Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

ảnh hưởng của cám ủ bacillus đến sinh trưởng và tỷ lệ sống ốc bươu đồng (pila polita)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.44 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN



NGUYỄN HỒNG KHA





ẢNH HƯỞNG CỦA CÁM Ủ Bacillus ĐẾN SINH TRƯỞNG
VÀ TỶ LỆ SỐNG ỐC BƯƠU ĐỒNG (Pila polita)





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN


2014


2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN




NGUYỄN HỒNG KHA



ẢNH HƯỞNG CỦA CÁM Ủ Bacillus ĐẾN SINH TRƯỞNG
VÀ TỶ LỆ SỐNG ỐC BƯƠU ĐỒNG (Pila polita)




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs. Ts. Ngô Thị Thu Thảo

2014


ẢNH HƯỞNG CỦA CÁM Ủ Bacillus ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ
TỶ LỆ SỐNG ỐC BƯƠU ĐỒNG (Pila polita)

ABSTRACT
This study was conducted for 35 days to evaluate the effects of differen
fermented durations of rice bran with Bacillus subtillis on the growth and
survival rate of Pila polita. The experiment was arranged with three different
treatments and was run triplicates per each treatment as follow: 1). Normal
rice bran (BT), 2). Fermented rice bran with Bacillus subtillis in 3 days (3N),

3). Fermented rice bran with B. subtilus in 6 days (6N). Juvenile snails with
shell weight and height (0.8 g and 8.5 mm) were cultured at the stocking
density of 200 ind/m
2
. The results showed that after 35 days, snail weight
reached highest value in 6N diet (0.76g) and that was significant difference
(p<0.05) from normal rice bran (0.52g) or 3N diet (0.59g). Snail height and
width in 6N diet (15.58mm and 10.77mm) was significantly higher (p<0.05)
than those from normal (13.13mm and 9.5mm) and 3N treatment (13.58mm and
9.72mm). Results showed that fermentation rice bran with B. subtillis could
improve the environment conditions and growth of Pila polita.
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện trong 35 ngày nhằm đánh giá ảnh hưởng
của cám ủ Bacillus subtillis đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng
(Pila polita). Thí nghiệm được bố trí với 3 nghiệm thức khác nhau và lặp lại 3
lần là: 1). Cám bình thường (BT), 2). Cám ủ Bacillus subtillis 3 ngày (3N), 3).
Cám ủ B. subtillis 6 ngày (6N). Ốc bố trí có khối lượng trung bình là 0,18g,
chiều cao trung bình 8,89mm, chiều rộng trung bình 5,87mm. Ốc ương với mật
độ 100con/bể. Kết quả cho thấy khối lượng trung bình của ốc sau 35 ngày cao
nhất khi cho ăn bằng thức ăn cám ủ Bacillus subtilis 6 ngày (0,76g) và khác
biệt (p<0,05) so với cho ăn bằng thức ăn cám bình thường (0,52g) và cám ủ
Bacillus subtilis 3 ngày (0,59g). Trung bình chiều cao và chiều rộng khi cho ăn
bằng thức ăn cám ủ Bacillus subtilis 6 ngày (15,58mm và 10,77mm) là cao nhất
và khác biệt (p<0,05) với cho ăn bằng thức ăn cám bình thường (13,13mm và
9,5mm) và cám ủ Bacillus subtilis 3 ngày (13,58mm và 9,72mm). Trong quá
trình ương cho ăn bằng thức ăn cám ủ Bacillus subtilis 6 ngày sẽ có hệ số thức
ăn thấp nhất (0,39) so với khi cho ốc ăn cám bình thường (0,46) hoặc cám ủ
Bacillus subtilis 3 ngày (0,42). Hệ số thức ăn khi cho ăn bằng thức ăn cám ủ
Bacillus subtilis 6 ngày có khác biệt (p<0,05) với cho ăn bằng thức ăn cám
bình thường. Qua kết quả thí nghiệm thấy rằng cho ốc ăn thức ăn cám ủ


