Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Chất lượng nước và thành phần loài vi tảo ở sông bùng thuộc huyện diễn châu tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.29 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

THÁI THỊ HỒNG VINH

CHUYÊN NGÀNH: THỰC VẬT HỌC
MÃ SỐ: 60.42.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

TS. LÊ THỊ THUÝ HÀ


2

VINH - 2011


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự hướng dẫn tận
tình của TS. Lê Thị Thuý Hà. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về
sự giúp đỡ quý báu đó.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Bộ
mơn Thực vật, Bộ mơn Sinh lí - Hố sinh, Khoa Sinh, Khoa Sau Đại học,
cùng sự cổ vũ động viên của gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tác giả trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Vinh, tháng 12 năm 2011
Tác giả
Thái Thị Hồng Vinh




DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
TRONG LUẬN VĂN
COD

:

Nhu cầu oxy hóa học (Chemical oxigen Demand)

DO

:

Oxy hịa tan (Dissolved oxygen)

mg/l

:

miligam/lít

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

I


:

Cầu Diễn Minh

II

:

Cầu Diễn Bình

III

:

Cầu Diễn Quảng

IV

:

Nhà máy nước

V

:

Cầu Diễn Thành

tb/l


:

tế bào/ lít

0

:

độ C

C


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................9
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................................11
1.1. Vài nét về chất lượng nước trong các thủy vực................................................................11
1.1.1. Chất lượng nước trong các thủy vực trên thế giới.........................................................11
1.1.2. Chất lượng nước trong các thủy vực ở Việt Nam..........................................................13
1.2. Vi tảo và vai trị của chúng................................................................................................16
1.2.1. Vài nét về tình hình nghiên cứu vi tảo trên thế giới......................................................16
1.2.2. Vài nét về tình hình nghiên cứu vi tảo ở Việt Nam.......................................................19
1.3. Mối quan hệ giữa chất lượng nước và thành phần loài vi tảo..........................................24
CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................28
2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................28
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.....................................................................................28
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................................................28
2.2.2. Thời gian nghiên cứu......................................................................................................28

2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................29
2.3.1. Thu mẫu nước và mẫu tảo..............................................................................................29
2.3.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa...................................................30
2.3.3. Phương pháp phân tích mẫu tảo.....................................................................................31
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN..........................................................................33
3.1. Một vài đặc điểm về điều kiện tự nhiên của địa bàn nghiên cứu ....................................33
3.1.1. Vị trí địa lí.......................................................................................................................33
3.1.2. Đặc điểm khí hậu thủy văn ............................................................................................33
3.1.3. Hiện trạng dịng chảy và mơi trường..............................................................................34
3.1.4. Hiện trạng chất thải và áp lực.........................................................................................37
3.2. Kết quả phân tích chất lượng nước sơng...........................................................................39
3.2.1. Chỉ tiêu vật lý .................................................................................................................39
3.2.2. Các chỉ tiêu hóa học........................................................................................................41
3.2.3. Nhận xét tổng quát về chất lượng nước sông Bùng.......................................................51
3.3. Sự đa dạng về thành phần loài vi tảo ở sông bùng thuộc huyện Diễn Châu - tỉnh Nghệ
An..............................................................................................................................................51
3.3.1. Đa dạng các taxon của các ngành vi tảo trong khu vực nghiên cứu..............................51
3.3.2. Sự phân bố các taxon trong các lớp................................................................................65
3.3.3. Sự phân bố taxon trong các bộ.......................................................................................65
3.3.4. Đa dạng các taxon bậc họ...............................................................................................66
3.3.5. Đa dạng mức độ chi........................................................................................................68
3.3.6. Đánh giá sự đa dạng về loài của các ngành...................................................................69
3.4. Sự biến động thành phần loài vi tảo theo các điểm nghiên cứu.......................................70
3.5. Sự biến động thành phần loài vi tảo qua các đợt nghiên cứu...........................................73
3.6. Sự biến động số lượng tế bào vi tảo .................................................................................74


6
3.7. Mối qua hệ giữa thành phần loài, số lượng tế bào vi tảo với các yếu tố sinh thái...........76

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................81


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Hệ thống đánh giá tổng hợp nguồn nước mặt.........................................................12
Bảng 1.2. Các tiêu chuẩn cụ thể theo QCVN 08: 2008/BTNMT............................................14
Bảng 1.3. Các chi tảo chỉ thị cho thủy vực bị ô nhiễm. (Theo Palmer) .................................26
Bảng 1.4. Mối tương quan giữa cấu trúc tảo và độ phì............................................................27
Hình 2.1. Sơ đồ các điểm thu mẫu...........................................................................................29
Bảng 3.1. Nhiệt độ nước tại các điểm thu mẫu (0C)...............................................................40
Biểu đồ 3.1. Sự biến động nhiệt độ nước qua các đợt nghiên cứu..........................................40
Bảng 3.2. Độ trong tại các điểm thu mẫu (cm)........................................................................41
Biểu đồ 3.2. Sự biến động độ trong trung bình qua các đợt nghiên cứu.................................41
Bảng 3.3. Trị số pH tại các điểm nghiên cứu...........................................................................41
Biểu đồ 3.3. Sự biến động pH qua các điểm nghiên cứu........................................................42
Bảng 3.4. Trị số DO tại các điểm nghiên cứu (mgO2/l).........................................................43
Biểu đồ 3.4. Sự biến động hàm lượng o xy hòa tan
trong các điểm nghiên cứu........................................................................................................44
Bảng 3.5. Trị số COD trung bình tại các điểm nghiên cứu (mgO2/l).....................................45
Biểu đồ 3.5. Biến động hàm lượng oxy hóa học
qua các điểm nghiên cứu..........................................................................................................46
Bảng 3.6. Hàm lượng NH4+ qua các đợt nghiên cứu (mg/l)...................................................47
Biểu đồ 3.6. Sự biến động hàm lượng Amoni qua các đợt nghiên cứu...................................47
Bảng 3.7. Hàm lượng NO3- trung bình qua các điểm nghiên cứu (mg/l)...............................48
Biểu đồ 3.7. Sự biến động hàm lượng Nitrat qua các đợt nghiên cứu....................................48
Bảng 3.8. Hàm lượng PO43- - P qua các điểm nghiên cứu(mg/l)..........................................49
Biểu đồ 3.8. Sự biến động hàm lượng phôt phat qua các đợt nghiên cứu...............................50
Bảng 3.9. Danh lục thành phần loài vi tảo đã phát hiện tại các điểm nghiên cứu ở sông Bùng
thuộc huyện Diễn Châu - tỉnh Nghệ An...................................................................................52

