Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 84 trang )







LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NGUYÊN LIỆU GIẤY
1.1- Khái Niệm về chiến lược.......................................................................................................4
1.1.1- Chiến lược tại các cấp độ khác nhau trong một doanh nghiệp.....................................4
1.1.2- Phân tích chiến lược.....................................................................................................5
1.1.3- Lựa chọn chiến lược.....................................................................................................5
1.1.4- Thực hiện chiến lược....................................................................................................5
1.2- Chiến lược phát triển ngành..................................................................................................5
1.2.1- Các chiến lược cạnh tranh tổng quát............................................................................5
1.2.2- Chiến lược đầu tư và các giai đoạn phát triển ngành ...................................................7
1.2.3- Chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu .....................................................................8
1.3- Lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh.....................................................................................9
1.3.1- Lợi thế so sánh .............................................................................................................9
1.3.2- Lợi thế cạnh tranh theo quan điểm của Michael Porter .............................................10
1.3.3- Vài dẫn chứng về quan hệ giữa lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh........................11
1.3.4- Mô hình lợi thế cạnh tranh .........................................................................................11
1.4- Một số phương pháp dự báo nhu cầu..................................................................................11
1.4.1- Các nhân tố tác động..................................................................................................11
1.4.2- Tác động của chu kỳ sống của sản phẩm đối với dự báo...........................................12
1.4.3- Một số phương pháp dự báo theo khuynh hướng ......................................................13
1.5- Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển.................................................................15
1.5.1- Các yếu tố môi trường bên trong ...............................................................................15
1.5.2- Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô............................................................................16
Kết luận chương 1. ...................................................................................................................18


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIẤY VIỆT NAM
2.1- Bối cảnh ra đời và phát triển ban đầu của ngành giấy Việt Nam........................................19
2.1.1- Thời kỳ Bắc thuộc......................................................................................................19
2.1.2- Giai đoạn 1945-1954..................................................................................................20
2.1.3- Giai đoạn 1954-1975..................................................................................................20



2.1.4- Giai đoạn sau 1975 đến nay .......................................................................................21
2.2- Khái quát toàn cảnh ngành giấy..........................................................................................22
2.2.1- Về phân bố theo vùng địa lý ......................................................................................23
2.2.2- Về quy mô sản xuất....................................................................................................23
2.2.3- Về Trình độ công nghệ và thiết bị sản xuất ...............................................................23
2.2.4- Về tổ chức ..................................................................................................................24
2.2.5- Về sản xuất kinh doanh..............................................................................................24
2.3- Tình hình sản xuất và tiêu dùng giấy đến 2005 ..................................................................26
2.3.1- Thực trạng sản xuất và tiêu dùng giấy in và giấy viết................................................28
2.3.2- Giấy in báo .................................................................................................................30
2.4- Tình hình cung bột giấy và giấy năm 2005.........................................................................31
2.4.1- Tình hình sản xuất giấy..............................................................................................31
2.4.2- Tình hình quy hoạch và đầu tư vùng nguyên liệu giấy ..............................................33
2.4- Sức ép khi nguyên – nhiên liệu cùng tăng giá.....................................................................36
2.5- Những điều mà ngành giấy đã làm......................................................................................37
2.6- Bốn điểm yếu cơ bản của ngành giấy .................................................................................38
2.6.1- Lệ thuộc vào bột giấy nhập ngoại ..............................................................................38
2.6.2- Sức cạnh tranh bấp bênh ............................................................................................39
2.6.3- Huy động vốn yếu và chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ........39
2.6.4- Liên kết, hợp tác yếu..................................................................................................40
2.7- Số liệu ngành giấy và dự báo ..............................................................................................41

2.8- Hệ số thời vụ của sản phẩm giấy in và giấy viết.................................................................43
2.9- Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Giấy Tân Mai ..............................................45
2.10- Tương quan giữa tăng diện tích rừng trồng và sản lượng giấy in báo ..............................46
2.11- Tình hình sản xuất và tiêu thụ giấy một số quốc gia - Những kinh nghiệm mà Việt Nam
có thể vận dụng..................................................................................................................48
2.11.1- Hiệp hội bột giấy và giấy Trung Quốc.....................................................................48
2.11.2- Hiệp hội bột giấy và giấy Indonesia.........................................................................50
2.11.3- Cấu trúc ngành công nghiệp bột giấy và giấy CHLB Nga.......................................51
Kết luận chương 2. ...................................................................................................................52
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN
NGUỒN NGUYÊN LIỆU GIẤY VIỆT NAM
3.1- Định hướng, quan điểm và mục tiêu phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam...........53
3.1.1- Về định hướng phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam....................................53
3.1.2- Quan điểm phát triển..................................................................................................53



3.1.3- Mục tiêu phát triển .....................................................................................................54
3.2- Giải pháp về quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu giấy..................................................55
3.2.1- Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu ........................................55
3.2.2- Chính sách hỗ trợ của nhà nước để phát triển vùng nguyên liệu giấy .......................56
3.2.3- Khai thác liên tục diện tích đất trồng rừng nguyên liệu giấy .....................................57
3.3- Nhóm giải pháp đồng bộ và hỗ trợ......................................................................................58
3.3.1- Định hướng quy mô nhà máy sản xuất bột giấy và sản xuất giấy..............................58
3.3.2- Liên kết 4 nhà: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước..................59
3.3.3- Nhận thức và tư duy, gắn mình vào phường hội........................................................60
3.3.4- Hiệp lực để cùng phát triển, liên kết với các tập đoàn mạnh nước ngoài ..................61
3.3.5- Thị trường chứng khoán-nơi định giá giá trị doanh nghiệp và huy động vốn ...........62
3.3.6- Giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.................................................63

Kết luận đề tài...........................................................................................................................66
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.

















Giấy là một trong những ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Có thể nói không một lĩnh vực nào mà hoạt động của nó lại không cần sử dụng đến
giấy. Xã hội công nghiệp càng phát triển thì nhu cầu về giấy càng tăng. Sự phát triển
của khoa học và kỹ thuật đã làm cho giá trị của giấy trở nên hữu ích hơn cho con người
và giá trị sử dụng của giấy theo đó càng tr
ở nên đa dạng và phong phú.
Trước nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm giấy trong nước, ngành giấy đã tận
dụng tối đa khả năng hiện có để đáp ứng nhu cầu. Nhưng đáp ứng được bao nhiêu?
Những gì diễn ra trong thực tế hàng chục năm qua là bằng chứng xác thực và sống động
nhất không thể chối cãi là sức cạnh tranh của ngành giấy quả thực là yế

u kém nhưng lại
tồn tại trong một cơ thể khá hoành tráng. Hệ quả là “lực bất tòng tâm” mà cái giá phải
trả là những đồng ngoại tệ được tích lũy trong nước vốn đã khiêm tốn, thay vì chi tiêu
cho hoạt động nhập khẩu máy móc công nghệ cao thì chi mua bột giấy nước ngoài.
Công nghệ lạc hậu, nguyên liệu chính sản xuất giấy là bột giấy, hóa chất tẩy trắng phần
lớn đều nhập từ
nước ngoài đã “đè” những doanh nghiệp giấy xuống về lượng lẫn chất.
Như vậy, cái mà chúng ta mong muốn là làm thế nào để có thể đứng trên đôi chân của
mình? Lật đổ vị thế cạnh tranh của giấy ngoại như thế nào?
Muốn ngăn cản dòng chảy giấy ngoại vào Việt Nam, tự chủ về nguồn giấy cung
cấp đủ cho thị trường nội địa,
điều quan trọng là phải tự sản xuất lấy nguyên liệu bột
giấy trên cơ sở tận dụng lợi thế so sánh. Từ năm 1998 đến nay, đã có một vài đột phá
trong khâu tự cung nguyên liệu từ việc tăng diện tích trồng rừng nguyên liệu giấy
nhưng cơ chế quy hoạch và quản lý vùng đan chéo nhập nhằng của cấp có thẩm quyền
(trung ương và địa phương) đ
ã tạo ra một ma trận nhằng nhịt như mạng nhện khiến các
doanh nghiệp giấy trong nước không tìm được lối ra. Khó khăn của người là cơ hội của
ta! Hệ quả là giấy ngoại tràn vào Việt Nam với tốc độ và sản lượng không ngừng tăng
lên. Thực trạng này nếu càng kéo dài thì tương lai của ngành giấy Việt Nam như ánh
sao trên bầu trời xa thẳm vốn đã lu mờ sẽ nhòe dần và t
ắt lịm là không thể tránh khỏi.
Tương lai phụ thuộc vào hành động của chúng ta hôm nay!
Mức độ cạnh tranh giữa các sản phẩm giấy trong nước với nước ngoài đã lên đến
đỉnh điểm với kết quả hiện tại đang nghiêng về sản phẩm nhập khẩu. Vị thế “đầu đàn”
của sản phẩm giấy nhập khẩu sẽ còn tiếp diễn trong tương lai là
điều chắc chắn cho đến
khi Việt Nam thay đổi tư duy và hành động nhanh chóng trong tư thế không còn đường
lùi. Thật phi lý và đau xót khi rừng Việt Nam được xem như một lợi thế so sánh nhưng




