Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

đánh giá kỹ thuật mạ ném và mạ cấy trong mô hình lúa tôm tại u minh thượng tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.6 KB, 86 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL














TÔ ANH THƢ



ĐÁNH GIÁ KỸ THUẬT MẠ NÉM VÀ MẠ CẤY
TRONG MÔ HÌNH LÚA TÔM TẠI
U MINH THƢỢNG TỈNH KIÊN GIANG





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC









Cần Thơ, 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL











TÔ ANH THƢ


ĐÁNH GIÁ KỸ THUẬT MẠ NÉM VÀ MẠ CẤY
TRONG MÔ HÌNH LÚA TÔM TẠI
U MINH THƢỢNG TỈNH KIÊN GIANG



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phát Triển Nông Thôn – Khóa 37
Mã ngành: CA11X5A1

Cán bộ hƣớng dẫn
Ths. TRẦN HỮU PHÚC







Cần Thơ, 2014
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ tài liệu nào trƣớc đây.
































Cần thơ, ngày 27 tháng 04 năm 2014
Sinh viên thực hiện




Tô Anh Thƣ

ii


TIỂU SỬ BẢN THÂN

1. LÝ LỊCH
Họ và tên: Tô Anh Thƣ Giới tính: Nữ
Năm sinh: 17/08/1992 Dân tộc: Kinh
Quê quán: Thạnh Trị - Sóc Trăng
Nơi sinh: Thạnh trị - Sóc Trăng
Ngành học: Phát triển nông thôn Khóa: 37
Lớp: CA11X5A1 Điện thoại: 0939007489
Email: MSSV: 4114973
Cha: Tô La Tân Mẹ: Phùng Thị Kim Cúc
Năm sinh: 1966 Năm sinh: 1971
Nghề nghiệp: Làm ruộng Nghề nghiệp: Làm ruộng
2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Năm 1997 – 2003: Học tại Trƣờng tiểu học Tuân Tức I, xã Tuân Tức, huyện
Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng.
Năm 2003 – 2007: Học tại Trƣờng THCS Tuân Tức, xã Tuân Tức, huyện
Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng.
Năm 2011 đến nay (2014): Học ngành Phát triển nông thôn (Khóa 37) tại
Trƣờng Đại học Cần Thơ, đƣờng 3/2, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.








Cần Thơ, ngày 27 tháng 04 năm 2014
Ngƣời khai




Tô Anh Thƣ
iii


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

Xác nhận của cán bộ hƣớng dẫn về đề tài: “Đánh giá kỹ thuật mạ ném và mạ
cấy trong mô hình lúa tôm tại U Minh Thƣợng tỉnh Kiên Giang” do sinh
viên Tô Anh Thƣ lớp Phát triển nông thôn khóa 37 (CA11X5A1) VIỆN
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG thực hiện
từ tháng 9/2013 đến tháng 3/2014.
Ý kiến của cán bộ hƣớng dẫn
























Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Cán bộ hƣớng dẫn




THS. TRẦN HỮU PHÚC


iv

XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN TÀI NGUYÊN CÂY TRỒNG

Xác nhận của Bộ môn Tài nguyên Cây trồng, Viện Nghiên cứu Phát triển đồng
bằng sông Cửu Long về đề tài: “Đánh giá kỹ thuật mạ ném và mạ cấy trong
mô hình lúa tôm tại U Minh Thƣợng tỉnh Kiên Giang” do sinh viên Tô Anh
Thƣ lớp Phát triển nông thôn khóa 37 (CA11X5A1) VIỆN NGHIÊN CỨU
PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG thực hiện từ tháng 9/2013
đến tháng 3/2014.

Ý kiến của Bộ môn Tài Nguyên Cây trồng






















Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
B.M Tài Nguyên Cây trồng
v

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬULONG
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chứng nhận báo cáo với đề tài:”Đánh
giá kỹ thuật mạ ném và mạ cấy trong mô hình lúa tôm tại U Minh Thƣợng
tỉnh Kiên Giang” do sinh viên Tô Anh Thƣ lớp Phát triển nông thôn khóa 37
(CA11X5A1) VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG thực hiện từ tháng 9/2013 đến tháng 3/2014 và bảo vệ trƣớc hội đồng.
Báo cáo luận văn tốt nghiệp đã đƣợc hội đồng đánh giá
mức
.Ý kiến hội đồng:




















Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Chủ tịch hội đồng

vi

LỜI CẢM TẠ

Trƣớc tiên tôi xin kính gởi đến đấng sinh thành lòng biết ơn sâu sắc nhất, cha
mẹ đã cho tôi hình hài, khối óc và không ngại những khó khăn, vất vả, tảo tần
chăm lo, dành những điều kiện tốt nhất để tôi có thể đƣợc ăn học đến ngày hôm
nay.
Xin chân thành cảm tạ thầy Nguyễn Công Toàn đã tận tình hƣớng dẫn,
truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, động viên và giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này, đặc biệt là những tình cảm, sự quan tâm của thầy
dành cho lớp, tận tình dìu dắt chúng tôi bƣớc qua giảng đƣờng đại học.
Xin chân thành cảm tạ Thầy Thạc sĩ Trần Hữu Phúc, ngƣời đã trực tiếp
hƣớng dẫn, chỉ dạy tận tình để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn, cũng nhƣ đã chia
sẽ cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báo trong học tập.
Xin chân thành cảm tạ quý thầy cô Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng
sông Cửu Long – Trƣờng Đại hoc Cần Thơ và quý thầy cô đã trực tiếp giảng dạy,
truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập tại
trƣờng.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị cán bộ Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng
bằng sông Cửu Long – Trƣờng Đại học Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ trong suốt
khóa học.
Xin chân thành cảm ơn gia đình bạn Võ Đắc Iêl đã hỗ trợ tạo điều kiện cho
tôi thực hiện đề tài này.
Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn Võ Đắc Iêl, Lê Thị Anh Thƣ, Nguyễn Thị
Ngoan, đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả các bạn của lớp Phát triển nông thôn khóa 37
đã luôn ở bên cạnh cùng tôi nỗ lực và phấn đấu trong học tập rèn luyện suốt thời
gian học đại học.





