Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

ảnh hưởng của thời gian nuôi đến đặc điểm hình thái của cá rô đầu vuông (anabas testudineus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (641.87 KB, 13 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN





NGUYỄN THỊ NGỌC NHUNG





ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN NUÔI ĐẾN
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG
(Anabas testudineus)




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN



2014

2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


KHOA THỦY SẢN



NGUYỄN THỊ NGỌC NHUNG




ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN NUÔI ĐẾN
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG
(Anabas testudineus)




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. DƯƠNG THÚY YÊN

2014

3

ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN NUÔI ĐẾN
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG
(Anabas testudineus Bloch, 1792)

Nguyễn Thị Ngọc Nhung và Dương Thúy Yên
Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ
Email:
ABSTRACT
This study aimed to investigate effects of culture periods on metric morphological
characteristics and lordosis of climbing perch (Anabas testudineus) cultured by different
farmers. Fish sampling was conducted from March to August, 2014. Fish samples were
collected from 5-month and 7- month fish ponds of 4 farmers in Can Tho and Hau Giang
provinces. Thirty fish were randomly collected at each sampling. Fish were weighed and
measured ratios of head, body lengths and levels of lordosis. Results showed that fish body
became narrower and longer in 7- month old fish compared to 5- month old ones,
corresponding to the mature time and decreased condition factors. Rates and levels of
lordosis of fish differed among 4 farmers. Climbing perch with longer culture period and
higher weights had higher rates and levels of body lordosis. The gender of Climbing perches
affect the lordosis of fish
TÓM TẮT
Đề tài nhằm tìm hiểu sự ảnh hưởng của thời gian nuôi đến đặc điểm hình thái và sự cong
thân của cá rô đầu vuông (Anabas testudineus) ở các hộ nuôi khác nhau. Thời gian thu mẫu
từ tháng 3 đến tháng 8, năm 2014. Mẫu cá được thu từ 4 hộ nuôi ở Hậu Giang và Cần Thơ,
mỗi hộ có 2 lần thu khi cá được nuôi 5 tháng và 7 tháng, mỗi lần thu ngẫu nhiên khoảng 30
mẫu. Cá được cân, đo các chỉ tiêu thể hiện hình dạng đầu, dạng thân và mức độ cong thân.
Kết quả cho thấy và thân cá thon dài hơn ở cá 7 tháng so với cá 5 tháng, tương ứng với tuyến
sinh dục phát triển và độ béo giảm. Tỉ lệ cong thân và mức độ cong thân của cá khác nhau
giữa các hộ nuôi. Ở các hộ, cá có thời gian nuôi lâu hơn, khối lượng lớn hơn thì mức độ cong
thân và tỉ lệ cong thân cao hơn. Giới tính không ảnh hưởng đến độ cong thân của cá
1 GIỚI THIỆU
Cá rô đầu vuông được biết đến với sức tăng trưởng nhanh (Phương Thanh,
2010 ; Dương Thúy Yên và Dương Nhựt Long, 2013). Theo Nguyễn Văn Dũng (2011)
thời gian nuôi 4 tháng đầu cá có thể đạt khối lượng 150-200g/con và nếu kéo dài 7
tháng, khối lượng cá có thể đạt từ 500-800 g/con. Bên cạnh đó, cá rô đầu vuông còn có

