Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng nhà nước việt nam từ năm 2012 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.29 KB, 12 trang )

1
ĐỀ TÀI:
Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ
năm 2012 đến nay.
Lời mở đầu
Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng trong
quá trình điều hành các hoạt động của nền kinh tế. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ thực sự
có ý nghĩa và thể hiện đúng vai trò vị trí của mình hay không lại phụ thuộc vào quá trình
sử dụng các công cụ để thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam đã sử dụng các công cụ tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ
bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở.
Sau một thời gian dài chuẩn bị về hàng lang pháp lý, trang thiết bị, nhân lực, …
nghiệp vụ thị trường mở đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức sử dụng.
Cho đến nay, nghiệp vụ thị trường mở đã được thực hiện an toàn, góp phần quan trọng
vào việc điều tiết và kiểm soát lượng tiền cung ứng của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên,
cũng như các công cụ chính sách tiền tệ khác của Ngân hàng nhà nước, nghiệp vụ thị
trường mở đã bộc lộ những hạn chế nhất định.Vì vậy, nhu cầu đổi mới và hoàn thiện công
cụ nghiệp vụ thị trưởng mở là hết sức cấp bách và cần thiết.
Nhận thức được điều đó,chúng em đã chọn đề tài “ Hoạt động nghiệp vụ thị trường
mở của NHNN Việt Nam từ năm 2012 đến nay”,rất mong được sự nhận xét của thầy để
bài viết thêm hoàn thiện.
Chương 1: Cơ sở lý luận nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam
1. Sự ra đời nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Bắt đầu từ ngày 12/7/2000, NHNN tiến hành đưa công cụ NVTTM vào hoạt động.
Đây là một bước tiến mới trong điều hành CSTT của NHNN theo hướng từ sử dụng các
công cụ trực tiếp sang các công cụ gián tiếp, phù hợp với thông lệ quốc tế và sự phát triển
hội nhập của đất nước thời kỳ đổi mới kinh tế.
2. Khái niệm nghiệp vụ thị trường mở
2
Nghiệp vụ thị thị trường mở ( Open Market Operation – OMO ) là nghiệp vụ
NHTW thực hiện việc mua vào hoặc bán ra các giấy tờ có giá chủ yếu là ngắn hạn nhằm


thay đổi cơ số tiền tệ trên cơ sở đó tác động đến lượng tiền cung ứng và lãi suất ngắn hạn.
3. Vai trò của nghiệp vụ thị trường mở.
− Tạo sự sôi động cho thị trường tài chính, phát triển thị trường tiền tệ, đồng bộ thị
trường chứng khoán.
− Giúp Ngân hàng trung ương chủ động trong việc điều hành chính sách tiền tệ qua
mức cung tiền tệ. Đó là nguồn gốc chính gây nên sự biến động trong cung ứng tiền tệ.
− Điều chỉnh lượng vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng.
4. Cơ cấu, tổ chức, các hoạt động nghiệp vụ thị trường mở.
4.1. Một số hàng hoá được giao dịch trên TTM ở Việt Nam
Các loại giấy tờ có giá được giao dịch thông qua TTM gồm:
− Tín phiếu kho bạc
− Tín phiếu ngân hàng Nhà nước
− Chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác
4.2.Chủ thể tham gia NVTTM
4.2.1. Phạm vi thành viên tham gia NVTTM
Chủ thể tham gia nghiệp vụ TTM ở Việt Nam, được quy định như sau:
− NHTW tham gia với tư cách vừa là người tổ chức vừa là người điều hành thị trường
vừa là người trực tiếp mua bán trên thị trường .
− Các thành viên khác là các TCTD được thành lập và hoạt động theo luật các TCTD
Thành viên tham gia TTM phải có các điều kiện sau:
− Có tài khoản tiền gửi tại NHTW
− Có nối mạng máy tính với NHTW
− Có tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo khả năng thanh toán
− Chấp hành quy định NVTTM
− Có đăng kí tham gia NVTTM
4.2.2.Thành viên nghiệp vụ thị trường mở
- Ngân hàng trung ương
- Các đối tác của ngân hàng trung ương
+ Các ngân hàng thương mại
+ Các tổ chức tài chính phi ngân hàng