4
Bacillus subtilis 6 ngày sẽ ít tốn kém thức ăn hơn. Như vậy, bổ sung vi khuẩn
Bacillus subtilis trong khẩu phần ăn của ốc ở giai đoạn nhỏ nhằm mục đích cải
thiện môi trường và tăng khả năng tiêu hóa.
1. GIỚI THIỆU
Ốc bươu đồng là loại động vật thân mềm có dạng hình xoắn ốc, thịt
thơm ngon và được nhiều người ưa chuộng. Ngoài tự nhiên, ốc bươu đồng đang
bị cạn kiệt do sự xâm nhập của ốc bươu vàng, một phần cũng do khai thác quá
mức của con người làm cho nguồn lợi ốc bươu đồng ngày càng giảm xúc.
Ngoài ra ốc còn bị ảnh hưởng nhiều về môi trường do bi ô nhiễm và nhiễm các
chất hóa học, thuốc trừ xâu… Các nghiên cứu về ốc bươu đồng như: Nguyễn
Thanh Hà, Lê Mạnh Dũng và Ngô Thành Trung (2008) nghiên cứu hiện trạng
nuôi trồng thủy sản và đặc điểm thủy sinh một số thủy vực ở huyện Gia Lâm,
Hà Nội nhóm tác giả cho thấy ốc bươu đồng Pila polita xuất hiện với tần suất
trung bình (25 - 50 % số mẫu); Nguyễn Thị Đạt (2010) nghiên cứu ảnh hưởng
của mật độ và một số loại thức ăn lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ốc
bươu đồng Pila polita trong nuôi thương phẩm; Nguyễn Thị Bình (2011) nghiên
cứu tìm hiểu một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc bươu đồng Pila polita
và thử nghiệm kỹ thuật sản xuất giống. Có rất nhều yếu tố ảnh hưởng đến tốc
độ tăng trưởng và tỷ lệ sống như: thức ăn, các yếu tố môi trường, và các vi sinh
vật có lợi… Trong đó yếu tố vi sinh vật có ảnh hưởng rất quan trọng đến tốc độ
tăng trưởng và tỷ lệ sống của ốc. Vì thế nghiên cứu này thực hiện nhằm đánh
giá ảnh hưởng của cám gạo đã được ủ với vi khuẩn Bacillus subtillis đến tốc
độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần
làm cơ sở cho nghiên cứu sau này.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Bố trí các thí nghiệm
Nguồn gốc ốc giống: Bọc trứng ốc bươu đồng được thu từ thủy vực tự
nhiên ở Đồng Tháp và vận chuyển về Trại Thực nghiệm động vật thân mềm -

Bộ môn kỹ thuật nuôi hải sản - Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ để
ấp nở và thu giống (khối lượng trung bình 0,18g/con, chiều cao 8,89mm và
chiều rộng 5,87mm). Sau khi lựa chọn giống ốc đồng đều ta tiến hành bố trí thí
nghiệm. Thí nghiệm được bố trí trong bể composis (thể tích là 200 lít) nhưng
chỉ bố trí vào bể là 30 lít nước. Nguồn nước sử dụng được lấy từ ao nuôi cá bố
mẹ - Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ, để lắng trong 4-6 ngày, sau đó
lọc qua lưới 50µm và cho vào bể ương, hàng tuần nước được thay mới là 30%.
Mật độ ương là 200 con/m
2
.

5
0.00
1.00
2.00
3.00
4.00
5.00
6.00
7.00
BT 3N 6N
Nghiệm thức
LOG(CFU/ml)
Bacillus subtillis
Vi khuẩn tổng
Có 3 loại thức ăn được sử dụng để ương ốc, mỗi loai thức ăn được lặp lại
3 lần: 1). Cám bình thường (BT), 2). Cám ủ Bacillus subtillis 3 ngày (3N), 3).
Cám ủ B. subtillis 6 ngày (6N). Cám mịn được ủ theo công thức như sau: 10g
men Bacillus subtillis + 4kg cám + 2kg mật đường + nước (vừa sệt) và giữ ở
điều kiện nhiệt độ bình thường trong thời gian 3 ngày hoặc 6 ngày tùy theo

