Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

ảnh hưởng của các nồng độ nitrite khác nhau đến sự thay đổi hình thái, cấu trúc mô mang và gan tụy của tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.4 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN







PHAN MINH THIỆN









ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NỒNG ĐỘ NITRITE KHÁC
NHAU ĐẾN SỰ THAY ĐỔI HÌNH THÁI, CẤU TRÚC MÔ
MANG VÀ GAN TỤY CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
(Litopenaeus vannamei)










LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN







2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN






PHAN MINH THIỆN







ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NỒNG ĐỘ NITRITE KHÁC
NHAU ĐẾN SỰ THAY ĐỔI HÌNH THÁI, CẤU TRÚC MÔ
MANG VÀ GAN TỤY CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

(Litopenaeus vannamei)







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN








CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs. Ts. ĐẶNG THỊ HOÀNG OANH
PGs. Ts. TRƯƠNG QUỐC PHÚ


2014


1


ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NỒNG ĐỘ NITRITE KHÁC NHAU ĐẾN SỰ THAY ĐỔI HÌNH

THÁI, CẤU TRÚC MÔ MANG VÀ GAN TỤY CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
Litopenaeus vannamei
Phan Minh Thiện và Đặng Thị Hoàng Oanh*
Bộ môn Bệnh học Thủy sản, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ
* Email:
ABSTRACT
This study was carried out to examine the effects of nitrite on the morphological changes and
gill tissue and tissue structure of of hepatopancreas (HP) white shrimp (Litopenaeus vannamei)
PL15. The experiment included 5 treatments and a control. Shrimp were esposed to the nitrite
concentration at 0; 0.5; 1; 2.5; 5 and 10 mg/L NO
2
-N. Shrimp samples were collected for
observation by using microscope at the magnification of 25 times, and samples were collected at
the same time for histological analysis. Results showed that the HP of experimental shrimp had
bright colors, gill looked apparently healthy and intact, healthy body shrimp and quick response.
Histological analysis revealed that gill and HP tissues were normal. However, shrimp displayed
slow growth in treatments with nitrite concentrations of 5 and 10 mg/L NO2-N which was
statistically significant (p < 0.05) with the other treatments.
Keyword: Litopenaeus vannamei, nitrite, histopathology
TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện nhằm xem xét ảnh hưởng của nitrite lên sự thay đổi hình thái và cấu
trúc mô mang và mô gan tụy của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở giai đoạn PL15.
Thí nghiệm được bố trí gồm 5 nghiệm thức cảm nhiễm và 1 nghiệm thức đối chứng. Tôm được
cảm nhiễm ở các nồng độ nitrite lần lượt là 0; 0,5; 1; 2,5; 5 và 10 mg/L NO2-N. Mẫu tôm thí
nghiệm được thu để quan sát hình thái bằng kính hiển vi ở độ phóng đại 25 lần, đồng thời mẫu
cũng được thu cùng thời gian để phân tích mô học. Kết quả cho thấy khối gan tụy có màu sắc tươi
sáng, mang tôm bình thường, nguyên vẹn, cơ thể tôm khỏe, phản ứng nhanh. Kết quả mô học
cũng ghi nhận được cấu trúc mô mang và mô gan tụy của tôm thí nghiệm bình thường. Tuy
nhiên, ở các nghiệm thức có nồng độ nitrite là 5 và 10 mg/L NO2-N tôm chậm lớn và khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với các nghiệm thức còn lại.

