Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Phương Pháp luyện cách đọc chuẩn giúp tự tin trong giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.8 KB, 67 trang )

Bài học 1
Đọc chính xác
Bạn cần làm gì?
Đọc lớn tiếng đúng y như trong văn bản. Đừng nuốt chữ, thêm chữ, hoặc thay thế từ ngữ bằng từ ngữ khác.
Phát âm đúng. Lưu ý đến phép chấm câu và những dấu ghi thanh điệu.
Tại sao điều này quan trọng?
Đọc đúng và cẩn thận là yếu tố chính trong việc truyền đạt chính xác sự hiểu biết lẽ thật của Kinh Thánh.
KINH THÁNH nói rằng Đức Chúa Trời muốn mọi người “có được sự hiểu biết chính xác về lẽ thật”. (1 Ti 2:4 , NW)
Phù hợp với điều đó, khi chúng ta đọc Kinh Thánh lớn tiếng, niềm mong muốn truyền đạt sự hiểu biết chính xác phải
ảnh hưởng đến cách chúng ta đọc.
Khả năng đọc lớn tiếng Kinh Thánh và các ấn phẩm giải thích Kinh Thánh là quan trọng cho cả già lẫn trẻ. Là
Nhân Chứng của Đức Giê-hô-va, chúng ta có trách nhiệm chia sẻ với người khác sự hiểu biết về Đức Giê-hô-va và
đường lối Ngài. Điều này thường đòi hỏi phải đọc cho một người nghe hay đọc trước một nhóm nhỏ. Chúng ta cũng
đọc như thế trong gia đình. Trong Trường Thánh Chức Thần Quyền, các anh chị cả trẻ lẫn già, đều có cơ hội thuận tiện
nhận được lời khuyên nhằm trau dồi việc đọc lớn tiếng.
Vì Kinh Thánh được Đức Chúa Trời soi dẫn, nên cần xem trọng việc đọc Kinh Thánh trước công chúng, dù
đọc cho một người nghe hay trước cả hội thánh.
Làm thế nào đọc chính xác?
Việc đọc hữu hiệu gồm nhiều khía cạnh, nhưng phát triển khả năng đọc chính xác là bước đầu tiên. Điều này
có nghĩa là cố đọc chính xác những từ ngữ trong văn bản. Hãy cẩn thận để không nuốt chữ, thêm chữ, đọc lầm chữ nọ
thành chữ kia vì chúng gần giống nhau.
Để đọc từ ngữ cho đúng, bạn cần hiểu văn mạch. Điều này đòi hỏi phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Với thời gian, khi
phát triển được khả năng thấy trước những gì mình đọc và để ý đến mạch ý tưởng, bạn sẽ đọc chính xác hơn.
Dấu chấm câu và dấu ghi thanh điệu là những yếu tố quan trọng trong ngôn ngữ viết. Những dấu chấm câu có thể báo
hiệu phải ngừng giọng ở chỗ nào, ngừng bao lâu, và có lẽ cần thay đổi ngữ điệu. Trong một số ngôn ngữ, câu nghi vấn
có thể đổi thành câu khẳng định, hoặc ý nghĩa câu có thể thay đổi hoàn toàn, nếu không thay đổi giọng nói cho phù hợp
với dấu chấm câu. Dĩ nhiên, có khi chức năng của phép chấm câu phần lớn là vấn đề ngữ pháp. Trong nhiều ngôn ngữ,
không thể đọc chính xác nếu không cẩn thận chú ý đến những dấu ghi thanh điệu—cả những dấu được viết ra lẫn
những dấu hiểu ngầm nhờ văn mạch. Những dấu này ảnh hưởng đến thanh điệu của các âm tiết. Hãy chắc rằng bạn
hiểu rõ cách chấm câu và cách dùng những dấu ghi thanh điệu trong ngôn ngữ của bạn. Đây là bí quyết giúp việc đọc
có ý nghĩa. Hãy nhớ rằng mục tiêu của bạn phải là truyền đạt ý tưởng, chứ không phải chỉ đọc các từ ngữ.


Nếu muốn trau dồi khả năng đọc chính xác, bạn phải tập dượt. Chỉ đọc một đoạn thôi, và đọc đi đọc lại cho đến khi
không còn vấp váp. Sau đó tiếp tục đọc đoạn kế. Cuối cùng, hãy cố đọc vài trang tài liệu mà không sót chữ, đọc sai,
hoặc đọc lại chữ nào. Sau khi đã thực hiện những bước kể trên, hãy nhờ một người nào đó theo dõi khi bạn đọc và cho
biết những chỗ đọc sai.
Ở một số nơi trên thế giới, vấn đề mắt kém và phòng ốc thiếu ánh sáng khiến việc đọc thêm phần khó khăn.
Nếu có đủ điều kiện, cần chú ý đến những điều này, chắc chắn việc đọc sẽ có kết quả khả quan hơn.
Với thời gian, những anh đọc giỏi có thể được mời đọc trước công chúng, chẳng hạn như đọc những bài học tại Buổi
Học Cuốn Sách và Buổi Học ThápCanh. Nhưng để chăm lo chu đáo cho đặc ân như thế, không phải chỉ cần khả năng
đọc đúng chữ mà thôi. Để đạt hiệu quả cao khi đọc trước công chúng,bạn cần phát triển thói quen tốt trong việc
đọc cá nhân. Điều này đòi hỏi phải nhận biết rằng mỗi chữ trong câu đều đóng một vai trò riêng. Bạn không thể bỏ qua
một số chữ mà vẫn hiểu rõ điều đang được trình bày. Nếu đọc sai chữ, ngay cả khi đọc cho chính mình, ý nghĩa câu
văn sẽ bị sai lạc. Việc đọc sai chữ có thể là do không phân biệt các dấu ghi thanh điệu, hoặc không để ý đến văn mạch
trong đó từ ngữ được sử dụng. Hãy cố gắng hiểu nghĩa mỗi chữ trong văn mạch. Cũng hãy xét xem những dấu chấm
câu ảnh hưởng thế nào đến ý nghĩa câu văn. Hãy nhớ rằng ý tưởng thường được diễn đạt bằng nhóm từ. Hãy lưu ý đến
những điều này, để đọc lớn tiếng cả nhóm từ—nguyên một cụm từ và mệnh đề—chứ không đọc chữ. Hiểu rõ văn bản
là một bước quan trọng trong việc truyền đạt sự hiểu biết chính xác cho người khác, qua việc đọc trước công chúng.
Viết cho một trưởng lão tín đồ Đấng Christ nhiều kinh nghiệm, sứ đồ Phao-lô khuyên: “Hãy chăm-chỉ đọc sách”. Hiển
nhiên đây là một lĩnh vực mà tất cả chúng ta vẫn có thể tiến bộ thêm.
CÁCH THỰC HÀNH
Hãy tập dượt! Tập dượt! Tập dượt! Và đọc lớn tiếng.
Nhờ người nào đó theo dõi khi bạn đọc và chỉ ra những chỗ đọc sai.
Khi học hỏi cá nhân, hãy cố đọc cẩn thận.
Thay vì đọc từng chữ, hãy tập đọc cả nhóm từ.
THỰC TẬP: Sau khi đã chuẩn bị kỹ lưỡng, hãy nhờ một người bạn hay một người trong gia đình dò theo . Hãy nhờ
người ấy nhắc mỗi lần bạn (1) đọc sót chữ, (2) đọc sai hay thay đổi thứ tự các từ ngữ, hay (3) không để ý đến dấu ghi
thanh điệu, hoặc không ngừng giọng hoặc không thay đổi ngữ điệu theo đòi hỏi của dấu chấm câu. Nên thực tập hai
hay ba lần, mỗi lần ít nhất mười phút.
NHỮNG DẤU CHẤM CÂU
Dấu chấm (.) báo hiệu sự ngừng hẳn.
Dấu phẩy (,) thường đòi hỏi phải hơi ngừng giọng, vì sẽ có thêm từ ngữ theo sau.

Dấu chấm phẩy (;) chỉ quãng ngắt giọng ngắn hơn dấu chấm nhưng dài hơn dấu phẩy.
Dấu hai chấm (:) giới thiệu sự liệt kê hoặc lời trích dẫn; nó đòi hỏi người đọc phải ngừng giọng nhưng không
hạ thấp ngữ điệu.
Dấu chấm than (!) báo hiệu một giọng thể hiện cảm xúc mạnh.
Dấu hỏi (?) thường đòi hỏi phải đọc câu bằng một giọng hơi cao hơn bình thường hoặc với ngữ điệu cao dần
lên.
Dấu ngoặc (“ ” hay ‘ ’) có thể chỉ sự ngừng giọng trước và sau những từ ngữ trong ngoặc (ngừng rất ngắn nếu
những từ ngữ ấy là thành phần của một câu văn; lâu hơn nếu những từ ngữ ấy là một câu có cấu trúc đầy đủ).
Dấu gạch ngang (—), khi dùng để tách riêng các từ ngữ, thường cần phải hơi thay đổi giọng hoặc nhịp độ.
Ngoặc đơn ( ) và ngoặc vuông [ ] có thể tách riêng những từ ngữ cần được đọc với giọng hơi thấp hơn. Những
nguồn tài liệu tham khảo đặt trong ngoặc thì không cần đọc và những từ ngữ cần thiết đặt trong ngoặc vuông để câu
được trọn nghĩa, thì không đòi hỏi phải thay đổi giọng.
Bài học 2
Nói rõ ràng
Bạn cần làm gì?
Hãy diễn đạt sao cho cử tọa có thể hiểu dễ dàng. Điều này bao gồm việc (1) sử dụng đúng các cơ quan phát âm
và (2) hiểu cấu trúc của các từ ngữ.
Tại sao điều này quan trọng?
Khi phát âm rõ ràng, người khác có thể hiểu điều bạn nói. Những lời nói rõ ràng chắc sẽ được người ta coi
trọng.
ĐỂ GIAO TIẾP có hiệu quả, bạn phải nói rõ ràng. Những điều bạn muốn nói có thể lý thú, thậm chí quan trọng
nữa, nhưng phần lớn những điều ấy sẽ vô bổ nếu người nghe không hiểu một cách dễ dàng.
Người nghe không được thúc đẩy bởi lời lẽ mà họ không thật sự hiểu. Cho dù một người có giọng nói mạnh,
có thể nghe được dễ dàng, nhưng nếu nói không rõ ràng, thì không thúc đẩy được người khác hành động. Thật chẳng
khác nào nói một thứ tiếng ngoại quốc mà người nghe không hiểu. (Giê 5:15) Kinh Thánh nhắc nhở chúng ta: “Nếu
kèn trổi tiếng lộn-xộn, thì ai sửa-soạn mà ra trận? Anh em cũng vậy, nếu dùng lưỡi nói chẳng rõ-ràng cho người ta
nghe, thì làm sao họ được biết điều anh em nói? Vì anh em nói bông-lông”
Nguyên nhân nào khiến lời nói không rõ ràng?
Có thể vì miệng không mở ra đủ. Còn lời nói bị tắc nghẽn có thể là do các cơ ở quai hàm cứng nhắc và môi ít
cử động.

