Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

thực trạng công tác kế toán kinh phí thường xuyên tại sở nội vụ tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.69 MB, 132 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH









NGUYỄN VĂN THỊNH

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN KINH PHÍ
THƢỜNG XUYÊN TẠI SỞ NỘI VỤ
TỈNH CÀ MAU





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kế Toán Tổng Hợp
Mã số ngành: 52340301












Cần Thơ – Năm 2014



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH









NGUYỄN VĂN THỊNH
MSSV: C1200262

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN KINH PHÍ
THƢỜNG XUYÊN TẠI SỞ NỘI VỤ
TỈNH CÀ MAU




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Mã số ngành: 52340301



CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
Ths. LÊ TÍN







Cần Thơ – Năm 2014

i

LỜI CẢM TẠ
Qua thời gian học tập tại trƣờng cùng với sự chỉ dạy tận tình của quý
Thầy, Cô trƣờng Đại học Cần Thơ và khoa Kinh Tế - Quản trị Kinh Doanh em
đã tiếp thu đƣợc rất nhiều kiến thức. Đồng thời với sự giới thiệu của quý Thầy,
Cô trong khoa và sự đồng ý của Ban lãnh đạo Sở Nội vụ, em đã đƣợc nhận thực
tập tại Phòng Kế toán của đơn vị.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trƣờng Đại học Cần Thơ, khoa
Kinh Tế - Quản trị Kinh Doanh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức
quý báu trong suốt những năm Đại học.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Tín đã tận tình hƣớng dẫn em hoàn
thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình.

Em xin chân thành cảm ơn các Chị trong Phòng Kế toán Sở Nội vụ tỉnh
Cà Mau đã nhiệt tình chỉ bảo, hƣớng dẫn em trong suốt thời gian thực tập tại đơn
vị cũng nhƣ đã cho em những bài học kinh nghiệm quý báu là hành trang cho em
vững tin bƣớc vào cuộc sống thực tế.
Sau cùng em xin chúc quý Thầy, Cô và toàn thể Lãnh đạo, cán bộ, công
nhân viên Sở Nội vụ luôn dồi dào sức khỏe và gặt hái đƣợc nhiều thành công.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Sinh viên thực hiện





Nguyễn Văn Thịnh











ii

TRANG CAM KẾT KẾT QUẢ


Em xin cam đoan rằng đề tài này là do chính em thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ
đề tài nghiên cứu khoa học nào.











Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Sinh viên thực hiện





Nguyễn Văn Thịnh




















iii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN



























Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2014

iv

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN



























Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2014

v

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN ĐẠI HỌC
 Họ và tên ngƣời nhận xét:
 Học vị:
 Chuyên ngành:
 Nhiệm vụ trong Hội đồng: Giáo Viên Phản Biện
 Cơ quan công tác:
 Tên học viên:
 Chuyên ngành:
 Mã số:
 Tên đề tài:
 Cơ sở đào tạo: Trƣờng Đại Học Cần Thơ
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với mã số chuyên ngành đào tạo:



2. Về hình thức:


3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài


4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn


5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc (theo mục tiêu nghiên cứu,…)


6. Các nhận xét khác


7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa, )


Cần Thơ, ngày…… tháng …… năm 2014
NGƢỜI NHẬN XÉT

vi

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN ĐẠI HỌC
 Họ và tên ngƣời nhận xét:
 Học vị:
 Chuyên ngành:
 Nhiệm vụ trong Hội đồng: Giáo Viên Hướng Dẫn
 Cơ quan công tác:

 Tên học viên:
 Chuyên ngành:
 Mã số:
 Tên đề tài:
 Cơ sở đào tạo: Trƣờng Đại Học Cần Thơ
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với mã số chuyên ngành đào tạo:


2. Về hình thức:


3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài


4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn


5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc (theo mục tiêu nghiên cứu,…)


6. Các nhận xét khác


7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa, )


