Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận tìm hiểu về đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.61 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. Tổng quan về đất mặn
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu
tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Kéo theo các tác động xấu như nhiệt
độ trung bình tăng, hạn hán, thiên tai bão lũ, băng tan làm nước biển dâng…
Theo kịch bản biến đổi khí hậu tại nước ta, mực nước biển tăng 33 cm vào năm
2050 và 100 cm vào năm 2100. Hiện tượng này làm gia tăng quá trình xâm nhập
mặn, khiến cho nước sông, nước ngầm vùng ven biển cửa sông bị nhiễm mặn. Làm
tăng nhanh quá trình mặn hóa đất đai ven biển.
Ở nước ta diện tích đất mặn chiếm 1.272.255 ha (18% diện tích đất canh tác),
trong đó có 825.255 ha mặn vào mùa khô và 446.991 ha mặn thường xuyên không
sử dụng được trong nông nghiệp. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng Nam
Bộ như Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre và ở các tỉnh ven biển
vùng đồng bằng Bắc Bộ như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Ðịnh, Ninh
Bình và Thanh Hóa. Ngoài ra còn một số diện tích đất mặn nội địa phân bố ở Ninh
Thuận, Bình Thuận được xếp là đất mặn kiềm.
Xu hướng xâm nhập mặn ngày càng tăng, theo Viện Khoa Học Thủy Lợi Miền
Nam, nước mặn xâm nhập vào các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long sớm vào tháng
2, ranh 4 g/l , xâm nhập sâu đến 50 – 55 km, có cửa sông đến 60 – 70 km. Quá
trình mặn hóa diễn ra mạnh, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiêp,
thủy sản nước ngọt.
II. Mục đính nghiên cứu.
Từ việc nghiên cứu tìm hiểu rõ về đất mặn, chúng ta sẽ có những hướng giải
pháp cụ thể, thiết thực và dài hạn để cải tạo và sử dụng đất mặn. Do vậy việc tìm
Page 1 of 12
hiểu đặc điểm, sự hình thành, hay các quá trình mặn hóa đất tạo điều kiện thuận lợi
cho việc cải tạo và sử dụng bền vững quỹ đất.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Đặc điểm đất mặn
1. Khái niệm đất mặn


Đất mặn là đất chứa nhiều muối hòa tan (1-1,5% hoặc hơn), những loại muối
tan thường gặp trong đất là: NaCl, Na
2
SO
4
, CaCl
2
, CaSO
4
, MgCl
2
, NaHCO
3

Những loại muối này có nguồn
gốc khác nhau( nguồn gốc lục
địa, nguồn gốc biển, nguồn gốc
sinh vật học…), nhưng nguồn
gốc nguyên thủy của chúng là
các thành phần khoáng của đá
núi lửa. Trong quá trình phong
hóa đá, những muối này bị hòa
tan di chuyển tập trung ở những dạng địa hình trũng không thoát nước.
Ở vùng nhiệt đới mưa nhiều như Việt Nam, sự phong hóa đá xảy ra mạnh mẽ,
kể cả những loại muối khó tan như CaCO3, CaSO4… Cũng bị hòa tan và rửa trôi
ra sông, biển.
2. Đăc điểm tiêu biểu đất mặn.
Bảng 1: Bảng liệt kê một số đặc điểm tiêu biểu của đất mặn.
Đặc điểm Đất mặn
1. Hóa chất a. muối trung tính bao gồm các clorua và sunphát canxi, natri và