nghiệm thức. Sau khi ủ xong cám được sấy khô và xay nhuyễn cho qua sàng có
kích thước 200µm. Hàng ngày cho ốc ăn 2 lần (7 giờ sáng và 17 giờ chiều) với
lượng thức ăn là 3% khối lượng ốc trong bể, lượng thức ăn được thay đổi mỗi
tuần theo khối lượng ốc.
2.2 Biến động mật độ vi khuẩn của nghiệm thức (CFU/ml)
Phương pháp kiểm tra mật độ vi khuẩn (Dựa theo phương pháp của
Nguyễn Lân Dũng, 1983)
2.2.2 Biến động mật độ vi khuẩn trong thức ăn của nghiệm thức (CFU/ml)
Thức ăn sau khi được sấy khô, tiến hành phân tích mẫu thức ăn cho kết
quả mật độ Bacillus subtillis thức ăn của BT (6,5×10
4
CFU/mL) thấp hơn rất
nhiều so với 3N (8,65×10
5
CFU/mL và 6N (8,85×10
5
CFU/mL). Mật độ vi
khuẩn tổng của BT (6,2×10
5
CFU/ml) thấp hơn 3N và 6N (1,65×10
6
CFU/mL
và 2,9×10
6
CFU/mL). Kết quả cho thấy mật độ vi khuẩn trong thức ăn cũng
như trong môi trường nước điều thấp ở cám bình thường và cao ở cám ủ 3 ngày
hoặc 6 ngày (Hình 2).










Hình 2. Biến động mật độ vi khuẩn trong môi trường thức ăn
2.3. Các chỉ tiêu theo dõi
Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế vào lúc 7 giờ sáng và 14 giờ chiều hàng
ngày; các chỉ tiêu thủy lý hóa (TAN), NO
2-
, độ kiềm và pH được xác định hàng
tuần bằng bộ test SERA (Germany).
Hàng tuần khối lượng và chiều cao của ốc trong bể được cân (20
con/bể), đo để xác định tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và tương đối về khối lượng
và chiều cao. Qua đó để đánh giá tỷ lệ tăng sinh khối của ốc trong bể thí
nghiệm:

6
Tốc độ tăng trưởng khối lượng tương đối SGR
W



SGR
W
(%/ngày) = × 100

Tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối DWG
W



DWG
W
(g/ngày) =

Tốc độ tăng trưởng chiều cao tương đối SGR
L


SGR
L
(%/ngày) = × 100

Tốc độ tăng trưởng chiều cao tuyệt đối DWG
L


DWG
L
(mm/ngày) =
Trong đó:
W
1
, L
1
: Khối lượng và chiều cao tại thời điểm bố trí thí nghiệm
W
2
, L

2
: Khối lượng và chiều cao tại thời điểm thu mẫu
t: Thời gian ương (ngày)
Tỷ lệ sống (SR) của ốc theo công thức:
SR (%) = (N
2
×100)/N
1

Trong đó : SR là tỷ lệ sống (%)
N
1
là số cá thể thả ban đầu thí nghiệm (con)
N
2
là số cá thể tại thời điểm thu mẫu (con)
Hệ số tiêu tốn thức ăn cũng được tính theo các công thức:
FCR = m/P
Trong đó: m là tổng lượng thức ăn đã cho ăn (g)
P là trọng lượng ốc gia tăng (g)
Tốc độ tăng sinh khối:
Tỷ lệ tăng sinh khối (%) = × 100
Ln (L
2
) - Ln (L
1
)
t

Ln (W

2
) - Ln (W
1
)
t


W
2
- W
1

t

L
2
- L
1

t

Tăng sinh khối (g/bể)
Khối lượng đầu (g/bể)


