BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------------
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ
KINH TẾ SẢN XUẤT ĐẬU TƯƠNG TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN NAM ĐÀN - NGHỆ AN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Người thực hiện: Trần Văn Hồng
Lớp:
48K3 Khuyến nơng&PTNT
Người hướng dẫn: Ths. Trần Hậu Thìn
VINH, 07/2011
i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận án là trung thực và chưa ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Mọi trích dẫn trong luận án đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
Trần Văn Hoàng
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong qua trình học tập, nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp nhờ sự quan tâm,
giúp đỡ và tạo điều kiện của các thầy cô giáo, cán bộ các cơ quan, đơn vị trong và
ngoài nhà trường đề tài của tơi đã được hồn thành. Với lịng biết ơn sâu sắc, nhân
dịp này cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, Khoa Nông
– Lâm – Ngư - trường Đại học Vinh, cảm ơn các thầy cô giáo đã tryền đạt cho tôi
những kiến thức, kinh nghiêm quý báu trong quá trình rèn luyện tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo Ths.Trần Hậu Thìn, người đã
giới thiệu nơi thực tập và đã nhiệt tình hướng dẫn tơi trong q trình thực tập.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bác Hồ Công Quế trạm trưởng trạm
Khuyến Nông – Khuyến Ngư Nam Đàn, đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực tập
tại trạm. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các bác, các chị: Nguyễn văn chất,
Hoàng Đăng Hường, Hoàng Thị Ánh, Hồ Thị Hịa đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ
bảo để tơi có được những kinh nghiệm thực tế của người kỹ sư. Qua q trình thực
tập, tơi đã thu thập được những kiến thức và kinh nghiệm quý báu. Những kinh
nghiệm đó sẽ giúp tơi rất nhiều trong việc thực hiện luận văn tốt nghiệp và công
việc sau nay của tôi.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, bạn bè và những người
thân đã động viên giúp đỡ tôi cả vật chất lần tinh thần để tôi hồn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã tận tình giúp đỡ
và tạo điều kiện tốt nhất để tơi có thể hồn thành chương trình thực tập của mình.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả mọi người.
iii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................4
2.1. Mục tiêu tổng quát...............................................................................................4
2.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................................4
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...............................................5
1.1. Cơ sở lý luận........................................................................................................5
1.1.1. Nguồn gốc cây đậu tương.................................................................................5
1.1.2. Đặc tính thực vật học của đậu tương.................................................................6
1.1.3. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương...............................8
1.1.4. Các yêu cầu về sinh lý sinh thái của cây đậu tương.........................................10
1.2. Cơ sở thực tiến....................................................................................................11
1.2.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất đậu tương trên thế giới...............................11
1.2.1.1. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới...............................................11
1.2.1.2. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới...................................................14
1.2.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất đậu tương ở việt Nam.................................18
1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam................................................18
1.2.2.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam....................................................20
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......24
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................24
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................24
2.2. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................24
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................24
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu...........................................................................24
2.3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp...........................................................24
2.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.............................................................25
2.3.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu...........................................................25
iv
2.4. Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu..........................................................26
2.4.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................26
2.4.1.1. Vị trí địa lý....................................................................................................26
2.4.1.2. Địa hình........................................................................................................27
2.4.1.3. Khí hậu.........................................................................................................28
2.4.1.4. Tài nguyên đất..............................................................................................31
2.4.1.5. Tài nguyên nước - thuỷ lợi............................................................................33
2.4.1.6. Tài nguyên khoáng sản.................................................................................33
2.4.1.7. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên của huyện Nam Đàn..........................34
2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Nam Đàn......................................................35
2.4.2.1. Tình hình phát triển kinh tế...........................................................................35
2.4.2.2 Các lĩnh vực xã hội........................................................................................38
CHƯƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................42
3.1. Thực trạng sản xuất đậu tương trên địa bàn huyện.............................................42
3.1.1. Thực trạng về diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên địa bàn huyện
Nam Đàn...................................................................................................................42
3.1.2. Thực trạng về giống trên địa bàn huyện Nam Đàn..........................................43
3.1.3. Thực trạng về tiêu thụ đậu tương trên địa bàn.................................................44
3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất cây đậu tương theo kết quả điều tra......45
3.2.1. Tình hình chung của các hộ điều tra................................................................45
3.2.2. Hiệu quả kinh tế của sản xuất đậu tương của các hộ điều tra...........................46
3.2.2.1 Tình hình đầu tư chi phí cho 1 sào đậu tương ở các nhóm hộ điều tra...........46
3.2.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất đậu tương theo các nhóm hộ..................48
3.2.3. So sánh hiệu quả kinh tế cây đậu tương với cây ngô của các hộ điều tra.........49
3.2.3.1. tình hình đầu tư chi phí sản xuất 1 sào ngô của các hộ điều tra của các hộ
điều tra....................................................................................................................... 49
3.2.3.2. So sánh hiệu quả kinh tế cây đậu tương với cây ngô của các hộ điều tra......51
3.3. Một số thuận lợi và khó khăn trong việc sản xuất đậu tương trên địa bàn nghiên
cứu............................................................................................................................. 52
3.3.1. Thuận lợi.......................................................................................................... 53
3.3.2. Khó khăn.........................................................................................................53
v
3.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất đậu tương.....................................54
3.4.1. Giải pháp về khoa học kỹ thuật........................................................................54
3.4.2. Giải pháp về công tác khuyến nông.................................................................55
3.4.3. Giải pháp về thị trường tiêu thụ.......................................................................55
3.4.4. Giải pháp về cơ chế chính sách........................................................................55
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..........................................................................56
1. Kết luận.................................................................................................................56
2. Khuyến nghị..........................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................58
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVTV
Bảo vệ thực vật
DT
Diện tích
DTBQ
Diện tích bình qn
HQKT
Hiệu quả kinh tế
KTXH
Kinh tế xã hội
NN&PTNT
Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn
NS
Năng suất
NSBQ
Năng suất bình qn
TBNN
Trung bình ngầy nắng
UBND
Ủy ban nhân dân
QL
Quốc lộ
SL
Sản lượng
SLBQ
Sản lượng bình quân
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên thế giới.........................15
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương một số nước trên thế giới....16
Bảng 1.3: Sản xuất đậu tương Việt Nam từ 2005 – 2011...........................................21
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất, cung, cấu đậu tương tại Việt Nam..............................23
Bảng 2.1: Số liệu phân cấp độ dốc huyện Nam Đàn..................................................27
Bảng 2.2. Diễn biến một số yếu tố khí hậu ở huyện Nam Đàn..................................28
Bảng 2.3 Một số loại đất chính ở Nam Đàn...............................................................31
Bảng 2.4 Giá trị sản xuất các ngành của huyện giai đoạn 2000 – 2010.....................35
Bảng 2.5 Cơ cấu nội nghành nông nghiệp................................................................36
Bảng 2.6 Tình hình dân số, lao động của huyện (tính đến 1/4/ 2010).......................38
Bảng 3.1: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương của huyện Nam Đàn giai
đoạn 2008 – 2010......................................................................................................42
Bảng 3.2: Tình hình chung của các nhóm hộ điều tra................................................45
Bảng 3.3: Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của các nhóm hộ điều tra năm
2011........................................................................................................................... 46
Bảng 3.4: Chi phí sản xuất cho 1 sào đậu tương của các nhóm hộ điều tra...............47
Bảng 3.5: Hiệu quả kinh tế sản xuất đậu tương của các nhóm hộ điều tra.................48
Bảng 3.6: Chi phí sản xuất 1 sào ngơ qua điều tra.....................................................50
Bảng 3.7: Hiệu quả kinh tế cây ngô qua điều tra nông hộ..........................................51
Bảng 3.8: So sánh hiệu quả kinh tế cây đậu tương với cây ngô.................................52
viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sản xuất đậu tương của Việt Nam.............................................................21
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Nam Đàn..........................................................26
Hình 2.2: Diễn biến một sơ yếu tố khí hậu từ năm 2000 – 2010................................29
ix
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, ngành nơng
nghiệp Việt Nam có nhiều vận hội mới đồng thời cũng có nhiều thách thức lớn.
Ngành nơng nghiệp nước ta phải cạnh tranh với những nước có nền nơng nghiệp
phát triển trên thế giới, đặc biệt là khi rào cản thuế quan khơng cịn giá trị, thì sự
cạnh tranh diễn ra càng khốc liệt hơn. Tăng năng suất và sản lượng cây trồng nói
chung và cây đậu tương nói riêng là địi hỏi cấp thiết của nơng nghiệp nước ta, đồng
thời chúng ta phải xây dựng cho được chiến lược phát triển nền nơng nghiệp hiện
đại có tính bền vững cao.
