Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

thử nghiệm ương cá rô đầu vuông (anabas sp.) giai đoạn bột lên hương với các mật độ và thức ăn khác nhau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.06 KB, 43 trang )


1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 304


THỬ NGHIỆM ƯƠNG CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG
(Anabas sp.) GIAI ĐOẠN BỘT LÊN HƯƠNG
VỚI MẬT ĐỘ VÀ THỨC ĂN KHÁC NHAU



Sinh viên thực hiện
Đinh Thành Đồng
MSSV: 0753040023
Lớp: NTTS K2










Cần Thơ, 2011


2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 304


THỬ NGHIỆM ƯƠNG CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG
(Anabas sp.) GIAI ĐOẠN BỘT LÊN HƯƠNG
VỚI MẬT ĐỘ VÀ THỨC ĂN KHÁC NHAU






Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
ThS. Trần Ngọc Tuyền Đinh Thành Đồng
MSSV: 0753040023
L
ớp: NTTS K2








Cần Thơ, 2011

3

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài: Thử nghiệm ương cá Rô đầu vuông (Anabas sp.) giai đoạn bột lên hương với
các mật độ và thức ăn khác nhau.
Sinh viên thực hiện: ĐINH THÀNH ĐỒNG
Lớp: Nuôi trồng thủy sản K2
Luận văn đã được hoàn thành theo yêu cầu của Cán bộ hướng dẫn và Hội đồng bảo vệ
luận văn tốt nghiệp đại học của Khoa Sinh Học Ứng Dụng Trường Đại Học Tây Đô.


Cần Thơ, ngày… tháng….năm 2011
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
(Chữ ký) (Chữ ký)



TRẦN NGỌC TUYỀN ĐINH THÀNH ĐỒNG



Chủ tịch hội đồng
(Chữ ký)


4

LỜI CẢM TẠ
Trước hết em xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Tây Đô đã tạo
điều kiện để em được học tập trong thời gian qua.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Cô hướng dẫn, Thạc sĩ Trần Ngọc Tuyền đã
tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cám ơn các thầy cô đã dạy và truyền đạt cho em những kiến thức quý
báu trong suốt thời gian học tập.
Cám ơn các bạn lớp Nuôi Trồng Thủy Sản K2 đã cùng tôi gắn bó vượt qua một chặn
đường dài học tập.
Do lần đầu tiên làm đề tài, khó tránh khỏi những thiếu sót, đồng thời tài liệu tham
khảo còn hạn chế. Kính mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng các bạn, xin
chân thành cám ơn.

5


TÓM TẮT
Thí nghiệm 1 bố trí với các mật độ khác nhau nhằm xác định mật độ thích hợp khi
ương cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương, thí nghiệm gồm có 3 nghiệm thức,
NT1 (2 con/lít); NT2 (4 con/lít) và NT3 (6 con/lít), mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, thời
gian thí nghiệm 5 tuần. Kết quả cho thấy, ở NT1 cá có tỷ lệ sống (97,5%) và tốc độ
tăng trưởng (22,21 %/ngày) cao nhất. Ngược lại, ở NT3 ương với mật độ 6 con/lít cá
có tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng lần lượt là 54,7%; 21,4%/ngày thấp hơn so với các
nghiệm thức khác. Kết quả tăng trưởng và tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Như vậy mật độ ương có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và
tốc độ tăng trưởng của cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương.
Thí nghiệm 2 bố trí nhằm xác định thức ăn có hàm lượng đạm thích hợp khi ương cá
Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương. Thí nghiệm được tiến hành với 2 nghiệm thức
sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau: 40%, 42%. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3
lần, có cùng mật độ ương 4 con/lít, thời gian thực hiện thí nghiệm 5 tuần. Sau khi kết
thúc thí nghiệm cho thấy, hiệu quả sử dụng protein của cá ở NT2 đạt 2,33 ± 0,05 cao
hơn so với cá ở nghiệm thức sử dụng thức ăn 40% đạm PER chỉ đạt 2,04 ± 0,07, đồng
thời cá ở NT2 có tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống lần lượt là 22,03% và 75,4% cao
hơn so với cá ở nghiệm thức 1 có tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống lần lượt là 21,75%;
67,1%. Khi phân tích thống kê tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá ở các nghiệm
thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Từ kết quả thu được sau khi kết thí
nghiệm có thể khẳng định rằng, hàm lượng đạm trong thức ăn có ảnh hưởng đến tỷ lệ
sống và tốc độ tăng trưởng của cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương.
Từ khóa: Cá Rô đầu vuông, mật độ, thức ăn, tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng

6

CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của tôi và
kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác.

Cần thơ, ngày tháng năm 2011



Đinh Thành Đồng


7

MỤC LỤC
TRANG XÁC NHẬN
LỜI CẢM TẠ i
TÓM TẮT ii
CAM KẾT KẾT QUẢ iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH BẢNG vi
DANH SÁCH HÌNH vii
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Nội dung nghiên cứu 2
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1 Đặc điểm sinh học của cá rô đồng 3
2.1.1 Hình thái phân loại 3
2.1.2 Hình thái 4
2.1.3 Phân bố 4
2.1.4 Dinh dưỡng 4
2.1.5 Sinh trưởng 5
2.1.6 Sinh sản 5
2.2 Các nghiên cứu về các loài cá thuộc họ Anabantidae 6

2.2.1 Một số kết quả nghiên cứu về cá Rô đồng 6
2.2.2 Nhu cầu dinh dưỡng của cá 8
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 10
3.1.1 Thời gian nghiên cứu 10
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu 10
3.2 Đối tượng nghiên cứu 10
3.3 Vật liệu nghiên cứu 10
3.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm 11
3.4.1 Thí nghiệm 1 11
3.4.2 Thí nghiệm 2 13
3.5 Phương pháp thu thập, tính toán và xử lý số liệu 15