magiê chiếm tỉ lệ cao trong thành phần ion của đất mặn.
b. pH của đất mặn thấp hơn 8.5
c. Độ dẫn điện của đất mặn luôn lớn hơn 4 m / dS ở 25 ° C.
d. tỉ lệ trao đổi Natri: ESP < 15.
Tỉ lệ hấp phụ Natri: SAR < 13
Page 2 of 12
e. Mặc dù Na thường là cation hòa tan chiếm ưu thế, các giải pháp
đất cũng chứa số lượng đáng kể các cation hóa trị hai, ví dụ như Ca
và Mg.
f. Đất có thể chứa một lượng đáng kể các hợp chất canxi hòa tan ít,
ví dụ như thạch cao.
2. Vật lý a. Trong sự hiện diện của muối hòa tan vượt quá trung tính làm
phá vỡ cấu trúc của đất.
b. Tính thấm của đất nước và không khí kém hơn so với đất bình
thường.
3. Ảnh
hưởng về
tăng trưởng
thực vật
Trong đất mặn tăng trưởng thực vật có ảnh hưởng bất lợi:
a. Thông qua tác dụng của muối dư thừa về áp suất thẩm thấu của
dung dịch đất và kết quả là giảm lượng nước nước trong cơ thể
thực vật. Có thể làm thực vật mất nước và chết.
b. Có thể gây ngộ độc với một số loại thực vật thông qua độc tính
của các ion cụ thể, ví dụ như Na, Cl, B, vv;
4. Cải tạo
đất
Cải thiện đất mặn chủ yếu yêu cầu loại bỏ các muối hòa tan trong
tầng đất mặt thông qua thẩm thấu và thoát nước.
5. Địa lý

phân phối
Đất mặn có xu hướng chiếm ưu thế ở các vùng khô cằn và bán
khô hạn. Ngoài ra còn phân bố ở những vùng trũng, cửa sông, ven
biển…
6. Chất
lượng nước
mặt đất
Nước ngầm ở các khu vực chi phối bởi đất mặn có nồng độ điện
nói chung và nồng độ các muối cao.
3. Đặc điểm của một số nhóm đất mặn
3.1 Đất mặn sú vẹt đước:
Loại đất này có phản ứng trung tính và kiềm yếu, hữu cơ, các nguyên tố dinh
dưỡng có hàm lượng trung bình và khá, tỷ lệ Mg² tương đương Ca². Tổng số muối
tan lớn hơn 1% và Cl־ lớn hơn 0,25%. Đất mặn sú vẹt đước ở dạng chưa thuần
thục, tầng mặt thường dở đất dở nước đang trong quá trình bồi lắng, dạng bùn lỏng
lầy ngập, Bão hòa NaCl, glây mạnh. Ở Miền Bắc có thành phần cơ giới trung bình
và nặng ở Nam Bộ.
Page 3 of 12
3.2 Đất mặn nhiều:
Thường có Clˉ lớn hơn 0,25% , tổng số muối tan lớn hơn 1%. Về mùa mưa các
trị số trên thường hạ thấp hơn. Tỷ lệ Ca
2+
/Mg
2+
<1. Đất mặn nhiều thường chứa các
chất dinh dưỡng trung bình đến khá. Nhất là ở Nam Bộ. Thành phần cơ giới từ sét
đến limon hay thịt pha sét. Đất mặn ở Năm Bộ thường có thành phần cơ giới nặng
hơn và sâu hơn. Đất mặn ở Miền Bắc thường có thành phần cơ giới trung bình và
có nền cát hay cát pha ở độ sâu chưa đến 100cm, và ở độ sâu khoảng 50-80cm
thường gặp lớp cát xám xanh có xác vỏ xò, ốc biển.

3.3 Đất mặn trung bình và ít:
Mức độ Cl nhỏ hơn 0,25% và EC <4ms/cm, đất có phản ứng trung tính, xuống
sâu pH có tăng lên do nồng độ muối cao hơn. Tỷ lệ Ca
2+
/Mg
2+
<1, mùn, đạm trung
bình, lân trung bình và nghèo.
3.4 Đất mặn kiềm:
Trong đất mặn loại này có chứa nhiều Na
2
CO
3
và NaHCO
3
, đất có độ pH khá
cao ( pH>8).
4. Đặc trưng phẫu diện
 A(0-15cm) màu xám nâu ẩm, thịt pha sét, cấu trúc cục trung bình, ít lỗ hổng, dẻo
hơi chặt, có vết vàng nhỏ lẫn ít rễ cây, chuyển lớp từ từ.
 AC(15-60cm) màu nâu ẩm thịt pha sét, rất ít lỗ hổng, chặt, cấu trúc không rõ,
chuyển lớp từ từ.
 B(60-97cm) màu nâu hơi xám, ướt, sét pha limon, rất ít lỗ hổng , chặt , có vết glây
yếu , chuyển lớp rõ.
 C(97-160cm) màu nâu đen, ướt, thịt pha sét, glây yếu, dẻo, chặt.
II. Phân loại đất mặn.
1. Phân loại theo nguồn gốc phát sinh.
 Đất mặn duyên hải có ở những vùng ven biển, tính mặn này do sự tràn ngập của
nước biển và nước thường có pH thấp(Yoshida, 1981). Đất mặn duyên hải thường
có tổng số muối tan > 0,5% (tương đương với > 0,15% Cl) và nếu đạt mức độ mặn

