Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

thành phần động vật nổi (zooplankton) trên tuyến sông hậu thuộc thành phố cần thơ vào mùa khô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (641.42 KB, 14 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN




VÕ THỊ KIM TUYỀN















LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN













CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
Th.s NGUYỄN THỊ KIM LIÊN


2014
THÀNH PHẦN ĐỘNG VẬT NỔI (ZOOPLANKTON)
TRÊN TUYẾN SÔNG HẬU THUỘC THÀNH PHỐ CẦN THƠ
VÀO MÙA KHÔ



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN




VÕ THỊ KIM TUYỀN
















LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN












CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
Th.s NGUYỄN THỊ KIM LIÊN


2014
THÀNH PHẦN ĐỘNG VẬT NỔI (ZOOPLANKTON)
TRÊN TUYẾN SÔNG HẬU THUỘC THÀNH PHỐ CẦN THƠ

VÀO MÙA KHÔ


1

THÀNH PHẦN ĐỘNG VẬT NỔI (Zooplankton) TRÊN TUYẾN SÔNG HẬU
THUỘC THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀO MÙA KHÔ
Nguyễn Thị Kim Liên và Võ Thị Kim Tuyền
ABSTRACT
This study was carried out with the aim to determine the diversity of zooplankton
composition as a basis for the evaluation of natural food resources in the study area.
The study was carried out with two sampling times (12/2013 and 03/2014).
Zooplankton samples were collected at 14 sites including 5 sites on the Hau river
and 9 sites on its tributaries. The result indicated that there were 90 zooplankton
species, in which rotifera contributed 45% (40 species). Zooplankton composition on
the Hau river was lower than that on its tributaries during study period. The mean of
zooplankton composition in Hau river was the highest at Thot Not and lowest at Ninh
Kieu. In the tributaries, species number was the highest at Bo Ot canal and lowest at
Cai Rang river. The Sorensen’s similarity index about zooplankton composition
between Hau river and its tritabutaries was 0,61. The average of Shannon-Weaver
diversity index of Hau river and its tritabutaries was 2,41±0,32 and 2,42±0,40,
respectively. Generally, zooplankton community was quite diversity in the research
areas and they supply natural food useful for larva of aquatic animal.
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu xác định tính đa dạng thành phần động
vật nổi để làm cơ sở cho việc đánh giá nguồn thức ăn tự nhiên tại khu vực nghiên
cứu. Nghiên cứu được thực hiện gồm 2 đợt thu mẫu (đợt 1 vào 12/2013 và đợt 2 vào
03/2014). Tổng cộng có 14 điểm thu bao gồm 5 điểm trên sông chính và 9 điểm trên
sông nhánh. Kết quả khảo sát đã tìm thấy 90 loài động vật nổi, trong đó ngành
rotifera có thành phần loài cao nhất với 40 loài (45%). Qua 2 đợt khảo sát, thành

phần loài thu được có sự khác biệt tương đối lớn trên tuyến sông chính (61 loài) và
sông nhánh (84 loài). Thành phần loài trung bình trên sông chính đạt cao nhất ở sông
Thốt Nốt (29±7,07 loài) và thấp nhất sông Ninh Kiều (25±6,36 loài). Ở sông nhánh,
số loài đạt cao nhất ở Bò Ót (34±2,12 loài) và thấp nhất ở sông Cái Răng (22±0,71
loài). Mật độ động vật nổi ở sông chính đạt cao nhất tại Thốt Nốt và thấp nhất ở sông
Bình Thủy. Mật độ động vật nổi trên sông nhánh ghi nhận được cao nhất ở NT sông
Hậu 1 và thấp nhất ở sông Cái Răng. Chỉ số tương đồng thành phần loài trên sông
chính và sông nhánh là 0,61. Chỉ số đa dạng H’ trung bình ghi nhận nhận được là
2,41±0,32 và 2,42±0,40 lần lượt cho sông chính và sông nhánh. Nhìn chung, quần
thể động vật nổi ở khu vực khảo sát thì khá đa dạng và là nguồn thức ăn tự nhiên rất
tốt cho động vật thủy sản giai đoạn ấu trùng.
1 GIỚI THIỆU
Thành phố Cần Thơ có Sông Hậu chảy qua với tổng chiều dài là 65 km, trong đó
đoạn qua Cần Thơ có chiều rộng khoảng 1,6 km. Sông Hậu đóng vai trò quan trọng
trong đời sống như cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng
2