Từ khóa: Litopenaeus vannamei, nitrite, mô bệnh học
1. GIỚI THIỆU
Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) là loài tôm được nuôi phổ biến nhất trên thế
giới hiện nay. Việt Nam cũng là một trong những nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á du nhập
giống tôm thẻ chân trắng. Qua rất nhiều năm, tôm thẻ chân trắng đem lại hiệu quả kinh tế cao,
đặc biệt ở những vùng đất hoang hóa, đã khẳng định được tính ưu việt về mật độ nuôi, tốc độ tăng
trưởng và năng suất. Đến nay, tôm thẻ chân trắng đã phát triển khắp cả nước trong đó Đồng Bằng
Sông Cửu Long chiếm đến gần 50% (15.727 ha) tổng diện tích. Năm 2013, diện tích nuôi tôm

2


chân trắng tăng 57,9% so với năm 2012 còn sản lượng tăng 50,5% (VASEP, 2013). Theo báo cáo
của Tổng cục Thủy sản, đến hết tháng 1/2014 đã có 7.034 ha tôm chân trắng và 120.441 ha tôm
sú được thả. Tổng cục đánh giá đến cuối quý 1/2014 sẽ có đến 162.397 ha tôm chân trắng được
thả (tăng lên hơn 23 lần) và tôm sú chỉ dừng lại ở 124.960 ha.
Sự phát triển của tôm thẻ chân trắng nhanh chóng đã kéo theo nhiều áp lực về nguồn thức
ăn, nguồn giống, chất lượng nước và vấn đề dịch bệnh gia tăng. Năm 2012 cả nước có khoảng
100.766 ha tôm nước lợ bị thiệt hại do dịch bệnh trong đó 91.174 ha nuôi tôm sú và 7.068 ha nuôi
tôm thẻ chân trắng. Tôm bị dịch bệnh do hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) chiếm
45%, chủ yếu trên diện tích nuôi tôm công nghiệp, còn lại là do bệnh đốm trắng và đầu vàng
(VASEP, 2012).
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là sự tích tụ các khí độc trong các hệ thống nuôi sẽ
gây tổn thương đến cơ thể hoặc làm giảm đi khả năng đề kháng của tôm thẻ chân trắng. Nhiều
nghiên cứu đã chứng minh nitrite có độc tính với giáp xác, mức độ ảnh hưởng phụ thuộc nồng độ,
điều kiện môi trường tiếp xúc và loài (Chen and Chen, 1992; Alcaraz et al., 1999; Philips et al.,
2002; Domonic, 2008). Nên không thể loại trừ rủi ro do độc tố này mang lại trong quá trình nuôi
tôm. Tuy nhiên, những thông tin khoa học về nitrite ảnh hưởng đến giáp xác vẫn còn hạn chế, đặc
biệt là khả năng gây ra biến đổi trên mang và gan tụy. Nên đề tài xác định “ảnh hưởng của các
nồng độ nitrite khác nhau đến sự thay đổi hình thái, cấu trúc mô mang và gan tụy của tôm thẻ

chân trắng Litopenaeus vannmei” được thực hiện.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Vật liệu nghiên cứu
Hậu ấu trùng của tôm thẻ chân trắng (PL10) mua ở trại tôm giống tại Cần Thơ được thuần
hóa ở độ mặn 25 ppt. Tôm được nuôi dưỡng trong bể composite 1m
3
(Hình 1A) đến khi tôm đạt
kích cỡ PL15 thì tiến hành bố trí thí nghiệm. Trong quá trình thuần dưỡng, tôm được cho ăn bằng
thức ăn công nghiệp chuyên dùng của công ty Uni-Presedent (UP), trong giai đoạn này tôm được
cho ăn bổ sung vitamin C. Liều lượng cho ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1 Phƣơng pháp pha nitrite
Cơ sở bố trí mật độ tôm và nồng độ nitrite được dựa theo nghiên cứu của Boyd và Tucker
(1998), Alcaraz et al. (1999); Rudin et al. (2004) và Liao et al. (2012). Trong khoảng 1% đến
20% của LC
50
– 96 h (giá trị LC
50
-96 h là 51,93 mg/L). Nồng độ nitrite được pha bằng cách hòa
tan NaNO
2
(99%) vào nước, khối lượng NO
2
-
được tính dựa trên phương trình phân li như sau
(Đỗ Thị Thanh Hương và ctv., 2010):