trung bình > 0,25% (tương đương với > 0,05 Cl).
Page 4 of 12
 Đất mặn nội địa có ở những vùng khô và nửa khô. Tính mặn ở đây do nước dẫn
thủy hoặc nước ngầm. Sự bốc hơi cao dẫn đến muối tập trung cao ở vùng rễ và đất
có pH cao ( Yoshida, 1981 ).
2. Phân loại đất dựa vào độ dẫn điện của dung dịch đất và tỷ lệ muối tan:
 Đất mặn sú, vẹt, đước (Mn) - Gley Salic Fluvisols (FLsg).
 Đất mặn nhiều - Hapli Salic Fulsols (FLsh).
 Đất mặn trung bình và ít - Molli Salic Fulsoils ( FLsm).
 Đất mặn kiềm - Gleyic Solonetz.
III. Liên hệ tại địa phương
Tại huyện ven biển Kim Sơn của tỉnh Ninh Bình, phía nam giáp biển với chiều
dài bờ biển gần 18 km. Trên vùng đất nằm giữa hai cửa sông Càn và sông Đáy,
nước sông thường xuyên chụi tác động của biển, độ mặn trong nước biển biến
động từ 1 – 8 ‰.
Đất mặn có diện tích 65km
2
, chiếm 31.4% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện,
phân bố xen với đất phù sa ở các vùng cửa sông đổ ra biển thuộc các huyện đồng
bằng ven biển; được hình thành do phù sa sông lắng đọng trong môi trường nước
lợ hoặc bị nhiễm mặn.
Page 5 of 12
IV. Sự hình thành đất mặn( Sự mặn hóa)
1. Ðiều kiện hình thành
Ðất mặn được hình thành ở gần các cửa sông nơi có địa hình thấp chủ yếu ≤
1m, (nơi cao nhất cũng chỉ khoảng 2m so với mực nước biển), trên nền mẫu chất
kết hợp giữa phù sa sông và phù sa biển; phù sa biển trầm tích ở bên dưới còn phù
sa sông được phủ lên trên. Phù sa biển thường thô còn phù sa sông nhỏ mịn, chủ
yếu là sét vật lý. Các hạt phù sa dạng huyền phù do được vận chuyển ra cửa sông
sau đó gặp điều kiện hóa lý thay đổi của môi trường biển sẽ lắng đọng tạo thành

lớp bùn mịn có khi dày tới vài mét.
Thực vật ở đây gồm những cây ưa nước và chịu được mặn như sú (Acgicera
magas) gặp nhiều ở miền Bắc. Vẹt (Bruguiera gymnorhiza), đước (Rhizophora
apiculata) và một số cây khác như cói, dừa nước, cà giang phổ biến ở vùng ven
biển Nam Bộ.
2. Quá trình hình thành
Đất mặn là nhóm đất phù sa ven biển được hình thành do trầm tích sông và
biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước mặn biển theo thủy triều tràn vào hoặc
gián tiếp do nước mạch mặn từ biển ngấm vào. Như vậy, sự hình thành nhóm đất
mặn ở Việt Nam chủ yếu là do quá trình hóa mặn ở các vùng đất ven biển do tác
động của nước biển.
Sự hình thành đất mặn là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố: đá mẹ, đại hình
trũng không thoát nước, mực nước mặn nông, khí hậu khô hạn, sinh vật ưa muối…
Trong các yếu tố trên, yếu tố nước mặn là nguyên nhân trực tiếp là cho đất bị mặn.
Dựa vào nguồn gốc, đặc điểm tích lũy muối, người ta phân chia quá trình mặn
hóa làm 3 loại:
 Quá trình mặn hóa do ảnh hưởng của nước biển: Quá trình này xảy ra ở miền nhiệt
đới do ảnh hưởng của nước biển. Nước biển xâm nhập vào nội đồng theo sông
ngòi khi thủy triều lên cao, qua các trận mưa bão, vỡ đê biển hoặc vào mùa khô khi
Page 6 of 12
nước ngọt của các sông có lưu lượng thấp chảy ra biển, nước ngọt không đủ lực để
đẩy nước biển khi thủy triều mạnh. Nước mặn cũng có thể theo các mao mạch,
đường nứt cong đất, đi quanh các con đê biển thấm sâu vào trong nội đồng. Đây
cũng là quá trình mặn hóa đất đai chủ yếu đang diễn ra ở nước ta. Thành phần
muối ta trong đất mặn nước ta giống thành phần muối tan của nước biển.
 Quá trình mặn hóa lục địa: Ở những vùng khô hạn và bán khô hạn, các loại muối
khó tan vẫn còn lại trong đất, chỉ những muối dễ tan như: NaCl, MgCl
2
, NaCl
2