+ Các nhà giao dịch sơ cấp
5. Nội dung hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở.
5.1.Phương thức mua bán trên thị trường mở.
3
− Mua - bán hẳn
− Mua bán có kỳ hạn(giao dịch có thời hạn)
5.2.Phương thức đấu thầu trên thị trường mở
5.2.1.Phương thức đấu thầu khối lượng
Là việc xác định khối lượng trúng thầu của các tổ chức tín dụng tham gia nghiệp
vụ TTM trên cơ sở khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng, khối lượng giấy tờ có giá
mua hoặc bán và lãi suất do NHTW thông báo
5.2.2.Phương thức đấu thầu lãi suất
Là việc xác định lãi suất trúng thầu của các TCTD tham gia NVTTM trên cơ sở
khối lượng dự thầu của các TCTD, khối lượng giấy tờ có giá mà NHTW cần mua hoặc
cần bán, với hai phương thức xét thầu theo lãi suất là xét thầu theo:Lãi suất thống nhất và
lãi suất riêng lẻ
Chương 2: Thực trạng nghiệp vụ thị trường mở của NHNN Việt Nam từ 2012
đến nay.
4
1. Năm 2012
(Nguồn: HNX, BVSC)
Thị trường mở hoạt động linh hoạt trong năm 2012 đã hỗ trợ thị trường liên ngân
hàng trong việc cân đối thanh khoản hệ thống: Vốn được hút ròng từ các ngân hàng lớn
và bơm trở lại cho các ngân hàng nhỏ thông qua các nghiệp vụ thị trường. Hệ thống
ngân hàng ghi nhận sự nhảy vọt về giao dịch qua hợp đồng mua lại (repo) và mua đứt
(outright). Khối lượng mua đứt tăng 73,1%, trong khi khối lượng mua lại tăng tới 21 lần
(theo VCBS) mà chủ yếu do sự tăng vọt về khối lượng phát hành trên thị trường sơ cấp
(có173.841 tỷ đồng tín phiếu NHNN được phát hành trong năm 2012) nhằm điều tiết
thanh khoản và trung hoà tiền đồng.
Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng giảm mạnh từ 10-11%/năm so với cuối năm

2011 và hiện ổn định ở mức thấp, đặc biệt là lãi suất qua đêm và tuần, có xu hướng giảm
liên tục từ đầu năm. Lãi suất kỳ hạn qua đêm giảm mạnh nhất từ 14,22%/năm từ đầu năm
xuống còn trên dưới 2%/năm vào các tháng cuối năm; kỳ hạn 1 tuần giảm tương
ứng từ 13% xuống còn 3%, căng thẳng thanh khoản không kéo dài.Doanh số giao dịch
bình quân ngày của quý IV chỉ bằng 44% của quý I, 55% của quý II và 75% của quý
5
III. Lãi suất và doanh số giao dịch đều giảm là hiện tượng khác biệt với các năm trước
khi cuối năm luôn là thời điểm giao dịch diễn ra sôi động. Nguyên nhân chủ yếu là do
nhiều NHTM không mở rộng được tín dụng, cả trên thị trường tín dụng và thị trường
liên ngân hàng. Chịu ảnh hưởng từ biến cố ACB trong tháng 8 (Cựu Phó Chủ tịch ngân
hàng Á Châu (ACB) và một số lãnh đạo của ngân hàng này bị bắt)và quy định mới trong
Thông tư 21 có hiệu lực từ tháng 9, các ngân hàng nhỏ dần bị cách ly khỏi thị trường
trường mở, dẫn tới sự sôi động trong nửa cuối năm.
NHNN đã kiên trì chính sách điều tiết hợp lý việc cung tiền với công cụ chính là
nghiệp vụ thị trường mở, bảo đảm cân đối khá tốt hàng - tiền.Nếu so sánh với việc tăng
đầu tư ngân sách khi kích cầu năm 2009 và tín dụng dễ dãi năm 2010 cho thấy việc kiểm
soát tiền tệ năm 2012 là có kết quả, sau chuyển biến bước đầu năm 2011. NHNN đã
tiến hành khá hiệu quả lượng cung tiền trong nền kinh tế, phối hợp việc bơm tiền
ra thị trường bằng các kênh chính thức (như hỗ trợ đầu tư, kể cả trái phiếu chính phủ,
hỗ trợ thanh khoản cho NHTM qua thị trường mở) và sau đó bằng các biện pháp nghiệp
vụ đã thu tiền về nhanh. Qua đó, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán (M2) năm 2012
đạt 18,46%. Đây là mức tăng cung tiền cao hơn năm 2011 với 14,6%,phù hợp với mục
tiêu kiểm soát lạm phát ở mức thấp 6,81%, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh
tế ở mức 5,03%.
2. Năm 2013
2.1. Diễn biến thị trường
Nguồn: NHNN
Tổng cộng trong 6 tháng đầu năm, NHNN hút ròng 8.836 tỷ đồng trên thị trường
mở (OMO), giảm mạnh so với lượng hút hơn 60.500 tỷ cùng kỳ năm 2012. Thanh khoản
ngân hàng dồi dào là lý do khiến hoạt động đấu thầu trên thị trường mở trầm lắng mặc dù