3


NaNO
2
= Na
+
+ NO
2
-

69 g 14 g
Y (g) X (g)
Trong đó X (g) là nồng độ nitrite của các nghiệm thức.
Vậy lượng NaNO
2
cần dùng: Y (g) = (X x 69)/14
2.2.2 Bố trí thí nghiệm
Hệ thống thí nghiệm được bố trí gồm 18 bể composite 100L, thể tích nước là 80L, độ mặn
25ppt với mật độ là 320 con/bể. Bể nuôi được bố trí trong nhà, nước tĩnh có sục khí nhẹ và liên
tục (Hình 1B).
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 6 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp
lại 3 lần. Nồng độ nitrite được bố trí lần lượt là 0,5; 1; 2,5; 5 và 10 mg/LNO
2
-N tương ứng với
các nghiệm thức 1, 2, 3, 4, 5. Nghiệm thức đối chứng không bổ sung nitrite. Nồng độ nitrite bố trí
không đổi trong mỗi bể và có sục khí suốt thời gian tiến hành thí nghiệm. Cho tôm ăn 3 lần trong
ngày lúc 7giờ, 12h giờ và 21giờ bằng thức ăn UP và không cho ăn bổ sung vitamin C hay thuốc
khác với lượng cho ăn từ 25-30% trọng lượng tôm. Hàng ngày theo dõi tôm chết, siphon chất cặn,

thức ăn thừa trong bể. Định kỳ kiểm tra nồng độ nitrite mỗi bể và thay 15 – 30% thể tích nước,
cách 3 - 5 ngày/ lần, nước mới dùng để thay phải có nồng độ nitrite như nồng độ bố trí của bể.
Thời gian tiến hành thí nghiệm là 30 ngày.
Các chỉ tiêu theo dõi: Theo dõi sự thay đổi về hình thái (màu sắc và hình dạng) và cấu trúc
mô mang, gan tụy của tôm. Đồng thời các chỉ tiêu môi trường: nhiệt độ, pH, DO được đo 2 lần/
ngày vào lúc 7h và 14h.

Hình 1: (A) Tôm đƣợc dƣỡng trong bể trƣớc khi bố trí thí nghiệm. (B) Hệ thống thí nghiệm.
2.2.3 Phƣơng pháp thu mẫu mô
Thu mẫu: mẫu được thu theo hai nhịp. Nhịp 1 (trong 5 ngày đầu) thu liên tục 4 lần, 10 PL/ lần.
Mỗi lần thu cách nhau 24 h (24 h, 48 h, 72 h và 96 h). Nhịp 2 (từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 30).
Tổng cộng có 5 lần thu, mỗi lần thu 5 PL, cách 5 ngày thu 1 lần. Mẫu được cố định ngaysau khi

4


thu. Dung dịch cố định mẫu là Davidson’s. Sau 12-24 giờ, chuyển mẫu sang cồn 70
0
để bảo quản.
Kỹ thuật mô học được thực hiện theo phương pháp của Lightner (1996).
Đọc kết quả: Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi (độ phóng đại 10X, 40X), ghi chú và mô tả
những biểu hiện về màu sắc, hình dạng, cấu trúc của tế bào/mô mang và gan tụy tôm.
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Yếu tố môi trƣờng
Nhiệt độ, pH và DO trung bình trong thời gian thí nghiệm được trình bày trong bảng 1. Nhìn
chung trong khoảng thời gian bố trí thí nghiệm, các điều kiện môi trường luôn ổn định và nằm
trong khoảng thích hợp đối với điều kiện sinh lý, sinh hóa bình thường của tôm và không ảnh
hưởng đến kết quả thí nghiệm.
Bảng 1. Nhiệt độ và pH trung bình trong khoảng thời gian thí nghiệm
Nghiệm

thức (mg/l)
Nhiệt độ
pH
Oxy
Sáng
Chiều
Sáng
Chiều
Sáng
Chiều
Đối chứng
26,82±0,72
27,73±0,75
7,58±0,27
8,03±0,26
6,92±0,23
7,04±0,30
0,5
26,72±0,75
27,70±0,79
7,60±0,26
8,05±0,26
6,98±0,21
7,04±0,30
1,0
26,77±0,75
27,75±0,80
7,60±0,27
8,08±0,26
6,98±0,20