mới bị hòa tan, nhưng cũng không được vận chuyển đi xa, tích tụ ở những địa hình
trũng không thoát nước dưới dạng nước ngầm. Do điều kiện khô hanh và mực
nước ngầm cạn, muối được di chuyển và tập trung lên lớp mặt do quá trình bốc
hơi và thoát hơi nước.
Sự tích tụ muối ở các vùng trũng, thấp.
Các nguyên nhân gây nên mặn hóa lục địa là:
• Dâng nước mao quản từ nước ngầm ( nguyên nhân chính).
• Do gió chuyển muối cùng bụi từ biển và các hồ nước mặn.
• Do giáng thủy rửa trôi muối từ nơi có địa hình cao xuống thấp.
• Do sự khoáng hóa xác thực vật ưu mặn, trong chúng có chứa nhiều muối.
• Do sự tưới tiêu không hợp lí của con người.
 Quá trình mặn hóa thứ sinh: Ở những vùng khô hạn và bán khô hạn lượng mưa rất
thấp ( 200-500 mm/năm ), nền nông nghiệp có tưới và cần tưới là phổ biến. Do
việc quản lí đất và dùng nguồn nước bị nhiễm mặn, nền tầng đất mặt bị nhiễm
mặn, như vậy do tác động nhân sinh đã làm mặn hóa tầng đất mặt.
V. Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn
Page 7 of 12
1. Biện pháp cải tạo đất mặn
Đất mặn là loại đất có độ phì tiềm tàng, do vậy có thể áp dụng các biện pháp
cải tạo để trở thành đất nông nghiệp trồng trọt cho năng suất cao như một số nhóm
đất khác. Ta có thể cải tạo đất mặn thành đồng cỏ chăn nuôi bằng cách gieo các
loại cỏ chịu mặn làm thức ăn gia súc. Cải tạo đất mặn bằng biện pháp luân canh
cây trồng: lúa – tôm, lúa – cá. Cải tạo đất mặn bằng biện pháp tổng hợp.
Tùy theo điều kiện tự nhiên, điều kiện thủy văn, địa chất cũng như các đặc điểm
hóa lý riêng biệt của từng loại đất riêng biệt, đất mặn có thể được cải tạo bằng một
số biện pháp như sau:
1.1 Biện pháp thủy lợi:
Cần xây dựng 1 hệ thống hoàn chỉnh tưới tiêu nước nội động để có thể thực
hiện việc rửa mặt cho đất: cụ thể là đưa nước ngọt vào đồng ruộng, rồi cày bừa, sục