Cần Thơ, ngày…… tháng …… năm 2014
NGƢỜI NHẬN XÉT


vii

MỤC LỤC

Trang
Chƣơng 1:GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiêm cứu 1
1.2.1 Mục tiêu chung 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Không gian 2
1.3.2 Thời gian 2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu 2
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
2.1 Cỏ sở lý luận 3
2.1.1 Tổng quan về kế toán hành chính sự nghiệp 3
2.1.2 Phân loại các nguồn kinh phí trong đơn vị hành chính sự nghiệp 8
2.1.3 Kê toán kinh phí thƣờng xuyên 8
2.1.4 Các báo cáo kế toán kinh phí thƣờng xuyên 16
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 26
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu 26
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu 26
Chƣơng 3: GIỚI THIỆU VỀ SỞ NỘI VỤ TỈNH CÀ MAU 29
3.1 Lịch sử hình thành 29
3.2 Nhiệm vụ và chức năng 30
3.3 Cơ cấu tổ chức 31
3.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý 31
3.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 33
3.4 Tổ chức bộ máy kế toán 36

3.4.1 Sơ đồ tổ chức 36
3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán 36

viii

3.5 Sơ lƣợc kết quả hoạt động sự nghiệp 38
3.6 Thuận lợi, khó khăn và phƣơng hƣớng hoạt động 40
3.6.1 Thuận lợi 40
3.6.2 Khó khăn 41
3.6.3 Phƣơng hƣớng hoạt động 41
Chƣơng 4:KẾ TOÁN TÌNH HÌNH THU CHI KINH PHÍ THƢỜNG XUYÊN
TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH CÀ MAU 43
4.1 Kế toán tiếp nhận kinh phí thƣơng xuyên 43
4.1.1 Tài khoản sử dụng 43
4.1.2 Chứng từ sử dụng 43
4.1.3 Luân chuyển chứng từ 43
4.1.4 Nội dung các nghiệp vụ 44
4.2 Kế toán chi kinh phí thƣờng xuyên 45
4.2.1 Tài khoản sử dụng 45
4.2.2 Chứng từ sử dụng 45
4.2.3 Luân chuyển chứng từ 46
4.2.4 Nội dung các nghiệp vụ 46
4.2.5 Kế toán chi tiết 50
4.2.6 Kế toán tổng hợp 54
4.3 Các báo cáo quyết toán kinh phí thƣờng xuyên 57
4.3.1 Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng 57
4.3.2 Bảng cân đối tài khoản 59
4.3.3 Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động 61
4.3.4 Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại kho bạc Nhà Nƣớc 63
4.4 Phân tích tình hình chi kinh phí thƣờng xuyên thực hiện nhiệm vụ tại Sở Nội

vụ tỉnh Cà Mau 65
Chƣơng 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
KINH PHÍ THƢỜNG XUYÊN TẠI ĐƠN VỊ 69
5.1 Nhận xét chung 69
5.1.1 Nhận xét về công tác thu chi kinh phí thƣờng xuyên 69

ix

5.1.2 Nhận xét về tình hình kế toán thu chi kinh phí thực hiện nhiệm vụ của đơn
vị 69
5.2 Các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán kinh phí thƣờng xuyên tại đơn
vị 69
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
6.1 KẾT LUẬN 70
6.2 KIẾN NGHỊ 70






























x

trang
DANH SÁCH BẢNG

Bảng 3.1: Kết quả quyết toán 6 tháng đầu năm 2013-2014 39
Bảng 4.1 Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng Quý
IV năm 2013 58
Bảng 4.2 Bảng Cân đối tài khoản Quý IV năm 2013 60
Bảng 4.3 Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động quí IV năm 2013 62
Bảng 4.4 Bảng đối chiếu dự toán kinh phí Quý IV năm 2013 64
Bảng 4.5 Báo cáo thu – chi hoạt động thƣờng xuyên quý IV năm 2013 66


























Đvt: đồng
Đvt: đồng
Đvt: đồng

xi

trang

DANH SÁCH HÌNH



Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán TK 461(46121) 12
Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán TK 661 (66121) 15
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau 32
Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán 36
Hình 3.3 Sơ đồ Hình thức kế toán trên máy vi tính 37
Hình 3.4 Báo cáo kinh phí sử dụng năm 2011 – 2013 của Sở nội vụ 38
Hình 4.2: Sơ đồ luân chuyển chứng từ chi 46
















ix

xii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


NSNN : Ngân sách Nhà nƣớc
TSCĐ : Tài sản cố đinh
KBNN : Kho bạc Nhà nƣớc
XDCB : Xây dựng cơ bản
SXKD : Sản xuất kinh doanh
MLNS: Mục lục ngân sách
UBND: Ủy ban nhân dân
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
KPCĐ: Kinh phí công đoàn
TTXTTM : Trung tâm xuất tiến thƣơng mại
CCHC: Cải cách hành chính
P.GĐ: Phó Giám đốc






















