Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

khảo sát các chỉ tiêu sinh sản và tăng trưởng của các nguồn cá sặc rằn (trichogaster pectoralis regan, 1910)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.39 KB, 14 trang )



1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN



NGÔ HOÀNG VINH


KHẢO SÁT CÁC CHỈ TIÊU SINH SẢN VÀ TĂNG
TRƯỞNG CỦA CÁC NGUỒN CÁ SẶC RẰN
(Trichogaster pectoralis Regan, 1910)






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN







2014




2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN



NGÔ HOÀNG VINH


KHẢO SÁT CÁC CHỈ TIÊU SINH SẢN VÀ TĂNG
TRƯỞNG CỦA CÁC NGUỒN CÁ SẶC RẰN
(Trichogaster pectoralis Regan, 1910)





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN


TS. BÙI MINH TÂM






2014


3



KHẢO SÁT CÁC CHỈ TIÊU SINH SẢN VÀ TĂNG
TRƯỞNG CỦA CÁC NGUỒN CÁ SẶC RẰN
(Trichogaster pectoralis Regan, 1910)
Ngô Hoàng Vinh

Khoa Thủy sản, Trường Đại Học Cần Thơ
ABSTRACT
This studying choosing maturity judged ability of fecundity and growth of Snakeskin
Gourami in Ca Mau, Dong Thap, Thailand places. The broodstocks were selected 10
pairs each source and fry were rearing 30 days with density 800 ind/m
2
. The results
showed the reproduction percentages of Dong Thap, Ca Mau were higher than Thailand
with the figures 100%, 100%, 90% respectively. The figures do not illustrated significant
differences incubation percentages, fertilization percentages from Ca Mau (88%,
81,7%), Dong Thap (89%, 82,7%), but they had significant differences with Thailand
(92%, 87,3%) (p<0,05). The eggs size, hatching time, medicine affecting time, relative
fecundity among Ca Mau, Dong Thap, Thai Lan were not significant differences. The
specific rate growth length of fry were significant differences among Thailand, Ca Mau,
Dong Thap. The relative growth of fry were increased 5,59 – 6,69% mm/day that had
significant differences (p<0,05) in all of fish sources. In addition, the absolute
decundity of fry Snakeskin Gourami in Ca Mau (0,67 ± 0,12mm/day), Dong Thap (0,74
± 0,36) had not significant differences that opposited with Thailand (0,96 ± 0,12

mm/ngày. The relatively growth (SRGL) of Thailand broodstock were higher than Ca
Mau, Dong Thap broodstock that had significant differences with Ca Mau and Dong
Thap. The finally, the survival percentages of Snakeskin Gourami were 15,2 to 23,1% in
Ca Mau, Dong Thap, Thailand that had not significant differences in 30 days.
Keywords: Trichogaster pectoralis, growth, fecundity, fish sources
Title: Study on the reproductive and growth paramameter of different snakeskin
gourami (Trichogaster pectoralis Regan, 1910) sources
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm đánh giá về các chỉ tiêu sinh sản và tăng trưởng của ba nguồn cá
sặc rằn Cà Mau, Đồng Tháp, Thái Lan. Mỗi nguồn cá được cho sinh sản 10 cặp cá, và
bố trí ương cá bột trên bể lót bạc với mật độ 800con/m
2
đến 30 ngày tuổi. Kết quả
nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đẻ của ba nguồn cá cao từ 90% trở lên. Đối với tỷ lệ nở và tỷ


