hộ điều tra 31
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
BVTV Bảo vệ thực vật
LĐGĐ Lao động gia đình
DT Doanh thu
CP Chi phí
CPBQ Chi phí bình quân
LN Lợi nhuận
TN Thu nhập
1
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Từ xƣa đến nay, nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc
phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Nƣớc ta với truyền thống trồng lúa
nƣớc mấy nghìn năm và hơn 80% dân số là nông dân, lại còn có tiềm năng lớn
về đất đai, lao động, và điều kiện tự nhiên…nếu nƣớc ta muốn phát triển công
nghiệp, phát triển kinh tế nói chung thì cũng phải lấy phát triển nông nghiệp
làm gốc.
Nhắc đến vùng phát triển nông nghiệp mạnh của nƣớc ta không thể
không nhắc đến vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đƣợc tạo thành bởi sự bồi
đắp phù sa của chín nhánh sông – dòng sông MêKông. Vùng ĐBSCL gồm 13
tỉnh và An Giang là một trong những tỉnh trung tâm của vùng, nằm ở vùng
thƣợng nguồn sông Tiền và sông Hậu với mạng lƣới sông ngòi chằng chịt, nhờ
vậy hằng năm nơi đây nhận đƣợc một lƣợng lớn phù sa nên đất có chất lƣợng
cao và màu mỡ bậc nhất so với các tỉnh trong vùng, vì thế nền nông nghiệp
nơi đây có thể nói là nơi quy tụ các yếu tố “thiên thời – địa lợi – nhân hòa”.
Sản xuất nông nghiệp ở An Giang rất đa dạng về cây trồng và vật nuôi, trong
đó hoa màu là một trong những loại cây trồng phá thế độc canh của lúa. Thời
gian qua, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã tích cực đƣa cây màu xuống
ruộng để thay thế cho lúa nhằm nâng cao giá trị trên cùng diện tích canh tác.
Vụ Hè Thu 2013, ngoài kế hoạch xuống giống vụ lúa, nông dân các huyện, thị,
thành trong tỉnh An Giang đã áp dụng nhiều mô hình luân canh lúa - màu,
chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng màu có giá trị kinh tế cao.
Toàn tỉnh đã trồng đƣợc 23.830 ha màu các loại, vƣợt kế hoạch trên 1.500 ha;
đồng thời đã thu hoạch đƣợc 11.614 ha màu nhƣ rau, dƣa các loại, cung ứng
cho thị trƣờng và chế biến xuất khẩu. Cách làm này đã và đang mang lại hiệu
quả kinh tế cao, minh chứng là thời gian qua, đã có nhiều diện tích lúa Hè Thu
bị ảnh hƣởng do khô hạn khiến nông dân thất thu, trong khi những ngƣời trồng
màu lại phấn khởi vì trúng mùa, đƣợc giá.
Chợ Mới là một huyện cù lao của tỉnh An Giang. Nhờ lợi thế phù sa vun
bồi quanh năm, Chợ Mới rất thuận lợi để canh tác nông nghiệp, đặc biệt là
trồng hoa màu cho năng suất rất cao. Và xã Hội An đƣợc xem là một trong
những địa phƣơng sản xuất hoa màu đứng nhất nhì ở huyện Chợ Mới với các
loại cây màu chủ lực nhƣ: khoai môn, bắp non, kiệu, đậu nành rau, dƣa
leo,…trong đó khoai môn là loại cây màu đƣợc nhắc đến nhiều nhất ở xã Hội
An. Nhờ phù hợp với đất đai và cho năng suất, lợi nhuận cao hơn các cây màu
2
cùng loại, nên nhiều năm qua, cây khoai môn đƣợc xem là cây trồng chủ lực
hàng năm của nhiều hộ dân trong xã. Sau bốn tháng trồng có thể thu hoạch,
ngoài tiền bán khoai môn, nông dân còn bán đƣợc giáo để cung cấp giống
khoai môn cho các hộ trồng tiếp theo nên đem lại lợi nhuận khá lớn. Tuy
nhiên, do sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, chịu nhiều ảnh hƣởng của
thời tiết, dịch bệnh và nhiều biến động của thị trƣờng đầu vào cũng nhƣ đầu ra
nên trong mỗi vụ mùa sản xuất trong năm đều có sự biến động về chi phí sản
xuất, năng suất, doanh thu và lợi nhuận khác nhau làm ảnh hƣởng đến thu
nhập của ngƣời dân trong xã, những điều này đã làm ảnh hƣởng ít nhiều đến
thu nhập của ngƣời dân trồng khoai môn. Từ những vấn đề trên, đề tài: “Phân
tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai môn ở xã Hội An, huyện
Chợ Mới, tỉnh An Giang” đƣợc chọn nghiên cứu để đánh giá thực trạng sản
xuất khoai môn của vùng, từ đó đề ra thêm những giải pháp giúp ngƣời dân
sản xuất khoai môn có hiệu quả hơn góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện
đời sống cho bà con nông dân.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai môn ở xã Hội An
huyện Chợ Mới tỉnh An Giang nhằm đƣa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả tài
chính, nâng cao thu nhập của ngƣời dân.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt đƣợc mục tiêu chung trên, nội dung đề tài sẽ lần lƣợt giải quyết
các mục tiêu cụ thể sau:
Phân tích tình hình trồng khoai môn vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013
ở xã Hội An huyện Chợ Mới – An Giang.
