Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

khảo sát phân bố của tổ trứng và ảnh hưởng của chế độ phun nước khác nhau đến quá trình nở của trứng ốc bươu đồng ( pila polita)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.55 MB, 12 trang )

- 1 -


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN







NGUYỄN THỊ BÍCH TUYẾN







KHẢO SÁT PHÂN BỐ CỦA TỔ TRỨNG VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA CHẾ ĐỘ PHUN NƯỚC KHÁC NHAU ĐẾN QUÁ TRÌNH
NỞ CỦA TRỨNG ỐC BƯƠU ĐỒNG
( PILA POLITA)








LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN







2014
- 1 -


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN





NGUYỄN THỊ BÍCH TUYẾN





KHẢO SÁT PHÂN BỐ CỦA TỔ TRỨNG VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA CHẾ ĐỘ PHUN NƯỚC KHÁC NHAU ĐẾN QUÁ TRÌNH
NỞ CỦA TRỨNG ỐC BƯƠU ĐỒNG
( PILA POLITA)







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN






CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs.Ts. NGÔ THỊ THU THẢO




2014
- 1 -

KHẢO SÁT PHÂN BỐ CỦA TỔ TRỨNG VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA CHẾ ĐỘ PHUN NƯỚC KHÁC NHAU ĐẾN QUÁ TRÌNH
NỞ CỦA ỐC BƯƠU ĐỒNG PILA POLITA

ABSTRACT
This study was carried out to investigate the distribution of egg masses in the nature and
affected of water spraying time on the hatching process of black apple snails Pila polita. Survey

study on the distribution of egg masses was conducted three times in 3 months (May , June and
July, 2013) and incubation experiments included 4 treatments with different spraying time intervals
was repeated 3 times per each: 3; 6; 9; and 12 hours. Results showed that snail eggs were
distributed mainly on the ground, ditches or more organic humus and plant. After 21 days of
incubation, the highest hatching rate was obtained when spraying water after 6 hours (92.3%).
Shortest hatching time of 50% and 90% also presented in this treatment (8 and 12 days) and
significant difference (P<0.05) compared to spraying water after 9 hours (14 and 16 days) or 12
hours (14 and 18 days).

Title: Distribution of egg masses in the nature and the effects of differen spraying water time on
the hatching process of black apple snail Pila polita.
Keywords: Black apple snail, Pila polita, distribution, incubation, spraying water time, hatching
process.

TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự phân bố của bọc trứng ốc bươu đồng trong
thủy vực và ảnh hưởng của chế độ phun nước khác nhau đến quá trình nở của tổ trứng ốc bươu
đồng Pila polita. Khảo sát được tiến hành 3 đợt trong 3 tháng (5, 6 và 7 năm 2013) và ấp trứng
gồm 4 nghiệm thức với thời gian phun nước khác nhau được lặp lại 3 lần là: 3; 6; 9 và 12 giờ. Qua
3 đợt khảo sát cho thấy, bọc trứng ốc bươu đồng phân bố chủ yếu trên nền đất, ở các thủy vực ao,
mương vườn nhiều mùn bã hữu cơ và thực vật, các yếu tố môi trường cao. Sau 21 ngày ấp đạt tỉ lệ
nở cao nhất khi phun nước 6 giờ (92,3%). Thời gian nở 50% và 90% hạt trứng trong tổ ngắn nhất
khi phun nước 6 giờ (8 và 12 ngày), khác biệt (p<0,05) so với 9 giờ (14 và 16 ngày) hay 12 giờ (14
và 18 ngày). Khoảng thời gian cho toàn bộ hạt trứng nở hết kéo dài từ 3- 5 ngày. Bọc trứng 6 giờ
phun nước cho tỉ lệ nở cao và thời gian nở ngắn nhất nên có thể áp dụng cho quy trình sản xuất
giống trong thực tế.
Từ khóa: Ốc bươu đồng, Pila polita, phân bố, ấp trứng, phun nước, quá trình nở.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ốc bươu đồng Pila polita là loài động vật thân mềm nước ngọt, chúng phân

