Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

khảo sát thực trạng và hiệu quả mô hình lúa tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii) tại huyện thoại sơn tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.5 KB, 15 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN



NGUYỄN NGÔ DUY ANH




KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH
LÚA - TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii)
TẠI HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. LAM MỸ LAN
Ths. TRẦN VĂN HẬN

2014
1

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH
LÚA - TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii)
TẠI HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG


Nguyễn Ngô Duy Anh
Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ, Email: ,
điện thoại 01658117992
TÓM TẮT
Khảo sát hiệu quả mô hình nuôi lúa – tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii de Man,
1879) và hiện trạng kinh tế xã hội tại huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang để đánh giá hiệu quả mô
hình lúa – tôm càng xanh và tìm hiểu hiện trạng kinh tế xã hội một số mô hình sản xuất nông
nghiệp và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả mô hình sản xuất góp phần cải thiện
đời sống cho người dân trong huyện Thoại Sơn. Kết quả điều tra 27 hộ áp dụng mô hình tôm
lúa và 30 hộ áp các dụng mô hình sản xuất nông nghiệp khác cho thấy, mô hình sản xuất tôm –
lúa đem lại lợi nhuận cao nhất, khoảng 111,2 triệu đồng/năm, tỉ suất lợi nhuận là 48,7% so với
nhóm hộ chuyên lúa 2 vụ và chuyên lúa 3 vụ là khoảng 74 triệu/ha/hộ và 44 triệu/ha/hộ. Tuy
nhiên, để có thể canh tác mô hình tôm – lúa có hiệu quả phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
yếu tố lao động, diện tích lớn, thời gian canh tác dài đi kèm với rủi ro cao, cùng với đó là chi
phí cho mô hình này là cao hơn rất nhiều so với ba mô hình chuyên lúa, chăn nuôi và mua bán
nhỏ, nguồn vốn của các hộ sản xuất theo mô hình tôm – lúa còn phụ thuộc khá nhiều vào ngân
hàng. Nhưng nhìn chung, lợi nhuận mà nó đem lại cao, góp phần cải thiện thu nhập và nâng
cao mức sống cho người dân trong vùng.
I GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Thoại Sơn là một trong 11 huyện thị của tỉnh An Giang, nằm trong vùng Tứ giác Long
Xuyên, là vùng đất có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là các lĩnh vực
nông nghiệp. Những năm gần đây, Thoại Sơn tập trung phát triển nông nghiệp theo
hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ, chú
trọng phát triển chiều sâu, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh để
xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá mang tính chất công nghiệp, phát
triển ổn định và bền vững. Từ năm 2001 đến nay, huyện đã trở thành “Vương quốc
tôm càng xanh” ở An Giang nói riêng và đồng bằng Sông Cửu Long nói chung. Thoại
Sơn không chỉ là địa phương dẫn đầu cả tỉnh về diện tích, sản lượng nuôi tôm càng
xanh mà ngư dân nuôi tôm ở đây còn đi đầu trong lĩnh vực tiếp thu và áp dụng các tiến

bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tuy nhiên, những năm gần đây diện tích nuôi và
sản lượng tôm càng xanh sụt giảm đáng kể kéo theo đời sống tinh thần và kinh tế xã
hội của người dân tại địa bàn huyện bị ảnh hưởng. Từ những thực tế đó, để hiểu rõ
thêm về tiềm năng cùng với hướng phát triển mang tính chất ổn định - bền vững trong
các hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và nghề nuôi tôm càng xanh nói riêng
cũng như những ảnh hưởng của các hoạt động đó lên đời sống kinh tế xã hội ở huyện
Thoại Sơn, tỉnh An Giang, đề tài: “Khảo sát thực trạng và hiệu quả mô hình nuôi lúa -
2

tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii de Man, 1879) tại huyện Thoại Sơn tỉnh
An Giang” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu đề tài
Đánh giá hiệu quả và vai trò của của mô hình lúa – tôm (1 lúa – 1 tôm) càng xanh
trong cơ cấu thu nhập của nông hộ, tìm hiểu hiện trạng và hiệu quả kinh tế mô hình
chuyên lúa 3 vụ và chuyên lúa 2 vụ, làm cơ sở đề xuất và khuyến cáo các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả mô hình sản xuất của nông hộ góp phần cải thiện đời sống cho
người dân trong huyện Thoại Sơn.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Khảo sát tình hình kinh tế xã hội mô hình lúa – tôm càng xanh và mô hình chuyên lúa
ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Khảo sát hiệu quả kỷ thuật và hiệu quả kinh tế mô hình lúa – tôm càng xanh và mô
hình chuyên lúa (3 vụ và 2 vụ) ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả mô hình lúa – tôm càng xanh nói chung
và chuyên lúa (3 vụ và 2 vụ) nói riêng ở huyện Thoại Sơn.
II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm và thời gian thực hiện
Đề tài được thực hiện tại Huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Thời gian thực hiện: 12/2013 đến 5/2014.
2.2 Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập thông tin từ các báo cáo tổng kết hàng năm (từ năm 2011 – 2013) của các cơ

quan ban ngành có liên quan đến hiệu quả mô hình lúa – tôm càng xanh và hiện trạng
kinh tế - xã hội ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang và các tài liệu nghiên cứu trước đây.
2.3 Thu thập số liệu sơ cấp
Bằng cách phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân có mô hình lúa – tôm càng xanh và
những hộ nông dân áp dụng mô hình sản xuất chuyên lúa ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An
Giang. Điều tra tại hai xã Phú Thuận và xã Vĩnh Trạch của huyện Thoại Sơn đã khảo
sát được 47 hộ dân, trong đó có 27 hộ áp dụng mô hình tôm – lúa, 20 hộ có mô hình
chuyên lúa 3 vụ 70% và chuyên lúa 2 vụ 30% tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Phương pháp điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp nông hộ thông qua bảng câu hỏi
đã soạn sẵn. Phiếu điều tra gồm các nội dung chính sau:
Thông tin chung về nông hộ: lao động, trình độ học vấn, trình độ kỹ thuật.
Các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nông hộ: lúa – tôm càng xanh và chuyên lúa.
Nguồn thu nhập chính của nông hộ: trồng lúa, nuôi tôm và từ những nguồn thu nhập
khác.
Các hoạt động đời sống xã hội của người dân tại địa bàn huyện: tiếp cận thông tin về
kỹ thuật, các chính sách của nhà nước và của tỉnh, cơ sở hạ tầng tại địa bàn huyện.
Đề xuất và mong muốn của người nông dân trong thời gian tới.
3

