Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

thành phần độngvật đáy (zoobenthos) trên sông hậu thuộc tỉnh hậu giang và sóc trăng vào mùa khô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.29 KB, 13 trang )




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN



TRẦN NGỌC TIẾM



THÀNH PHẦN ĐỘNGVẬT ĐÁY (Zoobenthos) TRÊN
SÔNG HẬU THUỘC TỈNH HẬU GIANG VÀ SÓC
TRĂNG VÀO MÙA KHÔ



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ths. NGUYỄN THỊ KIM LIÊN








2014

1

THÀNH PHẦN ĐỘNG VẬT ĐÁY (Zoobenthos) TRÊN SÔNG HẬU THUỘC
TỈNH HẬU GIANG VÀ SÓC TRĂNG VÀO MÙA KHÔ
Trần Ngọc Tiếm và Nguyễn Thị Kim Liên
1

ABSTRACT
The objective of research was to determine the diversity of zoobenthos and
baseline document supply to build bioassessment program in Hau river. The
study was conducted at 9 sites of sampling consisted of 4 sites in the Hau river
and 5 sites in its tributaries with two sampling times (12/2013 and 03/2014) in
dry season period at Hau Giang and Soc Trang province. The results showed
that there were 55 species of benthic macroinvertebrate belonging of 7
classes: oligochaeta, polychaeta, gastropoda, bivalvia, crustacea, hirudinea
and insecta. Among them, the species number of gastropoda and bivalvia
classes was higher than that of others with 28 species (51%) and 9 species
(16%), respectively. The composition of zoobenthos in the first times (28
species) was lower than that in the second times (48 species). The different of
zoobenthos species between Hau river and its tributaries was not found.
Gastropoda class was the most abundance group and ranging from 15-19
species. The mean of zoobenthos density on Hau river (395

503 ind.m
-2
) was
higher than that on its tributaries (163


100 ind.m
-2
). Common species in study
area was Branchiura sowerbyi, Limnodrilus hoffmoisteri (oligochaeta),
Assiminea sp., Clea helena (gastropoda), Corbicula fluminea (bivalvia). The
Sorencen’s similarity index between Hau river and its tributaries is 0.5. The
Shannon–Weiner diversity index was low and varying from 0.82-2.57. Mean
diversity index on its tributaries (1.83

0.46) was higher than that on major
river (1.50

0.44). In general, benthic macroinvertebrate was quite diversity
and they could be indicator organisms to appreciate organic pollution of
research area.
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định tính đa dạng thành phần loài động
vật đáy, cung cấp nguồn dữ liệu cơ bản cho việc xây dựng các chương trình quan
trắc sinh học trên sông Hậu. Nghiên cứu được thực hiện gồm 2 đợt thu mẫu vào mùa
khô với đợt 1 vào tháng 12/2013 và đợt 2 là tháng 3/2014 tại tỉnh Hậu Giang và Sóc
Trăng. Tổng số điểm thu mẫu gồm 9 điểm với 4 điểm trên sông chính và 5 điểm trên
sông nhánh. Kết quả đã tìm thấy được 55 loài động vật đáy thuộc 7 lớp: oligochaeta,
polychaeta, gastropoda, bivalvia, crustacea, hirudinea và insecta. Trong đó lớp
gastropoda và bivalvia có thành phần loài cao hơn các lớp khác lần lượt là 28 loài
(51%) và 9 loài (16%). Thành phần loài động vật đáy ghi nhận được ở đợt 1 (28

2

loài) thấp hơn so với đợt 2 (48 loài). Không có sự khác biệt về thành phần loài động
vật đáy giữa sông chính và sông nhánh. Lớp gastropoda có thành phần loài phong

phú nhất và biến động trung bình từ 16±11-20±11 loài. Mật độ động vật đáy trung
bình trên tuyến sông chính (225

299 cá thể/m
2
) cao hơn so với các sông nhánh
(136

106 cá thể/m
2
). Các loài thường gặp là Branchiura sowerbyi, Limnodrilus
hoffmoisteri (oligochaeta), Assiminea sp., Clea helena (gastropoda), Corbicula
fluminea (bivalvia). Thành phần động vật đáy trên sông chính và sông nhánh ở mức
tương đồng 0,5. Chỉ số đa dạng Shannon-Weiner (H’) trung bình trên các sông
nhánh (1,83

0,46) cao hơn so với tuyến sông chính (1,50

0,44). Nhìn chung, thành
phần động vật đáy khá đa dạng và chúng có thể được xem là sinh vật chỉ thị để đánh
giá chất lượng nước tại khu vực nghiên cứu.
1 GIỚI THIỆU
Sông Hậu có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp và
các hoạt động khác đồng thời cũng là nơi tiếp nhận trực tiếp chất thải từ cư dân ở hai
bên bờ sông Hậu, trong đó có hai tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng. Các tác động này đã
làm thay đổi điều kiện tự nhiên và ảnh hưởng đến sự phân bố của thủy sinh vật và
nhất là nhóm động vật đáy vì chúng có cuộc sống gắn liền với nền đáy, có sự biến
động chậm về thành phần loài và thường chịu tác động lớn của sự thay đổi cấu trúc
nền đáy của thủy vực (Dương Trí Dũng và ctv., 2008). Ngoài ra, động vật đáy còn
làm thức ăn cho các loài thủy sản sống đáy, các nhóm động vật đáy sống định cư hay