ưu điểm là ở cá rô đầu vuông đực và cái có tốc độ tăng trưởng tương đương nhau
(Nguyễn Văn Dũng, 2011). Ngoài ra cá rô đầu vuông còn có hệ số tiêu tốn thức ăn
thấp (Đoàn Văn Đấu, 2013). Tuy nhiên, nhu cầu thị trường ngày càng không ổn định,
tình trạng cung vượt cầu xảy ra và người nuôi cá rô đầu vuông gặp khó khăn khi
4
thương lái và người tiêu dùng ngày càng gắt gao trong việc lựa chọn cá. Đặc biệt,
những cá thể có hình dáng bên ngoài xấu thì sẽ bị loại ngay hoặc có giá thấp. Cá rô
đầu vuông nuôi thương phẩm gặp phải tình trạng đó khi cơ thể bị cong thân. Vậy
những yếu tố nào làm thay đổi đặc điểm hình thái bên ngoài của nó? Theo nhận định
của những hộ nuôi cá rô đầu vuông thì thời gian nuôi ảnh hưởng đến đặc điểm hình
thái của cá đặc biệt là độ cong thân của cá. Người dân thường thu hoạch cá sau 5 tháng
nuôi, một số hộ khác thu sau 7 tháng do thị trường, giá cả hoặc tăng trưởng cá chưa đạt
kích cỡ như mong muốn. Ngoài ra, mức độ cong thân của cá có thể khác nhau tùy hộ
nuôi. Giữa các hộ nuôi, nguồn con giống, chế độ chăm sóc và môi trường nuôi khác
nhau có thể dẫn đến độ cong thân cá khác nhau.
Cá rô đầu vuông xuất hiện cách đây không lâu (năm 2008) nên tài liệu nghiên
cứu về chúng rất ít. Hầu hết những tài liệu đều xoay quanh các vấn đề phổ biến như
đặc điểm sinh học, cách ương nuôi, …. Hầu như chưa có tài liệu nào nói về sự thay đổi
hình thái cá rô đầu vuông, nguyên nhân làm thay đổi hình dạng cơ thể và mức độ
cong thân của dòng cá này. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu ảnh hưởng
của thời gian nuôi đến sự thay đổi đặc điểm hình thái và độ cong thân của cá rô đầu
vuông ở những hộ nuôi khác nhau.
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp thu mẫu
Thời gian và địa điểm thu mẫu: mẫu được thu từ tháng 3/2014 đến 8/2014 và
thu từ 4 hộ (Bảng 1), mỗi hộ có 2 lần thu, cá được thu ở 5 tháng nuôi và 7 tháng nuôi,
mỗi lần thu khoảng 30 mẫu ngẫu nhiên từ mẻ lưới kéo thu hoạch cá của các nông hộ.
Mẫu cá sau khi thu được giữ sống và chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích.
Bảng 1: Thông tin thu mẫu ở các hộ nuôi
STT

Tên chủ hộ
Kí hiệu
Địa chỉ
Tháng
nuôi
Số lượng
mẫu
1
Nguyễn Thành
Giang

TG
Huyện Châu Thành A, tỉnh
Hậu Giang
5
7
40
28

2
Thân Thị Ngân

TN
Thị trấn Long Mỹ, huyện Long
Mỹ, tỉnh Hậu Giang
5
7
32
29
3

Trần Văn Tùng

TU
Xã Hòa An, huyện Phụng
Hiệp, tỉnh Hậu Giang
5
7
30
30
4
Anh Tấn

TA
Phường Trung Kiên, Quận
Thốt Nốt, TP. Cần Thơ
5
7
37
30

2.2 Phương pháp phân tích các đặc điểm hình thái
Các chỉ tiêu hình thái được thực hiện trên mẫu tươi, dựa theo mô tả của Trương
Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) bao gồm 9 chỉ tiêu (chiều dài chuẩn (SL),
chiều dài đầu (HL), đường kính mắt (O), cao đầu sâu mắt (DE), rộng đầu (HW), chiều
rộng giữa hai mắt (OO), chiều dài hàm trên (UJ), chiều dài hàm dưới (LJ), độ rộng
miệng (GW)). Hai chỉ tiêu khác được thực hiện dựa trên nghiên cứu của Dương Thúy
5
Yên và Trương Ngọc Trinh (2013) gồm chiều cao thân 1 (BD1), chiều cao thân 2
(BD2).