1

Chƣơng 1
GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Sau khi đƣợc đổi tên từ Ban tổ chức chính quyền thành Sở Nội vụ theo
Quyết định số 248/2003/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, Sở nội vụ luôn sử
dụng tốt nguồn Ngân sách đƣợc cấp và hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mƣu, giúp
Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về nội vụ, trên các
lĩnh vực: Tổ chức bộ máy; biên chế; văn thƣ; lƣu trữ; tôn giáo; thi đua – khen
thƣởng… Sở Nội vụ sử dụng nguồn kinh chủ yếu là do NSNN cấp, chịu sự quản
lý của Bộ Tài chính và kho bạc Nhà Nƣớc. Việc tiếp nhận nguồn kinh phí, tình
hình sử dụng nguồn kinh phí của đơn vị và quyết toán nguồn kinh phí là việc mà
cơ quan hành chính nào cũng phải thực hiện. Vì thế cần phải có bộ máy kế toán
trong đơn vị để thực hiện những công việc điều hành, quản lý các hoạt động kinh
tế, tài chính và lập dự toán cho từng khoản chi tiêu, Nhà nƣớc căn cứ vào báo cáo
dự toán để cấp kinh phí cho đơn vị.
Công việc kế toán của Sở Nội vụ rất đa dạng với gồm nhiều nguồn kinh
phí khác nhau, trong đó nguồn kinh phí thƣờng xuyên là nguồn kinh phí phát
sinh nhiều nhất và liên tục nhất. Kinh phí thƣờng xuyên gắn liền với sự tồn tại
của đơn vị, không chỉ riêng Sở Nội vụ mà bất kỳ cơ quan hành chính nào cũng
vậy.
Nhận thấy tầm quan trọng của kế toán kinh phí thƣờng xuyên trong các cơ
quan hành chính sự nghiệp, em đã quyết định chọn “Thực trạng công tác kế

toán kinh phí thƣờng xuyên tại Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau” làm đề tài cho luận
văn của mình.
1.2 MUC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng công tác kế toán thƣờng xuyên tại Sở Nội Vụ tỉnh Cà
Mau từ đó đƣa ra những nhận xét, đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kế toán
kinh phí thƣờng xuyên tại đơn vị.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng công tác kế toán kinh phí thƣờng xuyên tại đơn vị.
- Phân tích, đánh giá tình hình chi kinh phí thƣờng xuyên thực hiện nhiệm
vụ của Sở Nội Vụ.

2

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kế toán kinh phí thƣờng xuyên tại
Sở Nội Vụ tỉnh Cà Mau.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài đƣợc thực hiện tại Sở Nội Vụ tỉnh Cà Mau.
1.3.2 Thời gian
- Đối với số liệu về tình hình hoạt động: đề tài sử dụng số liệu năm 2011,
2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 của đơn vị.
- Đối với số liệu phục vụ phân tích công tác kế toán: đề tài sử dụng số liệu
của năm 2013.
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2014.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là việc thực hiện chế độ kế toán và tổ chức
công tác kế toán kinh phí thƣờng xuyên tại Sở Nội Vụ tỉnh Cà Mau.



















3


Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN (theo quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006
của bộ trưởng bộ tài chính và sửa đổi bổ sung theo Thông tư 185/2010/TT-
BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính)
2.1.1 Tổng quan về kế toán hành chính sự nghiệp
2.1.1.1 Khái niệm
Kế toán hành chính sự nghiệp là công việc hệ thống thông tin bằng số liệu
để quản lý và kiểm soát nguồn kinh phí, tình hình sử dụng, quyết toán kinh phí,
tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tƣ, tài sản công, tình hình chấp hành dự

toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn, định mức của nhà nƣớc ở đơn vị.
2.1.1.2 Nhiệm vụ
- Thu thập, phản ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về nguồn kinh phí đƣợc
cấp, đƣợc tài trợ, đƣợc hình thành và tình hình sử dụng các khoản kinh phí; sử
dụng các khoản thu phát sinh ở đơn vị.
- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi, tình
hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, tài chính và các tiêu chuẩn, định mức của nhà
nƣớc; kiểm tra việc quản lý, sử dụng các loại vật tƣ tài sản công ở đơn vị; kiểm
tra tình hình chấp nhận kỷ luật thu nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán
và các chế độ, chính sách Nhà nƣớc.
- Theo dõi và kiểm soát tình hình phân phối kinh phí cho các đơn vị dự
toán cấp dƣới, tình hình chấp hành dự toán thu, chi và quyết toán của các đơn vị
cấp dƣới.
- Lập và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý cấp trên
và cơ quan tài chính theo quy định. Cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết phục
vụ cho việc xây dựng dự toán, xây dựng các định mức chỉ tiêu. Phân tích và đánh
giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí, vốn, quỹ ỡ đơn vị.
2.1.1.3 Yêu cầu công tác kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp
- Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác và toàn diện mọi khoản vốn, kinh
phí, tài sản, quỹ và mọi hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh ở đơn vị.
- Chi tiêu kinh tế phản ánh phải thống nhất với dự toán về nội dung và
phƣơng pháp tính toán.

4

- Số liệu trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo cho các nhà
quản lý có đƣợc những thông tin cần thiết về tình hình tài chính của đơn vị.
- Tổ chức công tác kế toán gọn nhẹ, tiết kiệm và có hiệu quả.
2.1.1.4 Nội dung công tác kế toán hành chính sự nghiệp
- Kế toán vốn bằng tiền.

- Kế toán vật tƣ, tài sản.
- Kế toán thanh toán.
- Kế toán nguồn kinh phí, vốn, quỹ.
- Kế toán các khoản thu ngân sách.
- Kế toán các khoản chi ngân sách
- Lập báo cáo tài chính và phân tích quyết toán ở đơn vị.
2.1.1.5 Hệ thống chứng từ kế toán
a. Nội dung và mẫu chứng từ kế toán
- Chứng từ kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp phải thực
hiện theo đúng nội dung, phƣơng pháp lập, ký chứng từ theo quy định của luật
Kế toán và Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của chính phủ quy
định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luận kế toán áp dụng trong
lĩnh vực kế toán nhà nƣớc, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ
kế toán và các quy định trong chế độ này.
- Đơn vị hành chính sự nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đặt thù
chƣa có mẫu chứng từ qui định tại danh mục mẫu chứng từ trong chế độ kế toán
này thì áp dụng mẫu chứng từ quy định tại chế độ kế toán riêng trong các văn
bản pháp luật khác hoặc đƣợc Bộ Tài chính chấp thuận.
b. Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán
- Chứng từ kế toán chung cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, gôm 4 chỉ
tiêu:
+ Chỉ tiêu lao động tiền lƣơng;
+ Chỉ tiêu vật tƣ;
+ Chỉ tiêu tiền tệ;
+ Chỉ tiêu TSCĐ
- Chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác.
2.1.1.6 Hệ thống tài khoản kế toán

5


- Tài khoản kế toán là phƣơng pháp kế toán dùng để phân loại và hệ thống
hóa các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình
tự thời gian. Hệ thống tài khoản kế toán hành chính sự nghiệp đƣợc vây dựng
nhằm.
+ Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý và kiểm soát chi quỷ ngân sách nhà
nƣớc, vốn, quỹ công, đồng thời thỏa mản đầy đủ nhu cầu quản lý và sử dụng
kinh phí của từng lĩnh vực, từng đơn vị hành chính sự nghiệp.
+ Phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh của các đơn vị
hành chính sự nghiệp.
+ Đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin bắng các phƣơng tiện tính toán thủ công
và thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của đơn vị và của cơ quan quản lý nhà nƣớc.
- Căn cứ theo quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 30/3/2006
của Bộ trƣởng Bộ Tài chính. Hệ thống tài khoản gồm 7 loại:
+ Loại tài khoản 1: Tiền và vật tƣ;
+ Loại tài khoản 2: Tài sản cố định;
+ Loại tài khoản 3: Thanh toán;
+ Loại tài khoản 4: Nguồn kinh phí;
+ Loại tài khoản 5: Các khoản thu;
+ Loại tài khoản 6: Các khoản chi;
+ Loại tài khoản 0: Tài khoản ngoài bảng.
2.1.1.7 Hệ thống sổ kế toán (Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày
31/05/2004 của Chính phủ)
a. Sổ kế toán
- Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lƣu giữ toàn bộ các nghiệp vụ
kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có
liên quan đến đơn vị hành chính, sự nghiệp.
b. Các loại sổ kế toán
Mỗi đơn vị kế toán chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán
năm. Sổ kế toán bao gồm: Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
- Sổ kế toán tổng hợp

+ Sổ Nhật ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
theo trình tự thời gian. Trƣờng hợp cần thiết có thể kết hợp việc ghi chép theo
trình tự thời gian với việc phân loại, hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính
đã phát sinh theo nội dung kinh tế.