thủy sản. Do nước thải các hoạt động này thải trực tiếp ra sông đã làm ảnh hưởng đến
chất lượng nước điều đó tác động lên đời sống của thủy sinh vật, trong đó có quần
thể động vật nổi. Động vật nổi có vai trò làm sinh vật chỉ thị, lọc sạch môi trường
nước còn là mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cho
ấu trùng của các loài tôm, cá, nhuyễn thể,….Trong đó động vật nổi đang được quan
tâm bởi những lợi ích từ chúng mang lại không chỉ cho khoa học, môi trường mà còn
trong nuôi trồng thủy sản. Động vật phiêu sinh là cơ sở khoa học để phân vùng sinh
thái, đánh giá tính đa dạng, tiềm năng sinh học (Nguyễn Dương Thạo, 2007). Ngoài
ra, động vật thủy sinh còn là sinh vật hữu ích để đánh giá chất lượng nước bởi vì
chúng là nguồn thức ăn cho những sinh vật trong môi trường có mức dinh dưỡng cao
hơn (Davies et al., 2008). Động vật nổi đã mang lại những lợi ích thiết thực và có ý
nghĩa cho ngành nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên nguồn lợi này vẫn chưa được quan
tâm nhiều, vì thế đề tài “Thành phần động vật nổi (Zooplankton) trên tuyến sông

Hậu thuộc thành phố Cần Thơ vào mùa khô” được thực hiện nhằm xác định tính đa
dạng thành phần loài động vật nổi trên sông chính và sông nhánh thuộc thành phố
Cần Thơ, để làm cơ sở đánh giá nguồn thức ăn tự nhiên tại khu vực nghiên cứu.
2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện trên tuyến sông Hậu thuộc thành phố Cần Thơ vào giai
đoạn mùa khô với 2 đợt thu mẫu (đợt 1 vào tháng 12/2013 và đợt 2 vào tháng
03/2014). Tổng cộng có 14 điểm thuộc Cần Thơ, 5 điểm trên sông chính và 9 điểm
trên sông nhánh được thể hiện qua hình 1. Mẫu động vật nổi được thu theo phương
pháp APHA et al. (1999). Định tính các giống loài động vật nổi theo tài liệu của
Shirota (1966), Đặng Ngọc Thanh và ctv. (1980). Định lượng được sử dụng theo
phương pháp Boyd and Tucker (1992). Ngoài ra nghiên cứu này còn sử dụng chỉ số
đa dạng sinh học Shannon-Wiener (1963) và chỉ số tương đồng Sorensen (1948), để
đánh giá tính đa dạng và sự tương đồng về thành phần loài động vật nổi giữa các khu
vực khảo sát. Các số liệu được xử lý sau mỗi đợt phân tích mẫu bằng phần Excel.
Hình 1: Bản đồ vị trí các địa điểm thu mẫu
3

Bảng 1: Các địa điểm thu mẫu ở khu vực Cần Thơ.
Sinh thái sông
Điểm thu mẫu
Đặc điểm thủy vực
Ghi
chú






Tuyến

sông
chính
Thốt Nốt


Sông rộng, nhiều tàu qua lại, nước chảy mạnh, có lục bình,
khu dân cư, ảnh hưởng nước thải sinh hoạt.
4
Ô Môn

Ảnh hưởng nước thải sinh hoạt, có nhiều cây cỏ thủy sinh (lục
bình)
8
Trà Nóc


Xung quanh có nhiều lục bình, chịu ảnh hưởng của nước thải
công nghiệp.
10
Bình Thủy


Gần khu dân cư sinh sống và nhiều rác thải sinh hoạt, xung
quanh nhiều lục bình,…
12
Ninh Kiều
Sông rộng, nhiều lục bình và tàu bè qua lại.
13















Sông
nhánh
Bò Ót
Nước chảy mạnh, nhiều cây cỏ thủy sinh (lục bình), nhiều dân
cư sinh sống.
1
Thắng Lợi 1

Nhiều cây cối xung quanh, ít dân cư sinh sống, nhận nước thải
từ các ao nuôi thủy sản.
2
Thắng Lợi 2


Xung quanh dân cư đông đúc, nhiều cây cối, chịu ảnh nuôi
trồng thủy sản.
3
Nhánh sông

Thốt Nốt
Nhiều tàu bè qua lại, xung quanh là khu dân cư, ảnh hưởng
nước thải sinh hoạt.
5
Nông Trường
sông Hậu 1

Xung quanh có nhiều cây cỏ thủy sinh (lau, sậy,…) ảnh
hưởng sản xuất nông nghiệp.
6
Nông Trường
sông Hậu 2

Đông dân cư, nhiều lục bình, nhận nước thải từ nội đồng chảy
ra.
7
Nhánh sông
Ô Môn