vii

Tô Anh thƣ, 2014. Đánh giá kỹ thuật mạ ném và mạ cấy trong mô hình lúa
tôm tại U Minh Thƣợng tỉnh Kiên Giang. Luận văn tốt nghiệp đại học, chuyên
ngành Phát triển nông thôn, Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu
Long, trƣờng Đại học Cần Thơ.
Cán bộ hƣớng dẫn: ThS. Trần Hữu Phúc

TÓM LƢỢC
Đề tài:“ Đánh giá kỹ thuật mạ ném và mạ cấy trong mô hình lúa tôm tại
U Minh Thƣợng tỉnh Kiên Giang” đƣợc thực hiện nhằm mục tiêu tìm hiểu
những thuận lợi và hạn chế trong sản xuất bằng phƣơng pháp mạ ném và tìm ra
đƣợc phƣơng canh tác phù hợp và thích nghi trong vùng đất mặn (lúa – tôm).
Thông qua việc điều tra khảo sát 30 nông hộ áp dụng phƣơng pháp mạ ném
tại Minh Thuận, U Minh Thƣợng. Nhìn chung nông dân chủ yếu trồng các giống
lúa dài ngày, đặc biệt là Một bụi đỏ và ST5 đây là 2 giống lúa có khả năng chịu
mặn trong mô hình tôm – lúa. Qua kết quả điều tra, đa số nông hộ bón phân, phun
thuốc rất ít nhằm để bảo vệ môi trƣờng nuôi tôm luân canh. Tuy nhiên năng suất
khá thấp nhƣng đổi lại có một mô hình tôm – lúa rất bền vững để ngƣời dân nơi
đây tiếp tục sản xuất và phát triển.
Thí nghiệm đƣợc bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại hai
nhân tố, với 18 nghiệm thức mỗi nghiệm thức là một giống gồm: Một bụi đỏ, ST5,
Huyết Rồng và một trong hai phƣơng pháp cấy và mạ ném. Mạ đƣợc gieo khô trên
sân nhà. Cấy khi mạ 22 ngày tuổi, mật độ cấy 30 x 40 cm.
Các chỉ tiêu theo dõi: Đặc tính nông học, các thành phần năng suất và năng suất
thực tế, một số đặc tính về phẩm chất gạo, đƣợc đánh giá theo phƣơng pháp của
IRRI.

Ba giống lúa thí nghiệm ngoài đồng đều có năng suất thực tế ở nghiệm thức
ném cao hơn nghiệm thức cấy, thời gian sinh trƣởng dài từ 120 ngày trở lên nên
thich hợp với làm lúa một vụ, năng suất tƣơng đối thấp dƣới 4 tấn/ha, có khả năng
chịu mặn, phẩm chất gạo phù hợp với yêu cầu tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu.
Trong đó Một bụi đỏ là giống lúa thích nghi tốt với phƣơng pháp mạ ném và điều
kiện tự nhiên ở Minh Thuận – U Minh Thƣợng.


viii

DANH SÁCH HÌNH
Tên hình
Trang
Hình 2.1: Bản đồ hành chính của U Minh Thƣợng, Kiên Giang
3
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm tại ruộng tôm Minh Thuận, huyện U
Minh Thƣợng
19
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện giống lúa đƣợc sử dụng của nông hộ tại Minh
Thuận
26
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện diện tích canh tác lúa của nông hộ
27
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện vị trí luống mạ của nông hộ
28
Hình 4.4: Tuổi mạ trƣớc khi nông hộ đem mạ canh tác tại Minh Thuận
30
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện mức nƣớc khi ném mạ của nông hộ tại Minh
Thuận
31

























ix

DANH SÁCH BẢNG
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1: Ảnh hƣởng của mật độ cấy đến các yếu tố năng suất và

năng suất lúa ( Đại học Nông Nghiệp I, 1978)
14
Bảng 3.1: Đánh giá khả năng nẩy chồi theo IRRI (1996)
21
Bảng 3.2: Phân loại tỷ lệ gạo lức theo IRRI (1996)
22
Bảng 3.3. Phân loại tỷ lệ gạo trắng theo IRRI (1996)
23
Bảng 3.4: Phân loại tỷ lệ gạo nguyên theo IRRI (1996)
23
Bảng 3.5: Phân loại chiều dài hạt gạo theo IRRI (1996)
23
Bảng 3.6: Phân loại hình dạng hạt gạo theo IRRI (1996)
23
Bảng 3.7: Phân cấp độ bạc bụng theo IRRI (1996)
24
Bảng 4.1:Biểu đồ thể hiện giống lúa nông hộ sử dụng tại Minh
Thuận, U Minh Thƣợng.
25
Bảng 4.2: Diện tích canh tác của nông hộ tại xã Minh Thuận
(ĐVT:ha)
26
Bảng 4.3: Mật độ gieo mạ của nông hộ tại Minh Thuận, U Minh
Thƣợng (ĐVT: kg/100m
2
)
28
Bảng 4.4: Vị trí luống mạ của nông hộ tại Minh Thuận, U Minh
Thƣợng
28

Bảng 4.5: Tuổi mạ trƣớc khi nông hộ đem mạ canh tác tại Minh
Thuận
29
Bảng 4.6: Số nông hộ sử dụng phân thuốc hóa học cho mạ
30
Bảng 4.7: Số nông hộ bón lót
31
Bảng 4.8: Mật độ ném mạ của nông hộ
32
Bảng 4.9: Thời gian ném mạ của nông hộ
32
Bảng 4.10: Số lần sử dụng thuốc hóa học của nông hộ
33
Bảng 4.11: Số lần bón phân của nông hộ
33
Bảng 4.12: Lƣợng phân bón của nông hộ
34
Bảng 4.13: Năng suất từ canh tác lúa của nông hộ
35
Bảng 4.14: Lý do sử dụng phƣơng pháp mạ ném của nông hộ
35
x

Bảng 4.15: Thời gian sinh trƣởng của 3 giống lúa sản xuất trên mô
hình lúa – tôm tại Minh Thuận, U Minh Thƣợng
36
Bảng 4.16: Diễn biến chiều cao cây (cm) khác biệt giữa nghiệm thức
cấy và ném của 3 giống lúa khảo sát ở Minh Thuận, U Minh Thƣợng
39
Bảng 4.17:Diễn biến số chồi/m