7
Sử dụng phần mềm Excel để tính các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và
phân tích ANOVA một nhân tố trong SPSS 16.0 để so sánh thống kê các giá trị
trung bình giữa các nghiệm thức ở mức p<0,05 bằng phép thử Duncan.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Biến động các yếu tố môi trường
Nhìn chung nhiệt độ trong ngày dao động từ 26,52 – 30,40
o
C. Lum-
Kong & Kenny (1989) cho rằng ốc bươu đồng sống ở nhiệt độ dao động từ 20-
32
o
C. So với kết quả của Ngô Thị Thu Thảo và ctv. (2013) nghiên cứu cho thấy
ốc bươu đồng sống ở nhiệt độ 23 – 28
o
C.
Bảng 1. Giá trị trung bình các yếu tố môi trường của nghiệm thức
Chỉ tiêu
Nghiệm thức
BT
3N
6N
Nhiệt độ sáng (
o
C)
26,54±0,20
a
26,52±0,30
a
26,62±0,10
b
Nhiệt độ chiều(
o
C)
30,40±0,02

a

31,32±0,00
b
30,37±0,02
a
pH
7,90±0,09
a
7,81±0,15
a
7,81±0,14
a
TAN (mg/L)
0,21±0,06
b
0,14±0,03
a
0,14±0,05
a
NO
2
0,19±0,11
b
0,12±0,04
a
0,14±0,04
a
Kiềm (mgCaCO
3

/L)
95,00±14,97
a
96,00±15,30
a
89,00±16,33
a
Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05)
Nhìn chung pH giữa các nghiệm thức dao động từ 7,5 – 8. pH của BT
(7,90) cao hơn so với 3N và 6N (7,81 và 7,81). Nhưng pH giữa các nghiệm
thức không có khác biệt ý nghĩa thống kê (p>0,05). Theo Jahan et al (2001)
ngoài tự nhiên với thức ăn là thực vật thủy sinh ốc Pila globosa sống trong môi
trường pH 7,75-8,25. Kết quả nghiên cứu của Ngô Thị Thu Thảo và ctv (2013)
ốc sống ở pH 7,54-7,8. Như vậy pH của nghiệm thức phù hợp với ốc bươu.
Hàm lượng TAN ở BT (0,21mg/L) cao hơn và có khác biệt ý nghĩa
thống kê (P<0,05) so với 3N (0,14mg/L) và 6N (0,14mg/L). Diễn biến độ kiềm
trong thí nghiệm này cho thấy ốc phát triển nhanh hơn sẽ sử dụng canxi nhiều
hơn để phát triển vỏ do đó độ kiềm trong môi trường nuôi sẽ giảm xuống. Theo
Oluokun et al (2005) nghiên cứu trên ốc Archachatina marginata và thấy rằng
loài ốc này có nhu cầu cao về canxi (6-8%) để sinh trưởng khối lượng, phát
triển chiều dài và sử dụng thức ăn tốt hơn. Theo Trương Quốc Phú và ctv
(2006) thì độ kiềm thích hợp cho các đối tượng thủy sản từ 50-200
mgCaCO
3
/L.
3.2. Biến động mật độ vi khuẩn trong nước của nghiệm thức (CFU/ml)
Sau 21 ngày cho ăn, tiến hành phân tích mẫu nước cho thấy rằng mật độ
Bacillus subtillis trong nước của BT (1,5×10
2
CFU/mL) thấp hơn rất nhiều so

với 3N (1,5×10
4
CFU/mL) và 6N (2,45×10
4
CFU/mL). Mật độ vi khuẩn tổng

8
0.00
0.50
1.00
1.50
2.00
2.50
3.00
3.50
4.00
4.50
5.00
BT 3N 6N
Nghiệm thức
LOG(CFU/ml)
Bacillus subtillis
Vi khuẩn tổng
của BT (1,12×10
4
CFU/mL) thấp hơn 3N và 6N (4,2×10
4
CFU/mL và 4,3×10
4


CFU/mL). Thức ăn ở 6N có mật độ vi khuẩn Bacillus subtillis cao hơn (Hình
1).