Nước chảy mạnh, có tàu bè qua lại, nhiều cây cỏ thủy sinh
(lục bình, sậy,…)
9
Nhánh sông
Trà Nóc
Nước có màu đục, nhiều lục bình, gần dân cư sinh sống
11
Cái Răng
Nhiều rác thải sinh hoạt, dân cư sinh sống 2 bên bờ sông đông
đúc,…
14

3 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN
3.1 Thành phần động vật nổi trên tuyến sông Hậu thuộc thành phố Cần Thơ
vào mùa khô
Kết quả nghiên cứu thành phần loài động vật nổi trên tuyến sông Hậu thuộc thành
phố Cần Thơ đã xác định được tổng cộng 90 loài bao gồm: nguyên sinh động vật
(Protozoa), luân trùng (Rotifera), giáp xác râu ngành (Cladocera), giáp xác chân mái
chèo (Copepoda) và nhóm động vật nổi ít gặp khác (ấu trùng 2 mảnh vỏ, ấu trùng
Polychatea, Ostracoda,…), trong đó Rotifera có số loài cao nhất 40 loài (45%), kế
đến là Copepoda 17 loài (19%) và các nhóm còn lại có số loài biến động 7-13 loài
(8-14%) (Hình 2).

4

Protozoa
13 loài, 14%
Rotifera
40 loài, 45%
Cladocera
13 loài, 14%
Copepoda
17 loài, 19%
Khác
7 loài, 8%






Hình 2: Cấu trúc thành phần loài động vật nổi trên tuyến sông Hậu thuộc thành

phố Cần Thơ
Ngành rotifera có thành phần loài phong phú hơn so với động vật nổi khác, kết quả
này phù hợp với sự phân bố của chúng trong môi trường nước ngọt. Theo Dorak
(2013) thì Rotifera là nhóm đa dạng nhất chiếm tỷ lệ 96,4%, Copepoda (2,7%) và
Cladocera (1%) ở nước ngọt trên sông Sakcaria ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, Rotifera
nhạy cảm hơn với sự thay đổi của môi trường hơn so với các nhóm động vật nổi khác
và là sinh vật chỉ thị để đánh giá chất lượng nước, (Theo Herzig, 1978). Các loài
động vật nổi thường gặp trong quá trình khảo sát: Centropyxis aculeata, Centropyxis
ecornis, Difflugia acuminate, Difflugia lebes (Protozoa), Filinia terminalis, Keratella
cochlearis, Polyarthra vulgaris (Rotifera), Bosmina coregoni, Moina macrocopa
(Cladocera), Mesocyclops Leuckarti, Eucyclops serrulatus (Copepoda), ấu trùng 2
mảnh vỏ, Ostracoda (khác).
3.2 Thành phần loài động vật nổi ở các đợt thu mẫu
Thành phần loài động vật nổi có sự khác biệt tương đối lớn giữa 2 đợt thu mẫu với
tổng số loài là 76 loài ở đợt 1 và 58 loài ở đợt 2. Ở đợt 1 có số loài cao hơn đợt 2, do
đợt 1 thu vào thời điểm giao mùa giữa mùa mưa và mùa khô, nên những loài động
vật nổi trong mùa mưa vẫn còn tồn tại làm cho thành phần loài đợt 1 phong phú hơn.
Ngành Rotifera có số loài cao nhất qua 2 đợt thu mẫu với số loài dao động 29-33
loài, các nhóm động vật nổi còn lại biến động 5-17 loài (Hình 3). Theo Sladecek
(1983) thì Rotifera là nhóm sinh vật được sử dụng làm sinh vật chỉ thị cho môi
trường nước có các mức dinh dưỡng khác nhau. Hầu hết các loài thuộc giống
Brachionus chỉ thị môi trường từ dinh dưỡng vừa đến rất giàu dinh dưỡng. Sự phong
phú của quần thể luân trùng ở khu vực thu mẫu là nguồn thức ăn tự nhiên cho ấu
trùng hai mảnh vỏ và động vật thủy sản.
5

0
10
20
30

40
50
60
70
80
Đợt 1 Đợt 2
Số loài
Protozoa Rotifera Cladocera Copepoda Khác Tổng









