Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

xác định mức độ ảnh hưởng của thuốc trừ sâu fenobucarb đối với tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.56 MB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN







LÊ MINH MẪN











XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ
SÂU Fenobucarb ĐỐI VỚI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
(Litopenaeus vannamei)





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN









2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN






LÊ MINH MẪN








XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ
SÂU Fenobucarb ĐỐI VỚI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
(Litopenaeus vannamei)






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN








CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs. Ts. ĐẶNG THỊ HOÀNG OANH



2013

1
XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ SÂU Fenobucarb
ĐỐI VỚI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei)
Lê Minh Mẫn và Đặng Thị Hoàng Oanh*
Bộ môn Bệnh học Thủy sản, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ
* Email:
ABSTRACT
This study was conducted to determine the impact of substance Fenobucarb through
LC
50

values and chronic toxicity effects on tissue structure for white shrimp (Litopenaeus
vannamei) in P12 phase and 70 day-old shrimp. The results obtained when surveying
preliminary experiments lethal concentration of 50% over the last 96 hours of Fenobucarb
with 7 concentration to shows mortality appear in formula 2 at concentration of 0.00016 and
the death rate the same in formula 3 and 4. However formula 5 mortality rate of 94.54% and
the dead in formula 6. With the preliminary results, we conducted a selection experiment
concentration range for ranged assert 0.016 to 0,16. In experiments confirmed that the
concentration range over processed data showing the concentration of active ingredients
Fenobucarb is 0.0526 mg / l to 50% of the shrimp lethality experiments. However, in chronic
experiments periodically sampled shrimp 10 day / time to assess the impact structure model
shows active Fenobucarb Carbamate group at all formulation treatments are not affecting
shrimp during when experiments were analyzed by histological methods.
Keywords: Litopenaeus vannamei, Fenobucarb, Histopathological.
Title: Indentify the influence of Fenobucarb pesticide on vannamei.
TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của hoạt chất Fenobucarb
thông qua trị số LC
50
và độ độc mãn tính ảnh hưởng lên cấu trúc mô đối với tôm thẻ chân
trắng (Litopenaeus vannamei) ở giai đoạn P12 và mãn tính tới tôm 70 ngày tuổi. Kết quả thu
được khi khảo sát thí nghiệm sơ bộ nồng độ gây chết 50% qua 96h của hóa chất Fenobucarb
qua 7 nồng độ cho thấy tôm chết xuất hiện ở công thức 2 với nồng độ 0,00016 và có tỉ lệ
chết như nhau ở công thức 3 và 4. Tuy nhiên công thức 5 tôm chết với tỉ lệ 94,54% và chết
hết ở công thức 6. Với kết quả sợ bộ, chúng tôi tiến hành lựa chọn khoảng nồng độ cho thí
nghiệm khẳng định dao động trong khoảng 0,016 – 0,16. Ở thí nghiệm khẳng định, với dãy
nồng độ qua xử lí số liệu cho thấy với nồng độ hoạt chất Fenobucarb là 0,0526 mg/l sẽ gây
chết 50% số tôm thí nghiệm. Còn ở thí nghiệm mãn tính định kì thu mẫu tôm 10 ngày/lần
đánh giá ảnh hưởng cấu trúc mô cho thấy hoạt chất Fenobucarb thuộc nhóm Carbamate ở tất
cả các nghiệm thức có công thức thuốc đều ảnh hưởng không đáng kể đến tôm trong suốt
quá trình thí nghiệm khi được phân tích bằng phương pháp mô học.