bố đa dạng trong tự nhiên đặc biệt là ao, đầm, mương vườn với nhiều mùn bã hữu
cơ và thực vật thủy sinh. Tuy nhiên, nguồn lợi ốc bươu đồng đã ngày càng cạn kiệt,
do sự lấn át của ốc bươu vàng và thuốc bảo vệ thực vật cùng với sự ô nhiễm môi
trường. Trong nững năm gần đây, đã có những nghiên cứu khác nhau về loài ốc
bươu đồng, tuy nhiên nghiên cứu chỉ tập trung về phân bố (Thaewnon-ngiw và ctv,
2003), về đặc điểm sinh học sinh sản (Trần Thị Kim Anh, Tạ Thị Bình, Nguyễn Thị
Bình, Nguyễn Thị Thanh Hoa, 2010), đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm kỹ
thuật sản xuất giống (Nguyễn Thị Bình, 2011) và ương nuôi ốc bươu đồng (Nguyễn
Thị Bình, 2011; Nguyễn Thị Diệu Linh, 2011), tại khu vực miền trung Việt Nam.
Hiện nay ở Đồng Bằng Sông Cửu Long chưa có nghiên cứu về vị trí phân bố của tổ
trứng trong thủy vực tự nhiên cũng như ảnh hưởng của độ ẩm lên quá trình nở của
tổ trứng ốc bươu đồng, nhằm tìm ra vị trí tổ trứng phân bố và việc cung cấp nước

- 2 -
cho tổ trứng thích hợp với quá trình phát triển phôi là vấn đề cần được quan tâm để
nâng cao hiệu quả trong sản xuất giống nhân tạo. Nghiên cứu này được thực hiện để
khảo sát vị trí phân bố tổ trứng và ảnh hưởng của các chế độ phun nước khác nhau
đến quá trình nở của tổ trứng, góp phần bổ sung thêm thông số kỹ thuật trong quá
trình sinh sản nhân tạo loài ốc này đạt hiệu quả cao.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm
Nội dung khảo sát và thu mẫu được thực hiện tại huyện Cao Lãnh- tỉnh Đồng
Tháp. Thí nghiệm ấp trứng được thực hiện tại trại Thực Nghiệm động vật thân mềm
- Bộ môn kỹ thuật nuôi Hải Sản - Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ.
2.2. Vật liệu nghiên cứu
2.2.1. Dụng cụ và trang thiết bị thí nghiệm
Dụng cụ thu trữ mẫu và trong phòng thí nghiệm: Bọc nilon, bông gòn và Cân
2 số lẻ Satorius, đĩa petri, pipet, kính lúp, thước đo, cốc thủy tinh, bút lông dầu.
Dụng cụ kiểm tra môi trường: Nhiệt độ kế, bộ test kiểm tra các yếu tố (NO
2

-
,
NH
4
+
/NH
3
, pH và kiềm).
Trang thiết bị: Bể nhựa xanh 1 m
3
chứa nước, bể nhựa xanh có thể tích 200
lít/bể (bể dạng hình chữ nhật 80×60 cm), giá thể (xơ dừa), bình tia, hệ thống sục khí
(máy thổi khí, ống dẫn khí, van điều chỉnh, đá bọt), hệ thống bơm nước (máy bơm,
ống dẫn nước, ổ cắm điện). Các dụng cụ khác như: lưới lọc 50 µm, xô nhựa, thau
nhựa, ca nhựa.
Đối tượng thí nghiệm: Bọc trứng ốc bươu đồng được thu từ tự nhiên ở Đồng
Tháp vận chuyển về Trại Thực Nghiệm động vật thân mềm - Bộ môn kỹ thuật nuôi
Hải Sản - Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ.
2.2.2. Nguồn nước thí nghiệm
Nước ngọt được lấy từ ao nuôi vỗ cá nước ngọt bố mẹ số 3 của Khoa Thủy
Sản. Nước được bơm lên bể chứa 1m
3
và để lắng trong 5 - 7 ngày và bơm qua túi
lọc (50 µm) vào bể ấp.
2.2.3. Nguồn giá thể
Chuẩn bị giá thể có diện tích tương đối đồng đều nhau, rửa sạch, xơ dừa ngâm
trong môi trường nước ngọt khoảng 2 ngày. Giá thể xơ dừa sử dụng là xơ dừa khô,
tách phần vỏ bên ngoài, cắt thành hình chữ nhật 9×6 cm, tạo rãnh trên giá thể mỗi
rãnh cách nhau 1 - 2 cm.
2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Tiến hành khảo sát và thu mẫu
Ốc bươu đồng sinh sản tập trung chủ yếu vào các tháng mùa mưa từ tháng 4
đến tháng 6, nên việc khảo sát phân bố bọc trứng ốc bươu đồng Pila potila được tiến
hành qua 3 đợt trong khoảng tháng 5 đến tháng 7 năm 2013.