2.4 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được kiểm tra, bổ sung hoặc điều chỉnh và mã hóa trước khi nhập vào máy tính.
Phần mềm dùng để xử lý số liệu và viết báo cáo là Microsoft Word 2003, Microsoft
Excel. Dùng phương pháp thống kê mô tả, so sánh và xét tương quan giữa các yếu tố
trong mô hình. Số liệu được tính trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn
nhất.
III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Hiện trạng kinh tế xã hội huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang và hiệu quả mô
hình lúa - tôm càng xanh
3.1.1 Thông tin chung của nông hộ
Số thành viên trong gia đình của nhóm hộ chuyên lúa với 4,8 người/hộ trong đó gia

đình có số thành viên cao nhất là 7 người và thấp nhất là 3 người. Đối với nhóm hộ lúa
– tôm thì trung bình 3,4 người/hộ trong đó gia đình có số thành viên cao nhất là 6
người và thấp nhất là 1 người. Nhìn chung sự chênh lệch về số thành viên trong gia
đình của 2 nhóm hộ là không đáng kể.
Bảng 3.1: Số thành viên trong gia đình (người/hộ)
Nội dung Lúa – tôm Chuyên lúa
Trung bình

3,4±
1,3

4,8±
1,2

Giá trị nhỏ nhất 1,0 3,0
Gía tr
ị lớn nhất

6,0

7,0

Theo cổng thông tin điện tử huyện Thoại Sơn thì phong trào xây dựng đời sống văn
hóa đã và đang tác động tích cực đến cuộc sống người dân, góp phần đáng kể vào tiến
trình xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội. Toàn huyện có 94% hộ gia
đình văn hóa; 100% ấp, cơ quan và trạm y tế đạt danh hiệu văn hóa, 97% trường học
văn hóa, 83% chợ trật tự vệ sinh. Hoạt động của các câu lạc bộ gia đình phát triển bền
vững được duy trì, nội dung sinh hoạt phong phú, gắn liền với đời sống, sinh hoạt
cũng như tuyên truyền các bộ luật mới ban hành.
Bảng 3.2: Tỉ lệ nhóm độ tuổi của từng nhóm nông hộ

Nội dung Trẻ em Trong độ tuổi
lao động
Hết tuổi lao động
Số lượng TB % Số lượng TB % Số lượng TB %
Lúa – tôm 0,5 13,3 2,6 77,5 0,3 9,2
Chuyên lúa

0,7

15,
3

3,6

73
,
7

0,6

11
,0

Ghi chú: trẻ em: <16 tuổi; tuổi lao động: 16 – 55 tuổi với nữ, đến 60 với nam hết tuổi lao
động: >55 với nữ, >60 với nam
Qua kết quả bảng 3.2 cho thấy độ tuổi trẻ em của nhóm hộ lúa – tôm và nhóm hộ
chuyên lúa là gần tương đương nhau với tỉ lệ là 13,3% và 15,3% cho hai nhóm hộ. Đối
với độ tuổi lao động thì nhóm hộ lúa – tôm chiếm tỉ lệ cao với 77.5% số thành viên
4


trong gia đình ở độ tuổi lao động, nhóm hộ chuyên lúa 73,7%, điều này rất phù hợp với
điều kiện sản xuất của nông hộ là trồng lúa và nuôi tôm cần nhiều lao động để phục vụ
cho hoạt động sản xuất. Đối với độ tuổi ngoài lao động thì nhóm hộ chuyên lúa là 11%,
nhóm hộ lúa – tôm là 9,2% số thành viên trong gia đình. Nhìn chung với tỉ lệ phân bố
ba độ tuổi ở hai nhóm nông hộ là hợp lý với điều kiện sống và hoạt động sản xuất của
người dân ở vùng nông thôn.
Bảng 3.3: Trình độ học vấn của các thành viên trong nông hộ (%)
Nội dung Không học


Cấp I

Cấp II

Cấp III

Cao đẳng/
đại học
Lúa – tôm
30,1 24,7 30,1 9,7 5,4
Chuyên lúa
24,
8

27,
7

31,
7


11,
9

3,
9

Tỉ lệ không học của các hộ qua bảng 3.3 là tương đương nhau, đối với nhóm hộ lúa –
tôm là 30,1% và nhóm hộ chuyên lúa là 24,8%. Về trình độ học vấn cấp I, II, III nhìn
chung có tỉ lệ là ngang nhau đối với cả hai nhóm hộ. Đối với trình độ học vấn ở bậc
cao đẳng/đại học thì nhóm hộ lúa – tôm với 5,4% cao hơn so với 3,9% của nhóm hộ
chuyên lúa. Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố trên của hai nhóm hộ là do đặc điểm của
từng loại mô hình canh tác, đối với hoạt động canh tác của nhóm hộ chuyên lúa thì cần
lao động gia đình là chính thì người trong độ tuổi đi học thường nghỉ học giữa chừng
để phụ giúp gia đình hoạt động canh tác khi cần, đối với nhóm hộ lúa – tôm thì lao
động chủ yếu thường là thuê mướn để hoạt động thường xuyên nên lao động gia đình
có thời gian đến trường học tập và chỉ phụ giúp vào cuối vụ thu hoạch. Tuy nhiên, nhìn
chung trình độ học vấn của những nông hộ cũng được cải thiện trong những năm gần
đây. Về quy mô và mạng lưới trường lớp tiếp tục được củng cố, sắp xếp hợp lý. Chất
lượng giáo dục ở các cấp học được nâng lên; tỉ lệ học sinh giỏi ở các bậc học tăng từ
2% đến 8% so năm học trước, tỉ lệ học sinh yếu kém giảm gần 1%. Các kỳ thi đều đạt
kết quả cao, nhất là thi tốt nghiệp trung học phổ thông, 4 trường trong huyện đều có tỉ
lệ tốt nghiệp 100%, tăng 1,09% so với năm học trước, cao hơn mức bình quân của tỉnh
2,03% và có 473 học sinh thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng, tăng hơn 170 học
sinh so với năm học trước (cổng thông tin điện tử huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang,
2013).
3.1.2 Thành viên của các tổ chức xã hội và điều kiện sống của nông hộ
Đối với nhóm hộ lúa – tôm thì số hộ có tham gia các tổ chức xã hội là 9 trong 27 hộ
chiếm 33,3%, cụ thể là có 6 hộ tham gia vào hội nông dân của xã, 2 hộ tham gia vào
hội cựu chiến binh và 1 hộ tham gia vào hợp tác xã. Còn nhóm hộ chuyên lúa thì có 7
trên 20 hộ tham gia vào các tổ chức xã hội, chiếm 35% trong đó có 3 hộ tham gia vào