Ba chỉ tiêu được bổ sung để xác định độ cong của thân cá bao gồm: Chỉ tiêu
Dtc (dài thân theo độ cong) được xác định bằng tổng khoảng cách từ chóp mõm tới
gốc vi ngực và từ gốc vi ngực tới cuống đuôi (ở giữa thân cá); Chỉ tiêu Ctc (cao thân
cong) được xác định bằng khoảng cách từ điểm cong nhất trên mặt bụng tới đường
thẳng đi ngang chóp mõm và gốc phần trên vi đuôi; Chỉ tiêu Dx là khoảng cách từ
điểm cong nhất trên mặt bụng tới đường thẳng vuông góc với chiều dài thân cá tại
chóp mõm (Hình 1).
2.3 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu
Các chỉ tiêu sau khi đo được tính tỉ lệ so với chiều dài chuẩn đó là: chiều dài
đầu (HL), chiều cao thân 1 (BD1), chiều cao thân 2 (BD2). Các chỉ tiêu khác được tính
tỉ lệ so với chiều dài đầu gồm: cao đầu sâu mắt (DE), rộng đầu (HW), khoảng cách
trước mắt (OO), đường kính mắt (O), chiều dài hàm trên (UJ), chiều dài hàm dưới
(LJ), độ rộng miệng(GW).
Tỉ lệ các cá thể cong thân là tỉ số giữa số cá thể cong thân trên tổng số cá thể
phân tích. Mức độ cong thân được tính trên 2 công thức A = Dx/(Ctc-BD2) và
BD2
Ctc
Dx
Dtc
Hình 1 : Các chỉ tiêu hình thái cá rô bị cong thân
6
B = (Dtc-SL)/SL. Chỉ số A nói lên độ cong của lưng và chỉ số B nói lên chiều dài thân
khi cá bị cong lưng.
So sánh sự khác biệt về tỉ lệ các chỉ tiêu trên của cá giữa 2 thời gian nuôi và
giữa các nông hộ bằng phương pháp ANOVA 2 nhân tố và phép thử DUNCAN. Xử lý
thống kê được thực hiện bằng phần mềm SPSS 16.
3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 So sánh một số chỉ tiêu đo hình thái cá rô đầu vuông theo tháng nuôi và hộ
nuôi khác nhau

Nhìn chung, các tỉ lệ số đo khác biệt rất có ý nghĩa (p<0,001) giữa các hộ và
tháng nuôi trong cùng một hộ (Bảng 2).
Bảng 2: Ảnh hưởng của hộ nuôi và tháng nuôi khác nhau lên các tỉ lệ số đo
CHỈ
TIÊU
THÁNG
HL/SL
(%)
BD1/SL
(%)
BD2/SL
(%)
DE/HL
(%)

HW/HL
(%)
TA
5 tháng
32±1,0
33±1,0
37±2,0
65±4,0
70±3,0
7 tháng
32±1,0
31±1,0
32±4,0
60±4,0
67±7,0

TB
32±1,0
b
33±2,0
b
35±4,0
b
63±5,0
b
69±5,0
b
TG
5 tháng
32±2,0
31±2,0
33±2,0
61±4,0
66±3,0
7 tháng
31±1,0
30±1,0
31±2,0
60±3,0
67±8,0
TB
32±2,0
b
30±2,0
a
32±2,0

a
61±4,0
a
66±6,0
a
TN
5 tháng
32±1,0
33±3,0
36±4,0
62±5,0
68±5,0
7 tháng
31±1,5
34±0,02
30±3,0
61±4,0
71±3,0
TB
32±1,3
a
31±3,0
a
33±5,0
a
61±4,0
a
70±4,0
bc
TU

5 tháng
34±1,0
35±2,0
40±3,0
67±4,0
70±4,0
7 tháng
35±1,0
34±2,0
37±2,0
65±5,0
70±4,0
TB
35±1,0
c
35±2,0
c
39±3,0
c
66±4,0
c
70±4,0
c
Giá trị p ảnh hưởng của các nhân tố
Nguồn
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001