- 3 -
Đợt 1: Ngày 14/05/2013
Đợt 2: Ngày 04/06/2013
Đợt 3: Ngày 10/07/2013
 Khảo sát và thu mẫu tại 2 điểm ấp Bình Hòa, xã Bình Thạnh và ấp 3 xã Mỹ
Long với loại thủy vực là ao tù, mương vườn có độ ẩm cao, mực nước thấp có nhiều
thực vật thủy sinh như: bèo cái, lục bình, rau muống, chum cỏ.







Hình 1. Thu mẫu tổ trứng ốc bươu đồng (pila polita) ngoài tự nhiên
 Thời gian tiến hành khảo sát và thu mẫu bắt đầu từ 7h30’ và kết thúc
13h30’- 14h30’ trong ngày, được chia làm 6 lần khảo sát và thu với 4 điểm chính là
nền đất, giữa ao và thân cây, cách mặt nước 10- 20cm, chìm dưới nước 5- 10cm.
 Các chỉ tiêu môi trường được đo và kiểm tra, ghi nhận trực tiếp trong quá
trình khảo sát và thu mẫu như:
 Nhiệt độ (
o
C) được đo bằng nhiệt kế thủy ngân
 Các yếu tố môi trường như N-NH
4

+
; pH; NO
2
-
; độ kiềm được đo bằng bộ
test Sera (Đức).
 Số lượng trứng thu mỗi đợt dao động từ 50- 100 bọc trứng, thu trực tiếp
bằng tay và được bảo quản trong bọc nilon lớn có bông gòn ẩm để giữ ẩm và bảo vệ
bọc trứng khi vận chuyển.
 Hình thái các điểm thu mẫu: loại thủy vực, diện tích, các loại cây thủy sinh
phân bố.
 Phân bố bọc trứng ốc bươu đồng theo các vị trí: nền đất, trên thân cây,
trên mép nước 5- 15cm, dưới mép nước 5- 15cm.
2.3.2. Bố trí thí nghiệm: Ảnh hưởng của các chế độ phun nước khác nhau đến
quá trình nở của Ốc bươu đồng Pila potila
Thí nghiệm được bố trí với 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức với 3 lần lặp lại.
Khoảng cách giữa 2 lần phun nước của các nghiệm thức được trình bày như sau:
Nghiệm thức 1 (NT1): Phun nước 3 giờ/lần
Nghiệm thức 2 (NT2): Phun nước 6 giờ/lần
Nghiệm thức 3 (NT3): Phun nước 9 giờ/lần
Nghiệm thức 4 (NT4): Phun nước 12 giờ/lần

- 4 -
2.3.3. Chuẩn bị bể ấp
 Bể ấp: Tổng cộng 12 bể có thể tích 200 lít. Trong bể có bố trí hệ thống sục
khí.









Hình 2. Hệ thống bể ấp trứng ốc bươu đồng (pila polita)
 Giá thể và mức nước trong bể ấp:
 Giá thể đặt ổ trứng là xơ dừa tạo rãnh và đặt trong rổ nhựa nhỏ.
 Nước sử dụng cho quá trình ấp trứng là nước ngọt với mức nước trong bể
khoảng 12 lít (chiều cao cột nước 4 cm), đảm bảo không ngập bọc trứng.
2.3.4. Mật độ ấp
Mỗi bể ấp 3 bọc trứng.
2.3.5. Chăm sóc và thu mẫu
Trong suốt quá trình ấp nước trong bể vẫn giữ nguyên không thay đổi, sử
dụng bình tia 1 lít phun nước trực tiếp lên bọc trứng. Hàng ngày quan sát màu sắc
bọc trứng, thu ốc mới nở, cân khối lượng và đo kích thước ốc mới nở từ 3- 5 con rồi
suy ra giá trị trung bình mỗi con.










Hình 3. Phun nước trực tiếp vào tổ trứng đang ấp
Việc xác định chiều cao (đo từ mép miệng vỏ đến đỉnh vỏ) và cân khối lượng
của ốc mới nở được tiến hành hàng ngày khi kiểm tra tỷ lệ nở từng bọc trứng trong
các nghiệm thức bố trí.