hội nông dân, 2 hộ là hội cựu chiến binh và 1 hộ vừa là thành viên của hội cựu chiến
binh, vừa là thành viên của đoàn thanh niên trong xã. Kết quả cho thấy nhóm hộ lúa –
tôm có số hộ tham gia vào hội nông dân cao hơn so với ba nhóm hộ chuyên lúa điều đó
thể hiện sự quan tâm của nhóm hộ lúa – tôm về chính sách, chủ trương liên quan đến
hoạt động sản xuất của mình, đồng thời để có điều kiện tiếp xúc trao dồi và học hỏi
5

kinh nghiệm giữa các thành viên với nhau để góp phần tăng năng suất và hiệu quả hoạt
động của mô hình.
Trong 27 hộ áp dụng mô hình lúa – tôm chỉ có 2 hộ không sử dụng điện cho hoạt động
sinh hoạt và sản xuất chiếm 7,4% tổng số hộ, đối với 2 hộ được khảo sát không sử
dụng điện là do điều kiện canh tác ở xa so với đường dây điện của xã và điều kiện canh
tác là ở ngoài chòi để phục vụ hoạt động canh tác. Hầu hết các hộ chuyên lúa đều sử
dụng điện cho sinh hoạt và sản xuất, được biết ở địa bàn huyện khảo sát thì điện được
đưa vào sử dụng phổ biến từ năm 2005.
Xác định mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm là để góp phần phát triển kinh tế
bền vững, huyện tập trung chỉ đạo công tác dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và
giảm nghèo. Toàn huyện đã mở được 81 lớp dạy nghề cho 2.181 lao động, đạt
103,86% kế hoạch; tư vấn, giới thiệu việc làm cho 5.663 lao động, vượt 13,26% kế
hoạch. Trong năm có 396 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn 3,68%, giảm 0,94% so
với năm 2012 (Sở Lao Động và Thương Binh huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, 2013).
Thiết bị sử dụng cho sinh hoạt và hoạt động sản xuất
Nhìn chung ở hầu hết các hộ dân được khảo sát đều có đầy đủ các thiết bị cho sinh
hoạt như ti vi, tủ lạnh, bếp gas, xe máy…và các thiết bị cho sản xuất như máy bơm
nước, máy quạt nước và ghe xuồng đầy đủ, riêng đối với máy cày, máy xới thì hộ
chuyên lúa có 2 hộ và lúa – tôm có 2 hộ mua sử dụng. Tuy nhiên, giá trị tại thời điểm
mua có được là khác nhau đối với hai nhóm mô hình. Đối với nhóm hộ lúa – tôm thì
hầu hết các thiết bị đều có trước so với nhóm hộ chuyên lúa và tổng giá trị tài sản của
các thiết bị ở nhóm hộ chuyên lúa trung bình chỉ khoảng 102.800.000 đồng còn dối với
nhóm hộ lúa – tôm là 164.650.000 đồng. Cả hai nhóm hộ chuyên lúa và lúa – tôm phần

lớn tập trung đầu tư cho thiết bị hoạt động sản xuất và chỉ đầu tư một phần nhỏ lợi
nhuận vào thiết bị sinh hoạt. Bên cạnh đó do đặc tính của hoạt động canh tác là số
vòng quay lớn và vốn sử dụng cho sản xuất thấp nên nhóm hộ chuyên lúa có điều kiện
để đầu tư vào thiết bị sinh hoạt của mình nhiều hơn, còn với nhóm hộ lúa – tôm với
đặc tính mô hình là cần chi phí lớn và nguồn vốn dự trữ để sản xuất cho đợt tiếp theo
nên chỉ tập trung cho thiết bị sản xuất là chủ yếu.
Bảng 3.4: Loại nhà ở của nông hộ
Loại nhà
Lúa – tôm
Chuyên lúa

Số lượng % Số lượng %
Kiên cố
4 14,8 3 15,0
Bán kiên cố
17 63,0 11 55,0
Nhà tạm
6 22,2 6 30,0
Qua bảng 3.4 đối với nông hộ áp dụng mô hình lúa – tôm thì nhà bán kiên cố chiếm
phần lớn với tỷ lệ là 63% so với nhóm hộ chuyên lúa là 55%, đối với nhà tạm thì nhóm
hộ chuyên lúa có tỷ lệ cao hơn với 30% so với 22,2% của nhóm hộ lúa – tôm. Riêng
6

với nhà kiên cố, nhóm hộ chuyên lúa và lúa – tôm là tương đương nhau với tỷ lệ lần
lượt là 15% và 14,8%. Nhìn chung nhóm hộ chuyên lúa và lúa – tôm chỉ khác biệt lớn
ở tỷ lệ nhà bán kiên cố, còn đối với hai nhóm nhà còn lại thì có tỷ lệ gần như tương
đương nhau. Tuy lợi nhuận đem lại là rất lớn nhưng do thời gian sản xuất dài với rủi ro
cao và nhu cầu về vốn lớn nên việc dự trữ vốn vẫn là vấn đề hàng đầu nên nhu cầu về
nhà ở không được đặc và đặc biệt là đối với nhóm hộ lúa – tôm.
3.1.3 Diện tích canh tác của nông hộ

Thoại Sơn có diện tích tự nhiên là 46.885,52 ha, trong đó có 41.261,22 ha đất canh tác,
trong đó diện tích xuống giống toàn huyện năm 2012 là 106.104 ha, diện tích thả nuôi
Tôm càng xanh từ năm 2012 là 260,8 ha (Sở khoa học & Công nghê tỉnh An Giang,
2012).
Bảng 3.4 Diện tích đất canh tác của các mô hình (m
2
)
Nội dung Lúa – tôm Chuyên lúa
Trung bình 14.963 11.593
Giá tr
ị nhỏ nhất