chẳng khai thác được gì. Nạn cháy rừng, khai thác manh mún và cục bộ là thủ phạm
“gọt” dần ngọn tháp lợi thế so sánh ấy. Một viễn cảnh thật ảm đạm về tài nguyên rừng!
Phát triển ngành giấy phải bắt đầu từ đầu tư và khai thác tài nguyên rừng. Có gốc
mới có ngọn. Những dự báo dựa trên dãy số liệu quá khứ thu thập được cho kết quả nhu
cầu giấy sẽ tiếp t
ục tăng lên trong những năm tới. Với thực trạng nền công nghiệp giấy
hiện nay thì chúng ta sẽ khó thoát khỏi tình cảnh “ở trong rừng mà thiếu củi!”. Không
trồng được rừng nguyên liệu thì ngành giấy Việt Nam mãi mãi lệ thuộc nước ngoài.
Không tự chủ được nguồn nguyên liệu giấy thì cạnh tranh và phát triển được không?
Đề tài: “Chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt Nam” nhằm tới mục
đích nghiên cứu:
-Đánh giá thực trạng ngành công nghiệp giấy Việt Nam. Theo đó, đề tài đề cập
tới nhu cầu về giấy và khả năng cung ứng của doanh nghiệp giấy trong nước. Tình hình
rừng nguyên liệu để sản xuất giấy ở góc độ cung cầu, tình hình bột giấy ngoại nhập.
Tình hình cạnh tranh giấy nội và giấy ngoại trên thị trường nội địa.
-Trên cơ sở tình hình thực t
ế của ngành giấy Việt Nam, đề tài nghiên cứu và đề
xuất các chính sách, giải pháp chiến lược nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh và phát triển
ngành công nghiệp giấy Việt Nam trong tương lai khởi nguồn từ đầu tư phát triển
nguồn nguyên liệu giấy.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào phân tích một số chỉ tiêu về năng
lực sản xuất giấy, bột giấy và khả năng tiêu thụ các s
ản phẩm giấy tại việt Nam trong
những năm gần đây cũng như các nước khác trong khu vực và thế giới. Truy tìm
nguyên nhân gây nên “cơn cảm cúm” kéo dài triền miên của ngành. Một vài công ty
điển hình trong nước được đề cập tới trong đề tài này không nằm ngoài mục đích phác
họa ở mức độ tương đối bức tranh tổng thể ngành giấy Việt Nam. Một trong những nội
dung trọng tâm mà đề tài nhấn mạ

nh là vấn đề rừng nguyên liệu giấy vốn là cơ sở cho
chiến lược phát triển vững chắc ngành công nghiệp giấy nước nhà. Từ đó, các giải pháp
phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt Nam được đề xuất với mong ước không xa
ngành giấy Việt Nam sẽ phát triển vượt bậc, bền vững.
Đề tài được thực hiện dựa theo các phương pháp sau:
-Phương pháp thống kê và phân tích dữ liệu: tập h
ợp các phương pháp dùng để
thu thập, phân tích, trình bày và diễn giải dữ liệu. Phương pháp này giúp người ra quyết
định và quản trị viên ra quyết định tốt hơn;



-Phương pháp dự báo: dựa vào số liệu phản ánh tình hình thực tế hiện tại, quá
khứ, căn cứ vào xu hướng phát triển của tình hình, dựa vào các mô hình toán học để dự
đoán tình hình cơ bản sẽ xảy ra trong tương lai. Trong đề tài này, mô hình hồi quy
tương quan được sử dụng để phân tích mối tương quan chặt chẽ giữa việc đầu tư trồng
rừng nguyên liệu giấy với sản luợng. Đố
i với một số vấn đề quan trọng và phức tạp,
nhất là khi dự báo dài hạn người ta thường sử dụng một số kỹ thuật dự báo rồi căn cứ
vào độ lệch chuẩn để chọn lấy kết quả thích hợp.
-Phương pháp suy luận và kết hợp ý kiến chuyên gia trong ngành giấy Việt Nam.
Đề tài gồm có 66 trang, 27 bảng biểu và 8 sơ đồ có kết cấu như
sau:
- Lời mở đầu
- Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt Nam.
Khái niệm về chiến lược, các chiến lược cạnh tranh và phát triển ngành, các
phương pháp dự báo nhu cầu, các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển.
- Chương 2: Thực trạng ngành công nghiệp giấy Việt Nam
+Tình hình sản xuất và tiêu thụ giấy tại Việt Nam.
+Nhu cầu tiêu dùng và khả

năng cung ứng của doanh nghiệp sản xuất giấy và
bột giấy.
+Tình hình quy hoạch và đầu tư vùng nguyên liệu giấy.
+Những yếu kém và khó khăn mà doanh nghiệp giấy trong nước đang đối mặt.
Dự báo xu hướng nhu cầu, khả năng tự cung, xuất và nhập khẩu giấy.
+Định hướng phát triển ngành giấy Việt Nam.
+Môi trường ngành công nghiệp giấy Việt Nam.
- Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằ
m phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt
Nam.
Các giải pháp và kiến nghị chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt
Nam.
- Kết luận đề tài.








1.1- Khái niệm về chiến lược.

Chiến lược là những kế hoạch được thiết lập hoặc những hành động được
thực hiện trong nỗ lực nhằm đạt tới các mục đích của tổ chức. Chiến lược sẽ
mang lại lợi thế cho tổ chức thông qua việc sắp xếp tối ưu các nguồn lực. Nội
dung của chiến được thường được hoạch định xoay quanh các vấn đề
như:

Nơi mà doanh nghiệp cố gắng vươn tới trong dài hạn (phương hướng).


Doanh nghiệp phải cạnh tranh trên thị trường nào và những loại hoạt động nào
doanh nghiệp thực hiện trên thị trường đó (thị trường, quy mô)?

Doanh nghiệp sẽ làm thế nào để hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh
trên những thị trường đó (lợi thế)?

Những nguồn lực nào (kỹ năng, tài sản, tài chính, các mối quan hệ, năng lực kỹ
thuật, trang thiết bị) cần phải có để có thể cạnh tranh được (các nguồn lực)?

Những nhân tố từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp (môi trường)?

Những giá trị và kỳ vọng nào mà những người có quyền hành trong và ngoài
doanh nghiệp cần là gì (các nhà góp vốn)?
1.1.1- Chiến lược tại các cấp độ khác nhau trong một doanh nghiệp.
Trong bất kỳ tổ chức nào, các chiến lược đều tồn tại ở vài cấp độ khác nhau -
trải dài từ toàn bộ doanh nghiệp cho tới từng cá nhân làm việc trong đó.
Chiến lược doanh nghiệp - liên quan đến mục tiêu tổng thể và quy mô của doanh
nghiệp để
đáp ứng được những kỳ vọng của người góp vốn. Đây là một cấp độ quan
trọng do nó chịu ảnh hưởng lớn từ các nhà đầu tư trong doanh nghiệp và đồng thời nó
cũng hướng dẫn quá trình ra quyết định chiến lược trong toàn bộ doanh nghiệp. Chiến
lược doanh nghiệp thường được trình bày rõ ràng trong “tuyên bố sứ mệnh”.
Chiến lược kinh doanh - liên quan nhiều hơn tới việc làm thế
nào một doanh
nghiệp có thể cạnh tranh thành công trên một thị trường cụ thể. Nó liên quan đến các
quyết định chiến lược về việc lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành
lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra được các cơ hội mới v.v..
Chiến lược tác nghiệp liên quan tới việc từng bộ phận trong doanh nghiệp sẽ

được tổ chức như th
ế nào để thực hiện được phương hướng chiến lược ở cấp độ
công ty và từng bộ phận trong doanh nghiệp. Bởi vậy, chiến lược tác nghiệp tập
trung vào các vấn đề về nguồn lực, quá trình xử lý và con người,…



Quản trị chiến lược là quá trình thực hiện “các quyết định chiến lược”. Đó là
các quyết định trả lời được những câu hỏi phía trên. Trên thực tế, quá trình quản trị
chiến lược hoàn chỉnh bao gồm 3 phần được mô tả như
sơ đồ
1.
1.1.2- Phân tích chiến lược.
Phân tích chiến lược là phân tích về điểm
mạnh về vị thế của doanh nghiệp và hiểu được
những nhân tố bên ngoài quan trọng có thể ảnh
hưởng tới vị thế đó. Lập kế hoạch bao gồm
nhiều phương án chọn - kỹ thuật xây dựng
nhiều viễn cảnh khác nhau có thể xảy ra trong
tương lai cho doanh nghiệp.
Phân tích 5 lực lượng bằng các k
ỹ thuật
xác định các lực lượng có thể ảnh hưởng đến
mức độ cạnh tranh trong một ngành:
¾
Phân đoạn thị trường: kỹ thuật tìm kiếm cách xác định sự giống và khác
nhau giữa các nhóm khách hàng hoặc người sử dụng.
¾
Ma trận chính sách định hướng: kỹ thuật tóm tắt lợi thế cạnh tranh của một
doanh nghiệp trên những thị trường cụ thể.