8

3.5.1 Các chỉ tiêu môi trường 15
3.5.2 Các chỉ tiêu của cá 15
3.5.3 Phương pháp sử lí số liệu 16
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 17
4.1 Thí nghiệm 1: So sánh ảnh hưởng mật độ ương 17
4.1.1 Các yếu tố môi trường của thí nghiệm 1 17
4.1.2 Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống 18
4.1.2.1 Ảnh hưởng của mật độ ương lên tỷ lệ sống 18
4.1.2.2 Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng khối lượng 19
4.1.2.3 Ảnh hưởng của mật độ lên tăng trưởng chiều dài 20
4.1.3 Ảnh hưởng của mật độ ương lên tốc độ phân đàn 21
4.1.3.1 Ảnh hưởng của mật độ lên phân đàn theo khối lượng 21
4.1.3.2 Ảnh hưởng của mật độ lên phân đàn theo chiều dài 23
4.2 Thí nghiệm 2: So sánh ảnh hưởng của các loại thức ăn 24
4.2.1 Các yếu tố môi trường của thí nghiệm 2 24

4.2.2 Ảnh hưởng thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống 25
4.2.2.1 Ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ sống 25
4.2.2.2 Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng khối lượng 26
4.2.2.3 Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng chiều dài 26
4.2.3 Hệ số tiêu tốn thức ăn 27
4.2.4 Hiệu quả sử dụng protein 28
4.2.5 Ảnh hưởng của thức ăn lên tốc độ phân đàn 29
4.2.5.1 Ảnh hưởng của thức ăn lên phân đàn theo khối lượng 29
4.2.5.2 Ảnh hưởng của thức ăn lên phân đàn theo chiều dài 30
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
PHỤ LỤC A A
1
PHỤ LỤC B B
1
PHỤ LỤC C C
1
PHỤ LỤC D D
1
PHỤ LỤC E E
1


9

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của Moina và trùn chỉ (Evangelista, 2005) 9
Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn A 12
Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn A và thức ăn B 14
Bảng 4.1: Một số yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiệm (thí nghiệm 1) 17

Bảng 4.2: Tỷ lệ sống của cá Rô đầu vuông (thí nghiệm 1) 18
Bảng 4.3: Tăng trưởng khối lượng của cá Rô đầu vuông (thí nghiệm 1) 19
Bảng 4.4: Tăng trưởng chiều dài của cá Rô đầu vuông (thí nghiệm 1) 20
Bảng 4.5: Một số yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiêm (thí nghiệm 2) 24
Bảng 4.6: Tỷ lệ sống của cá Rô đầu vuông (thí nghiệm 2) 25
Bảng 4.7: Tăng trưởng khối lượng của cá Rô đầu vuông (thí nghiệm 2) 26
Bảng 4.8: Tăng trưởng chiều dài của cá Rô đầu vuông (thí nghiệm 2) 27
Bảng 4.9: Hệ số tiêu tốn thức ăn của cá Rô đầu vuông (thí nghiệm 2) 27
Bảng 4.10: Hiệu quả sử dụng protein (thí nghiệm 2) 28


10

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Hình thái bên ngoài của cá Rô đầu vuông 3
Hình 3.1: Hệ thống bể thí nghiệm (thí nghiệm 1) 11
Hình 3.2: Theo dõi nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm 13
Hình 4.1: Mức độ phân đàn theo khối lượng (thí nghiệm 1) 21
Hình 4.2: Mức độ phân đàn theo chiều dài (thí nghiệm 1) 23
Hình 4.3: Mức độ phân đàn theo khối lượng (thí nghiệm 2) 29
Hình 4.4: Mức độ phân đàn theo chiều dài (thí nghiệm 2) 30


11

CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là nơi có hệ thống sông ngòi chằng chịt tạo
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, trong đó nghề nuôi cá

nước ngọt chiếm một vị trí khá quan trọng, nhất là nghề nuôi thâm canh như cá tra,
Basa…đã góp một phần đáng kể vào nền kinh tế quốc dân.
Đặc biệt những năm gần đây phong trào nuôi thâm canh các loài cá nước ngọt phát
triển một cách mạnh mẽ ở nhiều nơi của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Năm
2008, ông Nguyễn Văn Khải (ngụ ấp 5, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu
Giang) tình cờ phát hiện trong ao cá Rô đồng nhà mình có khoảng 70 cá thể có tốc độ
tăng trưởng nhanh hơn các cá thể khác trong ao và đầu cá có dạng hình khá vuông nên
được gọi là cá Rô đầu vuông. Trọng lượng mỗi con từ 400 – 700g, lớn hơn gấp 3 – 4
lần cá Rô bình thường trong ao. Do thấy đây là loại cá lạ, lại có nhiều ưu điểm như
phẩm chất thịt ngon, kích cỡ tương đối lớn, không có xương dăm, tốc độ tăng trưởng
nhanh, kỹ thuật nuôi giống với cá Rô đồng nên ông Khải tiếp tục nhân giống bán cho
những người hàng xóm cùng nuôi. Năm 2008 diện tích nuôi cá Rô đồng trên địa bàn
xã Vĩnh Thuận Tây, Huyện Vị Thủy chỉ có vài chục hécta, nhưng hiện nay đã tăng lên
225 hécta, chủ yếu là nuôi cá Rô đầu vuông (Lương Phúc, 2010).
Ở cá Rô đồng, cá cái có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cá đực. Do đó khi nuôi thương
phẩm, người nuôi có xu hướng chọn nguồn giống cá Rô đồng toàn cái để nuôi nhằm
nâng cao năng xuất và rút ngắn giai đoạn nuôi nhưng để có nguồn giống cá Rô đồng
toàn cái thì trong quá trình sản xuất giống các nhà khoa học cần phải chuyển đổi cá Rô
đồng toàn cái nhưng việc chuyển đổi giới tính cá Rô đồng toàn cái gặp một số khó
khăn như giá thành sản xuất cao, tỷ lệ cá chuyển sang toàn cái thấp. Khác với cá Rô
đồng, cá Rô đầu vuông cái và đực có tốc độ tăng trưởng tương đương nhau, qui trình
sản xuất giống cá Rô đầu vuông dễ dàng và ít tốn kém chi phí. Nuôi cá Rô đầu vuông
bước đầu cũng đem lại một số kết quả khả quan, góp phần cải thiện phần nào đời sống
vật chất cho người nuôi, góp phần quan trọng trong việc đa dạng hóa đối tượng nuôi,
mô hình nuôi, đa dạng sản phẩm và thị trường, đặc biệt là thị trường nội địa, cũng như
tăng thu nhập cho người sản xuất qui mô trung bình và qui mô nhỏ nên thu hút được
sự quan tâm lớn của người dân ở các tỉnh Đồng Tháp, Hậu Giang, Vĩnh Long, Long
An.
Trước sự gia tăng diện tích nuôi cá Rô đầu vuông như hiện nay, vấn đề cấp thiết cần
được giải quyết hiện nay là làm sao tăng được năng suất ương để đáp ứng đủ nhu cầu