lãi suất cho vay trên OMO đã giảm từ 7% xuống 6%. Trong đó NHNN đã bơm ra 95.109
6
tỷ đồng qua thị trưởng mở trong nửa đầu năm 2013, giảm mạnh 69% so với cùng kỳ năm
2012, đồng thời thực hiện hút vào 103.945 tỷ đồng.
Tháng 7 đánh dấu sự sôi động trở lại trên thị trường mở khi NHNN điều chỉnh hạ
lãi suất 0.5%/năm (từ mức 6%/năm xuống còn 5.5%/năm) kể từ ngày 19/7. Khối lượng
trúng thầu trên thị trường mở tháng 7 là 39.992 tỷ đồng (tăng 37.766 tỷ đồng so với khối
lượng trúng thầu tháng 6); khối lượng đáo hạn là 27.115 tỷ đồng. Như vậy, NHNN đã
bơm ròng vào thị trường này tổng cộng 12.877 tỷ đồng trong tháng 7. Tính đến ngày 31/7,
dư nợ trên thị trường là 13.312 tỷ đồng.
Như vậy, trong 6 tháng cuối năm, NHNN tiếp tục thực hiện ổn định CSTT, với
khối lượng giao dịch trên thị trường OMO vẫn được điều chỉnh ổn định như trong 6
tháng đầu năm. Kết quả là đến cuối năm 2013, tổng trạng thái hút ròng trên thị trường mở
với khối lượng đạt 14.537 tỷ đồng, giảm 58.4 % so với lượng hút ròng năm 2012. Sau hai
lần điều chỉnh, lãi suất OMO giảm xuống mức 5.5% từ mức 7% ở cuối năm 2012. Như
vậy, đây là mức lãi suất cho vay thấp nhất trên thị trường mở kể từ năm 2008 đến nay.
2.2. Đánh giá
Nhìn lại hoạt động điều hành và sử dụng công cụ thị trường mở (OMO) của
NHNN thời gian vừa qua, ta có thể thấy rằng: Công cụ OMO đã được NHNN sử dụng hết
sức linh hoạt và hiệu quả, điển hình với việc giảm lãi suất nghiệp vụ mua/bán lại một cách
kịp thời, phù hợp với định hướng hỗ trợ phát triển kinh tế.
Biểu đồ: Lãi suất trên
thị trường OMO 2011-
2013 (Nguồn: NHNN)
Trong năm 2013, hai đợt giảm lãi suất vào tháng 3 và tháng 5 đã hỗ trợ mạnh mẽ
cho việc ổn định lãi suất thị trường trong giai đoạn tháng 5 và tháng 6. Đặc biệt khi tình
hình kinh tế thị trường thế giới biến động vào cuối tháng 6 thì đợt giảm tiếp lãi suất OMO
vào tháng 7 cũng đã giảm thiểu biến động của thị trường trong nước và tạo tiền đề cho sự
7
ổn định của các tháng tiếp theo.Với việc giảm lãi suất OMO, NHNN muốn phát tín hiệu