¾
Phân tích đối thủ cạnh tranh: kỹ thuật và phân tích để tìm ra vị thế cạnh
tranh tổng thể của doanh nghiệp.
¾
Phân tích nhân tố thành công then chốt: kỹ thuật nhằm xác định những khu
vực mà một doanh nghiệp cần phải làm tốt hơn để cạnh tranh thành công.
¾
Phân tích ma trận SWOT: một kỹ thuật ngắn gọn hữu ích để tóm tắt những
vấn đề then chốt nảy sinh từ việc đánh giá môi trường bên trong tác động của môi
trường bên ngoài đối với doanh nghiệp.
1.1.3- Lựa chọn chiến lược.
Quá trình này liên quan tới việc hiểu rõ bản chất các kỳ vọng của những nhà
góp vốn (nguyên tắc cơ bản) để xác định được các tùy chọn chiến lược, sau
đó đánh
giá và chọn lựa các tùy chọn chiến lược.
1.1.4- Thực hiện chiến lược.
Khi một chiến lược đã được phân tích và lựa chọn, nhiệm vụ sau đó là chuyển
nó thành hành động trong tổ chức.
1.2- Chiến lược phát triển ngành.
1.2.1- Các chiến lược cạnh tranh tổng quát.
PHÂN
TÍCH
CHIẾN
L
ƯỢC
LỰA
CHỌN
CHIẾN
L
ƯỢC

THỰC
HIỆN
CHIẾN
L
ƯỢC
Sơ đồ 1: Quá trình quản trị chiến lược.



Để tồn tại trong môi
trường cạnh tranh, công ty
phải tạo ra được lợi thế cạnh
tranh. Lợi thế cạnh tranh
được thể hiện dưới hai hình
thức cơ bản: chi phí thấp
hoặc khác biệt hóa. Kết hợp
hai hình thức cơ bản này của
lợi thế cạnh tranh với phạm
vi hoạt động của công ty sẽ
hình thành nên ba chiến lược
cạnh tranh tổng quát như sau:
1.2.1.1- Chiến l
ược chi phí thấp.
Mục tiêu của công ty
theo đuổi chiến lược cho phí
thấp nhất là vượt trội đối thủ
cạnh tranh bằng cách tạo ra
sản phẩm, dịch vụ với chi
phí thấp nhất. Chiến lược
này có các ưu điểm:

Thứ nhất, do chi phí
thấp, công ty có thể bán sản
phẩm với giá thấp hơn đối
thủ cạnh tranh mà vẫn giữ
nguyên mứ
c lợi nhuận.
Thứ hai, nếu xảy ra chiến tranh giá cả và các công ty cạnh tranh chủ yếu ở
khía cạnh giá cả khi ngành kinh doanh đi vào giai đoạn trưởng thành, công ty có chi
phí thấp hơn sẽ chịu đựng với sự cạnh tranh tốt hơn.
Thứ ba, công ty dễ dàng chịu đựng được khi có sức ép tăng giá của nhà cung cấp.
1.2.1.2- Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm.
Mục tiêu của chiến lược này là đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua việc tạo
ra sản phẩm được xem là duy nhất, độc đáo với khách hàng, thỏa mãn nhu cầu
khách hàng bằng cách thức mà các đối thủ cạnh tranh không thể. Chính khả năng
này đã cho phép công ty định giá “vượt trội” cho sản phẩm, tăng doanh thu và đạt tỷ
Hẹp

Rộng

CHI PHÍ THẤP KHÁC BIỆT HÓA
TẬP TRUNG DỰA
VÀO CHI PHÍ THẤP
NHẤT
TẬP TRUNG DỰA
VÀO KHÁC BIỆT
HÓA
PHẠM
VI
CẠNH
TRANH


NGUỒN CỦA LỢI THẾ CẠNH TRANH
Chi phí thấp nhất Khác biệt hóa
Sơ đồ 2: Các chiến lược cạnh tranh cơ bản.
Thấp
(chủ yếu là giá cả)

Thấp

Cao

Cao

Thấp hoặc cao
Thấp
(một hoặc một
vài phân khúc)
Quản trị sản xuất
và nguyên liệu
Nghiên cứu và
phát triển, Bán
hàng và Markrting
Bất kỳ thế mạnh
nào (tùy thuộc vào
chiến lược CP thấp
hay khác biệt hóa)
Khác biệt hóa
sản phẩm
Phân khúc
thị trường

Thế mạnh
đặc trưng
Chiến lược
chi phí thấp
Chiến lược
khác biệt hóa
Chiến lược
tập trung
Sơ đồ 3: Chiến lược cạnh tranh và các yếu tố nền tảng



suất lợi nhuận trên trung bình. Sản phẩm càng độc đáo, khác biệt so với đối thủ cạnh
tranh, nguy cơ bị cạnh tranh càng thấp, khả năng thu hút khách hàng càng lớn.
1.2.1.3- Chiến lược tập trung.
Khác với hai chiến lược trên, chiến lược tập trung chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu
cho một phân khúc thị trường nào đó, được xác định thông qua yếu tố địa lý, đối
tượng khách hàng hoặc tính chất sản phẩ
m.
Công ty có thể thực hiện chiến lược tập trung thông qua hai phương thức chi
phí thấp hay khác biệt hóa. Theo đó, chỉ tập trung vào thị trường đã chọn, nhằm đạt
được lợi thế cạnh tranh. Sự khác biệt sản phẩm trong chiến lược tập trung ở mức cao
hay thấp tùy thuộc vào việc công ty theo con đường chi phí thấp hay khác biệt hóa.

1.2.2- Chiến lược đầu tư và các giai đoạn phát triển ngành.
Mỗi giai đoạn phát
triển của ngành chứa đựng
những cơ hội và đe dọa khác
nhau nên có những ảnh
hưởng khác nhau đến chiến

lược đầu tư phát triển ngành.
Chẳng hạn sự cạnh tranh là ác
liệt nhất trước khi ngành bước
vào giai đoạn trưởng thành
trong khi không quan trọng
lắm ở giai đoạn ban
đầu.
Trong giai đoạn mới
hình thành còn phôi thai, tất cả các công ty - mạnh và yếu - đều chú trọng năng lực
cạnh tranh và chính sách phát triển sản phẩm, thị phần cho riêng mình. Do vậy,
chiến lược đầu tư thích hợp là chiến lược xây dựng nhằm mục đích xây dựng thị
phần, tạo lợi thế cạnh tranh. Giai đoạn này, công ty cần lượng vốn đầu tư lớn để xây
d
ựng năng lực nghiên cứu và phát triển, thiết lập lợi thế cạnh tranh.
Ở giai đoạn tăng trưởng, công ty có nhiệm vụ quan trọng nhất là củng cố vị trí,
chuẩn bị cho giai đoạn cạnh tranh ác liệt sắp tới. Do đó, chiến lược đầu tư thích hợp sắp
tới là chiến lược tăng trưởng, với mục đích duy trì vị thế cạnh tranh trong
điều kiện thị
trường đang tăng trưởng nhanh, xuất hiện nhiều đối thủ mới. Bên cạnh việc giữ vững thị
trường đã có, công ty còn cố gắng mở rộng thị trường, nhằm tăng thị phần. Đây là giai
đoạn công ty cần “dò tìm” thế mạnh của mình, đưa ra chiến lược cạnh tranh thích hợp.
Xây dựng thị phần

Tăng trưởng
Xây dựng thị phần
Tập trung

Mở rộng thị phần

Tập trung hay thu

ho
ạch/thanh toán
Phôi thai
Tăng trưởng
Cạnh tranh
ác liệ
t
Sơ đồ 4: Chiến lược đầu tư ứng với các giai đoạn phát triển của
àh
Duy trì và giữ vững
l
ợi nhuận
Thu hoạch hay thanh
toán/từ bỏ
Tập trung thu hoạch
ha
y giảm thiểu đầu tư

Thay đổi, thanh toán
ha
y từ bỏ
Trưởng thành
Suy thoái
Mạnh Yếu
VỊ THẾ CẠNH TRANH
CÁC
GIAI
ĐOẠN
PHÁT
TRIỂN

CỦA
NGÀNH



Ở giai đoạn cạnh tranh ác liệt, mức cầu sẽ tăng chậm và cạnh tranh về giá
cả hoặc tính năng sản phẩm trở nên quyết liệt. Các công ty mạnh sẽ cố gắng đầu tư
mạnh hơn nhằm thu hút, lôi kéo khách hàng từ các công ty yếu hơn. Nói cách khác,
mục tiêu là duy trì và tăng trưởng thị phần. Chẳng hạn, với chiến lược chi phí thấp,
việc đầu tư nhằm giám sát, hạ thấp chi phí là vấn đề sống còn – công ty có thể tồn
tại nếu chiến tranh giá cả xảy ra. Hoặc với công ty mạnh có chiến lược khác biệt hóa
trên diện rộng, đầu tư có thể hướng vào việc xây dựng năng lực marketing, dịch vụ
hậu mãi, hay đa dạng hóa sản phẩm.
Đến giai đoạn trưởng thành, nhịp độ tăng trưởng đã chậm lại, trong ngành
đã hình thành các nhóm chiế
n lược khác nhau. Chiến lược đầu tư giờ đây tùy thuộc
vào mức độ cạnh tranh trong ngành và lợi thế cạnh tranh của một công ty. Tuy
nhiên, nếu sự đầu tư không mạnh lắm, các công ty có thể theo hướng “hưởng thụ”
kết quả đầu tư ở giai đoạn trước: giảm tỷ lệ tái đầu tư, tăng phần lợi nhuận giành cho
cổ đông. Chiến lược này có thể kéo dài khi sự cạnh tranh còn ổn định.
Ở giai đoạn suy thoái của ngành, mức cầu về sản phẩm đã giảm, công ty có
thể bị mất năng lực phân biệt do xuất hiện công nghệ mới, hiệu quả hơn. Trước tình
huống này, công ty có thể sử dụng những chiến lược đầu tư khác nhau.
Đầu tiên, công ty có thể thực hiện chiến lược tập trung vào một phân khúc thị
trườ
ng nào đó hoặc chiến lược giảm thiểu đầu tư. Với chiến lược tập trung, công ty
cố gắng củng cố sản phẩm và thị trường, làm cho vị thế cạnh tranh tốt hơn: giới hạn
lại phạm vi sản phẩm, sắp xếp lại hướng đầu tư nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Điều đó
cho phép công ty tồn tại trong điề
u kiện ngành đang suy thoái.