7.000

1.400
Giá trị lớn nhất 24.000
62.000
Độ lệch 4.741 14.532
Kết quả từ bảng 3.4 cho thấy diện tích đất canh tác trung bình của nhóm hộ lúa – tôm
và chuyên lúa gần như tương đương với diện tích lần lượt là 14.963 m
2
và 11.313 m
2
,
điều này phù hợp với đặc điểm canh tác. Lúa – tôm và chuyên lúa là những nhóm hộ
cần nhiều đất canh tác để hoạt động sản xuất có hiệu quả, tuy nhiên đối với mô hình
lúa – tôm thì hoạt động canh tác cần nhiều đất hơn mô hình chuyên lúa để sản xuất, cụ
thể là diện tích đất canh tác nhỏ nhất để có thể hoạt động sản xuất có hiêu quả là 7.000
m
2

so với diện tích canh tác nhỏ nhất của mô hình chuyên lúa là 1.400 m
2
. Để sản xuất
có hiệu quả mô hình lúa – tôm thì ngoài yếu tố kỹ thuật, công chăm sóc, nguồn vốn
được đảm bảo thì diện tích đất canh tác cũng là một yếu tố quan trọng góp phần làm
tăng hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao cho mô hình canh tác.
3.1.4 Số lao động và số lần tham dự tập huấn kỹ thuật
Để hoạt động canh tác có hiệu quả thì lao động là nhân tố quan trọng giúp cho quá
trình canh tác diễn ra thường xuyên góp phần không nhỏ vào hiệu quả sản xuất. Bên
cạnh đó, trình độ cũng như sự hiểu biết thêm về kỷ thuật và các chính sách mới áp
dụng cho mô hình canh tác cũng là vấn đề đặt lên hàng đầu và đem lại thành công cho
hoạt động canh tác của các hộ nông dân.

7

Bảng 3.5 Số lần tập huấn trong năm và số lao động sử dụng trong đợt canh tác
của mô hình tôm – lúa so với ba mô hình còn lại
Nội dung Lúa – tôm Chuyên lúa
Số lao động
sử dụng
Số lần tập
huấn
Số lao động
sử dụng
Số lần tập
huấn
Trung bình
2,1±0,7 1,1±0,8 2,2±0,8 0,6±0,7
Giá trị nhỏ nhất
1,0 0 1,0 0

Giá trị lớn nhất
3,0 2,0 3,0 2,0
Kết quả bảng 3.5 cho thấy số lượng lao động sử dụng trong đợt canh tác ở mô hình
chuyên lúa so với mô hình lúa – tôm là tương đương nhau và dao động từ 1 đến 3 lao
động trong đợt canh tác. Nhìn chung lao động sử dụng trong đợt canh tác là hợp lý ở cả
hai mô hình, tuy nhiên tùy vào đặc điểm mô hình mà lượng lao động được sử dụng phù
hợp, hầu hết các mô hình đều cần nhiều lao động vào cuối vụ vào, nhất là ở khâu chăm
sóc và thu hoạch của đợt canh tác. Về số lần tập huấn trong năm ở nhóm hộ lúa – tôm
chiếm tỷ lệ gần hai lần so nhóm hộ chuyên lúa cụ thể là trung bình 1,1 lần tập huấn
trong năm so với trung bình 0,6 lần của nhóm hộ chuyên lúa. Điều này đã thể hiện sự
quan tâm đặt biệt của nhóm hộ lúa – tôm về công tác tập huấn nhằm tiếp thu các chính
sách, chủ trương mới, áp dụng các biện pháp kỹ thuật, các kinh nghiệm và giải pháp
sản xuất trong các lần đi tập huấn. Vì tôm – lúa là mô hình gắn liền với rủi ro cũng như
cơ hội về lợi nhuận cao nhất so với các mô hình còn lại nên việc chú trọng tham gia tập
huấn để nâng cao kiến thức là vấn đề cần thiết.
3.1.5 Thông tin kỷ thuật mô hình khảo sát
3.1.5.1 Nguồn kỹ thuật áp dụng cho mô hình
Về kỹ thuật của người nuôi tôm càng xanh chủ yếu là từ nguồn thông tin đại chúng
(chiếm 100% số hộ) và qua công tác tập huấn, khuyến ngư của địa phương (chiếm
86,7% số hộ). Đây là nguồn thông tin rất quan trọng đối với họ vì nó được thường
xuyên tổng hợp, cập nhật từ trong tỉnh, ngoài tỉnh, từ các Viện, Trường trong nước
cũng như nước ngoài. Đồng thời, qua báo đài đã giúp cho người nuôi nắm bắt được
những thông tin về đầu ra của sản phẩm, tình hình bệnh, chất lượng con giống…
Về kỹ thuật của những hộ chuyên lúa thì chủ yếu từ kinh nghiệm của những người đi
trước, cập nhật thông tin đại chúng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, những thành
tựu từ việc nghiên cứu các giống lúa đưa vào sản xuất góp phần đem lại hiệu quả cao
cho hoạt động canh tác của những hộ chuyên lúa.
3.1.5.2 Mùa vụ và thiết kế chuẩn bị hệ thống canh tác
Mô hình nuôi tôm càng xanh luân canh trong ruộng lúa ( 1 tôm – 1 lúa)
Trong 27 hộ lúa tôm khảo sát nhận thấy mô hình bao gồm một vụ nuôi tôm thay vụ lúa

Hè - Thu và một vụ lúa Đông - Xuân. Mô hình luân canh này thích hợp cho địa bàn
huyện Thoại Sơn vì đây là vùng ít ngập lũ. Về khía cạnh kỹ thuật mô hình vận hành ở
8

mức quảng canh cải tiến hay bán thâm canh, sử dụng phối hợp thức ăn viên (chủ yếu
cho giai đoạn 1 - 2 tháng đầu) và dùng thức ăn viên kết hợp với thức ăn tươi sống (ốc
bươu vàng, cua, ốc, cá tạp,…) cho giai đoạn cuối của chu kỳ nuôi. Năng suất nuôi có
sự biến động theo từng vùng nuôi mà chủ yếu là do mật độ nuôi khác nhau. Kích cỡ
tôm thu hoạch lớn hơn so với mô hình nuôi kết hợp là do không trồng lúa nên mực
nước trên mặt ruộng được dâng cao trong suốt chu kỳ nuôi, đặc biệt là trong thời gian
lũ tạo điều kiện môi trường tốt và thức ăn tự nhiên phong phú. Nhìn chung, năng suất
nuôi của mô hình ngày càng cải thiện và ổn định (Dương Nhựt Long và ctv., 2004).
Tháng 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7 – 8 – 9 – 10 – 11 – 12