Tháng
0,480
<0,001
<0,001
<0,001
0,643
Nguồn * tháng
0,001
<0,001
<0,001
0,026
0,003
Các giá trị trung bình (TB) trong cùng một cột không cùng ký tự thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0, 05)
Theo thời gian nuôi, hình dạng đầu cá không thay đổi bởi vì rộng đầu so với dài
đầu (HW/HL) (p=0,643) và dài đầu so với dài chuẩn (HL/SL) không thay đổi
(p=0,48). Nhưng hình dạng thân cá được thể hiện qua chỉ tiêu cao thân so với chiều dài
chuẩn (BD1/SL và BD2/SL). Trong nghiên cứu này, cả 2 tỉ lệ đều giảm theo thời gian,
chứng tỏ khi thời gian nuôi lâu hơn, cá lớn hơn thì thân cá trở nên thon hơn, tương tự
như sự thay đổi hình dạng đầu của cá rô. Thân hình cá thon dài hơn ở cá 7 tháng so với
cá 5 tháng, chứng tỏ độ béo của cá giảm. Thật vậy, độ béo của cá trung bình ở 5 tháng
là 4,4 cao hơn có ý nghĩa so với cá 7 tháng là 4,0 (Phụ lục 3).

7
Bảng 2 (tiếp theo)
CHỈ
TIÊU
THÁNG
OO/HL
(%)

O/HL
(%)



UJ/HL
(%)
LJ/HL
(%)
GW/HL
(%)
TA
5 tháng
44±4,0
19±2,0
36±2,0
30±2,0
36±5,0
7 tháng
44±7,0
18±3,0
34±4,0
29±3,0
34±4,0
TB
44±6,0
a

18±3,0
b

35±3,0
b
29±3,0
ab
35±5,0
a
TG
5 tháng
53±6,0
18±2,0
33±4,0
28±3,0
36±3,0
7 tháng
50±6,0
16±3,0
34±2,0
28±4,0
34±3,0
TB
52±7,0
c

17±3,0
a
34±3,0
a
28±3,0
a
35±3,0

a
TN
5 tháng
50±3,0
19±3,0
33±3,0
29±5,0
35±3,0
7 tháng
40±7,0
18±2,0
33±3,0
30±3,0
40±3,0
TB
45±8,0
ab

19±3,0
b
33±3,0
a
29±4,0
ab
37±4,0
b
TU
5 tháng
48±3,0
17±1,0

36±3,0
29±4,0
40±3,0
7 tháng
45±3,0
16±1,0
37±2,0
29±2,0
38±3,0
TB
47±4,0
b

16±1,0
a
36±2,0
c
30±3,0
b
39±3,0
c
Giá trị p ảnh hưởng của các nhân tố
Nguồn
0,057
<0,001
<0,001
0,155
<0,001
Tháng
<0,001

<0,001
0,539
0,989
0,708
Nguồn * tháng
<0,001
0,938
0,03
0,359
<0,001
Các giá trị trung bình (TB) trong cùng một cột không cùng ký tự thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0, 05)
Các chỉ tiêu về hình dạng miệng (chiều dài hàm trên, hàm dưới và độ rộng miệng
so với dài đầu của cá) khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo thời gian nuôi
(p<0,01) nhưng tỉ lệ rộng miệng so với dài đầu (GW/HL) khác nhau có ý nghĩa giữa
các hộ nuôi (p<0,01). Theo Dương Thúy Yên và Trương Ngọc Trinh (2013), chỉ tiêu
GW/HL tăng không tuyến tính với khối lượng cơ thể.
Trong cùng một hộ nuôi với các điều kiện như nhau nhưng hình dạng cá có một
số thay đổi theo thời gian chủ yếu là do sự khác biệt về khối lượng và độ béo của cá
theo giai đoạn phát triển. Hình dạng đầu và thân cá thon dài hơn ở 7 tháng nuôi so với
5 tháng phù hợp với đặc điểm sinh sản của cá rô. Thời gian thu mẫu cá 5 tháng rơi vào
tháng 3 và tháng 4 trong năm. Lúc này tuyến sinh dục của cá đang ở giai đoạn II và III
(Phụ lục 2) nên đây là thời điểm cá tích lũy vật chất dinh dưỡng để chuẩn bị cho mùa
vụ sinh sản (Mai Đình Yên, 1983; Dương Nhựt Long, 2006), vì vậy độ béo của cá cao.
Khi cá được 7 tháng, cá đã đến tuổi thành thục. Hơn nữa, thời điểm thu hoạch cá 7
tháng nuôi (thu mẫu vào tháng 6 và tháng 8) cũng đúng vào mùa sinh sản tập trung của
cá (cá rô sinh sản từ tháng 6 đến tháng 7, Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm,
2009). Thân cá thon hơn vào thời điểm này là do cá phải chia sẻ một phần năng lượng
cho việc sinh sản.
Ở các hộ nuôi khác nhau thì hầu hết các chỉ tiêu hình thái khảo sát đều khác biệt