- 5 -
2.3.6. Các chỉ tiêu môi trường
Nhiệt độ (
o
C) nước và nhiệt độ không khí được đo 2 lần/ngày (7h30 và
13h30). Các chỉ tiêu môi trường khác như pH, NO
2
-
, NH
3
/NH
4
+
, độ kiềm được đo
10 ngày/lần.
2.3.7. Các chỉ tiêu về quá trình nở
- Số hạt trứng của tổ (hạt/tổ)
- Kích thước trung bình của hạt trứng (mm)

- Tỷ lệ nở (%) = × 100

- Thời gian nở 50% (ngày) = Thời gian bắt đầu ấp đến khi bọc trứng nở 50%
- Thời gian nở 90% (ngày) = Thời gian bắt đầu ấp đến khi bọc trứng nở 90%
Sử dụng phần mềm Excel để tính các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và phân
tích ANOVA một nhân tố trong SPSS 16.0 để so sánh thống kê các giá trị trung
bình giữa các nghiệm thức ở mức P<0,05 bằng phép thử Duncan.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khảo sát sự phân bố và thu bọc trứng

3.1.1. Các yếu tố môi trường tại địa điểm thu mẫu
Qua 3 đợt khảo sát cho thấy (Bảng 1) các yếu tố môi trường tương đương
nhau, mặc dù có một vài yếu tố có sự biến động nhưng không đáng kể. Nhìn chung
tổ trứng ốc bươu đồng được phân bố ở nơi có nhiệt độ khoảng 26,4- 31
o
C, pH dao
động trong khoảng 7,12- 7,53, độ kiềm khoảng 71,2- 124 (mg/L), tổng đạm amon
(TAN) từ 0,35- 4,83 (mg/L) và hàm lượng NO
2
cao khoảng 0,28- 1,5 (mg/L).
Bảng 1. Các yếu tố môi trường ở địa điểm thu mẫu (TB ± ĐLC)

Chỉ tiêu


Đợt thu
Nhiệt độ
(
o
C)
pH Kiềm
(mg/L)
N-NH
+
4
(mg/L)
NO
2

(mg/L)

1

29,0±1,90
(26,4-30,9)
7,37±0,13
(7,20-7,50)
93,5±20,8
(83,1-124)
3,21±1,95
(0,68-4,83)
0,45±0,09
(0,33-0,55)
2

29,4±2,20
(26,9-31,7)
7,45±0,10
(7,35-7,53)
82,3±6,14
(74,1-89,0)
1,52±1,49
(0,35-3,67)
0,48±0,14
(0,34- 0,63)
3

29,4±1,97
(26,8- 31,1)
7,42±0,20
(7,12-7,53)

80,8±7,42
(71,2-89,0)
1,70±1,34
(0,75- 3,67)
0,84±0,54
(0,28-1,50)
Số liệu trong dấu ngoặc biểu thị khoảng biến động (giá trị nhỏ nhất-giá trị lớn nhất).
3.1.2. Phân bố tổ trứng ốc bươu đồng
Kết quả việc khảo sát phân bố của bọc trứng ốc bươu đồng ở bốn vị trí trong
thủy vực là trên thân cây, nền đất bờ ao, trên mép nước 5- 15 cm, dưới mép nước 5-
15 cm. Trong đó tại vị trí trên nền đất bờ ao chiếm tỷ lệ lớn nhất dao động từ 45-
47,5% (chiếm 45,9% trong tổng 4 điểm thu), kế đến là trên mép nước 5- 15 cm từ
36,3-45% (đạt 40,3% trong tổng 4 điểm), trên thân cây chiếm tỷ lệ ít từ 5- 8,9% (đạt
7,9% trong tổng 4 điểm), dưới mép nước 5-15 cm thì rất ít chỉ khi ở những thủy vực
Số ốc con (con)
Số trứng (hạt)


- 6 -
có nhiều thực vật thủy sinh chiếm từ 2,5- 9,8% tại 4 điểm (đạt 5,9% trong tổng 4
điểm) (Bảng 2).
Bảng 2. Tổ trứng OBĐ phân bố theo địa điểm thu mẫu
Điểm thu