Cây đậu tương của Việt Nam đứng sau cây lúa , ngô, khoai. Khi nhu cầu
lương thực được thoả mãn thì đậu tương trở thành một trong những cây trồng mũi
nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Cây đậu tương (tên khoa học
Glycine max. L) thuộc cây họ đậu, là cây cơng nghiệp ngắn ngày. Nó được xem là
“cây thần diệu”, cịn đươcc ví là “vàng mọc từ đất”... sở dĩ cây đậu tương được đánh
giá cao như vậy là do giá trị kinh tế của nó. Giá trị kinh tế chủ yếu của cây đậu
tương được quyết định bởi các thành phần dinh dưỡng quan trọng chứa trong hạt
đậu tương bao gồm Protein chiếm khoảng 40%, lipít 18- 25%, gluxit 10-15%.
Trong hạt đậu tương có chứa đầy đủ và cân đối các loại axít amin, đặc biệt là các
axit amin không thể thay thế cần thiết cho cơ thể con người như Triptophan, leuxin,
Izolơxin, valin, lizin, methiomin. Ngồi ra cịn có các muối khống như: Ca, Fe,
Mg, Na, P, K…, các vitamin B1, B2, D, K, E…. Protein của đậu tương có phẩm
chất rất tốt, có thể thay thế hồn tồn đạm động vật trong khẩu phần ăn hàng ngày
của con người, vì nó chứa một lượng đáng kể các amino acid không thay thế cần
thiết cho cơ thể . Đậu tương còn được chế biến thành 600 loại thực phẩm khác nhau,
bao gồm các loại thức ăn cổ truyền: đậu phụ, tương chao, sữa đậu nành... tới các
loại thực phẩm, chế phẩm hiện đại như: Kẹo, bánh đậu tương, bacon đậu tương,
hotdogs đậu tương, đậu hũ cheese, các loại thịt nhân tạo... (Trần Đình Long, 2000)
tất cả các loại sản phẩm đều thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Kết quả
nghiên cứu của Bùi Tường Hạnh -1997 cho thấy trong hạt đậu tương có chất
1
IZOFLAVONE có tác dụng làm giảm đáng kể lượng Cholesterol trong máu khi sử
dụng sản phẩm làm từ đậu tương. Trong công nghiệp dầu đậu tương được sử dụng
làm si, sơn, mực in, xà phòng, chất dẻo, cao su nhân tạo... (Đồn Thị Thanh Nhàn
và CS 1996) đậu tương cịn cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm
dược, ngành công nghiệp ép dầu. Trong điều kiện nhiệt đới nóng, ẩm như nước ta
thì đậu tương dễ đưa vào hệ thống luân canh, xen canh, gối vụ với cây trồng khác
góp phần nâng cao năng suất cây trồng, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Vấn đề này rất có ý nghĩa trong việc chuyển đổi cơ cấu và đa dạng hoá cây trồng ở
nước ta hiện nay, đặc biệt là chiến lược thâm canh tăng vụ. Một tác dụng có ý nghĩa
và đóng vai trị quan trọng của cây đậu tương trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp
đó là khả năng cố định đạm do vi khuẩn nốt sần Rhizobium Japonicum sống cộng
sinh ở rễ cho nên đậu tương là một trong những cây trồng có khả năng cải tạo đất
rất tốt. Các nốt sần ở bộ rễ cây đậu tương được coi như những “nhà máy phân đạm
tí hon”, bởi những vi khuẩn trong nốt sần hoạt động rất cần mẫn tổng hợp đạm khí
trời, làm giàu đạm cho đất, không gây ô nhiễm môi trường, mặt khác nó cịn làm
sạch bầu khí quyển giúp khơng khí trong lành hơn. Sau một vụ thu hoạch cây đậu
tương đã trả lại cho đất một lượng đạm đáng kể khoảng 50-80 kg đạm/ha, ngoài
lượng đạm rễ cây cung cấp cho đất thì thân lá của cây đậu tương cũng là nguồn đạm
có tác dụng tốt làm tăng thêm độ xốp, màu mỡ cho đất. Cây đậu tương có vai trò
quan trọng trong việc luân canh , cải tạo đất, tăng độ phì cho đất (Lê Hồng Độ và
cộng sự-1997). Sản phẩm đậu tương khơng chỉ có giá trị trong xuất khẩu thu đổi
ngoại tệ, mà nó cịn là động lực thúc đẩy nghành chăn nuôi trong nước phát triển.
Trước những lợi ích lớn lao do cây đậu tương mang lại, hơn nữa nhu cầu sử dụng
sản phẩm từ đậu tương trong nước ngày càng tăng. Cho nên, Đảng và Nhà nước ta
rất quan tâm tới việc phát triển cây đậu tương theo hướng tăng cả về diện tích và
năng suất. Trong đó tăng năng suất là vấn đề cốt lõi, năng suất có tăng thì mới giảm
được chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy, cần nhanh chóng đi sâu nghiên cứu,
ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác giống, nhằm tạo ra các giống
có năng suất cao, phẩm chất tốt, có khả năng thích ứng rộng.