Từ khóa: Tôm thẻ chân trắng, Litopenaeus vannamei, Fenobucarb, mô bệnh học.
I. GIỚI THIỆU
Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei, 1931) có nguồn gốc từ các nước ven bờ
Tây Thái Bình Dương, Nam Trung Mỹ. Trên thế giới tôm thẻ chân trắng được nuôi nhiều ở
các nước Nam Mỹ, Nam Trung Mỹ. Ở Châu Á không có tôm chân trắng phân bố tự nhiên,
song từ những thập niên 80, 90 đối tượng này đã được du nhập nuôi thực nghiệm thành công
2
và đến nay nhiều nước như Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan và cả Việt Nam đã
phát triển mạnh loại tôm này. Đến nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về việc sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp. Thuốc bảo vệ thực vật do người nuôi dùng
để diệt giáp xác và tồn dư từ những vùng sản xuất nông nghiệp theo nguồn nước vào vuông
tôm có thể bức tử con tôm. Hóa chất sử dụng trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy
sản không đúng cách có thể tồn lưu trong môi trường, đặt biệt là trong nguồn nước làm đe
dọa đến sự bền vững và an toàn ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm nói
riêng. Fenobucarb là hoạt chất thuốc trừ sâu nhóm Carbamate hiện đang được sử dụng rộng
rãi cho ruộng lúa. Hoạt chất Fenobucarb có trong nhiều sản phẩm thương mại khác nhau.
Mức độ gây độc cảu hoạt chất này lên các đối tượng thủy sản, đặt biệt là tôm sú và thẻ chân
trắng vẫn còn nhiều vấn đề nghiên cứu. Vì vậy đề tài “Xác định mức độ ảnh hưởng của thuốc
trừ sâu Fenobucarb đối với tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)” được thực hiện.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Vật liệu nghiên cứu
Các dụng cụ thí nghiệm: bể composite, đá bọt, sục khí, keo nhựa, ống
đong v.v…Tôm thí nghiệm là tôm thẻ chân trắng giai đoạn tôm post (Post larvae) P12. Hóa
chất Fenobucarb dạng kỹ thuật (Technical grade) pha chế dung dịch chuẩn sau đó pha ra
nồng độ thuốc cần thí nghiệm.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Tôm và điều kiện thí nghiệm
Tôm chuyển về được đưa vào sốc Formalyne ở nồng độ 100ppm trong 30 phút để
loại tôm yếu (khoảng 25 – 30% tôm yếu bị loại), sau đó được thuần trong bể 0,5m
3

trong 3 –
5 ngày. Sau đó chuyển sang bể khác và được pha loãng với nước ngọt 1:3 (đối với nước ót
có độ mặn 60‰) để đạt được độ mặn 20‰ (đo bằng khúc xạ kế). Nhiệt độ biến đổi theo
nhiệt độ phòng. Đối với thí nghiệm sơ bộ và khẳng định được tiến hành theo phương pháp
nước tĩnh (APHA, 2001) chấp nhận nồng độ hóa chất tồn tại thực tế trong khoảng thời gian
thí nghiệm là 96h mà không cần kiểm tra hay bổ sung thêm hóa chất do mất đi trong quá
trình thí nghiệm.
2.2.2 Phương pháp xử lí hóa chất
Hóa chất Fenobucarb được sử dụng ở dạng thuốc kỹ thuật có độ tinh khiết tối thiểu
90% để giảm thiểu và kiểm soát được tác động phụ của các dung môi và chất phụ gia. Pha
hoạt chất vào dung môi phù hợp, ít ảnh hưởng đến tôm DMF, xylen, saliman theo tỉ lệ sau:
hóa chất Fenobucarb:DMF:Xylen:Saliman = 1:1:3:2, sau đó rung bằng máy siêu âm (3 – 5
phút) để tạo dung dịch đồng nhất. Tổng lượng dung môi và chất mang vào phải được hạn chế
ở mức tối thiểu để đảm bảo khi pha vào bể không vượt quá nồng độ 0,1 ml/l (tức 0.1‰). Sau
khi hòa tan thuốc trong dung môi, hóa chất được pha vào keo nhựa 5L ở các nồng độ thí
nghiệm.
2.2.3 Phương pháp lựa chọn hóa chất, nồng độ và bố trí thí nghiệm
3
a. Thí nghiệm sơ bộ: Thí nghiệm khảo sát sơ bộ hóa chất Fenobucarb được thử nghiệm ở 7
nồng độ có khoảng phân bố (cách nhau 10 lần). Nồng độ tham chiếu (nồng độ trung bình) là
trị số LC đã được xác định cho một số động vật thủy sinh phổ biến như cá chép, cá rô, cá
lóc…v.v, hoặc kết quả nghiên cứu về độc tính trên tôm được công bố rộng rãi. Nồng độ khảo
sát của từng hóa chất gồm nồng độ trung bình; 3 nồng độ thấp hơn và 3 nồng độ cao hơn
nồng độ trung bình 10, 100, 1000 lần. Với 1 nồng độ đối chứng (không sử dụng hóa chất).
Mỗi nồng độ được lặp lại 3 lần.
Bảng 1. Nồng độ hóa chất Fenobucarb thí nghiệm sơ bộ
Công thức Hoạt chất
Nồng độ TN (mg/lit)
CT1 Fenobucarb