1.2.3- Chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu: về thực chất là chiến lược chi
phí thấp. Nó có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước. Bất kỳ tổ chức
nào, hoạt động trong bất cứ lĩnh vực gì, việc xác định cho mình những bước đi trong
tương lai là điều kiện cơ sở bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của tổ chứ
c mình.
Hoạch định chiến lược nguồn nguyên liệu giấy là cơ sở chắc chắn cho một ngành
giấy Việt Nam trong tương lai mạnh hay tiếp tục phụ thuộc yếu tố nước ngoài.
Muốn đủ sức cạnh tranh với giấy ngoại, trước hết giấy Việt Nam phải không còn
phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Có đứng vững mới đi được, biết đi r
ồi
mới biết chạy và tiếp đến là bay. Không tự mình sản xuất lấy nguyên liệu giấy thì
đừng mơ tưởng hảo huyền tới việc cạnh tranh với giấy ngoại.
Vì vậy, chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt Nam là điều kiện
cơ sở bảo đảm Việt Nam tự đáp ứng được nhu cầu căn bản về giấy trong nước, sau
đó là cạnh tranh với nước ngoài trên thị trường thế giới. Cơ sở xây dựng và thực
hiện chiến lược dựa trên những khía cạnh sau:



-Nhu cầu về bột giấy nhập khẩu trong thực tế tăng qua các năm. Quy mô nhà
máy tăng lên cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Sự ra đời của các nhà máy mới làm tăng
lượng cầu về nguyên liệu bột giấy, khiến giá bột giấy nhập khẩu không ngừng tăng
lên. Các doanh nghiệp sản xuất bột giấy nước ngoài nhân cơ hội này mà làm giá.
Các doanh nghiệp sản xuất giấy trong nước vẫn biết điều này nhưng không còn cách
nào khác là đành chấp nhận mua vào, làm cho giá bán tăng lên.
-Xã hội phát triển kéo theo nhu cầu về giấy tăng lên cả về số lượng lẫn chất
lượng. Giá trị sử dụng của giấy trước đây chỉ bó hẹp trong phạm vi phục vụ học tập,
nghiên cứu, văn hóa thì nay nó đã mở rộng ra nhiều lĩnh vực mới như hội họa, trang
trí, bao gói, ẩm th
ực,…

-Nước ta có một nguồn tài nguyên rừng dồi dào, trải rộng dọc chiều dài của
đất nước. Do chính sách quản lý và trồng rừng còn nhiều yếu kém mà hàng chục
năm qua, rừng bị tàn phá một cách vô tội vạ. Tuy nhiên, trên cơ sở nhận thức tầm
quan trọng của rừng vốn là nguồn tài nguyên quý giá, nhà nước đã dần khắc phục
những yếu kém trong quản lý, bảo vệ và khai thác lợi ích từ tài nguyên rừng thông
qua hệ thống văn bản pháp lý. Đây là cơ sở pháp lý để củng cố và phát triển rừng
trồng nguyên liệu giấy, bảo đảm một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam về lĩnh vực
này. Trên cở sở đó, tiến hành khai thác và tạo lập vị thế cạnh tranh của ngành giấy.
*Cơ sở pháp lý và chính sách vĩ mô của nhà nước đối với chiến lược phát
triển vùng nguyên liệu giấ
y.
-Quyết định 160/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/9/1998
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Công nghiệp giấy đến năm 2010.

-Quyết định số 07/2007/QĐ-BCN của Bộ trưởng Công nghiệp ngày
30/01/2007 về việc phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp
giấy Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020.
-Luật bảo vệ môi trường năm 2005.
1.3- Lợi thế so sánh và Lợi thế cạnh tranh.
1.3.1- Lợi thế so sánh (LTSS): Lý thuyết về lợi thế so sánh được David Ricardo
(1772-1823) đề ra, xuất phát từ sự chênh lệch tương đố
i của chi phí sản xuất. Ông
cho rằng, sức sản xuất của hai nước khác nhau, một nước cho dù không sản xuất
được hàng hóa có chi phí tuyệt đối thấp, chỉ cần sản xuất ra hàng hóa có chi phí
tương đối thấp thì có thể tiến hành buôn bán với nước khác và làm cho mậu dịch của
hai bên đều có lợi. Ví dụ như Bồ Đào Nha sản xuất một đơn vị rượu vang cần 80
giờ, sản xuất một
đơn vị vải len cần 90 giờ; nước Anh sản xuất một đơn vị rượu
vang cần 120 giờ, sản xuất một đơn vị vải len cần 100 giờ. Về sản xuất hai mặt hàng
đó, Bồ Đào Nha đều ở vào địa vị có lợi tuyệt đối. Nếu Bồ Đào Nha xuất khẩu rượu

vang sang nước Anh, đổi lấy vải len vẫn có lợi. Bởi vì mộ
t đơn vị rượu vang của Bồ



Đào Nha chỉ có thể đổi được 0,89 đơn vị vải len của Anh, nếu đem rượu vang xuất
sang nước Anh thì có thể đổi được 1,2 đơn vị vải len, nhiều hơn 0,31 đơn vị so với
sản xuất trong nước. Nước Anh có thể dùng vải len để đổi lấy rượu vang của Bồ
Đào Nha, bởi vì nước Anh sản xuất một đơn vị vải len của Anh chỉ có thể đổ
i được
0,83 đơn vị rượu vang, nếu xuất sang Bồ Đào Nha thì có thể đổi được 1,125 đơn vị
rượu vang, tức nhiều hơn 0,295 đơn vị. Lý thuyết này của David Ricardo được xây
dựng trong điều kiện các yếu tố sản xuất, nhất là tư bản, khơng thể tự do lưu thơng
giữa các nước.
Như vậy, lợi thế so sánh là lợi thế đạt được trong trao đổ
i thương mại quốc tế,
khi các quốc gia tập trung chun mơn hố sản xuất và trao đổi những mặt hàng có
bất lợi nhỏ nhất hoặc những mặt hàng có lợi lớn nhất thì tất cả các quốc gia đều
cùng có lợi.
1.3.2- Lợi thế cạnh tranh theo quan điểm của Michael Porter
(1)
.
Trong tác phẩm Lợi thế cạnh tranh, Michael đề ra lý luận về chuỗi giá trị là nguồn
gốc cơ bản của LTCT. Theo đó, LTCT về cơ bản xuất phát từ giá trị mà một doanh
nghiệp có thể tạo ra cho người mua và giá trị đó vượt q chi phí mà xí nghiệp bỏ ra.
Theo lý luận này thì thơng tin, nhân tố kích thích, sức ép cạnh tranh; doanh
nghiệp chủ lực; thể chế, cơng trình hạ tầng; năng lực quan sát và k
ỹ năng củ con
người đều có tác dụng trong việc nâng cao năng suất sản xuất của một quốc gia.
Điều đó đồng nghĩa với các cơng ty của mỗi nước phải kiên trì nâng cao năng suất

ngành bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến cơng nghệ và nâng cao hiệu
quả sản xuất. Chỉ đi theo con đường đó, cơng ty mới có thể tham gia vào cạnh tranh
quốc tế. Ngượ
c lại nếu khơng có cạnh tranh quốc tế thì năng suất nước này khơng
thể gây ảnh hưởng đối với năng suất của nước khác. Nhưng nền thương mại và đầu
tư quốc tế đã tạo ra cơ hội nâng cao năng suất của tất cả các nước, đồng thời cũng
tạo sức ép cho các cơng ty lớn duy trì năng suất cao. Do vậy, mỗi nước có thể
chun kinh doanh những ngành mà các doanh nghi
ệp nước mình có năng suất cao
hơn, và nhập khẩu những hàng hóa, dịch vụ do đối thủ cạnh tranh ở nước ngồi sản
xuất mà trong nước chỉ có thể sản xuất với năng suất thấp, từ đó có thể nâng cao
năng suất bình qn trong nước.
Mặt khác, khi một nước trực tiếp tham gia cạnh tranh quốc tế thì tiêu chuẩn
về năng suất đối với mỗi ngành trong nướ
c ấy khơng còn là tiêu chuẩn trong nước
mà là tiêu chuẩn quốc tế. Điều đó thúc ép các cơng ty trong nước vừa phải cạnh
tranh với nhau, vừa phải cạnh tranh với các cơng ty nước ngồi.
(1)
Michael Porter là nhà khoa học nổi tiếng về quản lý của Mỹ, giáo sư đại học Harvard kiêm cố vấn của nhiều công ty lớn và các tổ
chức chính phủ trên thế giới. Ông là một trong những nhân vật có uy tín về sách lược cạnh tranh quốc tế. Năm 1983, Porter làm việc
trong Ủy ban về khả năng cạnh tranh của tổng thống Mỹ Ronal Reagan. Ông là người đầu tiên ở đại học Harvard mở ra môn học chiến
lược cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh. Trong lónh vực lý luận cạnh tranh ông đã xuất bản các cuốn sách : Chiến lược cạnh tranh năm 1980,
Lợi thế cạnh tranh năm 1985, Lợi thế cạnh tranh quốc gia năm 1990 và Dẫn chứng về chiến lược cạnh tranh năm 1992. Cuốn sách của
ông đã được giám đốc của 500 công ty lớn và các nhà phân tích chứng khoán coi như kinh thánh.