Hình 1. Biến động mật độ vi khuẩn trong môi trường nước
3.3 Tăng trưởng của ốc bươu đồng
Khối lượng ban đầu bố trí trung bình là 0,18 g. Sau 35 ngày ương, khối
lượng của ốc ăn cám ủ 6 ngày đạt cao nhất (0,76g) và có khác biệt ý nghĩa
thống kê (p<0,05) so với BT (0,52g) và 3N (0,59g).
Bảng 5. Trung bình chiều cao, chiều rộng và khối lượng của ốc bươu đồng trong các nghiệm thức

Nghiệm thức
BT
3N
6N
Chiều cao ban đầu (mm)
Chiều cao sau 35 ngảy (mm)
Chiều rộng ban đầu (mm)
Chiều rộng sau 35 ngảy (mm
Khối lượng ban đầu (g)
Khối lượng sau 35 ngày (g)
8,92±0,29
a

13,13±0,27
a
5,89±0,37
a
9,50±0,24
a

0,18±0,02
a

0,52±0,04
a

8,83±0,26
a
13,58±0,03
a
5,86±0,16
a

9,72±0,03
a

0,18±0,00
a

0,59±0,00
a

8,93±0,06

a
15,38±0,63
b
5,87±0,05
a

10,77±0,35
b

0,18±0,01
a

0,76±0,08
b

Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05)
Chiều cao ban đầu của ốc giống ở 3 nghiệm thức tương đương nhau
(8,83 – 8,93 mm), sau 35 ngày ương trung bình chiều cao ở 6N đạt cao nhất
(15,38mm) và có khác biệt so với BT (13,13mm) và 3N (13,58mm). Chiều rộng
của ốc ban đầu là 5,86 – 5,89 mm, sau 35 ngày ương chiều rộng của ốc ở 6N
đạt cao nhất (10,77mm) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với BT
(9,5±0,24 mm) và 3N (9,72mm). Kết quả này cho thấy rằng việc cho ăn cám ủ
vi khuẩn B. subtilis 6 ngày góp phần cải thiện kích thước và khối lượng ốc
bươu đồng giống trong thời gian ương.
3.3.1 Tăng trưởng về chiều cao
Giai đoạn 15-21 ngày, tốc độ tăng trưởng chiều cao tuyệt đối của 6N
(19mm) khác biệt có ý nghĩa (p>0,5) so với BT (0,15mm). Tăng trưởng tương
đối có khác biệt (p<0,05) ở giai đoạn 22-29 ngày giữa 6N (1,29mm) và BT
(1,04mm).


9
Sau 35 ngày ương cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều cao tuyệt đối của
BT và 3N (0,12mm/ngày và 0,13mm/ngày) không có khác biệt ý nghĩa thống
kê. Ở nghiệm thức 6N (0,18mm/ngày) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
so với BT và 3N. Tốc độ tăng trưởng chiều cao tương đối của 6N (1,55%) cao
nhất và có khác biệt (p<0,05) so với BT (1,1%) và 3N (1,2%). Tốc độ tăng
trưởng tương đối sau 35 ngày co khác biệt (p<0,05) giữa 6N (1,55mm) với BT
và 3N (1,10 mm và 1,20 mm).
Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao của ốc bươu đồng theo thời gian
Ngày
Tăng trưởng tuyệt đối (mm/ngày)
Tăng trưởng tương đối (%/ngày)
BT
3N
6N
BT
3N
6N
7
14
21
28
35
0,23±0,04
a
0,15±0,02
a