Nói quá nhanh cũng có thể làm cho lời lẽ khó hiểu, giống như tiếng nói thâu băng được phát ra ở tốc độ nhanh
hơn tốc độ ghi âm. Tuy có nghe thấy tiếng đấy, nhưng phần lớn không có lợi ích.
Trong một số trường hợp, do các cơ quan phát âm có khuyết tật nên nói không được rõ ràng. Nhưng ngay cả
những người phải đối phó với khuyết tật như thế cũng có thể tiến bộ nhiều nhờ áp dụng những đề nghị trong bài học
này.
Nhưng thường thường lời lẽ không rõ ràng là do nói líu nhíu—lời nói như dính quyện vào nhau khiến người
nghe khó hiểu. Tật này có thể bao gồm việc nuốt chữ, hoặc bỏ những chữ cái quan trọng hoặc âm cuối. Khi một người
nói líu nhíu một cách tùy tiện, người nghe có thể hiểu một số ý tưởng và từ ngữ nhưng phải đoán nghĩa những ý tưởng
và từ ngữ khác. Phát âm không rõ ràng có thể phương hại đến mức độ hữu hiệu của việc dạy dỗ.
Làm thế nào nói rõ ràng?
Một trong những bí quyết để nói rõ ràng là phải hiểu cách cấu tạo của từ ngữ trong ngôn ngữ của bạn. Trong
đa số ngôn ngữ, từ ngữ được cấu tạo bằng các âm tiết. Mỗi âm tiết gồm có từ một chữ cái trở lên, được phát âm như
một đơn vị. Trong các ngôn ngữ như thế, thường phải phát âm mỗi âm tiết khi bạn nói, dù rằng không phải tất cả các
âm tiết đều có cùng độ nhấn giọng. Nếu muốn lời lẽ của bạn được rõ ràng hơn, hãy nói chậm lại và cố hết sức phát âm
mỗi âm tiết. Lúc đầu, điều này có thể nghe như chính xác quá mức, nhưng khi tiếp tục tập luyện, bạn sẽ dần dần nói
trơn tru trở lại. Để nói được lưu loát, chắc chắn bạn sẽ phải nói nhiều chữ liền một mạch, nhưng nên tránh lối nói này
nếu lời lẽ bạn có nguy cơ tối nghĩa.
Đôi lời nhắc nhở: Để rèn luyện sự phát âm rõ ràng, bạn có thể tập nói và đọc chính xác hơn mức cần thiết.
Nhưng đừng để trở thành thói quen thường ngày, vì lối nói ấy có vẻ giả tạo và thiếu tự nhiên.
Nếu lời lẽ của bạn nghe có phần tắc nghẽn, hãy tập giữ đầu cho thẳng và nâng cằm cao lên. Cầm cao quyển Kinh
Thánh khi đọc để lúc đưa mắt nhìn từ cử tọa sang Kinh Thánh, bạn chỉ cần hơi nhìn xuống. Điều này sẽ giúp lời nói
bạn thoát ra dể dàng, không vướng mắc.
Cũng có thể nói rõ ràng hơn bằng cách tập thư giãn những cơ bắp ở mặt và những cơ điều khiển hơi thở.
Người ta biết rõ rằng sự căng thẳng ở những cơ này có thể ảnh hưởng bất lợi đến cơ quan phát âm. Sự căng thẳng này
gây trở ngại cho sự phối hợp hài hòa giữa não bộ, các cơ quan phát âm và việc điều khiển hơi thở—là một hoạt động
cần suôn sẻ và tự nhiên.
Những bắp thịt ở quai hàm cần được thư giãn để sẵn sàng phản ứng khi có mệnh lệnh từ não đưa xuống. Môi
cũng phải được thư giãn, sẵn sàng co giãn nhanh chóng để hoàn chỉnh những âm thanh xuất phát trong miệng và cổ
họng. Nếu quai hàm và môi căng thẳng, miệng sẽ không mở ra đủ; do đó âm thanh bị buộc phải truyền qua răng, khiến
giọng nói bị tắc nghẽn, không rõ ràng và có vẻ nghiêm khắc. Tuy nhiên, thư giãn quai hàm và môi không có nghĩa là

trở nên cẩu thả trong việc phát âm. Điều này cần được cân bằng với thói quen tạo âm thanh để việc phát âm được rõ
ràng.
Khi tự phân tích cách nói, đọc lớn tiếng có thể có ích. Hãy để ý kỹ cách bạn sử dụng những cơ quan phát âm
kỳ diệu. Miệng bạn có mở ra đủ để âm có thể thoát ra dễ dàng không? Bạn phải nhớ rằng lưỡi không phải là cơ quan
phát âm duy nhất, mặc dù nó là một trong những cơ quan hoạt động nhiều nhất. Cổ, hàm dưới, môi, các cơ bắp ở mặt
và cổ, tất cả đều đóng một vai trò riêng. Khi nói, bạn có sử dụng những cơ bắp ở mặt không? Nếu không thì rất có thể
lời lẽ của bạn không rõ ràng.
Nếu có máy thu băng, hãy ghi âm giọng nói tự nhiên của chính bạn, như khi đang rao giảng. Hãy ghi âm nhiều
phút lời nói chuyện. Nghe lại băng có thể giúp bạn xác định xem bạn có bất cứ khó khăn nào trong việc phát âm rõ
ràng các từ ngữ không. Hãy để ý tìm những chỗ bạn nói líu nhíu, giọng tắc nghẽn, hoặc cụt ngủn, và cố xác định
nguyên nhân. Thường thường, có thể sửa chữa khuyết điểm bằng cách cố gắng luyện tập những điểm được thảo luận
trên đây.
Bạn có khuyết tật nào về nói không? Hãy tập mở rộng miệng ra hơn một chút so với trước kia, và cố phát âm
cẩn thận hơn. Hãy hít không khí vào đầy phổi, rồi nói chậm rãi. Nhờ tập như vậy mà nhiều người bị khuyết tật về ngôn
ngữ đã có thể nói rõ ràng hơn trước. Nếu bạn bị ngọng, hãy cố điều khiển lưỡi; đừng đưa lưỡi gần phía răng cửa khi
phát âm những từ ngữ có chữ cái s và x. Dù không thể hoàn toàn sửa chữa khuyết tật, nhưng bạn đừng tuyệt vọng. Hãy
nhớ rằng Đức Giê-hô-va đã chọn Môi-se, một người có thể đã có khuyết tật về nói, để chuyển giao những thông điệp
hệ trọng cho cả dân Y-sơ-ra-ên lẫn Pha-ra-ôn, vua nước Ai Cập. (Xuất 4:10-12) Nếu bạn sẵn lòng, Ngài cũng sẽ dùng
bạn, ban phước và giúp bạn thành công trong thánh chức.
CÁCH THỰC HÀNH
Hãy nói và đọc rõ ràng từng chữ—phát âm đúng, nói lớn vừa đủ nghe và nhịp độ nói vừa phải.
Đừng nói líu nhíu hoặc nói chữ này dính quyện vào chữ kia đến nỗi người nghe không hiểu ý.
Khi nói, hãy giữ đầu cho thẳng, và miệng mở ra cho đủ.
Tập thư giãn cổ, quai hàm, môi, các cơ bắp trên mặt và ở cổ.
THỰC TẬP: Nói bình thường. Miệng bạn mở ra cỡ nào? Có cần mở ra thêm chút nữa và tận dụng các cơ bắp trên mặt
không? Hãy tập luyện như thế khi đọc lớn tiếng Ma-thi-ơ 8:23-27. Hãy giữ đầu cho thẳng, và cố thư giãn các cơ ở quai
hàm.
Bài học 3
Phát âm đúng
Bạn cần làm gì?

Nói các từ ngữ đúng theo ngữ âm. Điều này đòi hỏi (1) sử dụng đúng âm thanh để phát âm các từ ngữ (2) trong
nhiều ngôn ngữ, phải lưu ý thích đáng tới những dấu ghi thanh điệu.
Tại sao điều này quan trọng?
Phát âm đúng làm gia tăng giá trị của thông điệp chúng ta rao giảng, đồng thời cũng có thể làm người nghe chú
ý đến thông điệp thay vì đến lỗi phát âm.
KHÔNG phải tất cả các tín đồ Đấng Christ đều có trình độ học vấn cao. Ngay cả các sứ đồ như Phi-e-rơ và Giăng cũng
bị xem là “những người không có chữ nghĩa, lại thuộc giới bình dân”. Tuy nhiên, điều quan trọng là tránh làm suy
giảm hiệu quả của việc trình bày lẽ thật Kinh Thánh do phát âm kém.
Nếu các từ của một ngôn ngữ có nhiều âm tiết, điều quan trọng là nhấn đúng âm tiết. Nhiều ngôn ngữ dùng cấu
trúc đa tiết như thế, có quy tắc nhấn âm khá thống nhất. Trong các trường hợp ngoại lệ, từ có thể đã có sẵn dấu nhấn
khi viết ra. Điều này giúp cho việc phát âm đúng được tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, nếu quy tắc không thống nhất, thì
việc phát âm khó khăn hơn. Muốn vượt qua khó khăn này, cần phải thuộc lòng nhiều từ ngữ.
Trong một số ngôn ngữ, những dấu ghi thanh điệu là yếu tố quan trọng cần lưu ý. Những dấu này gồm những dấu ghi
trên và dưới một số chữ cái, chẳng hạn như: è, é, ô, ñ, ō, ŭ, č, ö, ç. Những dấu ghi âm này có thể được viết ra rõ ràng,
hoặc người đọc phải tự thêm dấu vào từ ngữ tùy theo văn mạch. Trong trường hợp thứ hai, có thể cần chuẩn bị một
cách kỹ lưỡng khi bạn được chỉ định đọc trước công chúng.
Về vấn đề phát âm, cần tránh một số điều. Phát âm quá chính xác hoặc cách phát âm không còn thông dụng
nữa, có thể gây ấn tượng là người nói có vẻ kiểu cách, thậm chí hợm hĩnh nữa. Kết quả chỉ là người nói thu hút sự chú
ý vào chính mình. Ngược lại, cũng cần tránh quá cẩu thả trong cách phát âm và diễn đạt. Một số những vấn đề này đã
được bàn luận trong bài học “Nói rõ ràng”.
Giữa những nước nói cùng một ngôn ngữ, thậm chí giữa các vùng trong cùng một nước, một từ có thể có
những cách phát âm khác nhau, song đều đúng cả. Một người ngoại quốc có thể nói tiếng địa phương với giọng đặc
biệt. Các từ điển có thể liệt kê vài cách phát âm đúng cho cùng một chữ. Nhất là nếu trình độ học vấn rất hạn chế hoặc
nếu không phải là tiếng mẹ đẻ, thì một người sẽ rút ra nhiều lợi ích bằng cách cẩn thận lắng nghe những người nói giỏi
tiếng địa phương, rồi mô phỏng theo cách phát âm của họ. Là Nhân Chứng Giê-hô-va, chúng ta muốn ăn nói sao cho
dễ hiểu đối với những người trong vùng chúng ta ở và làm tăng giá trị thông điệp chúng ta rao giảng.
Trong cách nói chuyện hàng ngày, thường thường tốt nhất là sử dụng những từ ngữ mà bạn hiểu rõ. Phát âm thường
không khó trong câu chuyện thông thường. Tuy nhiên, khi đọc to, bạn có thể gặp một số từ ngữ mà bạn không sử dụng
trong lời nói hàng ngày. Trong khi đó Nhân Chứng Giê-hô-va lại thường đọc lớn tiếng. Chúng ta đọc Kinh Thánh cho
người ta nghe khi làm chứng. Một số anh được mời đọc trong Buổi Học Tháp Canh hay tại Buổi Học Cuốn Sách. Điều