Trồng lúa Nuôi tôm Trồng lúa
Hình 1. Lịch thời vụ thả giống thủy sản

Mô hình chuyên lúa
Trong 20 mộ khảo sát nhìn chung có 14 hộ áp dụng mô hình canh tác lúa 3 vụ chiếm
70% và 6 hộ áp dụng mô hình lúa 2 vụ chiếm 30%. Các hộ áp dụng mô hình lúa 2 vụ
hầu hết tập chung vào vụ Đông - Xuân và Hè - Thu, các hộ áp dụng mô hình lúa 3 vụ
thì sản xuất cả vụ mùa. Với mùa vụ canh tác trên thì những hộ sản xuất lúa 2 vụ có
điều kiện cho đất canh tác có thời gian phục hồi góp phần đáng kể cho đợt sản xuất tiếp
theo so với những hộ áp dụng mô hình lúa 3 vụ.
3.1.5.3 Đặc điểm kỹ thuật của từng mô hình
Tùy vào đặc điểm canh tác của vùng như khí hậu, nguồn nước, điều kiện hạ tầng và cơ
sở vật chất thì có các hình thức để lựa chọn cho phù hợp để sản xuất có hiệu quả và
đem lại lợi nhuận cao cho người dân.
Bảng 3.6 Mật độ, kích cở giống và diện tích ao nuôi
Nội dung Diện tích

(ha)
Mật độ
(con/m
2
)
Kích cở giống
(1.000 con/kg)
Trung bình

1,5
±
4,7

12,3
±4,1

79,6
±17,4

Min 0,7 7 52
max 2,4 20 100
Về diện tích ao nuôi qua bảng 3.6 ta thấy, đa số các hộ lúa – tôm có diện tích ao nuôi
trung bình là 1,5±4,7 ha, diện tích nuôi này có phần tương đồng so với kết quả của
nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải năm 1999: ruộng nuôi nên
có diện tích từ 0,5 - 2 ha, nhưng nhỏ hơn kết quả điều tra của Đoàn Quốc Khanh tại
huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2008 (diện tích bình quân 3,03 ± 2,71ha). Về
kích cở giống thì nhìn chung các hộ thả cở giống trung bình 79.600 con/kg, người dân
có xu hướng thả tôm kích cỡ nhỏ nhằm để giảm chi phí và hạ giá thành sản xuất.
Nhưng kết quả khảo sát được cho thấy kích cỡ tôm giống thả nuôi có ảnh hưởng đến
năng suất của tôm nuôi nhưng không đáng kể. Đa số các hộ đều lấy giống nhân tạo ở

các trại sản xuất giống có uy tin và chất lượng trong tỉnh, một số hộ thì lấy giống từ các
9

tỉnh lân cận như Cần Thơ và Đồng Tháp và giá trung bình mỗi con tôm giống thường
dao động từ 150 – 250 đồng/con. Về mật độ thả nuôi thì các hộ thả trung bình 12,3±4,1
con/m
2
, hộ thả nuôi với mật độ thấp nhất là 7 con/m
2
và cao nhất là con/m
2
, với mật độ
trên thì có sự tương đồng với khảo sát của Đoàn Quốc Khanh (2008), nuôi tôm càng
xanh trên ruộng lúa ở Tam Nông - Đồng Tháp, với mật độ trung bình là 12,7±1,94
con/m
2
. Theo Dương Nhựt Long và Trần Văn Hận (2009) thực nghiệm nuôi tôm càng
xanh luân canh trên ruộng lúa tại huyện Tam Nông năm 2006 với 3 mật độ nuôi khác
nhau 6, 9 và 12 con/m
2
, kết quả cho thấy ở mật độ nuôi 12 con/m
2
cho năng suất và
hiệu quả lợi nhuận cao nhất.
Về đặc điểm canh tác của nhóm hộ chuyên lúa, với diện tích canh tác trung bình 1,2 ha
đây là diện tích phù hợp và thuận lợi cho hoạt động canh tác của nông hộ chuyên lúa.
Đa số các hộ dân sử dụng giống lúa trong tỉnh từ các phòng nông nghiệp 30% và các
hộ tự để giống sản xuất 15% và 55% lấy giống từ những hộ trồng lúa trong tỉnh. Đa số
các giống lúa đưa vào đợt canh tác là IR 50404, OM 4218 và Jasmine; về giá của các
giống lúa dao động từ 9.000 - 14.000 đồng/kg.

3.1.5.4 Chế độ chăm sóc và quản lý
Mô hình lúa – tôm
Qua kết quả khảo sát cho thấy, tất cả các hộ được hỏi đều sử dụng kết hợp cả hai loại
thức ăn là thức ăn công nghiệp dành cho tôm sú (hiệu Tomboy, Mega) và thức ăn tươi
sống. Khoảng 2 - 3 tháng đầu, tất cả các hộ đều sử dụng thức ăn công nghiệp với độ
đạm cao (40 - 42%) để tôm tăng trưởng nhanh và phát triển tốt. Sau đó, bổ sung thêm
thức ăn tươi sống (như ốc, cá tạp) và thức ăn viên công nghiệp có độ đạm thấp hơn (35
- 40%) vào những tháng tiếp theo. Giá thành của thức ăn tươi sống thấp; ốc bươu vàng
1.500 - 2.500 đồng/kg; cá tạp tại địa phương 5.000 - 7.000 đồng/kg. Trong khi đó giá
thành của thức ăn viên khá cao (35.000 - 40.000 đồng/kg). Vì thế, các hộ nuôi tận dụng
thức ăn sẵn có của địa phương nhằm giảm chi phí thức ăn trong quá trình nuôi. Tuy
nhiên, khi sử dụng thức ăn tươi sống, các hộ phải chú trọng rất nhiều vào quản lý môi
trường nước vì nó làm cho nguồn nước trong ruộng nuôi mau bị bẩn, ảnh hưởng đến
sức khỏe cũng như hiệu quả và năng suất tôm nuôi. Kết quả khảo sát cũng cho thấy
công việc kiểm tra tôm bằng cách chài và kéo lưới cũng như thăm sàn ăn của các nông
hộ được thực hiện thường xuyên. Việc kiểm tra thường xuyên giúp khắc phục được
tình trạng thức ăn dư thừa hay thiếu hụt, biết được tình hình sức khỏe cũng như sự tăng
trưởng phát triển của tôm nuôi.
Mô hình chuyên lúa
Nhìn chung các hộ chuyên lúa đều áp dụng những biện pháp chăm sóc hợp lý cho mùa
vụ sản xuất lúa, từ khâu chọn giống cho đến khi thu hoạch, luôn có biện pháp xử lý kịp
thời như bơm nước, tháo nước; xử lý thuốc hóa khi có dịch bệnh và tuyên truyền cho
mọi người trong vùng nghe để có biện pháp phòng tránh hiệu quả để hạn chế tối đa tổn
thất để đem lại lợi nhuận cho người dân.