Ở Nghệ An, Nam Đàn là một huyện vừa đồng bằng, vừa có đồi núi điều kiện
phát triển đa dạng hàng năm sản xuất ra từ 85 - 90 vạn tấn lương thực có nhiều
2
vùng sản xuất hàng hoá như vùng Thiên Nhẫn phát triển cây chanh đem lại hiệu quả
cao, vùng Đại Huệ phát triển cây hồng. Có đường quốc lộ chạy qua nối liền cửa
khẩu Lào với Thành phố Vinh rất thuận lợi cho sự giao lưu hàng hố, có dịng Sơng
Lam chạy qua tạo nên 2 vùng bãi phù sa màu mỡ cho 9 xã với tổng diện tích đất bãi
942 ha thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, dâu tằm và đặc
biệt là cây đậu tương. Tuy nhiên, hiện nay tại Nam Đàn, cây đậu tương chưa được
chú trọng sản xuất, mặc dù nhu cầu sử dụng hạt đậu tương của người dân Nam Đàn
lớn.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế sản xuất đậu tương trên địa bàn
huyện Nam Đàn_Nghệ An’’.
3
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế sản xuất đậu tương trên địa bàn
huyện Nam Đàn, từ đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất đậu tương trên địa bàn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng sản xuất đậu tương trên địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất đậu tương trên địa bàn nghiên cứu.
- Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất đậu tương trên địa
bàn nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên địa bàn
nghiên cứu.
4
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
Đậu tương là cây thực phẩm quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp của
hầu hết các nước trên thế giới. Trong số các loại cây lương thực, cây thực phẩm
thì cây đậu tương mang lại giá trị kinh tế cao đứng hàng thứ tư sau lúa mỳ, lúa nước
và ngô. Sản phẩm từ đậu tương chủ yếu là dầu, bột và một số ít dạng hạt. Dầu đậu
tương chiếm 20 - 25% sản lượng dầu, chất béo trên thế giới và trong toàn bộ sản
lượng dầu thực vật ăn được dầu đậu tương chiếm 30 - 35%.
Mặt khác, trồng đậu tương còn giúp bồi dưỡng và cải tạo đất tốt nhờ xác bã
thân, lá để lại cho đất và các nốt sần ở rễ cung cấp đạm cho cây. Điều đó cho thấy
cây đậu tương có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trên nhiều loại đất và các điều
kiện sinh thái khác nhau. Hiện nay, việc phát triển cây đậu tương đã mang tính
chiến lược chung của nhiều Quốc gia trên thế giới Để phát huy thế mạnh từ cây đậu
tương mà quan trọng là cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm ni sống tồn cầu
trong bối cảnh khí hậu, mơi trường sống có nhiều biến đổi, con người tiến hành một
nền trồng trọt thâm canh hiện đại. Sản xuất dựa trên việc áp dụng một cách khoa
học các yếu tố giống, nước, phân bón, kỹ thuật chăm sóc... đồng thời bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên, tránh ô nhiễm môi trường.
1.1.1. Nguồn gốc cây đậu tương
Cây đậu tương hay cây đậu tương (đỗ tương) với tên gọi khoa học Glycin
max(L) Merrill, là một trong số cây trồng có lịch sử lâu đời nhất của lồi người.