có ý nghĩa thống kê (p>0,001). Ngoài sự khác biệt về khối lượng cá ở các hộ nuôi, có
thể các yếu tố thức ăn, môi trường nước,… khác nhau tạo nên những sai khác về các tỉ
lệ này giữa các hộ nuôi. Điều này cũng giống với nghiên cứu của Biswas và Shah
(2009), tác giả cho biết 2 dòng cá rô đồng di nhập từ Thái Lan và dòng bản địa
8
Bangladesh được thu cùng một vùng (tỉnh Khulna, Bangladesh) khác nhau (p<0,05) về
một số chỉ tiêu hình thái đo và đếm.
3.2 So sánh sự cong thân của cá rô đầu vuông theo tháng nuôi và hộ nuôi khác
nhau
3.2.1 Khối lượng cá cong thân và cá bình thường (không cong thân)
Bảng 3: Khối lượng cá rô bình thường và cá rô cong thân ở 5 tháng nuôi và 7
tháng nuôi của các hộ khác nhau
Hộ
Tháng
Cá cong thân


Cá bình thường




Khối lượng
Số mẫu
Khối lượng
Số mẫu
TG
5
143±45,6


12
98±32,7

27
7
246±35,6

11
215±59,9

22
TB
198±65,8

23
141±41,9

49

TN
5
188±64,8

5
97±40,8

27
7
238±47,8


7
167±49,0

22
TB
223±55,1

12
129±45,7

49

TU
5
197±30,9

6
200±41,9

24
7
253±32,2

8
230±42,2

22
TB
229±41,8


14
214±41,6

46

TA
5
204±46,6

12
169±60,7

25
7
138± 45,0

9
139±56,6

21
TB
183±54,9

21
156±60,1

46

Giá trị p ảnh hưởng của các nhân tố
Nguồn

0,013

<0,001

Tháng
0,004

0,001

Nguồn*tháng
0,000

0,001

Trung bình là TB
Kết quả bảng 3 cho thấy, giữa các hộ và các tháng trong cùng một hộ thì khối lượng
cá khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Trong một hộ và cùng một tháng, khối
lượng cá cong thân lớn hơn so với cá không cong thân .
3.2.2 Tỉ lệ cong thân
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ cong thân của cá rô đầu vuông khác biệt giữa các hộ
nuôi và theo tháng nuôi (Bảng 4).




9

Bảng 4: Mức độ cong thân và tỉ lệ cong thân của cá ở các hộ nuôi khác

Tỉ lệ cong thân

(%)
Mức độ cong thân
theo A

Mức độ cong thân
theo B
TA
31,3
13,9±8,21
b
0,09±0,03
a
TG
34,3
12,9±8,21
b

0,11±0,04
a
TN
19,7
7,51±10,6
a
0,10±0,04
a
TU
23,3
7,66±1,44
a
0,15±0,03

b
5 tháng
24,5
17,9±1,67
β
0,10±0,01
α
7 tháng
29,9
8,97±1,07
α
0,12±0,01
β
Giá trị p ảnh hưởng của các nhân tố
Nguồn

0,003
<0,001
Tháng

<0,001
0,006
Nguồn*tháng

<0,001
0,001
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột theo sau bởi các chữ cái thường khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa
thống kê (p<0,05) giữa các hộ nuôi. Các giá trị trong cùng một cột theo sau bởi α và β khác nhau thì khác
nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa 2 tháng nuôi
Tỉ lệ cá cong thân ở hộ TG (34,3%) và hộ TA (31,3%) cao hơn so với hộ TN

(19,7%) và hộ TU (23,3%). Trong cùng một hộ nuôi, tỉ lệ cong thân ở cá nuôi 5 tháng
thấp hơn so với cá nuôi 7 tháng (Hình 2). Xu hướng này thể hiện ở 3 trong 4 hộ khảo
sát. Tính chung các hộ, tỉ lệ cong thân của cá 5 tháng nuôi là 24,5% thấp hơn so với 7
tháng nuôi là 29,9% (Hình 2).