4

lệ thụ tinh của nguồn cá Thái Lan là cao nhất với 92% và 87,3% khác biệt có ý nghĩa
(p<0,05) với hai nguồn cá Cà Mau và Đồng Tháp. Các chỉ tiêu sinh sản khác về kích
thước trứng, thời gian phát triển phôi, thời gian hiệu ứng thuốc sức sinh sản thực tế của
ba nguồn cá không khác biệt (p>0,05). Tốc độ tăng trưởng tương đối SRG và tuyệt đối
DWG của cá Thái Lan là cao nhất (23,1 %mg/ngày, 11,1 mg/ngày). Tốc độ tăng trưởng
tuyệt đối DLG giữa nguồn Cà Mau (0,67 ± 0,12mm/ngày) và Đồng tháp (0,70 ± 0,36)
không khác biệt, nhưng khác biệt so với nguồn Thái Lan( 0,96 ± 0,12 mm/ngày). Tốc độ
tăng trưởng tương đối SRGL của nguồn cá Thái Lan lớn hơn và khác biệt (p<0,05) so
với hai nguồn còn lại. Tỷ lệ sống sau 30 ngày ương của ba nguồn cá nguồn cá dao động
từ 15,2 – 23,1% không khác biệt nhau (p>0,05).
Từ khóa: Trichogaster pectoralis, sinh sản, tăng trưởng, nguồn cá
1 GIỚI THIỆU

Cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis Regan, 1910) có kích thước nhỏ so với nhiều
loài cá nuôi hiện nay. Tuy nhiên, cá có chất lượng thịt thơm ngon nên rất được ưa
chuộng, có giá trị cao trên thị trường (Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành,
2013). Trong tự nhiên cá sống ở các vùng ruộng lúa, vùng trũng, rừng tràm thuộc
các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ, Sóc Trăng… Nguồn cá tự
nhiên được khai thác vào khoảng tháng 1 đến tháng 5 âm lịch, sản lượng khai
thác chiếm tới 15-20% tổng số cá đồng. Cá được sử dụng dưới dạng cá tươi hay
chế biến thành khô và được tiêu thụ ở ĐBSCL, một số tỉnh miền Đông Nam Bộ
(Lê Như Xuân, 1997). Ngày nay nguồn lợi cá đồng tự nhiên không còn nhiều như
xưa, trong đó có nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao, cho chất lượng sản phẩm
ngon và sản lượng lớn như: cá sặc rằn, cá lóc, cá trê đã giảm đáng kể do việc khai
thác và đánh bắt của người dân quá mức. Giá cá sặc rằn trên thị trường hiện nay
dao động từ 60.000 - 80.000đ/kg (cỡ 6 - 10con/kg) và cá khô từ 250.000 -
300.000đ/kg tùy theo kích cỡ (www.thuysanvietnam.com.vn).
Hiện nay, cá sặc rằn được nuôi với mức độ thâm canh trong ao đất nhiều ở các
tỉnh Đồng Tháp, Cà Mau, An Giang, sản lượng mỗi năm cung cấp cho thị trường
khá cao. Nguồn cá giống chủ yếu được sản xuất nhân tạo từ các nguồn cá khác
nhau của từng địa phương mà chủ yếu là hai nguồn cá Đồng tháp và Cà Mau. Tuy
nhiên một số vấn đề mà trong sản xuất và nuôi cá sặc rằn thương phẩm ở ĐBSCL
của người sản xuất đã và đang gặp phải như: chất lượng con giống bị suy thoái,
kích cở cá thương phẩm nhỏ, năng suất thấp, thân cá mỏng. Xuất phát từ thực tiễn
trên đề tài “Khảo sát các chỉ tiêu sinh sản và tăng trưởng của các nguồn cá


5

sặc rằn (Trichogaster pectoralis Regan, 1910)” được thực hiện để cung cấp
thông tin khoa học và phục vụ cho công tác lựa chọn giống sau này.
2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu:

