Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

phân tích hệ thống thông tin kế toán trong chu trình doanh thu tại công ty mía đường trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 81 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH




PHẠM THỊ THÙY DƯƠNG




PHÂN TÍCH HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ
TOÁN TRONG CHU TRÌNH DOANH THU
TẠI CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG TRÀ VINH





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành kế toán tổng hợp
Mã số ngành: 52340301












12 - 2014

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH




PHẠM THỊ THÙY DƯƠNG
C1200349


PHÂN TÍCH HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ
TOÁN TRONG CHU TRÌNH DOANH THU
TẠI CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG TRÀ VINH



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Mã số ngành: 52340301



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN THỊ DIỆU








12 - 2014

i

LỜI CẢM TẠ
Em xin trân thành bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô khoa Kinh tế và
Quản trị Kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ. Đặc biệt là quý thầy cô bộ môn
Kế toán – Kiểm toán, những người đã truyền đạt kiến thức chuyên môn cho
em trong suốt thời gian theo học tại trường Đại học Cần Thơ. Em xin cảm ơn
quý Thầy Cô tham gia trong hội đồng phản biện đã giành thời gian đọc và
đóng góp ý kiến cho bài luận văn của em tốt hơn, đặc biệt em xin chân thành
cảm ơn Cô Nguyễn Thị Diệu, người đã tận tình giúp đỡ, đưa ý kiến và trực
tiếp hướng dẫn em trong quá trình thực hiện luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Công ty Mía
Đường Trà Vinh, các Anh, Chị phòng Kế toán đã tạo điều kiện cho em có cơ
hội được tiếp xúc thực tế và tận tình giúp đỡ em thực hiện tốt việc nghiên cứu
đề tài này. Em xin kính chúc quý Công ty gặt hái nhiều thắng lợi lớn hơn nữa
trong thời gian tới.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tất cả và kính chúc quý Thầy Cô,
Ban Giám đốc và toàn thể nhân viên Công ty Mía Đường Trà Vinh dồi dào
sức khỏe và thành công trong công việc.


Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014

Người thực hiện







Phạm Thị Thùy Dương












ii

TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.













Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Người thực hiện






Phạm Thị Thùy Dương










iii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

































Trà Vinh, ngày tháng năm 2014
Thủ trưởng đơn vị












iv

MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
1.2.1 Mục tiêu chung 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Không gian 2
1.3.2 Thời gian 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
2.1.1 Khái niệm hệ thống thông tin kế toán 3
2.1.1.1 Khái niệm 3
2.1.1.2 Chức năng 3
2.1.1.3 Phân loại 3
2.1.2 Chu trình doanh thu trong hệ thống thông tin kế toán 3
2.1.3 Các chứng từ dùng trong chu trình doanh thu 4
2.1.3.1 Hoạt động nhận đặt hàng 4
2.1.3.2 Hoạt động giao hàng hóa, dịch vụ 4
2.1.3.3 Hoạt động lập hóa đơn bán hàng 4
2.1.3.4 Hoạt động nhận tiền thanh toán 5
2.1.4 Lợi ích của chu trình doanh thu trong doanh nghiệp 5
2.1.5 Lợi ích của việc phân tích chu trình doanh thu đối với doanh nghiệp 6
2.1.6 Giới thiệu lưu đồ 6
2.1.6.1 Định nghĩa 6
2.1.6.2 Phân loại 6

v

2.1.6.3 Các ký hiệu cơ bản thường dùng 7
2.1.7 Cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin kế toán 7
2.1.7.1 Khái niệm cơ sở dữ liệu 7
2.1.7.2 Vai trò của cơ sở dữ liệu 7
2.1.7.3 Những vấn đề cần lưu ý khi lưu trữ dữ liệu trong một CSDL 7
2.1.8 Kiểm soát nội bộ 8
2.1.8.1 Khái niệm 8
2.1.8.2 Các thành phần của một hệ thống kiểm soát nội bộ 8

2.1.8.3 Những hạn chế tiềm tàng của hệ thống kiểm soát nội bộ 9
2.1.9 Kiểm soát hệ thống thông tin kế toán trong chu trình doanh thu 10
2.1.9.1 Kiểm soát hoạt động 10
2.1.9.2 Kiểm soát ứng dụng 11
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 13
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 13
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG
TRÀ VINH 14
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 14
3.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty 14
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 14
3.1.3 Những thành tựu đã đạt được 15
3.2 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG 15
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 15
3.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý 15
3.3.2 Chức năng của các phòng ban 16
3.3.2.1 Chủ tịch công ty 16
3.3.2.2 Ban Giám đốc 16
3.3.2.3 Phòng Tổ chức – Hành Chính 16
3.3.2.4 Phòng Kế toán – Tài chính 17

vi

3.3.2.5 Phòng Kế hoạch – Vật tư 17
3.3.2.6 Phòng Nguyên liệu 17
3.3.2.7 Phòng Kỹ thuật – KCS 17
3.3.2.8 Các phân xưởng 17
3.4 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN 18
3.4.1 Chế độ kế toán áp dụng 18