0,000016

CT2 Fenobucarb

0,00016

CT3 Fenobucarb

0,0016

CT4 Fenobucarb

0,016
CT5 Fenobucarb

0,16

CT6 Fenobucarb

1,6
CT7 Fenobucarb

16
CT8
Đối chứng (không xử lý hóa
chất)


b. Thí nghiệm khẳng định: được tiến hành tiếp theo thí nghiệm sơ bộ để xác định nồng độ
gây chết trên và dưới 50% số cá thể tôm thí nghiệm và các nồng độ lân cận, từ đó có thể xây

dựng được đường cong biểu diễn mối quan hiện giữa nồng độ hóa chất thí nghiệm với tỉ lệ
tôm chết.
Trong thí nghiệm khẳng định, có 7 nồng độ thuốc thí nghiệm được lựa chọn là dãy
nồng độ bằng 10%, 20%, 40%, 80%, 160%, 320%, 640% nồng độ gây chết 50% đã được xác
định tại thí nghiệm khảo sát sơ bộ. Mỗi nồng độ được lặp lại 3 lần.
Bảng 2. Nồng độ hóa chất Fenobucarb thí nghiệm khẳng định
Công thức Hoạt chất
Nồng độ TN (mg/lit)
CT1
Fenobucarb

10% của nồng độ gây chết 50% ở
thí nghiệm sơ bộ (N2)
CT2 Fenobucarb

2 x N2
CT3 Fenobucarb

4 x N2
4
CT4 Fenobucarb

8 x N2
CT5 Fenobucarb

16 x N2
CT6 Fenobucarb

32 x N2


CT7 Fenobucarb

64 x N2

CT8 Đối chứng (không xử
lý HC)


Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá theo dõi ở 2 thí nghiệm sơ bộ và khẳng định
Đo DO, nhiệt độ, độ mặn, PH trong bể trước thí nghiệm (tức trước xử lý hóa chất) và
sau thời gian thí nghiệm 24, 48, 72 và 96 giờ.
Đếm số tôm chết và tính tỷ lệ tôm chết ở các công thức sau xử lý hóa chất 3, 6, 12,
24, 48, 72 và 96 giờ. Nhặt bỏ các tôm bị chết ra khỏi bể sau đó cộng dồn số tôm chết cho các
lần điều tra sau. Ngày cho ăn 3 lần lúc 8h, 12h và 18h(thức ăn P.monodon của Nhật Bản).
Xác định giá trị LC
50
đối với tôm thẻ chân trắng. Việc xác định trị số chỉ tiến hành
khi xảy ra sự sai khác có ý nghĩa về tỷ lệ tôm chết ở các công thức thí nghiệm (xử lý hóa
chất) so với công thức đối chứng ở độ tin cậy 95%.


Tính tỉ lệ tôm chết theo công thức Abbott và tính giá trị LC
50
theo chương trình
POLO (LeOra Software, Berkeley, USA) như sau:

a - b
Hiệu quả % =
100-b
Trong đó a: Tỷ lệ tôm chết ở công thức thí nghiệm; b: Tỷ lệ tôm chết ở công thức đối chứng