6

+ Sổ Cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo
nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán). Số liệu trên Sổ Cái phản ánh tổng hợp
tình hình tài sản, nguồn kinh phí và tình hình sử dụng nguồn kinh phí. Trên Sổ
Cái có thể kết hợp việc ghi chép theo trình tự thời gian phát sinh và nội dung
kinh tế của từng nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
- Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ, thẻ kế toán chi tiết dung để ghi chi tiết các nghiệp vụ kinh tế, tài chính
phát sinh liên quan đến các đối tƣợng kế toán theo yêu cầu quản lý mà Sổ Cái
chƣa phản ánh đƣợc. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin chi
tiết phục vụ cho việc quản lý trong nội bộ đơn vị và việc tính, lập các chỉ tiêu
trong báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán.
- Sổ kế toán theo từng hình thức kế toán
+ Hình thức kế toán Nhật ký chung: Nhật ký chung; Sổ Cái; Các Sổ, Thẻ
kế toán chi tiết
+ Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái: Sổ Nhật ký – Sổ cái; Các Sổ, Thẻ
kế toán chi tiết
+ Hình thức Chứng từ ghi sổ: Chứng từ ghi sổ; Sổ đăng ký chứng từ ghi
sổ; Sổ Cái; Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết
+ Hình thức kế toán máy vi tính: Phần mềm kế toán đƣợc thiết kế theo
Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó. Đơn vị có thể
thiết kế mẫu sổ không hoàn toàn giống sổ kế toán ghi bằng tay, tuy nhiên phải
đảm bảo các nội dung theo quy định.
2.1.1.8 Hệ thống báo cáo tài chính

a. Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách
- Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách dùng để tổng hợp tình
hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách của nhà nƣớc; tình hình
thu, chi và kết quả hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp trong một kỳ kế
toán, cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và
thực trạng của đơn vị, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan nhà nƣớc, lãnh đạo đơn
vị kiểm tra, giám sát điều hành hoạt động của đơn vị.
- Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải lập đúng theo biểu
mẫu biểu quy định, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu đã quy định, phải lập đúng kỳ
hạn, nộp đúng thời hạn và đầy đủ báo cáo tới từng nơi báo cáo.
- Hệ thống chỉ tiêu báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải
phù hợp và thồng nhất với chỉ tiêu dự toán năm tài chính và Mục lục ngân sách
nhà nƣớc, đảm bảo có thể so sánh đƣợc giữa số thực hiện với số dự toán và giữa

7

các kỳ kế toán với nhau. Trƣờng hợp lập có nội dung và phƣơng pháp trình bày
khác vơi chỉ tiêu của dự toán hoặc khác với kỳ báo cáo năm trƣớc thì phải giải
trình trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
- Phƣơng pháp tổng hợp số liệu và lập các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính,
báo cáo quyết toán ngân sách phải thực hiện thống nhất ở các đơn vị hành chính
sự nghiệp, tạo điều kiện cho việc tổng hợp, phân tích, kiểm tra, đánh giá tình
hình thực hiện dự toán ngân sách Nhà nƣớc của cấp trên và các cơ quan quản lý
nhà nƣớc.
- Số liệu trên báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải chính
xác, trung thực, khách quan và phải đƣợc tổng hợp từ các số liệu của sổ kế toán.
b. Danh mục báo cáo
- Danh mục báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán áp dụng cho các đơn
vị kế toán cấp cơ sở
+ Bảng cân đối tài khoản (mẫu B01-H). Kỳ hạn lập báo cáo: Quý, năm.

+ Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng (mẫu
B02-H). Kỳ hạn lập báo cáo: Quý, năm.
+ Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động (mẫu F02-1H). Kỳ hạn lập báo cáo:
Quý, năm.
+ Báo cáo chi tiết kinh phí dự án (mẫu F02-2H). Kỳ hạn lập báo cáo: Quý,
năm.
+ Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại KBNN (mẫu F02-3aH).
Kỳ hạn lập báo cáo: Quý, năm.
+ Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân
sách tại KBNN (mẫu F02-3bH). Kỳ hạn lập báo cáo: Quý, năm.
+ Báo cáo thu – chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh
(mẫu B03-H). Kỳ hạn lập báo cáo: Quý, năm.
+ Báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ (mẫu B04-H). Kỳ hạn lập báo cáo:
Năm.
+ Báo cáo số kinh phí chƣa sử dụng đã quyết toán năm trƣớc chuyển sang
(mẫu B05-H). Kỳ hạn lập báo cáo: Năm.
+ Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B06-H). Kỳ hạn lập báo cáo: Năm.
- Danh mục báo cáo tài chính tổng hợp và báo cáo tổng hợp quyết toán áp
dụng cho đơn vị kế toán cấp I và cấp II.
+ Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng
(mẫu B02/CT-H). Kỳ hạn lập báo cáo: Năm.

8

+ Báo cáo tổng hợp thu – chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản, xuất
kinh doanh (mẫu B03/CT-H). Kỳ hạn lập báo cáo: Năm.
+ Báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách và nguồn khác của đơn vị (mẫu
B04/CT-H). Kỳ hạn lập báo cáo: Năm.
2.1.2 Phân loại các nguồn kinh phí trong đơn vị hành chính sự nghiệp
- Phân loại theo nhóm. Loại tài khoản nguồn kinh phí có 10 tài khoản, chia

thành 5 nhóm:
+ Nhóm tài khoản 41, có 3 tài khoản:
 TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh
 TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản
 TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái
+ Nhóm tài khoản 42, có 1 tài khoản:
 TK 421 – Chênh lệch thu, chi chƣa xử lý
+ Nhóm tài khoản 43, có 1 tài khoản:
 TK 431 – Các quỹ
+ Nhóm tài khoản 44, có 1 tài khoản:
 TK 441 – Nguồn kinh phí đầu tƣ XDCB
+ Nhóm tài khoản loại 46, có 4 tài khoản:
 TK 461 – Nguồn kinh phí hoạt động
 TK 462 – Nguồn kinh phí dự án
 TK 465 – Nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nƣớc
 TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
- Phân loại theo kinh phí hoạt động
+ TK 46121 - Kinh phí chi thƣờng xuyên
+ TK 46122 - Kinh phí chi không thƣờng xuyên
2.1.3 Kê toán kinh phí thƣờng xuyên
Kinh phí thƣờng xuyên là kinh phí phát sinh một cách liên tục và đều đặn,
gắn liền với sự tồn tại của đơn vị. Kế toán kinh phí thƣờng xuyên đƣợc chia ra
thành hai phần. Phần tiếp nhận kinh phí thƣờng xuyên và phần chi kinh phí
thƣờng xuyên.


9

2.1.3.1 Kế toán nguồn kinh phí thường xuyên
a. Nguyên tắc hạch toán

+ Phải theo dõi chi tiết theo từng nguồn hình thành
+ Không ghi tăng nguồn kinh phí, quyết toán ngân sách khi chƣa có chứng
từ ghi thu, ghi chi ngân sách.
+ Kinh phí hoạt động phải đƣợc sử dụng đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn,
định mức của NN và trong phạm vi dự toán đã đƣợc duyệt.
+ Cuối kỳ kế toán năm, phải làm thủ tục quyết toán tình hình tiếp nhận và
sử dụng.
b. Tài khoản sử dụng
- 461 Nguồn kinh phí hoạt động
Tài khoản nguồn kinh phí hoạt động dùng để phản ánh tình hình tiếp nhận,
sử dụng và quyết toán nguồn kinh phí của đơn vị hành chính sự nghiệp. Nguồn
kinh phí này thuộc nguồn kinh phí hoạt động, là nguồn kinh phí nhằm duy trì và
đảm bảo sự hoạt động theo chức năng của các cơ quan.
- Kết cấu tài khoản:


10



Các tài khoản chi tiết
- 4611 - Năm trƣớc: Phản ánh nguồn kinh phí hoạt động thƣờng xuyên và
nguồn kinh phí hoạt động không thƣờng xuyên thuộc ngân sách năm trƣớc đã sử
dụng, nhƣng quyết toán chƣa đƣợc duyệt y.
+ 46111 Nguồn kinh phí thƣờng xuyên của năm trƣớc: Phản ánh nguồn
kinh phí thƣờng xuyên của đơn vị thuộc kinh phí ngân sách năm trƣớc còn chờ
duyệt quyết toán.
+ 46112 Nguồn kinh phí không thƣờng xuyên của năm trƣớc