0,12±0,03
a

0,10±0,02
a
0,12±0,01
a
0,27±0,06
a

0,16±0,02
ab
0,15±0,02
a
0,12±0,00
a
0,13±0,01
a
0,22±0,02
a

0,19±0,00
b
0,15±0,01
a
0,14±0,01
b
0,18±0,02
b
2,38±0,40
a
1,52±0,26
a

1,21±0,29
a
1,04±0,19
a
1,10±0,08
a
2,77±0,65
a
1,60±0,21
a
1,44±16
a
1,18±0,02
ab
1,20±0,09
a
2,28±0,23
a
1,86±0,03
a
1,45±0,09
a
1,29±0,05
b
1,55±0,13
b
Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05)
Kết quả nghiên cứu của Ngô Thị Thu Thảo và ctv. (2013), trung bình tốc
độ tăng trưởng tuyệt đối chiếu cao của ốc bươu khi cho ăn rau xanh là
0,17mm/ngày, rau xanh kết hợp TACN là 0,29mm/ngày và TACN là

0,31mm/ngày. Trung bình tốc độ tăng trưởng tương đối chiều cao của nghiệm
thức rau xanh là 2,87%, rau xanh kết hợp thức ăn công nghiệp là 4,49% và
công nghiệp là 4,64%.
3.3.2 Tăng trưởng về chiều rộng
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều rộng của 3 nghiệm thức không có
sự khác biệt (p>0,05) ở 4 lần thu mẫu đầu tiên. Chỉ có đợt thu mẫu cuối cùng ốc
ở 6N có tốc độ tăng trưởng tuyệt đối chiều rộng là cao nhất (0,14mm/ngày) và
có khác biệt ý nghĩa thống kê (p<0,05) với BT (0,1mm/ngày) và 3N
(0,11mm/ngày).
Bảng 3. Tốc độ tăng trưởng chiều rộng của ốc bươu đồng theo thoời gian
Ngày
ương
Tăng trưởng tuyệt đối (mm/ngày)
Tăng trưởng tương đối (%/ngày)
NT1
NT2
NT3
NT1
NT2
NT3
7
14
21
28
35
0,28±0,05
a
0,17±0,02
a


0,12±0,02
a
0,10±0,02
a
0,10±0,01
a
0,31±0,04
a

0,19±0,02
a
0,13±0,01
a
0,10±0,00
a
0,11±0,00
a
0,25±0,04
a

0,19±0,00
a
0,13±0,00
a
0,11±0,01
a
0,14±0,01
b
4,10±0,76
a

2,41±0,41
a
1,70±0,27
a
1,36±0,28
a
1,37±0,13
a
4,44±0,52
a
2,64±0,26
a
1,80±0,14
a
1,45±0,07
a
1,45±0,07
a
3,80±0,53
a
2,70±0,04
a
1,90±0,01
a
1,54±0,08
a
1,73±0,08
b
Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05)
Tốc độ tăng trưởng chiều rộng sau 35 ngày của 6N (1,73±0,08%) là cao

nhất và có khác biệt ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với BT và 3N (1,37±0,13%
và 1,45±0,07%). Nhìn chung, kết quả cho thấy ở 6N có tốc độ tăng trưởng tuyệt

10
đối và tương đối cao nhất và BT là thấp nhất. Như vậy bổ sung vi khuẩn
Bacillus subtillis đã có ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều rộng của ốc bươu
đồng ở giai đoạn giống.
3.3.3 Tăng trưởng về khối lượng
Giai đoạn 1-7 ngày khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Giai đoạn 8-14
tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của 6N và 3N (13,90mm và 12,56mm) cao hơn và
khác biệt ý nghĩa (p<0,05) so với BT (10,65mm). Nhìn chung ốc ở giai đoạn
đầu thì tốc tăng trưởng tuyệt đối và tương đối tương dương nhau giữa các
nghiệm thức. Như vậy giai đoạn đầu vi khẩn Bacillus subtillis tác dụng lên
chưa tốt và mật độ vi khuẩn phát triển chưa cao.