M1

M2

M3


M4

Tổng

Tổng số mẫu 124 80

227 127 558

Trên thân cây Số tổ trứng
Tỷ lệ (%)
11
8,9
4
5

18
8
11
8,7
44
7,9
Nền đất bờ ao Số tổ trứng
Tỷ lệ (%)
56
45
38
47,5
104
45,8

58
45,6
256
45,9
Trên mép nước 5- 15 cm Số tổ trứng
Tỷ lệ (%)
45
36,3
36
45

91
40
53
41,7
225
40,3
Dưới mép nước 5- 15 cm

Số tổ trứng
Tỷ lệ (%)
12
9,8
2
2,5
14
6,2
5
4
33

5,9
Qua 3 đợt khảo sát từ tháng 05- 07/2013 cho thấy, nền đất bờ ao chiếm tỉ lệ lớn
nhất trung bình 46,5%, là do vào thời điểm này độ ẩm trên nền đất cao lại có nhiều
cây cỏ nên thích hợp cho phôi phát trển tốt, do đó có sự phân bố nhiều hơn vào các
tháng khác trong năm, kế đến là trên mép nước 5- 15 cm trung bình 39,8%, trên thân
cây trung bình chỉ chiếm 8%, dưới mép nước 5- 15 cm chiếm rất ít trung bình chỉ
6,2% (Bảng 3). Nhìn chung ở thời điểm từ tháng 05- 07 thì ốc cái đẻ trứng tập trung
phân bố trên nền đất bờ ao hay nương vườn là chủ yếu.
Bảng 3. Phân bố vị trí ốc bươu đồng đẻ trứng theo thời gian
Thời gian 05/2013 06/2013 07/2013 Trung bình (%)
Tổng số mẫu
210 187 162
Trên thân cây 7,2 7,0 9,9 8,00±1,62
Nền đất bờ ao 46,2 46,5 45,1 46,0±0,74
Trên mép nước 5-15 cm 43,3 41,7 34,5 39,8±4,69
Dưới mép nước 5- 15 cm 3,3 4,8 10,5 6,20±3,80
Theo Trần Thị Kim Anh và ctv (2010) trứng ốc bươu đồng có màu trắng và
được phân bố trong các hốc đất, đá, rễ bèo ở bờ ao cách mặt nước 10- 20 cm hoặc
trên giá thể. Nhằm bảo vệ trứng và lẫn trốn địch hại tấn công, mặt khác cũng tránh
ánh sáng chiếu trực tiếp lên tổ trứng, giữ độ ẩm cho trứng. Thực tế khảo sát (hình 2)
tổ trứng phân bố ngoài tự nhiên cũng chủ yếu ở trong các hốc đất có nền đất ẩm với
nhiều rong cỏ xung quanh, trên thân cây có rong rêu bao phủ để tạo độ ẩm ổn định,
trên mép nước 5- 15cm và dưới mép nước 5- 15 cm.










(a). Trên mép nước 5- 15 cm (b). Dưới mép nước 5- 10 cm trên giá thể lục bình
(a)
(b)

- 7 -








(c). Phân bố trên thân cây (d). Phân bố trong các hốc đất có nền đất ẩm.
Hình 4. Tổ trứng ốc bươu đồng (Pila polita) phân bố trên các vị trí khác nhau
3.2. Thí nghiệm ấp trứng
3.2.1. Biến động các yếu tố môi trường
Thí nghiệm được thực hiện trong tháng 6 dương lịch là thời điểm giao mùa nên
nhiệt độ không khí giữa sáng và chiều tương đối cao đồng thời có sự chênh lệch rõ ở
ngày đầu chu kỳ ấp (Hình 5), trung bình 26,7
o
C- 32,2
o
C, sau đó giảm mạnh xuống
và giữ ổn định trong suốt thời gian ấp. Tuy nhiên nhiệt độ nước trong suốt thời gian
ấp cao vào hai ngày đầu rồi giảm xuống và ổn định trong suốt quá trình ấp, đạt nhiệt
độ trung bình trung bình 27,2
o

C- 28,5
o
C. Theo Nguyễn Thị Bình (2011) ốc bươu
đồng được ấp trong điều kiện nhiệt độ 22,5-29,5
o
C thì sau 13-16 ngày vỏ vỡ ra, ốc
con thoát ra khỏi tổ trứng và bám vào giá thể có trong môi trường nước. Do đó nhiệt
độ này nằm trong khoảng thích hợp cho quá trình nở của trứng.
Bảng 4. Các yếu tố môi trường trong các nghiệm thức (TB ± ĐLC)
Nghiệm Thức Chỉ tiêu
3 6 9 12 TB Min- Max