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2014 tại trại cá giống
thuộc quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
2.2 Nguồn cá
Nghiên cứu thực hiện trên các nguồn cá bao gồm, cá sặc rằn Việt Nam (cá sặc
rằn từ rừng tràm chim Đồng Tháp, cá sặc rằn từ rừng U Minh Cà Mau) và nguồn
cá sặc rằn được nhập từ Thái Lan. Cá bố mẹ có trọng lượng từ 80 - 150 gam đã
được thu về và nuôi vỗ từ trước tại trại cá với cùng một loại thức ăn và cùng một
điều kiện chăm sóc.
2.3 Bố trí thí nghiệm
2.3.1 Kích thích cá sinh sản và khảo sát các chỉ tiêu sinh sản
Thí nghiệm có 3 nghiệm thức (3 nguồn cá sặc rằn), mỗi nghiệm thức cho sinh sản
10 cặp cá. Mỗi cặp Cá được bố trí vào bao nilon (0.6x1m) được treo trên khung
hình vuông (50 x 50cm) làm bằng tre, nước trong bao khảng 30 cm và mỗi bao có
bố trí thêm một lá môn làm giá thể cho cá đẻ. Cá bố mẹ được kích thích sinh sản
bằng HCG kết hợp với não thùy với 1 liều tiêm cho cá đực và cái theo liều lượng
3.000 UI HCG + 1 mg não thùy cho 1kg cá cái, cá đực được tiêm cùng thời gian
với cá cái với ½ liều của cá cái. Liều lượng kích thích tố được sử dụng như nhau
cho các nguồn cá thí nghiệm. Cá đẻ xong tiến hành thu trứng cân đếm các chỉ tiêu
và đưa vào bể ấp. Trứng của các cặp cá bố mẹ có cùng nguồn gốc sẽ được trộn lại
ấp chung với nhau. Bể ấp là thau nhựa đường kính 50 cm, mật độ ấp khoảng
50.000 - 60.000 trứng/thau. Trong khoảng thời gian ấp có sục khí để đảm bảo
lượng oxy cho trứng phát triển. Định kỳ thay nước cho bể ấp khoảng 2 - 3
lần/ngày. Lấy ngẫu nhiên 100 trứng đại diện cho ba nguồn cá cho vào từng khay
ấp riêng (lập lại 3 lần) để theo dõi các chỉ tiêu sinh sản
Các chỉ tiêu theo dõi:
- Thời gian hiệu ứng thuốc: Thời gian tính từ tiêm thuốc đến thời điểm cá đẻ
trứng.
- Thời gian phát triển phôi: thời gian từ lúc cá đẻ đến khi trứng nở.
- Tỷ lệ cá đẻ (%) = 100 x (số cá đẻ trứng / tổng số cá tham gia sinh sản).



6

- Tỷ lệ thụ tinh (%) = 100 x (số trứng thụ tinh / số trứng quan sát).
- Kích thước trứng của ba nguồn cá được đo ngẫu nhiên 30 trứng bằng kính nhìn
nổi.
- Sức sinh sản thực tế (số trứng/g ) = số lượng trứng cá đẻ ra/ trọng lượng cá đẻ.
- Tỷ lệ nở (%) = 100 x (số trứng nở/số trứng thụ tinh).
2.3.2 Ương cá giai đoạn từ bột lên giống
Cá bột của 3 nghiệm thức sau 2 ngày tuổi được bố trí ngẫu nhiên (3 lần lặp lại)
vào 9 bể lót bạc (diện tích bể 2x2x1m) với mật độ 800con/

m
2
, được ương trong
30 ngày. Trong tuần lễ đầu cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp AQUAFEED
dạng bột 40% đạm + với lòng đỏ trứng (100% trọng lượng thân) cho ăn 4
lần/ngày (7h, 10h 14h, 18h) . ngày thứ 7 trở đi cho cá ăn thức bột đậm đặc 40%
đạm với 3 - 4 lần/ngày (7h, 12h, 5h), khoảng 25 - 50% trọng lượng thân. Bể ương
được thay nước 1 - 2 lần/ tuần khoảng 10% lượng nước trong bể. Kết thúc thí
nghiệm thu cá cân trọng lượng và đo kích thước chiều dài để tính tốc độ tăng
trưởng.
Các chỉ tiêu theo dõi:
- Nhiệt độ (theo dõi 2 lần/ngày) pH (đo 1 lần/tuần) bằng máy đo HANNA, TAN
được theo dõi 1 lần/tuần bằng bộ test Kit Serra.
- Tăng trọng của cá (WG: Weight Gain) là WG (mg) = W
c
- W
d
.