Hình 3: Thành phần loài động vật nổi qua từng đợt thu mẫu
Ngoài ra, Cladocera và Copepoda cũng là những sinh vật có giá trị dinh dưỡng cao,
là nguồn thức ăn tự nhiên rất tốt cho tôm, cá ở giai đoạn ấu trùng. Tuy nhiên thành
phần loài của chúng được tìm thấp hơn so với các giống loài thuộc ngành Rotifera.
Các giống loài động vật nổi thường xuất hiện như: Bosmina coregoni, Bosminopsis
deitersi, Moina macrocopa (Cladocera), Eucyclops serrulatus, Eucyclops macrurus,
Mesocyclops leuckarti (Copepoda).
3.3 Tuyến sông chính
3.3.1 Thành phần loài động vật nổi ở các điểm thu mẫu trên sông chính
Nhìn chung, thành phần loài động vật nổi phát hiện được tại các điểm thu mẫu trên
sông chính đều có đợt 2 cao hơn đợt 1. Trong đó số loài động vật nổi ở sông Ninh
Kiều có số lượng thấp hơn so với các điểm thu khác dao động 20- 29 loài, do sông
lớn phân tán chất thải nhanh nên ít hưởng bởi các nguồn nước thải. Ở những điểm

thu còn lại có số loài động vật nổi dao động từ 24-34 loài, cao nhất ở sông Thốt Nốt
với số loài đợt 1 (24 loài) và đợt 2 (34 loài), điểm thu ở sông Trà Nóc có số loài (22
loài) ở đợt 1 và (33 loài) ở đợt 2, do các điểm thu này chịu ảnh hưởng của nước thải
sinh hoạt và công nghiệp làm gia tăng hàm lượng dinh dưỡng trong nước tạo điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển quần thể động vật nổi, điều này thể hiện thông qua
một số yếu tố môi trường như hàm lượng TN (0,94±0,41mg/L) ở đợt 1 và đợt 2
(1,27±0,33 mg/L) đạt khá cao (tham khảo số liệu cùng đề tài nghiên cứu). Mặc dù
thành phần loài giữa 2 đợt thu mẫu có sự khác nhau về sự tăng giảm của số loài ở 2
đợt thu, nhìn chung thì ngành Rotifera luôn chiếm số loài cao dao động từ 9-17 loài,
ngoài ra chúng còn là nguồn thức ăn tốt cho động vật thủy sản ở giai đoạn ấu trùng.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, sử dụng luân trùng nước ngọt Brachionus
angularis ương cá bống tượng giai đoạn bột lên hương cho tỉ lệ sống trên 30%, cao
hơn so với sử dụng thức ăn truyền thống (bột đậu nành và lòng đỏ trứng) (Vũ Ngọc
Út và Dương Thị Hoàng Oanh, 2012).
6

0
5
10
15
20
25
30
35
40
1 2 1 2 1 2 1 2 1 2
Thốt Nốt Ô Môn Bình Thủy Trà Nóc Ninh Kiều
Sinh hoạt Công nghiệp Ít ảnh hưởng
Số loài
Protozoa Rotifera Cladocera Copepoda Khác


Hình 4: Biến động thành phần loài động vật nổi tại các điểm thu trên sông chính
qua 2 đợt thu mẫu
3.3.2 Mật độ động vật nổi trên sông chính ở các điểm thu mẫu
Mật độ động nổi trên sông chính qua 2 đợt thu có sự chênh lệch giữa các điểm thu
dao động từ (2.850-65.925 ct/m
3
). Mật độ động vật nổi thấp nhất ở sông Trà Nóc
(2.850 ct/m
3
), kế đến là sông Ô Môn (3.360 ct/m
3
) trong đợt 1. Trong đợt thu mẫu
thứ 2 thì mật độ động vật nổi ở các điểm tương đối cao, với mật độ cao nhất ở sông
Thốt Nốt (65.925 ct/m
3
) và thấp ở sông Bình Thủy (25.811 ct/m
3
) (Hình 5). Qua kết
quả cho thấy đợt 1 mật độ động vật nổi thấp do môi trường nước ở đợt 1 có hàm
lượng dinh dưỡng thấp, còn đợt 2 môi trường nước có hàm lượng dinh dưỡng tăng
lên tạo điều kiện thuận lợi cho quần thể động vật nổi gia tăng về thành phần loài và
mật độ, điều này thể hiện qua các yếu tố môi trường như: PO
4
3-
ở đợt 1 (0,02±0,01
mg/L) và (0,19±0,11 mg/L) đợt 2, TP (0,02±0,06 mg/L) đợt 1 (1,41±0,3 mg/L) đợt 2
(tham khảo số liệu cùng đề tài nghiên cứu). Theo Ganno and Stemberger (1978) và
Sladecek (1983) đều nhận định Rotifera là nhóm sinh vật được sử dụng làm chỉ thị
cho môi trường có mức độ dinh dưỡng khác nhau (trích dẫn bởi Đỗ Văn A Khắc,