cố định thường có tập tính ăn lọc, có khả năng lọc sạch môi trường nước nhất là
nhóm hai mảnh vỏ và giun nhiều tơ, là sinh vật chỉ thị trong các chương trình quan
trắc sinh học như các loài thuộc nhóm oligochaeta thường chỉ thị cho môi trường ô
nhiễm hữu cơ nặng. Quan trắc bằng phương pháp thủy lý hóa môi trường là phương
pháp truyền thống đã được áp dụng nhiều nơi trên thế giới để phát hiện ô nhiễm môi
trường, nhưng chỉ phản ánh tình trạng tức thời khi thu mẫu. Hiện nay, phương pháp
đánh giá chất lượng môi trường dựa trên các yếu tố sinh học đang dần thay thế cho
phương pháp lý hóa truyền thống (Barbosa et al., 2001) và đã đạt được nhiều thành
tựu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn (Đặng Ngọc Thanh và ctv., 2002). Một trong
những chỉ thị sinh học được sử dụng phổ biến là chỉ thị sinh học dựa trên nhóm động
vật đáy (Barbosa et al., 2001). Tuy nhiên, việc nghiên cứu về thành phần loài động
vật đáy trên tuyến sông Hậu thuộc tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng còn rất hạn chế. Do
đó đề tài “Thành phần động vật đáy (Zoobenthos) trên sông Hậu thuộc tỉnh Hậu
Giang và Sóc Trăng vào mùa khô” được thực hiện nhằm xác định tính đa dạng
thành phần loài động vật đáy đồng thời cung cấp nguồn dữ liệu cơ bản làm cơ sở cho
việc xây dựng các chương trình quan trắc sinh học trên tuyến sông Hậu.
2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện gồm 2 đợt thu mẫu vào mùa khô với đợt 1 vào tháng
12/2013 và đợt 2 là tháng 3/2014 tại tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng. Tổng số điểm thu
mẫu gồm 9 điểm với 4 điểm tuyến sông chính và 5 điểm trên sông nhánh (Bảng 1).

3

Mẫu động vật đáy được thu theo phương pháp APHA et al. (1999). Định danh tên
các giống loài động vật đáy theo tài liệu được công bố của Đặng Ngọc Thanh và ctv.
(1980) và Sangpradub and Boonsoong (2006). Ngoài ra, nghiên cứu còn tính toán chỉ
số đa dạng Shannon-Weiner (H’) và chỉ số tương đồng Sorensen (1948) để xác định
tính đa dạng và sự tương đồng thành phần loài động vật đáy giữa khu vực khảo sát.
Số liệu được thống kê theo từng điểm thu và từng đợt thu mẫu bằng phần mềm
Excel.

Bảng 1: Các điểm thu mẫu của khu vực khảo sát
Sinh thái sông
Tỉnh
STT
Điểm thu mẫu
Đặc điểm
Sông chính
Hậu Giang
1
Phà Đông Phú
Chịu ảnh hưởng nước thải sinh hoạt, nước
thải nhà máy chế biến thủy sản Minh Phú.
2
Mái Dầm
Thủy vực chịu ảnh hưởng bởi nước thải
sinh hoạt của cư dân ven 2 bên bờ sông.
3
Cái Côn
Ít bị ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt
của cư dân hai bên bờ sông.
Sóc Trăng
4
Đại Ngãi
Chịu ảnh hưởng nước lợ, hoạt động của
xuồng ghe, nước đục phù sa.
Sông nhánh
Hậu Giang
5
Cái Dầu 1
Thủy vực chịu ảnh hưởng nước thải sinh

hoạt của cư dân ven bờ sông.
6
Cái Dầu 2
7
Mái Dầm
Ít chịu ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt
của cư dân hai bên bờ sông.
8
Cái Côn
Ảnh hưởng nước thải sinh hoạt, buôn bán
xăng dầu trên sông.
Sóc Trăng
9
Đại Ngãi
Chịu ảnh hưởng nước lợ, hoạt động của
xuồng ghe, sinh hoạt của con người.
3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 Thành phần động vật đáy trên tuyến sông Hậu thuộc tỉnh Hậu Giang và Sóc
Trăng
Qua hai đợt thu mẫu, thành phần loài động vật đáy trên tuyến sông Hậu thuộc tỉnh
Hậu Giang và Sóc Trăng đã tìm thấy được tổng số 55 loài thuộc 7 lớp: giun ít tơ
(oligochaeta), giun nhiều tơ (polychaeta), chân bụng (gastropoda), hai mảnh vỏ
(bivalvia), giáp xác (crustacea), đĩa (hirudinea) và côn trùng (insecta). Trong đó, lớp
gastropoda số loài cao nhất tại khu vực khảo sát với 28 loài (51%); kế tiếp là bivalvia
có 9 loài (16%) và lớp polychaeta 6 loài (11%); các lớp còn lại có số lượng ít hơn
dao động từ 1 đến 5 loài (2%-9%) (Hình 1).