Bảng 3.10. Đa dạng các taxon của các ngành vi tảo................................................................64
Biểu đồ 3.9. Phổ các ngành vi tảo ở khu vực nghiên cứu........................................................64
Bảng 3.11. Sự phân bố các taxon trong các lớp.......................................................................65
Bảng 3.12. Sự phân bố taxon trong các bộ...............................................................................66
Bảng 3.13. Đa dạng taxon bậc họ của các ngành vi tảo..........................................................67
Bảng 3.14. Các chi đa dạng nhất..............................................................................................68
Bảng 3.15. Đánh giá tính đa dạng về lồi của các ngành........................................................69
Biểu đồ 3.10. So sánh mức độ đa dạng giữa các ngành vi tảo
ở sông Bùng và sông Lam........................................................................................................70
Bảng 3.16. Sự biến động thành phần loài vi tảo theo các điểm nghiên cứu............................71
Biểu đồ 3.11. Sự biến động thành phần loài qua các đợt nghiên cứu.....................................73
Bảng 3.17. Kết quả định lượng tế bo vi to sụng Bựng
(giá trị trung bình x 105 tÕ bµo/lit)........................................................................................75
Bảng 3.18. Mối quan hệ giữa yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá với sự phân bố,
số lượng tế bào vi tảo qua các đợt nghiên cứu.........................................................................76
Bảng 3.19. Mối quan hệ giữa yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá với sự phân bố,
số lượng tế bào vi tảo qua các điểm nghiên cứu......................................................................77


8


9

MỞ ĐẦU
Ngày nay nền kinh tế phát triển như vũ bão, đời sống vật chất và tinh
thần của con người ngày càng cao. Bên cạnh đó ơ nhiễm mơi trường cũng
đang là hiểm họa đe dọa tới sức khỏe và đời sống cộng đồng. Đặc biệt tài
nguyên nước đang trong tình trạng nguy cấp về số lượng và chất lượng.
Các nhà khoa học cảnh báo về việc thế giới sẽ thiếu 40% nước sạch

trong 20 năm tới. Số người tử vong do thiếu nước sạch lớn hơn do bạo lực,
chiến tranh và điều này địi hỏi sự quan tâm khơng chỉ mỗi một quốc gia mà
cả cộng đồng thế giới.
Sự ô nhiễm của các thủy vực đã làm thay đổi những tính chất hóa lý
của nước, làm ảnh hưởng tới đời sống và thay đổi các quần xã sinh vật
thủy sinh.
Việc phục hồi chất lượng nước để trả lại sự sống bình thường cho các
thủy vực là điều thiết yếu, mỗi người cần phải có trách nhiệm với mơi trường
và với chính bản thân mình. Các nhà khoa học đã nghiên cứu các biện pháp
để phục hồi tự nhiên trong đó phương pháp dùng vi tảo để làm sạch, cải thiện
chất lượng mơi trường nước do chúng có một vai trò rất quan trọng trong các
hệ sinh thái nước. Là sinh vật sản xuất bậc một, chúng tạo năng suất sinh học
sơ cấp của thủy vực, góp phần khơng nhỏ trong q trình tuần hồn vật chất,
duy trì hàm lượng oxi hịa tan trong nước.
Sơng Bùng là một nhánh của sông Lam, chảy qua huyện Diễn Châu và
đổ ra biển. Trước đây sơng là nguồn cung cấp thủy sản có chất lượng cao,
cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, sản xuất muối và nước sinh hoạt
cho người dân. Nhưng gần đây, chất lượng nước sông bị giảm sút, nổi lên mùi
hôi thối,làm các sinh vật thủy sinh bị chết. Người dân rất ái ngại khi sử dụng
nước sông làm nước sinh hoạt.


10
Xuất phát từ những lí do trên nhằm góp phần nghiên cứu sự đa dạng
thực vật nổi và đánh giá chất lượng nước của sông Bùng, chúng tôi tiến hành
đề tài: “Chất lượng nước và thành phần loài vi tảo ở sông Bùng thuộc
huyện Diễn Châu - tỉnh Nghệ An”.
Mục tiêu của đề tài nhằm điều tra, đánh giá chất lượng nước, xác định
thành phần loài vi tảo và rút ra mối quan hệ giữa tảo và môi trường sống của
nó tại sơng Bùng thuộc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.



11

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vài nét về chất lượng nước trong các thủy vực
1.1.1. Chất lượng nước trong các thủy vực trên thế giới
Nước là nguồn tài nguyên tự nhiên rất cần thiết cho sự sống trên trái
đất. Nó là thành phần cấu tạo chủ yếu của cơ thể, tham gia vào các q trình
tuần hồn vật chất, trong các q trình sản xuất cơng, nơng ngư nghiệp…
Trên trái đất nước bao phủ ¾ bề mặt diện tích, khối lượng nước dự trữ
trên bề mặt trái đất khoảng 1,4 tỉ Km 3, trong đó biển và đại dương chiếm
97,6%, các tầng băng tuyết ở Bắc cực và Nam cực chiếm 2,14%, nước ngầm
trao đổi tích cực 0,29% . Phần nước ít cịn lại phủ trên 2% diện tích hành tinh
nằm ở các song hồ và các tầng nước ngầm. Đây chính là nguồn nước ngọt mà
con người sử dụng vào sản xuất và sinh hoạt.[5]
Nước tồn tại trong tự nhiên khơng có nước tinh khiết về mặt hóa học
mà là nước hỗn hợp gồm các chất hòa tan và khơng hịa tan khác. Thành phần
hóa học của loại nước này không ổn định mà thường xuyên biến đổi do các
q trình sinh học, hóa học, vật lý … của môi trường xung quanh tác động
vào.[33]
Để đánh giá chất lượng nước người ta dựa vào các thông số như PH,
nhiệt độ, độ trong,màu sắc, độ đục, độ mặn, hàm lượng ơxy hịa tan(DO), các
muối vơ cơ (NH4+, NO3-, PO43-…), cặn lơ lửng (SS), độ kiềm, độ cứng, kim
loại nặng, Coliform và các sinh vật chỉ thị khác.
Khi các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa ở các thủy vực vượt q ngưỡng
cho phép, thì khơng hững gây hậu quả cho con người mà hàng triệu loài
sinh vật khác cũng phải gánh chịu. Nhiều loài bị chết hoặc di cư sang các
thủy vực khác.