2
khác biệt giữa nghiệm thức cấy và
ném của ba giống lúa thí nghiệm tại Minh Thuận, U Minh Thƣợng.
41
Bảng 4.18: Diễn biến số lá của ba giống lúa thí nghiệm tại Minh
Thuận, U Minh Thƣợng.
42
Bảng 4.19: Chiều dài bông (cm) của ba giống lúa thí nghiệm đƣợc
trồng tại Minh Thuận, U Minh Thƣợng.
43
Bảng 4.20: Thành phần năng suất và năng suất thực tế của ba giống
lúa thí nghiệm ở Minh Thuận, U Minh Thƣợng.
44
Bảng 4.21: Tỷ lệ gạo lứt (%), tỷ lệ gạo trắng (%) và tỷ lệ gạo nguyên
(%) của ba giống lúa áp dụng phƣơng pháp mạ ném ở Minh Thuận, U
Minh Thƣợng.
46
Bảng 4.22: Chiều dài (mm), chiều rộng (mm) và hình dạng hạt gạo
của ba giống lúa sử dụng phƣơng pháp mạ ném thí nghiệm tại Minh
Thuận, U Minh Thƣợng.
47
Bảng 4.23: Tỷ lệ bạc bụng cấp 0, cấp 1, cấp 5, cấp 9 của ba giống lúa
áp dụng phƣơng pháp ném ở Minh Thuận, U Minh Thƣợng.
48

















xi

TỪ VIẾT TẮT

APX: Ascorbate Peroxidase
CaCl
2
: CanxiClorua
CAT: Catalase
CEC: độ dẫn điện của chất ly trích lúc đất bão hòa
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
ĐVT: Đơn vị tính
EC: Độ dẫn điện
GR: và Glutathione Reductase
HTX: Hợp tác xã
Na
2
SO
4
: Sodium Sulphate

NaCl: Natriclorua
NaHCO
3
: NatribiCacbonat
NLNN: Nông Lâm Ngƣ Nghiệp
NSKC: Ngày sau khi cấy
POD: Peroxidase
SOD: Superoxide Dismutase
TGST: Thời gian sinh trƣởng











xii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
TIỂU SỬ BẢN THÂN ii
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN iii
XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN VÀ CÂY TRỒNG iv
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG v
LỜI CẢM TẠ vi

TÓM LƢỢC vii
DANH SÁCH HÌNH viii
DANH SÁCH BẢNG ix
TỪ VIẾT TẮT xi
MỤC LỤC xii
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
CHƢƠNG 2: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ CỦA HUYỆN U MINH THƢỢNG 2
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MẠ NÉM Ở VIỆT NAM 4
2.2.1. Tình hình sản xuất mạ ném ở Tân Yên (Bắc Ninh) 4
2.2.2. Tình hình sản xuất mạ ném ở Đông Lĩnh (Đông Hƣng) 4
2.2.3. Tình hình sản xuất mạ ném ở Thọ Xuân (Thanh Hóa) 4
2.3. ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG LÚA THÍ NGHIỆM 5
2.4. NĂNG SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT 5
2.4.1. Năng suất 5
2.4.2. Số bông trên m
2

6
2.4.3. Số hạt chắc trên bông 6
2.4.4. Tỷ lệ hạt chắc 7
2.4.5. Trọng lƣợng 1000 hạt 7
2.5. TÌNH HÌNH XÂM NHẬP MẶN Ở ĐBSCL NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM
2013 8
2.6. ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC 9
2.6.1. Thời gian sinh trƣởng 9
2.6.2. Chiều cao cây 10
2.6.3. Tỷ lệ chồi hữu hiệu 10
2.6.4. Chiều dài bông 11
2.7. PHẨM CHẤT HẠT GẠO 11

2.7.1. Tỷ lệ gạo lức, tỷ lệ gạo trắng và tỷ lệ gạo nguyên 11
2.7.2. Chiều dài và hình dạng hạt gạo 12
2.7.3. Độ bạc bụng 13
2.8. ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY ĐẾN YẾU TỐ NĂNG SUẤT VÀ
NĂNG SUẤT LÚA 13
2.8.1. Quan hệ giữa mật độ cấy và diện tích dinh dƣỡng 14
2.9 ĐẤT MẶN 15
2.10. ẢNH HƢỞNG CỦA STRESS MẶN ĐỐI VỚI THỰC VẬT 16
xiii

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 18
3.2. VẬT LIỆU THÍ NGHIỆM 18
3.2.1. Giống lúa 18
3.2.2. Các thiết bị dùng trong nghiên cứu 18
3.3. PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 18
3.3.1. Bố trí thí nghiệm 18
3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi 19
3.3.3. Phƣơng pháp canh tác 19
3.3.4. Điều tra phỏng vấn nông hộ 20
3.3.5. Phƣơng pháp đánh giá chỉ tiêu nông học 20
3.4. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 24
CHƢƠNG 4:KẾT QUẢ THẢO LUẬN 25
4.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NÔNG HỘ TẠI XÃ MINH THUẬN – U MINH
THƢỢNG – KIÊN GIANG 25
4.1.1. Giai đoạn làm mạ của các nông hộ 25
4.1.2. Gieo mạ 29
4.1.3. Ném mạ 31
4.1.4. Chăm sóc lúa sau khi ném 32
4.1.5. Hiệu quả kinh tế 34

4.2. ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC 36
4.2.1. Thời gian sinh trƣởng 36
4.2.2. Chiều cao cây 37
4.2.3. Số chồi trên m
2
39
4.2.4. Diễn biến số lá 41
4.2.5. Chiều dài bông 42
4.3. THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT THỰC TẾ 43
4.3.1. Số bông/m
2
43
4.3.2. Hạt chắc trên bông 44
4.3.3. Trọng lƣợng 1000 hạt (g) 45
4.3.4. Năng suất (tấn/ha) 45
4.4. ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT GẠO TRONG PHƢƠNG PHÁP NÉM 46
4.4.1. Tỷ lệ xay chà 46
4.4.2. Kích thƣớc và hình dạng hạt gạo 47
4.4.3. Tỷ lệ bạc bụng 48
4.5. NHẬN XÉT CHUNG 49
4.5.1. Kết quả khảo sát tình hình mạ ném tại Minh Thuận 49
4.5.2. Các giống lúa thí nghiệm 49
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51
5.1. KẾT LUẬN 51
5.2. KIẾN NGHỊ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
PHỤ LỤC
1

