Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

nghiên cứu sự lựa chọn thức ăn của cá chạch bùn (misgurnus anguillicaudatus) giai đoạn từ cá bột lên cá giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.02 KB, 13 trang )

Trường Đại học Cần Thơ




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN




TRẦN THỊ KIM HẰNG






NGHIÊN CỨU SỰ LỰA CHỌN THỨC ĂN CỦA CÁ
CHẠCH BÙN (Misgurnus anguillicaudatus) GIAI ĐOẠN TỪ
CÁ BỘT LÊN CÁ GIỐNG





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN








2014


Trường Đại học Cần Thơ




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN




TRẦN THỊ KIM HẰNG







NGHIÊN CỨU SỰ LỰA CHỌN THỨC ĂN CỦA CÁ
CHẠCH BÙN (Misgurnus anguillicaudatus) GIAI ĐOẠN TỪ
CÁ BỘT LÊN CÁ GIỐNG






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. BÙI MINH TÂM


2014

Trường Đại học Cần Thơ

1
NGHIÊN CỨU SỰ LỰA CHỌN THỨC ĂN CỦA CÁ CHẠCH BÙN
(Misgurnus anguilicaudatus) GIAI ĐOẠN TỪ CÁ BỘT LÊN CÁ GIỐNG
Trần Thị Kim Hằng
1
& Bùi Minh Tâm
1
ABSTRACT
The research shows weather loach (Misgurnus anguilicaudatus) larvae absorbed
yolk sacs 48 hours after hatching that the favorite foods of weather loach in the
small young fish for breeding period is belong to zooplankton. Rotifer have a very
high frequency occurrence in fish’s gut occupied from 75,76- 100%. From the age
of 5 to the age of 10, Cladocera frequency occurrence ranked a high rate in fish’s
gut from 42,64- 89,74% and the last day of age Copepoda occupied priority in

fish’s gut from 36,96- 72,33%. Fish also made clean on food choices at the
beginning of the day they eat outside. Foods choice also depends on the
relationship between the zise of the fish’s mouth and the zise of the prey.
Keywords: Weather loach, Misgurnus anguilicaudatus, food selection.
Tilte: Study on live food selection of weather loach (Misgurnus anguilicaudatus)
from larval stage to fingerling stage
TÓM TẮT
Qua nghiên cứu cho thấy cá chạch bùn (Misgurnus anguillicaudatus) bắt đầu ăn
ngoài sau 48h và thức ăn ưa thích của Misgurnus anguillicaudatus giai đoạn cá
bột là các loài thuộc nhóm động vật phiêu sinh. Luân trùng- Rotifer với tần số xuất
hiện rất cao trong ruột cá chiếm từ 75,76- 100%. Từ ngày ương thứ 5 đến ngày
ương thứ 10 thì tần số xuất hiện của Cladocera chiếm tỉ lệ cao trong ruột cá từ
42,64- 89,74% và các ngày tuổi cuối thì Copepoda chiếm ưu thế trong ruột cá từ
36,96- 72,33%. Cá cũng thể hiện rõ ràng sự lựa chọn thức ăn ngay những ngày
đầu khi bắt đầu ăn ngoài. Sự lựa chọn thức ăn của cá cũng tùy thuộc vào mối quan
hệ giữa kích cỡ miệng của cá và kích cỡ con mồi. Càng về những ngày ương cuối
thì kích cỡ con mồi của cá cũng tăng dần theo kích cỡ miệng của cá.
Từ khóa: cá chạch bùn, chạch quế, sự lựa chọn thức ăn.
1 GIỚI THIỆU
Cá chạch bùn (Misgurnus anguillicaudatus) còn gọi là cá chạch quế là loài cá kinh
tế có kích cỡ nhỏ, sống chủ yếu ở các lớp bùn đáy ao, hồ, ruộng lúa, kênh, mương,
… thịt cá thơm ngon, đạm nhiều và ít mỡ, ngoài ra người dân Trung Quốc còn
dùng cá như một loại dược liệu chữa bệnh. Cá hô hấp bằng mang và da. Khi nước
thiếu oxy cá có thể lên mặt nước đớp không khí, thực hiện việc trao đổi khí trong