c. Thí nghiệm mãn tính: Xác định dấu hiệu bệnh lý và độ độc mãn tính của hóa chất
Fenobucarb (thời gian xuất hiện bệnh lý, thời gian tiềm ẩn bệnh, khả năng và thời gian gây
chết v.v ) đối với tôm thẻ chân trắng lên cấu trúc mô. Thí nghiệm được tiến hành với 3 lần
lặp lại. Toàn bộ phương pháp bố trí thí nghiệm như kích thước keo, tạo môi trường nước,
tôm thí nghiệm v.v tương tự thí nghiệm xác định LC
50
. Các hóa chất được lây nhiễm nhân
tạo ở 5 nồng độ bằng 10%, 20%, 40%, 80% nồng độ gây chết 50% số cá thể và công thức
đối chứng không sử dụng hóa chất để xác định nồng độ bắt đầu gây triệu chứng, mức độ gây
độc cho tôm. Nồng độ thuốc được bổ sung để duy trì ổn định liên tục trong suốt quá trình
nuôi. Thay nước định kỳ 3 ngày/1 lần, mỗi ngày thay 20% mực nước trong bể. Khi thay
nước bổ sung lượng hóa chất để đạt nồng độ ban đầu.
Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi, đánh giá
Đo số liệu môi trường (pH, độ mặn, nhiệt độ nước) 24h/lần. Số cá thể tôm bị nhiễm
triệu chứng gan, tụy (giải phẩu mô bệnh, quan sát và chụp ảnh), quan sát định kỳ 10 ngày/lần
cho đến khi xuất hiện triệu chứng ổn định (khoảng 70 ngày). Mỗi keo nhựa quan sát ngẫu
5
nhiên 3 cá thể, mỗi nồng độ với 3 lần nhắc lại, 1 nồng độ sẽ giải phẫu mô bệnh 9 cá thể tôm.
Ghi nhận số cá thể bị chết và tỷ lệ chết tại các thời điểm điều tra.
Đánh giá độ độc của hóa chất
Nồng độ hoá chất không gây hiệu ứng độc cấp tính cho tôm: là nồng độ thấp hơn ngưỡng bắt
đầu gây chết cho tôm của hoá chất nghiên cứu. Phương pháp xác định dựa vào đường cong
xác định trị số LC
50.
Nồng độ không gây hiệu ứng độc mãn tính: là nồng độ thấp hơn nồng độ
gây độc mãn tính. Nồng độ không gây bất cứ hiệu ứng nào: là nồng độ thấp hơn ngưỡng gây
độc cấp tính và mãn tính. Đánh giá dựa trên phương pháp mô bệnh học theo Lightner (1996).
2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê bằng phần mềm Excel và BioStat.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Kết quả thí nghiệm sơ bộ
Từ kết quả thí nghiệm sơ bộ trên tôm thẻ chân trắng (Bảng 3) cho thấy hiện tượng
tôm chết xuất hiện từ CT2 với nồng độ hoạt chất Fenobucarb là 0,00016 và có tỷ lệ chết như
nhau ở các công thức CT2, CT3, CT4. Tuy nhiên, ngay ở CT5 tôm chết tới 94,54% và chết
hoàn toàn ở CT6. Với kết quả thí nghiệm sơ bộ đó, chúng tôi tiến hành lựa chọn khoảng
nồng độ cho thí nghiệm khẳng định dao động trong khoảng 0,016 – 0,16 tương ứng với 7
công thức thí nghiệm để tìm gía trị LC
50
.
Bảng 3. Tỷ lệ tôm thẻ chân trắng P12 chết trong thời gian thí nghiệm
Tỷ lệ chết (%)
Công thức
Nồng độ
(mg/l)
3h 6h 12h 24h 48h 72h 96h
CT1 0,000016