2013). Ở đợt 2 rotifera và nhóm động vật nổi khác mà chủ yếu là ấu trùng hai mảnh
vỏ chiếm mật độ cao so với Cladocera, Copepoda và Protozoa. Trong đợt thu mẫu
thứ 2 thì loài Keratella cochlearis có mật độ cao hầu hết ở các điểm thu với mật độ
dao động (449-13.275 ct/m
3
), trong đó mật độ cao nhất ở sông Thốt Nốt (13.275
ct/m
3
). Ngoài ra, ấu trùng hai mảnh vỏ cũng có mật độ cao ở sông Thốt Nốt
(25.650ct/m
3
), điều này cho thấy hàm lượng dinh dưỡng cao thể hiện qua TN ở đợt 2
là 1,64 mg/L cùng với thời điểm vào mùa sinh sản nên thấy mật độ ấu trùng hai
mảnh vỏ cao. Kết quả này tương tự với nghiên cứu Lê Thị Anh Thư (2011) về mật
độ ấu trùng hai mảnh vỏ biến động qua các đợt thu mẫu, thấy mật độ cao nhất vào
tháng 4 với (3,210±856 ct/m
3
), kế đến tháng 2 cũng chiếm mật độ khá cao
7

0
10,000
20,000
30,000
40,000
50,000
60,000
70,000
1 2 1 2 1 2 1 2 1 2
Thốt Nốt Ô Môn Bình Thủy Trà Nóc Ninh Kiều

Sinh hoạt Công nghiệp Ít ảnh hưởng
Cá thể/m3
Protozoa Rotifera Cladocera Copepoda Nauplius Khác
(3,024±990 ct/m
3
), vào tháng 3 chiếm mật cũng tương đối (2,852±2,376 ct/m
3
),
tháng có mật độ thấp nhất là tháng 1 với (883±577ct/m
3
).












Hình 5: Biến động mật độ động vật nổi tại các điểm thu trên sông chính qua 2
đợt thu mẫu
3.4 Sông nhánh
3.4.1 Thành phần loài động vật nổi trên sông nhánh ở các điểm thu mẫu
Qua 2 đợt khảo sát thành phần loài động vật nổi tại các điểm thu mẫu trên sông
nhánh không có chênh lệch lớn. Hầu hết các điểm thu trên sông nhánh có thành phần
loài ở đợt 2 cao hơn đợt 1, ngoại trừ điểm Ns Trà Nóc và kênh Thắng Lợi có số loài

đợt 1 cao hơn đợt 2 (Hình 6). Thành phần loài động vật nổi tại các điểm thu trên sông
nhánh dao động từ 21-35 loài, trong đó cao nhất ở sông Bò Ót (35 loài), kế đến
Thắng Lợi 1 (34 loài), Thắng Lợi 2 (33 loài), NT sông Hậu 1 (32 loài) do các điểm
này chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp và
nước thải sinh hoạt nên tạo điều kiện cho các loài động vật nổi phát triển ở các điểm
thu này có số loài cao hơn các điểm còn lại. Ngoài ra, kênh là thủy vực nhỏ hẹp hơn
sông, chịu ảnh hưởng của nguồn nước sông đổ vào, môi trường dễ biến động, động
vật nổi khá đa dạng (Đặng Ngọc Thanh và ctv., 2002); thấp nhất là sông Cái Răng
với 21 loài, do thủy vực này có dòng chảy mạnh, nhiều tàu thuyền qua lại làm ảnh
hưởng đến sự phân bố các loài động vật nổi nên thành phần loài động vật nổi kém đa
dạng ở điểm thu này.



8

0
5
10
15
20
25
30
35
40
1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2
Sông Bò
Ót
Thắng Lợi
1

Thắng Lợi
2
Ns Thốt
Nốt
Ns Ô Môn Ns Trà
Nóc
Sông Cái
Răng
NT sông
Hậu 1
NT sông
Hậu 2
Nuôi trồng thủy sản Sinh hoạt Sản xuất nông nghiệp
Số loài
Protozoa Rotifera Cladocera Copepoda Khác












Hình 6: Biến động thành phần loài động vật nổi ảnh hƣởng bởi các nguồn nƣớc
thải trên sông nhánh qua 2 đợt thu mẫu
Nhìn chung, qua 2 đợt khảo sát về thành phần loài động vật nổi trên sông nhánh thì