định hướng ổn định lãi suất và đảm bảo khả năng thanh khoản của thị trường liên ngân
hàng. Ngoài ra, với việc giảm lãi suất vào thời điểm quan trọng của thị trường đã giúp cho
CSTT thực hiện được nhiệm vụ quan trọng của mình đó là kiểm soát lạm phát. Năm 2013
là năm đánh dấu mức tăng thấp nhất của lạm phát trong 10 năm trở lại đây. Chỉ số giá tiêu
dùng chỉ tăng 6.04% so với năm ngoái, hoàn thành mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 7%
mà chính phủ đề ra từ đầu năm; và mức lạm phát 6.04% cũng là mức lạm phát thấp nhất
trong vòng 10 năm trở lại đây. Ngoài ra với việc giảm lãi suất như vậy cũng giúp ổn định
đươc lãi suất trên thị trường liên ngân hàng theo sát với lãi suất chỉ đạo của NHNN; và lãi
suất huy động giảm liên tục khoảng từ 2 - 4%, lãi suất cho vay giảm từ 3 - 5% so với mức
lãi suất cuối năm 2012. Điều này không những phản ánh tính thanh khoản của các TCTD
ngày càng ổn định, mà còn biểu hiện tính dẫn dắt thị trường của NHNN ngày càng tăng.
3. Năm 2014:
3.1. Diễn biến thị trường
Tháng 1:
Doanh số giao dịch qua đêm và kỳ hạn 2 tuần tăng mạnh so với tháng 12/2013,
tăng 15.870 tỷ đồng so với tháng trước tăng 34.586 tỷ đồng so với tháng 12/2013. Ngược
lại, doanh số giao dịch kỳ hạn 1 tuần lại giảm so với tháng trước giảm 45.754 tỷ đồng.
94.654 tỷ đồng là số tiền NHNN bơm ròng qua thị trường mở (OMO), trong đó NHNN
bơm ròng qua nghiệp vụ mua kỳ hạn là 48.075 tỷ đồng và bơm ròng qua nghiệp vụ bán
tín phiếu là 46.579 tỷ đồng.
Đối với nghiệp vụ Mua kỳ hạn (Reverse Repo), khối lượng trúng thầu trong tháng
Giêng là 71.331 tỷ đồng, trong khi đó khối lượng đáo hạn là 23.256 tỷ đồng. Như vậy,
NHNN đã bơm ròng qua nghiệp vụ Mua kỳ hạn tổng cộng 48.075 tỷ đồng.
Đối với nghiệp vụ bán tín phiếu (Sell Outright), trong tháng Giêng, nhằm mục tiêu
bơm tiền vào lưu thông, hỗ trợ thanh khoản hệ thống ngân hàng trong dịp Tết Nguyên
Đán, NHNN không tổ chức đấu thầu tín phiếu, trong khi tổng khối lượng tín phiếu đáo
hạn là 46.579 tỷ đồng. Như vậy, NHNN bơm ra thị trường thông qua nghiệp vụ bán tín
phiếu là 46.579 tỷ đồng.
8
Diễn biến bơm/hút

thông qua OMO
Trong tháng Giêng, KBNN đã huy động được tổng cộng 18.262 tỷ đồng trên tổng
số 19.000 tỷ đồng TPCP gọi thầu (đạt tỷ lệ 96%), trong đó TPCP kỳ hạn 1 năm huy động
được 6.000 tỷ đồng, khối lượng TPCP các kỳ hạn 2 năm, 3 năm và 5 năm huy động được
lần lượt là 5.000 tỷ đồng, 3.912 tỷ đồng và 3.350 tỷ đồng. Ước tính, trong quý I sẽ có hơn
30.000 tỷ đồng TPCP đáo hạn. Vì vậy, nhu cầu huy động TPCP trong thời gian tới vẫn
tiếp tục cao.
Tháng 2:
Sang tháng 2, NHNN liên tục hút tiền qua OMO, đã có thời điểm hút ròng rất
mạnh như ngày 11/2 với lượng hút là 28.800 tỷ đồng
Đó là thời điểm khoảng thời gian đầu tháng, đến tuần cuối tháng 2 thì họat động
bơm tiền qua OMO của NHNN diễn ra khá nhẹ nhàng, có thời điểm chỉ bơm ra 81 tỷ
đồng ngày 24/2 hay 30 tỷ đồng ngày 25/2, lượng tín phiếu đáo hạn rất ít và có thời điểm
không có như từ ngày 24-28/2. Tuy nhiên NHNN tiếp tục phát hành tín phiếu khá mạnh
như ngày 24/2 là 6.000 tỷ đồng, ngày 26/2 là 1099 tỷ đồng và cuối tháng 2 phát hành
5.821 tỷ đồng.
Tháng 3:
9
Thời điểm đầu thang 3, tỷ giá ổn định, lãi suất tự do và liên ngân hàng ổn định có
giảm đôi chút, thanh khoản thừa, điều này dẫn đến NHNN hút tiền qua OMO một lượng
tương đối lớn.
Thời điểm 7-10/3 lãi suất tự do và lãi suất liên ngân hàng có xu hướng tăng, điều
này khiến NHNN thực hiện việc bơm tiền qua thị trường OMO. Tín phiếu tiếp tục được
phát hành với 3.996 tỷ đồng trong đó có 8.730 tỷ tín phiếu đáo hạn. Thời điểm 11/3
NHNN bơm ròng 4.873 tỷ đồng trên OMO và có 9.146 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Như
vậy NHNN đã bơm ròng 4.873 tỷ đồng qua nghiệp vụ bán tín phiếu. Trong tuần 10-
14/3. NHNN đã đấu thầu thành công tổng cộng 599.223 tỷ đồng tín phiếu, trong đó đã có
470.834 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn, như vậy NHNN đã hút ròng 128.389 tỷ đồng trên
OMO. Tuần 24-28/3, tổng khối lượng tín phiếu trúng thầu là 33.118 tỷ đồng (tăng 2.721
tỷ đồng so với tuần trước), trong khi đó tổng khối lượng tín phiếu đáo hạn là 11.146 tỷ