0 0 0 0 0 0 0
CT2 0,00016

0 0 0 0 0 2,22 3,33
CT3 0,0016

0 1,11 1,11 1,11 2,22 3,33 3,33
CT4 0,016
0 0 0 1,11 2,22 3,33 3,33
CT5 0,16

0 0 0 0 81,11 88,89 94,45

CT6 1,6
81 97 100 100 100 100 100
CT7 16
100 100 100 100 100 100 100
CT8 ĐC
0 0 0 0 0 0 0

3.2 Kết quả thí nghiệm khẳng định
Từ kết quả thí nghiệm khẳng định trên Tôm thẻ chân trắng (Bảng 4) cho thấy hiện
tượng tôm chết xuất hiện từ CT2, CT3 với nồng độ hoạt chất Fenobucarb là 0,016 ,0,032 và
có tỷ lệ tôm chết mạnh ở công thức CT4, CT5. Tuy nhiên ngay ở CT5 tôm chết tới 100%
Với kết quả thí nghiệm khẳng định đó chúng tôi tiến hành vẽ đường probit và tìm được giá
trị LC
50
.
6
Bảng 4. Tỷ lệ tôm thẻ chân trắng P12 chết trong thời gian thí nghiệm

Tỷ lệ chết (%) Công thức Nồng độ
(mg/l)
3h 6h 12h 24h 48h 72h 96h
CT1
0,008
0 0 0 0 0 0 0
CT2
0,016 1,11 2,2 3,3 4,4 4,4 4,4 4,4
CT3
0,032 2,22 4,4 6,6 7,7 8,8 8,8 8,8
CT4
0,064 12,22 26 40 52 62 76 79

CT5
0,128 17,78 29 64 89 89 89 89
CT6
0,256 42,22 74 87 96 100 100 100
CT7
0,512
100 100 100 100 100 100 100
ĐC Đ/chứng 0 0 0 0 0 0 0




Với bảng tỉ lệ tôm chết ở thí nghiệm khẳng định ta tiếp tục chạy phần mềm dựng
đường Probit dựa trên tương quan giữa nồng độ thuốc và tỉ lệ tôm chết ở thí nghiệm khẳng
định cho kết quả: với nồng độ hoạt chất Fenobucarb là 0,0524mg/l sẽ gây chết 50% số tôm
thí nghiệm. Vậy trị số LC50 của Fenobucarb đối với Tôm Thẻ chân trắng P12 là 0,0524mg/l.

3.3 Kết quả thí nghiệm mãn tính
Kết quả phân tích mô học gan tụy tôm thí nghiệm được trình bày ở Bảng 5. Ở
nghiệm thức đối chứng, các tiếu bản mô bệnh học đều cho thấy các mẫu tôm thu được đều là
mẫu tôm khỏe, trên vùng gan tụy không có dấu hiệu hoại tử cũng như biểu hiện nào bất
thường qua các lần thu mẫu. Kết quả được thể hiện trên Hình 3.2.
Bảng 5. Kết quả mô bệnh học thí nghiệm với hoạt chất Fenobucarb

Công thức
(CT)
Thu mẫu
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 Lần 6
CT 1
(0,00052)

(-) (-) (-) (-) (-) (-)
CT 2
(0,01048)
(-) (-) (-) (-) (-) (-)
CT
3(0,02096)
(-) (-) (-) (-) (-) (-)
CT 4
(0,04192)
(-) (-) (*) (*) (*) (*)
Đối chứng (-) (-) (-) (-) (-) (-)
Ghi chú: (+) có dấu hiệu bất thường trên vùng gan tụy, (-) không có dấu hiệu bất thường
trên vùng gan tụy, (*) không có mẫu
7
Quan sát Hình 3.1 cho thấy gan tụy tôm bình thường với các ống gan tụy với sự hiện
diện của các loại tế bào B, R, F, không ghi nhận được sự hiện diện của các tác nhân gây bệnh
truyền nhiễm (virus, vi khuẩn) nào. Kết quả trên (lô đối chứng) chứng tỏ tôm ổn định trong
suốt thời gian bố trí thí nghiệm. Diễn biến mô học các nghiệm thức được thể hiện qua các
hình, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5.