3.4.2 Hình thức kế toán 18
3.4.2.1 Đặc trưng cơ bản 18
3.4.2.2 Các sổ kế toán chủ yếu 19
3.4.2.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung 19
3.4.3 Mô hình tổ chức công tác kế toán 20
3.4.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 20
3.4.3.2 Chức năng, nhiệm vụ 21
3.5 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2011 ĐẾN 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU
NĂM 2014 22
3.5.1 Khái quát kết quả kinh doanh qua ba năm 2011, 2012, 2013 22
3.5.2 Khái quát kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 đến 2014 25
3.6 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT
ĐỘNG TRONG TƯƠNG LAI 28
3.6.1 Thuận lợi 28
3.6.2 Khó khăn 28
3.6.3 Phương hướng hoạt động trong tương lai 29
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CHU TRÌNH DOANH THU TẠI CÔNG TY MÍA
ĐƯỜNG TRÀ VINH 31
4.1 TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH XỬ LÝ TRONG CHU TRÌNH DOANH THU 31
4.1.1 Hoạt động đặt hàng 31
4.1.1.1 Tổ chức quá trình xử lý 31
4.1.1.2 Hệ thống báo cáo quản lý, sổ sách 33
4.1.1.3 Hoạt động kiểm soát 34

vii

4.1.2 Hoạt động giao hàng hóa, dịch vụ 38
4.1.2.1 Tổ chức quá trình xử lý 38
4.1.2.2 Hệ thống báo cáo quản lý, sổ sách 39

4.1.2.3 Hoạt động kiểm soát 41
4.1.3 Hoạt động lập hóa đơn bán hàng 42
4.1.3.1 Tổ chức quá trình xử lý 42
4.1.3.2 Hệ thống báo cáo quản lý, sổ sách 44
4.1.3.3 Hoạt động kiểm soát 45
4.1.4 Hoạt động nhận tiền thanh toán 49
4.1.4.1 Tổ chức quá trình xử lý 49
4.1.4.2 Hệ thống báo cáo quản lý, sổ sách 51
4.1.4.3 Hoạt động kiểm soát 52
4.2 ĐÁNH GIÁ CHU TRÌNH DOANH THU 55
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHU TRÌNH DOANH
THU TRONG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY MÍA
ĐƯỜNG TRÀ VINH 57
5.1 NHẬN XÉT CHUNG 57
5.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHU TRÌNH DOANH THU 57
5.2.1 Đối với công tác tổ chức bộ máy kế toán 57
5.2.2 Đối với công tác tổ chức chứng từ và hệ thống báo cáo kế toán 57
5.2.3 Đối với công tác tổ chức các hoạt động kiểm soát 58
5.2.4 Đối với quá trình xử lý thông tin 58
5.2.5 Đối với phần mềm Misa 59
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60
6.1 KẾT LUẬN 60
6.2 KIẾN NGHỊ 60








viii

DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Mía
đường Trà Vinh năm 2011, 2012, 2013 23
Bảng 3.2: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu
năm 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 26
Bảng 4.1 Hoạt động kiểm soát trong quy trình nhận đơn đặt hàng 34
Bảng 4.2 So sánh giữa phần mềm Excel và Misa trong hoạt động đặt
hàng 37
Bảng 4.3 Hoạt động kiểm soát trong quy trình giao hàng hoá, dịch vụ 41
Bảng 4.4 Hoạt động kiểm soát trong quy trình lập hoá đơn bán hàng 45
Bảng 4.5 Thủ tục kiểm soát nhập liệu đối với hóa đơn 47
Bảng 4.6 Hoạt động kiểm soát trong quy trình nhận tiền thanh toán 52
Bảng 4.7 Thủ tục kiểm soát nhập liệu đối với giấy báo có 53




ix

DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty 15
Hình 3.2 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký
chung 19
Hình 3.3 Sơ đồ bộ máy kế toán 21
Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi
nhuận trong 3 năm của Công ty 24

Hình 3.5 Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi
nhuận trong 6 tháng đầu năm 2012, 2013, 2014 27
Hình 4.1 Lưu đồ xử lý hoạt động nhận đơn đặt hàng tại công ty 32
Hình 4.2 Màn hình nhập liệu phiếu xuất kho 35
Hình 4.3 Màn hình in phiếu xuất kho 36
Hình 4.4 Lưu đồ xử lý hoạt động giao hàng hoá, dịch vụ tại công ty 39
Hình 4.5 Lưu đồ xử lý hoạt động lập hoá đơn bán hàng tại công ty 43
Hình 4.6 Màn hình nhập liệu hóa đơn 46
Hình 4.7 Màn hình in hóa đơn 47
Hình 4.8 Lưu đồ xử lý hoạt động nhận tiền thanh toán tại Công ty 50
Hình 4.9 Màn hình nhập liệu giấy báo 53
Hình 4.10 Màn hình in giấy báo có 53










x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BBG: Bảng báo giá
BCGH: Báo cáo giao hàng
CSDL: Cơ sở dữ liệu
GBC: Giấy báo có

GCNMH: Giấy chấp nhận mua hang
GĐ: Giám Đốc
HĐKT: Hợp đồng kinh tế
KH: Khách hàng
PGH: Phiếu giao hàng
P. KT- TC: Phòng kế toán tài chính
P.KH – VT: Phòng kế hoạch vật tư
PXK: Phiếu xuất kho






























1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quá trình phát triển kinh tế như hiện nay thì việc mở rộng giao lưu
kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới có ý nghĩa rất quan trọng
với các nước đang phát triển nói chung và với Việt Nam nói riêng. Với nền
kinh tế thị trường Việt Nam đã thu hút các tổ chức kinh tế, các quốc gia trên
thế giới, đó là điều kiện thuận lợi để học hỏi nhưng cũng gặp nhiều khó khăn
thách thức. Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải nổ lực rất lớn mới có thể tồn
tại phát triển được.
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn doanh nghiệp của mình đạt
được lợi nhuận tối đa, tức là tổng doanh thu đạt được phải nhiều hơn tổng chi
phí bỏ ra. Để thực hiện những nguyện vọng đó thì đòi hỏi các nhà quản lý của
doanh nghiệp nói chung cũng như công tác kế toán đơn vị nói riêng cần phải
thường xuyên bổ sung, đổi mới cho phù hợp với sự vận động và phát triển của
nền kinh tế thị trường như hiện nay. Trong đó, công tác kế toán của doanh
nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc hoạt động kinh doanh đòi hỏi các
doanh nghiệp không ngừng sử dụng máy tính để xứ lý dữ liệu doanh nghiệp
cần chú trọng vào việc xây dựng và phát triển các hệ thống thông tin trong
doanh nghiệp của mình.
Để nghiên cứu quá trình xử lý hệ thống thông tin đối với các hoạt động