1
Bộ môn Kĩ Thuật Nuôi Thủy Sản nước ngọt – Khoa Thủy Sản
Trường Đại học Cần Thơ


2
ruột sau đó khí được thải qua hậu môn ra ngoài. Khi thời tiết quá lạnh, quá nóng cá
rúc sâu xuống bùn. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, cá chạch bùn là loài cá dễ nuôi,
thích ứng được với điều kiện nuôi khắc nghiệt. Chúng có thể được nuôi trong ao,
ruộng lúa với mực nước thấp, trong ao phải có hố sâu 50- 60 cm để cá trú ẩn. Nuôi
trên ruộng phải tạo lớp bùn đáy sạch, bón phân chuồng ủ hoại mục trước khi cấy
lúa để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. Đối với nuôi trong ao cần phải thả thêm
giá thể như bèo tây để làm nơi trú ẩn và giữ môi trường nước luôn sạch. Khoảng
vài năm trở lại đây, các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long bắt đầu phát triển nuôi
đôi tượng này chủ yếu là mô hình nuôi ao. Theo ông Bùi Vĩnh Thái ở An Giang,
năng suất nuôi đạt rất cao từ 1.2- 1.5 kg/ha.
Hiện nay, cùng với việc nghiên cứu sản xuất giống để đáp ứng con giống cho thị
trường thì việc tìm hiểu về tính ăn của cá trong giai đoạn con giống nhằm nâng cao
tỉ lệ sống giai đoạn ương là một việc làm cần thiết và không kém phần quan trọng.
Bên cạnh đó sự phát triển ống tiêu hóa của cá có liên quan đến quá trình bắt mồi,
thời gian bắt mồi, tiêu hóa và đồng hóa thức ăn. Đó là các yếu tố có tính chất quyết
định đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá bột. Hiểu được đặc điểm dinh dưỡng
của cá, đặc biệt là xác định chính xác thời gian cá lấy thức ăn ngoài và sự phát
triển hoàn chỉnh của hệ thống tiêu hóa nhằm cung cấp nguồn thức ăn phù hợp là
một trong những nền tảng quan trọng quyết định sự thành công của việc ương nuôi
cá bột. Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu sự lựa chọn thức ăn của cá chạch bùn
(Misgurnus angullicaudatus) giai đoạn từ cá bột lên cá giống” được thực hiện.
Nghiên cứu thực hiện nhằm khảo sát sự chọn lựa thức ăn của cá chạch bùn giai
đoạn từ cá bột lên cá giống để tìm ra được các loại thức ăn phù hợp với tính ăn của
cá chạch bùn, làm cơ sở khoa học ban đầu cho việc ương cá sau này.
2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2014 tại trại thực nghiêm
nước ngọt, khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ.
2.2 Nguồn cá thí nghiệm

Thí nghiệm được thực hiện trên cá chạch bùn (Misgurnus anguillicaudatus).
Nguồn cá bột được cho sinh sản tại Trại thực nghiệm nước ngọt, Khoa Thủy Sản,
Đại học Cần Thơ. Cá thí nghiệm sau 48 giờ nở.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Chuẩn bị ao và thả bột
Thí nghiệm được thực hiện trên ao đất 15 m
2
, lót bạt xung quanh và có chuẩn bị
lớp bùn đáy dưới ao (khoảng 20 cm). Ao sâu khoảng 0,5 m, có lắp đặt hệ thống sục
khí. Nguồn nước ban đầu được cấp vào ao từ ao lắng được lọc sau đó tiến hành tạo
nguồn thức ăn tự nhiên bằng cách treo các túi bột cá xung quanh 4 gốc ao trước 3-
Trường Đại học Cần Thơ

3
4 trước khi thả cá bột. Cá bột được thả vào buổi sáng sớm với mật độ 1.000
con/m
2
. Duy trì nguồn thức ăn tự nhiên trong ao bằng cách tiến hành gây màu
nước trên bể 2 m
3
để cấp bổ sung vào ao cho bể thí nghiệm 2 ngày/lần.
2.3.2 Phương pháp thu và phân tích mẫu
2.3.2.1 Phương pháp thu mẫu
Mẫu nước trong bể ương được thu để phân tích định tính, định lượng thành phần
phiêu sinh động và thực vật có trong ao ương bằng lưới phiêu sinh có kích thước
mắc lưới 25- 30 µm và mẫu cá cũng được thu để phân tích thành phần thức ăn có
trong dạ dày của cá. Mẫu nước và mẫu cá được thu vào các ngày thứ 2, 3, 4, 5, 6,
8, 9, 10, 15, 20, 25 và ngày thứ 30 của thí nghiệm.
Thu mẫu nước định tính: dùng lưới phiêu sinh thu nhiều điểm trong ao, sau đó cho
mẫu vào chai nhựa 110 ml, dùng formol 2-5% cố định mẫu đến khi phân tích.