7,07±0,22
2,5
26,83±0,70
27,80±0,73
7,61±0,27
8,08±0,27
6,99±0,19
7,06±0,29
5,0
26,82±0,74
27,72±0,74
7,62±0,27
8,10±0,27
6,95±0,18
7,03±0,29
10,0
26,88±0,70
27,77±0,72
7,62±0,27
8,10±0,27
6,95±0,20
7,02±0,31

Nhiệt độ: thí nghiệm được bố trí trong trại giống nhau nên nhiệt độ trong ngày không chênh lệch
nhiều và giữa các nghiệm thức tương tự nhau, dao động trung bình 26,72-27,8
o
C.
pH: kết quả phân tích ở bảng 1 cho thấy pH trung bình giữa các nghiệm thức tương tự nhau và ít
biến động trong suốt thời gian nuôi. pH trong ngày đạt giá trị từ 7,58 đến 8,1. Trong tự nhiên tôm
thích nghi với pH biến động từ 6,5-8,5. Trên hoặc dưới giới hạn này sẽ không có lợi cho sự phát

triển của tôm. Nhiều tác giả cho rằng khoảng pH thích hợp cho tôm là 7,5–8,5 (Nguyễn Thanh
Phương và ctv, 1999; Vũ Thế Trụ, 1999). Vì vậy, khoảng nhiệt độ và pH trong thí nghiệm này là
thích hợp cho tôm thí nghiệm.
DO: Oxy hòa tan trung bình ở các nghiệm thức đều >6,5 mg/L, dao động từ 6,92–6,98mg/L (buổi
sáng) và 7,02–7,07 mg/L (buổi chiều), mặc dù ở các nghiệm thức DO có biến động nhưng vẫn
>4mg/L là hàm lượng oxy cần thiết để duy trì hoạt động bình thường cho tôm (Nguyễn Thanh
Phương và Trần Ngọc Hải, 2004). Khi DO xuống thấp sẽ làm động vật thủy sản tăng cường độ hô
hấp và làm độc chất hấp thụ vào cơ thể nhanh hơn, gây độc nhanh hơn (Trần Sỹ Nam, 2012).



5


3.2 Hình thái của tôm thẻ chân trắng thí nghiệm
Tôm thẻ chân trắng trước khi bố trí thí nghiệm được tiến hành phân tích mô bệnh học để xác
định nguồn tôm sạch bệnh. Kết quả phân tích mô học cho thấy tôm bố trí là tôm khỏe với vùng
gan tụy của tôm bình thường, không thấy có sự tổn thương nào. Ngoài ra, khi kiểm tra PCR đều
không phát hiện WSSV, YHV và MBV. Quan sát dưới kính hiển vi nổi, ruột tôm đầy thức ăn,
màu sắc tôm tươi sáng (Hình 2A và B). Nhìn bên ngoài gan tụy tôm bình thường (Hình 2C).

Hình 2: Hình thái của tôm thẻ chân trắng khi nuôi trong môi trƣờng có nitrite. (A) Tôm
khỏe nhƣng chậm lớn, màu sắc bình thƣờng, ruột đầy thức ăn, ở nghiệm thức 5 (10 mg/L
NO
2
-N) (độ phóng đại 25 lần). (B) Tôm khỏe, màu sắc bình thƣờng, ruột đầy thức ăn ở
nghiệm đối chứng (độ phóng đại 25 lần). (C) Khối gan tụy bình thƣờng của tôm ở nồng độ
10 mg/L NO
2
-N (độ phóng đại 25 lần).