Nhiệt độ kk sáng (
0
c) 27,8±1,82 27,8±1,82 27,8±1,82 27,8±1,82 28,0 26,7- 29,0
Nhiệt độ kk chiều (
0
c) 30,2±2,27 30,2±2,27 30,2±2,27 30,2±2,27 30,2 28,5- 32,2
Nhiệt độ nước sáng (
0
c) 27,4±1,15 27,1±1,26 27,1±1,25 27,2±1,19 27,2 26,3- 29,4
Nhiệt độ nước chiều (
0
c) 28,6±1,17 28,5±1,21 28,5±1,13 28,5±1,13 28,5 27,1-29,5
pH 8,47±0,16 8,60±0,30 8,59±0,40 8,59±0,40 8,56 8,20-9,00
NO
2
(mg/L) 0,41±0,29 0,32±0,25 0,23±0,15 0,23±0,17 0,30 0,10- 0,67
TAN (mg/L) 0,14±0,05 0,14±0,04 0,14±0,04 0,13±0,03 0,14 0,10- 0,18
Kiềm (mgCaCO

3
/L) 114±19,0 115±14,0 119±12,0 113±12,0 115 98,0- 125
pH và độ kiềm giữa các nghiệm thức ít dao động trung bình 8,56 và 115
mgCaCO
3
/L. So với yếu tố môi trường thu tổ trứng thì giá trị pH giống nhau nhưng
độ kiềm thì cao hơn. Kết quả cho thấy TAN nằm trong khoảng 0,13-0,14 mg/L và
NO
2
khoảng 0,23-0,41 mg/L. Nhìn chung các chỉ tiêu trên không gây ảnh hưởng
đến sự phát triển của phôi cũng như quá trình nở của bọc trứng.
3.2.2. Kích thước và số lượng hạt trứng, khối lượng trứng trong tổ
Kết quả kiểm tra kích thước trung bình của hạt trứng trong tổ thông qua việc
(c)
(d)

- 8 -
đo kích thước trứng ốc bươu đồng Pila polita trên 4 nghiệm thức thu được kích
thước hạt trứng tương đối lớn, dao động từ 3,37- 4,89 mm (Bảng 5).
Bảng 5. Đường kính hạt trứng, số hạt trứng và khối lượng tổ trứng (TB ± ĐLC)
Nghiệm thức Đường kính hạt
trứng (mm)
Số hạt trứng trong tổ
(hạt/tổ)
Khối lượng tổ trứng
(g)
1

4,47±0,29
(4,27-4,8)

244±39,0
(201-300)
13,5±2,25
(11,1-16,6)
2

4,45±0,11
(4,35-4,57)
244±45,0
(164-278)
12,4±1,28
(9,10-15,4)
3

4,23±0,78
(3,37-4,89)
209±33,0
(145-252)
11,1±1,29
(8,04-14,0)
4

4,38±0,12
(4,25-4,46)
211±46,7
(147-304)
11,7±2,44
(9,26-16,8)
Số liệu trong dấu ngoặc biểu thị khoảng biến động (giá trị nhỏ nhất-giá trị lớn nhất).
Khối lượng tổ trứng được chọn thí nghiệm ấp dao động từ 11,1- 16,6 g/tổ

(trung bình 12,2 g/tổ), mỗi tổ trứng chứa 147- 304 hạt (trung bình 227 hạt/tổ). Theo
Trần Thị Kim Anh và ctv (2010) đã so sánh với ốc bươu vàng (Pomacea
canaliculata) số lượng trứng trong một tổ trứng dao động từ 92- 592 hạt (trung bình
272 hạt), do đó trứng ốc bươu đồng có số lượng ít hơn trong một lần sinh sản.
3.2.3. Tỉ lệ nở của tổ trứng, kích thước và khối lượng ốc mới nở, tỉ lệ nở của tổ
trứng theo thời gian
Sau 21 ngày ấp thì tổ trứng ốc bươu đồng đã nở hết trong các nghiệm thức và
không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (P>0,05) (Bảng 6), trong đó ở nghiệm
thức 3 giờ và 6 giờ phun nước một lần đã bắt đầu xuất hiện ốc con ở ngày thứ 6, còn
nghiệm thức 9 giờ thì đến ngày thứ 9 mới có ốc nở và đến ngày thứ 18 thì cả 3
nghiệm thức đều nở hết, riêng nghiệm thức 12 giờ thì phải đến ngày thứ 12 ốc nở và
kéo dài đến ngày thứ 21 thì nở hết (Hình 5).
0
20
40
60
80
100
6
9
12
15
18
21
Tỷ lệ nở (%)
Ngày
3 giờ
6
giờ
9