Phân tích các chỉ tiêu tài chính của mô hình trồng khoai môn vụ Đông
Xuân năm 2012 - 2013 ở xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất và lợi nhuận của nông
hộ trồng khoai môn vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013.
Đề xuất các giải pháp phát huy các mặt tích cực và khắc phục những
mặt hạn chế trong quá trình sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của
nông hộ trồng khoai môn trên địa bàn nghiên cứu.
3
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về không gian
Tập trung nguyên cứu về tình hình sản xuất khoai môn của nông dân ở
xã Hội An. Đây là một trong những nơi có diện tích trồng khoai môn lớn ở
huyện Chợ Mới tỉnh An Giang.
1.3.2 Phạm vi về thời gian
- Những thông tin về số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ năm 2010 đến 6
tháng đầu năm 2013.
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8/2013 đến tháng 11/2013.
1.4 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ có tham gia sản xuất
khoai môn trên địa bàn nghiên cứu.
1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã lƣợc khảo một số tài liệu có liên
quan để giúp đề tài nghiên cứu hoàn thiện hơn, phong phú hơn. Một số đề tài
đã tham khảo nhƣ:
+ Luận văn tốt nghiệp với chủ đề phân tích các chỉ tiêu tài chính của mô
hình lúa đơn và mô hình lúa cá ở huyện Châu Thành A tỉnh Hậu Giang năm
2007 của Trần Minh Tuấn. Tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để
mô tả về thực trạng của hai mô hình lúa đơn và lúa cá ở địa bàn nghiên cứu,
phƣơng pháp hồi quy tƣơng quan đa biến nhằm phân tích các nhân tố ảnh
hƣởng đến hiệu quả tài chính của hai mô hình và phƣơng pháp so sánh nhằm
so sánh các chỉ tiêu tài chính của hai mô hình lúa đơn và lúa cá. Từ đó rút ra
kết luận, mô hình nào mang lại hiệu quả cao về mặt tài chính, trên cơ sở đó đề
ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của mô hình tốt hơn.
+ Luận văn tốt nghiệp với chủ đề phân tích hiệu quả tài chính của nông
hộ trồng lúa ở huyện Châu Thành, Sóc Trăng năm 2013 của Nguyễn Trƣờng
Thạnh. Đƣợc sự hƣớng dẫn của PGS.TS Đỗ Văn Xê tác giả đã sử dụng
phƣơng pháp thống kê mô tả nhƣ: lập bảng biểu, tính toán các số đo mô tả, số
trung bình, số trung vị, phƣơng sai, tần số,…Dùng phƣơng pháp so sánh, phân
tích tổng hợp và suy luận dựa trên những số liệu thống kê thu thập đƣợc để
nghiên cứu đặc điểm của nông hộ trong mẫu điều tra và phân tích các yếu tố
ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất lúa từ khâu đầu vào đến khâu tiêu thụ. Kết
quả cho thấy cơ cấu chi phí của sản xuất lúa phần lớn tập trung vào phân bón,
thuốc nông dƣợc và thu hoạch, do đó nếu nông dân biết sử dụng phân bón,
4
thuốc nông dƣợc hợp lí và đƣợc cơ giới hóa trong khâu thu hoạch sẽ làm giảm
chi phí sản xuất và nâng cao thu nhập.