Sau 35 ngày, tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối của ốc ở 6N
(16,61/ngày) cao hơn 3N (11,72mg/ngày) và BT (9,61mg/ngày).
Bảng 4. Tốc độ tăng trưởng khối lượng của ốc bươu đồng theo thời gian
Ngày
ương
Tăng trưởng tuyệt đối (mg/ngày)
Tăng trưởng tương đối (%/ngày)
BT
3N
6N
BT
3N
6N
7
14

21
28
35
14,35±1,10
a
10,65±0,93
a
9,24±1,15
a
8,63±0,21
a
9,61±1,57
a
16,99±2,35
a
12,56±0,95
b
9,97±1,22
a
9,32±0,28
a
11,72±0,04
a
13,65±4,24
a
13,90±0,85
b
10,43±0,37
a
11,74±0,75

b
16,61±2,15
b
6,40±0,88
a
4,35±0,53
a
3,50±0,30
a
3.06±0,19
a
3,03±0,47
a
7,36±0,77
a
4,95±0,25
a
3,73±0,30
a
3,25±0,05
a
3,44±0,02
a
6,15±1,76
a
5,31±0,38
b
3,84±0,18
a
3,74±0,22

b
4,15±0,22
b
Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05)
Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng sau 35 ngày cao nhất ở 6N
(4,15±0,22%) và khác biệt ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với BT (3,44±0,47 %)
và 3N (3,03±0,02 %). Tương đương kết quả Ngô Thị Thu Thảo và ctv (2013),
trung bình tốc độ tăng trưởng tuyệt đối khối lượng của ốc bươu khi cho ăn rau
xanh là 4,91± 0,02 mg/ngày, rau xanh kết hợp thức ăn công nghiệp là 11,44±
0,96 mg/ngày và công nghiệp là 13,78± 0,57 mg/ngày. Kết quả trên cũng cho
thấy việc bổ sung vi khuẩn Bacillus subtillis có ảnh hưởng đến tốc độ tăng
trưởng khối lượng của ốc bươu đồng ở giai đoạn giống. Bổ sung vi khuẩn
Bacillus subtillis sẽ giúp cho tốc độ tăng trưởng khối lượng của ốc bươu tốt
hơn.
3.4 Tỷ lệ sống, hệ số thức ăn, hiệu quả sử dụng thức ăn của ốc bươu đồng
sau 35 ngày ương
Giai đoạn ngày 1-7 tỷ lệ sống ở cả 3 nghiệm thức đều giảm mạnh, ngyên
nhân là do ốc chưa thích ứng với điều kiện thay đổi của môi trường sống. Tỷ lệ
sống ở giai đoạn 8 ngày trở về sau luôn ổn định và giảm không đáng kể (Hình
5).

11
80
85
90
95
100
1 7 14 21 28 35
Ngày
Tỷ lệ sống (%)

BT
3N
6N








Hình 3. Tỷ lệ sống của ốc bươu đồng
Tỷ lệ sống của ốc cho ăn cám ủ 3 ngày (90,00±2,66%) và 6 ngày
(89,70±4,16%) cao hơn cho ăn cám bình thường (88,00±2,00%) tuy nhiên sự
khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Ngô Thị Thu Thảo et al (2012), thu được
kết quả là việc bổ sung chế phẩm sinh học trong ương nghêu (Meretrix lyrata)
giai đoạn giống sẽ làm tăng tỷ lệ sống của nghêu.
Bảng 6. Trung bình tỷ lệ sống, tỷ lệ tăng sinh khối, hệ số thức ăn và hiệu quả sử dụng thức ăn của
ốc bươu đồng trong các nghiệm thức

Nghiệm thức
BT
3N
6N
Tỷ lệ sống (%)
Tỷ lệ tăng sinh khối (%)
Hệ số thức ăn
88,00±2,00
a
91,91±12,45

a
0,46±0,01
b
90,00±2,65
a
113,66±5,64
ab
0,42±0,01
a
89,70±4,16
a
137,28±18,31
b
0,39±0,02
a
Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05)
Tỷ lệ tăng sinh khối của 6N (137,28±18,31%) là cao nhất và có khác biệt
(p<0,05) với BT (91,91±12,45%). Kết quả này có giá trị thực tiễn khi ủ cám với
vi khuẩn Bacillus subtilis đã có tác dụng tích cực lên tốc độ tăng trưởng khối
lượng cũng như tỷ lệ tăng sinh khối của ốc.