4

Bivalvia

9 loài
16%
Gastropoda
28loài
51%
Polychaeta
6 loài
11%
Oligochaeta
3 loài
5%
Insecta
3 loài
5%
Hirudinea
1 loài
2%
Crustacea
5 loài
9%

Hình 1: Thành phần loài động vật đáy trên tuyến sông Hậu
Qua Hình 1 cho thấy lớp gastropoda và bivalvia có thành phần loài phong phú hơn so
với các lớp khác, do hầu hết các điểm của khu vực khảo sát là thủy vực nước chảy,
cấu trúc nền đáy mềm từ bùn-cát đến bùn nên phù hợp cho chúng phát triển. Theo
một số nghiên cứu, tốc độ dòng chảy và cấu trúc nền đáy có sự tác động đến sự phân
bố cũng như cấu trúc thành phần loài động vật đáy, vùng lưu vực sông có nước chảy
chậm, nền đáy mềm bùn-cát, cát-bùn, là môi trường thích hợp cho nhóm hai mảnh vỏ
phát triển (Đặng Ngọc Thanh và ctv., 2002). Ngoài ra, đối với nền đáy có cấu trúc là
cát, cát-bùn và bùn thì nhóm động vật thân mềm chiếm đa số (Smiljkov et al., 2005;

trích dẫn bởi Trần Ngọc Quang, 2013). Qua hai đợt thu mẫu, những loài động vật
đáy có số lượng lớn và chiếm ưu thế như: Branchiura sowerbyi, Limnodrilus
hoffmeisteri, Tubifex sp. (oligochaeta); Namalycastis logiciris, Tylorhynchus
heterochaetus (polychaeta), Assiminea sp., Clea helena, Filopadulina sumatrensis
(gastropoda); Corbicula fluminea, Hyriopsis bialata (bivalvia) và Chiromonus
attenutus (insecta). Phần lớn, các giống loài động vật đáy được tìm thấy không
những là sinh vật chỉ thị môi trường nước mà một số loài còn là nguồn thức ăn tự
nhiên giàu dinh dưỡng cho các sinh vật sống trong nước. Đa phần các loài tôm, cá,
cua sử dụng động vật đáy làm thức ăn như giun ít tơ Limnodrilus hoffmeisteri, trùn
chỉ Tubifex sp. còn được sử dụng làm thức ăn cho cá cảnh và một số loài thủy sản
khác. Kết quả nghiên cứu này có thành phần loài động vật đáy cao hơn so với kết quả
khảo sát thành phần loài động vật đáy trên tuyến sông hậu thuộc tỉnh Hậu Giang và
Thành Phố Cần Thơ của Nguyễn Văn Đua (2013), qua 2 đợt khảo sát tìm thấy 47
loài động vật đáy thuộc 6 lớp, trong đó lớp gastropoda có số lượng loài nhiều nhất
với 20 loài (43%), bivalvia có 15 loài (32%).
3.2 Thành phần động vật đáy qua các đợt thu mẫu
Thành phần loài động vật đáy qua các đợt thu mẫu có sự chênh lệch tương đối lớn,
trong đó thành phần loài đợt 1 (28 loài) thấp hơn đợt 2 (48 loài). Trong đó lớp
gastropoda có thành phần loài cao nhất (10-26 loài) và lớp bivalvia có thành phần
loài cao thứ 2 (5-8 loài) trong hai đợt khảo sát. Các lớp còn lại có số lượng thành
phần loài ít hơn, lớp hirudinea và insecta là lớp có số loài ít nhất (Hình 2).

5

0
10
20
30
40
50

60
Đợt 1 Đợt 2
Số loài
Oligochaeta Polychaeta Gastropoda Bivalvia
Hirudinea Crustacea Insecta Tổng

Hình 2: Cấu trúc thành phần loài động vật đáy qua hai đợt khảo sát
Sự biến động số loài giữa hai đợt chủ yếu là do sự phân bố của một số loài chỉ xuất
hiện trong đợt 2 mà không thấy xuất hiện trong đợt 1 như: Nereis sp. (polychaeta);
Bithynia sp., Cipangopadulina lecythoides, Gyraulus sp., Margarya changi,
Melanoides maculata, Morrisonietta siamensis, Peringia ulvae, Pila polita, Pomacea
sp., Radix ovata, Stenothyra divalis (gastropoda); Corbicula baudoni, Corbicula
moreletiana, Hyriopsis bialata (bivalvia); Corophium sp., Cyathura carinata,
Gammarus sp. (crustacea). Qua hai đợt khảo sát loài Limnodrilus hoffmeisteri và
Branchiura sowerbyi luôn xuất hiện ở hầu hết các điểm do chúng là loài có khả năng
tồn tại trong môi trường có hàm lượng vật chất hữu cơ cao và thích hợp với tất cả các
loại nền đáy ở thủy vực nước chảy. Ngoài ra, các loài thuộc lớp insecta cũng được
tìm thấy ở một số điểm thu mẫu nhưng với số loài rất thấp và chủ yếu là giai đoạn ấu
trùng thuộc họ Chironomidae chỉ thị cho nền đáy thủy vực bị ô nhiễm hữu cơ. Kết
quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Dương Trí Dũng và Đào Minh Minh
(2013), các loài thuộc lớp côn trùng không phải là sinh vật đặc trưng sống ở nền đáy
thủy vực mà chỉ có giai đoạn ấu trùng sống trong nước nên chịu sự chi phối của
nhiều yếu tố như mùa vụ sinh sản hoặc đặc trưng môi trường sống trên cạn nên thành
phần loài cũng tương đối thấp.
3.3 Biến động thành phần và mật độ động vật đáy trên tuyến sông chính
Thành phần loài động vật đáy trên tuyến sông chính tại các điểm thu mẫu dao động
từ 4-14 loài (Hình 3). Điểm thu mẫu tại sông Cái Côn có thành phần loài động vật
đáy tìm thấy ở đợt 1 cao hơn đợt 2, các điểm còn lại trên tuyến sông chính thì ngược
lại. Mật độ động vật đáy tại các điểm thu mẫu dao động từ 37-1.297 cá thể/m
2