+ Luận văn tốt nghiệp với chủ đề phân tích hiệu quả tài chính của mô
hình trồng đậu nành trên đất ruộng ở xã Tân Hạnh - huyện Long Hồ - tỉnh
Vĩnh Long năm 2013 của Lê Thị Diễm Hằng. Đƣợc sự hƣớng dẫn của Th.S
Nguyễn Ngọc Lam và kiến thức chuyên ngành học đƣợc trên lớp, tác giả đã sử
dụng các phƣơng pháp phân tích các tỷ số tài chính, sử dụng phƣơng pháp
thống kê mô tả và phƣơng pháp phân tích hồi quy tuyến tính đa biến, để phân
tích các nhân tố ảnh hƣởng đến chi phí, thu nhập, lợi nhuận của nông hộ và đã
áp dụng mô hình khá tốt. Sự ảnh hƣởng của các nhân tố với biến thu nhập, lợi
nhuận trong mô hình sát với thực tế sản xuất tại địa bàn nghiên cứu. Kết quả
cho biết các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất, lợi nhuận, các tỷ số tài chính và
đƣa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất đậu nành ở huyện Long Hồ
tỉnh Vĩnh Long.
+ Luận văn tốt nghiệp với chủ đề phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ
tiêu tài chính trong sản xuất xà lách xoong tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh
Long năm 2013 của Trần Thị Kiều Oanh. Tác giả đã phân tích tình hình sản
xuất nông nghiệp tại thị xã Bình Minh giai đoạn 2010 – 2012 bằng phƣơng
pháp thống kê mô tả, tiếp đến dùng phƣơng pháp so sánh và tính toán các chỉ
tiêu chi phí, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận để đánh giá hiệu quả tài
chính trong việc sản xuất xà lách xoong của nông hộ. Kết quả nghiên cứu cho
thấy chi phí thuốc nông dƣợc, chi phí phân bón và chi phí LĐGĐ là ba loại
chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi phí. Cuối cùng sử dụng phần mềm stata
ƣớc lƣợng mô hình Cobb-Doulags biên ngẫu nhiên cho mô hình để tìm ra các
nhân tố ảnh hƣởng đến năng suất xà lách xoong trong quá trình sản xuất.
5
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm thuộc phạm vi nghiên cứu đề tài
Nông hộ: là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên
mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất,
thƣờng nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhƣng chủ yếu đặc trƣng bởi sự
tham gia cục bộ vào các thị trƣờng và có xu hƣớng hoạt động với mức độ
không hoàn hảo cao (Frank Ellis, 1993).
Kinh tế hộ: là loại hình kinh tế trong đó các hoạt động sản xuất chủ yếu
dựa vào lao động gia đình và mục đích của loại hình kinh tế này là nhằm đáp
ứng nhu cầu của hộ gia đình. Tuy nhiên, hộ gia đình cũng có sản xuất ra để
trao đổi nhƣng ở mức độ hạn chế.
Độc canh: là chỉ trồng một loài hoặc rất ít loài cây trên một khu đất
trong nhiều năm nhằm thu càng nhiều lợi nhuận càng tốt.
Luân canh: là việc trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau theo
vòng tròn trên cùng một mảnh đất. Các lợi ích mà luân canh mang lại đƣợc
nhƣ: thay đổi cơ cấu cây trồng, giảm đƣợc dịch bệnh, sâu hại kháng thuốc;
giảm thoái hóa đất và cân bằng chất dinh dƣỡng; đa dạng hóa sản xuất và cơ
cấu mùa vụ; giảm rủi ro và tăng thu nhập. Tuy nhiên trồng luân canh cũng gặp
nhiều khó khăn nhƣ nếu trồng rau màu không đồng loạt trên diện tích rộng thì
dễ bị sâu hại và cũng không thể trồng hoa màu trên vùng đất trũng, đất bị ƣớt.
Sản xuất: là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào và qua quy trình biến
đổi (inputs) để tạo thành các yếu tố đầu ra; một sản phẩm và dịch vụ nào đó
(outputs) (Trần Thụy Ái Đông, 2008).
Hiệu quả kinh tế: là sự kết hợp các yếu tố sản xuất (đất đai, vốn, lao
động, kỹ thuật sản xuất) nhất định để tạo ra lƣợng sản phẩm đầu ra lớn nhất.
Tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực chất là giá trị, nghĩa là khi sự kết hợp yếu
tố sản xuất thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và
ngƣợc lại thì không hiệu quả. Tùy theo mục đích đánh giá, có thể đánh giá
hiệu quả kinh tế bằng những chỉ tiêu khác nhau nhƣ năng suất lao động, hiệu
suất sử dụng vốn, hàm lƣợng vật tƣ của sản phẩm, lợi nhuận so với đồng vốn
đã bỏ ra, thời gian thu hồi vốn…Hay nói cách khác:
6
Hiệu quả kinh tế = Lợi ích mô hình đem lại cho xã hội + lợi nhuận
(Doanh thu – chi phí) – Thiệt hại cho xã hội mà mô hình sản xuất gây ra.