Dựa vào sự đa dạng về hình thái, Fukuda(1993) và về sau nhiều nhà khoa
học khác cũng đã thống nhất rằng, đậu tương có nguồn gốc từ Mãn Châu (Trung
Quốc). Từ Trung Quốc, đậu tương đã lan truyền dần khắp thế giới. Theo các nhà
nghiên cứu Nhật Bản, vào khoảng 200 năm trước công nguyên, đậu tương đã được
đưa vào Triều Tiên và sau đó được chuyển sang Nhật. Đến giữa thế kỷ 17, đậu
tương mới được nhà thực vật người Đức Engelbert Caempfer đưa về châu Âu và
đến năm 1954 đậu tương mới du nhập vào Mỹ
Một số tài liệu cho rằng cây đậu tương được đưa vào trồng nước ta từ thời
vua Hùng và xác định rằng nhân dân ta trồng cây đậu tương trước cây đậu xanh và
cây đậu đen (Ngô Thế Dân và cs, 1999). Mặc dù được trồng từ rất sớm nhưng chỉ
5
trong vài chục năm gần đây cây mới được quan tâm, phát triển và ngày nay nó được
xem là một giống cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao, chiếm một vị trí quan trọng
trong nền kinh tế. Nhưng diện tích trồng và sản lượng vẫn cịn rất thấp so với các
nước trên thế giới, hiện nay nước ta còn phải nhập khẩu đậu tương từ Mỹ và Trung
Quốc và một số quốc gia khác
1.1.2. Đặc tính thực vật học của đậu tương
Rễ
Bao gồm: rễ chính và rễ phụ. Rễ chính có thể ăn sâu 30-50cm và có thể trên
1m. Trên rễ chính mọc ra nhiều rễ phụ, rễ phụ cấp 2, cấp 3 tập trung nhiều ở tầng
đất 7-8cm rộng 30-40cm2 (Nguyễn Danh Đơng, 1982). Trên rễ chính và rễ phụ có
nhiều nốt sần. Bộ rễ phân bố nơng sâu, rộng hẹp, số lượng nốt sần ít hay nhiều phụ
thuộc vào giống, đất đai, khí hậu và kỹ thuật trồng.
Thân
* Hình thái và màu sắc của thân
Thân cây đậu tương thuộc thân thảo, có hình trịn, trên thân có nhiều lơng
nhỏ. Thân khi cịn non có màu xanh hoặc màu tím khi về già chuyển sang màu nâu
nhạt, màu sắc của thân khi cịn non có liên quan chặt chẽ với màu sắc của hoa sau
này. Nếu thân lúc cịn non màu xanh thì hoa màu trắng và nếu khi cịn non thân có
màu tím thì hoa có màu tím đỏ.
* Q trình phát triển của thân:
Từ lúc mọc đến khi cây có 5 lá thật (3 lá kép) khoảng 25-30 ngày sau khi
gieo, thân sinh trưởng với tốc độ bình thường.
Khi cây đã có 6-7 lá thật (4-5 lá kép) thân bắt đầu phát triển mạnh, tốc độ
mạnh nhất vào lúc ra hoa rộ.
Sự khác biệt của cây đậu tương với cây trồng khác là khi cây ra hoa rộ lại là
lúc thân cành phát triển mạnh nhất. Đây là giai đoạn 2 quá trình sinh trưởng sinh
dưỡng và sinh trưởng sinh thực cạnh tranh nhau dẫn đến khủng hoảng thiếu dinh
dưỡng, cho nên cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trước khi vào thời kỳ này và
tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển thuận lợi. Trong kỹ thuật chăm sóc ta phải xới vun
kết hợp với bón thúc phân cho đậu tương vào giai đoạn 3-5 lá kép, lúc cây có đầy
đủ hoa thì sinh trưởng chậm dần rồi dừng hẳn.
6
Lá
Cây đậu tương có 3 loại lá:
Lá mầm (lá tử diệp): Lá mầm mới mọc có màu vàng hay xanh lục, khi tiếp
xúc với ánh sáng thì chuyển sang màu xanh. Hạt giống to thì lá mầm chứa nhiều
dinh dưỡng nuôi cây mầm, khi hết chất dinh dưỡng lá mầm khô héo đi, cho nên
trong kỹ thuật trồng đậu tương nên làm đất tơi nhỏ và chọn hạt to cây sẽ mọc khoẻ,
sinh trưởng tốt.
Lá nguyên (lá đơn): Lá nguyên xuất hiện sau khi cây mọc từ 2-3 ngày và
mọc phía trên lá mầm. Lá đơn mọc đối xứng nhau. Lá đơn to màu xanh bóng là biểu
hiện cây sinh trưởng tốt. Lá đơn to xanh đậm biểu hiện của một giống có khả năng
chịu rét. Lá đơn nhọn gợn sóng là biểu hiện cây sinh trưởng khơng bình thường.
Lá kép: Mỗi lá kép có 3 lá chét, có khi 4-5 lá chét. Lá kép mọc so le, lá kép
thường có màu xanh tươi khi già biến thành màu vàng nâu. Cũng có giống khi quả
chín lá vẫn giữ được màu xanh, những giống này thích hợp trồng làm thức ăn gia
súc. Phần lớn trên lá có nhiều lơng tơ. Lá có nhiều hình dạng khác nhau tuỳ theo
giống, những giống lá nhỏ và dài chịu hạn khoẻ nhưng thường cho năng suất thấp.