. Mật
độ động vật đáy cao nhất là Phà Đông Phú (1.297 cá thể/m
2
) và thấp nhất sông Mái
Dầm (37 cá thể/m
2
). Do vào mùa khô hàm lượng phù sa lắng tụ cùng với vật chất
hữu cơ trên nền đáy cao (TOM=5,8 mg/g) nên tạo điều kiện thuận lợi cho động vật
đáy phát triển. Mật độ động vật đáy tại các điểm thu mẫu trên tuyến sông chính được
thể hiện ở hình 4.

6

0
1
2
3
4
5
6
Phà Đông
Phú
Mái Dầm Cái Côn Đại Ngãi
Sinh hoạt Ít ảnh hưởng Nước lợ
Đợt 1
Số loài
Oligochaeta Polychaeta Gastropoda Bivalvia
Crusacea Hirulinea Insecta

0

2
4
6
8
10
12
14
Phà Đông Phú Mái Dầm Cái Côn Đại Ngãi
Sinh hoạt Ít ảnh hưởng Nước lợ
Đợt 2
Số loài
Oligochaeta Polychaeta Gastropoda Bivalvia
Crusacea Hirulinea Insecta

Hình 3: Thành phần loài động vật đáy tại các điểm thu qua hai đợt khảo sát
trên tuyến sông chính
Tại các điểm thu mẫu bị ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt như Phà Đông Phú và
Mái Dầm, trong đó sông Mái Dầm có thành phần loài động vật đáy kém đa dạng (4-6
loài) và mật độ động vật đáy được ghi nhận rất thấp (37-67 cá thể/m
2
). Do đây là
khu vực bãi bồi ở gần cửa của sông nhánh và gần chợ ven sông, nền đáy chủ yếu là
bùn với hàm lượng TOM cao và biến động từ 4,26-5,64 mg/g, mặc khác đây là nơi
đây tiếp nhận nhiều rác thải và nước thải sinh hoạt đổ trực tiếp vào thủy vực, lượng
rác tích tụ ở nền đáy và phân hủy yếm khí gây độc cho sinh vật nên hạn chế sự phát
triển của các loài động vật đáy. Điểm thu mẫu tại Phà Đông Phú có thành phần loài
biến động từ 5-10 loài với mật độ từ 87-1.297 cá thể/m
2
, trong đó lớp oligochaeta
chiếm ưu thế về mật độ (1.067 cá thể/m

2
, chiếm tỉ lệ 82%) do điểm thu tiếp nhận
lượng nước thải từ nhà máy chế biến thủy sản Minh Phú đã làm gia tăng hàm lượng
vật chất hữu cơ trên nền đáy (TOM từ 5,03-6,92 mg/g), cung cấp nguồn thức ăn cho
các loài giun ít tơ phát triển, nhất là 2 loài Branchiura sowerbyi và Limnodrilus
hoffmeisteri. Mặc khác, đây là thủy vực có dòng chảy khá mạnh, cấu trúc nền đáy là
bùn–cát là điều kiện thuận lợi cho các loài thuộc lớp Gastropoda phát triển. Sự hiện
diện của các loài của họ Viviparidae (gastropoda) cho thấy mức độ ô nhiễm giảm đi
vào giữa mùa khô. Điều này phù hợp với nhận định của Dương Trí Dũng và Đào
Minh Minh (2013), sự xuất hiện của họ Viviparidae chỉ thị mức ô nhiễm hữu cơ
trung bình của thủy vực. Điểm thu mẫu tại sông Cái Côn đã tìm thấy được 11-14 loài
với mật độ động vật đáy là 147-237 cá thể/m
2
. Thành phần loài và mật độ thuộc lớp
oligocheata và gastropoda chiếm tỷ lệ cao so với các lớp khác do hàm lượng TOM
cao (6,5-7,06 mg/g) tạo điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển. Trong cả hai đợt
khảo sát, sự giảm mật độ loài Limnodrilus hoffmeisteri cùng với sự xuất hiện của loài
Corbicula fluminea cho thấy có sự giảm đi mức độ ô nhiễm hữu cơ từ đợt 1 sang đợt
2.
Thành phần loài động vật đáy tại điểm thu sông Đại Ngãi dao động từ 7-14 loài và
mật độ biến động từ 187-1.100 cá thể/m
2
, chủ yếu là lớp gastropoda, bivalvia,