cho người nuôi cả về số lượng và chất lượng con giống, giảm giá thành sản xuất nhằm

12

hoàn thiện qui trình sản xuất giống để nghề nuôi cá Rô đầu vuông ổn định. Một trong
những hướng nghiên cứu cho mục tiêu này là xác định mật độ ương thích hợp để giảm
hao hụt trong quá trình ương, tìm ra loại thức ăn phù hợp khi ương cá ở giai đoạn cá
bột lên cá hương. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, đề tài “Thử nghiệm ương cá Rô
đầu vuông (Anabas sp.) giai đoạn bột lên hương với các mật độ và thức ăn khác
nhau” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Bổ xung thêm những thông tin về kỹ thuật ương cá Rô đầu vuông trong các dụng cụ
có diện tích nhỏ.
Xác định được mật độ và thức ăn phù hợp khi ương cá Rô đầu vuông giai đoạn từ bột
lên hương.
1.3 Nội dung nghiên cứu
So sánh ảnh hưởng mật độ ương khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Rô
đầu vuông (Anabas sp.) giai đoạn bột lên hương.
So sánh ảnh hưởng của các loại thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm khác nhau lên
tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Rô đầu vuông (Anabas sp.) giai đoạn bột lên hương.

13

CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá Rô đồng
Năm 2008, trong ao nuôi cá Rô đồng nhà ông Nguyễn Văn Khải (ngụ ấp 5, xã Vĩnh
Thuận tây, Huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) xuất hiện 70 cá thể có tốc độ tăng trưởng
nhanh hơn các cá thể khác trong ao, khi trưởng thành phần đầu của các cá thể này có
dạng hình khá vuông nên được gọi là cá Rô đầu vuông. Cá Rô đầu vuông xuất hiện từ

ao nuôi cá Rô đồng, có các đặc điểm hình thái và điều kiện môi trường sống tương tự
như cá Rô đồng.
2.1.1 Hình thái phân loại
Theo Mai Đình Yên và csv (1992), cá Rô đồng có hệ thống phân loại khoa học được
xếp như sau:
Ngành: Vertebrata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Percifomes
Họ: Anabantidae
Giống: Anabas
Loài: Anabas sp.








Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của cá Rô đầu vuông (Longan.gov.vn)



14

2.1.2 Hình thái
Về hình thái cá Rô đầu vuông (Anabas sp.) chỉ khác với cá Rô đồng (Anabas
testudineus) khi cá trưởng thành hay sau 3 – 4 tháng tuổi, đầu cá có hình hơi vuông
(Lương Phúc, 2010). Các chỉ tiêu hình thái khác của cá Rô đầu vuông thì tương đối
giống với cá Rô đồng cụ thể: cơ thể cá hình oval rất cân đối, dẹp bên, toàn thân phủ

vẩy lược; miệng hơi trên, rộng vừa; rạch miệng xiên kéo dài đến đường thẳng đứng kẽ
qua giữa mắt, răng nhỏ và nhọn, mỗi bên đầu có hai lỗ mũi. Mắt to, tròn nằm lệch về
nửa trên của đầu và gần chót mõm hơn gần điểm cuối nắp mang, cạnh sau xương nắp
mang có nhiều gai nhỏ nhọn, tạo thành răng cưa. Trên đầu cá có nhiều lổ cảm giác.
Mặt lưng của đầu và thân có màu xám đen hoặc xám xanh và nhạt dần xuống bụng, ở
một số cá thể ửng lên màu vàng nhạt. Cạnh sau xương nắp mang có một hàng da nhỏ
màu đen, vây chẵn và vây lẻ đều có gai cứng, vây đuôi tròn và không chia thùy. Giữa
cuống đuôi có một đám sắc tố đen, khi trưởng thành sẽ nhạt đi. Cá có cơ quan hô hấp
phụ trên mang nên có thể sống trong môi trường có hàm lượng ôxy hòa tan thấp
(Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).
2.1.3 Phân bố
Họ Anabantidae sống chủ yếu trong môi trường nước ngọt, phân bố rộng trên thế giới,
chủ yếu sống ở vùng nhiệt đới. Ở Đông Nam Á cá phân bố chủ yếu ở Lào, Thái Lan,
Campuchia, Mianma, Việt Nam. Cá Rô đồng thích sống nơi có mực nước nong, tĩnh,
nhiều cây cỏ thủy sinh và nền đáy giàu mùn bả hữu cơ (Phạm Văn Khánh, 1999).
Ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, giống Anabas phân bố nhiều ở những vùng
trũng, ngập nước quanh năm như: nông trường Phương Ninh (Cần Thơ), rừng U Minh
Hạ (Cà Mau), U Minh Thượng (Kiên Giang) và vùng tứ giác Long Xuyên (An Giang).
Cá thường xuất hiện ở kênh thủy lợi, ao, hồ, mương vườn (Phạm Minh Thành và
Nguyễn Văn Kiểm, 2009).
2.1.4 Dinh dưỡng
Đặc điểm dinh dưỡng của cá Rô đầu vuông (Anabas sp.) tương đối giống với cá Rô
đồng (Anabas testudineus), cá Rô đồng là loài ăn tạp thiên về động vật. Sau khi nở
khoảng 3 ngày cá bắt đầu ăn ngoài thức ăn ưa thích của cá là những giống loài động
vật phù du cỡ nhỏ như Moina và cá có thể ăn các loại thức ăn nhân tạo. Ngày thứ 8 trở
đi cá rượt đuổi những loài động vật nhỏ hơn để ăn thịt, tính ăn động vật của cá thể
hiện 8 – 10 ngày tuổi (Nguyễn Văn Thảo, 2010). Khi trưởng thành, thức ăn ưa thích
của cá là các loài giun ít tơ, ấu trùng, côn trùng, mầm non thực vật.
Các loài cá thuộc giống Anabas hoạt động rất rộng, cá có thể sử dụng thức ăn ở các
thủy vực từ tầng mặt cho đến tầng đáy. Khi phân tích dạ dày cá Rô đồng các nhà khoa