CHƢƠNG 1

GIỚI THIỆU
Lúa là cây trồng cổ truyền của Việt Nam và là cây trồng quan trọng nhất hiện
nay vì diện tích gieo trồng lúa chiếm đến 61% diện tích trồng trọt cả nƣớc và 80%
nông dân Việt Nam là nông dân trồng lúa và là lƣơng thực thiết yếu hàng đầu của
ngƣời Việt Nam. Chính vì tầm quan trọng của lúa gạo, thời gian qua Chính phủ
Việt Nam luôn luôn đặt phát triển lúa gạo là nhiệm vụ trung tâm của phát triển
nông nghiệp và đã có những đầu tƣ thích đáng cho xây dựng cơ sở hạ tầng, nhờ
vậy chỉ trong vòng 30 năm đã biến nhiều vùng đất khó khăn trở thành những vùng
đất trồng lúa trù phú cho đất nƣớc, mà điển hình nhất là vùng Đồng bằng sông
Cửu Long.
Đồng bằng sông Cửu Long với tiềm năng đa dạng, phong phú và là vùng
trọng điểm sản xuất lƣợng thực. Sản xuất lúa chiếm khoảng 52% tổng sản lƣợng
lúa cả nƣớc, hàng năm đóng góp trên 90% sản lƣợng gạo xuất khẩu, sản xuất lúa ở
ĐBSCL có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc
gia và góp phần tích cực trong xuất khẩu.
Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng đang
phải đối diện với điều kiện khí hậu, môi trƣờng ngày càng khắc nghiệt, tình trạng
lao động ngày càng thiếu, nhất là khi vào mùa vụ, cùng với sự lên giá của vật tƣ
nông nghiệp khác đã làm giảm mức thu nhập của ngƣời có ruộng. Do vậy tìm ra
giải pháp kỹ thuật làm giảm sức lao động nông nghiệp, nhất là vào thời vụ căn
thẳng đang là vấn đề mang ý nghĩa kinh tế và xã hội lớn.
Để giải quyết vấn đề cấp thiết nêu trên, thì việc áp dụng phƣơng pháp canh
tác hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng. Theo nhiều kết quả nghiên cứu
cho thấy phƣơng pháp mạ ném có nhiều lợi ích là giảm ngày công lao động, giảm
giống, giảm chi phí phân thuốc , mạ ném đƣợc áp dụng nhiều ở các tỉnh phía bắc
nhƣ: Bắc Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Yên Bái với diện tích
đáng kể. Ở ĐBSCL riêng huyện U Minh Thƣợng tỉnh Kiên Giang là một trong
những địa phƣơng đầu tiên đƣợc biết đến đã và đang áp dụng phƣơng pháp mạ
ném trong mô hình lúa – tôm, tuy nhiên số hộ áp dụng còn hạn chế. Chính vì vậy
đề tài “Đánh giá kỹ thuật mạ ném và mạ cấy trong mô hình lúa tôm tại U Minh

Thượng tỉnh Kiên Giang” đƣợc thực hiện nhằm tìm ra phƣơng pháp canh tác phù
hợp và đánh giá khả năng thích nghi của ba giống lúa trong vùng đất mặn, so sánh
khả năng sinh trƣởng và phát triển của các giống lúa trong hai phƣơng pháp canh
2

tác mạ cấy và mạ ném, đồng thời tìm hiểu những thuận lợi và hạn chế trong sản
xuất bằng phƣơng pháp mạ ném, từ đó làm cơ sở để khuyến cáo cho ngƣời dân áp
dụng rộng rãi.































3

CHƢƠNG 2
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ CỦA HUYỆN U MINH THƢỢNG
Huyện U Minh Thƣợng là một huyện của tỉnh Kiên Giang. Huyện nằm ở
phía Nam của tỉnh Kiên Giang, bắc giáp huyện Gò Quao, ranh giới là sông Cái
Lớn, nam giáp huyện Thới Bình của tỉnh Cà Mau, tây giáp huyện An Biên và
huyện An Minh, đông giáp huyện Vĩnh Thuận.
Diện tích 432.7 km
2
, dân số 70.000 ngƣời, bao gồm 6 xã: An Minh Bắc, Hòa
Chánh, Minh Thuận, Thạnh Yên, Thanh Yên A, Vĩnh Hòa.
U Minh Thƣợng sẽ đƣợc chia thành 6 tiểu vùng chính:
- Tiểu vùng 1: Du lịch sinh thái rừng gắn kết với phát triển khai thác du lịch
vƣờn quốc gia U Minh Thƣợng (có các dịch vụ du lịch kèm theo).
- Tiểu vùng 2: Trồng tràm và nuôi ong lấy mật. Thƣơng hiệu mật ong vùng U
Minh Thƣợng đã nổi tiếng từ lâu, nhƣng chƣa đƣợc đầu tƣ khai thác đúng mức,
sản phẩm chƣa có chỗ đứng trên thị trƣờng, cộng với nguồn cá đồng tự nhiên, sẽ
hấp dẫn khách du lịch.
- Tiểu vùng 3: Nghề nuôi cá đồng và các loại động vật hoang dã cần đƣợc
phục hồi và phát triển, đáp ứng nhu cầu, nhất là áp dụng nuôi với công nghệ hiện