của một doanh nghiệp người ta thường chia thành nhiều chu trình khác nhau,
thông thường có bốn chu trình cơ bản: chu trình doanh thu, chu trình chi phí,
chu trình sản xuất và chu trình tài chính. Để nghiên cứu, đánh giá rõ hơn về
chu trình trong hệ thống thông tin kế toán tôi xin đi sâu trình bày đề tài “Phân
tích hệ thống thông tin kế toán trong chu trình doanh thu tại Công ty Mía
đường Trà Vinh”. Qua đó, giúp cho doanh nghiệp hoàn thiện chu trình doanh
thu, mang lại hiệu quả hoạt động tốt nhất. Giúp cho tôi đánh giá lại kiến thức ở
trường đã học và áp dụng thực tế khi tiếp xúc.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá, phân tích hệ thống thông tin kế toán trong chu trình doanh thu
tại Công ty Mía đường Trà Vinh. Từ đó, đưa ra giải pháp hoàn thiện chu trình
doanh thu tại Công ty Mía đường Trà Vinh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu chung từ đó có các mục tiêu cụ thể như sau:
- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.
- Tổ chức quá trình xử lý trong chu trình doanh thu.
- Phân tích, đánh giá chu trình doanh thu.

2

- Đưa ra những giải pháp hoàn thiện chu trình doanh thu trong hệ thống
thông tin kế toán.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài được nghiên cứu tại Công ty Mía đường Trà Vinh
1.3.2 Thời gian
- Dữ liệu thu thập tại Công ty từ năm 2011 đến năm 2013 và 6 tháng
2014.
- Luận văn được bắt đầu thực hiện từ 11/08/2014 đến 17/11/2014

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chu trình doanh thu tại Công ty Mía
đường Trà Vinh bao gồm quá trình xử lý các hoạt:
- Nhận đặt hàng của khách hàng;
- Giao hàng hoặc dịch vụ cho khách hàng;
- Lập hóa đơn bán hàng theo dõi nợ phải thu của khách hàng;
- Nhận tiền thanh toán.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi có tham khảo luận văn của Nguyễn Thị
Mỹ Duyên (2010), “Phân tích và đánh giá hệ thống thông tin kế toán trong
môi trường ứng dụng phần mềm Misa SME.NET 2010 tại công ty cổ phần
cảng Vĩnh Long”, đề tài của bạn đánh giá trên hệ thống Misa trên phần mềm
trong các phân hệ, chưa phân tích cụ thệ trong chu trình doanh thu trong doanh
nghiệp và chưa đánh gia hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty.
Bên cạnh đó tôi có tham khảo luận văn Phạm Thị Kim Tuyến (2010),
“Phân tích và đánh giá hệ thống thông tin kế toán tại ngân hàng đầu tư và
phát triển Việt Nam chi nhánh Long An” , qua bài viết này tôi thấy được mô tả
hoạt động trong chu trình doanh thu, chi phí và các thủ tục kiểm soát, đánh giá
phần mềm nhưng lĩnh hoạt động tổ chức của luận văn đó là điểm khác biệt của
đề tài tôi với đề tài bạn.
Luận văn của Trần Văn Kế (2014), “Phân tích hệ thống thông tin kế toán
trong chu trình doanh thu của công ty TNHH phát triển công nghệ Châu Âu”,
đề tài này đi sâu và hướng theo chu trình doanh thu nhưng trong luận văn bạn
chưa thể hiện mối quan hệ REA.
Ngoài nhưng luận văn trên tôi còn kham khảo bài tập nhóm “Hệ thống
thông tin kế toán 2” của nhóm 7 thực hiện (học kỳ 2 năm 2013-2014), cô
Nguyễn Thúy An (Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ)
hướng dẫn. Bài tập này chủ yếu dùng lưu đồ để mô tả quá trình luân chuyển
chứng từ trong chu trình doanh thu và chu trình tiền lương chưa phân tích chặc
chẽ quá trình kiểm soát; chứng từ, sổ sách còn sơ sài; chưa có đánh giá.


3


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm hệ thống thông tin kế toán
2.1.1.1 Khái niệm
Là hệ thống thu thập, lưu trữ và xử lý các dữ liệu cần thiết của quá trình
sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp các thông tin kế toán, tài chính hữu ích
cho người sử dụng trong và ngoài doanh nghiệp.
2.1.1.2 Chức năng
+ Thu thập, lưu trữ dữ liệu về các hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp
+ Xử lý, cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tượng có liên quan.
+ Kiểm soát: Kiểm soát tuân thủ quy trình hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, bảo vệ tài sản vật chất, thông tin, kiểm soát hoạt động xủ lý
thông tin, đảm bảo thông tin chính xác, kịp thời.
2.1.1.3 Phân loại
a. Phân loại theo đối tượng cung cấp thông tin.
+ Hệ thống thông tin kế toán tài chính: hệ thống sẽ cung cấp những thông
tin tài chính chủ yếu cho các đối tượng bên ngoài.
+ Hệ thống thông tin kế toán quản trị: hệ thống sẽ cung cấp những thông
tin nhằm mục đích quản trị trong nội bộ doanh nghiệp.
b. Phân loại theo phương tiện xử lý.
+ Hệ thống kế toán xử lý thủ công: nguồn lực chủ yếu là con người.
+ Hệ thống thông tin kế toán bán thủ công: nguồn lực chủ yếu là máy
tính.