Rotifera luôn chiếm số loài cao nhất, trong đó có một số loài thường xuất hiện như:
Brachionus calyciflorus, Brachionus falcatus, Filinia terminalis, Keratella
cochlearis, Keratella valga, Lecane luna, Polyarthra vulgaris,…. Đây là các loài
động vật nổi thường phân bố trong các thủy vực giàu chất hữu cơ, nước cống rãnh,
các ao có nước bẩn, các thủy vực nhiễm bẩn thải sinh hoạt (Đặng Ngọc Thanh,
1976).
3.4.1 Mật độ động vật nổi trên sông nhánh ở các điểm thu mẫu
Mật độ động vật nổi giữa các điểm khảo sát trên sông nhánh qua 2 đợt có sự chênh
lệch lớn (3.060-203.167ct/m
3
) . Nhìn chung, ngành Rotifera và ấu trùng 2 mảnh vỏ
chiếm mật độ cao hầu hết ở các điểm thu trên sông nhánh, riêng ở NT sông Hậu
ngoài nhóm Rotifera thì Nauplius cũng chiếm mật độ cao. Mật độ động vật nổi tại
các điểm thu có mật độ cao nhất là NT sông Hậu 1 (203.167ct/m
3
), kế đến là NT
sông Hậu 2 với mật độ (51.891 ct/m
3
), Thắng Lợi 2 (42.175 ct/m
3
) và thấp nhất Ns
Ô Môn (3.060 ct/m
3
). Do NT sông Hậu nằm trong khu vực sản xuất nông nghiệp
chịu ảnh hưởng của dư lượng phân bón từ đồng ruộng chảy ra gây ô nhiễm nguồn
nước nên hàm lượng dinh dưỡng cao thể hiện qua 2 đợt TP (0,20±0,11mg/L đợt 1 và
1,25±0,05 mg/L đợt 2) và TN (1,11±0,04 mg/L đợt 1 và 1,77±0,24 mg/L đợt 2)
(tham khảo số liệu cùng đề tài nghiên cứu), tạo điều kiện thuận lợi cho những loài
động vật nổi ở đây rất phát triển như loài Filinia termialis và Nauplius có mật độ rất
cao và chiếm ưu thế. Ở NT sông Hậu 1 trong 2 đợt thu mật độ Nauplius (9.025-

111.646 ct/m
3
) và Filinia termialis (594-9.104 ct/m
3
), NT sông Hậu 2 Nauplius
(16.250-33.717 ct/m
3
) và Filinia termialis (1.000-1.674 ct/m
3
). Ở đợt 2 mật độ ấu
9

0
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2
Sông Bò Ót Thắng Lợi
1
Thắng Lợi
2
Ns Thốt
Nốt
Ns Ô Môn Ns Trà Nóc Sông Cái
Răng
NT sông
Hậu 1
NT sông

Hậu 2
Nuôi trồng thủy sản Sinh hoạt Sản xuất nông nghiệp
Cá thể/m3
Protozoa Rotifera Cladocera Copepoda Nauplius Khác
trùng hai mảnh vỏ khá cao ở các điểm sông Bò Ót, Thắng Lợi 1, Thắng Lợi 2, Ns Ô
Môn và Ns Trà Nóc dao động từ 9,231-17,150 ct/m
3
do vào mùa sinh sản ấu trùng
hai mảnh vỏ.















Hình 7: Biến động mật độ động vật nổi tại các điểm thu trên sông nhánh qua 2
đợt thu mẫu
3.5 Thành phần loài và mật độ động vật nổi trên sông chính và sông nhánh
Thành phần loài động vật nổi ở sông chính (27±4,57) thấp hơn sông nhánh
(29±4,24). Trong đó, Rotifera có số thành phần loài cao nhất ở cả 2 khu vực khảo sát
dao động 13±3,24-14±3,04 loài; Protozoa, Cladocera, Copepoda và nhóm động vật

nổi khác có số loài thấp hơn dao động 2±1,3-5±1,56 loài (Hình 8a). Các điểm thu
trên sông nhánh chịu ảnh hưởng bởi các nguồn nước thải từ nuôi trồng thủy sản, sản
xuất nông nghiệp, sinh hoạt điều này đã làm gia tăng dinh dưỡng ở những điểm thu
mẫu. Các loài động vật nổi thường gặp: Centropyxis aculeata, Centropyxis ecornis,
Difflugia acuminata (Protozoa), Brachionus falcatus, Filinia terminalis, Keratella
cochlearis (Rotifera), ấu trùng 2 mảnh vỏ, Ostracoda (Khác).