Thu mẫu nước định lượng: thu 10 lít nước ở các điểm khác nhau trong ao, cô đặc
mẫu qua lưới lọc sau đó cho mẫu vào chai nhựa 110 ml, dùng formol 2- 5% cố
định mẫu đến khi phân tích.
Thu mẫu cá: thu ngẫu nhiên 30 con cá, dùng formol 10% cố định mẫu đến khi
phân tích.
2.3.2.2 Phương pháp phân tích mẫu
Phân tích định tính: lấy mẫu định tính lắc đều, dùng ống hút nhựa hút 3 giọt mẫu
lên lame soi dưới kính hiển vi ở vật kính 10X và 40X, quan sát và định loại dựa
trên các tài liệu phân loại (Shirota, 1966: Round, 1998) để xác định giống loài.
Phân tích định lượng: cô đặc mẫu nước lắc đều cho vào buồng đếm Sedgwick-
Rafter để phân tích định lượng phiêu sinh động vật và thực vật. Số lượng các loài
phiêu sinh động vật và thực vật được đếm ngẫu nhiên trên 10 ô của buồng đếm và
được phân loại đến giống (Dewan, 1991; Mims et al., 1995).
Số lượng phiêu sinh động vật và thực vật được xác định dựa theo công thức:

Trong đó:
P: số lượng động phiêu sinh (cá thể/L)
T: tổng số cá thể đếm được (cá thể)
A: diện tích ô đếm (mm
2
)
N: số ô đếm
: thể tích mẫu cô đặc (L)
Trường Đại học Cần Thơ

4
: thể tích mẫu nước thu (L)
1000: diện tích buồng đếm mm
2
Phân tích mẫu cá: ruột cá được phân tích dựa theo phương pháp tần số xuất hiện,

thực hiện theo 2 bước:
Bước 1: tất cả các loại thức ăn hiện diện trong mẫu quan sát sẽ được phân loại và
ghi nhận sự hiện diện hoặc không hiện diện của từng loại thức ăn.
Bước 2: ghi nhận lại số ruột cá mà loại thức ăn đó hiện diện, được tính bằng phần
trăm (%).
Phương pháp này cho phép định tính thành phần thức ăn và tần số xuất hiện của
mỗi loại thức ăn trong mẫu quan sát và từ kết quả đó cho phép suy đoán được tính
lựa chọn thức ăn của cá.
2.3.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá
Hệ số chọn lựa thức ăn của cá được tính bằng chỉ số Electiviti (Ivler, 1961) theo
công thức:

Trong đó:
: phần trăm loại thức ăn i được tìm thấy trong ruột cá tính trên tổng số loại
thức ăn có trong ruột cá.
: phần trăm loại thức ăn tương ứng được tìm thấy trong môi trường trên
tổng loại thức ăn có trong môi trường.
Giá trị E dao động trong khoảng -1 ≤ E ≥ 1. Khi E dương cá có sự chọn lựa thức ăn
i và khi E âm thì cá không có sự lựa chọn thức ăn hay tránh loại thức ăn i; nếu chỉ
số E = 0 thể hiện sự bắt mồi ngẫu nhiên.
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thành phần thực vật phù du thu được qua các ngày thí nghiệm
Tổng số loài thực vật phù du trong ao ương qua 11 lần thu mẫu ở các ngày ương
(2, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 15, 20, 25, 30) của cá gồm 104 loài thuộc 5 ngành (tảo khuê-
Bacillariophyta, tảo lam- Cyanophyta, tảo lục- Chlorophyta, tảo giáp- Dianophyta
và tảo mắt- Euglenophyta). Trong đó, tảo lục là ngành chiếm ưu thế ở các ngày thu
mẫu (có 54 loài, chiếm 12,76- 54,12%, tiếp theo đó là ngành tảo khuê (có 18 loài,
chiếm 0,98- 20,62%) và ngành tảo lam (có 17 loài, chiếm 17,43- 22,16%), ngành
tảo mắt với 12 loài chiếm 3,09- 68,92%) và cuối cùng là ngành tảo giáp (với 3
loài). Mặt dù, số lượng và thành phần loài cao nhất trong suốt quá trình ương

nhưng càng về sau tảo lục càng có khuynh hướng giảm về thành phần loài và tăng
Trường Đại học Cần Thơ