+ Hệ thống thông tin kế toán trên nền máy tính: bao gồm con người và
máy tính.
2.1.2 Chu trình doanh thu trong hệ thống thông tin kế toán
Chu trình doanh thu là một phần trong hệ thống thông thì thế các hoạt
động trong chu trình doanh thu phải liên kết với các chu trình và các thực thể
bên ngoài khác nhau tương tác, quan hệ qua lại với nhau như:
Chu trình chi phí: gồm quá trình xử lý các hoạt động đặt hàng với nhà
cung cấp, nhận hàng, theo dõi nợ và thanh toán cho người bán ngoài ra còn
phát sinh yêu cầu hàng cần dữ trữ, nhận các hàng mua, xác định nghĩa vụ
thanh toán và thanh toán cho nhà cung cấp.

4

Chu trình sản xuất: có hoạt động tới quá trình sản xuất sản phẩm, thực
hiện hoạt động sản xuất và thực hiện kế hoạch sản xuất căn cứ phát sinh yêu
cần đặt hàng hàng để lên kế hoạch sản xuất, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Chu trình nhân sự và chu trình tiền lương: Hệ thống lương sẽ căn cứ vào
nhu cầu nhân sự của chu trình doanh thu để tuyển nhân lực. Đồng thời kết quả
kinh doanh của từng nhân viên thực hiện trong chu trình doanh thu (nhân viên
bán hàng, quản lý…) là cơ sở để tính lương và thu nhập cho người lao động.
Ngân hàng: là nơi giao tiếp chu trình doanh thu với khách hàng và các
đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán để thực hiện thu, chi tiền tại ngân hàng.
Nội dung của các hoạt động thực hiện trong chu trình doanh thu sẽ được
chuyển và ghi nhận vào hệ thống xử lý, lập báo cáo và cung cấp thông tin theo
yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin liên quan đến chu trình doanh
thu.
Khách hàng: là nơi phát sinh yêu cầu đặt hàng dịch vụ, nhận hàng hoá,
dịch vụ và thực hiện thanh toán tiền cho doanh nghiệp.
2.1.3 Các chứng từ dùng trong chu trình doanh thu
2.1.3.1 Hoạt động nhận đặt hàng

Đơn đặt hàng: là chứng từ do khách hàng gửi yêu cầu đến công ty.
Đơn đặt hàng được xét duyệt: là chứng từ của khách gửi đến và được xét
duyệt cho phép đơn hàng được thực hiện
Lệnh bán hàng: là chứng từ cho phép các bộ phận liên quan thực hiện
việc xuất kho, giao hàng theo yêu cầu của khách hàng.
Hợp đồng bán hàng: được sử dụng khi cần có sự cam kết, ràng buộc giữa
khách hàng và doanh nghiệp về nội dung yêu cầu của khách hàng đã được cho
phép thực hiện. Đây là chứng từ có tính pháp lý cho hoạt động bán hàng.
2.1.3.2 Hoạt động giao hàng hoá, dịch vụ
Phiếu xuất kho: dùng để xác nhận nội dung hàng hoá thực tế xuất kho.
Phiếu giao hàng: xác nhận nội dung hàng hoá thực tế đã giao cho khách
hàng hoặc cho đơn vị vận chuyển để giao đến khách hàng
Báo cáo giao hàng: xác nhận mức độ và khối lượng công việc đã hoàn
thành cho khách hàng
2.1.3.3 Hoạt động lập hoá đơn bán hàng
Các hoá đơn bán hàng, dịch vụ, các bảng kê bán hàng có xác nhận
nghiệp vụ cung cấp hàng hoá, dịch vụ đã được cho phép thực hiện và thực tế
thực hiện; để ghi nhận doanh thu và xác định nghĩa vụ thuế phải nộp cho nhà
nước.

5

Các thông báo báo nợ, giấy xác nhận nợ: xác nhận nghĩa vụ thanh toán
của khách hàng

2.1.3.4 Hoạt động nhận tiền thanh toán
Bảng đối chiếu trả nợ, thông báo trả nợ: Xác nhận tình trạng nợ của
khách hàng
Các chứng từ: Phiếu thu, giấy báo có của ngân hàng xác nhận khách
hàng thanh toán cho doanh nghiệp các khoản nợ đã thu tiền.

2.1.4 Lợi ích của chu trình doanh thu trong doanh nghiệp
Chu trình doanh thu liên kết với các chu trình khác tạo ra sự đồng bộ,
nhanh chóng trong hệ thống thông tin kế toán.
Giúp hạn chế sai lầm khi xử lý cá nghiệp vụ từ đơn giản đến phức tạp
theo một trình tự nhất định.
Hạn chế được sự rời rạc của các chu trình trong công tác cách thực hiện,
quản lý và trách nhiệm đối với chứng từ kế toán. Đây là nhiệm vụ quan trọng
của chủ trình doanh thu trong doanh nghiệp.
Chu trình doanh thu còn giúp hạn chế về phân chia trách nhiệm, quyền
hạn của hoạt động quản lý trong bộ phận của chu trình. Việc kết hợp với các
chu trình khác tạo thành một chuỗi hệ thống đảm bảo các nguyên tắc phân
chia trách nhiệm, tránh việc kiêm nhiệm.
Ngoài ra, để hạn chế sai sót về mặt toán học và chậm trễ thì toán trong
chu trình doanh thu nên được tin học hóa để đạt được hiểu quả nhanh chóng
trong bất kỳ thời điểm.
Không những trong bộ phận kế toán mà còn bộ phận quản trị doanh
nghiệp chu trình doanh thu cung cấp một cách cụ thể và chi tiết trong từng
khoản mục kế toán, giúp cho nhà quản trị làm cân cứ tốt nhất khi ra các quyết
định quản trị cho doanh nghiệp.
Khi chu trình doanh thu trong một hệ thống thông tin kế toán ở doanh
nghiệp hoạt động nhanh chóng, kịp thời, hiểu quả thì có là cơ sở để tăng lòng
tin của các nhà mới đầu tư, đảm bảo an tâm các đối tác kinh doanh. Ngoài báo
cáo tài chính của doanh nghiệp và báo cáo kiểm toán của công ty kiểm toán thì
hệ thống kiểm soát nội trong hệ thống thông tin kế toán sẽ giúp nhà đầu từ
hiểu thêm về doanh nghiệp, an tâm đẩy mạnh đầu tư hơn.
Từ các lợi ích nêu trên thì chu trình doanh thu còn giúp doanh nghiệp dự
báo các sự kiện xảy ra với vấn đề cụ thể trong doanh thu như: bán hàng, thu