quan trọng là đọc chính xác và không làm suy giảm hiệu quả của thông điệp do phát âm sai.
Cách trau dồi.
Nhiều người không biết mình phát âm sai. Nếu anh giám thị trường học lưu ý bạn về những chỗ cần để ý trong
cách bạn phát âm, hãy biết ơn lòng tốt của anh ấy. Khi biết rõ nhược điểm của mình, làm thế nào bạn có thể trau dồi
cách phát âm?
Một cách để trau dồi cách phát âm là nhờ một người phát âm giỏi nghe bạn đọc và sửa chữa lỗi phát âm.
Một cách khác giúp trau dồi cách phát âm là chăm chú lắng nghe những diễn giả có tài ăn nói. Hãy tận dụng
các băng cassette ghi âm New WorldTranslation hoặc tạp chí Tháp Canh và Tỉnh Thức!, nếu có. Khi nghe băng, hãy để
ý những chữ được phát âm khác với cách bạn phát âm. Hãy ghi lại những chữ này và tập phát âm. Trong nhiều ngôn
ngữ, có thể tra một cuốn từ điển, trong đó cho biết cách viết, cách phát âm và nghĩa của các từ. Nếu vậy, hãy tra những
từ ngữ mà bạn không biết. Nếu chưa có kinh nghiệm sử dụng từ điển, hãy xem lời giải thích nơi những trang đầu về
các ký hiệu mà từ điển sử dụng, hoặc nếu cần, hãy nhờ người khác giải thích những ký hiệu đó. Từ điển sẽ cho bạn biết
âm tiết nào là trọng âm cần nhấn giọng trong một từ đa tiết, và âm tiết nào là trọng âm phụ trong một từ dài hơn. Từ
điển sẽ cho biết cần sử dụng những âm thanh nào để phát âm các nguyên âm và phụ âm trong một từ nhất định. Trong
vài trường hợp, một từ có thể được phát âm nhiều cách, tùy theo văn mạch. Hãy đọc lớn tiếng nhiều lần bất cứ từ ngữ
nào mà bạn tra cứu, trước khi đóng từ điển. Với thời gian, bạn sẽ không còn phát âm sai nữa, và khả năng diễn đạt của
bạn sẽ tốt hơn rất nhiều.
LÀM THẾ NÀO TRAU DỒI CÁCH PHÁT ÂM?
Nhờ một người đọc giỏi nghe bạn đọc và cho lời khuyên.
Hãy lưu ý đến cách phát âm của những diễn giả có tài ăn nói; so sánh cách phát âm của bạn với cách của họ.
Học cách tận dụng từ điển, nếu từ điển trong ngôn ngữ của bạn có chỉ cách phát âm.
THỰC TẬP: Trong Thi-thiên 83 hay trong một đoạn Kinh Thánh đặc biệt khó đối với bạn, tìm hiểu để biết cách phát
âm bất kỳ từ ngữ nào mà bạn không quen thuộc. Sử dụng từ điển hoặc hỏi ý kiến một người nào giỏi ngôn ngữ của
bạn. Hãy để ý những dấu ghi thanh điệu trong các tên riêng có trong các câu Kinh Thánh này; hãy phát âm những tên
ấy. Kế đó, đọc to cả đoạn.
Tôi cần thực tập phát âm đúng những chữ này
Bài học 4
Diễn đạt lưu loát
Bạn cần làm gì?
Hãy đọc và nói sao cho lời lẽ và ý tưởng trôi chảy. Diễn đạt lưu loát là không ngắc ngứ hoặc nói quá chậm, và

không vấp váp hay phải tìm ý tưởng.
Tại sao điều này quan trọng?
Khi diễn giả nói năng thiếu lưu loát, người nghe có thể lơ đãng hoặc hiểu lầm ý diễn giả. Lời trình bày có thể
thiếu sức thuyết phục.
KHI đọc lớn tiếng một số từ ngữ nào đó, bạn có vấp váp không? Hoặc khi nói bài giảng trước cử tọa, bạn có
thấy mình thường phải mò mẫm tìm từ ngữ thích hợp không? Nếu thế, có thể bạn nói thiếu lưu loát. Một người diễn đạt
lưu loát là một người đọc và nói sao cho lời lẽ và ý tưởng trôi chảy một cách dễ dàng. Điều này không có nghĩa là nói
thao thao, nói rất nhanh, hoặc nói mà không cần nghĩ trước. Ngôn từ của người nói nhã nhặn và dễ nghe. Khả năng
diễn đạt lưu loát được chú trọng đặc biệt trong Trường Thánh Chức Thần Quyền.
Nhiều yếu tố khác nhau có thể gây ra việc nói năng thiếu lưu loát. Bạn có cần đặc biệt lưu tâm đến trường hợp
nào sau đây không? (1) Vấp váp khi đọc lớn tiếng một số từ không quen thuộc. (2) Diễn đạt ngập ngừng có thể là do
ngừng giọng quá nhiều lần. (3) Thiếu lưu loát một phần có thể là do thiếu chuẩn bị. (4) Nói năng thiếu lưu loát trước
một nhóm người, thì nguyên nhân thông thường là không sắp xếp tài liệu một cách hợp lý. (5) Do vốn từ vựng nghèo
nên một người có thể nói ngập ngừng vì phải tìm chữ. (6) Nhấn giọng ở quá nhiều chữ có thể phương hại đến khả năng
diễn đạt lưu loát. (7) Một phần của vấn đề có thể là không thông thạo các quy luật ngữ pháp.
Tại Phòng Nước Trời, nếu bạn nói thiếu lưu loát, cử tọa sẽ không bỏ đi, nhưng họ có thể nghĩ sang chuyện
khác. Do đó, nhiều điều bạn nói có thể không đạt được hiệu quả.
Mặt khác, cần phải thận trọng; đừng để cho những lời lẽ chủ ý nói mạnh mẽ, lưu loát trở thành hống hách,
thậm chí làm cho cử tọa ngượng ngùng. Nếu do khác biệt về văn hóa giữa bạn và cử tọa, cung cách nói năng của bạn bị
xem là thiếu tế nhị hay không chân thành, thì bạn sẽ không đạt mục tiêu. Điều đáng chú ý là sứ đồ Phao-lô, một diễn
giả kinh nghiệm, đã đến thăm người Cô-rinh-tô với thái độ “yếu-đuối, sợ-hãi, run-rẩy” để tránh thu hút sự chú ý không
cần thiết vào chính mình.—1 Cô 2:3 .
Những thói quen cần tránh.
Nhiều người có thói quen chen vào câu nói các tiếng như “và ờ”. Một số người khác thường đệm các tiếng
như “đó” vào bất cứ câu nói nào. Có lẽ bạn không biết mình thường dùng những tiếng như thế. Vậy có thể sắp đặt một
buổi thực tập. Nhờ một người nào đó lắng nghe và lặp lại mỗi khi bạn dùng những tiếng trên. Kết quả có thể khiến bạn
ngạc nhiên.
Một số người hay lặp lại điều mình vừa mới đọc hoặc mới nói. Nghĩa là họ không nói hết câu, nhưng ngừng lại
ở giữa chừng và lặp lại ít nhất một phần điều vừa mới nói.
Còn một số người khác thì nói nhanh vừa phải, nhưng không diễn đạt hết ý tưởng mà lại chuyển sang ý khác ngay giữa