học đã xác định được trong dạ dày của cá có 19% giáp xác, 3,5% côn trùng, 6%

15

nhuyễn thể, 9,5% con cá con, 47% thực vật và 16% các vật chất khác (Huỳnh Thanh
Tấn, 2004).
2.1.5 Sinh trưởng
Cá Rô đồng là loài cá có kích thước nhỏ, thể trọng thường gặp 50 – 100 g/con. Tuy cá
Rô đồng có tính ăn rộng nhưng là loài có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với nhiều
loài khác (Phạm Văn Khánh và ctv, 2002). Trong tự nhiên tuổi thọ của cá Rô đồng có
thể đạt được 5 – 6 năm. Năm đầu tiên, chiều dài của cá 9 – 10cm, trọng lượng đạt 50 –
60g đối với cá đực và 50 – 80g đối với cá cái, năm thứ hai: 12 – 13cm, năm thứ ba: 14
– 15cm, năm thứ tư: 16 – 17cm (Hồ Mỹ Hạnh, 2003). Khác với cá Rô đồng, cá Rô
đầu vuông có kích thước tương đối lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh hơn cá Rô đồng. Sau
hơn 3 tháng nuôi cá đạt trọng lượng 100 – 120 g/con (Phương Thanh, 2010). Một điều
khá đặc biệt là cá Rô đầu vuông đực có tốc độ tăng trưởng tương đương với cá Rô đầu
vuông cái. Trong các ao nuôi có đầy đủ thức ăn, sau 6 tháng nuôi cá đạt khối lượng từ
6 con/kg (Lương Phúc, 2010).
2.1.6 Sinh sản
Các loài cá thuộc giống Anabas có tuổi thành thục là 0
+
(khoảng 10 tháng tuổi). Tuổi
thành thục tính từ khi cá nở đến khi cá mang sản phẩm sinh dục lần đầu trong vòng
đời của chúng. Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến tuổi thành thục, những nơi có
đủ dinh dưỡng thì cá thành thục nhanh hơn và hệ số thành thục cũng cao hơn so với cá
sống trong thủy vực nghèo dinh dưỡng (Nguyễn Văn Triều và Dương Nhựt Long,
2001).
Cá Rô đồng có thể đẻ nhiều lần trong năm, cá đẻ trứng trôi nổi, cá không có tập tính
giữ và ấp trứng. Trong tự nhiên cá Rô đồng sinh sản tập trung vào mùa mưa từ tháng 4
đến tháng 7 nhưng còn tùy thuộc vào điều kiện sinh thái sinh sản của từng nơi (Tô

Huế Yến, 2002).
Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long cá Rô đồng sinh sản vào mùa mưa, nhưng tập trung
nhất từ tháng 6 – 7 dương lịch, cá thường đẻ tập trung sau những trận mưa lớn. Dấu
hiệu là cá thường tìm tới những nơi có dòng nước mát, chảy chậm, chính dòng nước
này là yếu tố kích thích quá trình hưng phấn và đẻ của cá Rô đồng. Mực nước thích
hợp cho quá trình sinh sản của cá Rô đồng khoảng 0,3 – 0,4m (Dương Nhựt Long,
2003).
Theo Nguyễn Thành Trung (1998), sức sinh sản của cá thay đổi theo điều kiện môi
trường sống, kích cỡ và tuổi. Khi cá được nuôi vỗ tốt, cá sẽ có sức sinh sản cao đạt
khoảng 300.000 – 700.000 trứng/kg cá cái. Cá có thể tái thành thục sau một tháng nếu
được nuôi vỗ tốt. Trứng cá rô đồng thành thục có màu trắng ngà hoặc hơi vàng và
thuộc loại trứng nổi.

16

2.2 Các nghiên cứu về các loài cá thuộc họ Anabantidae
2.2.1 Một số kết quả nghiên cứu về ương và nuôi thương phẩm cá Rô đồng ở Việt
Nam.
Trần Lê Cẩm Tú và Trần Thị Thanh Hiền (2006) đã nghiên cứu khả năng chia sẽ năng
lượng của lipid cho protein trong thức ăn của cá Rô đồng thông qua sự tăng trưởng,
hiệu quả sử dụng thức ăn và thành phần sinh hóa của cá ở giai đoạn giống cỡ 2 – 2,5
g/con. Thí nghiệm được bố trí vào hệ thống bể nhựa có thể tích 100 lít/bể. Mỗi
nghiệm thức lặp lại 3 lần, thời gian bố trí là 40 ngày, cá được bố trí 15 con/bể và được
cho ăn với khẩu phần 6 – 7% khối lượng thân. Thức ăn thí nghiệm được phối chế có
cùng mức năng lượng (4,2 kcal/g) và mức protein – lipid lần lượt là 32% – 6% ; 26%
– 9% và 23% – 12%. Kết quả cho thấy cá tăng trưởng tốt nhất ở nghiệm thức 32%
protein và 6% lipid. Tăng trưởng của cá ở nghiệm thức 26% protein – 9% lipid và
23% protein – 12% lipid khác biệt không có ý nghĩa.
Đặng Khánh Hồng, Đỗ Trung và Nguyễn Tường Anh (2006) đã nghiên cứu kỹ thuật
sản xuất giống cá Rô đồng toàn cái. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm tạo ra cá