Hiệu quả tài chính: là việc sử dụng phối hợp các nguồn lực một cách tối
ƣu nhất để đem lại lợi nhuận cao nhất. Hay nói cách khác khi phân tích hiệu
quả tài chính chỉ xem xét đến lợi nhuận (Doanh thu – chi phí) của mô hình
mang lại, mà không xét đến phần lợi và thiệt hại cho xã hội.
2.1.2 Các chỉ tiêu kinh tế
2.1.2.1 Tổng chi phí (TCP)
Tổng chi phí là toàn bộ chi phí đầu tƣ vào hoạt động canh tác để tạo ra
sản phẩm, bao gồm chi phí lao động (CPLĐ), chi phí vật chất (CPVC) và chi
phí khác (CPK).
2.1.2.2 Doanh thu (DT)
Doanh thu là giá trị thành tiền từ sản lƣợng sản phẩm với đơn giá sản
phẩm đó.
2.1.2.3 Lợi nhuận (LN)
- Trong kinh tế học, lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu
và tổng chi phí, trong đó bao gồm cả chi phí cơ hội.
- Trong sản xuất nông nghiệp, lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh
kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất. Lợi nhuận của ngƣời
nông dân sẽ bằng doanh thu trừ đi chi phí mà ngƣời nông dân bỏ ra.
- Lao động gia đình (LĐGĐ): là số ngày công lao động mà ngƣời sản
xuất trực tiếp bỏ ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi trong suốt vụ sản xuất.
Lao động gia đình đƣợc tính bằng đơn vị ngày công (mỗi ngày công đƣợc tính
là 8 giờ lao động).
2.1.2.4 Thu nhập (TN)
Thu nhập là phần lợi nhuận thu đƣợc cộng với chi phí LĐGĐ bỏ ra.
DT = Sản lƣợng x Đơn giá
LN = DT – CP (bao gồm chi phí LĐGĐ)
TN = LN + chi phí LĐGĐ
TCP = CPLĐ + CPVC + CPK
7
2.1.2.5 Các chỉ tiêu kinh tế trung bình trên mỗi hộ
- Doanh thu/hộ: là chỉ số đƣợc tính bằng cách lấy tổng doanh thu chia
cho tổng số hộ đƣợc điều tra (60 hộ). Tỷ số này cho biết doanh thu trung bình
của mỗi hộ khi tham gia sản xuất.
- Chi phí/hộ: là chỉ số đƣợc tính bằng cách lấy tổng chi phí chia cho tổng
số hộ đƣợc điều tra. Tỷ số này cho biết chi phí trung bình của mỗi hộ phải bỏ
ra khi tham gia sản xuất.
- Thu nhập/hộ: là chỉ số đƣợc tính bằng cách lấy tổng thu nhập chia cho
tổng số hộ đƣợc điều tra. Tỷ số này cho biết thu nhập trung bình của mỗi hộ
thu đƣợc khi tham gia sản xuất.
- Lợi nhuận/hộ: là chỉ số đƣợc tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận chia cho
tổng số hộ đƣợc điều tra. Tỷ số này cho biết lợi nhuận trung bình của mỗi hộ
thu đƣợc khi tham gia sản xuất.
2.1.3 Các chỉ số tài chính
Tất cả các chỉ tiêu này đều tính cho một công (1 công = 1.300m
2
).
Doanh thu trên chi phí (DT/CP): là tỷ số đƣợc tính bằng cách lấy tổng
doanh thu chia cho tổng chi phí. Tỷ số này cho biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ
thu đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu. Đƣợc thể hiện bởi công thức sau:
Thu nhập trên chi phí (TN/CP): là chỉ số đƣợc tính bằng cách lấy tổng
thu nhập chia cho tổng chi phí. Tỷ số này cho biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ
thu lại đƣợc bao nhiêu đồng thu nhập. Đƣợc thể hiện bởi công thức sau:
Nếu tỷ số này lớn hơn 1 thì ngƣời sản xuất có lời, còn nếu chỉ số nhỏ
hơn 1 thì ngƣời sản xuất bị lỗ.