10

0
5
10
15
20
25
30
35
Sông chính Sông nhánh
Số loài
Protozoa Rotifera Cladocera Copepoda Khác
0
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
30,000

35,000
40,000
Sông chính Sông nhánh
Cá thể/m3
Protozoa Rotifera Cladocera Copepoda Nauplius Khác








(a) (b)
Hình 8: Thành phần loài (a) và mật độ (b) động vật nổi trên sông chính và sông
nhánh qua các đợt thu mẫu
Mật độ động vật nổi ở sông chính (21.384±20.504,34ct/m
3
) thấp hơn sông nhánh
(34.432±43.853,36), do sông chính là những thủy vực rộng có độ sâu lớn và dòng
chảy mạnh nên phân tán chất thải nhanh nên ít ảnh hưởng các nguồn nước thải còn ở
sông nhánh các thủy vực tương đối nhỏ hẹp, môi trường ở nơi đây dễ bị biến động
khi chịu ảnh hưởng nước sông chảy vào và nước thải. Vì vậy, mật độ động nổi ở
sông nhánh cao hơn sông chính.
Trong 2 đợt khảo sát đã tìm thấy 44 loài động vật nổi xuất hiện cả sông chính và
sông nhánh. Chỉ số tương đồng về thành phần loài trên sông chính và sông nhánh có
số giống nhau với 44 loài, chỉ số tương đồng Sorensen là 0,61. Dựa theo nghiên cứu
Phạm Anh Đức (2004) khi chỉ số S nằm trong khoảng 0,5-0,7 thì thành phần loài
động vật nổi ở mức tương đồng, như vậy với kết quả nghiên cứu này S=0,61 thì
thành phần loài động vật nổi có sự tương đồng giữa sông chính và sông nhánh.

3.6 Chỉ số đa dạng sinh học trên sông chính và sông nhánh
Chỉ số đa dạng sinh học ở 2 đợt thu trên sông chính cho thấy biến động thành phần
loài giữa các điểm thu trên sông chính tương đối đồng đều, trong đó điểm thu ở Trà
Nóc, Thốt Nốt và Ô Môn tính đa dạng thành phần loài động vật nổi tương tự nhau có
chỉ số H’= 2,8 và chỉ số đa dạng thấp ở điểm thu Ninh Kiều (H’=1,8). Qua (Hình 9)
cho thấy chỉ số đa dạng động vật nổi có sự biến động qua 2 đợt thu, nhìn chung chỉ
số H’ đạt cao ở đợt 2. Từ kết quả đó cho thấy chỉ số đa dạng trên sông chính dao
động (1,8-2,8) thể hiện môi trường bị ô nhiễm nhẹ, dựa theo phân mức chất lượng
nước (Nguyễn Dương Thạo và ctv., 2007). Ở sông nhánh chỉ số đa dạng (1,7 -3,0) ở
điểm Thắng Lợi 1 chỉ số H’ cao nhất 3,0 điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả
phân tích thành phần loài Thắng Lợi 1 với (30 loài), riêng ở 2 điểm thu ở NT sông
Hậu chịu ảnh hưởng nước thải nông nghiệp chỉ số H’ thấp 1,7. Mặc dù kênh NT sông
Hậu có số loài và mật độ cao trong 2 đợt thu nhưng do loài Filinia terminalis và
Nauplius chiếm ưu thế nên kiềm hãm sự phát triển các loài khác. Do chịu ảnh hưởng

11
-
0.50
1.00
1.50
2.00
2.50
3.00
3.50
Thốt
Nốt
Ô
Môn
Bình
Thủy

Trà
Nóc
Ninh
Kiều

Ót
Thắng
Lợi 1
Thắng
Lợi 2
Ns
Thốt
Nốt
Ns Ô
Môn
Ns
Trà
Nóc
Cái
Răng
NT
sông
Hậu 1
NT
sông
Hậu 2
Sinh hoạt Công
nghiệp
Ít ảnh
hưởng

Nuôi trồng thủy
sản
Sinh hoạt Sản xuất
nông
Sông chính Sông nhánh
H'
Đợt 1 Đợt 2
trực tiếp nước thải nông nghiệp nên vật chất hữu cơ cao làm cho chỉ số đa dạng ở đây
thấp. Kết quả chỉ số H’ trên sông nhánh môi trường đều bị ô nhiễm ở mức độ khác
nhau tùy theo từng điểm thu mẫu.