giống toàn cái nhằm đáp ứng nhu cầu thả nuôi. Nghiên cứu được tiến hành bằng cách
cho cá bột 2 ngày tuổi ăn thức ăn có trộn hormone 17α-methyltestosteron (MT) với 3
mức khác nhau 40 mg/kg, 60 mg/kg và 80 mg/kg thức ăn trong 14, 21 và 28 ngày. Kết
quả cho thấy với mức 40g/kg thức ăn và sau 14 ngày cho ăn đã tạo được 97,5 ± 1,43%
cá đực và có tỷ lệ sống cao hơn so với nghiệm thức cho ăn 60 mg/kg và 80mg/kg thức
ăn.
Theo nghiên cứu của Dương Nhựt Long và csv (2006) thực nghiệm nuôi cá Rô đồng
thâm canh trong ao đất tại tỉnh Long An, nguồn cá bột cung cấp cho nghiên cứu được
sản xuất tại Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh Long
An. Sau đó cá Rô đồng bột được ương nuôi ở 8 hộ nông dân tại các huyện Thạnh Hóa,
Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Thủ Thừa, Châu Thành. Cá Rô đồng bột được ương trong ao
đất, mật độ ương 1.000 con/m
2
, thức ăn ban đầu gồm thức ăn tự nhiên và 2 lòng đỏ
trứng gà kết hợp với 100g bột đậu nành cho 10.000 cá bột hòa tan với nước tạt đều
khắp ao. Sau tuần tuổi đầu tiên, cá được cho ăn bổ sung bằng thức ăn viên Cargill (0,4
x 0,4mm) hàm lượng đạm từ 32 – 36%. Khẩu phần ăn dao động 20 – 30 % trọng
lượng thân/ngày, sau 1,5 tháng ương tỷ lệ sống của cá Rô dao động từ 3,7 – 15,6%.
Năng suất cá ương bình quân đạt 1,653 kg cá giống/ha.
Trần Thị Trang (2001), ương cá Rô đồng bằng thức ăn chế biến ở 3 mật độ thả 300
con/m
2
, 600 con/m
2
, 900 con/m
2
trong bể 1m
3
. Kết thúc qui trình ương trọng lượng
của cá đạt cao nhất ở nghiệm thức 900 con/m

2
(0,712 ± 0,3g), tỷ lệ sống đạt thấp nhất.
Ở nghiệm thức 300 con/m
2
cho tỷ lệ sống cao nhất (69%) cá tăng trọng (0,541 ± 0,3g);
tiếp theo là nghiệm thức 600 con/m
2
cho tỷ lệ sống 49% và cá có trọng lượng thấp

17

nhất (0,379 ± 0,2g). Tuy nhiên, thí nghiệm này vẫn chưa xác định được việc sử dụng
thức ăn chế biến trong ương cá Rô đồng từ bột lên hương ở mật độ 300 con/m
2
là tối
ưu.
Hồ Mỹ Hạnh (2003), đã nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và thức ăn lên tốc độ tăng
trưởng và tỷ lệ sống của cá Rô đồng giai đoạn cá bột lên cá hương. Thí nghiệm tiến
hành trên bể xi măng có thể tích 1 x 1x 0,8m. Trong quá trình ương không thay nước,
chỉ cấp thêm nước khi nước trong bể cạn bớt do bốc hơi, thí nghiệm gồm 2 nghiệm
thức: nghiệm thức 1 ương với 3 mật độ khác nhau (500 con/m
2
, 1000 con/m
2
, 1500
con/m
2
); nghiệm thức 2 sử dụng 2 loại thức ăn (bón phân và thức ăn chế biến). Kết
quả cho thấy tăng trưởng của cá khác biệt không có ý nghĩa giữa ương cá bằng bón
phân và thức ăn chế biến. Tuy nhiên, tỷ lệ sống trung bình của cá ở các nghiệm thức

bón phân (6,85%) cho kết quả thấp hơn có ý nghĩa so với nghiệm thức thức ăn chế
biến (17,44%). Tỷ lệ sống trung bình của cá ở 3 mức mật độ ương 500 con/m
2
, 1000
con/m
2
và 1500 con/m
2
lần lượt là 22,07%, 7,67% và 6,71%. Ở nghiệm thức mật độ
ương 500 con/m
2
sử dụng thức ăn chế biến cho tỷ lệ sống cao nhất 31,47 ± 11,47% và
đây là mật độ được khuyến cáo để ương cá Rô đồng giai đoạn cá hương.
Theo nghiên cứu của Dương Nhựt Long và csv (2006) thực nghiện nuôi cá Rô đồng
trong ao đất. Nhằm xác lập cơ sở khoa học để xây dựng qui trình công nghệ nuôi
thương phẩm cá Rô đồng, thực nghiệm nuôi cá trong ao đất. Thí nghiệm tiến hành với
2 nghiệm thức mật độ khác nhau (30 và 40 con/m
2
) được thực hiện tại Long An từ
tháng 7/2004 đến 7/2005. Sau chu kỳ 6 tháng nuôi, trọng lượng bình quân của cá nuôi
ở nghiệm thức I (49,7 ± 6,1 g/con) lớn hơn so với cá nuôi ở nghiệm thức II (46 ± 9,4
g/con). Tăng trọng bình quân của cá nuôi ở nghiệm thức I đạt 0,28 ± 0,1 g/ngày và ở
nghiệm thức II là 0,25 ± 0,08 g/ngày. Năng suất cá ở nghiệm thức I đạt (10490 kg/ha)
thấp hơn so với nghiệm thức II (12.640 kg/ha) nhưng lợi nhuận ở nghiện thức I là
(42.190.000 đồng/ha) cao hơn so với nghiện thức II (31.260.000 đồng/ha). Nuôi thâm
canh cá Rô đồng bằng giống nhân tạo với mật độ 30 con/m
2
đã đạt chất lượng tốt, hệ
thống nuôi đạt hiệu quả và góp phần cải thiện thu nhập cho nông hộ vùng nông thôn
tĩnh Long An.