bùn để hòa tan các loại muối tan trong đất rồi ngâm ruộng và tháo nước tiêu.
Nếu thực hiện nhiều lần biện pháp này, độ mặn sẽ được giảm đáng kể. Mặc dù đây
là biện pháp cần có sự đầu tư lớn ban đầu nhưng hiệu quả mang lại cao và có tính
bền vững lâu dài.
1.2 Biện pháp cơ học
Cày sâu không lật, xới đất nhiều lần nhằm cắt đứt mao quản làm cho muối
không bốc lên tầng mặt. Dùng máy xúc, máy cào, máy ủi…để cào lượng muối trên
mặt. Cào đảo lớp muối trên mặt xuống tầng dưới.
1.3 Biện pháp sinh học
Trồng các giống cây chịu mặn phù hợp với từng giai đoạn cải tạo đất (trồng
cậy chịu mặn cao trước, rồi đến cây chịu mặn thấp sau). Hay còn gọi là cải tạo đất
mặn bằng luân canh cơ cấu cây trồng.
Page 8 of 12
1.4 Biện pháp hóa học
Na+ là ion quan trọng trong đất mặn và chủ yếu gây nên những tính chất lý/hóa
xấu cho đất. Ion này được tồn tại ở các dạng muối hóa tan như NaCl, NaHCO
3
,
Na
2
SO
4
, đặc biệt còn ở dạng trao đổi hấp phụ trên bề mặt keo đất. Vì vậy, để cái
tạo đất mặn, điều kiện tiên quyết đầu tiên là loại trừ ion Na
+
trong đất.
Ion Na
+
sẽ được loại bỏ khỏi đất bằng cách thay thế ion Ca
2+

vào.
Một số vật liệu/chất thường được áp dụng để thay thể ion Ca
2+
vào đất thay cho
ion Na
+
là: thạch cao CaSO
4
.2H
2
0; hay vôi CaCO
3
. Quá trình trao đổi/thay thế xảy
ra như sau:
[KĐ]
Na+
Na+
+ CaSO
4
[KĐ]
Ca2+
+ Na
2
SO
4
Na
2
CO
3
+ CaSO

4
CaCO
3
+ Na
2
SO
4
[KĐ]
Na+
Na+
+ CaCO3 [KĐ]
Ca2+
+ Na
2
CO
3
2. Sử dụng đất mặn
Một vấn đề nghiêm trọng trong việc sử dụng đất mặn là đất mặn gây ảnh
hưởng đáng kể đến năng suất cây trồng. Có nhiều thử nghiệm đã được tiến hành
nhằm nâng cao năng suất cây trồng trên đất mặn, các kết quả thu được cho thấy
rằng, nói chung, năng suất cây trồng không giảm đáng kể cho đến khi một mức độ
mặn đã vượt quá ngưỡng, và sau đó là sản lượng giảm khoảng tuyến tính khi độ
mặn tăng lên vượt quá ngưỡng này. Từ đó người ta có một công thức thể hiện mối
liên hệ giữa năng suất cây trồng và ngưỡng muối giới hạn đó, ta gọi đó là phương
trình hồi quy đối với sản lượng vượt quá ngưỡng điểm. Phương trình này thể hiên
mối quan hệ giữa (EC) và sản lượng (Y) (phần trăm) ở bất kỳ độ mặn cho đất và
được tính theo công thức:
Y = 100*( EC0 – ECe )/( EC0 – EC100 )
Trong đó : Y : Năng suất cây trồng tại vùng đất mặn có độ dẫn điện ECe
EC0 : Ngưỡng mặn đất mà tại đó năng suất cây trồng bằng 0

EC100 : Ngưỡng mặn đất mà tại đó năng suất cây trồng bằng 100%
Page 9 of 12
Bón thạch cao
Bón vôi
Bảng 2: Độ mặn của đất và sự tăng trưởng của cây trồng.
Độ mặn của
đất
Conductivity of the
Saturation Extract
(dS/m)
Ảnh hưởng về Cây Trồng
Không mặn 0-2 Độ mặn ảnh hưởng không đáng kể
Hơi mặn 2-4
Năng suất các loại cây trồng nhạy cảm có thể bị
hạn chế
Mặn vừa phải 4-8 Sản lượng nhiều loại cây trồng bị hạn chế
Rất mặn 8-16
Chỉ đạt năng suất đối với những giống cây trồng
chống chịu tốt
Rất rất mặn > 16
Chỉ có một vài loại cây trồng rất tốt, đặc hữu mới
chống chịu được.
Một trong những cây thường được trồng ở đất mặn là cây lúa nước, hiện nay
người ta lai tạo được một số giống lúa chịu mặn khá tốt. Đây cũng là cách mà
người ta thường sử dụng để cải tạo đất mặn. Để có thể có các giống có gen chịu
mặn, làm các cặp lai để chuyển gen chịu mặn sang các giống có đặc tính nông học
phong phú, cho năng suất chất lượng cao thì việc điều tra, nghiên cứu chọn các
giống có gen chịu mặn là vấn đề cơ bản trong khuynh hướng nghiên cứu chọn tạo
giống chịu mặn cho năng suất, chất lượng cao.
Mô hình trồng rừng ngập mặn bảo vệ đê biển và tăng cao tốc độ bồi lắng phù