10

3.1.5.5 Một số bệnh thường gặp và biện pháp khắc phục
Đối với nuôi tôm càng xanh
Tại địa bàn khảo sát, tình hình bệnh trên tôm càng xanh cũng thường xuất hiện nhưng

không đáng kể. Các bệnh về môi trường (đóng rong, đen mang) là chủ yếu, nguyên
nhân do cơ thể tôm thiếu các chất dinh dưỡng không lột xác được cùng với môi trường
nước không tốt. Cách khắc phục là bổ sung các loại khoáng, Vitamin vào thức ăn, thay
nước có chất lượng tốt và sử dụng các chế phẩm sinh học để cải thiện chất lượng môi
trường nước ruộng nuôi, dùng các chất như: BKC (80% Chlorine), Iodine để diệt
khuẩn trong môi trường nước đồng thời giúp tôm lột xác, tôm sẽ khỏi bệnh. Nhìn
chung các nông hộ nuôi rất hạn chế sử dụng thuốc và hóa chất. Đa số sử dụng vôi để
cải tạo ao và một số hóa chất để xử lý nước như: BKC. Ngoài ra, các loại dùng để tăng
sức đề kháng cho tôm (Vitamine, men tiêu hóa, các thuốc bổ cung cấp các Vitamin và
khoáng chất cho tôm phát triển…) cũng được sử dụng khá nhiều.
Đối với trồng lúa
Về tình hình dịch bệnh trên cây lúa thì đa số các hộ dân gặp phải những vấn đề về bệnh
như: đạo ôn, lem lép hạt, vàng lá, bông cỏ… đây là những bệnh phổ biến và thường
gặp. Về công tác phòng tránh thì đa số đều xử dụng những hóa chất có uy tín và đươc
những hộ chuyên lúa xử dụng lâu năm như: Pin, Chipika, Amitxitop, Phidia,
Agin…hiện nay do thực hiện chủ trương xuống giống đồng loạt nên các hộ cũng khắc
phục và hạn chế được một số bệnh thường gặp trên địa bàn huyện, từ đó góp phần
nâng cao năng suất và hiệu quả cho những hộ chuyên lúa.
3.1.5.6 Thu hoạch
Thu hoạch tôm
Tất cả các hộ nuôi tôm được khảo sát đều thực hiện thu tỉa (bằng cách dùng lưới kéo
để thu tôm cái, tôm càng xào ), bắt đầu từ 4 tháng sau khi thả giống. Việc thu tỉa làm
giảm mật độ nuôi giúp tăng kích cỡ, giá thành tôm thương phẩm cũng như năng suất và
hiệu quả của mô hình. Thời điểm thu hoạch toàn bộ bắt đầu vào tháng 10 chiếm 80%
số hộ nuôi, vào tháng 11 chiếm 20% số hộ nuôi. Thu tôm vào lúc sáng sớm và được
chia thành nhiều đợt, kết quả điều tra người nuôi chọn thời điểm tôm lột xác ít nhất
nhằm giảm hao hụt cũng như chất lượng tôm nuôi. Nước ruộng nuôi được bơm cạn
một nửa, sau đó dùng lưới kéo bắt tôm, số còn lại tát cạn thu bằng tay.
Thu hoạch lúa
Đa số các hộ trồng lúa thường thu hoạch vào cuối vụ của mỗi đợt sản xuất, đa số các

giống lúa thường có thời gian thu hoạch thường từ 75 – 95 ngày. Các hộ thường thu
hoạch đồng loạt, tranh thủ giá bán cao để có được lợi nhuận cao nhất và đa số các hộ
đều sử dụng lao động thuê mướn cho hoạt động thu hoạch.
3.1.6 Khảo sát hiệu quả các mô hình
Tuy sản xuất còn mang tính tự phát, chưa quan tâm đến yêu cầu của thị trường, chủ
yếu tập trung nâng cao số lượng, chưa chú ý chất lượng sản phẩm, sản xuất còn mang
11

tính rủi ro cao mỗi khi thị trường có diễn biến không thuận lợi nhưng nhìn chung hiệu
quả của từng mô hình đem lại là rất đáng kể.
Bảng 3.6 Hiệu quả sản xuất trong một năm của 4 nhóm mô hình
Đơn vị tính: 1000đ/ha/hộ
Mô hình
Trung bình
tổng chi phí
Trung bình
tổng thu
Lợi nhuận
trung bình
Tỉ suất
lợi nhuận
Chuyên lúa
2 vụ (4 hộ)
45.000±38.700

79.667±70.500

74.147±60.307

96,6±42,7


Chuyên lúa
3 vụ (16 hộ)
43.610±42.300

87.500±93.200

43.890±52.600

94,7±34,6

Lúa – tôm
(27 hộ)
228.081±67.879

339.259±109.771

111.178±71.860

48,7±32,0

Qua kết quả bảng 3.9 cho thấy tổng chi phí trung bình ở 2 nhóm hộ chuyên lúa 2 vụ và
chuyên lúa 3 vụ gần như tương đương nhau và dao động trung bình từ 43 đến 45
triệu/ha/hộ, do đặc tính hoạt động canh tác và sản xuất là không cần nhiều vốn để sản
xuất nên với chi phí trên là hợp lý đối với hai mô hình. Tuy với chi phí thấp nhưng
hiệu quả lợi nhuận trung bình nó đem lại là tương đối cao, cụ thể với nhóm hộ chuyên
lúa 2 vụ là khoảng 74 triệu/ha/hộ và chuyên lúa 3 vụ 44 triệu/ha/hộ, từ đó dẫn đến tỉ
suất lợi nhuận trung bình của cả ba nhóm hộ này là tương đối cao, trong đó cao nhất là
nhóm hộ chuyên lúa 2 vụ với 96,6%, và nhóm hộ chuyên lúa 3 vụ là 94,7%. Với tỉ suất
lợi nhuận trên có thể thấy hoạt động trồng lúa và mua bán nhỏ có lợi nhuận cao tương