giờ
12
giờ

Hình 5. Tỉ lệ nở của tổ trứng theo thời gian giữa các nghiệm thức
Nhìn chung, tốc độ nở tăng liên tục từ khi bắt đầu nở đến kết thúc và tỉ lệ nở
tương đối cao. Tuy nhiên đạt tỉ lệ nở cao nhất ở nghiệm thức 6 giờ (92,4%), là do tổ
trứng được cung cấp đủ độ ẩm cho cả ngày đêm thích hợp cho sự phát triển của phôi
do đó tổ trứng đạt tỷ lệ nở cao nhất, kế đến là nghiệm thức 3 giờ (89,4%) sau đó là
nghiệm thức 12 giờ (88,6%) và cuối cùng là nghiệm thức 9 giờ có tỷ lệ nở thấp nhất

- 9 -
(87,2%), nguyên nhân có thể do nhiệt độ không khí cao đã làm cho tổ trứng khô và
có nhiệt độ cao nên khi phun nước vào lúc 15 giờ chiều đã làm cho tổ trứng có sự
biến động nhiệt độ đột ngột nên ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi do đó đạt tỷ lệ
thấp nhất. So với nghiên cứu của Trần Thị Kim Anh và ctv (2010) tỷ lệ nở dao động
từ 75,8- 88,8% (trung bình 83,62%) nên đạt tỷ lệ nở cao hơn, điều này cho thấy khi
nhiệt độ càng cao ở mức cho phép cùng với độ ẩm xung quanh tổ trứng thích hợp thì
thời gian phát triển phôi tốt và nhanh, nên nghiệm thức 6 giờ phun nước một lần cho
tỷ lệ nở cao nhất và ngược đã làm cho tỷ lệ nở giảm thấp nhất ở nghiệm thức 9 giờ
phun nước.
Bảng 6. Tỉ lệ nở của tổ trứng, và tỉ lệ nở theo thời gian trong các nghiệm thức
Chỉ tiêu Thời gian phun nước (giờ)

3 6 9 12
Tỉ lệ nở (%) 89,4±3,14
a
92,3±0,61
a
87,2±10,0

a
88,6±1,64
a

Số hạt trứng nở ra (con/tổ) 209±60,0
a
225±40,0
a
164±39,0
a
180±14,0
a

Khối lượng ốc mới nở (g) 0,09±0,01
a
0,09±0,01
a
0,09±0,01
a
0,09±0,01
a

Chiều cao ốc mới nở (mm) 4,05±0,11
a
4,02±0,03
a
3,95±0,05
a
3,88±0,03
a


Thời gian nở 50% (ngày) 10,0±1,00
a
8,00±2,00
a
14,0±2,00
b
14,0±1,00
b

Thời gian nở 90% (ngày) 13,0±2,00
a
12,0±2,00
a
16,0±1,00
b
18,0±2,00
b

Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Số hạt trứng trong tổ nở ra đạt cao nhất ở nghiệm thức 6 giờ trung bình 225
con là do tổ trứng có độ ẩm thích hợp ít bị biến động nhiệt vì vậy số lượng ốc con
nở ra nhiều nhất. Kế đến là nghiệm thức 3 giờ (trung bình 209 con), tiếp theo là
nghiệm thức 12 giờ (trung bình 180 con) cuối cùng là nghiệm thức 9 giờ có số
lượng nở thấp nhất (trung bình 164 con) có thể do tổ trứng bị khô và nhiệt độ trong
tổ trứng tăng cao vào buổi trưa do nhiệt độ không khí tăng cao nên phôi phát triển
kém cùng với việc phun nước vào lúc đó làm cho tổ trứng bị biến động nhiệt đột
ngột dẫn đến xuất hiện phôi dị hình có thể dẫn đến trứng ung nên số trứng trong tổ
nở ra thấp nhất.
Ốc con mới nở có kích thước tương đối lớn, mỗi con dao động từ 3,88- 4,05