5
về số lượng loài. Thay vào đó là sự giảm dần về số lượng nhưng tăng dần về thành
phần loài của các ngành tảo còn lại trong đó chủ yếu là ngành tảo lam và tảo khuê.
Điều đáng lưu ý nhất là tảo mắt, dù chiếm tỉ lệ thấp về thành phần loài nhưng lại
có khuynh hướng tăng dần theo ngày tuổi của cá, càng về sau thì số lượng và thành
phần loài của ngành tảo này càng tăng. Đây là loài tảo chỉ thị môi trường ô nhiễm.
Điều này cho thấy, càng về sau thì môi trường ao ương càng trở nên giàu dinh
dưỡng.

Hình 1: Thành phần thực vật phù du trong ao ương (%)
Số lượng thực vật phù du qua 11 lần thu mẫu ở 30 ngày ương dao động từ 0-
330.367 cá thể/L (Hình 2). Qua hình 2, cho ta thấy mật độ tảo qua các ngày ương
có sự biến động. Đặc biệt, đối với ngành tảo lục mật độ tảo tăng dần đến ngày thứ
15 và sau đó giảm dần về các ngày ương sau. Và ngành tảo mắt, các ngày ương
đầu mật độ rất thấp thậm chí vào ngày ương thứ 8, thứ 10 thì không thấy sự xuất
hiện của ngành tảo này trong quá trình phân tích định lượng nhưng càng về sau do
môi trường nước ương trở nên ô nhiễm nên mật độ của tảo này tăng và hầu như
chiếm ưu thế trong ao ương.

Hình 2: Mật độ tảo trong thời gian ương (cá thể/L)
Do chiếm tỉ lệ cao về số lượng và là nhóm tảo không có độc tố, hàm lượng dinh
dưỡng cao nên tảo lục đã góp phần quan khối cho sự phát triển của thức ăn tự
nhiên trong ao ương nhất là quần thể luân trùng trong các ngày ương (Trần Thị
Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009) tạo nên môt trường thức ăn tự nhiên
phong phú cho cá bột.
Trường Đại học Cần Thơ


6
3.2 Thành phần động vật phù du thu được qua các ngày thí nghiệm

Hình 3: Thành phần động vật phù du trong ao ương (%)
Tổng số loài động vật phù du thu được trong ao ương qua 11 lần thu mẫu là 70
loài. Số lượng phiêu sinh động vật trong môi trường nước ương dao động từ 0-
55.733 cá thể/L; nhiều nhất là ngành Rotifer với 33 loài, chiếm tỉ lệ từ 9,52-
86,36%; ngành chân khớp (Arthropoda) với bộ giáp xác râu ngành (Cladocera) là
21 loài, chiếm từ 7,94- 37,14% và tiếp theo là bộ giáp xác chân chèo (Copepoda)
với 9 loài, chiếm 2,27- 18,52%; thấp nhất là ngành động vật nguyên sinh
(Protozoa) chỉ chiếm từ 0- 2,97%. Ấu trùng Nauplii cũng xuất hiện trong ao ương
với mật độ khá cao dao động từ 1.100- 16.867cá thể/L (Hình 4) chiếm tỷ lệ từ 1,7-
58,49% (Hình 3). Các nhóm này đều là các nhóm thức ăn có kích cỡ nhỏ và giá trị
dinh dưỡng cao cho ấu trùng của cá bột.