Hình 9: Chỉ số đa dạng sinh học trên sông chính và sông nhánh ảnh hƣởng bởi
các nguồn nƣớc thải
4. KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
- Kết quả khảo sát trên tuyến sông Hậu thuộc thành phố Cần Thơ vào mùa khô tìm
thấy 90 loài đông vật nổi, trong đó ngành rotifera luôn có số loài phong phú chiếm
40 loài (45%). Thành phần loài thu được qua 2 đợt khảo sát trên tuyến sông chính 61
loài và sông nhánh 84 loài.
- Trên sông chính thành phần loài động vật không có sự khác biệt lớn giữa các điểm
thu mẫu. Mật độ động vật nổi cao nhất sông Thốt Nốt, thấp ở sông Bình Thủy.

- Sông nhánh thành phần loài động vật cũng không có sự khác biệt lớn giữa các điểm
thu mẫu. Mật độ động vật nổi đạt cao nhất ở NT sông Hậu 1 và thấp nhất ở sông Cái
Răng.
- Thành phần loài ở khu vực khảo sát khá đa dạng và mật độ động vật nổi cũng khá
cao ở các thủy vực thu mẫu, cho thấy nguồn thức ăn tự nhiên rất phong phú tạo điều
kiện thuận lợi động vật thủy sản phát triển.
- Chỉ số đa dạng trên sông chính (1,8-2,8) và sông nhánh (1,7-3,0) kết quả này chỉ thị
môi trường bị ô nhiễm. Chỉ số tương đồng trên sông chính và sông nhánh về thành
phần loài là 0,61.
- Nhìn chung, quần thể động vật nổi ở khu vực khảo sát thì khá đa dạng và là nguồn
thức ăn tự nhiên rất tốt cho động vật thủy sản giai đoạn ấu trùng.


12
4.2 Đề xuất
Tiếp tục nghiên cứu khảo sát thành phần loài và mật độ động vật nổi vào mùa tiếp
theo. Từ đó đánh giá chính xác nguồn thức ăn tự nhiên trong khu vực nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. APHA, AWWA, WEF. 1999. Standard moethods for the examination of water and
wastewater, 19
th
edition. American Public Health Association 1015Fifteenth Street, NW
Washington, DC 20005.
2. Boyd C.E and Carig S. Tucker, 1992. Water Quality and Pond Soil Analyses for
Aquaculture. Aubrun University, Albama 36849, p:139-148.
3. Davies, O.A., Tawari, C.C., Abowei, J.F.N., 2008. Zooplankton of Elechi Creek, Niger
Delta Nigeria. Journal of Environment and Ecology 26, 2441-2346.
4. Dorak. Zeynep., 2013. Zooplakton abundance in the lower Sukarya River Basin (Turkey):
Impact of environmental variables. Vol.19, No.1:1-22.
5. Đặng Ngọc Thanh, 1976. Thủy sinh học đại cương, Nhà xuất bản Đại học và Trung học

chuyên nghiệp.
6. Đặng Ngọc Thanh, Trần Thái Bái và Phạm Văn Miên (1980). Định loại động vật không
xương sống nước ngọt bắc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 572
trang.
7. Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, Dương Đức Tiến, Mai Đình Yên, 2002. Thủy sinh học
các thủy vực nước ngọt nội địa Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Hà Nội, 399
trang.
8. Herzig, A. (1987) The analysis of planktonic rotifer. Population: a plea for long-term
investigations. Hydrobiologia 147:163-180.
9. Đỗ Văn A Khắc, 2013. Khảo sát thành phần loài động vật nổi (Zooplankton) trên tuyến
sông Hậu thuộc tỉnh An Giang và Cần Thơ (LVTN).
10. Lê Thị Anh Thư, 2012. Khảo sát thành phần động vật nổi (Zooplankton) khu vực Cồn
Phú Đa ở chợ Lách, tỉnh Bến Tre (LVTN).
11. Nguyễn Dương Thạo, 2007. Động vật phù du và nguồn lợi cá nổi vùng biển khơi biển
Đông Nam Bộ Việt Nam. Tạp chí Thủy sản 6/2007: 32-34.
12. Shannon C.E., Wiener, 1963, The mathematical theory of communications, Univ.
Illinois, Urbana, 117pp.
13. Sládeček V. (1983) Rotifers as indicators of water quality. Hydrobiologia. 100: 169-201.
14. Shirota, A., 1966. The plankton south Viet Nam. Pacultyl Science, Saigon University and
The Oceanographic Institute of Nha Trang. 416 pp.
15. Trần Thị Hồng, 2012. Khảo sát quần thể động vật nổi (Zooplankton) dọc tuyến sông Hậu
thuộc tỉnh An Giang và Cần Thơ (LVTN).
16.Vũ Ngọc Út và Dương Thị Hoàng Oanh, 2012. Giáo trình thực vật và động vật thủy sinh,
Trường Đại học Cần Thơ.


×