đồng. Tính chung trong tuần, NHNN đã hút 21.972 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ Sell
Outright.
Trong tháng 3, NHNN không tổ chức đầu thầu nghiệp vụ mua kỳ hạn (Reverse
Repo). Trạng thái đối với nghiệp vụ mua kỳ hạn trong ngày là 0 đồng.
3.2. Đánh giá
Thống kê cho thấy, khối lượng tín phiếu phát hành trong quý I lên đến 244.804 tỷ
đồng, khối lượng tín phiếu đang còn trong lưu thông là 173.804, mức cao nhất trong lịch
sử.
Về khối lượng phát hành, trong tháng 3, NHNN đấu thầu thành công 132.193 tỷ
đồng tín phiếu NHNN, nâng tổng khối lượng tín phiếu phát hành trong quý I lên mức cao
nhất trong lịch sử, đạt mức 244.804 tỷ đồng. Trong quý I, tổng khối lượng tín phiếu đáo
hạn là 123.401 tỷ đồng. Như vậy, NHNN đã hút ròng 121.403 tỷ đồng qua nghiệp vụ bán
tín phiếu trong quý I.
Tổng khối lượng tín phiếu phát
hành, dư nợ tín phiếu và lãi suất
trúng thầu bình quân qua các
quý
10
Với khối lượng dư nợ tín phiếu hiện tại đang ở mức cao nhất trong lịch sử cộng với
kỳ hạn phát hành trong quý I đều là những kỳ hạn ngắn (kỳ hạn 28 và 91 ngày) nên trong
quý tới, toàn bộ dư nợ tín phiếu sẽ đáo hạn và tiếp tục gây áp lực rất lớn lên lên chính
sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước và điều hòa lượng cung tiền lưu thông trên thị
trường.
Tính đến thời điểm ngày 31/3, lãi suất trúng thầu kỳ hạn 28 ngày là 2,7%/năm
(tăng 0,1% so với lãi suất trúng thầu cùng kỳ hạn ngày 27/3) và lãi suất trúng thầu kỳ hạn
91 ngày là 4,00% (tăng 0,1% so với lãi suất trúng thầu cùng kỳ hạn ngày 30/3). Với khối
lượng tín phiếu còn lưu thông trên thị trường là rất lớn và sẽ đáo hạn hết trong quý II nên
khả năng giảm lãi suất trúng thầu ở mức thấp sẽ không cao, thậm chí Ngân hàng nhà nước
vẫn phải tiếp tục duy trì mức chào bán tín phiếu ở mức lãi suất như hiện tại.
Về kỳ hạn phát hành, kể từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước luôn chọn kỳ hạn phát