W
c
, W
d
: Giá trị khối lượng trung bình của cá tại thời điểm cuối và ban đầu giai
đoạn thí nghiệm.
- Tăng chiều dài của cá LG= L
c
- L
d
.
L
c
, L
d
: Giá trị khối lượng trung bình của cá tại thời điểm cuối và ban đầu giai
đoạn thí nghiệm.
- Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối/ngày theo khối lượng DWG (mg/ngày) = W
f
-
W
i
/T.
- Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối/ ngày theo chiều dài DLG (mm/ngày) = L
f
- L
i
/T.
trong đó: T là thời gian thí nghiêm, W
f

, L
f
là khối lượng và chiều dài cuối, W
i
, L
i

là khối lượng và chiều dài đầu.
- Tốc độ tăng trưởng tương đối theo khối lượng SRG (%/ngày) = (lnW
f
-
lnW
i
/T)x100.
- Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài SRGL (%/ngày) = (lnL
f
– lnL
i
)/100.
- Tỷ lệ sống (%) = (số lượng cá thu hoạch / số cá ban đầu) x 100.
2.4 Phương pháp phân tích số liệu


7

Số liệu sau khi thu thập các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn được xử lý bằng
chương trình Excel. So sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức bằng phương
pháp phân tích ANOVA 1 nhân tố với phần mềm SPSS 16.0 ở mức tin cậy
p<0.05.
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Kích thích cá sinh sản và khảo sát các chỉ tiêu sinh sản
3.1.1 Các chỉ tiêu sinh sản của các nguồn cá sặc rằn

Bảng 3.1 Chỉ tiêu sinh sản của các nguồn cá sặc rằn


Chỉ tiêu sinh sản
Nguồn cá
Cà Mau
Đồng Tháp
Thái Lan
Tỷ lệ cá đẻ (%)
100
100
90
Thời gian hiệu ứng
thuốc (giờ)
18 giờ 20 phút
18 giờ 30 phút
18 giờ 20 phút
Sức sinh sản thực tế
(trứng/g)
189,6 ± 32,6
a
194,2 ± 47,1
a
205,5 ± 47,00
a
Tỷ lệ thụ tinh (%)
81,7 ± 2,51

a
82,7 ± 1,52
a
87,3 ± 2,08
b
Tỷ lệ nở (%)
88 ± 2,0
a
89 ± 1,0
a
92 ± 1,5
b
Kích thước trứng
(mm)
0,94 ± 0,69
a
0,94 ± 0,67
a
0,92 ± 0,69
a
Thời gian phát triển
phôi (giờ)
21 giờ 20 phút
21 giờ 20 phút
21 giờ 20 phút
Ghi chú: giá trị thể hiện là số liệu trung bình và độ lệch chuẩn. giá trị trong cùng một hàng theo
sau bởi các chữ cái khác nhau (a , b) thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
Thời gian phát triển phôi
Thời gian phát triển phôi của 3 nguồn cá là giống nhau đều ở 21 giờ 20 phút với
khoảng nhiệt độ từ 28,5 - 30

0
C. Theo Nguyễn Văn Kiểm (1999), trích bởi Huỳnh
Thanh Lắm (2000), trong điều kiện nhiệt độ 27 - 29
0
C thời gian phát triển phôi
cá sặc rằn nằm trong khoảng 20 - 23 giờ.
Thời gian hiệu ứng thuốc
Thời gian hiệu ứng thuốc của 3 nguồn cá Cà Mau, Đồng Tháp, Thái Lan trong thí
nghiệm lần lược là 18 giờ 20 phút, 18 giờ 30 phút, 18 giờ 20 phút, được tiêm
cùng một loại và lượng hoocmon (3000UI + 1 mg não) nhiệt độ thí nghiệm nằm
trong khoảng 28 - 29,5
0
C. Kết quả trên cho thấy, khoảng trên lệch giữa thời gian