đại từ giống, thức ăn, thuốc, chăm sóc gắn với chế biến đặc sản “mắm cá đồng”
thƣơng hiệu nổi tiếng của rừng U Minh.
- Tiểu vùng 4: Tận dụng thảm thực vật phong phú để chăn nuôi gia súc (trâu,
bò thịt) từ nhỏ tới vừa để bổ sung nguồn thực phẩm tại chỗ và có thể cung ứng ra
bên ngoài địa phƣơng.
- Tiểu vùng 5: Trồng thêm các loại rau xanh, rau sạch, vừa nâng cao thu nhập
cho nông dân, vừa cung cấp rau xanh sạch cho 4 trung tâm du lịch lớn của tỉnh: Hà
Tiên – Kiên Lƣơng – Phú Quốc – Rạch Giá.
- Tiểu vùng 6: Vùng trồng mía khóm gắn với chuyển đổi cây trồng phù hợp
trên địa bàn, cùng với việc phát triển hệ thống thủy lợi, giao thông và kết cấu hạ
tầng. Là huyện vùng sâu và non trẻ nhất của tỉnh, kinh tế còn nhiều khó khăn nên
hạ tầng còn nhiều hạn chế. Phần lớn hộ dân sống trên địa bàn huyện đều thuộc
diện nghèo, nhà ở tạm bợ, giao thông đi lại chủ yếu bằng xuồng, giao thông đƣờng
bộ rất hạn chế.
4

Vùng U Minh Thƣợng thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, chia
thành 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 1 đến tháng 4 âm lịch, mùa mƣa từ tháng 5
đến tháng 10 âm lịch. Mùa khô chủ yếu là gió Đông Bắc, rất ít mƣa, kéo dài nắng
nóng gay gắt. Mùa nƣớc chịu ảnh hƣởng trực tiếp của gió mùa Tây Nam, mƣa
nhiều, gió mạnh có khi đạt cấp 7 – cấp 8. Nhiệt độ trung bình từ 27
0
C – 28
0
C, tổng
nhiệt độ năm từ 9.700
0
C – 10.000
0
C.

Vùng U Minh Thƣợng chịu ảnh hƣởng mạnh của mƣa và ảnh hƣởng hỗn hợp
giữa triều biển Đông và triều biển Tây. Mùa khô chịu ảnh hƣởng của triều biển
Tây tác động lên toàn bộ diện tích của toàn vùng (trừ khu vực có đê bao). Mùa
mƣa hàng năm, nƣớc ở sông Cái Lớn lên cao do tiếp nhận nƣớc ở các vùng lân cận
đặc biệt là lƣợng nƣớc của vùng tây sông Hậu chuyển xuống làm cho vùng này bị
ngập úng với độ sâu phổ biến từ 0,3 đến 0,6 m, có nơi ngập trên 0,8 m tập trung ở
khu vực rừng tràm thuộc khu vực Vƣờn quốc gia U Minh Thƣợng. Chính do điều
kiện bị ngập úng nhƣ vậy đã giúp sự phân hủy xác bã thực vật diễn ra nhanh, tạo
thành lớp than bùn đáng kể trên bề mặt. Lớp than bùn tạo cho đất thêm màu mỡ là
điều kiện thuận lợi để thảm thực vật ở vùng U Minh Thƣợng phát triển phong phú.
Về mặt địa chất, rừng U Minh Thƣợng thuộc địa hình đồng bằng châu thổ,
cùng với tuổi địa chất Đồng bằng sông Cửu Long, vẫn đang tiếp nhận phù sa từ
sông Cửu Long. Địa hình rừng vốn là vùng lõm hình lòng chảo, trũng và có nhiều
gò. Do đặc tính địa hình cao dần từ tây sang đông, trên lệch độ cao đến 1,2 m,
trong khi chân rừng trũng chỉ cao trung bình là 0,2 m so với nƣớc biển nên nƣớc
biển từ vịnh Thái Lan chảy tràn về phía đông. Mặt trên đất rừng U Minh Thƣợng
rất xốp, mùa mƣa nƣớc ngọt từ phía đông chảy tràn xuống phía tây đƣợc trữ lại và
đè lên tầng nƣớc mặn nặng hơn bên dƣới. Chính vì vậy tuy là thuộc loại rừng ngập
mặn nhƣng khu vực rừng tràm quanh năm nƣớc ngọt có màu đỏ đậm do ngấm qua
lớp than bùn, xác thực vật chủ yếu là lá tràm cao hằng mét và hệ sinh thái động
thực vật U Minh Thƣợng thuộc hệ sinh thái nƣớc ngọt.
5


Hình 2.1: Bản đồ hành chính của U Minh Thƣơng, Kiên Giang
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MẠ NÉM Ở VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình sản xuất mạ ném ở Tân Yên (Bắc Ninh)
Tân Yên có diện tích gieo cấy lúa trên 13.000 ha/năm, là huyện thuần nông,
đất bạc màu, năng suất lúa bình quân năm 2005 – 2006 dƣới 45 tạ/ha. Những năm
gần đây nhờ áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật nhƣ: Đƣa giống mới, bón

phân cân đối, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, nhất là bà con nông dân nơi đây đã áp
dụng biện pháp sản xuất mạ bằng khay chiếm 65 – 70% diện tích gieo cấy thay thế
phƣơng pháp gieo mạ nhổ, mạ xúc truyền thống. Nhờ đó năng suất lúa đã đƣợc
nâng lên bình quân trên 52 tạ/ha (năm 2010). Từ khi áp dụng mạ ném đã giúp
giảm 50% công cấy, tiết kiệm giống đƣợc 30 – 35%, cây lúa sau cấy (ném) sinh
trƣởng phát triển khoẻ hơn do không bị dập nát đứt rễ, rút ngắn thời gian sinh
trƣởng đƣợc từ 5 – 7 ngày (Hồng Huyên, 2013).
2.2.2. Tình hình sản xuất mạ ném ở Đông Lĩnh (Đông Hƣng)
Những năm qua, ngƣời dân xã Đông Lĩnh (Đông Hƣng) không chỉ thực hiện
gieo cấy bằng phƣơng pháp gieo mạ trên sân, gieo thẳng mà còn phổ biến rộng rãi
phƣơng pháp gieo cấy bằng mạ khay, mạ ném đem lại năng suất cao.
Theo Nguyễn Tuấn Anh (2012) ngoài thực hiện theo phƣơng pháp gieo cấy
lúa truyền thống, hàng chục năm nay ngƣời dân Đông Lĩnh đã thực hiện gieo
thẳng. Vụ mùa hàng năm, diện tích gieo thẳng thƣờng chiếm khoảng 30% diện
tích. Tuy nhiên 5 năm qua, Đông Lĩnh đã xuất hiện thêm phƣơng thức gieo cấy mạ
khay, mạ ném đem lại hiệu quả vƣợt trội, tập trung chủ yếu ở thôn Xuân Phong.
Xã Minh Thuận, huyện
U Minh Thƣợng, tỉnh
Kiên Giang
6