12
Bảng 1.1. Hệ thống đánh giá tổng hợp nguồn nước mặt
(Theo Tăng Văn Đồn, Trần Đức Hạ, “Kỹ thuật mơi trường”)
TT

Trạng thái
nguồn nước

pH
7-8

NH4+

NO3-

PO43-

DO

COD

BOD

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)


(%)

(mg/l)

(mg/l)

< 0,5

<0,1

<0,01

100

<6

<2

0,1-0,3

0,01-0,05

100

6-20

2-4

1


Nước rất sạch

2

Nước sạch

3

Nước hơi bẩn

6-9

0,4 - 1,5

0,3-1

0,05-0,1

50-90

20-50

4-6

4

Nước bẩn

5-9


1,5 - 3

1-4

0,1-0,15

20-50

50-70

6-8

5

Nước bẩn nặng

4 - 9,5

3-5

4-8

0,15-0,3

5-20

70-100

8-10


6

Nước rất bẩn

3 - 10

>5

>8

>0,3

<5

>100

>10

6,5 - 8,5 0,05- 0,4

Trong tiêu chuẩn thoát nước của đô thị tại một số nước như Bỉ, Hà Lan,
Đức... lượng nước bẩn trong nước thải sinh hoạt tính cho một người trong một
ngày đêm theo chất lơ lửng là 90g và theo BOD 5 là 54 - 65g. Trong những
vùng này thì nước mưa cũng có thể gây ơ nhiễm sơng hồ vì có chứa hàm
lượng chất lơ lửng tới 400 - 1800 mg/l, BOD5 từ 40 - 120 mg/l [7],
Theo những thống kê về tình hình ơ nhiễm nước trên thế giới cho thấy:
tại các sơng ngịi Châu Âu nồng độ muối NO3- vượt 2,5 lần tiêu chuẩn cho
phép (100mg/l) và gấp 45 lần so với mức nền tự nhiên. Nồng độ PO 43- cao gấp
2,5 lần tiêu chuẩn cho phép. Hằng năm các con sông này mang vào đại dương
320 triệu tấn Fe; 2,3 triệu tấn Pb; 1,6 triệu tấn Mn; 320 triệu tấn Ca; 6,5 triệu

tấn P và cả thế giới hằng năm làm ô nhiễm môi trường bởi 10 triệu tấn dầu
mỡ và 700 tấn Hg [15].
Ở Mĩ, hằng năm có tới 10 tấn thuốc trừ sâu thải ra vịnh Mehico, mỗi
năm ngành công nghiệp giấy, hóa chất trên tồn nước Mĩ đổ ra các sông
lượng chất thải khoảng 94,5 tỉ m3 [22]. Tại Trung Quốc, trong số 523 con
sơng được kiểm sốt thì có tới 436 sơng đã bị ơ nhiễm ở các mức độ khác


13
nhau. Mỗi năm, thành phố Thượng Hải sử dụng trên 960000 tấn phân hóa
học, trong đó 540000 tấn bị rửa trơi chảy vào lịng sơng làm cho nguồn ơ xy
trong nước bị cạn kiệt [ 36]
Ở châu Mĩ La Tinh lượng chất độc hại từ các bài thải xâm nhập vào
nguồn nước ngầm cứ 15 năm lại tăng thêm gấp đôi [19]
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết: Mỗi năm có 25 triệu người
chết do mắc bệnh liên quan đến nguồn nước ăn uống. Khoảng 80% bệnh tật
của nhân loại do dùng nước bẩn vi khuẩn hay chất hóa học vượt quá chỉ tiêu
cho phép [ 53].
1.1.2. Chất lượng nước trong các thủy vực ở Việt Nam
Việt Nam có nguồn nước khá dồi dào, gồm nước sơng ngòi, ao hồ,
nước ngầm...Tổng lượng nước chảy qua lãnh thổ ra biển là 880 tỉ m 3/năm,
trong đó 352 tỉ m3 là hình thành trên lãnh thổ, cịn lại là chảy từ ngồi vào,
chủ yếu qua các hệ thống sơng lớn. Sông Hồng 44,12 tỉ m3/năm [ 5].
Hiện nay chúng ta đang gặp những bất cập về tài nguyên nước như lũ
lụt, úng ngập vào mùa mưa, khan hiếm nước vào mùa khô, chất lượng nước
sông thay đổi do sự xâm nhập mặn ở vùng hạ du mà đặc biệt đó là hiện tượng
nước ngày càng bị ơ nhiễm do nước thải sinh hoạt và sản xuất [7]
Nhìn chung, chất lượng nước của hệ thống sơng ngịi của nước ta đang
trong tình trạng suy giảm nguyên nhân do lượng nước thải trong sinh hoạt và
công nghiệp đổ trực tiếp xuống các dịng sơng khơng qua xử lý.