7

polychaeta. Trong đó lớp Gastropoda có thành phần loài khá đa dạng từ 5-12 loài và
mật độ qua 2 đợt khảo sát khá cao từ 177-1.073 cá thể/m
2
. Theo nghiên cứu của

Đặng Ngọc Thanh và ctv. (2002) thì nền đáy mềm bùn-cát, cát-bùn là môi trường
thích hợp cho nhóm thân mềm hai mảnh vỏ phát triển. Ngoài ra đối với nền đáy có
cấu trúc là cát, cát-bùn, bùn-cát và bùn thì nhóm động vật thân mềm chiếm đa số
(Smiljkov et al., 2005). Ở nghiên cứu này, tại điểm thu sông Đại Ngãi có nền đáy
bùn-cát là điều kiện cho lớp gastropoda phát triển mạnh với nhiều thành phần loài đã
góp phần làm đa dạng thành phần loài và mật độ động vật đáy nơi đây.
-
200
400
600
800
1.000
1.200
1.400
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2
Phà Đông Phú Mái Dầm Cái Côn Đại Ngãi
Sinh hoạt Ít ảnh hưởng Nước lợ
Cá thể/ m2
Oligochaeta Polychaeta Gastropoda Bivalvia
Crustacea Hirudinea Insecta

Hình 4: Mật độ động vật đáy trên tuyến sông chính tại các điểm thu
3.4 Biến động thành phần và mật độ động vật đáy trên các sông nhánh
Nhìn chung, thành phần loài và mật độ động vật đáy phát hiện được tại các điểm thu
mẫu trên sông nhánh đều có đợt 2 cao hơn so với đợt 1, ngoại trừ điểm thu ở Cái Dầu
2 có mật độ động vật đáy ở đợt 1 cao hơn đợt 2. Thành phần động vật đáy tại các
điểm thu trên các sông nhánh dao động từ 4-16 loài. Trong đó, lớp gastropoda,
bivalvia và polychaeta có thành phần loài phong phú hơn các lớp khác ở hầu hết các
điểm khảo sát (Hình 5). Mật độ động vật đáy trên các sông nhánh từ 27-307 cá
thể/m

2
ở đợt 1 và 120-317 cá thể/m
2
ở đợt 2. Mật độ động vật đáy trên các sông
nhánh cao nhất ở Cái Dầu 1 với 317 cá thể/m
2
và thấp nhất ở Đại Ngãi với 27 cá
thể/m
2
. Mật độ động vật đáy tại các điểm thu mẫu được thể hiện ở Hình 6.
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2
Cái Dầu 1 Cái Dầu 2 Cái Côn Mái Dầm Đại Ngãi
Sinh hoạt Ít ảnh hưởng Nước lợ
Số loài
Oligochaeta Polychaeta Gastropoda Bivalvia Crusacea Insecta

Hình 5: Thành phần loài động vật đáy trên sông nhánh tại các điểm thu

8


Các điểm chịu ảnh hưởng bởi nguồn nước thải sinh hoạt như sông Cái Dầu 1, Cái
Dầu 2 và Cái Côn có thành phần loài dao động từ 5-15 loài với mật độ trung bình
128-312 cá thể/m
2
. Trong đó, nhánh sông Cái Dầu 1 có thành phần loài khá đa dạng
từ 12-15 loài, mật độ qua 2 đợt khảo sát khá cao từ 307-317 cá thể/m
2
. Do đây là
thủy vực bị ảnh hưởng bởi nguồn nước thải và nhiều rác thải ven bờ, tính chất nền
đáy chủ yếu là bùn-sét nên tạo điều kiện thuận lợi cho các loài thuộc lớp gastropoda
và oligochaeta phát triển. Tại điểm thu Cái Dầu 2 có thành phần loài động vật đáy
dao động 7-12 loài với mật độ 120-203 cá thể/m
2
và nền đáy chủ yếu là bùn nên
thích hợp cho sự phát triển với các loài Namalycastis logiciris (53 cá thể/m
2
),
Tylorhynchus heterochaetus (100 cá thể/m
2
) thuộc lớp polychaeta và Clea helena (47
cá thể/m
2
) thuộc lớp gastropoda.
Điểm thu tại sông Mái Dầm có thành phần loài động vật đáy dao động từ 9-10 loài
với mật độ 93-193 cá thể/m
2
. Hàm lượng TOM không cao và biến động trong
khoảng 2,43-4,62 mg/g, nền đáy chủ yếu là bùn-cát là điều kiện thuận lợi cho các
loài thuộc lớp gastropoda phát triển. Các loài thường gặp là Namalycastis longiciris
(polychaeta) và Assiminea sp., Clea helena (gastropoda).