Doanh thu
DT/CP =
Chi phí
TN/CP =
Thu nhập
Chi phí
8
Lợi nhuận
Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): là tỷ số đƣợc tính bằng cách lấy lợi
nhuận chia cho tổng chi phí. Tỉ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì chủ
thể đầu tƣ sẽ thu lại đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đƣợc biểu hiện bởi công
thức sau:
Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): là tỷ số đƣợc tính bằng cách lấy
lợi nhuận chia cho doanh thu. Tỷ số này thể hiện trong một đồng doanh thu
thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đƣợc biểu hiện bởi công thức sau:
Thu nhập trên chi phí chưa có LĐGĐ (TN/CP chưa LĐGĐ): là tỷ số
đƣợc tính bằng cách lấy thu nhập chia cho chi phí chƣa có LĐGĐ. Tỷ số này
thể hiện một đồng chi phí (chƣa có LĐGĐ) bỏ ra sẽ thu đƣợc bao nhiêu
đồng thu nhập. Đƣợc biểu hiện bởi công thức sau:
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu
Sau khi tham khảo ý kiến của cán bộ bên mảng khuyến nông của xã, em
quyết định chọn ba ấp An Khƣơng, An Ninh, An Thịnh ở xã Hội An, huyện
Chợ Mới, tỉnh An Giang để nghiên cứu vì ở đây nông hộ trồng khoai môn
chiếm tỷ trọng cao ngoài ra còn nghiên cứu thêm ở một vài ấp trồng rải rác
khác.
2.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Dữ liệu đƣợc thu thập từ hai nguồn chính là số liệu thứ cấp và số liệu sơ
cấp.
2.2.2.1 Số liệu thứ cấp
- Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các tài liệu có liên quan đến việc sản
xuất khoai môn của nông dân; Niên giám thống kê của huyện Chợ Mới trong 3
năm (2010 – 2012) và 6 tháng đầu năm 2013; Các báo cáo tổng kết hằng năm
TN / Chi phí Chƣa LĐGĐ =
LN/CP =
Thu nhập
Chi phí chƣa LĐGĐ
Lợi nhuận
Chi phí
LN/DT =
Doanh thu
9
về tình hình kinh tế - xã hội, sản xuất nông nghiệp của các cơ quan ban ngành
ở xã Hội An, huyện Chợ Mới trong giai đoạn năm 2010 – 6 tháng đầu năm
2013 và các kế hoạch đề ra cho những năm tới có liên quan đến mô hình; báo
cáo kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện và những đề tài nghiên cứu
nông nghiệp khác đã đƣợc thực hiện ở huyện.
- Ngoài ra còn tìm hiểu về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, diện tích đất
sản xuất nông nghiệp, hạ tầng kinh tế xã hội, các lĩnh vực kinh tế chủ yếu của
huyện, xã, cơ cấu dân số, dân tộc, tình hình phát triển kinh tế xã hội,
2.2.2.2 Số liệu sơ cấp
- Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp nông hộ
trồng khoai môn ở xã Hội An, huyện Chợ Mới thông qua bảng câu hỏi phỏng
vấn.
- Tổng số quan sát đƣợc lấy là 60 quan sát để đảm bảo tính đại diện cho
tổng thể đồng thời cân nhắc về thời gian, chi phí và nhân lực.
Bảng 2.1: Số quan sát điều tra thực tế tại các ấp trên địa bàn xã Hội An
(Đơn vị: Hộ)
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2013.
2.2.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu
2.2.3.1 Đối với mục tiêu 1
Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng và tình hình
sản xuất khoai môn ở xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Ấp
Số quan sát nghiên cứu
Tỷ trọng (%)
An Khƣơng
28
46,67
An Ninh
12
20
An Thịnh
9
15
Thị 2
8
13,33
An Phú
3
5
Tổng
60
100
10
2.2.3.2 Đối với mục tiêu 2
Sử dụng phƣơng pháp so sánh và tính toán các chỉ tiêu: chi phí, doanh
thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận để đánh giá hiệu quả tài chính trong việc sản
xuất khoai môn của nông hộ.