Tiêu chuẩn cụ thể của Việt Nam về nguồn nước măt theo QCVN 08:
2008/BTNMT liên quan tới các chỉ tiêu nghiên cứu như sau [57]:


14
Bảng 1.2. Các tiêu chuẩn cụ thể theo QCVN 08: 2008/BTNMT
Giá trị giới hạn
A
B

Đơn
STT
1
2
3
4

Thơng số
pH
Oxy hịa tan (Dissolved
oxygen: DO)
Oxy hóa hóa học (Chemical
oxygen demand: COD)
Oxy hóa sinh học ( Biochemical

vị

A1

A2


B1

B2

mg/l 6 - 8.5 6 - 8.5 5.5 - 9 5.5- 9
mg/l

≥6

≥5

≥4

≥2

mg/l

10

15

30

35

mg/l

4


6

15

25

mg/l

0.1

0.2

0.5

1

5

Oxygen Demand - BOD)
Muối amoni (NH4+ - N)

6

NO3-

mg/l

2

5


10

15

7

PO43- - P

mg/l

0.1

0.2

0.3

0.5

Ghi chú: Việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát
chất lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau:
A1 - Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như
loại A2, B1 và B2.
A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ
xử l. phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại
B1 và B2.
B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng
khác có u cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại
B2.
B2 - Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng

thấp [57]

Ví dụ như ngành công nghiệp dêt may, ngành công nghiệp giấy và bột
giấy, nước thải thường có độ pH từ 9-11, chỉ số nhu cầu ơxy sinh hóa (BOD),


15
nhu cầu ơ xy hóa học (COD) có thể lên đến 700 mg/l và 2500 mg/l, hàm
lượng chất rắn lơ lửng,... cao gấp nhiều lần cho phép.
Ở một số ngành cơng nghiệp hóa chất, phân bón, khai thác và chế biến
khoáng sản lượng nước thải ra khá lớn. Hàm lượng nước thải của các ngành
này có chứa cyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3
vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt
trong vùng dân cư [38]
Theo điều tra sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Nhuệ,...đều bị
nhiễm bẩn. Hàm lượng ơ xy hịa tan thấp BOD 5 >300 mg/l, NH4 >10 mg/l,
NO2 cũng tăng vọt [21], nhất là sơng Kim Ngưu, dịng chảy đen đặc, nước
thối và hơi hám nồng nặc do diễn ra q trình lắng cặn và lên men kị khí.
Hàm lượng BOD5 ở sơng Kim Ngưu có đoạn lên tới 125 mg/l [21.
Ở thành phố Hồ Chí Minh tại cụm cơng nghiệp Tham Luông, nguồn
nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước
tính 500000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. Nước thải qua
kênh Tham Lng có màu đen, mùi hơi thối, ơ nhiễm nặng, hàm lượng thủy
ngân cao tới 1,7 mg/l. Hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống cấp nước
sạch đạt 1,2 triêu m3/ngày đêm thì các hệ thống nước thải sinh hoạt, nước thải
công nghiệp xả ra 1 triệu m 3, trong đó đến 90% là chưa qua xử lý. Ở đây, hầu
hết các kênh rạch nội thành đều bị ô nhiễm các chất hữu cơ, kim loại nặng, ô
nhiễm sinh vật...nồng độ ôxy hòa tan (DO) đo được ở tất cả các trạm quan
trắc tại 4 hệ thống kênh rạch chủ yếu của thành phố đều cho giá trị rất thấp,
không đạt tiêu chuẩn cho phép đối với nước mặt loại B. Thậm chí các vị trí

Ơng Bng, Hịa Bình, Ruột Ngựa nồng độ DO bằng 0 [56].
Theo kết quả đề tài nghiên cứu môi trường nước nông thôn của trung
tâm thông tin - ứng dụng tiến bộ khoa học - Công nghệ (thuộc sở KH - CN
Ninh Thuận) trên địa bàn tám thôn thuộc năm huyện, thị trong thời gian gần
đây cho thấy tình trạng nước ơ nhiễm có những chỉ số cao từ vài chục đến vài


16
trăm lần so với tiêu chuẩn cho phép. Ở các hệ thống kênh mương tự chảy
thuộc các thôn Ba Tháp (xã Tân Hải), Bỉnh Nghĩa (xã Phương Hải) so với tiêu
chuẩn cho phép thì độ đục cao gấp 90 - 150 lần do nước chưa qua xử lí, hàm
lượng amoniac tính theo N có từ 0,95 - 2,01 mg/l [20]
Ở một số khu công nghiệp khác lượng nước thải gây ảnh hưởng tới chất
lượng nước mặt. Khu công nghiệp Việt Trì, Lâm Thao hàng năm thải ra sơng
Hồng khoảng 35 triệu m3, trong đó có khoảng 4000 tấn axit các loại, 1300 tấn
xút, 300 tấn benzen, 25 tấn hóa chất và nhiều chất khác gây nhiễm bẩn nước
sông trên hàng chuc Km từ Việt Trì đến hạ lưu [22]
Ở thành phố Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở
sản xuất giấy, luyên gang thép, luyên kim loại màu, khai thác than; về mùa
cạn tổng lượng nước thải khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15%
lưu vực sơng Cầu, nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4 - 9 và hàm lượng
NH4+ là 4 mg/l, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó
chịu. Nước thải của sản xuất gang có mùi phenol, hàm lượng NH 4+ cao, từ 15
- 30 mg/l, hàm lượng chất hữu cơ cao, từ 87 - 126 mg/l [58]
Các hoạt động khai thác rừng, mỏ, trực tiếp hay gián tiếp đều ảnh
hưởng đến chất lượng nguồn nước. Sự nhiễm bẩn do cát bùn và cặn bã làm
ảnh hưởng đến thủy sinh, làm nơng dịng chảy, điển hình là sơng Kì Cùng
cũng bị ảnh hưởng từ mỏ than Na dương…[35]
Ở Miền Trung nhiều con sông bị ô nhiễm do hiện tượng khai thác vàng
(dùng hợp chất thủy ngân để đãi). Kết quả là làm nghèo kiệt hệ sinh thái

nước, các vùng rừng đầu nguồn bị phá hủy gây hiện tượng bồi lấp các dịng
sơng, các con sông như sông Vệ, sông Trà Khúc, sông Lam, sông La, sông
Hiền Lương bị khô cạn về mùa khô, lũ lụt nặng nề về mùa mưa [3].
1.2. Vi tảo và vai trị của chúng
1.2.1. Vài nét về tình hình nghiên cứu vi tảo trên thế giới