câu. Tuy lời lẽ trôi chảy, nhưng thay đổi ý tưởng đột ngột phương hại đến khả năng diễn đạt lưu loát.
Làm thế nào để nói lưu loát hơn?
Nếu thường phải moi óc tìm chữ, bạn cần nghiêm túc cố gắng trau dồi vốn từ vựng. Hãy đặc biệt lưu ý đến
những từ ngữ mà bạn không hiểu khi đọc Tháp Canh, Tỉnh Thức!, và các ấn phẩm khác. Hãy tra nghĩa trong từ điển và
thêm những từ ấy vào kho từ vựng của bạn. Nếu không có từ điển, hãy nhờ một người giỏi ngôn ngữ của bạn giúp đỡ.
Thường xuyên tập đọc lớn tiếng sẽ giúp bạn tiến bộ. Hãy lưu ý đến những chữ khó đọc và phát âm nhiều lần.
Muốn đọc lưu loát, cần hiểu cách các từ ngữ bổ sung lẫn nhau trong một câu. Thường thường, muốn truyền đạt
được ý tưởng mà người viết diễn đạt, bạn cần đọc cả nhóm từ. Hãy đặc biệt lưu ý đến những nhóm từ này, và đánh dấu
nếu cần. Mục tiêu của bạn là truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng, chứ không phải chỉ đọc chữ cho đúng. Sau khi phân
tích xong một câu, hãy chuyển sang câu kế cho đến khi bạn xem xét hết đoạn. Hãy làm quen với mạch ý tưởng, sau đó
tập đọc lớn tiếng. Đọc đi đọc lại cả đoạn văn cho đến khi không còn vấp váp và ngừng sai chỗ nữa. Cứ thế mà tiếp tục
với các đoạn khác.
Kế đến, hãy đọc nhanh hơn. Nếu hiểu rõ cách các từ ngữ bổ sung lẫn nhau trong một câu, bạn có thể đọc nhiều
chữ một lúc và đoán được ý kế tiếp. Điều này sẽ giúp bạn đọc có hiệu quả hơn.
Thường xuyên tập luyện phương pháp nhìn và đọc ngay có thể là sự rèn luyện hữu ích. Thí dụ, không sửa soạn
trước, hãy đọc lớn tiếng đoạn Kinh Thánh mỗi ngày và lời bình luận; luyện tập thường xuyên. Hãy để mắt bạn quen
nhìn cả nhóm từ trọn nghĩa thay vì từng chữ.
Khi trò chuyện, diễn đạt lưu loát đòi hỏi bạn phải nghĩ trước khi nói. Hãy tập thói quen này trong hoạt động
hàng ngày. Hãy xác định những ý tưởng nào bạn muốn truyền đạt và trình tự diễn đạt chúng, rồi mới bắt đầu nói. Khi
nói, đừng vội vã. Hãy cố diễn đạt hết ý tưởng mà không dừng hoặc chuyển ý ở giữa câu. Sử dụng những câu ngắn, đơn
giản có thể có lợi cho bạn.
Bình thường lời nói sẽ trôi chảy tự nhiên nếu bạn biết rõ điều mình muốn diễn đạt. Nói chung, không cần phải
lựa chọn từng chữ. Thật vậy, nhằm mục đích luyện tập, phải chắc chắn rằng ý tưởng đã rõ ràng trong trí, rồi vừa nói
vừa nghĩ đến lời. Nếu luyện tập như thế đồng thời tập trung vào ý tưởng thay vì vào lời nói, không nhiều thì ít lời lẽ
bạn sẽ tự phát, và bạn sẽ diễn đạt đúng cảm nghĩ trong lòng. Nhưng ngay khi bắt đầu nghĩ đến lời thay vì ý tưởng, có
thể là bạn sẽ nói ngập ngừng. Qua thực hành, bạn có thể thành công trong việc trau dồi khả năng diễn đạt lưu loát, một
khía cạnh quan trọng của việc nói và đọc thông thạo.
Khi được chỉ định đại diện cho Đức Giê-hô-va đến gặp dân Y-sơ-ra-ên và đứng trước Pha-ra-ôn xứ Ai Cập,
Môi-se cảm thấy mình không có khả năng. Tại sao thế? Ông không phải là một người nói năng lưu loát, có lẽ vì bị
khuyết tật về nói. Môi-se đã viện nhiều cớ để thoái thác, nhưng Đức Chúa Trời không chấp nhận lý do nào. Đức Giê-

hô-va gửi A-rôn theo làm người phát ngôn, nhưng Ngài cũng giúp Môi-se nói. Nhiều lần Môi-se đã nói có hiệu quả
không những với từng cá nhân và nhóm nhỏ, mà còn trước toàn dân Y-sơ-ra-ên. Nếu tận tâm trau dồi khả năng diễn đạt
lưu loát, đồng thời tin cậy nơi Đức Giê-hô-va, bạn cũng có thể dùng lời lẽ để tôn vinh Đức Chúa Trời.
CÁCH THỰC HÀNH
Khi đọc sách và tạp chí, đánh dấu những từ mới và tìm hiểu nghĩa đúng của những từ ấy, và sau đó sử dụng
chúng.
Tập đọc lớn tiếng ít nhất năm đến mười phút mỗi ngày.
Chuẩn bị kỹ lưỡng những bài đọc được giao cho bạn. Đặc biệt lưu ý những nhóm từ trọn nghĩa. Làm quen với
mạch ý tưởng.
Khi trò chuyện hàng ngày, tập suy nghĩ trước rồi nói nguyên câu mà không dừng giữa chừng.
THỰC TẬP: Cẩn thận xem trước Các Quan Xét 7:1-25, nghiên cứu từng đoạn một. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu nội
dung mỗi đoạn. Dùng từ điển tra nghĩa những từ ngữ không quen thuộc. Phát âm những tên riêng. Kế đó, đọc lớn tiếng
cả đoạn; hãy cẩn thận đọc cho chính xác. Khi cảm thấy thỏa mãn với kết quả, chuyển sang đoạn kế, và cứ thế tiếp tục.
Kế đó đọc cả chương. Hãy đọc lại, lần này nhanh hơn một chút. Đọc lại cả chương thêm một lần nữa, thậm chí nhanh
hơn khi đến những phần thích hợp—nhưng đừng đọc nhanh đến nỗi bạn bị vấp.
[Khung nơi trang 95]
KHẮC PHỤC TẬT NÓI LẮP
Tật nói lắp có thể do nhiều yếu tố gây nên. Những liệu pháp giúp ích một số người có thể lại không hiệu nghiệm cho
người khác. Nhưng để cảm nghiệm được sự vui mừng nhờ khắc phục cố tật này, điều quan trọng là tiếp tục cố gắng.
Nghĩ đến việc bình luận tại buổi họp, bạn có sợ hãi, thậm chí khiếp đảm không? Hãy cầu xin Đức Giê-hô-va
trợ giúp. Tập trung tư tưởng vào việc tôn vinh Đức Giê-hô-va và giúp người khác. Đừng mong chờ tật nói lắp sẽ hết
hoàn toàn, nhưng hãy để ý xem bạn được giúp để khắc phục tật này như thế nào. Khi cảm nghiệm ân phước của Đức
Giê-hô-va và sự khích lệ của các anh em khác, bạn sẽ muốn làm nhiều hơn nữa.
Trường Thánh Chức Thần Quyền tạo cơ hội cho bạn rút kinh nghiệm trong việc nói trước một nhóm người.
Bạn có thể ngạc nhiên về khả năng của mình khi nói trước những người ủng hộ và muốn bạn thành công. Điều này có
thể giúp bạn tự tin khi nói trong những tình huống khác.
Nếu bạn sẽ nói bài giảng, hãy sửa soạn kỹ lưỡng. Hãy để hết tâm trí vào việc trình bày. Hãy thể hiện đúng cảm
xúc. Nếu bắt đầu nói lắp khi đang nói bài giảng, hãy cố hết sức giữ cho giọng nói và bộ dạng được điềm tĩnh. Hãy giữ
cho các bắp thịt ở quai hàm được thư giãn và dùng những câu ngắn. Hãy tránh đệm các tiếng “ừm” và “à” vào câu nói.
Một số người khắc phục tật nói lắp bằng cách tránh dùng những từ ngữ trước kia đã gây khó khăn cho họ và

thay thế bằng những chữ đồng nghĩa. Những người khác thì lại thích xác định những âm nào gây khó khăn cho họ
nhiều nhất và tập nói đi nói lại những âm này.
Nếu bạn nói lắp trong khi trò chuyện, hãy cố gắng tiếp tục nói, đừng bỏ dở câu chuyện. Bạn có thể muốn
khuyến khích người đối thoại tiếp tục nói, cho đến khi bạn có thể nói bình thường trở lại. Nếu cần, hãy viết điều muốn
nói ra giấy, hoặc đưa cho người đối thoại đọc tài liệu in sẵn.
Bài học 5
Tạm ngừng thích hợp
Bạn cần làm gì?
Ngừng nói hẳn ở những chỗ thích hợp trong bài giảng. Đôi khi, bạn có thể tạm ngừng hay chỉ nói nhỏ đi chốc
lát. Sự tạm ngừng được xem là thích hợp nếu nó góp phần đạt đến mục tiêu xứng đáng.
Tại sao điều này quan trọng?
Tạm ngừng thích hợp là một yếu tố quan trọng khiến lời nói dễ hiểu. Tạm ngừng cũng làm những điểm quan
trọng nổi bật lên.
TRONG lời nói, tạm ngừng thích hợp là điều quan trọng. Điều này đúng, dù bạn đang trình bày diễn văn hay nói
chuyện với một người. Nếu không tạm ngừng, lời nói có thể nghe như tiếng lảm nhảm thay vì diễn đạt ý tưởng rõ ràng.
Tạm ngừng thích hợp giúp ngôn từ của bạn thêm sáng sủa. Sự tạm ngừng được sử dụng đúng cách cũng có thể làm cho
các điểm chính của bạn gây được ấn tượng lâu dài.
Làm thế nào bạn có thể xác định khi nào nên tạm ngừng? Và ngừng bao lâu?
Tạm ngừng để ngắt câu.
Phép chấm câu đóng vai trò quan trọng trong ngôn ngữ viết, có thể cho biết câu đã hết hoặc là một câu hỏi.
Trong một số ngôn ngữ, phép chấm câu được dùng để tách riêng lời trích dẫn. Một số dấu chấm câu biểu thị quan hệ
giữa các thành phần trong câu văn. Người đọc một văn bản có thể nhìn thấy các dấu chấm câu. Nhưng khi đọc lớn
tiếng cho người khác nghe, giọng đọc phải truyền đạt được ý nghĩa của dấu chấm câu trong bài viết. (Muốn biết thêm
chi tiết, xem Bài Học 1, “Đọc chính xác”). Nếu không tạm ngừng sau những dấu chấm câu, lời đọc có thể khó hiểu
hoặc thậm chí có thể làm cử tọa hiểu sai ý nghĩa.
Ngoài phép chấm câu, cách diễn đạt ý tưởng trong câu văn cũng quyết định những chỗ cần tạm ngừng. Một
nhạc sĩ nổi tiếng có lần nói: “Tôi chơi nhạc không hay hơn gì nhiều nghệ sĩ dương cầm khác. Nhưng việc tạm ngừng
giữa các nốt nhạc, à, đó mới là chỗ đòi hỏi nghệ thuật”. Việc nói năng cũng tương tự như vậy. Việc tạm ngừng thích
hợp sẽ tăng thêm phần đặc sắc và ý nghĩa cho tài liệu bạn đã chuẩn bị kỹ.
Khi chuẩn bị đọc trước công chúng, hãy đánh dấu những chỗ cần tạm ngừng trong tài liệu; bạn có thể thấy điều