2.2.3.3 Đối với mục tiêu 3
Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất và lợi nhuận của nông hộ
trồng khoai môn vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013, ta sử dụng phƣơng pháp
thống kê mô tả nhƣ: lập bảng biểu, tính toán các số đo mô tả, số trung bình, số
trung vị, phƣơng sai, tần số,…Dùng phƣơng pháp so sánh, phân tích tổng hợp
và suy luận dựa trên những số liệu thống kê thu thập đƣợc để nghiên cứu đặc
điểm của nông hộ trong mẫu điều tra và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến
quá trình sản xuất khoai môn từ khâu đầu vào đến khâu tiêu thụ. Nhằm phân
tích và đánh giá ảnh hƣởng của các yếu tố đầu vào ảnh hƣởng đến năng suất
khoai môn đạt đƣợc của 60 nông hộ điều tra, ta thiết lập hàm sản xuất Cobb-
Douglas sau:
y= α
0
X
1
α1
X
2
α2
X
3
α3
X
4
α4
X
5
α5
X
6
α6
X
7
α7
X
α8
Hay lnY = α
0
+ α
1
lnX
1
+ α
2
lnX
2
+ α
3
lnX
3
+ α
4
lnX
4
+ α
5
lnX
5
+ α
6
lnX
6
+ α
7
lnX
7
+ α
8
X
8
Trong đó:
- Y: là năng suất nông hộ đạt đƣợc (kg/1.300m
2
)
- α
0
: hệ số tự do
- X
1
: lƣợng giống sử dụng (giáo/1.300m
2
)
- X
2
: lƣợng phân đạm (N) nguyên chất đƣợc sử dụng, đơn vị tính là
kg/1.300m
2
.
- X
3
: lƣợng phân lân (P) nguyên chất đƣợc sử dụng, đơn vị tính là
kg/1.300m
2.
- X
4
: lƣợng phân kali (K) nguyên chất đƣợc sử dụng, đơn vị tính là
kg/1.300m
2
.
- X
5
: chi phí thuốc nông dƣợc sử dụng đƣợc tính bằng tổng chi phí cho
các loại thuốc cỏ, thuốc sâu, thuốc bệnh và thuốc dƣỡng. Do vậy, đơn vị tính
là ngàn đồng/1.300m
2
. Biến số này đƣợc sử dụng để thay thế cho các biến số
về nồng độ nguyên chất của các loại thuốc mà việc tính toán chúng hầu nhƣ
không thể thực hiện đƣợc do nông dân sử dụng quá nhiều loại thuốc khác nhau
và đơn vị tính nồng độ nguyên chất của chúng không đồng chất.
11
- X
6
: ngày công lao động gia đình là số ngày công lao động gia đình
tham gia sản xuất trong vụ. Lao động gia đình tham gia hầu hết trong các khâu
trong sản xuất nhƣ: bón phân, phun thuốc, tƣới tiêu, chăm sóc…Lao động gia
đình đƣợc tính bằng ngày/1.300m
2
.
- X
7
: Số năm kinh nghiệm (năm)
- X
8
: biến giả chỉ việc tham gia tập huấn. Biến này có giá trị là 1 nếu
nông dân có tham gia lớp tập huấn và 0 nếu không tham gia.
+ Nhằm phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của
ngƣời trồng khoai môn, ta sử dụng phƣơng trình hồi quy. Phƣơng trình hồi
quy có dạng:
lnY = β0 + β1lnX
1
+ β2lnX
2
+ β3lnX
3
+ β4lnX
4
+ β5lnX
5
Trong đó:
- Biến phụ thuộc Y (kg/1.300m
2
): là lợi nhuận mà nông hộ đạt đƣợc.
- Các biến độc lập:
+ X
1
: Chi phí làm đất (đồng /1.300m
2
)
+ X
2
: Chi phí giống (đồng/1.300m
2
)
+ X
3
: Chi phí tƣới tiêu (đồng/1.300m
2
)
+ X
4
: Chi phí thuốc nông dƣợc, đƣợc tính bằng tổng chi phí cho các loại
thuốc cỏ, thuốc sâu, thuốc dƣỡng, thuốc bệnh. Do vậy, đơn vị tính là ngàn
đồng/1300m
2
.
+ X
5
: Giá bán (đồng/kg)
2.2.3.4 Đối với mục tiêu 4
Từ những phân tích trên, dùng phƣơng pháp thống kê suy luận, phƣơng
pháp chuyên gia nhằm đánh giá chung về hiệu quả tài chính của mô hình và
trên cơ sở các thông tin và số liệu phân tích đƣợc, vận dụng các kiến thức đã
học và tham khảo ý kiến của những ngƣời có chuyên môn để đƣa ra đề xuất
một số giải pháp thiết thực để giúp nâng cao hiệu quả cho mô hình sản xuất
khoai môn trong vùng nghiên cứu.