17
Vi tảo (Microalgae) là những sinh vật tự dưỡng, có kích thước hiển vi,
sống chủ yếu ở nước. Với vai trị là mắc xích trong chuỗi thức ăn tự nhiên,
chúng tạo nên năng suất sinh học sơ cấp của các thủy vực.
Trên thế giới, vi tảo đã được biết đến cách đây 350 năm trong các hệ
thống phân loại của Carl von Linne (1754). Cùng với sự ra đời của phát minh
kính hiển vi của Robert Hooke (1665) thì việc nghiên cứu vi tảo cũng được
phát triển và tiến hành theo nhiều hướng: phân loại, hình thái, sinh lý, sinh
thái, sinh hóa và ứng dụng. Chính vì vậy, sự hiểu biết về vi tảo đã sau hàng
thế kỉ so với kiến thức về thực vật bậc cao.
Về phân loại Tảo có nhiều hệ thống khác nhau: Năm 1753, Linné đưa
ra 14 chi Tảo, chỉ có 4 chi (Confera, Ulva, Fucus, Chara) là đúng với hiện
nay. Smith (1933, 1950) thừa nhận 11 nhóm Tảo lớn đã bỏ phạm trù
Thallophyta và Tảo, ông đã nhóm thành 7 ngành đó là Chlorophyta,
Euglenophyta,

Chrysophyta,

Phaeophyta,

Pyrophyta,

Cyanophyta




Rhodophyta.
Klein và Cronquis (1967) đã xem xét lại sự phân loại Tảo thơng qua
thành phần hóa học, cấu trúc và tiêu chuẩn chức phận đã thừa nhận 6 ngành,
Vi Khuẩn Lam chuyển vào với Vi Khuẩn [27]. Năm 1973, Round F. E (1973)
chia Tảo thành 13 ngành và một lớp riêng Eustigmatophyceae. Các tác giả
Liên Xô cũ mà đại diện là Gollerbakh M. M (1977) xếp Tảo thành 10 ngành
dựa vào từng nhóm chất màu, chất dự trữ, hình thái, cấu trúc vỏ, roi và đặc
điểm tế bào sinh sản: tảo Lam (Cyanophyta), tảo Giáp (Pyrrophyta), tảo đỏ
(Rhodophyta), tảo Silic (Bacillariophyta), tảo Vàng Ánh (Xanthophyta), tảo
nâu (Phaeophyta) tảo Mắt (Euglenophyta), tảo Lục (Chlorophyta), tảo Vòng
(Charophyta).
Năm 1978, Bold H. C và Wynne M. J đưa ra hệ thống 9 ngành Tảo. Lee
R. E (1980) chia tảo thành 6 ngành dựa vào các cơ quan tử: Lục lạp, lưới nội


18
chất, roi, điểm mắt, nhân. Rosowski và Parker (1982) [46] cho rằng toàn bộ
Tảo chia thành 16 lớp. Larkum và Barrett (1983) [42] chia Tảo thành 17 ngành.
Đến năm 1995, Van den Hoek và cộng sự [50] chia Tảo thành 11 ngành.
Kumar H. D. (1999) [41] trên cơ sở của hệ thống của Rosowski và
Parker (1982), Larkum và Barett (1983) và Corlliss (1987) đã chia tảo thành
12 ngành.
Với những công trình về tảo học đương đại, Linda E.G và Lee.W.W,
2000

[43] dựa vào cấu trúc siêu hiển vi như sắc tố quang hợp, các sản phẩm


dự trữ và bản chất hóa học của những tế bào, đã chia tảo thành 9 ngành. Như
vậy, cho đến nay, thế giới vẫn chưa có được một quan điểm nhất quán về hệ
thống phân loại tảo nói chung. Tùy theo từng tác giả mà sự phân loại, sắp xếp
các taxcon của tảo có khác nhau.
Nếu như sự phân loại tảo ở các thế kỷ trước đây chủ yếu dựa vào hình
thái cấu trúc tế bào, đặc điểm tế bào sinh sản và chu trình sinh sản của chúng
thì ở thế kỷ 20 bên cạnh những đặc điểm đó sự phát triển của khoa học đã cho
phép đi sâu vào các lĩnh vực hình thái cá thể phát triển, phân loại các taxon
bậc ngành theo đặc điểm cấu trúc siêu hiển vi của roi (flagellum), của màng
bao thể màu (thylakoid), các sản phẩm dữ trữ dưới góc độ bản chất hóa học,
thành phần chất màu (pigments) với các phổ màu khác nhau. Các chỉ tiêu sinh
lý, sinh hóa (độc tố, hoạt chất), hoạt động sống của các chi (genus), các loài,
đã trở thành những dấu hiệu và đặc điểm phân loại các taxon ở mức độ loài và
dưới loài.
Ngày nay, để phân loại tảo, người ta còn sử dụng thêm kỷ thuật RAPD
- PCR (kỹ thuật nhân bản, ngẫu nhiên AND), giúp xác định lồi chính xác và
xác lập được cây hệ thống phát sinh của tảo ngày một hồn thiện hơn.
Ngồi những cơng trình điều tra vi tảo ở các thủy vực dạng hồ và hồ
chứa thì việc nghiên cứu vi tảo ở sơng cũng đã được một số tác giả đề cập


19
đến. Ở nước Nga cơng trình nghiên cứu của E.A.Shtina (1941) nghiên cứu ở
sông Kama (sông dài 1.805 km, lưu vực rộng 507.000 km 2). Tại sông Kama,
tác giả đã phát hiện được 420 lồi thực vật nổi trong đó tảo Silic gặp 218 loài,
tảo Lục gặp 11 loài, tảo Lam - 48 loài, tảo Giáp - 13 loài, tảo Mắt - 7 loài và
tảo Roi lệch - 3 loài. Mặt khác trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận ra
rằng sự biến động theo mùa của thực vật nổi ở sông Kama trong 2 năm 1939,
1940 xảy ra giống nhau, tuy có lệch nhau một ít do nó liên quan đến đặc điểm
khí hậu thủy văn của từng năm [theo 8]