A B
Hình 3.1. Mô gan tụy tôm ở lô đối chứng (A:10X, B:40X)
Ở nghiệm thức 1 với 10% nồng độ của hoạt chất Fenobucarb qua các lần thu mẫu ghi nhận
gan tụy tôm bình thường, không có sự tập trung của các tế bào máu, các tế bào của tổ chức

gan tụy không có hiện tượng bong tróc.
Hình 3.2 Kết quả phân tích mô gan tụy ở nghiệm thức 1 qua lần thu mẫu 1 và 4
Ở nghiệm thức 2 với 20% nồng độ hoạt chất Fenobucarb, lần thu mẫu thứ 3 với 3 mẫu là
bình thường còn lại ghi nhận không có sự hiện diện của tế bào B, R (Hình 3.3B). Các lần thu
mẫu còn lại không ghi nhận kết quả bất thường nào trên gan tụy.
8







Hình 3.3. Kết quả phân tích mô học ở nghiệm thức 2 (H&E,10X). (A) Mô gan tụy bình
thường; (B) Không có sự hiện diện của tế bào B, R
Ở nghiệm thức 3 với 40% nồng độ hoạt chất Fenobucarb nhận thấy có 2 mẫu ở lần thu thứ 4
có sự tập trung của các tế bào máu ở giữa ống gan tụy, còn lại các mẫu ở lần thu khác không
ghi nhận hiện tượng bất thường nào, không có dấu hiệu hoại tử, các tế bào trung tâm của tổ
chức gan tụy không có sự biến đổi cấu trúc.













Hình 3.4 Kết quả phân tích mô học ở nghiệm thức 3 (H&E,10X). (A) Mô khỏe với sự hiện
diện của các tế bào B, E và cấu trúc hình sao (B) Tế bào máu tập trung và bao bọc ống gan
tụy.

Ở nghiệm thức cuối cùng với 80% nồng độ hoạt chất Fenobucarb thu nhận rất ít sự biến đổi
lên cấu trúc gan tụy, phần lớn mô gan tụy qua các lần thu đều cho thấy gan tụy tôm khỏe
mạnh












A

B

A

B

9











Hình 3.5 Kết quả mô học ở nghiệm thức 4 qua lần thu thứ 3 cho thấy tế bào máu tập trung
trên gan tụy, gan tụy mất cấu trúc, không có sự hiện diện của tế bào B, R)

Kết luận
Kết quả phân tích mô học cho thấy không có sự khác biệt giữa các mẫu tôm thu từ các lô thí
nghiệm với các nồng độ thuốc khác nhau khi so sánh với nghiệm thức đối chứng tuy có hiện
tượng tế bào máu tập trung ở giữa ống gan tụy hay thiếu sự hiện diện của các tế bào như B,R
nhưng các lần thu mẫu tiếp theo từ những nghiệm thức có sự biến đổi lại trở lại bình thường
và giảm dần. Từ đó cho thấy hoạt chất Fenobucarb gây ảnh hưởng không nhiều tới vùng gan
tụy của tôm trong suốt thời gian thí nghiệm.
Thảo luận
Fenobucarb là hoạt chất thuộc nhóm Carbamate là chất gây độc thần kinh, gây ức chế hoạt
động của men acetyl cholineterase (AchE). Cholineterase là men xúc tác quá trình thủy phân
acetycholine (1 chất dẫn truyền thần kinh). Ức chế phản ứng đề các tế bào neron phụ hồi trở
lại trong thái nghĩ ngơi. Fenobucarb là thuốc diệt côn trùng và trên thị trường thì chứa
khoảng 50% khối lượng hoạt chất Fenobucarb trong các sản phẩm thương mại. Và với LC
50

của hoạt chất Fenobucarb là 0,0524mg/l. Theo phân loại độc của WHO (1990) thì hóa chất
có LC
50

<1mg/L được xếp vào nhóm rất độc, từ đó có thể nhận thấy là Fenobucarb rất độc
với tôm thẻ chân trắng. Ở thí nghiệm mãn tính lại không cho thấy ảnh hưởng lớn nào của
hoạt chất Fenobucarb lên vùng gan tụy từ đó có thể thấy tính độc hại của hoạt chất rất đa
dạng và phức tạp.
Đề xuất
Tiếp tục nghiên cứu thêm ảnh hưởng của Fenobucarb lên một số chỉ tiêu sinh lý như hô hấp,
các chỉ tiêu môi trường như nhiệt độ, PH…Khi sử dụng thuốc Fenobucarb nói riêng và thuốc
bảo vệ thực vật nói chung cần phải hiểu được tính năng tác dụng và cách sử dụng của từng
loại thuốc, không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách tùy tiện dễ ảnh hưởng đến
sức khỏe của con người, tác hại đến động vật thủy sinh, làm tăng thêm chi phí sản xuất và
mất cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Arnold, D, I and Briggs, G, C (1990), Fate of pesticide in soil: Predictive and Practical
aspects, in program Pesticide Biochemistry and Toxycology, Emvinromental Fate of
Pesticide, Vol 7, Huston, D, H and Rober, R, Eds, John Wiley and Sons, Chichester,
p.101.
10