đương với tỉ lệ 1:1, bên cạnh đó đây là hoạt động không cần nhiều chi phí nhưng hiệu
suất đạt được của nó là rất cao. Riêng với nhóm hộ lúa – tôm do đây là hoạt đông canh
tác cần yếu tố kỹ thuật và vốn đầu tư lớn, thời gian sản xuất dài với nhiều rủi ro nên chi
phí trung bình để hoạt động canh tác là rất lớn khoảng 230 triệu/năm. Với chi phí cao
nhưng lợi nhuận sau khi thu hoạch mà nó đem lại cao, trung bình là khoảng 111,2 triệu
trên năm, với tỷ suất lợi nhuận là 48,7% cũng đã phản ánh được phần nào hiệu quả của
mô hình canh tác. Với lợi nhuận cao thì những hộ áp dụng mô hình tôm – lúa có nhiều
cơ hội để cải thiện thu nhập và nâng cao đời sống cho các hộ dân, từ đó làm tiền đề để
khuyến khích người dân cũng như những nhóm nông hộ khác chuyển hướng sang mô
hình tôm – lúa có hiệu quả này. Tuy nhiên, trong 27 hộ lúa – tôm khảo sát có 2 hộ bị lỗ
vốn chiếm 7,4% và 3 hộ hoàn vốn chiếm 11,1%; với số hộ bị lỗ vốn với tỷ lệ trên vẫn
thấp hơn so với khảo sát của Đoàn Quốc Khanh (2008) với tỷ lệ 8,3% số hộ lỗ vốn.
Nguyên nhân thua lỗ và hoàn vốn là do 5 hộ này chưa áp dụng tốt kỹ thuật nuôi, ít
tham gia các lớp tập huấn do các nhà chuyên môn tổ chức, một phần do chi phí con
giống và thức ăn cao cùng với năng suất và giá bán thấp. Với lợi nhuận cao thì những
hộ áp dụng mô hình lúa – tôm có nhiều cơ hội để cải thiện thu nhập và nâng cao đời
sống cho các hộ dân, từ đó làm tiền đề để khuyến khích người dân cũng như những
nhóm nông hộ khác chuyển hướng sang mô hình tôm – lúa có hiệu quả này.
12

3.2 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả mô hình sản xuất ở huyện
Thoại Sơn – An Giang
Qua khảo sát có thể thấy được những điểm ưu điểm cũng như khuyết điểm của các mô
hình canh tác trên địa bàn huyện Thoại Sơn, An Giang. Đối với nhóm hộ chuyên lúa
lợi nhuận chỉ đạt mức trung bình nhưng tỉ suất lợi nhuận là 96,6% với nhóm hộ chuyên
lúa 2 vụ và 94,7% với nhóm hộ chuyên lúa 3 vụ, điều này thể hiện được sự chắc chắn
về hiệu quả cũng như kinh nghiệm của các hộ dân đối với cây lúa, tuy nhiên nhìn
chung thì các nhóm hộ chuyên lúa có mức sống chỉ đạt trung bình chưa đáp ứng đầy đủ
và nhu cầu thực sự của các thành viên trong hộ như nhu cầu học tập, điều kiện các
trang thiết bị phục vụ cho sinh hoạt. Đối với nhóm hộ lúa – tôm, với lợi nhuận cao nhất

so với các mô hình còn lại từ đó góp phần nâng cao mức sống, cải thiện nhu cầu về nhà
ở, bên cạnh đó cũng đáp ứng nhu cầu khác phục vụ cho sinh hoạt gia đình cũng như
hoạt động canh tác, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên nâng cao trình độ học
vấn cũng như tiếp xúc với các tiến bộ của xã hội. Từ những thực tế đó, tăng cường
khuyến khích các nhóm hộ trồng lúa và những hộ đã từng có thời gian canh tác mô
hình lúa – tôm có điều kiện nên chuyển sang mô hình lúa – tôm hoặc chuyên tôm để
nâng cao thu nhập và mức sống người dân là hợp lý.
Đề xuất mong muốn của người dân về xây dựng các công trình thủy lợi và hệ thống
giao thông trong vùng, không sản xuất lúa vụ 3 mà thay vào đó là mô hình lúa - tôm để
cải thiện chất lượng đất và nước; Cần có thêm các chính sách hỗ trợ của địa phương về
vốn, tăng cường các lớp tập huấn về kỹ thuật cũng như các định hướng, chủ trương của
tỉnh về kế hoạch phát triển sản xuất trong tương lai để hạn chế thiệt hại về bệnh, dịch
hại; Yêu cầu cán bộ địa phương rà soát và hợp thức hóa các trại sản xuất giống trên địa
bàn huyện để nâng cao chất lượng giống cho mô hình canh tác đạt hiệu quả cao.
An Giang là một trong những tỉnh đi đầu trong phong trào nuôi tôm càng xanh luân
canh ở ruộng lúa, tôm càng xanh vốn cũng là một trong những mặt hàng thủy sản xuất
khẩu tiêu dùng chiến lược của địa phương. Năng suất tôm nuôi thường đạt từ 500 -
1.200 kg/ha đối với mô hình nuôi tôm trong ruộng lúa luân canh hay ao đất dưới dạng
bán thâm canh và 1,2 - 5 tấn/ha/vụ đối với tôm nuôi trong điều kiện đăng quầng.
(Dương Nhựt Long, 2012). Hiện nay, trên địa bàn huyện Thoại Sơn chỉ còn khoảng
300 ha tiếp tục duy trì mô hình nuôi với chất lượng của hệ thống nuôi còn tồn tại nhiều
mặt hạn chế như mật độ thả nuôi tăng cao, sức sản xuất sinh học trong thủy vực khá
thấp, hàm lượng oxy thấp hơn 8 – 9g O
2
/m
3
/ngày, năng suất tôm nuôi không tăng
(thường duy trì khoảng 1.000 kg/ha) thậm chí có biểu hiện sút giảm và hệ quả là lợi
nhuận mang lại từ mô hình nuôi tôm lúa luân canh biểu hiện khá biến động
(45.000.000 – 81.000.000 đồng/ha) và chưa thể hiện đúng tiềm năng lợi nhuận ở trong

vùng (thấp hơn 100.000.000 đồng/ha). Ngược lại, nhằm đảm bảo sản xuất với mức thu
nhập ổn định từ lúa, những hộ nuôi còn lại hiện nay đều mạnh dạn chuyển sang mô
hình trồng lúa thâm canh tăng vụ (2 – 3 vụ/năm) (Trần Văn Hận, 2013).