Hình 4: Mật độ phiêu sinh động vật trong ao ương (cá thể/L)
3.3 Thành phần thức ăn trong ruột cá
Thức ăn được tìm thấy trong ống tiêu hóa của cá chạch bùn bột vào ngày tuổi thứ
4. Các loài thức ăn được tìm thấy trong ruột cá suốt thời gian thí nghiệm gồm các
loại phiêu sinh động vật thuộc các nhóm ngành như Rotifer, Copepoda, Cladocera
và ấu trùng Nauplii. Rotifer là thức ăn ưa thích của cá với tần số xuất hiện cao
thuộc một số giống như Fillinia, Brachionus, Polyarthra vào các ngày tuổi thứ 4,
thứ 5 và thứ 6 sau đó giảm dần do cá ăn được các loại thức ăn khác. Tần số xuất
hiện của Rotifer vào các ngày này dao động từ 75,76- 100% (Hình 5). Ở ngày tuổi
thứ 6 ngoài Rotifer ra trong ruột cá còn có sự xuất hiện thêm một số loại thức ăn
Trường Đại học Cần Thơ

7
khác như ấu trùng Nauplii (chiếm 6,06%) và một số họ thuộc bộ Copepoda
(6,06%), Cladocera (12,12%). Rotifer do có kích cỡ nhỏ, bơi lội chậm chạp nên cá

bột có thể bắt mồi tốt ở các ngày tuổi này. Vào ngày tuổi thứ 7, thứ 8, thứ 10 thì
tần số xuất hiện của Rotifer giảm mạnh (chỉ chiếm 6,49- 9,52%) thay vào đó là sự
xuất hiện của bộ giáp xác râu ngành chiếm từ 82,14-89,74%. Từ ngày tuổi thứ 12
đến ngày tuổi thứ 24 sự xuất hiện của bộ giáp xác chân chèo trong ruột cá chiếm
ưu thế với tỉ lệ trên 50% (từ 51,94- 72,33%). Đến ngày tuổi thứ 27 và 32 thì sự
xuất hiện của các loại thức ăn xuất hiện với tấn số xấp xỉ nhau. Ngoài Rotifer,
Copepoda và Cladocera thì Nauplii cũng xuất hiện trong ruột cá với tỷ lệ thấp. Kết
quả này cho thấy thức ăn ưa thích của cá chạch bùn bột là Rotifer, Cladocera và
Copepoda.

Hình 5: Tỷ lệ phiêu sinh động vật trong ruột cá (%)
Từ ngày tuổi thứ 6 thì trong ruột cá bắt đầu có sự xuất hiện của phiêu sinh thực vật
nhưng sự xuất hiện của chúng không ổn định với một số loài tảo thuộc ngành
Chlorophyta và Cyanophyta. Tảo lục- Chlorophyta xuất hiện với tần xuất cao
chiếm từ 0- 78,53% và tiếp đến là ngành tảo lam- Cyanophyta chiếm từ 10- 48,28
%, các ngành còn lại không thấy hiện diện trong ruột cá. Tuy nhiên, sự xuất hiện
của tảo bị gián đoạn vào ngày tuổi thứ 12 và 17. Vào 2 ngày này thì không thấy
hiện diện trong ruột cá, và phiêu sinh thực vật cũng chỉ xuất hiện ở ngày tuổi thứ
22. Ngày ương thứ 27 và 32 cũng không có sự xuất hiện của tảo (Hình 6). Ở những
ngày tảo xuất hiện trong ruột cá có thể là do thông qua các loài phiêu sinh động vật
đã lọc chúng vào cơ thể và các loài này lại bị cá ăn vào. Điều này cho thấy chuỗi
thức ăn trong ao ương khá phong phú và đa dạng.

Hình 6: Tỷ lệ phiêu sinh thực vật trong ruột cá (%)
Trường Đại học Cần Thơ

8
3.4 Hệ số chọn lựa thức ăn của cá chạch bùn giai đoạn cá bột
Hệ số chọn lựa thức ăn của cá chạch bùn bột đối được trình bày ở bảng sau:
Bảng 1: Hệ số chọn lựa thức ăn của cá chạch bùn bột đối với phiêu sinh động vật

Giống
2
3
4
5
6
8
10
15
20
25
30
Rotifera
Brachionus
-0.09
0.16
-0.07
-1.00
0.41
-0.36
-0.30
-0.18
1.00
0.21
0.47
Epiphanes
-
-0.21
-1.00
-1.00

-1.00
-
-
-
-1.00
-1.00
-
Colurella
-
-
-
1.00
-
-
-1.00
-
-
-
-
Elosa
-
-
0.62
-
-
-1.00
-1.00
-
-1.00
-