1.3.3- Vài dẫn chứng về quan hệ giữa lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh:
*Dẫn chứng quan hệ giữa lợi thế so sánh (LTSS) và lợi thế cạnh tranh ( LTCT).
Â

Một quốc gia khi phát triển ngành mà nảy sinh quan hệ kinh tế đối ngoại
thì LTSS và LTCT cũng sẽ tác động vào hoạt động kinh tế đối ngoại. Bất cứ nước
nào, dẫu là nước có nền kinh tế phát triển nhất cũng khơng thể có LTCT quốc tế ở
tất cả các ngành, do đó phải tận dụng LTSS.
Â
Một nước có những ngành có LTSS thì thường dễ hình thành LTCT. Nói
cách khác, LTSS có thể trở thành nhân tố nội sinh của LTCT, thúc đẩy năng lực
cạnh tranh quốc tế của những ngành đó tăng lên.
Â
LTSS của một ngành phải được thể hiện thơng qua LTCT của ngành ấy.
Trái lại, ngành khơng có LTSS thường khó hình thành và bảo vệ LTCT quốc tế.
LTSS và LTCT thường nương tựa vào nhau.

Â
Bản chất của LTSS và LTCT đều là so sánh về năng suất trên bình diện
quốc tế. Nhưng khác nhau ở chỗ: lý luận về LTSS nhấn mạnh việc so sánh năng suất
giữa các ngành khác nhau của quốc gia, còn lý luận về LTCT thì đặt nặng năng suất
giữa các ngành giống nhau của các nước.
1.3.4- Mô hình lợi thế cạnh tranh.

Chiến lược phát triển ngành được xây dựng dựa trên cơ sở nào, quy mơ tới
đâu, nhằm tới mục tiêu gì,… một cơng cụ khơng thể thiếu khi tiến hành thiết lập
chiến lược là dự báo nhu cầu và áp dụng một số mơ hình tốn học.
1.4- Một số phương pháp dự báo nhu cầu.
1.4.1- Các nhân tố tác động:
Lợi thế cạnh tranh
(Competitive Advantage)
Khả năng cạnh tranh
(Competitive Possibilities)
Vò thế cạnh tranh

(Competitive Position)
Năng lực cạnh tranh

Môi trường
bên n
goài
Sơ đồ
5: Mơ hình lợi thế cạnh tranh.



*Các nhân tố chủ quan: còn gọi là nhân tố bên trong nội bộ của doanh nghiệp,
bao gồm: chất lượng thiết kế, cách thức phục vụ khách hàng, chất lượng sản phẩm, giá
bán,... là những nhân tố mà doanh nghiệp có khả năng chủ động điều chỉnh kiểm soát.
*Các nhân tố khách quan: quan trọng nhất là thị trường, bao gồm: cảm tình
của người tiêu dùng, quy mô dân cư, sự cạnh canh, các nhân tố ngẫu nhiên. Ngoài ra
còn phải xét tới môi trường kinh tế bao gồm: luật pháp, tăng trưởng và phát triển
kinh tế, chu kỳ kinh doanh, lạm phát và thất nghiệp, chính sách tài chính và tiền tệ,
chính sách thu hút FDI, toàn cầu hóa,... Các nhân tố khách quan trên doanh nghiệp
không thể kiểm soát được, nhưng nhất thiết phải nắm vững khi tiến hành dự báo.









Sơ đồ

6: Các nhân tố tác động dự báo nhu cầu.
1.4.2- Tác động của chu kỳ sống của sản phẩm đối với dự báo:
Chu kỳ sống của sản phẩm là một nhân tố quan trọng cần được xem xét kỹ
trong quá trình dự báo nhất là đối với dự báo dài hạn. Các doanh nghiệp không thể
bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ của mình với một mức độ hoặc số lượng không
đổi trong m
ột thời gian dài.
Đó là do tác động của chu kỳ sống của sản phẩm gây ra. Phần lớn các sản
phẩm được chấp nhận trên thị trường có chu kỳ sống trải qua 4 giai đoạn như
sơ đồ

7 bên dưới.
Khi một sản phẩm nào đó được phổ biến trên thị trường, nó bắt đầu nổi tiếng
thì có nghĩa là sản phẩm đó đã đạt đến thời kỳ phát triển. Lúc này các đối thủ cạnh
tranh chắc chắn đang tìm cách giành lấy một phần thị trường của sản phẩm đó. Điều
này làm cho sản phẩm đó nhanh chóng đi vào giai đoạn chín muồi, hầu hết các sản

Thời gian
Nhu
cầu
Giá cả
Chất lượng
Phục vụ khách hàng
Thiết kế
Nhân
tố
bên
trong
Nhân tố ngẫu nhiên
Sự cạnh tranh

Quy mô dân cư
Cảm giác của người tiêu dùng
Nhân
tố
bên
ngoài
Các chính sách của Chính phủ
Chu kỳ kinh doanh
Thực trạng nền kinh tế
Luật pháp
Môi
trường
kinh
tế



phẩm đều không thể tồn tại mãi mãi. Sau giai đoạn chín muồi, nhu cầu về sản phẩm
này ngày càng giảm dần cho đến lúc chấm dứt hẳn.
Các sản phẩm đang nằm trong hai giai đoạn đầu (Introduction, Growth) cần dự
báo hơn là các sản phẩm đã nằm trong hai giai đoạn sau (Maturity, Decline).

Trong giai đoạn đầu của chu kỳ sống, ta chưa có đủ số liệu thậm chí không
có số liệ
u. Vì vậy phương pháp dự báo trong giai đoạn này thường dựa vào điều tra
thực tế trên thị trường, dựa vào nhận xét, phán đoán của các chuyên gia hoặc phân
tích các sản phẩm tương tự khác.
Trong các giai đoạn sau, ta ngày càng có nhiều số liệu hơn nên có thể sử
dụng phương pháp thống kê để dự báo và kết quả khả quan hơn.
Trong giai đoạn suy thoái mặc dù nguồn số liệu thống kê rấ

t dồi dào nhưng
thường chúng không giúp ích gì cho việc dự báo suy giảm. Lúc này ta lại phải sử
dụng phương pháp điều tra thị trường, phương pháp chuyên gia hay phân tích các
sản phẩm tương tự như đã làm trong giai đoạn đầu.
1.4.3- Một số phương pháp dự báo theo khuynh hướng.
1.4.3.1- Phương pháp dự báo theo khuynh hướng có xét đến biến động thời vụ.
Đối với một số mặt hàng, nhu cầu thị trường có tính chất bi
ến đổi theo thời vụ
trong năm. Nguyên nhân có thể do điều kiện thời tiết, địa lý hoặc do tập quán của
người tiêu dùng ở từng vùng có khác nhau (như Tết, hội, lễ,...). Chẳng hạn như nhu
cầu giấy viết định lượng 58 g/m
2
, 60 g/m
2
, 70 g/m
2
dùng sản xuất tập vở học sinh
tăng rất cao vào dịp tháng 6, 7 và 8 hàng năm (cho mùa tựu trường), giấy tráng phấn
như giấy Couché, giấy Bristol dùng in lịch vào những tháng cuối năm, giấy Duplex
dùng làm hộp bánh trung thu vào các tháng 6 và 7 hàng năm,...
Maturity Introduction Development
Doanh
thu,
Lợi
nhu
ận
R & D Giới thiệu Chín muồi Suy tàn Tăng trưởng
Thời gian
Sơ đồ 7: Chu kỳ sống của sản phẩm
Lợi nhuận

Decline
Growth
Doanh thu



Dự báo nhu cầu đối với mặt hàng này ta cần khảo sát mức độ biến động của
nhu cầu theo thời vụ bằng cách tính chỉ số thời vụ (còn gọi là chỉ số mùa) trên cở sở
dãy số thời gian đã điều tra được.
Chỉ số thời vụ được tính theo công thức sau:


Trong đó:
- I
s
:
chỉ số thời vụ.
- : số bình quân của tháng/quý cùng tên.

- : số bình quân chung của tất cả các tháng/quý trong dãy số.