8

hiệu ứng thuốc của 3 dòng cá là không dài. Theo Nguyễn Văn Kiểm (2004), ở
nhiệt độ 28 - 30
0
C thời gian hiệu ứng thuốc của cá sặc rằn khoảng 18 - 20 giờ. Lê
Như Xuân (1997), sử dụng HCG đơn thuần kích thích sinh sản cá sặc rằn thời
gian hiệu ứng thuốc 18 giờ 5 phút. Thời gian hiệu ứng thuốc còn phụ thuộc vào
loại và liều lượng kích dục tố cho cá (Lê Như Xuân 1997).
Tỷ lệ đẻ
Kết quả bảng 3.1 cho ta thấy tỷ lệ đẻ của nguồn cá Cà Mau và Đồng Tháp rất cao
đạt 100%, riêng nguồn cá Thái Lan tỷ lệ chỉ 90%. Theo Phạm Văn Thái (2009),
Kích thích cá sặc rằn đẻ bằng HCG với liều 3000UI +1 mg não thùy cho tỷ lệ đẻ
là 61,8 – 70 % . Liều lượng hoocmon đủ để kích thích cá sinh sản cộng với sự
thành thục tốt của buồng trứng và kích thước trứng đồng đều nhau thì cá sẽ cho tỷ

lệ đẻ cao.
Kích thước trứng
Kích thước trứng của 3 nguồn cá thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05), dao động từ 0,92 - 0,94 mm kích thước trứng của 3 nguồn cá tương đối
đồng đều. Kích thước trứng của hai nguồn cá Cà Mau và Đồng Tháp là bằng nhau
với 0,94 mm, Thái Lan có kích thước trứng nhỏ nhất với 0.92 mm. Theo Nguyễn
Văn Kiểm (2004), đường kính trứng của cá sặc rằn sau khi trương nước khoảng
0,9 - 1 mm. Kết quả cho thấy kích thước trứng của ba nguồn cá có trên lệch với
nhau là do trọng lượng của cá Thái Lan là nhỏ hơn so với Cà Mau và Đồng Tháp.
Sức sinh sản thực tế
Đối với chỉ tiêu về sức sinh sản thực tế thì ở cả 3 nguồn cá đều có sức sinh sản
cao dao động từ 189,6 - 205,5 trứng/g, nguồn cá Thái Lan có sức sinh sản cao
nhất là 205,5 trứng/g, Cà Mau là 189,6 trứng/g, sức sinh sản giữa các nguồn cá
đều khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Theo Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh
Thành (2013), thì cá sặc rằn có sức sinh sản dao động 200 - 300 trứng/g. Sức sinh
sản cá sặc rằn cao so với một số loài cá khác như cá tra 40 - 50 trứng/g , cá trê 40
- 50 trứng/g (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm 2013).
Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở
Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của cá sặc rằn Thái Lan khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05) so với cá sặc rằn Đồng Tháp và Cà Mau, giữa nguồn cá Đồng Tháp và
Cà Mau thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) . Tỷ lệ thụ tinh và nở của các
nguồn cá khá cao lần lượt dao động là 81,7 - 87,3%, 88 - 92%. Theo nghiên cứu


9

của Phạm Văn Thái (2009), tiêm cá ở mức 3000UI/kg + 1.5 não cho tỷ lệ thụ tinh
lần lượt là 72,3 - 79,6 %, 90,3 - 94,7 %. Nghiên của Lê Như Xuân (1997), khi sử
dụng 1000UI HCG + 0,54 mg não thùy cho kết quả khá cao với tỷ lệ thụ tinh là
93%, tỷ lệ nở 91,7%. Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở có thể ảnh bởi liệu lượng kích dục

tố và nguồn cá bố mẹ. Theo Trần Quốc Lộc (2012), nghiên cứu trên các dòng cá
rô Đồng Tháp, Hậu Giang, Cà Mau, thì cho kết quả tỷ lệ nở và tỷ lệ thu tinh của
các dòng cũng khác nhau.
3.2 Ương cá sặc rằn từ bột lên giống
3.2.1 Các chỉ tiêu môi trường
Bảng 3.2 Các chỉ tiêu môi trường trong thí nghiệm

Nghiệm
thức
Nhiệt độ (
0
C)
pH

TAN
mg/L
Sáng
Chiều
Sáng
Chiều
Cà Mau
28,5 ± 0,06
31,1 ± 0,14
7,1 ± 0,07
8,8 ± 0,01
0,29 ± 0,07
Đồng Tháp
28,4 ± 0,02
31,04 ± 0,08
7,02 ± 0,03