12
CHƢƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN CHỢ MỚI,
TỈNH AN GIANG
3.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH AN GIANG
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Chợ Mới là một huyện cù lao của tỉnh An Giang, đƣợc bao bọc bởi 3 con
sông lớn là sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao, nên đƣợc phù sa bồi đắp
quanh năm, đất đai màu mỡ, thích hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây
trồng, vì thế Chợ Mới đƣợc xem là vựa lƣơng thực quan trọng bậc nhất
của tỉnh An Giang.
3.1.1.1 Vị trí địa lí
Huyện Chợ Mới có diện tích đất tự nhiên là 369,62 km
2
, gồm 16 xã và 2
thị trấn. Phía Bắc giáp huyện Phú Tân; phía Đông giáp với tỉnh Đồng Tháp;
phía Tây giáp sông Hậu là ranh giới với huyện Châu Phú, huyện Châu
Thành và thành phố Long Xuyên; phía Nam giáp rạch Cái Tàu Thƣợng, ngăn
cách với huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Về hành chính: huyện bao gồm thị trấn Chợ Mới, thị trấn Mỹ Luông và
16 xã là: Kiến An, Kiến Thành, Mỹ Hội Đông, Long Điền A, Long Điền B,
Nhơn Mỹ, Long Giang, Long Kiến, Mỹ An, An Thạnh Trung, Hội An, Hoà
Bình, Hoà An, Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phƣớc Xuân.
3.1.1.2 Địa hình
Là huyện cù lao, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, địa hình Chợ Mới
chủ yếu là đồng bằng phù sa bằng phẳng, độ nghiêng nhỏ, độ cao trung bình
3m so với mực nƣớc biển. Đất đai chứa nhiều hữu cơ, độ pH thấp, ít bị bào
mòn, xâm thực mà chủ yếu luôn đƣợc bồi đắp hằng năm với mức độ khác
nhau trong những điều kiện trầm tích khác nhau. Huyện có 3 dạng địa hình
chính là:
- Dạng cồn bãi (cù lao).
- Dạng lòng chảo (ở 2 bờ sông cao hơn và thấp dần vào trong đồng).
- Dạng hơi nghiêng (cao từ bờ sông rồi thấp dần vào trong đồng).
13
3.1.1.3 Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, hằng năm có 2 mùa gió là: gió mùa Tây Nam
và gió mùa Đông Bắc. Gió Tây Nam mang nhiều hơi nƣớc, gây mƣa. Gió mùa
Đông Bắc hanh khô, có phần nắng nóng, kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4, gây
ra hiện tƣợng khô hạn. Nhiệt độ cao nhất thƣờng 36 - 38
0
C, nhiệt độ thấp nhất
hằng năm thƣờng xuất hiện vào tháng 10 dƣới 18
0
C. Huyện ít chịu ảnh hƣởng
của gió bão nhƣng lại chịu tác động mạnh của quá trình thủy văn nhƣ lũ lụt,
sạt lở đất bờ sông…
3.1.2 Dân số - Lao Động
- Bên cạnh điều kiện tự nhiên đặc trƣng khá thuận lợi để phát triển nông
nghiệp. Tình hình dân số - lao động ở đây là một vấn đề quan trọng không thể
thiếu trong quá trình sản xuất. Chợ Mới là huyện đông dân nhất tỉnh, mật độ
dân cƣ xếp thứ 3, sau thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc. Trong năm
2012, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình luôn nhận đƣợc sự quan tâm sâu
sát, hỗ trợ kịp thời của các cấp lãnh đạo, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban
ngành, đoàn thể trong việc tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại
chúng nên đã tác động tích cực vào nhận thức của nhân dân và toàn huyện duy
trì mức giảm tỷ lệ sinh 0,25% đạt chỉ tiêu tỉnh giao, tỷ suất sinh 14,2%, duy trì
mức tăng dân số tự nhiên 0,98%, tổng số 4.128 trẻ đƣợc sinh ra, giảm 327 trẻ
so năm 2011.
- Về tình hình lao động, năm 2010, huyện đã đào tạo nghề và giải quyết
việc làm cho 27.500 ngƣời. Về lĩnh vực dạy nghề, huyện tổ chức đƣợc 294 lớp
cho 6.000 học viên tham gia học các ngành nghề chủ yếu nhƣ: thắt bím lụt
bình, thắt hoa vải, may dân dụng, kỹ thuật trồng nấm rơm Sau đào tạo, phần
lớn học viên đều đƣợc giới thiệu việc làm ở các công ty, doanh nghiệp ở các
khu công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dƣơng và tỉnh Đồng
Nai. Ngoài ra, các xã, thị trấn cũng đã giới thiệu việc làm cho hơn 21.000 lao
động trong và ngoài tỉnh. Đầu năm 2013, đã giải quyết việc làm cho 6.629 lao
động, chủ yếu là lao động ngoại tỉnh.