Điểm thu tại sông Đại Ngãi có thành phần loài và mật độ biến động khá lớn với 4
loài và 27 cá thể/m
2
(đợt 1), 16 loài và 110 cá thể/m
2
(đợt 2), trong đó lớp
gastropoda và polychaeta luôn có thành phần loài và mật độ cao nhất qua các đợt
khảo sát. Do đây là thủy vực nước lợ, hàm lượng vật chất hữu cơ khá cao từ 5,61-
6,92 mg/g, tính chất nền đáy chủ yếu là bùn-sét thích hợp cho lớp polychaeta và
gastropoda phát triển.
-
50
100
150
200
250
300
350
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2
Cái Dầu 1 Cái Dầu 2 Cái Côn Mái Dầm Đại Ngãi
Sinh hoạt Ít ảnh hưởng Nước lợ
Cá thể/m2
Oligochaeta Polychaeta Gastropoda
Bivalvia Crustacea Insecta

Hình 6: Mật độ động vật đáy các sông nhánh tại các điểm thu
3.5 So sánh biến động thành phần loài và mật độ động vật đáy trên tuyến sông
chính và các sông nhánh
Qua 2 đợt khảo sát thì tuyến sông chính (36±5 loài) có trung bình thành phần loài
thấp hơn các sông nhánh (53±9 loài). Lớp gastopoda có thành phần loài cao hơn các

lớp khác ở cả hai khu vực khảo sát (Hình 7a). Trên tuyến sông chính, bình quân số
loài cao nhất là lớp gastropoda có 16±11 loài (44%); thấp nhất là lớp crustacea và

9

hirudinea với số loài trung bình là 1±1 loài; riêng lớp bivalvia, oligochaeta và
polychaeta không có sự khác biệt về trung bình thành phần loài (6±1-2 loài) chiếm
16,7%. Trên sông nhánh, trung bình thành phần loài lớp gastropoda cao nhất 20±11
loài (37,7%); kế đến là lớp polychaeta có 11±1 loài, bivalvia 8±3 loài và oligochaeta
7±2 loài; thấp nhất là lớp crustacea và insecta có cùng số loài bình quân lần lượt là
4±6 loài và 4±0 loài chiếm 7,5%. Trên các sông nhánh có độ sâu thủy vực thấp hơn
sông chính nên thành phần loài cao hơn điều này phù hợp với nghiên cứu của Đặng
Ngọc Thanh và ctv. (2002), đặc điểm phân bố và sự đa dạng của sinh vật đáy cũng
phụ thuộc vào độ sâu của thủy vực. Mật độ động vật đáy trung bình trên tuyến sông
chính (225299 cá thể/m
2
) cao hơn so với sông nhánh (136106 cá thể/m
2
) (Hình
7b). Trên tuyến sông chính, mật độ trung bình lớp gastropoda đạt cao nhất (717740
cá thể/m
2
); kế đến là lớp oligochaeta (592705 cá thể/m
2
); thấp nhất là lớp hirudinea
(22 cá thể/m
2
) và lớp crustacea (57 cá thể/m
2
); các lớp còn lại dao động không lớn

như polygochaeta (1382 cá thể/m
2
), bivalvia (6845 cá thể/m
2
) và lớp insecta
(5766 cá thể/m
2
). Trên các sông nhánh, lớp polygochaeta có mật độ cao nhất
(268106 cá thể/m
2
); kế đến là gastropoda (217151 cá thể/m
2
) và lớp oligochaeta
(20568 cá thể/m
2
); thấp nhất là lớp insecta (235 cá thể/m
2
); các lớp còn lại như
crustacea (5780 cá thể/m
2
); bivalvia (430 cá thể/m
2
) thì dao động không lớn. Nhìn
chung, tuy trên tuyến sông chính có thành phần loài thấp nhưng mật độ lại cao hơn
trên các sông nhánh, điều này phù hợp với quy luật ưu thế về xuất hiện của động vật
đáy trong thủy vực, thành phần loài cao thì mật độ thấp và ngược lại. Ngoài ra, do
nền đáy tại tuyến sông chính phần lớn là bùn-sét cùng với hàm lượng TOM cao
(trung bình 5,781,02 mg/g) nên tạo điều kiện thuận lợi cho một số loài động vật đáy
phát triển, nhất là các loài thuộc lớp gastropoda và olygochaeta chiếm ưu thế về mật
độ.

Trong 2 đợt khảo sát đã tìm thấy tổng cộng18 loài động vật đáy xuất hiện ở cả sông
chính và sông nhánh, chỉ số tương đồng Sorencen ghi nhận được là 0,5. Do các sông
nhánh là chi lưu của tuyến sông chính nên sự phân bố của các loài động vật đáy giữa
hai khu vực này có tính chất giao thoa rõ rệt. Theo Phạm Anh Đức (2004) khi chỉ số
S nằm trong khoảng từ 0,5 đến 0,7 thì thành phần loài động vật đáy ở mức tương
đồng, như vậy với kết quả của nghiên cứu này (S=0,5) thì thành phần loài động vật
đáy có sự tương đồng giữa sông chính và sông nhánh.