-
Polyarthra
-1.00
-
0.37
-1.00
-0.12
-
-1.00
-1.00
-1.00
-0.50
-0.49
Filinia
0.45
0.06
-0.42
-0.53
0.09
-0.18
1.00
-
-1.00
-
-
Copepoda












Mesocyclops
-1.00
-1.00
-
-
-1.00
-1.00
1.00
1.00
0.72
0.64
1.00
Cyclops
-1.00
-1.00
0.37
-1.00
-0.35
-1.00
0.34
0.69
0.63
0.54

0.44
Macrocyclops
-
-
-
-1.00
-
1.00
-1.00
-
-
-1.00
-
Canthocampus
-
-
-
-
-1.00
-0.18
0.30
-
-
-
-1.00
Cladocera
Moina
-1.00
-1.00
0.30

0.03
0.23
0.19
0.43
0.66
1.00
0.37
1.00
Alonella
-
-
-
1.00
-
-
-
-
-1.00
-
-1.00
Diaphanosoma
-
-
-
1.00
1.00
-
-
-
-

-
-
Pseudosida
-
-
-
-
1.00
1.00
-
-
-
1.00
-
Ceriodaphnia
-1.00
-1.00
-1.00
0.34
-0.12
0.47
0.43
0.22
0.39
0.18
0.36
Macrotarix
-
-
-1.00

0.82
1.00
1.00
1.00
-
-
-
-
Alona
-1.00
-
-
-
-0.17
-
-
-
-
-
-
Daphia
-
-
-
-
1.00
1.00
-
-
-

-
-
Chydirus
-
-
-
1.00
-1.00
0.47
-
-
-
-
-
Nauplii
-1.00
-1.00
0.04
-0.81
-0.77
-1.00
-1.00
-0.78
-0.70
-0.84
-0.74

Bảng 2: Hệ số chọn lựa thức ăn của cá chạch bùn bột đối với phiêu sinh thực vật
Ngành
2

3
4
5
6
8
10
15
20
25
30
Bacillariophyta
-1.00
-1.00
-1.00
-1.00
-1.00
-1.00
-
-1.00
-1.00
-1.00
-1.00
Cyanophyta
-1.00
-1.00
-0.14
-0.40
-0.73
-0.38
-1.00

-1.00
0.06
-1.00
-1.00
Chlorophyta
-1.00
-1.00
0.46
0.73
-1.00
1.00
-
-1.00
0.95
-1.00
-1.00
Euglenaphyta
-1.00
-1.00
-1.00
-1.00
-1.00
0.00
-
-1.00
-1.00
-1.00
-1.00
Dianophyta
-

-
-
-
-
-
-
-
-
-
-

Khi bắt đầu ăn ngoài thì cá chạch bùn bột thể hiện ngay sự lựa chọn thức ăn rõ
ràng, cá ăn chủ yếu là Rotifer với hệ số lựa chọn thức ăn dương vào tuần ương đầu
với một số giống như Fillinia, Brachionus, Elosa, Polyarthra, Colurella. Ở ngày
ương đầu thì cá bột lựa chọn chủ yếu là Rotifer nhưng đến ngày thứ 4 thì cá còn có
hệ số lựa chọn thức ăn dương đối với giống Mesocyclop (0,37) của Copepoda và
Moina (0,3) của Cladocera. Từ ngày ương thứ 8 đến ngày 30 thì hệ số lựa chọn
thức ăn đối với Rotifer của cá chạch bùn bột có sự biến động lớn, hệ số chọn lựa
thức ăn thuộc nhóm này âm vào các ngày tuổi thứ 10, thứ 12 và 17 và dương vào
các ngày ương cuối. Cá có hệ số chọn lựa thức ăn âm vào ngày tuổi thứ 4 và thứ 5
Trường Đại học Cần Thơ