1.4.3.2- Mô hình hồi quy tuyến tính.
Trong thực tế, đại lượng dự báo còn có thể bị tác động bởi nhiều nhân tố.
Chẳng hạn sản lượng lúa theo các năm thay đổi tùy theo lượng phân bón đã sử dụng
trong các năm đó, hoặc như doanh thu của một sản phẩm phụ thuộc vào chi phí quảng
cáo, doanh thu của một căn tin phụ thuộc vào mức lương của công nhân, sản lượng
bột giấy phụ thuộ
c vào diện tích rừng trồng cây nguyên liệu giấy... Nói cách khác, đại
lượng phân bón, chi phí quảng cáo, mức lương của công nhân, diện tích rừng trồng
cây nguyên liệu giấy là những đại lượng mà ta cần dự báo cho các năm sau.

Trong đề tài này, mối liên hệ nhân quả giữa 2 biến định lượng : diện tích rừng
trồng cây nguyên liệu giấy (x) và sản lượng bột giấy (y) không thể biểu diễn được
dưới dạng một hàm số chính xác mà chỉ
có thể biểu diễn gần đúng với dạng một
tương quan tuyến tính.





Hình (a) các chấm đại diện cho các cặp giá trị thực tế quan sát được (x,y)
phân tán ngẫu nhiên, và không có mối liên hệ giữa hai biến. Hình (b) thì mối quan
hệ đó gần như tuyến tính và cùng chiều. Hình (c) thể hiện mối liên hệ tuyến tính và
có chiều nghịch.
-Hệ số tương quan r
(pearson Correlation Coefficient)
: dùng để lượng hóa mức độ
chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng (khoảng cách hay tỷ lệ).

y
i
y
o
I
s
=
y
i
y
o

Y Y
X X
Y
X
(a) không có liên hệ
(b) Liên hệ tuyến
tính thu
ận
(c) Liên hệ tuyến
tính nghịch
r =
∑ ( x
i
– x )(
xi


x
)
n
i= 1
(n -1) S
x
S
y
(-1 ≤ r ≤ 1)





Trị tuyệt đối của r cho biết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính. Giá trị
tuyệt đối của r tiến gần đến 1 thì hai biến có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ (khi các
điểm phân tán xếp thành một đường thẳng thì trị tuyệt đối của r = 1). Khi đường thẳng
dốc lên như hình b thì r mang giá trị dương và khi đường thẳng dốc xuống như hình c thì
r mang giá trị âm. Giá trị r = 0 chỉ ra rằng hai biến không có mối liên hệ tuyến tính.
-Hồi quy tuyến tính: Nếu kết luận được là 2 biến có liên hệ tương quan
tuyến tính chặt chẽ với nhau qua hệ số tương quan r, thì có thể mô hình hóa quan hệ
nhân quả của chúng bằng mô hình hồi quy tuyến tính trong đó một biến được gọi là
biến phụ thuộc (hay biến được giải thích - y) và biến kia là biến độc lập (hay biến
giải thích - x). Mô hình được xây d
ựng từ dữ liệu mẫu có dạng :
Y = B
o
+ B
1
X
i



Trong đó: -X
i
là giá trị quan sát thứ i của biến độc lập.
-Y
i
là giá trị dự đoán (hay giá trị lý thuyết) thứ i của biến phụ thuộc, dấu mũ đại
diện cho giá trị dự đoán.
-B
o
và B

1
là hệ số hồi quy được xác định bằng phương pháp bình phương bé nhất.
1.5- Các Yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển.
1.5.1- Các yếu tố môi trường bên trong:

Mục tiêu đầu tiên của công ty là phục vụ quyền lợi và thỏa mãn các nhu cầu
đặc biệt của thị trường chiến lược đã chọn sẵn. Để thực hiện được các công việc
này, công ty tự liên kết với một số người cung ứng và trung gian để tiếp cận khách
hàng chiến lược. Hệ thống người cung ứng, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, công
chúng tạo thành các yếu tố của môi trường vi mô.
1.5.1.1- Ng
ười cung ứng: bao gồm các công ty và cá nhân cung cấp nguồn nguyên
vật liệu cần thiết cho doanh nghiệp và các đối thủ để sản xuất hàng hóa dịch vụ. Cung ứng
là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận, để đạt được mục tiêu đó, doanh nghiệp cần có:
Machines - Máy móc
Manpower – Nhân lực
5M Materials – Nguyên vật liệ
u
Money – Tiền
Management – Quản lý
1.5.1.2- Khách hàng: doanh nghiệp tự liên kết với người cung ứng và trung gian
để có thể cung cấp hiệu quả sản phẩm thích hợp cũng như các dịch vụ cho thị trường
mục tiêu của mình. Thường có 5 dạng thị trường khách hàng phổ biến như sau:
^
^



-Thị trường người tiêu thụ: cá nhân, hộ gia đình.

-Thị trường công nghiệp: các tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ vì mục đích lợi
nhuận hay để hoàn thành các mục đích của mình.
-Thị trường bán lại: các tổ chức mua hàng hóa để bán lại kiếm lời.
-Thị trường phi lợi nhuận, chính phủ: chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận
mua hàng hóa, dịch vụ để sản xuất dịch vụ công cộ
ng hay chuyển các hàng hóa này
cho người khác dùng.
-Thị trường quốc tế: người mua ở nước ngoài, gồm người tiêu thụ, sản xuất,
bán lại và các chính phủ.
1.5.1.3- Đối thủ cạnh tranh: doanh nghiệp thường phải đối phó với hàng loạt
đối thủ. Cách tốt nhất để nắm được toàn bộ sự cạnh tranh là biết được quan điểm
của khách hàng. Trong nền công nghiệp, doanh nghiệp tập trung chú ý đến các nhãn
hiệu cạ
nh tranh mà quên khai thác các cơ hội để mở rộng toàn bộ thị trường hoặc ít
ra chống rò rỉ. Sự cần thiết phải hiểu, duy trì trong suy nghĩ 5C là quan trọng trong
chiến lược cạnh tranh với các đối thủ trên thương trường. Cụ thể là:
Customer - Khách hàng.
Communication - Truyền thông cho khách hàng cái hơn.
5C Competitor - Lợi thế so với đối thủ.
Core Value - Lợi ích cốt lõi của sản phẩm.
Change - Thấy trước và thích nghi với s
ự thay đổi.
1.5.1.4- Công chúng: là những nhóm người có quyền lợi thực tế và hiển nhiên
tác động đến công ty. Công chúng có thể làm thỏa mãn hay ngăn cản khả năng công
ty hoàn thành mục tiêu. Các công chúng mà công ty thường gặp phải là: Công chúng
tài chính (ngân hàng, nhà đầu tư, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm ảnh hưởng
đến vốn của công ty), chính quyền, nội bộ,…
1.5.2- Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô:
1.5.2.1- Môi trường kinh tế:
Thứ nhất, tốc độ tăng tr

ưởng GDP, GNP và tốc độ tăng của thu nhập bình
quân đầu người là cơ sở để dự đoán dung lượng thị trường của từng ngành và thị
phần của doanh nghiệp.
Thứ hai, lãi suất và xu hướng của nó trong nền kinh tế tác động đến tiết kiệm,
tiêu dùng và đầu tư. Sự tác động đó ảnh hưởng khá mạnh tới hoạt động của doanh
nghiệp. Lãi suất tăng sẽ
khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn vay để mở



rộng quy mô sản xuất, làm thấp đi mức lời của doanh nghiệp. Đối với dân chúng, họ sẽ
gởi tiền vào ngân hàng nhiều hơn và hiển nhiên phần chi cho tiêu dùng sẽ giảm xuống.
Thứ ba, sự biến động của tỷ giá hối đoái vừa tạo ra những cơ hội và mối hiểm
nguy đe dọa hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là tác động trực tiếp
đến hoạt
động xuất nhập khẩu. Tỷ giá hối đoái là một trong những công cụ quan trọng mà
chính phủ thường sử dụng để điều chỉnh chiến lược xuất nhập khẩu của nước mình.
Thứ tư, lạm phát là nguyên nhân đẩy hoặc níu chân tốc độ tăng trưởng kinh
tế. Lạm phát cao tạo ra những rủi ro cho đầu tư của doanh nghiệp bởi nó không hấp
d
ẫn dân chúng trong vấn đề tiết kiệm, kéo theo sức mua giảm sút và hậu quả là nền
kinh tế bị đình trệ. Thiểu phát cũng gây nên hậu quả tương tự. Do vậy, một tỷ lệ lạm
phát vừa phải luôn cần thiết để khuyến khích đầu tư vào nền kinh tế, kích thích thị
trường tăng trưởng.
Thứ năm, hệ thống thuế và mức thuế là tác nhân làm cho lợi nhuận c
ủa doanh
nghiệp thay đổi theo cả hai hướng tốt và xấu. Mức thuế cao sẽ làm giá thành sản
phẩm tăng kéo theo lượng cầu giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế.
Thứ sáu, các biến động về chỉ số trên thị trường chứng khoán làm xáo động
giá trị cổ phiếu niêm yết. Sự bất ổn về chỉ số chứng khoán sẽ tạo ra những c

ơ hội
hoặc rủi ro đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
1.5.2.2- Môi trường văn hóa xã hội:
Bao gồm những chuẩn mực và giá trị đã được thừa nhận bởi một công đồng
dân tộc cụ thể. Các yếu tố nội tại của văn hóa ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động kinh
doanh như là: đạo đức, thẩm mỹ, lối sống, ngh
ề nghiệp; phong tục, tập quán, truyền
thống; những quan tâm và ưu tiên của xã hội; trình độ nhận thức, mặt bằng dân trí xã
hội; hôn nhân và gia đình; tín ngưỡng,… Những hiểu biết về văn hóa xã hội là điều
căn bản đối với một nhà quản trị trong khía cạnh xây dựng và quản trị chiến lược.
1.5.2.3- Môi trường chính trị:
Là hệ thống quan điểm, đường lối, chính sách của chính ph
ủ. Hệ thống luật
pháp với những quy định cho phép hay không cho phép, hoặc những ràng buộc mà
doanh nghiệp phải tuân thủ tuyệt đối. Vai trò của chính phủ trong điều hành và điều
tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ và các
chương trình quốc gia. Chính phủ vừa đóng vai trò là người quản lý, kiểm soát,
khuyến khích, tài trợ, ngăn cấm,… vừa đóng vai trò là khách hàng lớn của doanh
nghiệp (thông qua các chương trình chi tiêu công). Sau cùng, chính phủ là nhà cung
cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp.