Hình 2: Tỉ lệ % cá cong thân của 5 tháng nuôi và 7 tháng nuôi ở các hộ
khác nhau

Chỉ tiêu
Hộ và tháng

32.43
30
30.77
39.29
15.63
24.14
20
26.67
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45

5 tháng 7 tháng
tỉ lệ %
TA
TG
TN
TU
10
3.2.3 Mức độ cong thân


Hình 3: Ảnh hưởng của nguồn nuôi và tháng nuôi đến mức độ cong thân theo giá
trị A và giá trị B
Ngoài tỉ lệ cong thân thì mức độ cong thân thể hiện qua giá trị A và B cũng
đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá sự cong thân của đàn cá nuôi. Mức độ
cong thân theo A và B khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (p<0,001) giữa các hộ nuôi và
tháng nuôi. Ngoài ra, sự tương tác giữa hộ nuôi và tháng nuôi cũng ảnh hưởng đến giá
trị A và B (p<0,001) (Bảng 4 và hình 3). Giá trị A nói lên mức độ cong của lưng cá so
với lưng thẳng. Giá trị A càng nhỏ thì mức độ cong thân của cá càng lớn. Cá rô đầu
vuông ở 2 hộ TN (7,51±1,05) và TU (7,66±1,44) có mức độ cong thân cao hơn hộ TA
(13,9±8,21) và TG hộ (12,9±8,21). Cá rô nuôi ở 7 tháng (8,97±1,07) có độ cong thân
cao hơn cá nuôi 5 tháng (17,9±1,67) (Bảng 4). Giá trị B nói lên độ dài đường cong cơ
thể so với dài chuẩn (tính theo đường thẳng). Khi thân càng cong, giá trị B càng lớn. Ở
hộ TU, cá có mức độ cong thân theo B cao nhất (0,15±0,03), khác biệt có ý nghĩa
(p<0,05) so với 3 hộ còn lại, (trung bình 0,09 – 0,11. Ở 5 tháng nuôi cá có mức độ
cong thân (10±1,0) thấp hơn 7 tháng nuôi (0,12±0,01) (Bảng 4).
Như vậy giá trị A và giá trị B đều cho thấy cá nuôi 7 tháng có mức độ cong
thân cao hơn cá nuôi 5 tháng. Tương tự như tỉ lệ cong thân, xu hướng này cũng thể
hiện ở 3 trong 4 hộ khảo sát. Ở Bảng 4 đã chỉ ra rằng giữa mức độ cong thân và tỉ lệ
cong thân của các hộ nuôi không có mối liên hệ với nhau. Ở hộ TA và TG, cá rô đầu
vuông có tỉ lệ cong thân cao hơn so với cá của 2 hộ TU và TN nhưng về mức độ cong

thân trong từng cá thể (theo A và B) thì cá ở 2 hộ TA và TG thấp hơn. Có thể nói rằng
mức độ cong thân của từng cá thể trong quần đàn không bị chi phối bởi số lượng cá
thể cong thân trong quần đàn đó. Hai chỉ tiêu này khác nhau và không có mối tương
quan với nhau.
Như vậy, tỉ lệ cong thân và mức độ cong thân đều cho thấy ở các hộ nuôi khác
nhau thì sự cong thân của cá rô đầu vuông cũng khác nhau. Các nghiên cứu khác trên
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
5 tháng 7 tháng
giá trị A
0
0.02
0.04
0.06
0.08
0.1
0.12
0.14
0.16
0.18
0.2
5 tháng 7 tháng