mm (trung bình 3,98 mm) và đạt khối lượng trung bình 0,09g/con và lớn so với ốc
bươu vàng.
Thời gian tổ trứng nở trung bình 50% và 90% ở nghiệm thức 6 giờ phun
nước một lần có thời gian nở sớm nhất (8 ngày và 12 ngày) và khác biệt có ý nghĩa
thống kê (P<0,05) so với nghiệm thức 9 giờ (14 ngày và 16 ngày) hay 12 giờ (14
ngày và 18 ngày) nhưng không có sự khác biệt (P>0,05) ở nghiệm thức 3 giờ (10
ngày và 13 ngày). Tuy nhiên giữa nghiệm thức 9 giờ và 12 giờ thì không có sự khác
biệt (P>0,05). Ở nghiệm thức 6 giờ có thời gian nở ngắn nhất là do tổ trứng có đủ độ
ẩm và luôn giữ cho nhiệt ổn định nên phôi phát triển nhanh. Tiếp theo là nghiệm
thức 3 giờ và nghiệm thức 9 giờ, cuối cùng là nghiệm thức 12 giờ có thời gian nở
dài nhất có thể là do tổ trứng bị khô vào buổi trưa cùng với sự gia tăng nhiệt độ tổ
trứng nên kéo theo quá trình phát triển của phôi chậm lại đáng kể. Theo Trần Thị
Kim Anh và ctv (2010), ở điều kiện nhiệt độ không khí từ 24,5- 36
o
C, sau 13-22
ngày thì ốc con thoát ra khỏi tổ trứng và sống bám vào giá thể trong môi trường
nước. Điều này chứng tỏ độ ẩm có ảnh hưởng trực tiếp lên tốc độ nở của tổ trứng.
Việc cung cấp độ ẩm cho tổ trứng đã làm cho thời gian nở sớm hơn và tốc độ nở
nhanh hơn đáng kể. Khoảng thời gian cho toàn bộ ốc con thoát ra khỏi tổ trứng kéo

- 10 -
dài từ 3- 5 ngày.
3.3.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.3.1. Kết luận
- Sự phân bố tổ trứng ốc bươu đồng Pila polita trong thủy vực tự nhiên chủ
yếu ở những nơi ao hay mương vườn tù diện tích nhỏ, nhiều thực vật thủy sinh phân
bố. Đa phần bọc trứng được ốc cái đẻ trên nền đất (chiếm số lượng lớn nhất) hay
trên mép nước 5- 15 cm với nền đất ẩm.
- Tỷ lệ nở cao nhất khi phun nước 6 giờ một lần.
- Trung bình thời gian nở của tổ trứng đạt ngắn nhất khi phun nước 6 giờ và

khác biệt có ý nghĩa (P<0,05) so với khi phun nước sau 9 giờ hoặc 12 giờ sẽ kéo dài
thời gian nở của trứng. Khoảng thời gian cho toàn bộ hạt trứng nở hết kéo dài từ 3-
5 ngày.
3.3.2. Đề xuất
Trong quá trình ấp trứng ốc bươu đồng nên áp dụng phun nước 6 giờ một lần
sẽ thu được tỷ lệ nở cao và thời gian ấp ngắn lại. Cần có những nghiên cứu thêm về
ảnh hưởng của nhiệt độ trong quá trình ấp trứng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thị Bình, 2011. Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc bươu đồng Pila polita
và thử nghiệm kỹ thuật sản xuất giống. Luận văn thạc sĩ. Trường đại học Vinh. 105 trang.
Nguyễn Thị Bình, Tạ Thị Bình và Trần Thị Kim Anh, 2011. Một số kết quả bước đầu nghiên cứu
sản xuất giống ốc bươu đồng Pila polita tại Nghệ An. Kỷ yếu hội nghị sinh viên và cán bộ trẻ
nghiên cứu khoa học toàn quốc ngành nuôi trồng thủy sản năm 2011. Trường đại học Nha
Trang: trang 573-580.
Nguyễn Thị Diệu Linh, 2011. Ảnh hưởng của thức ăn, mật độ đến tỷ lệ sống và tốc độ trăng trưởng
của ốc bươu đồng Pila polita nuôi trong giai ở ao nước ngọt thành phố Vinh. Luận văn thạc
sĩ. Trường đại học Vinh. 107 trang.
Thaewnon-ngiw B., Lauhachinda N., Sri-aroon P., Lohachit C., 2003. Distribution of Pila polita in a
southern province Thailand. Proceedings of the Joint International Tropical Medicine Meeting
2002. Southeast Asian J Trop Med Public Health:34(suppl 2):128-130.Thái Trần Bái 2010.
Động vật học không xương sống. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 379 trang.
Trần Thị Kim Anh, Tạ Thị Bình, Nguyễn Thị Bình và Nguyễn Thị Thanh Hoa, 2010. Nghiên cứu
một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc bươu đồng Pila polita. Tạp chí đại khoa học,
Trường đại học Vinh. Tập 39 (số 3A): Trang 5-14


×