6


tiền, theo dõi nợ một cách nhanh chóng, thuận lợi hơn, từ đó giúp doanh
nghiệp thực hiện các mục tiêu tài chính dễ dàng.

2.1.5 Lợi ích của việc phân tích chu trình doanh thu đối với doanh
nghiệp
Khắc phục những nhược điểm của chu trình hiện hành: đáp ứng nhu cầu
hiện tại để khi đưa vào sử dụng phù với năng lực chuyên môn của người sử
dụng, các hoạt động kinh tế phát sinh, ngăn chặn rủi ro.
Thoã mãn những nhu cầu mới về thông tin: để đáp ứng cung cấp thông
nhanh chóng ở bất cứ thời điểm, bộ phận nào trong công ty. Việc nắm bắt
thông tin đúng và kịp thời mới giúp cho kế toán thực hiện đúng các quy định,
các chuẩn mực kế toán hiện hành cũng như các thông tin khác bên trong lẫn
bên ngoài doanh nghiệp. Khi một chu trình đã lạc hậu thì khả năng cập nhật và
xử lý thông tin sẽ bị hạn chế rất nhiều, mặt khác khi quy mô hoạt động kinh
doanh có nhiều thay đổi thì nhu cầu thông tin cũng thay đổi theo, nếu chu trình
không linh động thay đổi thì điều này gây cản trở không ít cho các hoạt động
kinh doanh. Tiến hành phân tích chu trình doanh thu một cách có tổ chức và
phù hợp thì chất lượng thông tin sẽ được cải thiện đáng kể.
Bắt kịp với tiến độ công nghệ thông tin: công nghệ thông tin hiện đại thì
quá trình xử lý hệ thống thông tin kế toán trong chu trình doanh thu nắm bắt
kịp thời sự thay đổi các hoạt động trong chu trình. Ngoài ra giúp doanh nghiệp
không bị lạc hậu công nghệ mà chu trình trong hệ thống vẫn phù hợp với điều
kiện kinh doanh hiện tại.
Hiệu quả của quả của quá trình phân tích hệ thống: tập trung tìm hiểu dữ
liệu trong dòng thông tin, tính hiệu quả, năng lực và kiểm soát nội bộ trong hệ
thống hiện hành từ đó những ưu điểm của hệ thống cũ sẽ được lưu giữ trong
hệ thống mới, đưa ra kế hoạch sửa chữa khuyết điểm tìm ra trong quá trình
phân tích hệ thống.
2.1.6 Giới thiệu lưu đồ
2.1.6.1 Định nghĩa

Lưu đồ là một sơ đồ bằng các biểu tượng hay hình vẽ mô tả trình tự xử
lý, trình tự vận hành của hệ thống. Lưu đồ là một trong những công cụ thường
được sử dụng trong quá trình phát triển hệ thống.
Lưu đồ mô tả hệ thống bằng hình vẽ các quá trình xử lý dữ liệu (các hoạt
động, đầu vào, đầu ra, lưu trữ) và các hoạt động chức năng như bán, mua,
nhập, xuất. Lưu đồ còn thể hiện được người thực hiện, các hoạt động, trình tự
luân chuyển chứng từ. Ngoài ra, lưu đồ sử dụng trong phân tích tính kiểm toán
của hệ thống.

7

2.1.6.2 Phân loại
+ Lưu đồ hệ thống: mô tả quá trình xử lý của hệ thống, tập trung mô tả
tiến trình xử lý hơn là mô tả công việc và chức năng của mỗi phân hệ trong hệ
thống; mô tả trình tự xử lý dữ liệu, cách thức xử lý, cách thức lưu trữ trong
hoạt động xử lý của máy tính; nhấn mạnh tới xử lý của hệ thống, không trình
bày chi tiết cụ thể các liên của chứng từ.
+ Lưu đồ chứng từ: mô tả trình tự luân chuyển của chứng từ, số liên
chứng từ, người lập, người nhận chứng từ, nơi lưu trữ, tính chất lưu trữ trong
các hoạt động chức năng ( mua, bán, nhập, xuất…); trình bày chi tiết cụ thể
các liên của chứng từ trong quá trình luân chuyển chứng từ.
+ Lưu đồ chương trình: mô tả quá trình xử lý của một chương trình, một
hàm, một thủ tục trong một chương trình máy tính.
2.6.1.3 Các ký hiệu cơ bản thường dùng
Trong hệ thống thông tin kế toán, có một số ký hiệu cơ bản thường dùng
khi vẽ lưu đồ (phụ lục 1).
2.1.7 Cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin kế toán
2.1.7.1 Khái niệm cơ sở dữ liệu
Cở sở dữ liệu là tập hợp nhiều dữ liệu liên quan và được lưu trữ vật lý
trong máy tính. Nó liên kết các tập tin và được quản lý bởi một phần mềm gọi