ấy có ích. Hãy gạch một đường dọc ở chỗ cần ngừng ít, có lẽ chỉ thoáng ngừng. Gạch hai đường dọc sát nhau để biểu
thị việc ngừng lâu hơn. Nếu thấy lối hành văn nào đó khó đọc và bạn cứ ngừng sai chỗ, hãy dùng bút chì khoanh lại tất
cả những chữ tạo nên nhóm từ khó đọc. Rồi đọc nhóm từ này liền nhau. Nhiều diễn giả kinh nghiệm cũng làm thế.
Tạm ngừng khi nói chuyện hàng ngày thường không khó bởi lẽ bạn biết rõ ý tưởng mình muốn truyền đạt. Tuy
nhiên, nếu có thói quen ngừng cách quãng, dù không cần thiết, lời lẽ của bạn sẽ không mạch lạc và thiếu sức thuyết
phục. Trong Bài Học 4, “Diễn đạt lưu loát”, có những đề nghị giúp bạn tiến bộ về mặt này.
Tạm ngừng khi chuyển ý.
Khi chuyển từ ý chính này sang ý chính khác, việc tạm ngừng tạo cho cử tọa cơ hội suy nghĩ, thích ứng với
tình hình mới, nhận ra sự chuyển ý, và lĩnh hội rõ ràng hơn ý tưởng sẽ được trình bày kế tiếp.
Tạm ngừng khi chuyển ý cũng quan trọng như việc lái chậm lại để rẽ sang đường khác.
Sở dĩ một số diễn giả nói vội vã hết ý tưởng này đến ý khác mà không ngừng, là vì họ cố trình bày quá nhiều
tài liệu. Thói quen này nơi một số người phản ánh cách nói hàng ngày của họ. Có lẽ mọi người chung quanh họ đều nói
như thế. Nhưng cung cách nói năng ấy không đạt được hiệu quả trong việc dạy dỗ. Nếu bạn có điều gì đáng cho người
khác nghe và nhớ, hãy dành đủ thời gian để làm nổi bật ý tưởng ấy. Hãy nhận biết rằng sự tạm ngừng là yếu tố rất cần
thiết, khiến lời nói truyền đạt tư tưởng một cách rõ ràng.
Nếu nói theo dàn bài, tài liệu phải được sắp xếp sao cho dễ nhận ra những chỗ cần ngừng giữa các điểm chính.
Nếu đọc bài giảng viết sẵn, hãy đánh dấu những chỗ chuyển từ ý chính này sang ý chính khác.
Ngừng khi chuyển ý thường lâu hơn ngừng sau dấu chấm câu—nhưng không lâu đến độ làm cho bài giảng
nặng nề. Ngừng quá lâu gây ấn tượng là bạn thiếu chuẩn bị và đang cố nghĩ xem nên nói gì kế tiếp.
Tạm ngừng để nhấn mạnh.
Tạm ngừng để nhấn mạnh thường là cách ngừng gây tác động sâu sắc, đó là cách ngừng trước hay sau một câu
nói hoặc câu hỏi được trình bày bằng một giọng hơi mạnh hơn. Ngừng như thế tạo cơ hội cho cử tọa suy ngẫm về điều
diễn giả vừa nói, hoặc tạo ra trạng thái mong đợi điều tiếp theo. Hai cách này khác nhau. Bạn hãy quyết định xem nên
sử dụng phương pháp nào cho thích hợp. Nhưng hãy nhớ, chỉ nên sử dụng hai cách tạm ngừng này để nhấn mạnh
những câu thật quan trọng. Nếu không, chúng sẽ mất tác dụng.
Khi đọc Kinh Thánh lớn tiếng trong nhà hội ở Na-xa-rét, Chúa Giê-su đã tạm ngừng có hiệu quả. Trước tiên,
ngài đọc lời tiên tri nói về sứ mệnh của ngài trong cuộn sách Ê-sai. Tuy nhiên, trước khi áp dụng, ngài cuốn cuộn sách
này lại, trao lại cho người phục vụ nhà hội, đoạn ngồi xuống. Sau đó, khi mọi con mắt trong nhà hội chăm chú nhìn vào
Chúa Giê-su, ngài mới nói: “Hôm nay đã được ứng-nghiệm lời Kinh-thánh mà các ngươi mới vừa nghe đó”
Tạm ngừng khi tình huống bắt buộc.

Thỉnh thoảng những xáo động xảy ra cũng có thể buộc bạn phải ngừng nói. Tiếng xe cộ qua lại hay tiếng trẻ
em khóc có thể buộc bạn phải ngừng câu chuyện với chủ nhà mà bạn gặp khi rao giảng. Tại nơi họp, nếu tiếng động
không quá lớn, bạn có thể nói lớn hơn và tiếp tục bài giảng. Nhưng nếu tiếng động lớn và kéo dài, bạn phải tạm ngừng.
Dù bạn có nói, cử tọa cũng không lắng nghe. Cho nên hãy tạm ngừng một cách có hiệu quả nhằm giúp cử tọa rút được
lợi ích trọn vẹn từ những điều tốt lành mà bạn muốn nói với họ.
Tạm ngừng để chờ ứng đáp.
Dù trong trường hợp bạn trình bày một bài giảng không có sự tham gia của cử tọa, nhưng điều quan trọng là để
cho cử tọa ứng đáp trong trí, tuy họ không nói ra ý kiến. Nếu bạn đặt những câu hỏi khiến cử tọa suy nghĩ, nhưng lại
không tạm ngừng để họ có đủ thời gian suy nghĩ, những câu hỏi đó sẽ mất đi phần lớn tác dụng.
Dĩ nhiên, điều quan trọng là không chỉ tạm ngừng khi nói trên bục giảng mà còn trong khi làm chứng cho
người khác. Một số người dường như nói không bao giờ ngừng. Nếu bạn có thói quen như thế, hãy cố hết sức trau dồi
đặc điểm này của khoa ăn nói. Có vậy, bạn sẽ tiến bộ trong việc giao tiếp với người khác cũng như hữu hiệu hơn trong
thánh chức. Tạm ngừng là im lặng trong giây lát; có người đã nói thật chí lý rằng sự im lặng có tác dụng ngắt câu, nó
nhấn mạnh, nó buộc người nghe chú ý và nó làm họ thích thú lắng nghe tiếp.
Các cuộc trò chuyện hàng ngày đòi hỏi sự trao đổi tư tưởng hai phía. Người khác có khuynh hướng lắng nghe
bạn khi bạn lắng nghe và chú ý đến lời họ nói. Điều này đòi hỏi bạn phải ngừng nói để tạo cơ hội cho họ phát biểu ý
kiến.
Khi rao giảng, việc làm chứng thường đạt hiệu quả hơn khi trình bày theo kiểu trò chuyện. Nhiều Nhân Chứng
thấy phương pháp sau đây có hiệu quả; đó là sau khi chào hỏi, họ nêu rõ đề tài rồi đặt câu hỏi. Kế đó, họ ngừng nói để
người kia có cơ hội đáp lại, rồi họ nhìn nhận điều chủ nhà vừa nói. Trong khi thảo luận, họ có thể tạo một số cơ hội cho
chủ nhà bình luận. Họ biết rằng mình thường có thể giúp chủ nhà được nhiều hơn nếu biết rõ quan điểm của người này
về vấn đề đang thảo luận.
Tất nhiên, không phải ai cũng đáp ứng thuận lợi trước các câu hỏi. Nhưng điều này không gây trở ngại cho
Chúa Giê-su; ngài vẫn ngừng nói để ngay cả những người chống đối có đủ thời gian và cơ hội phát biểu.Tạo cho người
đối thoại có cơ hội nói là khuyến khích người ấy suy nghĩ, điều này có thể đưa đến việc người nghe bộc lộ tâm tư. Thật
vậy, một trong những mục tiêu của chúng ta trong thánh chức là khơi động lòng người nghe bằng cách trình bày những
vấn đề thiết yếu trong Lời Đức Chúa Trời, những vấn đề mà họ phải quyết định.
Khi rao giảng, biết cách tạm ngừng thích hợp quả thật là một nghệ thuật. Khi biết cách tạm ngừng một cách
hiệu quả, ý tưởng được truyền đạt rõ ràng hơn và người nghe thường nhớ lâu.
CÁCH THỰC HÀNH

Đặc biệt chú ý đến dấu chấm câu khi đọc lớn tiếng.
Chăm chú nghe những diễn giả có tài ăn nói và để ý xem họ ngừng chỗ nào và bao lâu.
Sau khi nói điều gì mà bạn thật sự muốn người khác nhớ, hãy tạm ngừng để cho ý tưởng đó thấm vào tâm trí
người nghe.
Trong lúc trò chuyện, mời người khác phát biểu ý tưởng, sau đó lắng nghe. Chờ họ nói xong. Đừng ngắt lời.
THỰC TẬP: Đọc lớn tiếng ; ngừng thích hợp sau những dấu chấm câu khác nhau. Đừng để cho việc đọc kéo dài nặng
nề. Sau khi đã tập dượt, nhờ người nào đó lắng nghe và đề nghị những chỗ cần ngừng.
Bài học 6
Nhấn mạnh đúng ý nghĩa
Bạn cần làm gì?
Hãy nhấn mạnh từ và nhóm từ sao cho người nghe lĩnh hội được dễ dàng những ý tưởng được diễn đạt.
Tại sao điều này quan trọng?
Nhấn mạnh đúng ý nghĩa giúp diễn giả duy trì được sự chú ý của người nghe cũng như thuyết phục hay thúc
đẩy họ.
KHI nói hay đọc lớn tiếng, điều quan trọng không những bạn phát âm đúng từng chữ mà còn nhấn mạnh những
chữ then chốt và những thành ngữ sao cho các ý tưởng được truyền đạt một cách rõ ràng.
Nhấn mạnh đúng ý nghĩa không những đòi hỏi phải nhấn giọng mạnh hơn vào vài từ hoặc ngay cả nhiều từ một
lúc, mà còn phải nhấn mạnh đúng từ ngữ. Nếu nhấn sai chữ, thì ý nghĩa của những lời bạn nói có thể không rõ ràng,
còn về phần cử tọa, họ có thể để tâm trí nghĩ vẩn vơ đến những chuyện khác. Dù cho tài liệu bổ ích, nhưng nếu không
nhấn mạnh đúng ý nghĩa khi trình bày, bài giảng sẽ kém hữu hiệu trong việc thúc đẩy cử tọa.
Nhấn mạnh thêm có thể thực hiện bằng những cách khác nhau. Những cách này thường được sử dụng phối hợp:
nói lớn hơn, với cảm xúc mạnh hơn, diễn đạt chậm rãi, tạm ngừng trước hay sau câu nói (hay cả hai cách), và sử dụng
điệu bộ cũng như nét mặt. Trong một số ngôn ngữ, sự nhấn mạnh có thể cũng được diễn tả bằng cách lên hoặc xuống
giọng. Hãy xem xét tài liệu và tình huống để xác định phương pháp nào thích hợp nhất.
Khi quyết định xem cần nhấn mạnh những từ nào, hãy cân nhắc những yếu tố sau đây: (1) Trong bất kỳ câu nào,
những từ cần được nhấn mạnh không những được quyết định bởi các phần còn lại của câu mà còn bởi văn cảnh. (2) Sự
nhấn mạnh ý nghĩa có thể được sử dụng nhằm nhấn mạnh sự bắt đầu một ý tưởng mới, dù đó là một điểm chính hoặc
chỉ là sự chuyển ý trong dòng lý luận. Nó cũng có thể thu hút sự chú ý vào phần kết thúc dòng lý luận. (3) Diễn giả có
thể sử dụng sự nhấn mạnh ý nghĩa để diễn đạt cảm nghĩ của mình về một vấn đề. (4) Sự nhấn mạnh đúng ý nghĩa cũng
có thể được sử dụng để làm nổi bật những điểm chính của một bài giảng.