9
đối với 2 bộ Copepoda và Cladocera. Từ ngày tuổi thứ 6 đến ngày tuổi thứ 32 cá
luôn có hệ số lựa chọn thức ăn dương đối với bộ Cladocera (từ 0,03- 1,00) tập
trung vào một số giống như Moina, Alonella, Diaphanosoma, Pseudomonas,
Ceriodaphinia, Macrotarix, Alona, Daphia, Chydirux. Cá chạch bùn bột cũng có
hệ số lựa chọn thức ăn dương (0,3- 1,00) đối với bộ Copepoda từ ngày tuổi thứ 10
trở đi chúng tập trung vào một số giống như Cyclops, Mesocyclop, Macrocyclop và
Canthocampus. Cá chạch bùn luôn có hệ số chọn lựa thức ăn âm đối với ấu trùng

Nauplii trong suốt thời gian ương.
Đối với phiêu sinh thực vật thì cá chạch bùn bột có hệ số chọn lựa thức ăn dương
đối với 2 ngành tảo là Chlorophyta và Cyanophyta vào ngày tuổi thứ 6, thứ 7, thứ
10 và 22. Cá có hệ số chọn lựa thức ăn âm đối với các ngành tảo khác và các ngày
tuổi còn lại. Điều này cho thấy tảo không phải là thức ăn ưa thích của cá chạch bùn
giai đoạn cá bột. Cá có hệ số chọn lựa thức ăn đối với tảo ở giai đoạn này có thể là
do trong quá trình bắt mồi đối với động vật phiêu sinh cá vô tình bắt những con
mồi có sử dụng tảo nên tất yếu sẽ có hệ số chọn lựa đối với tảo.
Nhìn chung, cá chạch bùn bột có sự lựa chọn thức ăn thiên về động vật phiêu sinh
nhiều hơn. Ở ngày tuổi thứ 4 và thứ 5 cá lựa chọn thức ăn là Rotifer do Rotifer có
kích cỡ nhỏ, bơi lội chậm chạp phù hợp với kích cỡ miệng cá ở giai đoạn này.
Điểu này cũng phù hợp với Trần Minh Tuấn (2011) (trích Tăng Hoàng Vinh,
2014) cá chạch bùn bột cỡ nhỏ hơn 9 cm cá ăn tạp thiên về động vật phiêu sinh là
chính.
Khi cá được 4 ngày ương cá bắt đầu chuyển dần sang ăn các loài có kích cỡ lớn
hơn của các nhóm thuộc bộ Copepada và Cladocera và hạn chế ăn các loài có kích
cỡ nhỏ như Rotifer. Sự lựa chọn thức ăn của cá cho thấy mối quan hệ khắng khít
giữa kích cỡ miệng cá và kích cỡ con mồi, từ ngày tuổi thứ 6 trở đi miệng cá bắt
đầu mở rộng hơn và có thể bắt được các con mồi có kích cỡ lớn hơn. Tập tính bắt
mồi của cá và khả năng lựa chọn thức ăn của cá thường bị ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố như kích cỡ con mồi, tốc độ di chuyển, hình dạng và màu sắc của con mồi.
Sự lựa chọn thức ăn của cá chạch bùn cũng tương tự như vậy. Theo ngày tuổi thì
cá càng có xu hướng lựa chọn thức ăn có kích cỡ lớn hơn phù hợp với cỡ miệng
mặc dù trong môi trường luôn có đầy đủ sự hiện diện của tất cả các loại thức ăn.
4 KẾT LUẬN
Thức ăn ưa thích của cá vào các ngày tuổi đầu là luân trùng- Rotifer với tần số
xuất hiện rất cao từ 75,76- 100%. Từ ngày tuổi thứ 7 đến ngày thứ 12 thì tần số
xuất hiện của Cladocera chiếm tỉ lệ cao trong ruột cá từ 42,64- 89,74% và vào các
ngày ương thì Copepoda chiếm ưu thế trong ruột cá từ 36,96- 72,33%.
Cá chạch bùn khi bắt đầu ăn ngoài đã có sự lựa chọn thức ăn rõ ràng và khuynh

hướng lựa chọn của cá là phiêu sinh động vật. Những ngày ương đầu cá lựa chọn
thức ăn là Rotifer là chính, từ ngày ương thứ 4 cá bắt đầu chuyển sang lựa chọn
Trường Đại học Cần Thơ