8,8 ± 0,02
0,33 ± 0,07
Thái Lan
28,5 ± 0,01
31,04 ± 0,01
7,05 ± 0,33
8,9 ± 0,01
0,29 ± 0,07
Qua bảng 3.2 ta thấy nhiệt độ trung bình của ba nghiệm thức buổi sáng dao động
từ 28,4
0
C đến 28,5
0
C và buổi chiều từ 31,04
0
C đến 31,1
0
C. pH buổi sáng là
7,02, buổi chiều là 8,9; còn TAN dao động từ 0,29 mg/L đến 0,33 mg/L. Theo
Nguyễn Văn Kiểm (2005), nhiệt độ thích hợp cho cá sặc rằn phát triển và sinh
trưởng là từ 24 - 30
0
C nhưng cá có thể chiệu đựng được nhiệt độ là: 11 - 31
0
C.
pH thích hợp cho động vật thủy sản thủy sản là từ 6,5 - 9, pH quá cao hay quá
thấp đều ảnh hưởng đến sự phát triển của thủy sinh vật (Trương Quốc Phú
(2006)). Theo QCVN 38 (2011), hàm lượng TAN < 1mg/L là khoảng thích hợp
cho thủy sinh vật tồn tại. Nhìn chung các yếu tố môi trường ương ở bảng 3.2 đều
thích hợp cho sự phát triển của cá sặc rằn.

3.2.2 Tỷ lệ sống
Qua hình 1 ta thấy tỷ lệ sống của nguồn cá Cà Mau là lớn nhất với 23,1 ± 5,5%,
kế đến đó là Đồng tháp 21,2 ± 2,26% và thấp nhất là Thái Lan với 15,2 ± 3,15%.
Tuy nhiên, sự khác biệt giữa 3 nguồn cá trên khác biệt không có nghĩa thống kê
(p>0,05). Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Quyên (2013), thì tỷ lệ sống


10

của các dòng cá rô đồng khác nhau thì cũng không có sự khác biệt. Tóm lại, tỷ lệ
sống không ảnh hưởng tới sự khác nhau của 3 nguồn cá Cà Mau, Thái Lan, Đồng
Tháp.
0
5
10
15
20
25
30
Cà Mau Đồng Tháp Thái Lan
Nguồn cá
Tỷ lệ sống (%)
Cà Mau
Đồng Tháp
Thái Lan

Hình 1. Tỷ lệ sống của các nguồn sặc rằn
3.2.2 Tăng trưởng về khối lượng
Bảng 3.2 Tăng trưởng về khối lượng của cá sặc rằn



Chỉ tiêu

Nguồn cá
Cà Mau
Đồng Tháp
Thái Lan
Khối lượng ban đầu (mg)
0,19
0,18
0,18
Khối lượng sau (mg)
161,1 ± 28,92
a
193,7 ± 9,03
a
295,2 ± 25,82
b
Tăng trưởng về khối lượng (mg)
160,9 ± 10,7
a
193,5

± 9,02
a
295,0 ± 35,81
b
Tốc độ tăng trưởng về khối lượng
tuyệt đối DWG (mg/ngày)
5,4 ± 1,15

a
6,5 ± 0,30
a
9,8 ± 2,52
b
Tốc độ tăng trưởng khối lượng
tương đối SGR (%/ngày)
22,5 ± 0,63
a
22,6 ± 0,96
a
23,1 ± 0,77
b
Ghi chú: giá trị thể hiện là số liệu trung bình và độ lệch chuẩn. giá trị trong cùng một hàng theo
sau bởi các chữ cái khác nhau (a , b) thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
Ương cá bột là quá trình quan trọng giúp cá sinh trưởng tốt trước khi chúng ta
tiến hành nuôi thương phẩm. Sau 30 ngày ương kết quả tăng trưởng về khối
lượng của các nguồn cá sặc rằn được trình bày ở bảng 3.2. Kích thước ban đầu bố
trí thí nghiệm của các nguồn cá chênh lệch nhau không lớn dao động trong