Những giống lá to chống chịu hạn kém nhưng thường cho năng suất cao hơn. Nếu 2
lá kép đầu to và dày thường biểu hiện giống có khả năng chống chịu rét. Số lượng lá
kép nhiều hay ít, diện tích lá to hay nhỏ chi phối rất lớn đến năng suất và phụ thuộc
vào thời vụ gieo trồng. Các lá nằm cạnh chùm hoa nào giữ vai trò chủ chủ yếu cung
cấp dinh dưỡng cho chùm hoa ấy. Nếu vì điều kiện nào đó làm cho lá bị úa vàng thì
quả ở vị trí đó thường bị rụng hoặc lép.
Hoa
Hoa đậu tương nhỏ, không hương vị, thuộc loại cánh bướm. Màu sắc của hoa
thay đổi tuỳ theo giống và thường có màu tím, tím nhạt hoặc trắng. Đa phần các
giống có hoa màu tím và tím nhạt. Hoa phát sinh ở nách lá, đầu cành và đầu thân.
Hoa mọc thành từng chùm, mỗi chùm có từ 1-10 hoa và th ường có 3-5 hoa. Hoa
đậu tương ra nhiều nhưng tỷ lệ rụng rất cao khoảng 30% có khi lên tới 80%.
Hoa đậu tương thuộc loại hoa đồng chu lưỡng tính trong hoa có nhị và nhụy,
mỗi hoa gồm 5 lá đài, 5 cánh hoa có 10 nhị và 1 nhụy.
Đài hoa có màu xanh, nhiều bơng.
7
Cánh hoa: Một cánh to gọi là cánh cờ, 2 cánh bướm và 2 cánh thìa
Nhị đực: 9 nhị đực cuốn thành ống ơm lấy vịi nhuỵ cái và 1 nhị riêng lẻ.
Nhụy cái: Bầu thượng, tử phòng một ngăn có 1-4 tâm bì (nỗn) nên thường
quả đậu tương có 2-3 hạt.
Các cánh hoa vươn ra khỏi lá đài từ ngày hôm trước và việc thụ phấn xảy ra
vào sáng ngày hôm sau lúc 8-9 giờ sáng trước khi nụ hoặc hoa chưa nở hoàn toàn.
Mùa hè hoa thường nở sớm hơn mùa đông và thời gian nở hoa rất ngắn sáng nở
chiều tàn. Hoa đậu tương thường thụ phấn trước khi hoa nở và là cây tự thụ phấn, tỷ
lệ giao phấn rất thấp chiếm trung bình 0,5 - 1% (Ngô Thế Dân và cs, 1999).
Quả và hạt
Số quả biến động từ 2 đến 20 quả ở mỗi chùm hoa và có thể đạt tới 400 quả
trên một cây. Một quả chứa từ 1 tới 5 hạt, nhưng hầu hết các giống quả thường từ 2
đến 3 hạt. Quả đậu tương thẳng hoặc hơi cong, có chiều dài từ 2 tới 7cm hoặc hơn.
Quả có màu sắc biến động từ vàng trắng tới vàng sẫm, nâu hoặc đen. Lúc quả non
có màu xanh nhiều lơng (có khả năng quang hợp do có diệp lục) khi chín có màu
nâu. Hoa đậu tương ra nhiều nhưng tỷ lệ đậu quả thấp 20-30%.
Hạt có nhiều hình dạng khác nhau: Hình trịn, hình bầu dục, trịn dẹt vv...
Giống có màu vàng giá trị thương phẩm cao. Trong hạt, phôi thường chiếm 2%, 2 lá
tử điệp chiếm 90% và vỏ hạt 8% tổng khối lượng hạt. Hạt to nhỏ khác nhau tuỳ theo
giống, khối lượng một nghìn hạt (M1000 hạt) thay đổi từ 20-400g trung bình từ
l00g-200g.
1.1.3. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương
Người ta chia chu kì sống của cây đậu tương ra 5 thời kì hoặc giai đọa phát
triển khác nhau như sau:
* Giai đoạn nảy mầm – cây con: Giai đoạn này được tính từ khi gieo hạt
giống xuống đất, hạt hút ẩm trương lên, rễ mọc ra, thân vươn lên đội hai lá mầm lên
khỏi mặt đất, lá mầm xòe ra, thân mầm tiếp tục phát triển thành thân chính. Trong
giai đoạn này cây con chủ yếu sống dựa vào nguồn chất dinh dưỡng dự trữ ở hai lá
mầm, đến khi hết chất dinh dưỡng các lá mầm này chuyển dần sang màu vàng rồi
rụng và đồng thời cùng lúc đó mà bộ rễ phát triển đủ khả năng hút nước và chất
dinh dưỡng để nuôi cây. Giai đoạn này dài hay ngắn tùy thuộc ở điều kiện ngoại
8
cảnh. Nếu gieo vào vụ hè thì giai đoạn này ngắn hơn giai đoạn ở vụ đông. Thông
thường thời gian này khoảng 15 – 20 ngày sau khi gieo. Thời kì này chính là thời kì
quyết định mật độ của cây con cũng như sức sinh trưởng của cây đậu tương sau này.