1.5.2.4- Yếu tố dân số: sự tăng giảm dân số sẽ tác động mạnh mẽ đến chiến
lược doanh nghiệp. Những yếu tố cốt lõi của môi trường dân số bao gồm: tổng dân
số, tỷ lệ tăng dân số, kết cấu và xu hướng thay đổi của tháp dân số, tỷ suất sinh tự
nhiên, xu hướng dịch chuyển dân số giữa các vùng,…
1.5.2.5- Yếu tố công nghệ: đây là môi tr
ường cực kỳ năng động, thay đổi nhanh
chóng, chứa đựng cơ hội và nguy cơ đối với vận mệnh doanh nghiệp. Sự ra đời của

công nghệ mới sẽ làm tăng ưu thế cạnh tranh của sản phẩm thay thế, đe dọa các sản
phẩm truyền thống. Nó làm cho giá thành sản phẩm trở nên rẻ hơn nhưng có chất
lượng cao hơn và điều đó tự làm tăng tính cạnh tranh mạnh mẽ của nó. Mặt khác, sự
ra đời của công nghệ mới càng làm tăng hấp lực gia nhập ngành đối với các nhà đầu
tư mới, làm cho sân chơi càng trở nên chật chội hơn, cạnh tranh càng khốc liệt hơn.
Ngoài ra, sự bùng nổ của công nghệ mới sẽ làm cho vòng đời công nghệ trở nên ngắn
hơn, khiến áp lực rút ngắn thời gian khấu hao để giảm thiểu chi phí hao mòn vô hình.
1.5.2.6- Yếu tố tự nhiên: bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên,
đất đai, sông biển, các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên rừng
biển, sự trong sạch của môi trường nước và không khí,…


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Để xây dựng chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt Nam, đề tài
vận dụng những kiến thức về chiến lược phát triển ngành như chiến lược cạnh tranh
tổng quát, chiến lược chi phí thấp, chiến lược tập trung, lý thuyết về lợi thế so sánh,
lợi thế cạnh tranh, các phương pháp dự báo nhu cầu, các yếu tố tác động đến chiến
lược phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt Nam cũng là những nội dung quan trọng
mà đề tài vận dụng làm cơ sở lý luận. Đó là những nền tảng cơ sở cho việc phân tích
thực trạng ngành công nghiệp gi
ấy Việt Nam và từ đó đề xuất những giải pháp phát
triển nguồn nguyên liệu giấy ở Việt Nam.






Giấy là một trong những phát minh lâu đời và có giá trị của nền văn minh
nhân loại. Những tờ giấy cổ xưa làm từ xơ sợi thực vật đã được tìm thấy trong các di

vật khảo cổ niên đại 206 trước công nguyên đến niên đại 220 sau công nguyên thuộc
triều đại nhà Hán ở Trung Quốc. Lịch sử phát triển nghề giấy của thế giới đã ghi
nhận vào năm 105 sau công nguyên ở Trung Quốc, Thái Luân
1
là người đầu tiên
hoàn thành công nghệ xeo giấy bằng phương pháp thủ công (dùng liềm xeo) và góp
phần to lớn đưa nghề giấy lên một giai đoạn phát triển mới. Không lâu sau đó, nghề
làm giấy với phương pháp tương tự như của người Trung Hoa cũng đã xuất hiện tại
vùng Giao Chỉ (đất của Việt Nam bây giờ).
2.1- Bối cảnh ra đời và phát triển ban đầu của ngành giấy Việt Nam.
2.1.1- Thời k
ỳ Bắc thuộc.
Việt Nam và Trung Quốc có địa hình liền kề, nền chính trị ràng buộc nên
nghề giấy ở Việt Nam cũng xuất hiện rất sớm. Người Giao Chỉ xưa đã biết dùng vỏ
cây mật hương làm thành một thứ giấy bản tốt gọi là giấy mật hương. Giấy màu
trắng có vân như vẩy cá, mùi rất thơm, bỏ xuống nước cũng không tan.
Trong suố
t tiến trình lịch sử của dân tộc, nghề giấy của Việt Nam không
ngừng phát triển để phục vụ cho triều đình phong kiến cũng như nhu cầu trong
nước. Trong quá trình hình thành và phát triển của nghề làm giấy đã nổi lên một số
vùng, một số làng được cả nước biết tên. Đó là vùng giấy ở ngoại vi phía tây thành
Thăng Long, Yên Hòa-Kẻ Bưởi, tiếp đến là vùng giấy xứ Bắc gồm các làng Xuân Ổ
(Tiên Sơn) và Dương Ổ (Yên Phong), làng Ném Tiền, Đào Thôn, Châu Khê đều
thuộc tỉnh Bắc Ninh.
Đến nay, các sản phẩm giấy thủ công truyền thống gồm các loại chính sau
đây: giấy mật hương làm bằng vỏ cây gỗ trầm; giấy nhũ tương có màu vàng, bạc lấp
lánh, giấy điệp làm bằng vỏ cây dâu; giấy moi, giấy phèn làm từ vỏ ngoài cây dó,
mặt thô ráp, dùng để gói hàng; giấy quạt, giấy pháo Thô nhưng bền) dùng
để dán
quạt và quấn pháo; giấy lệnh làm từ vỏ cây dó, khổ rộng và đẹp dùng để viết lệnh

chỉ; giấy nghè (sắc) làm bằng dó tốt, trên mặt giấy còn nổi hình rồng mây, loại giấy
dùng riêng cho nhà vua viết sắc phong ban cho thần dân hay các quan.

1.
Thái Luân là một hoạn quan đời Hòa Đế nhà Hán ở Trung Quốc đã được phong tới tước Hầu. Thời đó đã có giấy làm bằng vỏ cây, giẻ rách
và lưới cũ, số lượng rất ít nên rất đắt và rất quý. Chính Thái Luân đã hoàn thiện công nghệ dùng liềm xeo ra giấy có chất lượng cao hơn hẳn
thời kỳ trước ông. Về sau ông bị tố cáo là có âm mưu với Hoàng Hậu nên bị buộc phải tự tử (Nguy
ễn Hiến Lê (1997). Sử Trung Quốc, trang
232 tập 1, Hà Nội, NXB Văn Hóa).




2.1.2- Giai đoạn 1945 - 1954.
Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã ra sắc lệnh về tổ chức quản lý ngành giấy, bãi bỏ Hội đồng Giấy đặt dưới
quyền của Tổng Thanh tra Khoáng chất và kỹ nghệ cũ, chuyển giao cho Bộ Kinh tế
Quốc dân (Nha Kỹ nghệ) quản lý về sản xuất và Bộ Tuyên truyền và Cổ động quản
lý về
phân phối, nhập khẩu giấy, bìa cho tiêu dùng trong nước.
Thời kỳ này, toàn quốc đã có 553 xưởng giấy. Năm 1949 sản xuất được 1.587
tấn. Ngoài nhu cầu giấy dùng cho giáo dục, cho công tác tuyên truyền phổ biến tài
liệu chính sách của Chính phủ, còn hai nhu cầu quan trọng nữa là:
Thứ nhất, phát hành đồng bạc Việt Nam (đồng bạc “Cụ Hồ”) cho tiêu dùng
và loại trừ ảnh hưởng của đồng tiền Đông Dương do Pháp phát hành.
Thứ
hai, phục vụ cho giáo dục bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ, sách báo
kháng chiến. Các báo xuất bản từ 1946 – 1954 được 77.212.128 số. Báo Sự Thật
tăng từ 8.000 – 11.000 bản/tuần, báo Nhân Dân 20.000 bản/ngày, báo Cứu Quốc
25.000 – 30.000 bản/ngày. Sách các loại có 8.915.972 cuốn.