10

0
10
20
30
40
50
60
Sông chính Sông nhánh
(a)
Số Loài
Oligochaeta Polychaeta Gastropoda Bivalvia
Crustacea Hirudinea Insecta
0
500
1.000
1.500
2.000
Sông chính Sông nhánh
(b)
Cá thể/m2

Oligochaeta Polychaeta Gastropoda Bivalvia
Crustacea Hirudinea Insecta

Hình 7: Thành phần loài (a) và mật độ động vật đáy (b) trên tuyến sông chính
và sông nhánh
3.6 Đánh giá tính đa dạng thành phần loài động vật đáy
Chỉ số đa dạng động vật đáy trên sông Hậu thuộc tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng tại
các điểm thu biến động trong khoảng từ 0,82-2,57 (Hình 8). Tại các điểm thu trên
sông chính, chỉ số đa dạng H’ dao động từ 0,82-2,07, trong đó sông Cái Côn có H’
cao nhất (2,07) thể hiện tính đa dạng cao hơn so với các điểm khác với số loài phát
hiện được là 14 loài và mật độ là 237 cá thể/m
2
. Đây là thủy vực này ít chịu ảnh
hưởng bởi các nguồn nước thải, nền đáy chủ yếu là bùn-cát thích hợp cho các loài
động vật đáy phát triển nhất là lớp gastropoda. Điểm thu tại Phà Đông Phú và Mái
Dầm có chỉ số H’ dao động từ 1,13-1,64 thuộc mức ô nhiễm cho thấy tính đa dạng
thành phần loài ở mức tương đối thấp. Các thủy vực này chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi
nước thải sinh hoạt nên các chất thải lắng tụ ở nền đáy làm hạn chế tính đa dạng của
quần thể động vật đáy. Bên cạnh đó, ở sông Đại Ngãi chỉ số H’ có sự chênh lệch lớn
giữa 2 đợt khảo sát với H’=0,82 và H’=1,66 tương ứng với số loài phát hiện được là
7 loài và 14 loài lần lượt cho đợt 1 và đợt 2, do đây là thủy vực bị ảnh hưởng bởi rác
thải sinh hoạt, hoạt động của các tàu thuyền đã thải trực tiếp một lượng dầu lớn gây ô
nhiễm nặng tại khu vực khảo sát.
Tại các điểm thu trên các sông nhánh, chỉ số đa dạng H’ qua 2 đợt khảo sát biến động
lớn từ 1,07-2,57. Điểm thu tại sông Cái Dầu 1, Cái Dầu 2, Cái Côn và Mái Dầm có
chỉ số đa dạng từ 1,32-2,27 thuộc mức ô nhiễm vừa đến ô nhiễm. Nhìn chung, các
sông nhánh có chỉ số H’ trung bình (1,830,46) cao hơn so với các điểm thu trên
sông chính (1,500,44). Kết quả này ngược với kết quả của Trần Ngọc Quang (2013)
khi nghiên cứu về thành phần loài động vật đáy trên sông Hậu giai đoạn mùa mưa,
trong đó sông chính có chỉ số đa dạng trung bình (1,380,07) cao hơn so với sông

nhánh (1,330,12). Điều này là do có sự khác biệt về giai đoạn thu mẫu nên tính đa
dạng thành phần loài động vật đáy cũng có sự thay đổi theo mùa vụ trong năm.
Mặc dù có sự biến động về chỉ số H’ tại các điểm thu trên sông chính và sông nhánh
nhưng nhìn chung giá trị H’ tại các điểm thu đều lớn hơn 1, trung bình 1,690,47. So

11

với kết quả xếp hạng chất lượng nước dựa trên chỉ số đa dạng của Stau et al. (1970)
(trích dẫn bởi Đặng Ngọc Thanh và ctv., 2002) thì chỉ số đa dạng trên sông Hậu khá
thấp và nằm trong khoảng từ 1-2, ứng với chất lượng nước đang ở mức ô nhiễm.
0,00
0,50
1,00
1,50
2,00
2,50
3,00
Phà
Đông
Phú
Mái
Dầm
Cái Côn Đại Ngãi Cái Dầu
1
Cái Dầu
2
Cái Côn Mái
Dầm
Đại Ngãi
Sinh hoạt Ít ảnh

hưởng
Nước lợ Sinh hoạt Ít ảnh
hưởng
Nước lợ
SÔNG CHÍNH SÔNG NHÁNH
H'
ĐỢT 1 ĐỢT 2

Hình 8: Chỉ số đa dạng động vật đáy tại các điểm thu qua hai đợt khảo sát
4 KẾT LUẬN
- Kết quả đã tìm thấy 55 loài động vật đáy thuộc 7 lớp: oligochaeta, polychaeta,
gastropoda, bivalvia, crustacea, hirudinea và insecta. Trong đó lớp gastropoda có
thành phần loài cao nhất với 28 loài, thấp nhất lớp hirudinea với 1 loài.
- Ở sông chính đã tìm thấy 34 loài thuộc 7 lớp. Trong đó lớp gastropoda có thành
phần loài nhiều nhất với 19 loài, thấp nhất là lớp hirudinea với 1 loài. Mật độ động
vật đáy trung bình cao nhất ở Phà Đông Phú (692856 cá thể/m
2
)
,
thấp nhất ở sông
Mái Dầm (5221 cá thể/m
2
).
- Trên sông nhánh đã tìm thấy 39 loài thuộc 6 lớp. Trong lớp gastropoda có thành
phần loài cao nhất với 15 loài, thấp nhất là lớp insecta và oligochaeta với 3 loài.
Sông nhánh Cái Dầu 1 có mật độ trung bình cao nhất (3127 cá thể/m
2
), thấp nhất là
sông nhánh Đại Ngãi (6859 cá thể/m
2