Mang tôm là cơ quan chịu tác động mạnh của các chất độc từ môi trường sống. Khi môi
trường chứa các chất độc như NH
3
, H
2
S, NO
2
sẽ gây ra hiện tượng bất thường và tổn thương
mang tôm. Nhưng ở trong nghiên cứu này có lẽ do tiếp xúc với các nồng độ độc tố nitrite cao như
vậy nên tôm không chịu đựng được sẽ chết, số tôm còn lại có lẽ đã thích nghi dần. Bên cạnh đó
độc tính của nitrite còn chịu sự chi phối của độ mặn trong nước, ở độ mặn 25 ppt khả năng gây
ảnh hưởng lâu dài của nitrite bị giảm. Do vậy mang tôm vẫn bình thường.
3.3 Mô bệnh học
Mô bệnh học là phương pháp xác định các tổn thương ở các mô và tế bào (vi thể). Phương
pháp này kết luận tính chất của các vùng tổn thương và so sánh đối chiếu các tổn thương với
những biểu hiện lâm sàng của vật chủ để tìm hiểu mối quan hệ giữa mầm bệnh và những biến đổi
hình thái, các rối loạn chức năng ở vật chủ nhằm làm cơ sở cho việc chẩn đoán (Chanratchakool
et al., 2010). Nếu chỉ dựa vào những hình thái tổn thương bên ngoài mà không có các thông tin
liên quan đến mô và tế bào thì kết luận sẽ không chính xác (Đặng Thị Hoàng Oanh, 2011).
Kết quả phân tích mô bệnh học cho thấy mô gan tụy tôm thí nghiệm bình thường. Có sự hiện
diện của tế bào B và tế bào F, tế bào R (Hình 3).



C

6




Hình 3: Mô gan tụy của tôm thẻ chân trắng ở nghiệm thức 5 (40X). (A) Mô gan tụy bình
thƣờng có sự xuất hiện tế bào B và tế bào F, tế bào R. (B) mô gan tụy bình thƣờng ở nghiệm
thức đối chứng có sự xuất hiện tế bào B và tế bào F, tế bào R.

Mặc dù nitrite cũng là một dạng độc chất ảnh hưởng lên gan tụy của của tôm nhưng với thời
gian tiếp xúc lâu dài, cũng như độc tính của nitrite sẽ giảm trong môi trường nước lợ nên ảnh
hưởng của nitrite lên gan tụy của tôm thẻ chân trắng không thấy rõ. Mặc khác trong bể nuôi có
sục khí liên tục thì sẽ dễ dẫn đến hiện tượng nitrite kết hợp với oxy qua sự chuyển hóa của vi
khuẩn nitrobacter trong môi trường nước tạo nên nitrat không gây độc cho tôm.
Sousa et al. (2007) cho rằng bề mặt của mỗi sợi mang được phủ bởi một lớp cutium mỏng
chạy dọc theo và bắt màu hồng đậm hơn so với toàn sợi mang. Các sợi mang được cấu tạo bởi
những tế bào biểu mô. Lớp biểu mô bao bọc sợi mang sơ cấp và sợi mang thứ cấp thì rất mỏng và
nó thường dầy hơn ở đầu của sợi mang. Qua lát cắt có thể thấy bên trong những tế bào máu hình
cầu, bắt màu tím đậm của thuốc nhuộm H&E phân bố khắp nơi trong sợi mang.

Hình 4. Mang tôm bình thƣờng, không có sự thay đổi cấu trúc mang, các sợi mang sơ cấp
và thứ cấp bình thƣờng (40X). (A) Mang tôm ở nghiệm thức đối chứng, (→) các tế bào máu
phân bố đều khắp các phiến mang. B. Mang tôm ở nghiệm thức 5 (10X).