Ngồi ra có một số tác giả nghiên cứu về tảo Silic như Foged N. (1978)
nghiên cứu ở 25 con sơng lớn nhỏ ở phía đơng Australia, phần đa các con
sơng này số lồi tảo Silic được phát hiện khơng q 75 lồi, riêng ở sơng
Murrumbidgee có tới 116 taxan. Bên cạnh đó ơng cũng nghiên cứu ở
Afganistan và Sri-Lanka [theo 8]
J.P.Desay (1993) nghiên cứu về sinh thái học của thực vật nổi ở sông
Moselle - là phụ lưu sơng Rhine (với chiều dài 313 km, diện tích lưu vực
13.200 km 2), tác giả đã xác định được 239 lồi tảo, thành phần chính là tảo
Silic, tảo Lục (bộ Chlorococcales), Cryptophyceae và Cyanobacteria …
[theo 8].

1.2.2. Vài nét về tình hình nghiên cứu vi tảo ở Việt Nam
Ở Việt Nam việc nghiên cứu vi tảo ở những thủy vực dạng sông ngày
càng được chú ý.
Trần Trường Lưu (1970) [17] trong báo cáo “Tổng kết thực vật phù du
các vực nước điều tra”, đã thống kê được 74 giống thực vật nổi trong đó tảo
Silic - 29, tảo Lục - 23, tảo Lam - 14, tảo Mắt - 4, tảo Giáp - 1, tảo Vàng Ánh
– 1, tảo Vàng: 2
Trần Trường Lưu (1975) [18], đã tiến hành nghiên cứu ở sông Hồng,
sông Đà, sông Mã và một số sông đào khác, đã hệ thống được 98 chi tảo sông


20
thuộc các ngành tảo Silic, tảo Lam, tảo Giáp, tảo Vàng Ánh, tảo Mắt và được
thể hiện trong báo cáo “Kết quả điều tra cơ bản trên các sông miền Bắc”.
Trong các báo cáo này mới chỉ tiến hành nghiên cứu về sự biến động mật độ
thực vật nổi theo mùa, theo từng vùng của sông cũng như tầng nước, hoặc ven
bờ, hoặc giữa dịng sơng.
Trương Ngọc An, Hàn Ngọc Lương (1980) [1]. Nghiên cứu trên các
cửa sông Hồng, sông Ninh Cở và cửa sông Đáy đã phát hiện được 125 loài và

dưới loài thuộc 4 ngành gồm tảo Silic, tảo Lục, tảo Lam và tảo Giáp. Trong
thành phần loài đã được phát hiện ở cửa sơng thì tảo Silic ln chiếm ưu thế
về số lượng lồi cũng như số lượng tế bào.
Dương Đức Tiến (1982) đã nghiên cứu thực vật nổi ở một số sông, suối
tiêu biểu thuộc các miền khác nhau ở Việt Nam, số loài tảo được phát hiện ở
một số con sông lớn như ở sông Hồng là 55 lồi trong đó tảo Lam: 12 lồi,
tảo Lục: 10 lồi, tảo Silic: 33 lồi, ở sơng Hương là 95 lồi trong đó tảo Lam:
8 lồi, tảo Silic: 64 lồi, tảo Lục: 33 lồi. Ở sơng Cửu Long là 136 loài, tảo
Lam: 16 loài, tảo Giáp: 2 loài, tảo Silic: 83 loài, tảo Lục: 35 loài. Tổng số lồi
tảo đã được phát hiện ở sơng Việt Nam là 286 lồi, trong đó tảo Silic chiếm
ưu thế với 180 lồi chiếm 62,94%, ít nhất là tảo Giáp 2 lồi chiếm 0,69%, tảo
Lục: 68 lồi chiếm 23,77%, cịn lại là tảo Lam. Bên cạnh đó tác giả cịn phân
tích mối quan hệ giữa thành phần lồi và mơi trường sống của chúng [theo 8]
Võ Hành và cộng sự (1995) [14] khi phân tích các mẫu nước thu tại
sơng Hương (tại điểm Bệnh viện thành phố Huế và xí nghiệp thủy sản đơng
lạnh) đã phát hiện được 33 lồi vi tảo. Ở sơng Hiếu (Quảng Trị) gặp 16 lồi.
Đặng Thị Sy (1996) [26] trong cơng trình “ Tảo Silic vùng cửa sông ven
biển Việt Nam” đã công bố 361 taxon mới đối với Việt Nam.
Vũ Trung Tạng (1997) đã thống kê số lượng lồi thực vật phù du ở các
cửa sơng trên tồn quốc: Ở Hải Phịng - Quảng Ninh là 185 lồi, sơng Hồng là


21
129 loài, ở đầm phá Thừa Thiên Huế 153 loài, đầm Thị Nại: 185 loài, đầm
Nha Phu: 116 loài và ở sơng Cửu Long là 278 lồi [28] Lê Hồng Anh (1998)
[2] khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa thực vật nổi với các yếu tố sinh thái ở

sông Nhuệ (Hà Tây) đã định danh được 160 loài thực vật nổi, ưu thế về tảo
Lục 65 loài (41%), tảo Mắt: 35 loài (22%), tảo Silic: 33 loài (21%), Vi Khuẩn
Lam: 23 loài (14%), tảo Giáp: 2 loài (2%), tảo Vàng Ánh: 1 loài (1%).