Ngoài ra còn một số nghiên cứu về việc sử dụng thức ăn công nghiệp cho cá Rô đồng
như nghiên cứu của Trần Minh Phú và csv (2006) đã thực nghiệm nuôi thâm canh cá
Rô đồng bằng thức ăn viên với các hàm lượng đạm khác nhau. Thí nghiệm được bố trí
hoàn toàn ngẫu nhiên trong 9 ao đất (100m
2
) tại Ô Môn – Cần thơ từ tháng 5 – 11 năm
2004. Mật độ thả nuôi là 25 con/m
2
, thức ăn viên với 3 hàm lượng đạm khác nhau
(23% CP, 26% CP, 32% CP). Kết quả thí nghiệm cho thấy trong quá trình nuôi tốc độ
tăng trưởng, tỷ lệ sống của cá sau 4 tháng nuôi khác nhau không có ý nghĩa thống kê
(P > 0,05) và trong lượng của cá đạt 54 – 56 g/con khi kết thúc thí nghiệm. Thức ăn
viên thích hợp cho từng giai đoạn được ghi nhận như sau 2 tháng đầu tiên nên cho ăn

18

thức ăn có hàm lượng đạm 32%, tháng thứ 3 là thức ăn 26% và thời gian con lại sử
dụng thức ăn có hàm lượng đạm 23%. Trong thức tế sản xuất cá rô đồng thương
phẩm, với mật độ thả 25 con/m
2
, người nuôi có thể ứng dụng cho ăn thức ăn viên 23%
CP cho mô hình nuôi với hiệu quả lợi nhuận được khẳng định.
Năm 2010, trạm thủy sản Huyện Tam Nông đã hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá Rô đầu
vuông bằng thức ăn công nghiệp cho chủ hộ Lại Thị Thương, ngụ tại xã Phú Thọ,
Huyện Tam Nông, Tỉnh Đồng Tháp. Diện tích ao nuôi cá Rô đầu vuông 5.000m
2
,
trong cả vụ nuôi cho cá ăn thức ăn công nghiệp hiệu AFIEX – An Giang (loại 240V –
230V) với nhiều độ đạm khác nhau, cho cá ăn 2 lần/ngày. Theo chủ hộ Lại Thị
Thương cho biết, khi sử dụng thức ăn công nghiệp hiệu AFIEX – An Giang để nuôi cá

Rô đầu vuông thì hệ số FCR khoảng 1,3. Sau gần 4 tháng nuôi cá đạt trọng lượng 6
con/kg, sau khi trừ các khoảng chi phí phần lợi nhuận thu được từ mô hình khoảng
250 triệu đồng (Trần Trọng Trung, 2010).

Năm 2010, Trung tâm thủy sản tỉnh Long An đã triển khai trình diễn mô hình nuôi cá
Rô đầu vuông tại nhà ông Nguyễn Thanh Hồng, ấp Bình Trung 2, xã Bình Trung,
Huyện Mộc Hóa, mật độ thả ban đầu là 15 con/m
2
và trọng lượng giống lúc thả nuôi là
170 con/m
2
. Sau 36 ngày nuôi, qua kiểm tra cá đạt trọng lượng bình quân 12 con/kg.
Với kết quả ban đầu đạt được tại hộ ông Hồng, Trung tâm thủy sản tiếp tục theo dõi
mô hình cho đến khi thu hoạch và định hướng sẽ nhân rộng mô hình ra các huyện
khác trong tỉnh. Trung tâm thủy sản tỉnh Long An đã chuẩn bị đàn cá Rô đầu vuông
bố mẹ chất lượng cao để sản xuất giống nhằm cung cấp cá bột và cá giống từ năm
2011, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu nuôi trong và ngoài tỉnh (Văn Dũng, 2010).
2.2.2 Nhu cầu dinh dưỡng của cá
Thức ăn là cơ sở để cung cấp chất dinh dưỡng cho quá trính trao đổi chất của động vật
thủy sản, nếu không có thức ăn thì không có quá trình trao đổi chất. Do đó thức ăn có
vai trò quyết định đến năng suất, sản lượng, hiệu quả của nghề ương cá. Trong cùng
điều kiện ương (môi trường, đối tượng nuôi, các biện pháp kỹ thuật được áp dụng…)
thì thức ăn có vai trò quyết định đến tốc độ tăng trưởng, đến năng suất và hiệu quả
kinh tế (Trần Thị Thanh Hiền và csv, 2009).
Trong ương cá giống, việc lựa chọn loại thức ăn phù hợp với giai đoạn phát triển của
cá và đảm bảo một số chỉ tiêu như tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống luôn là vấn đề tiên
phong của nhà sản xuất giống. Trong thực tế ương cá giống, người ương luôn có xu
hướng sử dụng thức ăn tươi sống để ương cá giống (Trần Ngọc Tuyền, 2008).
Thức ăn tươi sống đóng vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành công trong ương
nhiều loài động vật thủy sản đặc biệt ở giai đoạn ấu trùng. Một số đối tượng chủ yếu

đang được quan tâm và là thức ăn ưa thích của ấu trùng tôm cá là: Moina và trùn chỉ.