hành ngắn (28 và 91 ngày) nên kỳ hạn phát hành bình quân trong quý I tương đối thấp (ở
mức 59,92 ngày, giảm nhẹ so với quý trước đó, ở mức 61,76 ngày). Trong thời gian tới,
rất có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ phát hành tín phiếu kỳ hạn dài hơn, nhằm kéo dãn thời
hạn đáo hạn tín phiếu và tránh những áp lực trả nợ tín phiếu quay vòng đáo hạn trong
ngắn hạn.
4. Những hạn chế nguyên nhân và tồn tại
4.1. Quy mô thị trường còn nhỏ bé
Thực tế hoạt dộng thị trường mở chưa thật sôi động. Mặc dù số thành viên đăng ký
tham gia là 21 nhưng ở mỗi phiên giao dịch chỉ có từ 1 đến 5 thành viên tham gia, chủ
yếu là các NHTM nhà nước. Nguyên nhân:
- Do quy định ngân hàng nhà nước khá chặt chẽ nên thành viên tham gia thị trường
mở đa số là các tổ chức tín dụng. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng chỉ có duy nhất một
công ty tài chính tham gia.
- Hiện nay hệ thống ngân hàng Việt Nam đang trong giai đoạn cải cách, cũng cố nên
cũng ảnh hưởng đến khả năng tham gia vào thị trường. NHNN lại chưa phát huy tốt vai
11
trò hướng dẫn thị trường nên việc tham gia thị trường của các tổ chức, cá nhân còn hạn
chế.
- Một trong các điều kiện tham gia nghiệp vụ thị trường mở là các thành viên phải
có giấy tờ có giá để bán và chủ chủ động được vốn khả dụng của mình. Nhưng các tổ
chức tín dụng lại chưa đầu tư nhiều vào giấy tờ có giá ngắn hạn do nhiều nguyên nhân.
Hơn nữa họ phải chịu sự thiếu bình đẳng trong kinh doanh.
4.2. Hàng hóa trên thị trường còn rất nghèo nàn.
Theo quy định hiên nay, chỉ có những giấy tờ có giá như tín phiếu NHNN, tín
phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác mới được giao
dịch trên thị trường. Nhưng trên thực tế, mới chỉ có tín phiếu NHNN và tín phiếu kho bạc
là được giao dịch trên thị trường.
Nguyên nhân: quy định của NHNN về các loại giấy tờ có giá được phép giao dich
thông qua thị trường mở ngay từ đầu đã làm giảm khả năng và phạm vi mua bán của các
loại giấy tờ có giá khác hiện có ở Việt Nam như trái phiếu trung và dài hạn khi mà thời

gian đáo hạn của chúng còn dưới một năm.
4.3. Chất lượng hàng hóa chưa cao nên sức hấp dẫn kém
Đối với các nhà đầu tư thì lãi suất của chứng khoán Chính phủ không có sức hấp
dẫn.Lãi suất tín phiếu kho bạc đang thấp hơn lãi suất tiền gửi 12 tháng của các ngân hàng.
Nó còn bị lệ thuộc vào chỉ đạo nên chưa phản ánh được lãi suất thị trường.
Bên cạnh đó, kỳ hạn tín phiếu lại hạn chế, chỉ gồm một kỳ hạn duy nhất là 364
ngày.
Mặt khác, mục đích mua trái phiếu Chính phủ của các tổ chức tín dụng chủ yếu để
giải quyết tình trạng thừa vốn tạm thời, nhưng khi cần vốn thì khả năng thanh toán lại rất
kém vì việc bán trái phiếu Chính phủ trên thị trường thứ cấp là không dễ dàng.
4.4. Phương thức giao dịch chưa đa dạng và linh hoạt
Hiện nay ở nước ta, nghiệp vụ thị trường mở có thể áp dụng một trong hai phương
thức giao dịch:
- Bán và cam kết mua lại (giao dịch có kỳ hạn)
- Mua bán hẳn
Tuy nhiên, thực tế các phiên giao dịch vừa qua chỉ áp dụng phương thức mua bán
hẳn với tín phiếu NHNN, mua bán có kỳ hạn dối với tín phiếu kho bạc Nhà nước. Còn
phương thức mua bán hẳn ít được thực hiện và đặc biệt phương thức mua bán có kỳ hạn
chưa được thực thi.
12
Phương thức đấu thầu thường là đấu thầu lãi suất,nhưng trong các phiên thầu lãi
suất lại có tính cạnh tranh cao nên các NHTM và tổ chức tín dụng nhỏ không đủ điều kiện
tham gia.
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
5.Nội dung hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở 2
1. Năm 2012 4
(Nguồn: HNX, BVSC) 4
2. Năm 2013 5
2.1. Diễn biến thị trường 5

2.2. Đánh giá 6
3. Năm 2014: 7
3.1. Diễn biến thị trường 7
3.2. Đánh giá 9
Tài liệu tham khảo:
1. Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam />2. Website Tổng cục Thống kê />3. Website Thời báo ngân hàng />4. www.vneconomy.vn/
5. Website Tạp chí tài chính />

×