* Giai đoạn sinh trưởng thân, lá: Kể từ khi cây con ra được 1 – 2 lá kép bắt
đầu của giai đoạn này và khi cây bắt đầu ra hoa thì mới kết thúc. Thời kỳ đầu của
giai đoạn này cây con sinh trưởng rất chậm, trong khi đó rễ của nó lại phát triển
nhanh cả về chiều sâu lẫn chiều ngang, các nốt sần được hình thành và phát triển,
mở đầu cho hoạt động cố định đạm khí trời để cung cấp cho cây. Đến thời kì cây
chuẩn bị ra nụ, ra hoa thì tốc độ sinh trưởng của cây tăng lên nhanh. Chính lúc này
là mấu chốt để tạo ra thân cây to, mập, các đốt ngắn. Giai đoạn này dài hay ngắn
cũng tùy thuộc vào giống, thời vụ, điều kiện ngoại cảnh, nhưng nói chung vào
khoảng 20 – 40 ngày.
* Giai đoạn ra hoa: Giai đoạn này được bắt đầu kể từ khi hoa đầu tiên ra cho
đến khi ra hoa cuối cùng. Khác với một số cây khác là cây đậu tương khi đã ra hoa
thì các bộ phận khác như rễ, thân, lá vẫn tiếp tục sinh trưởng và phát triển.
Giai đoạn này sinh trưởng dài hay ngắn tùy thuộc vào đặc tính của giống là
chín sớm hay muộn. Thời kì này cây đậu tương rất mẫn cảm với điều kiện khí hậu
thời tiết bất thuận như mưa to, gió lớn, khơ, nóng,... lúc đó mặc dù số hoa của mỗi
cây có rất nhiều nhưng kết quả cuối cùng là số hoa được thụ phấn và kết quả sẽ rất
ít, vì thơng thường 75% số hoa thường bị thúi và rụng.
* Giai đoạn hình thành quả và hạt: Thời kì có quả non được bắt đầu từ giai
đoạn ra hoa. Quả đầu tiên được hình thành trong vịng 7 – 8 ngày kể từ lúc hao nở.
Trong điều kiện bình thường sau khoảng 3 tuần lễ là quả phát triển đầy đủ. Lúc các
chùm quả non đã xuất hiện thì các chất dinh dưỡng trong lá được vận chuyển về
nuôi hạt làm cho hạt nảy mầm. Vào thời kì này sự sinh trưởng của cây chậm lại dần.
Các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm... trong giai đoạn này sẽ có tác động rất lớn đến tốc độ
phát triển của quả và hạt.
* Giai đoạn chín: khi hạt đã phát triển đạt đến kích thước tối đa, các khoang
hạt đã kín, quả đã đủ mẩy thì cây ngàng sinh trưởng. Khi các hạt đã rắn dần và đạt
đến độ chín sinh lý vỏ hạt có màu sắc đặc trưng của giống, cịn vỏ quả thì chuyển
dần sang màu vàng, vàng tro, xám...Bộ lá của cây cũng chuyển dần sang úa vàng và
9
rụng dần, lúc này là lúc trong hạt đang có sự chuyển hóa diễn ra mạnh mẽ. Hàm
lượng dầu trong hạt đựoc ổn định sớm vào thời kì hạt đang phát triển nhưng hàm
lượng protêin thì vẫn cịn chịu ảnh hưởng của điều kiện dinh dưỡng của cây cho đến
cuối thời kì của q trình chín. Do đó mà các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ
ẩm, dinh dưỡng...đều có ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng protêin.
Thời kì này xảy ra ngắn hơn so với các thời kì trên và chịu tác động nhiều
của các yếu tố môi trường. Khi trơng bề ngồi thấy vỏ quả đã có màu vàng hoặc
vàng nâu là thu hoạch được.