).
- Qua 2 đợt khảo sát thì tuyến sông chính (36±5 loài) có trung bình thành phần loài
thấp hơn các sông nhánh (53±9 loài). Mật độ động vật đáy trung bình trên tuyến sông
chính (225299 cá thể/m
2
) cao hơn so với sông nhánh (136106 cá thể/m
2
). Chỉ số
S=0,5 cho thấy có sự tương đồng thành phần loài giữa sông chính và sông nhánh.
- Chỉ số H’ tại các điểm thu biến động từ 0,82 đến 2,57 cho thấy thành phần loài
động vật đáy tương đối phong phú và chúng có thể được xem là sinh vật chỉ thị để
đánh giá chất lượng nước bị ô nhiễm hữu cơ.
5 ĐỀ XUẤT
Nên có những nghiên cứu tiếp theo để khảo sát thành phần động vật đáy trên tuyến
sông Hậu thuộc tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng song song cùng với các chỉ tiêu lý-hóa
học của nước nhằm xác định mối tương quan giữa chúng và có những nhận định chi
tiết hơn về nguồn gốc của sự ô nhiễm nước trên thủy vực.

12

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 APHA, AWWA, WEF. 1999. Standard moethods for the examination of the
examination of water and wastewater, 19
th
edition. American Public Health
Association 1015 Fifteenth Street, NW Washington, DC 20005.
2 Barbosa F.A., M.Callisto and N.Galdean, 2001. The diversity of benthic
macroinverteb rates as an indicator of water quality and ecosystem health: a case
study for Brazil. Aquatic Ecosystem Health and Management Society, Vol 4, 51-59
3 Dương Trí Dũng, 2001. Tài nguyên thủy sinh vật. Trường Đại học Cần Thơ. 149

trang
4 Dương Trí Dũng, Nguyễn Công Thuận và Nguyễn Thành Công Thiện ,2008.
Nghiên cứu phân vùng thủy vực dựa vào quần thể động vật đáy, Tạp chí khoa học,
Đại học Cần Thơ. Số 1: 61–66
5 Dương Trí Dũng và Đào Minh Minh, 2013. Đánh giá sự ô nhiễm rạch Cái Khế qua
sự phân bố của động vật đáy. Tạp chí khoa học, Đại học Cần Thơ. Số28: 30–37
6 Đặng Ngọc Thanh , Thái Trần Bái và Phạm Văn Miên, 1980. Định loại động vật
không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà
Nội.
7 Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, Dương Đức Tiến và Mai Đình Yên, 2002. Thủy
sinh học các thủy vực nước ngọt nội địa Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học và kỹ
thuật Hà Nội. 390 trang
8 Lê Công Quyền, 2009. Khảo sát sự phân bố động vật đáy với các yếu tố môi
trường, nền đáy ở rạch Tầm Bót, Thành Phố Long Xuyên. Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp trường. Đại học An Giang. 73 trang
9 Nguyễn Văn Đua, 2013. Thành phần loài động vật đáy (Zoobenthos) trên tuyến
sông Hậu thuộc tỉnh Hậu Giang và thành phố CầnThơ. Luận văn tốt nghiệp đại học
nghành nuôi trồng thủy sản. Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.
10 Nguyễn Thị Mai Thuy, 2013. Khảo sát thành phần loài động vật đáy
(Zoobenthos) trên tuyến sông Hậu thuộc tỉnh An Giang và Thành Phố Cần Thơ.
11 Phạm Anh Đức, 2004. Nghiên cứu sử dụng động vật không sống cỡ lớn ở đáy
phục vụ công tác giám sát chất lượng nước hệ thống sông rạch huyện Cần Giờ–
Tp.Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sỹ kỹ thuật môi trường, viện môi trường và tài
nguyên–Đại học quốc gia Tp.Hồ Chí Minh, Tp.Hồ Chí Minh.
12 Sangpradub.N, & Boonsoong, B., 2006. Identification of freshwater invertebrates
of the Mekong river and tributaries. Vientiane: Mekong river commission.
13 Sorensen T, 1948. A method of establishing groups of equal amplitude in
plant sociology based on similarity of species content and its application to analyses
of the vegetation on Danish commons. Videnski Selsk. Biol. Skr. 5: 1-34.
14 Trần Ngọc Quang, 2013. Khảo sát thành phần loài động vật đáy (Zoobenthos)

trên tuyến sông Hậu thuộc tỉnh An Giang .
15 Vũ Ngọc Út và Dương Thị Hoàng Oanh, 2012. Thực vật và động vật thủy sinh.
Trường Đại học Cần Thơ. 308 trang


×