Gía trị B
TA
TG
TN
TU
11
các loài cá, tôm cũng báo cáo sự thay đổi hình dạng trong cùng điều kiện nuôi. Theo
Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (1998) bệnh cong thân trên tôm sú liên quan
chặt chẽ tới sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ hoặc do sự sợ hãi. Ngoài ra, chế độ dinh
dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng cấu thành nên những cá thể có sự sai khác về hình
dạng cơ thể. Hiện tượng biến đổi về dạng thân của cá chép trắng Việt Nam so với các
dạng hình cá nhập nội khác có thể do sự thay đổi điều kiện sống, đặc biệt là chế độ
dinh dưỡng đã tác động tới các dạng hình cá, làm thay đổi một số chỉ tiêu đo (Phạm
Anh Tuấn, 1993). Đối với cá rô đầu vuông trong điều kiện nuôi, ở các hộ khác nhau có
thể khác nhau về môi trường nuôi, thức ăn, cách chăm sóc quản lý,…từ đó, dẫn đến sự
sai khác về tăng trưởng, các chỉ tiêu hình thái cũng như sự cong thân của cá.
Cá rô đầu vuông nuôi càng lâu, tỉ lệ và mức độ cong thân càng cao. Điều đó có
thể liên quan đến sinh trưởng. Ở bốn hộ nuôi cho thấy, trong cùng một hộ nuôi thì cá
bị cong thân đều có khối lượng lớn hơn cá bình thường (Bảng 3). Kết quả trên chứng
tỏ cá có khối lượng lớn hơn do tăng trưởng nhanh hơn hoặc thời gian nuôi lâu hơn có
xu hướng bị cong thân nhiều hơn. Điều này có thể do cơ thể cá không thể hấp thu được
đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho nhu cầu sinh trưởng nên dẫn đến tình trạng
cong thân. Các nghiên cứu trên các loài cá khác cho thấy tình trạng cong thân do thiếu
một số chất dinh dưỡng cần thiết. Chẳng hạn như khi nuôi cá lóc thương phẩm ông
Nguyễn Thanh Tùng, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, cho ăn thức ăn công nghiệp
thì tỉ lệ cá lóc gù lưng lên đến 60%, trong khi nếu cho ăn bằng thức ăn tươi sống thì tỉ
lệ gù lưng này không có Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng gù lưng của cá lóc là
do cá nuôi bị bị thiếu chất đạm động vật (VTC14, 2013). Vitamin C cũng là một
dưỡng chất không thể thiếu đối với cơ thể cá. Đã có nhiều báo cáo về tình trạng thiếu
vitamin C có thể làm cho cá nuôi bị cong thân, ưỡn lưng. Trên cá nheo Mỹ tình trạng

vẹo cột sống, ưỡn lưng đã xảy ra khi cá không được cung cấp đầy đủ Vitamin C (Lim
and Lovell, 1979, trích dẫn bởi Trần Thị Thanh Hiền, 2012). Tương tự, cá chép bị
cong thân, ăn mòn vây đuôi, biến dạng mang và miệng khi thiếu Vitamin C
(Dabrowksi và ctv, 1988, trích dẫn bởi Trần Thị Thanh Hiền, 2012). Nếu sự cong thân
của cá rô đầu vuông cũng do sự thiếu hụt Vitamin C như những loại cá trên thì việc bổ
sung Vitamin C có thể cải thiện hiện tượng cá cong thân. Điều này cần được tiếp tục
nghiên cứu.
Khi so sánh tỉ lệ cong thân ở cá đực và cái thì sự cong thân này không bị ảnh
hưởng bởi giới tính. Kết quả ở bảng 5 cho thấy tỉ lệ % cong thân ở cá đực và cái không
theo một xu hướng chung.