13

Đề xuất của những hộ áp dụng mô hình lúa – tôm
Cần mua giống ở những nơi có uy tín và chất lượng tốt.
Cần nhân rộng mô hình nuôi tôm càng xanh tuyển đực giúp nâng cao được năng suất
và giá thành sản phẩm.
Cần có những tiêu chuẩn về kiểm dịch con giống, cũng như việc quy hoạch hệ thống
thủy lợi, vùng nuôi chuyên canh của địa phương.
Chính quyền địa phương nên thường xuyên mở các lớp tập huấn cũng như hội thảo, áp
dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật nhằm nâng cao kỹ thuật cho người nuôi.
IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
Qua kết quả điều tra mô hình tôm - lúa và mô hình chuyên lúa cho thấy:
Trung bình số thành viên trong gia đình của nhóm hộ chuyên lúa là 4,8 người còn
nhóm hộ lúa tôm là 3,4 người
Trung bình phần trăm số người trong độ tuổi lao động của nhóm hộ lúa – tôm là 77,5%
của nhóm hộ chuyên lúa là 73,7%.
Đa số các hộ lúa – tôm thì canh tác 1 vụ lúa Đông - Xuân và 1 vụ tôm. Các hộ áp dụng
mô hình lúa 2 vụ hầu hết tập chung vào vụ Đông - Xuân và Hè - Thu, các hộ áp dụng
mô hình lúa 3 vụ thì sản xuất cả vụ mùa.
Giống nhân tạo, cỡ tôm từ 70.000 - 80.000 con/kg được sử dụng để thả nuôi và mật độ
nuôi từ 12,3 con/m
2
. Nguồn giống được mua từ An giang và Đồng Tháp. Đa số các
giống lúa đưa vào đợt canh tác là IR 50404, OM 4218 và Jasmine.
Thức ăn được các hộ nuôi tôm sử dụng chủ yếu là thức ăn viên và khẩu phần ăn

thường dựa vào nhu cầu của tôm. Thức ăn tươi sống sử dụng lúc tôm được 2 - 3 tháng
sau khi thả giống. Trong quá trình nuôi, chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất trong các
loại chi phí.
Mô hình nuôi tôm - lúa luân canh tại địa bàn nghiên cứu cho lợi nhuận trung bình
111.178±71.860 triệu đồng/ha/vụ, mô hình chuyên lúa 2 vụ là 74.147±60.307 triệu
đồng/ha/vụ và mô hình lúa 3 vụ là 43.890±52.600 triệu đồng/ha/vụ.
Bệnh thường xuất hiện nhất trong quá trình nuôi là đóng rong, đen mang. Đối với lúa
là đạo ôn, lem lép hạt, vàng lá, bông cỏ…
Khó khăn lớn nhất trong nghề nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa là chất lượng con
giống chưa được đảm bảo.
4.2 Đề xuất
Cần tiếp tục thu thập số liệu nuôi tôm càng xanh của xã trong các vụ nuôi tiếp theo để
làm cở sở khuyến cáo các giải pháp kỹ thuật cho người dân, giúp nghề nuôi tôm càng
xanh phát triển bền vững và đạt năng suất cao.
14

Cần thu thập số liệu nuôi tôm của các xã khác trong huyện và các huyện khác trong
tỉnh nhằm giúp các cơ quan ban ngành có cái nhìn tổng thể hơn về tình hình nuôi tôm
càng xanh trong tỉnh.
LỜI CẢM TẠ
Trước hết tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Thủy sản,
trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện để tôi được học tập, nghiên cứu nâng cao
trình độ trong thời gian qua.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô hướng dẫn, Ts. Lam Mỹ Lan đã tận
tình dìu dắt, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp. Xin cám ơn
Ths. Trần Văn Hận cùng các Thầy, Cô, Anh, Chị trong Bộ Môn Kỹ Thuật nuôi thủy
sản nước ngọt - Khoa Thuỷ sản trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện để tôi hoàn thành đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn đến các hộ dân ở xã Phú Thuận, xã Vĩnh Trạch, huyện
Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã tham gia tích cực và tạo điều kiện giúp cho tôi hoàn

thành đề tài này.
Xin gởi lời cám ơn đến các bạn lớp Nuôi Trồng Thủy Sản K36 đã hỗ trợ tôi rất nhiều
trong suốt thời gian học tập thực hiện đề tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Nhựt Long., 2012. Dự án thực nghiệm xây dựng mô hình nuôi tôm càng
xanh thương phẩm trong ao đất ở tỉnh An Giang, Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh
An Giang.
2. Trần Văn Hận, 2013. Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm tôm càng xanh trong
ruộng lúa nâng cao năng suất và lợi nhuận ở huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang.
3. Dương Nhựt Long và Trần Văn Hận, 2009. Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kỹ
thuật nâng cao hiệu quả nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) thương
phẩm luân canh trên ruộng lúa tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
4. Đoàn Quốc Khanh, 2008. Điều tra hiện trạng nuôi tôm càng xanh ở huyện Tam
Nông Tỉnh Đồng Tháp. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa thủy sản, Trường Đại
Học Cần Thơ.
5. Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004. Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống
và nuôi giáp xác, Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ.
6. Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh An Giang, 2014. Nghiên cứu phát triển mô hình
nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) luân canh trong ruộng lúa ở tỉnh
An Giang.
7. Sở Lao Động và Thương Binh huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, 2013. Điểm nhấn
trong phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Thoại Sơn năm 2013.
8. .


×