Để nhấn mạnh ý nghĩa theo các cách trên, diễn giả hoặc người đọc trước công chúng phải hiểu rõ tài liệu của mình
và tha thiết muốn cử tọa hấp thu tài liệu đó. Nói về sự dạy dỗ trong thời E-xơ-ra, Nê-hê-mi 8:8 ghi như sau: “Họ đọc
rõ-ràng trong sách luật-pháp của Đức Chúa Trời, rồi giải nghĩa nó ra, làm cho người ta hiểu lời họ đọc”. Hiển nhiên,
những người đọc và giải thích Luật Pháp của Đức Chúa Trời vào dịp đó đã nhận thức được tầm quan trọng của việc
giúp người nghe nắm được ý nghĩa, nhớ và áp dụng những điều họ nghe.
Điều gì có thể gây ra vấn đề?
Trong cuộc nói chuyện bình thường hàng ngày, đa số người ta có thể diễn đạt rõ ràng ý muốn nói. Tuy nhiên,
khi đọc tài liệu do người khác viết, việc xác định xem từ ngữ nào cần được nhấn mạnh có thể là một trở ngại. Bí quyết
là hiểu rõ tài liệu. Điều này đòi hỏi phải tìm hiểu kỹ nội dung. Vì vậy nếu được yêu cầu đọc tài liệu nào đó tại buổi
họp, bạn phải chuẩn bị kỹ lưỡng.
Thay vì nhấn mạnh ý nghĩa, một số người sử dụng cách tạm gọi là “nhấn giọng cách quãng”. Họ nhấn giọng ở
những khoảng cách khá nhất định, bất luận sự nhấn giọng như thế có tác dụng nào hay không. Những người khác thì
nhấn mạnh những hư từ, có lẽ nhấn mạnh quá mức các giới từ và liên từ. Nếu sự nhấn mạnh không góp phần làm cho ý
tưởng rõ ràng, nó dễ trở thành kiểu cách khiến người nghe phân tâm.
Vì cố sử dụng sự nhấn mạnh ý nghĩa, một số diễn giả nói lớn đến mức có thể làm cử tọa cảm thấy như đang bị
trách mắng. Dĩ nhiên, điều này ít khi mang lại kết quả tốt. Sự nhấn mạnh không tự nhiên có thể gây cảm tưởng là diễn
giả đang lên giọng kẻ cả với cử tọa. Thật tốt hơn biết bao, khi kêu gọi người nghe hưởng ứng dựa trên tình yêu thương
và giúp họ thấy rằng những điều đang được trình bày vừa hợp lý vừa đúng theo Kinh Thánh!
Cách trau dồi.
Thường thường một người không biết rằng mình có vấn đề về cách nhấn mạnh ý nghĩa. Một người nào khác có
thể cần lưu ý người đó. Nếu bạn cần tiến bộ về mặt này, anh giám thị trường học sẽ giúp bạn. Ngoài ra, đừng ngại nhờ
một người ăn nói giỏi giúp bạn. Hãy nhờ người đó lắng nghe cẩn thận khi bạn đọc và nói, sau đó đề nghị những chỗ
cần cải tiến.
Bước đầu, người làm cố vấn cho bạn có thể đề nghị dùng một bài trong ThápCanh để luyện tập. Chắc chắn anh
ấy sẽ bảo bạn phân tích từng câu để xác định xem những từ hay nhóm từ nào cần được nhấn mạnh để người nghe hiểu
được ý nghĩa một cách dễ dàng. Anh ấy có thể nhắc nhở bạn chú ý đặc biệt đến những chữ in nghiêng nào đó. Hãy nhớ
rằng những từ trong cùng một câu bổ sung ý nghĩa cho nhau. Thường thường, phải nhấn mạnh cả một nhóm từ, chứ
không chỉ một từ riêng lẻ. Trong một số ngôn ngữ, có thể cần khuyến khích các học viên xem xét kỹ hơn vai trò của
những dấu ghi thanh điệu trong việc nhấn mạnh đúng ý nghĩa.
Bước kế tiếp trong việc học cách nhấn mạnh, người cố vấn có thể khuyên bạn xem xét văn mạch chung quanh

chính câu văn ấy. Ý tưởng chính yếu nào đang được khai triển trong toàn bộ đoạn văn? Ý này phải ảnh hưởng thế nào
đến những chữ bạn nhấn mạnh trong mỗi câu? Hãy nhìn tựa đề và tiểu đề in đậm bên trên đoạn tài liệu mà bạn đang
xem xét. Chúng ảnh hưởng thế nào đến việc bạn lựa chọn những từ ngữ cần nhấn mạnh? Cần xem xét tất cả các yếu tố
trên. Nhưng hãy cẩn thận, đừng nhấn mạnh quá nhiều chữ.
Dù bạn đọc hay nói ứng khẩu, người cố vấn cũng có thể khuyến khích bạn để cho dòng lý luận ảnh hưởng việc
bạn nhấn mạnh ý nghĩa. Bạn cần biết khi nào dòng lý luận chấm dứt hoặc khi nào chuyển ý từ điểm quan trọng này
sang một điểm khác. Cử tọa sẽ thấy dễ theo nếu cách bạn trình bày báo cho họ biết về những chỗ ấy. Bạn có thể thực
hiện việc này bằng cách nhấn giọng vào các từ ngữ như trước hết, kế đó, cuối cùng, vì thế, và suy ra.
Người cố vấn cũng sẽ lưu ý bạn đến những ý tưởng mà bạn muốn diễn đạt với cảm xúc đặc biệt.
Để làm điều này bạn có thể nhấn mạnh những từ
như rất,tuyệt đối, chắc chắn không, không thể nào tưởng tượng được, quan trọng, vàluôn luôn.
Nhấn giọng như thế có thể ảnh hưởng đến cảm nghĩ của cử tọa đối với điều bạn đang trình bày. Bài Học
11, “Nồng ấm và diễn cảm”, sẽ bàn thêm về điều này.
Để giúp bạn trau dồi cách thức nhấn mạnh ý nghĩa, người cố vấn cũng sẽ khuyến khích bạn hãy xác định rõ
ràng trong trí những điểm chính mà bạn muốn cử tọa nhớ. Điều này sẽ được thảo luận thêm khi bàn về việc đọc trước
công chúng trong Bài Học 7, “Nhấn mạnh các ý tưởng chính”, và khi bàn về việc nói trước công chúng trong Bài Học
37, “Làm nổi bật các điểm chính”.
Nếu đang cố gắng cải tiến thánh chức rao giảng của bạn, hãy để ý đến cách bạn đọc những câu Kinh Thánh.
Hãy luôn tự hỏi: ‘Tại sao tôi đọc câu Kinh Thánh này?’ Muốn dạy dỗ, chỉ phát âm đúng các từ thôi, nhiều khi vẫn chưa
đủ. Ngay cả việc đọc câu Kinh Thánh với sự diễn cảm có thể vẫn chưa đủ. Nếu đang giải đáp câu hỏi của một người
nào đó hay dạy một lẽ thật cơ bản, nên nhấn mạnh vào những từ hoặc nhóm từ trong câu Kinh Thánh chứng minh
những điều đang được thảo luận. Bằng không, người nghe có thể không hiểu điểm bạn muốn trình bày.
Bởi lẽ việc nhấn mạnh ý nghĩa đòi hỏi phải nhấn mạnh thêm các từ và nhóm từ nào đó, nên một diễn giả thiếu
kinh nghiệm có thể có khuynh hướng nhấn mạnh quá mức các từ và nhóm từ đó. Kết quả của việc này có phần nào
giống như những nốt nhạc của một người mới bắt đầu tập chơi một nhạc khí. Tuy nhiên, nhờ luyện tập thêm, những
“nốt nhạc” riêng rẽ sẽ tự nhiên trở thành một phần của bài “nhạc” biểu cảm tuyệt hay.
Sau khi đã học được một số khái niệm cơ bản, bạn sẽ đủ điều kiện để rút tỉa lợi ích bằng cách quan sát những
diễn giả giàu kinh nghiệm. Chẳng bao lâu, bạn sẽ nhận biết điều gì mình có thể đạt được qua việc thay đổi độ nhấn
mạnh. Và bạn sẽ nhận thức được giá trị của việc nhấn mạnh bằng nhiều cách khác nhau để làm sáng tỏ ý nghĩa lời nói.
Trau dồi kỹ năng nhấn mạnh đúng ý nghĩa sẽ làm cho việc đọc và cách ăn nói của chính bạn được hiệu quả hơn rất

nhiều.
Đừng chỉ học để biết tạm đủ về sự nhấn mạnh ý nghĩa. Để ăn nói có hiệu quả, hãy tiếp tục rèn luyện cho đến
khi bạn thông thạo việc nhấn mạnh ý nghĩa và có thể dùng nó sao cho người nghe thấy tự nhiên.
CÁCH RÈN LUYỆN
Tập nhận diện những từ và nhóm từ then chốt trong câu. Lưu ý đặc biệt đến việc thực hiện điều này dựa vào
nội dung.
Cố sử dụng sự nhấn mạnh để cho thấy (1) sự chuyển ý và (2) cảm xúc của bạn đối với những điều mình đang
đọc.
Khi đọc các câu Kinh Thánh, tập thói quen nhấn mạnh những từ trực tiếp chứng minh lý do đọc các câu đó.
THỰC TẬP: (1) Chọn hai câu Kinh Thánh bạn thường dùng trong việc rao giảng. Hãy xác định điểm mà bạn cố
chứng minh với mỗi câu này. Kế đó, hãy đọc lớn hai câu ấy đồng thời nhấn mạnh những từ hay nhóm từ chứng minh
những điểm đó. (2) . Vì sao phải đặc biệt nhấn mạnh các từ “các đấng tiên-tri” (câu 1), “Con” (câu 2), và “thiên-sứ”
(câu 4, 5) để diễn đạt rõ ràng dòng lập luận trong chương này? Hãy tập đọc lớn tiếng chương này và nhấn mạnh ý
nghĩa sao cho lập luận được chặt chẽ.
Bài học 8
Âm lượng thích hợp
Bạn cần làm gì?
Nói với giọng mạnh hay lớn vừa đủ nghe. Để xác định thế nào là thích hợp, hãy xem xét (1) số người và thành
phần trong cử tọa, (2) những tiếng động làm phân tâm, (3) tài liệu được trình bày, và (4) mục tiêu của bạn.
Tại sao điều này quan trọng?
Nếu người khác không thể nghe bạn dễ dàng, họ có thể nghĩ vẩn vơ. Do đó, họ có thể không hiểu rõ tài liệu
bạn trình bày. Nếu bạn nói quá lớn, người ta có thể thấy khó chịu—và thậm chí cho rằng bạn không tôn trọng
họ.
NẾU diễn giả không nói lớn vừa đủ nghe, một số người trong cử tọa có thể bắt đầu ngủ gật. Nếu người công bố nói quá
nhỏ khi rao giảng, có thể sẽ không duy trì được sự chú ý của chủ nhà. Và trong những buổi họp, nếu người nào trong
cử tọa không nói lớn, vừa đủ nghe khi bình luận, những người có mặt sẽ không nhận được sự khích lệ cần thiết.Mặt
khác, nếu diễn giả nói lớn hơn không đúng lúc, cử tọa có thể không được thoải mái—thậm chí khó chịu.—Châm 27:14.
Xem xét cử tọa của bạn.
Bạn đang nói với ai? với một người chăng? với một gia đình? với một nhóm nhỏ đang họp lại để đi rao giảng?
trước toàn thể hội thánh? hoặc trước một đại hội lớn? Hiển nhiên, âm lượng thích hợp với một tình huống có thể không