Một số nhà máy giấy quy mô tương đối lớn đã ra đời trong giai đoạn này. Đó
là nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ (tiền thân là nhà máy giấy Đáp Cầu của Pháp), nhà
máy giấy Lửa Việ
t, nhà máy giấy Lam Sơn.
2.1.3- Giai đoạn 1954 - 1975.
2.1.3.1- Tại miền Bắc:
Năm 1959, với sự viện trợ của Trung Quốc, nhà máy giấy Việt Trì được xây
dựng với công suất 18.000 tấn/năm bằng thiết bị đồng bộ hoàn chỉnh từ khâu chuẩn
bị nguyên liệu tới nấu, nghiền, xeo giấy và hoàn thành; sản xuất giấy in, viết, giấy
vẽ. Trong 5 năm kể từ khi đi vào hoạt
động (1961) nhà máy đã sản xuất được 41.000
tấn, trong đó năm 1965 đạt mức cao nhất là 12.700 tấn giấy các loại. Với sự ra đời
của nhà máy giấy Việt Trì, lần đầu tiên nước ta đã tự túc được giấy in, viết cho học
tập của nhân dân và một phần xuất khẩu.
Từ 1965, nhà máy giấy Việt Trì một mặt vẫn tổ chức sản xuất theo quy định
của thời chi
ến, mắt khác sơ tán lập cơ sở sản xuất bằng máy xeo tròn 300 tấn/năm
tại Bắc Kạn. Nhà máy giấy Hoàng Văn thụ cũng sơ tán một bộ phận lên chợ Chu,
sản xuất sản phẩm 60-70 tấn/tháng, đồng thời giúp một số cơ sở địa phương ở các
tỉnh phía Bắc chế tạo 5 máy xeo thô.
Đến 1975, miền Bắc đã hình được mạng lưới công nghiệ
p giấy địa phương. Cùng
với các xí nghiệp có sẵn từ trước như giấy Hoàng Văn Thụ, giấy Việt Trì, giấy Vạn



Điểm, giấy Trúc Bạch, giấy Lam Sơn cung cấp các mặt hàng giấy in, viết, vẽ, gói diêm,
bìa tập học sinh, giấy pơluya, giấy gói, hệ thống máy xeo nhỏ địa phương cũng góp phần
đáng kể cung cấp giấy các loại cho nhu cầu văn hóa của nhân dân. Trên cơ sở lực lượng
đông đảo đó, Bộ Công nghiệp nhẹ quyết định thành lập Nhóm sản phẩm giấy phía Bắc

(do Nhà máy giấy Việt Trì làm chủ tịch) làm cầu nối liên kết cả ngành giấy lại.
2.1.3.2- Tại miền Nam: chủ lực là Công ty giấy và hóa phẩm Đồng Nai (Cogido)
ra đời năm 1959 và tiếp đó là Công ty kỹ nghệ Giấy Việt Nam (Cogivina) ra đời năm
1959. Công suất ban đầu của Cogido là 15.000 tấn bột giấy/năm và 21.000 tấn giấy/năm,
còn Cogivina là 5.000 tấn bột giấy/năm và 18.000 tấn giấy/năm. Những năm sau đó còn
xuất hiện các xí nghi
ệp giấy quy mô từ 3.000 – 5.000 tấn/năm như Nagico, Kiss Me,
Cogimeko (giấy Bình An), Sakygico, giấy Linh Xuân, giấy Viễn Đông chủ yếu sản xuất
các mặt hàng giấy mỏng: in, viết, quảng cáo, giấy vệ sinh, bìa tập học sinh. Tất cả các xí
nghiệp này đều tập trung ở vùng Biên Hòa, Bình Dương và TP.HCM.
2.1.4- Giai đoạn sau 1975 đến nay.
Thống nhất đất nước, nhiều xí nghiệp quy mô nhỏ ra đời nhưng ngành giấy
toàn quốc nói chung chưa có bước ti
ến đáng kể. Các xí nghiệp giấy trung ương ở phía
Bắc sản xuất trong tình trạng thiết bị công nghệ lạc hậu. Các xí nghiệp giấy trung
ương ở phía Nam tuy thiết bị công nghệ có khá hơn nhưng không có ngoại tệ để nhập
khẩu bột cho nên sản xuất bị đình trệ và ngày càng sa sút. Chủ trương trang bị thêm
thiết bị và sửa chữa các máy móc đã có nhằm phát huy năng lực sản xuất bột tại chỗ,
mặt khác tổ chức sơ chế bột tại các địa phương có sẵn nguyên liệu đã diễn ra liên tục
trong nhiều năm trời. Tuy nhiên, những cố gắng đó vẫn không thể ngăn cản được sự
sa sút của các cơ sở này: Giấy Tân Mai cũng chỉ có thể sản xuất xung quanh con số
sản lượng 10.000 tấn/năm, Giấy Đồng Nai thì trong khoảng 8.500 tấn/nă
m (thời gian
từ 1979 đến 1990). Vì Tân Mai và Đồng Nai là hai xí nghiệp lớn nhất của ngành giấy
lúc ấy nên sản lượng năm của Tổng Công ty từ 1979 – 1989 hầu như chỉ xoay quanh
con số 50.000 tấn/năm. Đó là thời kỳ khó khăn nhất của ngành giấy Việt Nam.
Năm 1982, ra đời Nhà máy Giấy Bãi Bằng quy mô lớn và hiện đại nhất cả
nước với công suất 55.000 tấn/năm, đem lại hy vọng lớ
n cho ngành giấy toàn quốc.
Tuy nhiên, đến năm 1986 xí nghiệp mới đạt đến 57% công suất, năm 1992 đạt xấp

xỉ 70%, cũng chưa tạo được chuyển biến gì đáng kể cho ngành giấy nói chung ngoài
việc đảm bảo ổn định được về cơ bản nhu cầu giấy viết với mức độ khiêm tốn thời
bấy giờ. Giấy Tân Mai thì từ năm 1978 bắt đầu ký kết dự án Sogée v
ề xây dựng dây
chuyền TM (công suất 40.000 tấn/năm) và lắp đặt máy xeo III (công suất 30.000
tấn/năm). Tuy nhiên, đến năm 1989, giấy Tân Mai mới đưa được xưởng bột vào



hoạt động và đến năm 1990 mới khởi động được máy xeo III, năm 1994 mới bắt đầu
phát huy công suất thật sự.
Thực tế, nhờ có sự ra đời, nâng cấp và dần dần đi vào nề nếp của hai con
chim đầu đàn nên Tổng Công ty Giấy Việt Nam mới bắt đầu vượt qua sản lượng
90.000 tấn/năm trong năm 1994 và năm 1995 vượt qua sản lượng 100.000 tấn/năm
(đạ
t 126.250 tấn), khởi đầu thời kỳ tăng trưởng cao của ngành giấy (toàn ngành đạt
215.000 tấn năm 1995).
Giai đoạn 1986 – 1991 có thể được coi là thời kỳ đình trệ nhất của ngành giấy
nhất là khu vực địa phương. Nhiều nhà máy giấy trung ương đều giảm tốc độ sản
xuất, thậm chí ngừng sản xuất do thiếu vốn và thiếu bột. Hàng loạt xí nghiệp giấy
địa ph
ương đóng cửa, tan rã, số cơ sở làm giấy còn lại khoảng 50% so với 5 năm
trước đó. Nguyên nhân của sự khủng hoảng là do nhà nước không đủ sức và không
thể duy trì mãi cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp. bản thân xí nghiệp thì cơ
sở vật chất yếu kém, lại thiếu vốn. Đất nước thì thiếu lương thực, năng lượng, nguồn
viện trợ bên ngoài bị cắt hoặc ngưng trệ, nhiều chính sách kinh tế xã hội gò bó,…
Chỉ đến khi mạnh dạn chuyển sang cơ chế thị trường (1986), các doanh
nghiệp giấy mới từng bước phát huy cao tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm, năng
động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ sản xuất, tìm ra mặt hàng phù hợp nhất để
sản xuất kinh doanh thì tình hình bắt đầu biến chuyển. Không những thế, sản xuất

kinh doanh toàn Tổng Công ty Giấy Việt Nam mới có điều kiện gắn kết với nhau,
vai trò Tổng Công ty trong tư vấn đầu tư, tìm kiếm thị trường, hỗ trợ kinh doanh
mới bắt đầu phát huy tác dụng của nó. Ngành giấy trung ương bắt đầu khởi sắc, nhất
là từ năm 1995 trở đi (đạt 126.250 tấn, toàn ngành đạt 215.000 tấn/năm) với sự vươn
lên mạnh mẽ củ
a giấy Bãi Bằng (50.622 tấn) và giấy Tân Mai (41.521 tấn)
Còn ngành giấy địa phương thì bắt đầu có chuyển động sớm hơn từ 1992 –
1993. Các cơ sở này đã tự tìm lối đi cho mình: cải tạo dây chuyền sản xuất, cải tiến
thiết bị để sản xuất ra những mặt hàng có lợi thế, dễ tiêu thụ, trong đó đại bộ phận
chuyển sang sản xuất giấy hộp. Công ty Gi
ấy Vĩnh Huê, Giấy Nhất Huê, Giấy Hải
Phòng và một loạt xí nghiệp mới quy mô nhỏ ở các tỉnh trung du phía Bắc chuyên
làm giấy vàng mã xuất khẩu. Giấy mai Lan, Giấy Linh Xuân, Giấy Trúc Bạch, Giấy
Lửa Việt chuyển sang làm giấy vệ sinh, giấy tissue. Giấy Xuân Hà, Giấy Đồng Tâm
chuyên làm giấy vệ sinh, giấy pơ-luya. Giấy Mục Sơn, Lam Sơn, Sông Lam, Rạng
Đông, Công ty bao bì Phú Thọ, An Bình, Công ty TNHH Giấy Sài Gòn chuyên sản
xuất giấy hộp và làm hộp.
2.2- Khái quát toàn cảnh ngành giấy.

×