3.1.3 Kinh tế - Văn hóa xã hội
Sáu tháng đầu năm 2013, bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt đƣợc
thì kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn làm ảnh hƣởng đến tốc độ tăng
trƣởng kinh tế của huyện. Tuy nhiên, dƣới sự chỉ đạo của Huyện ủy, Hội đồng
nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện đã kịp thời điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ
phù hợp với thực tế và triển khai các giải pháp hữu hiệu tháo gỡ khó khăn nên
đã đạt đƣợc một số kết quả khá toàn diện.
14
- Về lĩnh vực kinh tế: Tổng sản phẩm nội địa (GDP) 06 tháng đầu năm
đạt 2.867,5 tỉ đồng (giá so sánh) tăng 12,84% so cùng kỳ, trong đó: khu vực 1
tăng 1,02%; khu vực 2 tăng 14,74% và khu vực 3 tăng 15,51% so với cùng kỳ;
cơ cấu kinh tế: khu vực 1 chiếm 17,6% giảm 1,7%; khu vực 2 chiếm 24,9%
tăng 0,6%; khu vực 3 chiếm 57,5% tăng 1,1% so với cùng kỳ.
- Về lĩnh vực văn hóa xã hội:
+ Giáo dục: Cơ sở vật chất ngành giáo dục đƣợc quan tâm đầu tƣ, ngày
càng có nhiều trƣờng học khang trang, toàn huyện có 06 trƣờng đƣợc công
nhận đạt chuẩn quốc gia.
+ Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân: Công tác phòng chống dịch
bệnh nguy hiểm nhƣ cúm A, sốt xuất huyết, tay chân miệng…đƣợc quan tâm,
khống chế và xử lý kịp thời, không để bùng phát trên diện rộng. Bên cạnh đó,
Huyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn Y – Bác sĩ về địa phƣơng khám
bệnh, mổ mắt, cấp thuốc miễn phí cho 3.510 lƣợt ngƣời nghèo với tổng số tiền
trên 410,5 triệu đồng.
+ Chính sách xã hội: Thực hiện chi trả trợ cấp kịp thời, đúng chế độ cho
9.571 đối tƣợng hƣởng bảo trợ xã hội với tổng kinh phí chi trả 06 tháng đầu
năm là 12,4 tỷ đồng cho các đối tƣợng hƣởng bảo trợ xã hội. Về xây dựng nhà
ở cho hộ nghèo, hiện đang chờ chủ trƣơng tỉnh tiếp tục xây dựng 1.570 hộ
(theo tiêu chuẩn mới); đồng thời vận động cất mới và sửa chữa 112 căn nhà
tình thƣơng, 119 căn nhà đại đoàn kết, sữa chữa 3 căn nhà tình nghĩa và đề
nghị tỉnh xem xét hỗ trợ đột xuất cho 634 căn nhà bị sập và tốc mái trong đợt
lốc xoáy vừa qua với số tiền 2,084 tỷ đồng.
3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN CHỢ MỚI –
AN GIANG
3.2.1 Trồng trọt
Sản xuất nông nghiệp ở huyện Chợ Mới cũng chịu ảnh hƣởng từ nhiều
yếu tố nhƣ biến động giá cả vật tƣ nông nghiệp, thiên tai, dịch bệnh, sâu hại
trên cây trồng, vật nuôi; song đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của Huyện Ủy, Uỷ ban
nhân dân Huyện và sự nỗ lực phấn đấu cao của tập thể ngành nông nghiệp, của
cả hệ thống chính trị cùng chung sức, chung lòng vƣợt qua khó khăn, nên
nông nghiệp vẫn duy trì tốc độ phát triển và đạt đƣợc kết quả so với mục tiêu,
nhiệm vụ đã đề ra.
- Năm 2010, huyện Chợ Mới thực hiện xuống giống đạt 79.063 ha, đạt
101,23 % so với kế hoạch; tăng 617 ha so cùng kỳ. Trong đó, cây lúa chiếm
49.603 ha, đạt 100,2% kế hoạch; giảm 272 ha so với cùng kỳ. Trong năm,