Qua các đợt thu và cắt mẫu nhận thấy cấu trúc mang bình thường ở các nghiệm thức gồm
những vật chất bắt màu hồng đậm của thuốc nhuộm haematoxylin và eosin kéo dài bên trong

7


mang, các phiến mang có hình lông chim giữa các phiến mang có một khoảng không gọi là các
khe mang, các tế bào máu hình cầu bắt màu tím đậm của thuốc nhuộm phân bố khắp sợi mang
(Hình 4).
Tuy nhiên, một nghiên cứu trên tôm càng xanh khi tiếp xúc với Trichlorfon đã cho thấy rằng

khi mang tôm tiếp xúc với Trichlorfon 24mg/l-1 trong vòng 24h các phiến mang bị phồng ra, các
tế bào biểu mô cũng phồng lên. Bên cạnh đó, phần đầu của mang có cấu trúc không bình thường,
bị hoại tử (Bhavan, 2000).
3.4 Tốc độ tăng trƣởng của tôm thẻ chân trắng thí nghiệm
Sau 30 ngày nuôi, tôm thẻ chân trắng tăng trưởng chậm theo nồng độ độc tố nitrite tăng dần
(Hình 5). Trong đó tôm có khối lượng lớn nhất là tôm ở nghiệm thức đối chứng (0.22g) và tôm có
khối lượng nhỏ nhất được tìm thấy ở nghiệm thức 5 (0.07g). Ở NT4 và NT5 có khối lượng tôm
nhỏ nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê với 4 nghiệm thức còn lại (p<0.05). Do nồng độ độc tố
nitrite ở 2 nghiệm thức này ở mức cao nhất (5 mg/L NO
2
-
N và 10 mg/L NO
2
-
N). Theo Nguyễn
Thanh Phương (2004) thì nồng độ Nitrite >0,1-1 mg/L ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm.
Nghiệm thức đối chứng do nuôi trong môi trường không có độc tố nitrite nên tôm trăng trưởng rất
tốt, ruột đầy thức ăn, mang, khối gan tụy màu sắc, hình dạng bình thường.
0
0.05
0.1
0.15
0.2
0.25
0.3
NT1
NT2
NT3
NT4
NT5

ĐC
Khối lƣợng (g)
Nghiệm thức
0.19ab
0.17b
0.14c
0.09d
0.07d
0.22a

Hình 5. Tăng trƣởng của tôm thẻ chân trắng sau 30 ngày nuôi
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng sau 24 giờ khi tôm tiếp xúc nitrit, các chức năng sinh lý của
tôm bị rối loạn (Jensen, 1990; Chen and Cheng, 1994, 1995a, 1995b, 1996; Chen and Lee, 1997a,
1997b; Cheng and Chen, 2000). Cụ thể là nitrite không những tích tụ vào máu của tôm với hàm
lượng rất cao theo thời gian tiếp xúc, làm thay đổi cân bằng acid–bazơ và áp suất thẩm thấu trong
máu tôm nước ngọt Astacus astacus (Jensen, 1990), làm giảm độ pH trong máu, tăng PO
2

giảm oxyhemocyanin trong máu, làm rối loạn sự bài tiết nitơ, sự điều hòa ion và sự trao đổi khí
hô hấp ở tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii, có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy, nhất là

8


trong điều kiện pH nước thấp (Chen and Lee, 1997a, 1997b) mà còn tích tụ trong cơ, gan tụy,
mang, ruột trước, máu, tim, cuống mắt và ruột giữa của tôm sú Penaeus monodon (29,42 ± 0,39
g) (Cheng and Chen, 2000).
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Các nồng độ nitrite thí nghiệm không gây ảnh hưởng đến hình thái và cấu trúc gan tụy của
tôm thẻ chân trắng thí nghiêm. Nồng độ nitrite 5; 10 mg/L NO2-N ảnh hưởng đến tăng trưởng