Bởi các phƣơng pháp này đều có tính ƣu việt vƣợt trội hơn hẳn so với cấy lúa. Vụ
mùa năm 2012, toàn xã có trên 20% diện tích (khoảng 5 ha) đƣợc áp dụng bằng
phƣơng pháp mạ khay mạ ném, trong đó thôn Xuân Phong thực hiện nhiều nhất
tới 30 ha. Với cách làm trên, xã Đông Lĩnh đã cơ bản giải quyết đƣợc khâu thiếu
lao động trong sản xuất nông nghiệp, nhiều hộ không phải mất công thuê, khoán
với giá gần 200.000 đồng/sào, thực hiện ném mạ chỉ mất 15 – 20 phút/sào/ngƣời
trong khi lúa cấy phải mất trên dƣới chục tiếng đồng hồ/sào/ngƣời (Thu Thủy,
2012).
2.2.3. Tình hình sản xuất mạ ném ở Thọ Xuân (Thanh Hóa)

Vụ đông xuân 2013, toàn huyện Thọ Xuân có 7.500 ha lúa, trong đó 6.500 ha
lúa lai. Các xã dẫn đầu về thâm canh lúa lai và áp dụng cơ giới hóa – cấy mạ khay
là: Xuân Lai, Xuân Trƣờng, Tây Hồ, Thọ Trƣờng, Thọ Lộc, Xuân Hòa và Xuân
Thành. Trạm Khuyến nông huyện Thọ Xuân phối hợp với các ngành liên quan và
địa phƣơng mở lớp học nghề cho bà con nông dân, chuyển giao kỹ thuật và cử cán
bộ khuyến nông thƣờng xuyên theo dõi, hƣớng dẫn thực hiện nghiêm ngặt các yêu
cầu đề ra. Vì vậy khi thu hoạch năng suất bình quân đạt trên 8 tấn/ha. Để chủ động
nguồn mạ khay phục vụ gieo cấy vụ mùa 2013, Trạm Khuyến nông Thọ Xuân kết
hợp với HTX dịch vụ nông nghiệp xã Xuân Thành thực hiện sản xuất mạ ném
giống lúa DQ11 bảo đảm gieo cấy 80 ha theo mô hình cơ giới hóa đồng bộ ở các
địa phƣơng trong huyện. HTX dịch vụ nông nghiệp Xuân Thành đã chuẩn bị gần
18.000 khay mạ, huy động nhân lực đã đƣợc tập huấn tiến hành sản xuất mạ khay
bảo đảm có đủ mạ đạt chất lƣợng cao (Vân Long, Nguyễn Thị Thơ, ctv, 2013).
2.3. ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG LÚA THÍ NGHIỆM
Giống lúa ST5 đƣợc kỹ sƣ Hồ Quang Cua và các cộng sự chọn lọc và phóng
thích tại tỉnh Sóc Trăng. Đặc tính giống lúa có thời gian sinh trƣởng khoảng từ 110
tới 120 ngày. Chiều cao cây trong điều kiện bình thƣờng khoảng 100 – 109 cm.
Một đặc tính rất quan trọng của ST5 là có mùi thơm trung bình, hạt gạo trắng cơm
dẻo ngay cả khi chúng đƣợc để nguội. Hàm lƣợng amylose khá thấp (khoảng 17%
- 19%) và không bạc bụng. Theo đánh giá về chất lƣợng xay chà thì giống lua này
có tỷ lệ thu hồi gạo khá cao (gần 80% gạo lứt) vì vậy mà thƣơng lái rất thích mua
giống lúa này. Điều này cho thấy chúng rất mỏng vỏ và đƣợc gạo. Thử phản ứng
trong điền kiện mặn thì chúng cũng cũng chịu đƣợc tới nồng độ 4‰ (Viện lúa
Đồng Bằng Sông Cửu Long, TP. Cần Thơ).
7

Giống lúa trung mùa Một Bụi Đỏ có phản ứng trung bình đối với quang kỳ
còn gọi là lúa trung mùa, trổ vào tháng 11 dƣơng lịch và chín vào tháng 12 dƣơng
lịch. Chu kỳ sinh trƣởng của cây lúa vào khoảng 110 – 125 ngày, cây cao từ 105 –
125 cm, yếu rạ, nở bụi cao, số hạt trên bông khoảng 130 hạt. Chiều dài bông từ 20

– 30 cm, chiều dài gạo từ 6 – 7 mm, rộng từ 2,0 – 2,3 mm, chất lƣợng gạo không
cao độ bạc bụng cao, năng suất khoảng 4,5 tấn/ha.
Giống lúa Huyết Rồng là giống lúa quý của vùng Đồng Tháp Mƣời đƣợc
trồng ở vùng nƣớc ngập sâu nhƣ Đồng Tháp Mƣời, Vĩnh Hƣng, Tân Hƣng. Gạo
Huyết Rồng màu đỏ nâu, bẻ đôi hạt gạo vẫn còn màu hồng bên trong, gạo nấu cơm
thơm Đây là loại gạo có giá trị dinh dƣỡng cao, đƣợc dùng làm bột dinh dƣỡng
cho trẻ em. Mang tên gọi Huyết Rồng bởi đây là giống lúa cực quý, chiếm vị trí
độc tôn vùng đất ngập lũ, nhiễm phèn, khả năng chống chịu khí hậu và kháng bệnh
tốt.
2.4. NĂNG SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT
2.4.1. Năng suất
Năng suất lúa đƣợc hình thành và chịu ảnh hƣởng trực tiếp của 4 yếu tố, gọi
là 4 thành phần năng suất: số bông/đơn vị diện tích, số hạt chắc/bông, tỷ lệ hạt
chắc và trọng lƣợng hạt (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Các thành phần năng suất có liên quan chặt chẽ với nhau. Trong phạm vi giới
hạn, bốn thành phần này càng gia tăng thì năng suất lúa càng cao, cho đến lúc bốn
thành phần năng suất này đạt đƣợc cân bằng tối hảo thì năng suất lúa sẽ tối đa.
Vƣợt trên mức cân bằng này, nếu một trong bốn thành phần năng suất tăng lên nữa
sẽ ảnh hƣởng xấu đến các thành phần còn lại, làm giảm năng suất (Nguyễn Ngọc
Đệ, 2008). Các điều kiện thời tiết, sự quản trị canh tác và nguồn cung cấp dinh
dƣỡng ảnh hƣởng nhiều đến mỗi thành phần năng suất. Việc hiểu rõ sự liên hệ
giữa chúng là chìa khóa cho sự cải tiến năng suất (Shouichi Yoshida, 1981).
Trong điều kiện canh tác, năng suất lúa thƣờng thấp hơn năng suất lúa trong
phòng thí nghiệm do sự khác biệt về điều kiện môi trƣờng, ảnh hƣởng của thời
tiết, khí hậu và đặc biệt là kỹ thuật canh tác. Vì thế, năng suất thực tế là đặc tính
đƣợc quan tâm hàng đầu (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
2.4.2. Số bông trên m
2