là hệ thống quản lý CSDL
2.1.7.2 Vai trò của cơ sở dữ liệu
+ Thời gian nhập liệu
+ Tránh lưu trữ trùng lắp dữ liệu.
+ Tăng cường khả năng kiểm soát dữ liệu
+ Tiện lợi trong các thao tác với dữ liệu
2.1.7.3 Những vấn đề cần lưu ý khi lưu trữ dữ liệu trong một CSDL
Hệ thống cấp bậc và tính thứ tự của dữ liệu. Hệ thống cấp bậc của dữ liệu
được mô tả theo trình tự sau: bit (nhị phân), character (ký tự), dùng dữ liệu
data file, dòng dữ liệu (record), file/table (tập tin hay bảng dữ liệu), database
(cơ sở dữ liệu)
Khái niệm:
+ Thực thể (Entity): là một sự vật, sự việc tồn tại và có thể phân biệt
được hoặc thực thể là một đối tượng mà ta cần ghi nhớ thông tin.
+ Thuộc tính (Attribute): một dữ liệu về một thực thể.
+ Tập tin thực thể (Enity set): là một nhóm bao gồm các thực thể có các
thuộc tính tương tự nhau.
+ Khóa chính (primary key): thuộc tính duy nhất để mô tả các thực thể
trong một tập thực thể

8

+ Khóa ngoại (Foreign key): thuộc tính của một tập thực thể, bản thân là
khóa chính của tập thực thể khác, khóa ngoại dùng để liên kết các tập thực thể
với nhau.
Các mối liên kết:
Một – một: một thành phần của thực thể này chỉ liên kết với một thành
phần của thực thể khác và ngược lại.
Một – nhiều: một thành phần của thực thể này liên kết với nhiều thành
phần của thực thể khác. Ngược lại một thành phần của thực thể khác chỉ liên

kết với một thành phần của thực thể này.
Nhiều – nhiều: một thành phần của thực thể này chỉ liên kết với nhiều
thành phần của thực thể khác. Ngược lại một thành phần của thực thể khác
liên kết với nhiều thành phần của thực thể này.
2.1.8 Kiểm soát nội bộ
2.1.8.1 Khái niệm
“Kiểm soát nội bộ là một quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị
và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự
đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu dưới đây:
- Báo cáo tài chính đáng tin cậy
- Các luật lệ vào quy định
- Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả.”
2.1.8.2 Các thành phần của một hệ thống kiểm soát nội bộ
 Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát phản ánh sắc thái chung của một đơn vị, nó chi
phối ý thức kiểm soát của mọi thành viên trong đơn vị và là nền tảng đối với
các bộ phận khác của KSNB.
Các nhân tố chính thuộc về môi trường kiểm soát là: tính chính trực và
giá trị đạo đức, đảm bảo về năng lực, hội đồng quản trị và ủy ban Kiểm toán,
triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý, cơ cấu tổ chức, cách
thức phân định quyền hạn và trách nhiệm, Chính sách nhân sự
 Đánh giá rủi ro
Đối với mọi hoạt động của một đơn vị đều có thể phát sinh những rủi ro
và khó có thể kiểm soát tất cả. Để giới hạn được rủi ro ở mức chấp nhận được,
người quản lý phải dựa trên mục tiêu: xác định mục tiêu đơn vị, nhận dạng rủi
ro, phân tích và đánh giá rủi ro.
 Hoạt động kiểm soát

9


Nhằm mục đích phân chia trách nhiệm để kiểm soát lẫn nhau, kiểm soát
quá trình xử lý thông tin và các nghiệp vụ, kiểm soát vật chất, kiểm tra độc lập
việc thực hiện, phân tích rà soát hay soát xét lại việc thực hiện
 Thông tin và truyền thông
Thông tin và truyền thông là một yếu tố không thể thiếu trong doanh
nghiệp cũng như trong hệ thống kiểm soát. Tất cả các cấp quản lý, nhân viên
trong một tổ chức điều cần có thông tin để hoàn thành trách nhiệm của mình
và thông tin này được cung cấp qua hệ thống thông tin. Hệ thống thông tin
nhận dạng, ghi nhận, xử lý và cung cấp các thông tin cần thiết cho người sử
dụng thông tin.
 Giám sát
Giám sát là một quá trình đánh giá lại chất lượng của hệ thống kiểm soát
nội bộ. Giám sát giúp cho các nhà quản lý biết được hệ thống kiểm soát nội bộ
có vận hành đúng như thiết kế không, hệ thống này cần phải thay đổi những gì
và cần những gì để điều chỉnh khi cần thiết. Giám sát bao gồm giám sát
thường xuyên và giám sát định kỳ.
2.1.8.3 Những hạn chế tiềm tàng của hệ thống kiểm soát nội bộ
Cho dù đầu từ rất nhiều trong thiết kế và vận hành hệt thống, thế nhưng
vẫn không thể có một hệ thống kiểm soát nội bộ hoàn toàn hữu hiệu. Bởi lẽ
ngay khi có thể xây dựng hệ thống hoàn hảo về cấu trúc, thì hiệu quả thật sự
của nó vẫn tùy thuộc vào nhân tố chủ yếu là con người, tức là phụ thuộc vào
năng lực làm việc của từng người và tính đáng tin cậy của lực lượng nhân sự.
Nói cách khác hệ thống kiểm soát nội bộ chỉ có thể giúp chúng ta hạn chế tối
đa những sai phạm mà thôi, vì nó có các hạn chế tiềm tàng xuất phát từ những
nguyên nhân sau:
- Hạn chế xuất phát từ bản thân con người như vô ý, bất cẩn, đãng trí,
đánh giá hay ước lượng sai, hiểu sai chỉ dẫn của cấp trên hoặc các báo cáo của
cấp dưới…
- Thông đồng giữa, đánh lừa, lẫn tránh của nhân viên các bộ phận hoặc
thành viên trong ban quản lý với những người khác trong hay ngoài đơn vị.