+ Số kinh phí hoạt động nộp lại Ngân sách

Nhà nƣớc hoặc nộp lại cho cấp trên;
+ Kết chuyển số chi hoạt động (Số chi thƣờng
xuyên và số chi không thƣờng xuyên) đã đƣợc
phê duyệt quyết toán với nguồn kinh phí hoạt
động;
+ Kết chuyển số kinh phí hoạt động đã cấp
trong kỳ cho các đơn vị cấp dƣới (đơn vị cấp
trên ghi);
+ Kết chuyển số kinh phí hoạt động thƣờng
xuyên còn lại (Phần kinh phí thƣờng xuyên
tiết kiệm đƣợc) sang Tài khoản 421 “Chênh
lệch thu, chi chƣa xử lý”;
+ Các khoản đƣợc phép ghi giảm nguồn kinh
phí hoạt động.



+ Số kinh phí đã nhận của
Ngân sách Nhà nƣớc hoặc cấp
trên cấp;
+ Kết chuyển số kinh phí đã
nhận tạm ứng thành nguồn
kinh phí hoạt động;










Số dư bên Có:
+ Số kinh phí đƣợc cấp cho
năm sau (nếu có)
+ Nguồn kinh phí hoạt động
hiện còn hoặc đã chi nhƣng
chƣa đƣợc quyết toán.
461


11

- 4612 – Năm nay: Phản ánh nguồn kinh phí hoạt động thƣờng xuyên và
nguồn kinh phí hoạt động không thƣờng xuyên thuộc ngân sách năm nay bao
gồm các khoản kinh phí năm trƣớc chƣa sử dụng chuyển sang năm nay, các
khoản kinh phí đƣợc cấp, đƣợc viện trợ, tài trợ hoặc đƣợc bổ sung từ các khoản
thu phí, lệ phí.
+46121 Nguồn kinh phí thƣờng xuyên của năm nay: Phản ánh nguồn kinh
phí thƣờng xuyên của đơn vị thuộc ngân sách năm nay.
+46122 Nguồn kinh phí không thƣờng xuyên của năm nay
Cuối năm, số kinh phí đã sử dụng trong năm nếu quyết toán chƣa đƣợc
duyệt sẽ chuyển từ TK 4612 sang TK 4611 để theo dõi đến khi quyết toán đƣợc
duyệt. Đối với kinh phí đã nhận nhƣng chƣa sử dụng hết đƣợc cơ quan tài chính
cho phép chuyển sang năm sau thì đƣợc chuyển sang TK 4613 “Năm sau”.
- 4613 – Năm sau: Tài khoản 4613 chỉ đƣợc sử dụng cho các đơn vị đƣợc
cấp kinh phí trƣớc cho năm sau để phản ánh nguồn kinh phí hoạt động thuộc
ngân sách năm sau bao gồm những khoản kinh phí đƣợc cấp trƣớc cho năm sau,
những khoản kinh phí chƣa sử dụng hết đƣợc cơ quan có thẩm quyền cho phép
chyển qua năm sau. Đầu năm sau số kinh phí trên TK 4613 đƣợc chuyển sang

TK 4612.
+ 46131 Nguồn kinh phí thƣờng xuyên của năm sau: Phản ánh nguồn kinh
phí thƣờng xuyên của đơn vị thuộc ngân sách năm sau.
+ 46131 Nguồn kinh phí không thƣờng xuyên của năm sau.
c. Chứng từ sử dụng
Các chứng từ ban hành theo các văn bản pháp luật khác nhƣ: Quyết định
giao dự toán, Giấy rút dự toán kiêm lĩnh tiền mặt, Giấy đề nghị thanh toán tạm
ứng…
d. Sổ sách sử dụng
+ Sổ chi tiết hoạt động (S61-H)
+ Sổ theo dõi dự toán (S41-H)
+ Sổ theo dõi sử dụng nguồn kinh phí (S42-H)
+ Sổ tổng hợp sử dụng nguồn kinh phí (S43-H)
+ Sổ tổng hợp quyết toán NS và nguồn khác của đơn vị (S04/CT-H)
+ Sổ quỹ tiền mặt.
e. Nội dung hạch toán
Sơ đồ hạch toán

×