thích hợp với một tình huống khác.
Tôi tớ của Đức Chúa Trời có những dịp nói trước cử tọa đông đảo. Trong buổi lễ khánh thành đền thờ ở Giê-
ru-sa-lem vào thời Sa-lô-môn, người ta không có các thiết bị âm thanh. Vì thế Sa-lô-môn đã đứng trên một bục cao và
chúc phước “lớn tiếng” cho dân sự.Sau đó nhiều thế kỷ, sau khi thánh linh đổ xuống vào Lễ Ngũ Tuần năm 33 CN,
một đám đông—một số chú ý, còn những người khác thì chế nhạo—đã tụ tập chung quanh một nhóm nhỏ tín đồ Đấng
Christ ở Giê-ru-sa-lem. Phi-e-rơ đã biểu hiện sự khôn ngoan thiết thực, “đứng ra cao giọng giảng.Sứ đồ này đã làm
chứng hùng hồn.
Làm sao có thể biết âm lượng của bạn có thích hợp với một tình huống nhất định không? Phản ứng của cử tọa
là một trong những thước đo hữu hiệu nhất. Nếu để ý thấy một số người trong cử tọa đang căng tai nghe, thì bạn nên cố
điều chỉnh giọng nói.
Dù nói với một người hay trước một nhóm, nên xét xem cử tọa gồm những thành phần nào. Nếu có người nặng
tai, bạn có thể cần nói lớn hơn. Nhưng đối với những người có thể phản ứng hơi chậm vì đã lớn tuổi, họ sẽ không thích
nếu bạn hét lớn. Thậm chí họ có thể xem điều đó là dấu hiệu của sự lỗ mãng. Trong một số nền văn hóa, người ta xem
việc nói quá lớn chứng tỏ một người đang giận dữ hay thiếu kiên nhẫn.
Xem xét những tiếng động làm phân tâm.
Khi tham gia rao giảng, bạn gặp những tình huống khác nhau ảnh hưởng đến âm lượng cần thiết cho việc làm
chứng. Bạn có thể phải nói lớn để át đi tiếng xe cộ, tiếng huyên náo của trẻ em, tiếng chó sủa, tiếng nhạc lớn, hoặc
tiếng truyền hình ầm ĩ. Mặt khác, ở những khu mà nhà cửa san sát nhau, chủ nhà có thể bị ngượng nếu bạn nói lớn đến
nỗi những người hàng xóm chú ý.
Những anh nói bài giảng trong hội thánh hay tại đại hội cũng phải đối phó với nhiều tình huống khác nhau. Nói
trước một cử tọa ở ngoài trời thì khác nhiều so với việc nói bài giảng trong một hội trường có âm hưởng thích hợp. Ở
Châu Mỹ La Tinh, hai giáo sĩ cùng chia nhau nói một bài diễn văn công cộng ở hiên nhà của một người chú ý trong khi
có tiếng pháo nổ ở quảng trường gần đó và một con gà trống gần bên cứ gáy vang lên từng hồi!
Trong lúc nói bài giảng, một điều nào đó có thể xảy ra, buộc diễn giả phải nói lớn hơn hoặc phải ngừng nói cho
đến khi sự xáo động lắng dịu. Thí dụ, nếu buổi họp đang diễn ra trong căn phòng lợp tôn, một trận mưa lớn thình lình
đổ xuống có thể làm cho cử tọa hầu như không thể nghe thấy diễn giả nói gì. Tiếng trẻ la khóc hay sự xáo trộn do có
người đến trễ chắc chắn sẽ gây khó khăn. Bạn hãy học cách vô hiệu hóa những điều khiến cử tọa phân tâm, để tài liệu
mà bạn đang trình bày có thể mang lại lợi ích trọn vẹn cho họ.
Thiết bị khuếch đại âm thanh, nếu có, sẽ giúp ích, nhưng diễn giả vẫn cần nói lớn hơn khi tình huống đòi hỏi.
Ở những vùng thường bị mất điện, diễn giả buộc phải tiếp tục bài giảng mà không dùng micrô.

Xem xét tài liệu được trình bày.
Loại tài liệu trong bài giảng cũng ảnh hưởng đến âm lượng mà bạn cần có. Nếu đề tài đòi hỏi phải nói mạnh,
đừng làm bài giảng yếu đi bằng cách nói quá nhỏ. Thí dụ, khi đọc những lời lên án trong Kinh Thánh, giọng của bạn
phải lớn hơn là khi đọc lời khuyên về việc biểu lộ tình yêu thương. Điều chỉnh âm lượng cho thích hợp với tài liệu,
nhưng hãy cẩn thận thực hiện để không thu hút sự chú ý vào chính mình.
Xem xét mục tiêu của bạn.
Nếu muốn thúc đẩy cử tọa hăng hái hành động, bạn có thể cần nói hơi lớn hơn. Nếu muốn họ thay đổi lối suy
nghĩ, thì đừng nói quá lớn làm họ khó chịu. Nếu bạn đang cố khuyên giải, thì giọng nói êm dịu thường đạt hiệu quả
hơn.
Sử dụng âm lượng một cách hiệu quả.
Khi cố làm một người đang bận phải chú ý đến điều bạn sắp nói, giọng nói lớn thường có lợi. Các bậc cha mẹ
biết điều này, vì vậy họ cất cao giọng gọi khi đã đến lúc con cái phải ngừng chơi đùa để vào nhà. Tương tự như thế, khi
thông báo buổi họp hay hội nghị sắp bắt đầu, người chủ tọa có thể cần nói lớn. Trong lúc rao giảng, những người công
bố có thể cất cao giọng chào hỏi khi tiến đến gần những người đang làm việc ngoài trời.
Ngay cả sau khi bạn đã làm một người nào đó chú ý, việc tiếp tục nói vừa đủ nghe cũng vẫn quan trọng. Giọng
nói lí nhí có thể gây ấn tượng là người nói không chuẩn bị đúng mức hoặc thiếu niềm tin chắc.
Khi kèm theo một mệnh lệnh, giọng nói to có thể thúc đẩy người khác hành động. (Công 14:9, 10) Tương tự
như thế, hét to một mệnh lệnh có thể ngăn ngừa tai họa. Ở thành Phi-líp, một người cai ngục định tự sát vì tưởng rằng
các tù nhân đã trốn mất. “Phao-lô kêu người lớn tiếng rằng: Chớ làm hại mình: chúng ta đều còn cả đây”. Nhờ thế đã
ngăn ngừa được một vụ tự sát. Sau đó, Phao-lô và Si-la làm chứng cho cả người cai ngục lẫn gia đình, hết thảy mọi
người đều chấp nhận lẽ thật.
Làm thế nào trau dồi âm lượng?
Để biết cách sử dụng âm lượng cho thích hợp, một số người cần cố gắng hơn mức bình thường. Một người có
thể nói không đủ nghe vì giọng yếu. Tuy nhiên, nếu cố gắng thì có thể luyện tập được, tuy rằng người ấy vẫn nói nhỏ
nhẹ. Hãy chú ý đến lối hít thở và tư thế của bạn. Tập ngồi và đứng thẳng. Ưỡn ngực ra và hít sâu vào. Hãy chắc chắn
rằng bạn hít không khí vào đầy phần dưới của phổi. Chính lượng không khí này, khi được điều chỉnh đúng đắn, giúp
bạn có thể điều khiển được âm lượng.
Còn những người khác có vấn đề là nói quá lớn. Thói quen này có lẽ do làm việc ngoài trời hoặc trong một
môi trường nhiều tiếng động. Mặt khác, họ có thể lớn lên trong những gia đình mà ai cũng nói như hét và thường ngắt
lời nhau. Do đó, họ nghĩ rằng cách duy nhất để có tiếng nói trong cuộc nói chuyện là nói lớn hơn những người kia. Dần

dần họ nghe lời khuyên của Kinh Thánh, mặc lấy “sự nhân-từ, khiêm-nhượng, mềm-mại, nhịn-nhục”, thì họ sẽ sửa đổi
âm lượng khi trò chuyện với người khác.
Việc chuẩn bị chu đáo, kinh nghiệm có được nhờ đều đặn tham gia rao giảng, và cầu nguyện Đức Giê-hô-va sẽ
giúp bạn nói với âm lượng thích hợp. Dù nói trên bục hay với một người trong khi rao giảng, hãy cố tập trung tư tưởng
vào cách nói sao cho giúp được người nghe.
CÁCH TRAU DỒI
Để ý phản ứng của người nghe; nói với âm lượng thích hợp để họ có thể nghe thoải mái.
Khi thở, hãy tập hít không khí vào đầy phần dưới của phổi.
THỰC TẬP: Trước tiên, đọc thầm Công-vụ 19:23-41 để hiểu rõ bối cảnh, như được miêu tả trong lời tường thuật và
văn cảnh. Hãy để ý xem ai đang nói và người ấy biểu lộ thái độ nào. Rồi hãy đọc lớn tiếng với âm lượng thích hợp cho
mỗi phần.
[Khung nơi trang 108]
KHI NÀO CÓ THỂ CẦN NÓI LỚN HƠN?
Khi muốn duy trì sự chú ý của một nhóm người đông đảo.
Khi muốn át đi những điều làm phân tâm.
Khi muốn làm cho người ta chú ý đến một điều rất quan trọng.
Khi muốn thúc đẩy hành động.
Khi muốn làm cho một người hay một nhóm người chú ý.
Bài học 9
Ngữ điệu
Bạn cần làm gì?
Thay đổi giọng nói. Trong bài học này chúng ta xem xét sự thay đổi về âm lượng, nhịp độ và cao độ.
Tại sao điều này quan trọng?
Ngữ điệu thích hợp tạo sinh khí cho bài giảng, khơi dậy cảm xúc, và thúc đẩy người nghe hành động.
Thiếu ngữ điệu có thể gây ra ấn tượng là bạn không thật sự chú ý đến đề tài của mình.
CHỈ nhấn mạnh ý nghĩa một chút cũng giúp cử tọa hiểu điều bạn nói. Nhưng khi bạn biết thay đổi âm lượng, nhịp
độ và cao độ, cử tọa sẽ thích thú nghe bài giảng của bạn hơn nhiều. Hơn nữa, nó có thể cho cử tọa thấy cảm nghĩ của
bạn về điều bạn đang nói. Thái độ của bạn đối với tài liệu có thể ảnh hưởng đến cảm nghĩ của họ về điều bạn trình bày.
Điều này đúng dù bạn nói trên bục hoặc với một người trong thánh chức rao giảng.
Giọng nói là một công cụ đa năng tuyệt vời. Khi sử dụng đúng cách, nó có thể tạo sinh khí cho bài giảng, động đến