11

khoảng 0,18 – 0,19 mg, Cà Mau có khối lượng lớn nhất là 0,19 mg, nguồn cá
Đồng Tháp và Thái Lan. Sau 30 ngày ương thì có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p<0,05) về khối lượng tăng thêm củng như là tốc độ tăng trưởng khối lượng
tương đối cũng như là tuyệt đối giữa nguồn cá Thái Lan với nguồn cá Cà Mau và
Đồng Tháp, nhưng giữa nguồn cá Cà Mau và Đồng Tháp, thì khác biệt không có
ý nghĩa thống kê (p>0,05). Theo Lê Như Xuân (1997), ương cá sặc rằn đến 30
ngày tuổi trên bể xi măng với mật độ 900 con/m

2
, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối là
12mg/ngày trong khi đó tăng trưởng tuyệt đối là 23,24%/ngày, kết quả của tác giả
cao hơn nghiên cứu cao hơn so với 3 nguồn cá thí nghiệm trên. Theo Duham
(2004), tăng trưởng của cá trong từng giai đoạn ương là do sự khác biệt giữa các
đặc điểm riêng và yếu tố di truyền của mỗi dòng.
3.2.3 Tăng trưởng về chiều dài
Bảng 3.3 Tăng trưởng về chiều dài của cá sặc rằn


Chỉ tiêu
Nguồn cá
Cà Mau
Đồng Tháp
Thái Lan
Chiều dài ban đầu (mm)
3,3 ± 0,09
a
3,4 ± 0,12
a
3,4 ± 0.2
a
Chiều dài cuối (mm)
23,4 ± 0,40
a
24,6

± 0,97
a
32,2


± 0,67
b
Tăng trưởng về chiều dài (mm)
20,1 ± 0,37
a
21,2 ± 1,08
a
28,8 ± 0,65
b
Tốc độ tăng trưởng về chiều dài tuyệt đối
DLG (mm/ngày)
0,67 ± 0,12
a
0,70 ± 0,36
a
0,96 ± 0,12
b
Tốc độ tăng trưởng chiều dài tương đối
SGRL (%/ngày)
6,5 ± 0,53
a
6,6 ± 0,14
a

7,4 ± 0,36
b
Ghi chú: giá trị thể hiện là số liệu trung bình và độ lệch chuẩn. giá trị trong cùng một hàng theo
sau bởi các chữ cái khác nhau (a , b) thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
Chiều dài ban đầu lúc bố trí của 3 nguồn cá là khác biệt không có ý nghĩa thống

kê (p>0,05). Sau 30 ngày ương thì chiều dài của 3 nguồn cá khác biệt có ý nghĩa
(p<0,05), tốc độ tăng trưởng về chiều dài tuyệt đối của nguồn cá Thái Lan (0,96 ±
0,12) là lớn nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với Đồng Tháp (0,70 ± 0,36)
và Cà Mau (0,67 ±0,12), tuy nhiên 2 nguồn Cà Mau và Đồng Tháp lại khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài
của nguồn cá Thái Lan cũng khác biệt so với hai nguồn cá Đồng Tháp và Cà
Mau. Nghiên cứu của Lê Như Xuân (1997), sau 30 ngày ương cá sặc rằn với mật
độ 900 con/m
2
cho kết quả về tốc độ tăng trưởng tương đối và tuyệt đối về chiều
dài lần lượt là 6,4%/ngày, 0,876 mm/ngày. Theo Hồ Hoài Hận (2013), khi ương


12

cá sặc rằn trong ao đất với mật độ 500 con/m
2
cho kết quả tăng trưởng tuyệt đối
giữa các ao dao động trong khoảng 0,8 – 1,2 mm/ngày. Kết quả nghiên cứu trên
không trên lệch nhiều so với kết quả của một số tác giả trước đó, nhưng sự khác
biệt này có thể lý giải là do mật độ ương, thức ăn hệ thống ương và chế độ chăm
sóc khác nhau nên cũng khác nhau. Nghiên cứu khác của Thị Xà Vương (2013),
trên các dòng cá rô đồng khác nhau cũng cho kết quả khác biệt có ý nghĩa thống
kê về tốc độ tăng trưởng tuyệt đối tương đối về chiều dài của các dòng cá rô. Vậy
có thể kết luận là sự khác nhau giữa các nguồn cá khác nhau cũng ảnh hưởng đến
tăng trưởng của chúng.
4 KẾT LUẬN
- Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của nguồn cá Thái Lan khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05) so với hai nguồn cá Cà Mau và Đồng Tháp.
- Sau 30 ngày ương tốc độ tăng trưởng tương đối, tuyệt đối về khối lượng của