19

Moina được biết đến như một loại thức ăn đầu tiên thích hợp cho nhiều loài cá, tuy
nhiên cần phải chú ý đến mật độ cũng như khả năng gia tăng kích thước trong thời
gian ngắn của Moina. Nếu mật độ Moina quá cao sẽ dẫn đến cạnh tranh hàm lượng
ôxy với cá bột (Trần Ngọc Tuyền, 2008).
Trùn chỉ còn gọi là giun đỏ là một loài giun đốt nước ngọt thuộc họ Tubifex, chúng
phân bố chủ yếu ở môi trường nghèo dinh dưỡng. Trùn chỉ là thức ăn tốt nhất cho
ương cá tôm, mặc dù chúng có những điểm bất lợi như không ưa sống trong điều kiện
ương tôm cá, khi chết gây ô nhiễm trong bể ương tôm cá, trùn chỉ có thể mang mầm
bệnh từ nơi chúng sống. Cách dùng trùn chỉ cho cá ăn tùy thuộc vào đặc tính ăn của
cá: có thể cho xuống đáy bể, cho vào khai lửng hay rải từ từ trên mặt (Trần Ngọc
Tuyền, 2008).
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của Moina và trùn chỉ (Evangelista, 2005)
Thành phần (%) Moina Trùn chỉ
Protein 64,1 47,0
Lipid 14,3 18,9
Carbohydrat 23,9 20,5
Tro 11,8 10,8
Xơ 7,4 2,7
Để chủ động nguồn thức ăn và giảm mầm bệnh trong quá trình ương cá giống, các nhà
sản xuất giống đã sử dụng một số loại thức ăn công nghiệp trong qui trình ương tôm
cá như: thức ăn Cargill, Việt Thắng…

20

CHƯƠNG 3


VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Thí nghiệm tiến hành từ tháng 3/2011 đến tháng 6/2011.
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại trại thực nghiệm Khoa Sinh Học Ứng Dụng – Trường
Đại Học Tây Đô.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Các thí nghiệm nghiên cứu sẽ được thực hiện trên cá Rô đầu vuông (Anabas sp.) giai
đoạn bột, có xác định chiều dài và khối lượng ban đầu.
Nguồn cá rô đầu vuông bột dùng cho các thí nghiệm được mua tại Trại giống Hậu
Giang.
Cá dùng bố trí trong thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2: Cá 5 ngày tuổi, có khối lượng
và chiều dài trung bình ban đầu lần lượt là 0,24mg và 2,5mm.
3.3 Vật liệu nghiên cứu
- 15 bể nhựa có thể tích 25 lít/bể.
- 2 bể Composite thể tích 1m
3
/bể
- Thức ăn cho cá bột: Moina, trùn chỉ, thức ăn A, thức ăn B.
- Bộ test pH.
- Nhiệt kế, vợt, thước.
- Cân điện tử (02 và 04 số lẻ).
- Máy sục khí.
- Formol.
- Một số dụng cụ cần thiết phục vụ cho nghiên cứu.

21

3.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm

3.4.1 Thí nghiệm 1: So sánh ảnh hưởng mật độ ương lên sinh trưởng và tỷ lệ sống
của cá Rô đầu vuông (Anabas sp.) giai đoạn bột lên hương
Hệ thống thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí vào hệ thống bể nhựa có thể tích 25 lít. Sau khi đã chuẩn bị
xong nguồn nước, cấp 20 lít nước vào mỗi bể ương, thí nghiệm được bố trí trong nhà
có máy che và có hệ thống sục khí liên tục (Hình 3.1). Thời gian tiến hành thí nghiệm
là 35 ngày.













Hình 3.1: Hệ thống bể thí nghiệm (thí nghiệm 1)
Bố trí thí nghiệm
*Chuẩn bị nước ương
Rửa sạch bể ương, phơi 3 – 5 ngày tiến hành cấp nước vào đủ theo thể tích quy định,
dùng phân đạm và lân superphosphat theo tỷ lệ N/P = 2/1 để gây màu nước với liều
lượng 200 g/m
3
nước. Sau 3 – 5 ngày khi nước có màu xanh đọt chuối, tiến hành bố trí
thí nghiệm.
*Kỹ thuật ương cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương: Cá bột sau khi mua về đã

tiêu hết noãn hoàn, chuyển cá qua bể ương 1m
3
đã chuẩn bị sẵn. Thả cá lúc sáng sớm
hoặc trời mát, trước khi thả ngâm túi cá trong nước 15 – 20 phút tránh sự sốc nhiệt
cho cá.

22

*Thức ăn cho cá
Trong tuần đầu:
Ở 2 ngày đầu cho cá ăn Moina, cho cá ăn 3 – 4 lần/ngày khi cho cá ăn lượng thức ăn
phải đáp ứng cả hai nhu cầu duy trì và sinh trưởng, cho cá ăn theo nhu cầu.
Trong 3 ngày tiếp theo tập cho cá ăn thức ăn công nghiệp vào buổi sáng, buổi chiều
bổ sung thêm Moina và dần dần chỉ cá ăn thức ăn công nghiệp.
Sau 5 ngày tuổi ương, thu ngẫu nhiên 30 cá thể tiến hành cân đo để xác định trọng
lượng và chiều dài ban đầu sau đó tiến hành bố trí thí nghiệm.
Chọn cá thí nghiệm khỏe mạnh, đồng cỡ, không dị hình, tiến hành bố trí ngẫu nhiên.
Thí nghiệm gồm có 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lập lại 3 lần, các nghiệm
thức được bố trí với mật độ khác nhau như sau:
Nghiệm thức 1: 2 con/lít
Nghiệm thức 2: 4 con/lít
Nghiệm thức 3: 6 con/lít
* Thức ăn thí nghiệm
Tất cả các nghiệm thức trong thí nghiệm 1 sử dụng cùng một loại thức ăn có hàm
lượng dinh dưỡng được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn A
Thành phần Tỷ lệ (%)
Protein 40
Lippid 8
Tro 15

Xơ 5
*Chăm sóc và quản lý
Khẩu phần cho cá ăn khoảng 10 – 15% khối lượng thân (tính theo nhu cầu) và mỗi
ngày cho cá ăn 04 lần vào các mốc thời gian 7
h
, 10
h
30, 14
h
và 17
h
30. Bên cạnh đó,
theo dõi và ghi nhận về các hoạt ăn, bơi lội và khả năng bắt mồi của cá.
Trong quá trình thực hiện thí nghiệm, nước trong hệ thống bể ương được thay 2
lần/ngày và thay khoảng 30 – 50%. Theo dõi sự biến động của các yếu tố như: nhiệt
độ, pH trong hệ thống bể thí nghiệm, đồng thời quan sát tình trạng sức khỏe của cá để
có biện pháp phòng bệnh thích hợp, nếu có dấu hiệu bất thường phải kịp thời xử lý.