Ở khu vực Bắc Miền Trung, Lê Thị Thúy Hà, Võ Hành (1999) [9]
trong cơng trình “Chất lượng nước và thành phần loài vi tảo (Microalgae) ở
sông La - Hà Tĩnh” đã xác định được 136 lồi và dưới lồi thuộc 5 ngành vi
tảo trong đó tảo Luc: 36 loài (27,21%), tảo Silic: 60 loài (42,12 %), tảo Mắt:
19 loài (13,97%), tảo Lam: 18 loài (13,23%) cịn lại là tảo Giáp: 2 lồi
(1,47%). Đến năm 2004, tác giả nghiên cứu “ Khu hệ thực vật nổi ở vùng
Tây Nam hệ thống sông Lam (Nghệ An - Hà Tĩnh)” đã xác định được 409
loài và dưới loài thuộc 103 chi, 42 họ, 17 bộ trong 5 ngành: Cyanophyta,
Heterokontophyta, Dianophyta, Euglenophyta và Chlorophyta. Trong đó,
ngành Heterokontophyta với 165 lồi chiếm 40,43 %, và ngành Chlorophyta
có 129 lồi chiếm 31,54%, ngành Cyanophyta có 56 lồi chiếm 13,69%,
ngành Eugenophyta có 35 lồi chiếm 8,56%, ngành Dinophyta có số lồi là
24 loài chiếm 5,87%..[8]. Gần đây, tác giả và Nguyễn Ngọc Oanh (2011) đã
cơng bố 94 lồi/ dưới lồi và 10 loài mới dừng lại ở bậc chi (sp) thuộc 47
chi, 28 họ, 11 bộ thuộc 4 ngành: Cyanophyta, Heterokontophyta,
Euglenophyta và Chlorophyta ở sông Son thuộc vườn Quốc Gia Phong Nha
– Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình [11].
Nguyễn Đình San (2001) trong cơng trình “ Vi tảo trong một số thủy
vực bị ô nhiễm ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và vai trị của chúng
trong q trình làm sạch nước thải” đã phát hiện được 196 loài và dưới loài
thuộc 60 chi, 31 họ và 11 bộ trong 4 ngành Cyanophyta, Heterokontophyta,


22
Euglenophyta và Chlorophyta. Trong đó, chiếm ưu thế là ngành Chlorophyta
(41,33%) và ngành Heterokontophyta chiếm 30,10% [24].
Trần Ngọc Đức, Dương Đức Tiến (2002) đã phát hiện được sông Vàm
Cỏ Tây (Tỉnh Long An) 181 taxon vi tảo thuộc các ngành Chlorophyta,
Cyanophyta, Euglenophyta, Pyrophyta, Chrysophyta. Ưu thế thuộc về ngành
Chlorophyta với 99 lồi (55%), Chrysophyta 46 lồi (25% ), ngành có số lồi

ít nhất là Pyrrophyta gặp 1 lồi [8].
Nguyễn Cho (2009) với đề tài “Biến động sinh vật phù du vùng cửa
sơng Cửa Bé - vịnh Nha Trang vào kì gió mùa tây nam” được khảo sát trong
mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 9/2009. Mẫu sinh vật phù du và dinh
dưỡng được thu hàng tháng vào lúc triều cao hoặc triều thấp. biến động ngày
đêm của sinh vật phù du cũng được xem xét từ trạm cố định 24 giờ. Tổng số
loài thực vật phù du ghi nhận được trong thời gian khảo sát là 187 loài, trong
đó tảo silic 123 lồi, tảo hai roi 61 lồi, tảo xanh lam 2 loài và tảo Xương Cát
1 loài [4].
Phan Thị Anh Đào và cộng sự (2009), nghiên cứu về hiện trạng thủy
sinh vật ở một số nhánh sông ở lưu vực sông cầu - phụ lưu cấp II thuộc hệ
thống sơng Thái Bình đã phát hiện được 113 loài thực vật nổi thuộc 6
ngành tảo là tảo Silic (Bacillariophyta), tảo lục (Chlorophyta), tảo lam
(Cyanophyta), tảo mắt (Euglenophyta). Tảo vàng ánh (Chrysophyta) và tảo
giáp (Pyrrophyta) đã được xác định trong các đợt khảo sát bổ sung thuộc 2
đợt nghiên cứu. vào tháng 9 : tao Silic 33 loài (33%), tảo Lục 36 loài
(40%), tảo Lam 13 loài (14 %), tảo Vàng ánh và tảo Mắt (2%). Trong tháng
11 xác định được 75 lồi và tảo Silic có số lồi đơng nhất với 34 lồi
(45%), tảo lục 15 lồi (20%), tảo Lam 14 lồi (19%) cuối cùng là nhóm tảo
mắt 12 loài (16%) [6].
Mai Văn Sơn, Võ Hành (2009), nghiên cứu “ Sự đa dạng ngành tảo Lục
(Chlorophyta) ở hạ lưu sơng Mã - Thanh Hóa”. Xác định được 127 loài và


23
dưới loài thuộc 30 chi, 12 họ, 3 bộ, 2 lớp trong đó lớp Protococcophyceae
chiếm ưu thế với 102 lồi (80,31%), cịn lại là lớp Conjugatophyceae
(19,69%). Tác giả cũng cơng bố 38 loài và dưới loài lần đầu tiên ghi nhận cho
khu hệ tảo thủy vực nội địa Việt Nam [13]
Trên lưu vực sông tiền và sông Hậu, Đặng Lê Un Phương (2010),

trong cơng trình “Đa dạng vi khuẩn Lam (Cyanobacteria) ở một số của sông
Tiền và sông Hậu” đã xác định được 54 loài và dưới loài, chúng thuộc 17 chi
và 9 họ, trong đó họ đa dạng nhất thuộc về Oscillatoriaceae, Anabaenaceae,
Chroococcaceae là đa dạng nhất [23].
Lê Văn Sơn (2010) trong cơng trình “Thành phần lồi tảo lục (bộ
Chlorococcales) ở một số cửa sông thuộc sông Tiền và sơng Hậu” đã xác định
được 90 lồi và dưới lồi tảo, chúng thuộc 38 chi và 16 họ, trong đó đã bổ
sung cho danh lục tảo nội địa Việt Nam 19 lồi và dưới lồi [25]
Tổng cục mơi trường và cục thẩm định và đánh giá tác động môi
trường (2010) [32], trong báo cáo “ Đánh giá toàn diện những vấn đề mơi
trường có liên quan đến sơng và biển của vùng đồng bằng sông Cửu Long”
đã xác định được thành phần phiêu sinh thực vật trên tuyến sông Hậu, sơng
Tiền và các nhánh sơng đều có sự hiện diện của 5 ngành: Cyanophyta (tảo
Lam), Chrysophyta (tảo Silic), Chlorophyta (tảo Lục), Dinophyta (tảo Giáp)
và Euglenophyta (tảo Mắt), thành phần các lồi vi tảo có sự khác nhau rõ rệt
giữa mùa mưa và mùa khô.
+ Trên sông Hậu, vào mùa khô có sự hiện diện của 39 lồi . Vào mùa
mưa thành phần vi tảo đa dạng và phong phú với 96 lồi trong đó ngành
chiếm ưu thế là Chrysophyta với 43 lồi, Chlorophyta gặp 28 lồi.
+ Trên sơng Tiền số lượng lồi phiêu sinh thực vật vào mùa khơ là 41
loài, mùa mưa xác định được 61 loài ưu thế thuộc về ngành Chrysophyta và
Cyanophyta.