nguồn cá Thái Lan khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với cá Đồng Tháp
và Cà Mau.
- tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và tương đối về chiều dài của nguồn cá Thái Lan
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với cá Đồng Tháp và Cà Mau.
- Tỷ lệ sống của 3 nguồn cá từ 5,2 - 23,1% khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05).
5 ĐỀ XUẤT
Tiếp tục nghiên cứu sự ảnh hưởng của ba nguồn cá đến hệ số thành thục.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Quốc Luận, 1999. Ảnh hưởng của thức ăn lên sinh trưởng của cá sặc
rằn (Trichogaster pectoralis Regan, 1910). Luận văn tốt nghiệp Đại học
nghành Nuôi trồng thủy sản, Khoa Thủy sản trường Đại học Cần Thơ
2. Dunham, R.A., 2004. Aquaculture and Fisheries Biotechology: Genetic
Approaches. 2nd Edition. CABI
3. Hồ Hoài Hận, 2013. Thực nghiệm sinh sản và ương cá sặc rằn tại xã Châu
Hưng A, huyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu. Luận văn tốt nghiệp Đại học Khoa
Thủy sản trường Đại học Cần Thơ.
4. Huỳnh Thanh Lắm, 2000. Nghiên cứu ứng dụng HCG kết hợp với não
thùy cá trong quá trình sinh sản nhân tạo cá sặc rằn. Luận văn tốt nghiệp
đại học Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ


13

5. Lê Như Xuân, 1997. Sinh học sinh sản và kỹ thuật sản xuất giống cá sặc
rằn (Trichogaster pectoralis (Regan), 1910. Luận văn cao học. Đại học
Thủy sản Nha Trang.
6. Nguyễn Thị Hòa, 2006. Kỷ thuật nuôi cá sặc rằn. Trung Tâm Nghiên Cứu
Khoa Học Nông Vận. Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Hồng Quyên, 2013. Ảnh hưởng của nguồn gốc cá bố mẹ lên

sinh trưởng và sinh sản của cá Rô Đồng (Anabas testudineus Block, 1972).
Luận văn tốt nghiệp Đại học nghành Nuôi trồng thủy sản, Khoa Thủy sản
trường Đại học Cần Thơ.
8. Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành, 2013. Kỹ thuật sản xuất giống
cá nước ngọt. NXB Đại Học Cần Thơ
9. Nguyễn Văn Kiểm, 2004. Giáo trình kỹ thuật sản xuất cá giống. Khoa
Thủy sản Đại học Cần Thơ.
10. Nguyễn Văn Kiểm, 2005. Giáo trình kỹ thuật sản xuất cá giống. Khoa thủy
sản trường Đại học Cần Thơ.
11. Phạm Văn Thái, 2009. Ảnh hưởng của sự kết hợp kích thích tố đến sự sinh
sản cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis Regan, 1910). Luận văn tốt nghiệp
Đại học. Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.
12. QCVN 38, 2011. Quy chẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo
vệ đời sống thủy sinh. Bộ tài nguyên môi trường. Hà Nội.
13. Thị Xà Vương, 2013. So sánh sinh trưởng và tỷ lệ sống của các dòng cá
Rô Đồng (Anabas testudineus Block, 1972) ương từ bột lên giống trong
bể. Luận văn tốt nghiệp Đại học nghành Nuôi trồng thủy sản, Khoa Thủy
sản trường Đại học Cần Thơ.
14. Trần Quốc Lộc, 2012. So sánh các đặc điểm sinh học của cá rô đồng
(Anabas testudineus Block, 1972) ở một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu
Long. Luận văn tốt nghiệp cao học ngành Nuôi trồng Thủy sản, Khoa
Thủy sản, Đại học Cần Thơ.
15. Trương Quốc Phú, 2006. Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi thủy sản,
Đại học Cần Thơ.
16. www.thuysanvietnam.com.vn










14













×