10
thức ăn là các loài thuộc bộ Cladocera và từ ngày thứ 10 trở đi cá có sự lựa chọn
thức ăn là các loài thuộc bộ Copepoda.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Huy Cộng, Ngô Thị Diệu và Nguyễn Thị Diệu Phương, 2011. Nghiên
cứu kỹ thuật nuôi thương phẩm và thăm dò sinh sản cá Chạch bùn (Misgurnus
anguilicaudatus Cantor, 1842). Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I.
2. Dương Nhựt Long, 2004. Giáo trình kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt.
Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ.
3. Lý Văn Khánh, 2012. Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thử
nghiệm sản xuất giống cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1976). Nhà xuất bản
Nông Nghiệp, Thành phố HCM.
4. Lê Thị Xuân Thanh, 2014. Sự phát triển ống tiêu hóa và thời điểm thích hợp
sử dụng thức ăn chế biến của cá chạch lấu (Mastacembelus favus). Luận văn cao
học ngành Nuôi trồng thủy săn. Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.
5. Mins, S.D., J.A.Clark, J.C Williams and L.L. Lovshin (1995). Food
selection by larval Paddle fish Polyodon spathula supplied with rice bran to
promote production of live foods, with prepared diets or with their combination in
earthen ponds. Journal of the World Aquaculture socity, Vol 26 (4): 438-446.
6. Nguyễn Thị Hồng Vân, 2013. Nghiên cứu sự phát triển ống tiêu hóa của cá
rô biển (Pristolepis fasciata Bleeker, 1851). Luận văn tốt nghiệp đại học ngành
Nuôi trồng Thủy Sản, Đại học Cần Thơ.
7. Nguyễn Thị Đài Trang, 2013. Nghiên cứu tính ăn và khả năng sử dụng thức
ăn chế biến của cá vồ đém (Pangasius larnaudii Bocourt, 1866) giai đoạn từ cá bột
lên cá hương. Luận văn tốt nghiệp cao học ngành Nuôi trồng thủy sản. Đại học
Cần Thơ.

8. Nguyễn Hoàng Xuân, Lý Văn Khánh, Nguyễn Thanh Phương và Phạm
Thanh Liêm,. Sự phát triển ống tiêu hóa của cá nâu (Scatophagus argus) giai đoạn
cá bột. Kỉ yếu hội nghị khoa học thủy sản lần thứ 4: 191-201. Đại học Cần Thơ.
9. Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004. Giáo trình phương pháp nghiên
cứu sinh học cá.
10. Phạm Thanh Liêm, Abol-Munafi Ambok Bolong và Mohd Azmi Ambak
(2002b). Sự lựa chọn thức ăn của cá bống tượng (Oxyeleotris marmoratus) giai
đoạn cá bột. Tạp chí Nghiên cứu Khoa hoc, Đại học Cần Thơ: 242-249.
11. Shirota, 1966. The plankton of South Vietnam. Fresh water and marine
plankton. 415 pp.
12. Tăng Hoàng Vinh, 2014. Nghiên cứu một số khía canh kĩ thuật trong sản
xuất giống cá chạch bùn (Misgurnus anguilicaudatus). Luận văn tốt nghiệp cao
học, ngành Nuôi trồng Thủy sản, Đại học Cần Thơ.
13. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt
vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Khoa Thủy Sản – Đại Học Cần Thơ.
14. Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Anh Tuấn, 2009. Dinh dưỡng và thức ăn
thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 191 trang.
Trường Đại học Cần Thơ

11
15. Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Anh Tuấn và Huỳnh Thị Tú, 2004. Giáo
trình dinh dưỡng và thức ăn thủy sản, Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ.
16. Trần Thị Diễm Trinh, 2009. Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của cá ngát
(Plotosus canius Hamilton, 1822) ở các kích cỡ khác nhau. Luận văn tốt nghiệp
đại học ngành Nuôi trồng thủy sản, Đại học Cần Thơ.
17. Vũ Ngọc Út, Dương Thị Hoàng Oanh, 2012. Giáo trình Thực vật và động
vật thủy sinh, 308 trang.
PHỤ LỤC
Bảng chiều dài cá bột và kích cỡ miệng của cá theo thời gian thu mẫu:
Ngày tuổi

Chiều dài thân
Kích cỡ miệng
2
4.6
0.09
3
5.6
0.15
4
7.2
0.21
5
8.0
0.32
6
9.4
0.52
8
9.8
0.68
10
13.0
0.75
15
26.0
0.93
20
27.0
1.1
25

30.0
1.4
30
38.6
1.5

×