24
+ Các nhánh sơng phụ cận có sự khác biệt khá lớn về chất lượng nước
theo không gian và thời gian nên thành phần cũng có sự khác biệt giữa mùa
khô và mùa mưa. Mùa khô xác định được 73 lồi, trong đó ưu thế thuộc về
ngành Chrysophyta và Cyanophyta. Vào đầu mùa mưa số lượng loài thực vật
phiêu sinh tăng lên với 113 lồi trong đó Chrysophyta và Euglenophyta chiếm

ưu thế. Vào cuối mùa mưa số lượng thành phần giảm 84 lồi đều thuộc 5
ngành nói trên [32].
Nhìn chung, trong những năm gần đây, nghiên cứu khu hệ tảo sông
đã được khá nhiều tác giả đề cập đến, bước đầu đánh giá được tính đa dạng
sinh học của vi tảo cúng như mối quan hệ của chúng với các yếu tố môi
trường sống.
1.3. Mối quan hệ giữa chất lượng nước và thành phần loài vi tảo
Vi tảo sống trong nước nên thường xuyên chịu tác động sinh thái tương
hỗ với các yếu tố môi trường. Các yếu tố như nhiệt độ, độ muối, pH, độ trong,
hàm lượng O2, CO2, năng lượng ánh sáng mặt trời.... đều ảnh hưởng tới sự
phân bố của tảo.
Trong các yếu tố vô cơ ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của tảo
thì ánh sáng và nhiệt độ gây nên những biển đổi về số lượng và tính chu kì
của sự biến động. Ánh sáng ảnh hưởng tới sự phân bố của tảo theo độ sâu, ví
dụ như ở nước ngọt tầng ưu thế thuộc về tảo lam (Oscillatoria, Anabaena),
tầng giữa là tảo lục, tảo giáp, sâu hơn là tảo silic [12].
Nhiệt độ là nhóm nhân tố chi phối sự phân bố địa lý và sự biến đọng có
tính chu kì về số lượng cũng như thành phần loài vi tảo theo mùa trong năm.
Mùa xuân nhiệt độ 10 - 15 0C thì tảo silic, tảo lục, tảo lam phát triển. Mùa hè
nhiệt độ trên 15 0C thì tảo lục, tảo lam phát triển gây hiện tượng nước nở hoa,
tảo silic phát triển yếu. Mùa thu nhiệt độ từ 10 - 12 0C, các loài ưa lạnh của


25
tảo silic chiếm ưu thế. Sang mùa đông nhiệt độ xuống thấp, cường độ ánh
sáng yếu, vi tảo phát triển kém hoặc ở trạng thái nghỉ [12].
Bên cạnh các nhân tố ánh sáng, nhiệt độ, thì hàm lượng các chất dinh
dưỡng cũng là các yếu tố vô cơ không thể thiếu đối với các đời sống của vi tảo.
Nếu môi trường nước có nhiều chất dinh dưỡng N, P sẽ gây hiện tượng
phì dưỡng làm cho tảo phát triển dày đặc, gây hiện tượng “nở hoa” nước, kìm

hãm sự sinh trưởng của các cơ thể khác trong nước.
Theo kết quả nghiên cứu của Guxeva (1952) cho thấy ở các ngành tảo
khác nhau thì nhu cầu về đạm khơng giống nhau, tảo lục có nhu cầu về đạm
cao nhất, tiếp đó là tảo lam và sau cùng là tảo silic [39], bên cạnh các yếu tố
dinh dưỡng có vai trị trong đời sống vi tảo cịn có những yếu tố tác động xấu
theo hướng kìm hãm gây chết vi tảo. Ví dụ: Như những chất thải công nghiệp
trong môi trường nước đặc biệt là thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ có khả năng
làm tắc nghẽn quá trình trao đổi điện tử trong phản ứng quang hợp, do đó làm
giảm khả năng quang hợp của tảo [47]. Chất thải của các nông nghiệp đều có
khuynh hướng làm tăng độ đục của thủy vực, tạo môi trường axit hoặc kiềm.
Bởi vậy, mặc dù các muối khống được tăng cường nhưng do q trình quang
hợp bị cản trở nên sự hấp thụ các chất dinh dưỡng của tảo giảm hẳn [44].
Vi tảo là nguồn thức ăn cho động vật không xương sống nên cũng chịu
sự điều khiển của nhóm sinh vật này, số lượng tảo phù du có thể tăng lên khi
số lượng động vật khơng xương sống giảm [49].
Thành phần lồi, sinh khối, đặc tính phân bố theo thời gian, khơng gian
của vi tảo không chỉ phản ánh chất lượng nước của thủy vực mà cịn có khi
chỉ thị cho độ sạch, nhiễm bẩn của nước . Fjerdingstad (1964)nghiên cứu vi
tảo đáy làm chỉ thị cho mức độ nhiễm bẩn các con sông. Ông đã phát hiện 17
chi tảo chỉ thị cho 4 mức độ ô nhiễm nước: Polysaprobic, anpha mesosaprobic, beta - mesosaprobic, oligosaprobic [40].


×