Trong 4 yếu tố tạo thành năng suất lúa thì số bông là yếu tố có tính chất

quyết định nhất và sớm nhất. Số bông/m
2
hình thành do 3 yếu tố: Mật độ sạ (cấy),
8

số nhánh đẻ (số nhánh hữu hiệu) và các điều kiện ngoại cảnh cũng nhƣ kỹ thuật
canh tác. Thời gian quyết định số bông là thời kỳ đẻ nhánh. Trong đó, quan trọng
nhất là thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu, kết thúc trƣớc đẻ nhánh tối đa khoảng 12 – 20
ngày.
Ở canh tác lúa cấy, số bông trên m
2
tùy thuộc vào sự đâm chồi. Tuy nhiên, hệ
thống sạ thẳng số bông trên mét vuông tùy thuộc nhiều vào lƣợng giống để sạ và
phần trăm nảy mầm (Shouichi Yoshida, 1981). Theo Bùi Chí Bửu (1998), những
giống lúa có sức chứa lớn thì thƣờng kéo theo đặc tính đẻ nhánh yếu. Các giống
lúa cải tiến hiện nay có thể đẻ nhánh tới 20 – 25 nhánh trong điều kiện dinh dƣỡng
đầy đủ nhƣng chỉ khoảng 14 – 15 nhánh cho bông hữu hiệu, còn lại là nhánh vô
hiệu hoặc bông rất nhỏ.
2.4.3. Số hạt chắc trên bông
Số hạt chắc trên bông nhiều hay ít tùy thuộc vào số gié hoa phân hóa cũng
nhƣ số gié hoa thoái hóa. Số gié và hoa phân hóa đƣợc quyết định trong thời kỳ
đầu của quá trình làm đòng, trong vòng 7 – 10 ngày. Số hoa phân hóa nhiều hay ít
tùy thuộc vào sinh trƣởng của cây lúa và điều kiện ngoại cảnh (Nguyễn Đình Giao
và ctv, 1997)
Trong thời kì làm đòng nếu cây khỏe, các lóng gốc to có tác dụng tốt đến
việc phân hóa hoa/bông. Hàm lƣợng các chất ở lá trong thời kì làm đòng cao hay
thấp cũng ảnh hƣởng đến số hoa/bông.
Đặc tính số hạt trên bông chịu tác động rất lớn của điều kiện môi trƣờng, số
hạt trên bông nhiều hay ít tùy thuộc vào gié hoa phân hóa và gié hoa không phân
hóa (Shouichi Yosshida, 1981).

Nguyễn Ngọc Đệ (2008) cho rằng lúa sạ có trung bình từ 80 – 100 hạt trên
bông và 100 – 120 hạt trên bông đối với lúa cấy là tốt trong điều kiện ở Đồng bằng
sông Cửu Long. Trên cùng một cây lúa những bông chính thƣờng có nhiều hạt,
những bông phụ phát triển sau nên ít hạt hơn.
2.4.4. Tỷ lệ hạt chắc
Tỷ lệ hạt chắc đƣợc quyết định từ đầu thời kỳ phân hóa đòng đến khi lúa vào
chắc nhƣng quan trọng nhất là các thời kỳ phân bào giảm nhiễm, trổ bông, phơi
màu, thụ phấn, thụ tinh và vào chắc (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Những yếu tố nhƣ thời tiết, sự bón đạm, sâu bệnh ảnh hƣởng đến tỷ lệ hạt
chắc hoặc hạt lép lửng. Ngoài ra, trên lúa còn có những hạt hấp thụ do yếu tố sinh
9

lý của cây hoặc do điều kiện thời tiết quá bất lợi (Yoshida, 1981). Các giống lúa
có khả năng quang hợp, tích lũy và chuyển vị các chất mạnh, cộng với cấu tạo mô
cơ giới vững chắc không đổ ngã sớm, lại trổ và tạo hạt trong điều kiện thời tiết tốt,
dinh dƣỡng không đầy đủ.
Tỷ lệ hạt chắc là tỷ lệ % các hạt có tỷ trọng lớn hơn 1,06. Tỷ lệ hạt chắc có
ảnh hƣởng đến năng suất lúa rõ rệt. Số hạt chắc ít, số hạt lép nhiều thì năng suất
giảm. Tỷ lệ hạt chắc phụ thuộc vào số hạt trên bông, nếu số hạt trên bông quá lớn
thì tỷ lệ hạt chắc sẽ thấp. Ngoài ra tỷ lệ hạt chắc còn phụ thuộc vào lƣợng tinh bột
tích lũy trong cây. Trƣớc khi trổ bông nếu cây lúa sinh trƣởng tốt, quang hợp
thuận lợi hàm lƣợng tinh bột đƣợc tích lũy và vận chuyển lên hạt đƣợc nhiều thì tỷ
lệ hạt chắc cao. Mạch dẫn phát triển tốt thì quá trình vận chuyển tinh bột tích lũy
trong cây đến hạt đƣợc tốt, kết quả là tỷ lệ hạt chắc sẽ cao.
Tỷ lệ hạt chắc còn chịu ảnh hƣởng của quá trình quang hợp sau khi trổ bông.
Sau khi trổ bông quang hợp ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình tích lũy tinh bột
trong phôi nhũ, ở giai đoạn này nếu điều kiện khí hậu không thuận lợi (nhiệt độ
thấp, ánh sáng yếu) cho quá trình quang hợp thì tỷ lệ hạt chắc giảm rỏ rệt.
2.4.5. Trọng lƣợng 1000 hạt
Khối lƣợng hạt là yếu tố thứ tƣ quyết định đến năng suất lúa. Khối lƣợng hạt