1.1.4. Các yêu cầu về sinh lý sinh thái của cây đậu tương
Điều kiện đất đai
Đất trồng đậu tương thích hợp nhất là đất thịt nhẹ, tơi xốp, sâu màu, thoáng,
thoát nước, pH từ 6,5-7,2. Đậu tương không sống được trên đất quá chua hoặc q
kiềm. Đất ít màu, chua vẫn có thể trồng được đậu tương nhưng cần phải thốt nước,
bón nhiều lân và vơi.
Nhiệt độ
Đậu tương có nguồn gốc ơn đới, nhưng không phải là cây trồng chịu rét. Tuỳ
theo giống chín sớm hay muộn mà có tổng tích ơn biến động từ 1.888 - 2.7000C.
Từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây đậu tương có yêu cầu nhiệt độ khác
nhau: Thời kỳ mọc nhiệt độ thích hợp nhất là 18-220C, phạm vi nhiệt độ tối thiểu
và tối đa cho thời kỳ mọc là 100C và 400C. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh
trưởng cành lá là 20-230C, thấp nhất là 150C, cao nhất là 370C. Nhiệt độ thấp ảnh
hưởng đến ra hoa kết quả; nhiệt độ dưới 100C ngăn cản sự phân hố hoa, dưới
180C đã có khả năng làm cho quả khơng đậu. Nhiệt độ thích hợp nhất cho thời kỳ ra
hoa là 22-250C. Nhiệt độ thích hợp nhất cho thời kỳ hình thành quả và hạt là 21230C, thấp nhất là 150C cao nhất là 350C. Thời kỳ chín nhiệt độ thích hợp nhất là
19-200C. Nhiệt độ 25-270C hoạt động của vi khuẩn nốt sần tốt nhất.
Ẩm độ, lượng mưa
Hạt nảy mầm đòi hỏi độ ẩm đất 60-65%.
Nhu cầu nước của cây đậu tương thay đổi tuỳ theo điều kiện khí hậu, kỹ
thuật trồng trọt và thời gian sinh trưởng. Cần lượng mưa từ 350-600 mm3 cho cả
quá trình sinh trưởng.
10
Ánh sáng
Đậu tương có phản ứng với độ dài ngày, các giống khác nhau phản ứng với
độ dài ngày khác nhau.
1.2. Cơ sở thực tiến
1.2.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất đậu tương trên thế giới
1.2.1.1. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới
Cây đậu tương được trồng rộng rãi khắp các châu lục, trải dài từ 48 0 vĩ Bắc
đến 300 vĩ Nam. Mục tiêu của các nhà chọn giống hiện nay là nâng cao năng suất
đậu tương, ngồi ra cịn quan tâm đến việc tạo ra các giống có phẩm chất cao, khả
năng chống chịu sâu bệnh, thích hợp với việc cơ giới hóa nơng nghiệp. Để tạo ra
các giống đậu tương người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như
chọn lọc, đa bội thể, ghép sinh dưỡng…
Mặc dù chọn giống có rất nhiều con đường khác nhau, song tất cả các nhà
chọn giống nhất thiết phải bắt đầu từ công tác thu thập vật liệu khởi đầu, vật liệu
khởi đầu có thể là các dòng hoang dại trong thiên nhiên, các giống đậu tương địa
phương, các biến dị được phát hiện trong tự nhiên…
Hiện nay nguồn gen đậu tương trên thế giới được lưu giữ chủ yếu ở 15 nước
trên thế giới: Đài Loan, Úc, Trung Quốc, Pháp, Nigieria, Ấn Độ, Nhật Bản,
Indonexia, Nam Triều Tiên, Nam Phi, Thụy Điển, Thái Lan, Mỹ và Liên Xô cũ.
Theo Charlen A.Srin đã phát hiện ra cây đậu tương bất dục đực nhưng nhụy
vẫn có khả năng thụ tinh tốt. Có thể sử dụng dịng bất dục đực làm cây mẹ khi lai
giống, bằng cách này cho phép lai được nhiều hơn, tăng nhanh các giống đậu tương
mang những đặc tính kinh tế quan trọng: có sức chống chịu sâu bệnh, chống đỗ,
năng suất cao …
Mỹ và Canada là những nước chú ý đến chọn giống đậu tương. Hiện nay hai
nước này có gần 10.000 mẫu giống, đưa vào sản xuất hơn 100 dịng có khả năng
thích ứng rộng và chống chịu tốt với bệnh phytopthora điển hình như các giống
Amsoy 71, Harkey 36, Clark 36. Hướng chủ yếu của công tác nghiên cứu của các
nhà chọn giống Mỹ là sử dụng các tổ hợp lai phức tạp, và thuần hóa giống nhập nội
thành giống thích nghi với từng vùng sinh thái.
11