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008), Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép,
hạn chế và cấm sử dụng ở Việt Nam 2008
Bùi Vĩnh Diên, Vũ Đắc Vọng, 2006. Phân tích dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong một
số nguồn nước tại tỉnh Gia Lai và Đăk Lăk (s//bai7.doc)
Crossy. D. G (1983), Impact of herbicide use on the enviroment, In: Herbicide in Asian rice:
Transitional weed management, Institute for International studies; Stanford
University, p. 95 – 107.
Đặng Thị Hoàng Oanh (2011) Giáo trình “những nguyên lý và kỹ thuật chuẩn đoán bệnh
thủy sản”, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh
Finney, D. J., Ed. (1952). Probit Analysis. Cambridge, England, Cambridge University Press
Hahn, E. D. and R. Soyer "Probit and Logit Models: Differences in a Multivariate Realm."

Retrieved May 28, 2008
Phạm Đình Đôn, 2004. Chất thải nuôi tôm - vấn đề và giải pháp. Chi cục BVMT khu vực tây
nam bộ
Mai Văn Tài, 2004. Điều tra đánh giá hiện trạng các loại thuốc và hoá chất dùng trong nuôi
trồng thuỷ sản nhằm đề xuất các giải pháp quản lí
Nguyễn Đình Mạnh (2000), Hóa chất dùng trong nông nghiệp và ô nhiễm môi trường, Nhà
xuất bản nông nghiệp Hà Nội, tr. 34-37
Nguyễn Đình Mạnh (2000), Hóa chất dùng trong nông nghiệp và ô nhiễm môi trường, Nhà
xuất bản nông nghiệp Hà Nội.
Nguyễn Del (2009) Ảnh hưỡng thuốc trừ sâu Decis lên tăng trưởng của tôm sú (Penaeus
monodon)
Nguyễn Hương Giang (2011), Xác định dư lượng Carbamate trong mẫu rau và gừng trong
phương pháp sắc ký lỏng cao áp, Tiểu luận Đại học bách khoa Hà Nội, tr. 1-5
Nguyễn Trần Oánh, Nguyễn Văn Viên, Bùi Trọng Thuỷ (2007), Giáo trình thuốc bảo vệ thực
vật, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà nội, tr. 5-9; 180-199
Nguyễn Văn Công(2013), Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật Fenobucarb đến
Cholineterase ở Cá Lóc (Channa Striata) trong ruộng lúa, Trường đại học Cần Thơ,
Tạp chí Khoa học 25 (2013) 142-148
Nguyễn Hồng Sơn và Nguyễn Thị Tân (1999), Phương pháp điều tra, đánh giá sâu bệnh, cỏ
dại hại lúa, Phương pháp nghiên cứu Bảo Vệ thực vật tập 2, Nhà Xuất bản Nông
nghiệp, Hà Nội
Nguyễn văn Công, Nguyễn Thanh Hương, 2011. Tổng kết một số nghiên cứu ảnh hưởng
thuốc bảo vệ thực vật hoạt chất diazinon lên cá lóc đồng. Tạp chí khoa học, Địa học
Cần Thơ, 2011
Nguyễn Thị Phương Nga, 2004. Phân tích tình hình phân phối và sử dụng thuốc trong nôi
thủy sản tại Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà mau. Luận văn thạc sĩ, Đại học Cần Thơ
Trần Văn Hai (2005) Giáo trình “Hóa bảo vệ thực vật” ĐHCT khoa Nông Nghiệp




×