- Chú trọng phần lớn các thủ tục kiểm soát các nghiệp vụ thường xuyên,
lặp đi, lặp lại, hơn là các nghiệp vụ không thường xuyên.
- Chi phí bỏ ra cho hoạt động kiểm toán phải nhỏ hơn giá trị thiệt hại ước
tính luôn được nhà quản lý ưu tiên và thường xuyên
- Khả năng người chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục kiểm soát nội bộ
lạm dụng đặc quyền của mình nhằm mục đích phục vụ cho mưu đồ riêng.

10

- Do thay đổi cơ chế và yêu cầu quản lý làm cho các thủ tục kiểm soát bị
lạc hậu hoặc bị vi phạm.
Chính những hạn chế nói trên của kiểm soát nội bộ là nguyên nhân khiến
cho kiểm soát nội bộ không thể bảo đảm tuyệt đối, mà chỉ bảo đảm hợp lý
trong việc đạt được các mục tiêu của mình.
2.1.9 Kiểm soát hệ thống thông tin kế toán trong chu trình doanh thu
2.1.9.1 Kiểm soát hoạt động
Một hệ thống thông tin kế toán trong chu trình doanh thu cần thiết kế để
cung cấp các kiểm soát nhằm đạt được các mục tiêu sau:
- Tất cả các hoạt động thực hiện trong chu trình đã được xét duyệt đúng
đắn.
- Tất cả các hoạt động thực hiện trong chu trình được phản ánh trên cơ sở
thực tế phát sinh.
- Phải ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ có thực và được xét duyệt đúng
đắn.
- Các hoạt động đã xét duyệt, thực tế thực hiện thì phải được phản ánh
chính xác.
Hoạt động nhận và xử lý đơn đặt hàng:
+ Mục tiêu kiểm soát: Bán được hàng, tăng doanh thu bán hàng, đảm bảo
bảo toàn tài chính.
+ Rủi ro kiểm soát: Nhận đặt hàng từ những khách hàng có khả năng

thanh toán; Chấp nhận bán mặt hàng mà công ty không có khả năng thực hiện;
Ghi sai thông tin hàng hóa, khách hàng.
+ Hoạt động kiểm soát: Phân chia trách nhiệm giữa chức năng xét duyệt
và bán hàng; Cập nhật chính xác số dư khách hàng theo dõi nợ phải thu và đặt
định mức giới hạn nợ cho mỗi khách hàng; Theo dõi chính xác tình trạng hàng
tồn kho; Xây dựng quy trình uỷ quyền, xét duyệt nghiệp vụ: kiểm tra đặt hàng,
kiểm tra hàng tồn kho trước khi chấp nhận bán hàng, kiểm tra tài chính và tín
dụng của khách hàng, duyệt lệnh bán hàng; Kiểm tra tính hợp lý, đầy đủ của
đơn đặt hàng.
Hoạt động giao hàng hoá, dịch vụ:
+ Mục tiêu kiểm soát: Tránh mất hàng trong quá trình xuất kho; Tăng chi
phí phát sinh; Thực hiện đúng theo hợp đồng kinh tế đảm bảo uy tín công ty;
Thực hiện kịp thời, đúng yêu cầu khách hàng.

11

+ Rủi ro kiểm soát: Xuất kho giao hàng sai số lượng, sai mặt hàng, địa
chỉ, đối tượng nhận hàng, thời gian giao hàng; Mất hàng hoá trong quá trình
xuất kho giao hàng.
+ Hoạt động kiểm soát: Phân chia trách nhiệm giữa kho hàng và giao
hàng (nếu có điều kiện); Thiết lập đầy đủ và kịp thời các chứng từ trong quá
trình xuất kho và giao hàng; Chứng từ cần đánh số trước; Đối chiếu chứng từ
xét duyệt bán hàng, xuất kho, giao hàng hạn chế rủi ro xuất kho, giao hàng sai
mặt hàng, số lượng; Đếm, kiểm tra hàng trong quá trình xuất kho, giao hàng;
Hạn chế tiếp cận hàng tồn kho, kiểm kê kho hàng; Ghi nhận thông tin có liên
quan và thực hiện kiểm kê hàng tồn kho theo định kỳ; Có sự tham gia của tổ
kiểm tra chất lượng khi xuất hàng.
Hoạt động lập hoá đơn bán hàng:
+ Mục tiêu kiểm soát: Lập hoá đơn kịp thời, chính xác, đầy đủ cho hoạt
động bán hàng. Theo dõi chính xác, kịp thời, đầy đủ thông tin (MSDN, công

nợ…) của khách hàng. Ảnh hưởng đến doanh thu.
+ Rủi ro kiểm soát: Lập hóa đơn cho nghiệp vụ không hợp lệ; Không lập
hoặc lập không kịp thời hoá đơn, chứng từ bán hàng cho khách hàng; Hoá đơn
lập sai số lượng, mặt hàng; Ghi nhận, cập nhật sai công nợ, gây nhầm lẫn khi
thu hồi.
+ Hoạt động kiểm soát: Lập hoá đơn nên đối chiếu chứng từ lệnh bán
hàng, hợp đồng kinh tế, xuất kho, giao hàng trước khi lập hóa đơn; Đối với
chứng từ cần đánh số chứng từ giao hàng; Nên có bảng giá hàng; Đối chiếu
công nợ khách hàng định kỳ để phát hiện sai sót; Đối chiếu sổ tổng hợp với sổ
chi tiết phải thu của từng khách hàng hằng ngày.
Hoạt động nhận tiền thanh toán:
+ Mục tiêu kiểm soát: Ghi chép, thu tiền kịp thời, chính xác, đầy đủ; An
toàn tiền
+ Rủi ro kiểm soát: Tham ô và thủ tục gian lận; Không ghi nhận hoặc ghi
nhận nhiều lần nghiệp vụ thanh toán; Xóa nợ, giảm nợ không được xét duyệt.
+ Hoạt động kiểm soát: Phân chia trách nhiệm giữa xét duyệt, giữ tiền,
ghi chép, theo dõi thu tiền; Kiểm kê quỹ, đối chiếu với ghi chép của kế toán;
Đối chiếu công nợ định kỳ với khách hàng; Hạn chế các thanh toán bằng tiền
mặt.
2.1.9.2 Kiểm soát ứng dụng
Kiểm soát nhập liệu: nhằm đảm bảo nhập liệu vào là hợp lệ.