của tôm làm tôm chậm lớn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại
(p<0.05).
Tiếp tục nghiên cứu các nồng độ nitrite trong khoảng 20% đến 50% của LC
50
– 96 h (51,93
mg/L). Để làm rõ ảnh hưởng lên mang, khối gan tụy của tôm thẻ chân trắng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alcaraz. G, X. C. Carrara, V. Espinoza and C. Vanegas, 1999. Acute Toxicity of Ammonia
and Nitrite to White shrimp Penaeus setiferus Postlarval. Jounal of the World Aquaculture
Society, volume 35, no 1, March 1999, pages 90 - 97.
2. Boyd. C.E and C.S. Tucker, 1998. Pond Aquaculture water quality management. Kluwer
Academic Publishers. Nitrite toxicity to crustaceans, pages 142- 143, in 707 pages.
3. Bhavan, S.P., P. Geraldine, 2000. Histopathology of the hepatopancreas and gills of the
prawn Macrobrachium rosenbergii exposed to endosulfan. Aquaculture Toxicology 50:331-
339.
4. Chanratchakool. P, J.F. Turnbull, S.J.F. Smith, I. H. Macrace and C. Limsuwan, 1995. Health
management in shrimp ponds, third edition, Bangkok in Thailand. Dịch tiếng Việt bởi
Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Phương, Đặng Thị Hoàng Oanh và Trần Ngọc Hải, 2005.
Nhà xuất bản Hà Nội, 2003. 153 trang.
5. Chien Yew – Hu, 1992. Water quality requirements and management for marine shrimp
culture. Water quality management rewiev, by editor Wyban. J. Proceedings of the special
session on shrimp farming. World Aquaculture society, Baton Rouge, LA, USA.
6. Chen J.C and S.F Chen, 1992. Accumulation of nitrite in hemolymph of Penaeus japonicus.
Marine ecology progress series, volume 83, pages 305 – 308. Deparment of Aquaculture
national of Taiwan ocean university, Keelung, Taiwan of China.
7. Chen, J.C., and Cheng S.Y., 1994. Hemolymph oxygen content, oxyhemocyanin, protein
levels and ammonia excretion in the shrimp Penaeus monodon exposed to ambient nitrite.
Journal of Comparative Physiology B: Biochemical, Systemic, and Environmental
Physiology. 164 (7): 530-535.
8. Chen, J.C.and Cheng, S.Y., 1995b. Changes of oxyhaemocyanin and protein levels in the

haemolymph of Penaeus japonicus exposed to ambient nitrite. Aquat. Toxicol. 33, 215–226.

9


9. Chen, J.C., Cheng, S.Y., 1996. Haemolymph osmolality, acid-base balance, and ammonia
excretion of Penaeus japonicus Bate exposed to ambient nitrite. Archives of Environmental
Contamination and Toxicology. 30 (2): 151–155.
10. Chen, J. C. and Lee Y., 1997a. Effects of nitrite exposure on acid–base balance, respiratory
protein, and ion concentrations of giant freshwater prawn Macrobrachium rosenbergii at low
pH. Archives of Environmental Contamination and Toxicology. 33, (3): 290-297.
11. Chen, J. C. and Lee Y., 1997b. Effects of nitrite on mortality, ion regulation and acid-base
balance of Macrobrachium rosenbergii at different external chloride concentrations. Aquatic
Toxicology, 39: 291-305.
12. Cheng, S. Y. and Chen J. C., 2000. Accumulation of Nitrite in the Tissues of Penaeus
monodon Exposed to Elevated Ambient Nitrite After Different Time Periods. Archives of
Environmental Contamination and Toxicology. 39 (2): 183-192.
13. Dominic, J.S., 2008. Acute toxicity of ammonia and nitrite to white shrimp (L. vanamei) at
low salinity. Thesis submitted to the faculty of the Virginia Polytechnic Institute and State
University. Master of Science Environmental Engineering.
14. Đặng Thị Hoàng Oanh, 2011. Nguyên lý và kỹ thuật chuẩn đoán bệnh thủy sản. Nhà xuất bản
Nông Nghiệp, 148 trang.
15. Johnston, D.J., C.G. Alexander & D. Yellowhees. 1998. Epithelial cytology and function in
the digestive gland of Thenus orientalis (Decapoda, Scyllaridae). J. Crust. Biol. 18: 271-278.
16. Jensen, FB (1990). Sublethal physiological changes in freshwater crayfish, Astacus astacus,
exposed to nitrite; haemolympb and muscle tissue electrolyte status, and haemolymph acid-
base balance and gas transport. Aquatic Toxicol 18:51-60.
17. Lightner, D.V., 1996. Handbook of shrimp pathology and diagnostic procedures for diseases
of cultured penaeid shrimp World Aquaculture Society, Baton, LA.
18. Lightner DV, Redman RM, Price RL, WisemanMO (1982). Histopathology of aflatoxicosis