12
Bảng 5: Tỉ lệ cá cong thân tính theo giới tính lên ở hộ nuôi và tháng nuôi khác
nhau
Hộ nuôi
5 tháng

7 tháng
Đực (%)
Cái (%)
Đực (%)
Cái (%)
TG
30
25
50
35

TN
11,5
33,3
20
33,3
TU
33,3
0
21,4
35,7
TA
33,3
75
17,6
45,5
Ghi chú: % cá đực (hoặc cái) cong thân được tính theo tổng số cá đực (hoặc cái) có trong mẫu thu.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 KẾT LUẬN
- Ở các hộ khác nhau thì cá bị cong thân ở mức độ và tỉ lệ khác nhau.
- Cá có thời gian nuôi càng dài và càng lớn thì mức độ cong thân và tỉ lệ cong
thân càng cao.
- Giới tính không ảnh hưởng đến độ cong thân của cá.
4.2 ĐỀ XUẤT
- Cần lặp lại nghiên cứu với số lượng mẫu nhiều hơn để đánh giá chính xác
hơn.
- Nghiên cứu sâu hơn về những nguyên nhân gây ra sự cong thân và sự khác
biệt về cong thân giữa cá đực và cá cái.
- Cần nghiên cứu bổ sung Vitamin C vào thức ăn để cải thiện sự cong thân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Biswas, B and M.S. Shah, 2009. Taxonomic comparison of local and Thai Koi
(Anabas testudineus, 1792) From Khulna Ban
2. Đoàn Văn Đấu, 2013. Ảnh hưởng của nguồn cá bố mẹ đến tăng trưởng và hiệu quả
sử dụng thức ăn của cá rô (Anabas testudineus) trong giai đoạn nuôi thịt. Luận văn
tốt nghiệp đại học ngành nuôi trồng thủy sản. Đại Học Cần Thơ.
3. Dương Nhựt Long, 2006. Hệ thống nuôi thủy sản nội địa. Khoa Thủy Sản, Trường
Đại học Cần Thơ. 221 trang
4. Dương Thúy Yên và Dương Nhựt Long, 2013. Ảnh hưởng của nguồn gốc cá bố mẹ
đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá rô (Anabas testudineus Bloch, 1792) giai đoạn
ương từ cá bột lên cá giống. Tạp chí Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. Số
6/2013. 66 – 72.
5. Dương Thúy Yên và Trương Ngọc Trinh, 2013. So sánh đặc điểm hình thái của cá
rô đầu vuông và cá rô đồng tự nhiên (Anabas testudineus). Tạp chí nghiên cứu
khoa học 2013: 86-95. Trường Đại Học Cần Thơ.
6. Mai Đình Yên, 1983. Cá kinh tế nước ngọt ở Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội, 168 trang.
13
7. Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 1998. Những điều cần lưu ý trong nuôi
tôm sú quãng canh cải tiến. Bộ môn kỹ thuật nuôi hải sản - khoa nông nghiệp – Đại
Học Cần Thơ.
8. Nguyễn Văn Dũng, 2011. Một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi cá rô đầu
vuông thâm canh. Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành nuôi trồng thủy sản. Đại Học
Cần Thơ.
9. Phạm Anh Tuấn và CTV, 1993. Dẫn liệu đặc điểm hình thái, hóa sinh và nuôi cá
của một số dạng hình cá Chép nuôi ở Việt Nam. Tuyển tập các công trình nghiên
cứu 1988 – 1992. Nhà xuất bản nông nghiệp năm 1993. T18 - 31
10. Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm , 2009. Cơ sở khoa học và kỷ thuật sản
xuất cá giống. Nhà xuất bản Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
11. Phương Thanh, 2010. Nuôi cá rô đầu vuông. Báo Nông nghiệp Việt Nam, ngày
2/7/2010. Truy cập tại />ca-rô-đau-vuong.aspx.

12. Trần Thị Thanh Hiền, 2012. Vai Trò của Vitamin đối với tôm cá nuôi. Một số
nguyên ký và kỹ thuật ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Quyển 1, 133 – 135.
Đại học Cần Thơ
13. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt vùng
Đồng Bằng Sông Cửu Long. Khoa Thủy Sản – Đại Học Cần Thơ.
14. VTC14, 2013. Cá lóc gù lưng do người nuôi sử dụng thức ăn trôi nổi. Ngày
25/06/2013. Xem tại www.youtube.com/watch?v=gkxgiv5ik8g.

×