sa lấn biển, nuôi tôm kết hợp trồng rừng ngập mặn, khôi phục rừng ngập mặn trong
các đầm nuôi tôm bị thoái hóa, cải tiến thiết kế đầm nuôi tôm lâm ngư nghiệp kết
hợp và trồng rừng ngập mặn trên bờ bao các đầm nuôi tôm.
Page 10 of 12

Kết quả cho thấy diện tích rừng với các loại cây bần, trang trưởng thành đã góp
phần làm giảm tới 75-83% độ cao của sóng biển truyền qua rừng ngập mặn so với
nơi không có rừng phòng hộ đê biển.
Việc tiến hành trồng rừng theo tỉ lệ 70% diện tích rừng ngập mặn với 30% diện
tích nuôi tôm, đã góp phần nâng tỷ lệ cây sống lên tới 80%, năng suất tôm nuôi
tăng gấp hơn 4 lần, từ 80 kg/ha/vụ lên 350 kg/ha/vụ, và hạn chế tình trạng bỏ
hoang các đầm nuôi
Đối với các vùng đất quá mặn.
Đôi khi các vùng đất mặn có nồng độ muối quá cao, việc cải tạo gặp nhiều khó
khăn, rất tốn kém về mặt thời gian, tiền bạc, công sức…hoặc điều kiện kinh tế,
khoa học kĩ thuật của vùng đó, quốc gia đó không đáp ứng được nhu cầu cải tạo.
Ta phải tìm cách sử dụng chính đất mặn đó. Một trong những biện pháp thường
được các nông dân thường sử dụng là nuôi trồng chính các giống cây trồng, vật
nuôi sống trong môi trường có nồng độ muối cao như vậy. Trồng các giống lúa
chống chịu mặn tốt. Kết hợp giữa trồng lúa với nuôi các loại thủy hải sản có khả
năng sống trong môi trường nước của đất mặn. Ở các vùng mặn hóa cao như cửa
sông, ven biển, ta có thể nuôi các loại tôm, cá, hải sâm…vốn quen sống trong môi
trường nước biển hoặc nước lợi. Các vùng ven biển ta có thể trồng một số loại cây
Page 11 of 12
đặc hữu của đất sìn mặn như đước, vẹt, sú, cói…vừa giúp giữ đất, vừa có thể mang
lại nguồn lợi về kinh tế.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
II. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Văn Khoa(chủ biên), Đất và Môi Trường, NXB Giáo Dục, 2003.
2. Lê Huy Bá – Lâm Minh Triết, Sinh Thái Môi Trường và Ứng Dụng, NXB
Khoa Học và Kĩ Thuật, 2005.
3. Đoàn Văn Điếm(chủ biên), Tài Nguyên Thiên Nhiên, NXB Đại Học Nông
Nghiệp,2012.
4. Nguyễn Hữu Thành, Bài giảng Hóa học đất, Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội,
2007.
5. Lê Quang Trí, Tài Nguyên đất, Đại Học Cần Thơ, 2000.
6. Hội khoa học đất Việt Nam: Đất Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, 2000.
7. Lê Đức và Trần khắc Hiệp, Đất và bảo vệ đất, Đại học Khoa Học Tự Nhiên,
2005.
8. :khoa hoc@doi song-Nguon goc va ban chat cua dat
man va dat kiem.
9. />dat-o-huyen-ven-bien-kim-son-tinh-ninh-binh.html.
10. />121632.html.
Page 12 of 12

×