in the marine shrimp Penaeus stylirostris and P. vannamei. J. Inver. Pathol. 40, 279–291.
19. Liao. S, Q. Li, A. Wang, J. Xian, X. Chen, N. Gou, S. Zhang, L. Wang and X. Xu, 2012.
Effect to nitrite on immunity of the white shrimp L. vannamei at low temperture and low
salinity. Ecotoxicology (2012), volume 21. College of Life Science, South China normal
university, pages from 1603 to 1608.
20. Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004. Giáo trình sản xuất giống và nuôi giáp xác
trường Đại Học Cần Thơ.
21. Phillips S, H. J. Laanbroek and W. Verstraete, 2002. Origin, cause and effects of increased
nitrite concentrations in aquatic environments, pages 115 - 141. Rewiev environment science
and biology technology 1. Printed in the Netherlands.

10


22. Sousa L.G and A.M. Petriella (2007). Functional morphology of the hepatopancreas of
Palaemonetes argentinus (Crustacea: Decapoda): influence of environmental pollution. Rev.
Biol. Trop. (Int. J. Trop. Biol. ISSN-0034-7744) Vol. 55 (Suppl. 1): 79-86, June 2007.
23. Trần Sỹ Nam, Nguyễn Văn Công, Phạm Quốc Nguyên và Võ Ngọc Thanh. 2012. Ảnh hưởng
của alpha – cypermethrin lên enzyme Cholinesterase và sinh trưởng cá rô đông (Anabas
Testudineus). Trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học 2012:23a 262-272.
24. Tổng cục thủy sản. Hội chứng hoại tử gan tụy cấp ở tôm nước lợ: nguyên nhân và giải pháp
phòng ngừa. Ngày đăng 21/ 12/ 2012. Ngày truy cập 20/ 06/ 2013.
25. />tu-gan-tuy-cap-o-tom-nuoi-nuoc-lo-nguyen-nhan-va-giai-phap-phong-ngua/
26. Ujang Komarudin AK 2004. Acute Toxicity of Nitrite to Penaeus monodon (Fab.) and
Litopenaeus vannamei (Boone) at Low Salinity Levels. Master of Science (Aquaculture),
Major Field: Aquaculture, Department of Aquaculture. Thesis Advisor: Associate Professor
Yont Musig, Ph.D. 100 pages.
27. Vũ Thế Trụ, 2001. Thiết lập và điều hành trại sản xuất tôm giống tại Việt Nam. Nhà xuất
bản Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh, 108 trang.
28. VASEP, 2012. Xuất khẩu tôm năm 2012. Ngày đăng 07/ 02/ 2012; Xuất khẩu tôm tiếp tục

giảm. Ngày đăng 24/ 04/ 2012. Ngày truy cập 14/ 09/ 2012.
29. VASEP, 2013. Hội nghị tổng kết xuất khẩu tôm năm 2013. Ngày đăng 03/ 01/ 2014. Ngày
truy cập 05/08/2014.

×