phụ thuộc vào kích thƣớc hạt và trọng lƣợng của phôi nhũ. Vào giai đoạn phân bào
giảm nhiễm nếu điều kiện ngoại cảnh và điều kiện dinh dƣỡng thuận lợi thì hạt
đƣợc hình thành với kích thƣớc lớn, sau đó tích lũy đƣợc nhiều tinh bột, hạt thóc
sẽ lớn hơn. Sau khi trổ bông nếu dinh dƣỡng kém, thiếu ánh sáng ảnh hƣởng đến
quang hợp, quá trình vận chuyển các chất về hạt bị cản trở sẽ làm giảm khối lƣợng
hạt. Để tăng khối lƣợng hạt, trƣớc lúc trổ bông cần tạo điều kiện cho cây sinh
trƣởng tốt để quang hợp đƣợc tiến hành mạnh mẽ, tích lũy đƣợc nhiều tinh bột thì
khối lƣợng hạt sẽ cao.
Cùng nhận định trên, Nguyễn Ngọc Đệ (2008) có viết trọng lƣợng hạt đƣợc
quyết định ngay từ thời kỳ phân hóa hoa khi lúa chín, nhƣng quan trọng nhất là
các thời kỳ giảm nhiễm tích cực và chắc rộ. Trọng lƣợng hạt tùy thuộc cỡ hạt và
độ mẩy (no đầy) của hạt lúa. Đối với lúa, ngƣời ta thƣờng biểu thị trọng lƣợng hạt
bằng trọng lƣợng của 1000 hạt với đơn vị là gram. Ở phần lớn các giống lúa, trọng
lƣợng 1000 hạt thƣờng biến thiên thƣờng tập trung trong khoảng 20 – 30 g. Trọng
lƣợng hạt chủ yếu do đặc tính di truyền của giống quyết định, điều kiện môi
trƣờng có ảnh hƣởng một phần vào thời kỳ giảm nhiễm (18 ngày trƣớc khi trổ)
10

trên cỡ hạt; cho đến khi vào chắc rộ (15 – 25 ngày sau khi trổ) trên độ mẩy của
hạt.
Khối lƣợng hạt do 2 yếu tố cấu thành, khối lƣợng vỏ trấu chiếm 20% và khối
lƣợng hạt chiếm 80%. Vì vậy, cần chọn ra những giống có khối lƣợng hạt cao để
gia tăng năng suất. Tuy nhiên, không chọn hạt quá to vì quá to thƣờng kéo theo
bạc bụng nhiều, giá trị xuất khẩu thấp (Nguyễn Đình Giao và ctv, 1997).
Ở hầu hết các điều kiện, trọng lƣợng 1000 hạt của cây lúa trong ruộng là một
đặc tính rất ổn định của giống. Trọng lƣợng 1000 hạt không đổi không có nghĩa là
từng hạt có cùng trọng lƣợng (Yoshida, 1981).
2.5. TÌNH HÌNH XÂM NHẬP MẶN Ở ĐBSCL
Theo báo cáo của Trung Tâm khí tƣợng thủy văn Quốc Gia năm 2013, ở các
tỉnh ven biển ĐBSCL mặn xâm nhập sâu và độ mặn cao hơn cùng kỳ năm 2012.

Độ mặn cao nhất năm nay rơi vào khoảng đầu tháng 3 đến đầu tháng 5. Tháng
2/2013, độ mặn hầu hết ở các tuyến sông chính có xu thế cao hơn cùng kỳ năm
2012. Hầu hết các sông chính vùng biển Đông, độ mặn 4 g/l có thể xâm nhập sâu
vào khoảng 40 – 45 km kể từ cửa sông…
Nƣớc mặn xâm nhập sớm và sâu vào nội đồng nhiều địa phƣơng ở ĐBSCL,
ảnh hƣởng lớn đến cuộc sống và sản xuất của ngƣời dân. Nhiều nơi, ngƣời dân đổi
nƣớc ngọt sinh hoạt với giá 60.000 đồng/m³ hoặc xài nƣớc máy nhiễm mặn giá
10.000 đồng/m³.
Bến Tre là một trong những địa phƣơng bị ảnh hƣởng nặng nề nhất bởi mặn
xâm nhập. Theo báo cáo của Trung tâm Khí tƣợng – Thủy văn tỉnh Bến Tre, đến
ngày 28 – 2, ranh mặn 1‰ trên 3 sông lớn là Hàm Luông, Cửa Đại và Cổ Chiên
vào sâu trong đất liền từ 57 – 68 km. Nhƣ thế, gần nhƣ toàn bộ “đảo dừa” chìm
trong nƣớc mặn. Những tháng đầu năm 2013, ranh mặn 4‰ trên sông Hàm Luông
đã và sâu 50 km; đặc biệt mặn 1 – 3‰ trên sông Hàm Luông đã tấn công đến
vƣơng quốc trái cây đặc sản, hoa kiểng, cây giống Chợ Lách. Trong khi đó, trên
sông Cửa Đại mặn 4‰ đã vào sâu gần 50 km, đến xã Quới Sơn, Tân Thạch thuộc
huyện Châu Thành; trên sông Cổ Chiên mặn 4‰ lên đến xã Nhuận Phú Tân,
Hƣng Khánh Trung (khoảng 55 – 60 km).
Tại Hậu Giang, nƣớc mặn theo sông Cái Lớn qua khỏi địa bàn tỉnh Kiên
Giang đã xâm nhập tới Hậu Giang. Hiện ranh mặn gần 4‰ xâm nhập sâu vào
kênh mƣơng nội đồng các địa phƣơng thuộc huyện Long Mỹ (Hậu Giang). Còn tại

×