Hệ số thức ăn ở 6N là thấp nhất (0,39±0,02) và cao nhất ở BT
(0,46±0,01). Như vậy bổ sung cám gạo ủ B. subtilis trong 6N sẽ giúp giảm hệ
số thức ăn. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Đạt (2010) thì hệ số thức ăn khi
nuôi ốc bươu đồng từ 1,85-5,59 trong thời gian 4 tháng. Kết quả thí nghiệm cho
thấy ốc bươu đồng giai đoạn nhỏ có hệ số thức ăn thấp.
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN
Sau 35 ngày nuôi, khối lượng (0,76g), chiều cao và chiều rộng
(15,58mm và 10,77mm) của ốc cho ăn bằng cám ủ Bacillus subtilis trong 6

ngày cao hơn so với cám bình thường (0,52g) hoặc cám được ủ 3 ngày.

12
Cho ăn bằng cám ủ Bacillus subtilis 6 ngày sẽ có hệ số thức ăn thấp nhất
(0,39) so với khi cho ốc ăn cám bình thường (0,46) hoặc cám ủ 3 ngày (0,42).
4.2. KIẾN NGHỊ
Ủ cám gạo với Bacillus subtilis trong 6 ngày và cho ốc bươu đồng ăn sẽ
góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lum-Kong A. and Kenny J.S. 1989. The reproductive biology of the ampullariid snail
Pomacea urceus (Müller). Journal of Molluscan Studies 55: 53-65.
Ngô Thị Thu Thảo, Lê Ngọc Việt và Lê Văn Bình, 2013. Ảnh hưởng của rau xanh và
thức ăn công nghiệp đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng giống (Pila
polita) giai đoạn giống. Tạp Chí Khoa Học Trường Đại học Cần Thơ. Phần B:
Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học: 28 (2013): 151-156.
Ngô Thị Thu Thảo, Đào Thị Mỹ Dung và Võ Minh Thế , 2012. Ảnh hưởng của việc
bổ sung chế phẩm sinh học đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghêu (Meretrix
lyrata) giai đoạn giống. Tap chí khoa học 2012-21b. Trường Đại Học Cần Thơ:
97-107.
Nguyễn Thanh Hà, Lê Mạnh Dũng và Ngô Thành Trung, 2008. Hiện trạng nuôi trồng
thủy sản và đặc điểm thuy sinh một số thủy vực ở huyện Gia Lâm, Hà Nội. Tạp
chí Khoa học và Phát triển. Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội, Tập VI, Số 3:
268 – 273.
Nguyễn Lân Dũng, 1983. Thực tập vi sinh vật học. Nhà xuất bản Đại Học và Trung
Học chuyên nghiệp Hà Nội, 368 trang.
Nguyễn Thị Bình, 2011. Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc bươu
đồng Pila polita và thử nghiệm kỹ thuật sản xuất giống. Luận văn thạc sĩ.
Trường đại học Vinh. 105 trang.
Nguyễn Thị Đạt. 2010. Ảnh hưởng của mật độ và một số loài thức ăn lên tốc độ trăng

trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng Pila polita trong nuôi thương phẩm.
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 77 trang.
Oluokon J.A., A.J. Omole and O. Fapounda. 2005. Effects of increasing the level of
calcium supplementation in the diets of growing snail on performance
characteristics. Research Journal of Agriculture and Biological Sciences 1 (1):
76-79.
Jahan S.M, M. Shahida Akter, M. Moniruzzaman Sarker, M. Redwanur Rahman and
M. Nasiruddin Pramanik. 2001. Growth ecology of Pila globosa (Swainson)
(Gastropoda: Pilidae) in simulated habitat. Pakistan Journal of Biological
Sciences 4 (5) : 581 – 584.
Trương Quốc Phú và Vũ Ngọc Út, 2006. Quảng Lý Chất Lượng Nước Áo Nuôi Thủy
Sản. Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ. 62 Trang.

×