23

* Ghi nhận các kết quả
Để đánh giá mật độ ương khác nhau khi ương cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên
hương, cần ghi nhận các kết quả về: Tỷ lệ sống, tăng trọng của cá, mức độ phân đàn.
3.4.2 Thí nghiệm 2: So sánh ảnh hưởng của các loại thức ăn công nghiệp khác
nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Rô đầu vuông (Anabas sp.) giai đoạn từ
bột lên hương
Hệ thống thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí vào hệ thống bể nhựa có thể tích 25 lít. Sau khi đã chuẩn bị

xong nguồn nước, cấp 20 lít nước vào mỗi bể ương, thí nghiệm được bố trí trong nhà
có máy che và có hệ thống sục khí liên tục. Thời gian tiến hành thí nghiệm là 35 ngày.

Hình 3.2: Theo dõi nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm
Bố trí thí nghiệm
*Chuẩn bị nước ương
Rửa sạch bể ương, phơi 3 – 5 ngày tiến hành cấp nước vào đủ theo thể tích quy định,
dùng phân đạm và lân superphosphat theo tỷ lệ N/P = 2/1 để gây màu nước với liều
lượng 200 g/m
3
nước. Sau 3 – 5 ngày khi nước có màu xanh đọt chuối, tiến hành bố trí
thí nghiệm.

24


*Kỹ thuật ương cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương
Cá bột sau khi mua về đã tiêu hết noãn hoàn, chuyển cá qua bể ương 1m
3
đã chuẩn bị
sẵn. Thả cá lúc sáng sớm hoặc trời mát, trước khi thả ngâm túi cá trong nước 15 – 20
phút tránh sự sốc nhiệt cho cá.
*Thức ăn cho cá
Trong tuần đầu:
Ở 2 ngày đầu cho cá ăn Moina, cho cá ăn 3 – 4 lần/ngày khi cho cá ăn lượng thức ăn
phải đáp ứng cả hai nhu cầu duy trì và sinh trưởng, cho cá ăn theo nhu cầu.
Trong 3 ngày tiếp theo, tập cho cá ăn thức ăn công nghiệp vào buổi sáng, buổi chiều
bổ sung thêm Moina và dần dần chỉ cá ăn thức ăn công nghiệp.
Sau 5 ngày tuổi ương, thu ngẫu nhiên 30 cá thể tiến hành cân đo để xác định trọng
lượng và chiều dài ban đầu sau đó tiến hành bố trí thí nghiệm.

Chọn cá thí nghiệm khỏe mạnh, đều cỡ, không dị hình, tiến hành bố trí ngẫu nhiên.
Thí nghiệm gồm có 2 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lập lại 3 lần, các nghiệm
thức được bố trí cùng mật độ (4 con/lít) nhưng sử dụng 2 loại thức ăn khác nhau như
sau:
Nghiệm thức 1: sử dụng thức ăn A (đạm 40 %)
Nghiệm thức 2: sử dụng thức ăn B (đạm 42 %)
Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn A và thức ăn B
Thành phần (%) Thức ăn A Thức ăn B
Protein 40 42
Lippid 8 8
Tro 15 15
Xơ 5 6
*Chăm sóc và quản lý
Khẩu phần cho cá ăn khoảng 10 – 15% khối lượng thân (tính theo nhu cầu) và mỗi
ngày cho cá ăn 04 lần vào các mốc thời gian 7
h
, 10
h
30, 14
h
và 17
h
30. Bên cạnh đó,
theo dõi và ghi nhận về các hoạt ăn, bơi lội và khả năng bắt mồi của cá.
Trong quá trình thực hiện thí nghiệm, nước trong hệ thống bể ương được thay 2
lần/ngày và thay khoảng 30 – 50%. Theo dõi sự biến động của các yếu tố như: nhiệt
độ, pH trong hệ thống bể thí nghiệm, đồng thời quan sát tình trạng sức khỏe của cá, có
biện pháp phòng bệnh thích hợp, nếu có dấu hiệu bất thường phải kịp thời xử lý.



25

* Ghi nhận các kết quả
Để đánh giá ảnh hưởng thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm khác nhau khi ương
cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương, chúng tôi đã ghi nhận các kết quả về: Tỷ lệ
sống, tăng trọng của cá, mức độ phân đàn, hệ số tiêu tốn thức ăn.
3.5 Phương pháp thu thập và sử lý số liệu
3.5.1 Các chỉ tiêu môi trường
Định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường: nhiệt độ và pH, 2 lần/ngày vào lúc 6
h
30 và
14
h
trong ngày.
3.5.2 Các chỉ tiêu của cá
Kết thúc thí nghiệm thu toàn bộ cá ở các bể và xác định các chỉ tiêu sau:
Xác định tỷ lệ sống (Survival rate)
Tổng số cá thể thu được
TLS (%) =
___________________________________
X 100

Tổng số cá thể thả lúc đầu
Tăng trọng (Weight Gain)
WG (mg) = W
c
– W
đ
Trong đó: W
c

là khối lượng của cá lúc thu hoạch (mg)
W
đ
là khối lượng của cá lúc thả ương (mg)
Tăng trưởng khối lượng tuyệt đối theo ngày (Daily weight Gain)


Wc – Wđ

DWG (mg/ngày)
=
t
Trong đó t là thời gian thí nghiệm
Tốc độ tăng trưởng tương đối (%/ngày) (Specific growth rate)


[(lnW
c
) – (lnW
đ
)]

SGR (%/ngày) =
___________________________
X 100

t
Tăng trưởng chiều dài (Length gain)
LG (mm) = L
c

– L
đ

Trong đó: L
đ
là chiều dài của cá trước khi thả ương (mm)
L
c
là chiều dài của cá sau khi kết thúc thí nghiệm (mm)

×