12

a. Kiểm soát nguồn dữ liệu: nhằm đảm bảo rằng nguồn dữ liệu là hợp lệ.
Các thủ tục kiểm soát cụ thể gồm:
- Kiểm tra việc đánh số trước và liên tục các chứng từ gốc.
- Kiểm tra việc phê duyệt chứng từ
- Đánh số chứng từ đã sử dụng để trách nhập liệu lần thứ hai vào hệ
thống

- Sử dụng các thiết bị kiểm tra nguồn hợp pháp của chứng từ.
b. Kiểm tra quá trình nhập liệu:
- Kiểm tra tính tuần tự khi nhập liệu: nhập liệu đầy đủ và nhanh chóng,
dữ liệu phải được nhập theo một thứ tự nhất định.
- Kiểm tra vùng dữ liệu: dữ liệu được nhập sẽ được sử dụng cho nhiều
chức năng tìm kiếm hay tính toán.
- Kiểm tra dấu: một số dữ liệu phải luông là số dương hay số âm.
- Kiểm tra tính hợp lý, đầy đủ: khi nhập các nghiệp vụ, số chứng từ, mã
số quản lý của các đối tượng hay nguồn nhập liệu phải được kiểm tra tính hợp
lý, không có vùng quan trọng nào được để trống.
- Kiểm tra tính có thực của nghiệp vụ: nghiệp vụ được kiểm tra thông
qua việc xác nhận các đối tượng tham gia vào nghiệp vụ có thực, nhằm phát
hiện các dữ liệu sai nhập vào hệ thống và ngăn chặn hệ thống chuyển thông tin
không có thực vào tập tin chính.
- Kiểm tra giới hạn: đảm bảo tính hợp lý và hạn chế các gian lận khi
nhập liệu, hệ thống phải kiểm tra giới hạn của dữ liệu nhập.
- Kiểm tra tổng số chứng từ, lô, tài chính
- Sử dụng giá trị mặc định hay tự động: việc sử dụng giá trị mặc định
trong trường hợp nhập các nghiệp vụ có cùng nội dung kinh tế hay cùng thời
điểm nhập liệu làm giảm số lượng dữ liệu được nhập.
c. Kiểm soát xử lý và kết quả xử lý dữ liệu
Nhằm đảm bảo sự chính xác của thông tin kế toán trong quá trình xử lý
số liệu, cập nhật đúng, đủ các dữ liệu, loại trừ các yếu tố bất thường trong quá
trình xử lý, hệ thống vận hành như thiết kế ban đầu.
- Kiểm soát sắp xếp theo trình tự: hệ thống xử lý yêu cầu các mẫu tin
dữ liệu nằm theo trình tự.

13

- Kiểm soát từng bước xử lý: để phát hiện những mẫu tin bị thiếu hay

thừa.
- Kiểm soát được lập trình: trong quá trình thiết kế hệ thống, đội thiết kế
sẽ lập trình các thủ tục kiểm soát để hệ thống tự động kiểm tra.
- Đối chiếu với dữ liệu ngoài hệ thống, đối chiếu giữa tổng hợp và chi
tiết.
d. Kiểm soát thông tin đầu ra: bao gồm các chính sách thực hiện nhằm
đảm bảo sự chính xác của việc xử lý dữ liệu.
- Kiểm tra bằng mắt tính logic, hợp lệ của dữ liệu: xem xét các kết xuất
nhằm đảm bảo nội dung thông tin cung cấp và hình thức phù hợp với nhu cầu
sử dụng thông tin, đối chiếu giữa kết xuất và dữ liệu nhập thông qua các số
tổng kiểm soát nhằm đảm bảo tính chính xác của thông tin.
- Thiết lập quy trình chuyển và nhận báo cáo: quy định báo cáo đó do ai
lập sau đó chuyển báo cáo đó cho những ai.
- Quy định hủy các dữ liệu, thông tin bí mật sau khi tạo ra kết xuất trên
giấy, trên các bản in thử, các bản nháp…
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ Công ty Mía đường Trà Vinh (từ năm
2011 đến 2013 và 6 tháng 2014)
Dữ liệu sơ cấp: thu thập từ quá trình điều tra trao đổi với các nhân viên
tại các bộ phận phòng ban có liên quan của công ty.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp mô tả: dùng công cụ lưu đồ thể hiện quy trình luân chuyển
thông tin và vẽ trên phần mềm Word, từ đó phân tích các rủi ro kiểm soát còn
tồn tại trong việc tổ chức và kiểm soát hệ thống thông tin trong chu trình
doanh thu.
Bằng phương pháp so sánh các kết quả phân tích được để đề xuất các
giải pháp hoàn thiện chu trình doanh thu một cách phù hợp nhất, hiệu quả nhất
mà vẫn tuân thủ các quy định và cơ cấu tổ chức của công ty.
Sử dụng thang đo cấp độ để so sánh, phân tích chỉ tiêu quan trọng ảnh

hưởng đến công tác kế toán, đánh giá kiểm soát phần mềm Misa.



×