lòng, khơi dậy cảm xúc, và thúc đẩy người nghe hành động. Tuy nhiên, không thể thực hiện được điều này chỉ bằng
cách đánh dấu những chỗ cần điều chỉnh âm lượng, thay đổi nhịp độ, hoặc cao độ. Thay đổi ngữ điệu theo những chỗ
đánh dấu như thế nghe sẽ không được tự nhiên. Thay vì truyền sinh khí và màu sắc vào bài giảng, nó có thể làm cử tọa
cảm thấy không thoải mái. Ngữ điệu được sử dụng đúng khi xuất phát từ lòng.
Khi sử dụng một cách khôn ngoan, ngữ điệu sẽ không thu hút sự chú ý quá đáng vào diễn giả. Thay vì thế, nó sẽ
giúp cử tọa nắm được tinh thần của đề tài đang thảo luận.
Điều chỉnh âm lượng.
Một cách để thay đổi lối nói chuyện là điều chỉnh âm lượng. Nhưng điều này không có nghĩa là chỉ tăng hay
giảm âm lượng theo một nhịp độ đều đặn. Điều đó sẽ làm sai lạc ý nghĩa những gì bạn nói. Nếu bạn cứ hay nói lớn lên,
cử tọa sẽ cảm thấy khó chịu.
Giọng nói của bạn phải thích hợp với tài liệu. Dù đọc một mệnh lệnh cấp bách, chẳng hạn như mệnh lệnh
ở Khải-huyền 14:6, 7 hay Khải-huyền 18:4, hoặc đọc một lời biểu thị một sự tin chắc như Xuất Ê-díp-tô Ký 14:13, 14,
bạn nên tăng âm lượng. Cũng vậy, khi đọc một sự lên án mạnh mẽ trong Kinh Thánh, chẳng hạn như Giê-rê-mi 25:27-
38, việc bạn thay đổi âm lượng sẽ làm cho một số lời nào đó nổi bật lên.
Cũng hãy xem xét mục tiêu của bạn. Bạn muốn thúc đẩy cử tọa hành động chăng? Bạn muốn làm cho các điểm
chính trong bài giảng nổi bật chăng? Khi khéo sử dụng, việc tăng âm lượng giúp bạn đạt được những mục tiêu này.
Tuy nhiên, nếu chỉ tăng âm lượng thôi thì chưa đủ. Tại sao vậy? Vì điều bạn đang trình bày cần đến sự nồng ấm và
diễn cảm thay vì chỉ tăng âm lượng. Điều này sẽ được bàn đến trong Bài Học 11 .
Khi biết khéo sử dụng, hạ âm lượng có thể tạo cho thính giả sự mong đợi. Nhưng điều đó thường đòi hỏi phải
tăng cường độ giọng nói ngay lập tức sau đó. Hạ âm lượng, đồng thời tăng cường độ giọng nói có thể được dùng để
truyền đạt sự lo âu hay sợ hãi. Giảm âm lượng cũng có thể được dùng để cho thấy điều đang trình bày không quan
trọng bằng những điều trình bày ngay trước hoặc sau đó. Tuy nhiên, nếu âm lượng của bạn luôn luôn thấp thì điều này
có thể cho thấy bạn không chắc chắn, thiếu sự tin chắc hoặc không thật sự thích thú đề tài bạn trình bày. Hiển nhiên,
cần suy xét khi dùng giọng nói rất nhỏ nhẹ.
Hãy thay đổi nhịp độ.
Trong việc nói chuyện thường ngày, khi diễn đạt ý nghĩ thì lời nói tự nhiên phát ra. Khi hào hứng, chúng ta có
khuynh hướng nói nhanh. Khi muốn người khác nhớ đúng những gì chúng ta nói, nhịp độ nói của chúng ta chậm lại
hơn.
Tuy nhiên, trong số những diễn giả mới tập nói trước công chúng, ít người thay đổi nhịp độ nói. Tại sao thế?
Vì họ soạn quá tỉ mỉ từng câu từng chữ, có lẽ viết ra hết các chi tiết. Dù rằng không đọc bài giảng đã viết sẵn khi trình

bày, có thể họ thuộc lòng hầu như từng chữ. Thế là, cả bài giảng được trình bày với nhịp độ đều đều, không thay đổi.
Học cách nói theo dàn bài sẽ giúp bạn sửa chữa nhược điểm này.
Hãy tránh tăng nhịp độ đột ngột, khiến ta liên tưởng đến con mèo đang đi bỗng nhảy bật lên khi thấy con chó.
Và đừng bao giờ nói quá nhanh đến độ bạn phát âm vấp.
Để thực hiện được việc thay đổi nhịp độ, đừng chỉ nói nhanh và chậm theo cách quãng đều đều. Cách giảng
như vậy sẽ làm giảm thay vì làm tăng giá trị tài liệu bạn trình bày. Thay đổi nhịp độ phải ăn khớp với điều bạn nói, xúc
cảm bạn muốn truyền đạt và mục tiêu của bạn nữa. Hãy trình bày bài giảng với nhịp độ vừa phải. Để truyền đạt sự hào
hứng, hãy nói nhanh hơn, giống như nói chuyện trong cuộc sống hàng ngày. Cũng nên nói nhanh khi trình bày những
điểm kém quan trọng hơn hoặc khi thuật lại những biến cố mà chi tiết không mấy quan trọng. Điều này sẽ làm cho bài
giảng có thêm màu sắc và không quá nghiêm. Mặt khác, những lý lẽ quan trọng, những điểm chính, và cao điểm trong
bài giảng thường đòi hỏi phải nói chậm hơn.
Thay đổi cao độ giọng nói.
Hãy tưởng tượng một người chơi một nhạc cụ khoảng một giờ. Trong suốt thời gian đó, người ấy chỉ thổi một
nốt—lúc đầu thổi lớn, rồi nhỏ, đôi khi nhanh, rồi chậm. Âm lượng và nhịp độ có thay đổi đấy, nhưng cao độ thì không,
“âm nhạc” như thế không hấp dẫn mấy. Tương tự như thế, không thay đổi cao độ, giọng nói của chúng ta sẽ không làm
vui tai.
Cần lưu ý là thay đổi cao độ không nhất thiết có cùng tác dụng trong tất cả các ngôn ngữ. Trong ngôn ngữ có
thanh điệu, như tiếng Việt chẳng hạn, việc thay đổi cao độ có thể thay đổi ý nghĩa của từ. Tuy nhiên, ngay cả trong một
ngôn ngữ như thế, có những điều có thể làm để cho việc diễn tả bằng lời nói được đa dạng thêm, chẳng hạn như cố cải
tiến độ cao thấp của giọng trong khi vẫn giữ tương đối đúng thanh điệu. Do đó, có thể làm cho giọng cao thành cao
hơn và giọng thấp thành thấp hơn.
Ngay cả trong những ngôn ngữ không có thanh điệu, thay đổi cao độ có thể truyền đạt những ý tưởng khác
nhau. Chẳng hạn, lên giọng một chút và hơi tăng âm lượng có thể được dùng để nhấn mạnh ý nghĩa. Hoặc thay đổi cao
độ có thể là cách cho biết kích thước hoặc khoảng cách. Lên giọng vào cuối câu có thể báo hiệu một câu hỏi được nêu
ra. Trong một số ngôn ngữ, có thể cần phải hạ giọng xuống.
Sự sôi nổi và sự nhiệt tình có thể được diễn tả bằng một giọng nói cao hơn. (Trong ngôn ngữ có thanh điệu, có
thể cần nhiều độ cao thấp hơn). Buồn bã và lo lắng có thể đòi hỏi giọng phải trầm hơn. (Hoặc trong ngôn ngữ có thanh
điệu, ít độ cao thấp hơn). Những cảm xúc đề cập ở đây là những cảm xúc giúp diễn giả động đến lòng người nghe. Khi
bạn muốn diễn đạt những cảm xúc ấy, đừng chỉ dùng lời mà hãy sử dụng giọng nói thế nào để cho thấy chính bạn cũng
có cảm xúc đó.

Đặt nền tảng.
Vậy khi nào cần bắt đầu nghĩ đến ngữ điệu? Khi chọn lựa tài liệu cho bài giảng. Nếu bài giảng của bạn chỉ
toàn lập luận hoặc toàn lời khuyên, bạn sẽ có ít cơ hội làm cho sự trình bày sinh động. Vì vậy, hãy phân tích dàn bài,
và chắc chắn rằng bạn có những yếu tố cần thiết để phần trình bày được sinh động và có tác dụng nâng cao kiến thức.
Giả sử trong lúc nói bài giảng, bạn cảm thấy cần phải sinh động hơn bởi lẽ sự trình bày có vẻ tẻ nhạt. Vậy phải
làm sao? Hãy thay đổi cách trình bày tài liệu. Bằng cách nào? Một cách là mời cử tọa mở Kinh Thánh, và đọc một câu
thay vì chỉ nói. Hoặc đổi một câu nào đó thành câu hỏi, và ngừng giọng để nhấn mạnh. Hoặc đưa ra một minh họa đơn
giản. Đây là các kỹ thuật mà những diễn giả có kinh nghiệm sử dụng. Nhưng bất luận có mức độ kinh nghiệm nào, bạn
có thể sử dụng cùng phương pháp khi chuẩn bị bài giảng.
Có thể nói rằng ngữ điệu là gia vị trong một bài giảng. Nếu dùng đúng loại và đúng lượng, ngữ điệu sẽ làm cho
bài giảng của bạn đầy đủ hương vị và làm cho thính giả thích thú.
CÁCH THỰC HÀNH
Hãy điều chỉnh âm lượng khi diễn đạt mệnh lệnh khẩn cấp, sự tin chắc, hay lời lên án. Hãy suy nghĩ cẩn thận về
những phần trong bài giảng đòi hỏi phải tăng âm lượng.
Hãy thay đổi nhịp độ bằng cách nói nhanh hơn khi thảo luận những điểm kém quan trọng và nói chậm hơn khi trình
bày những lý lẽ quan trọng và những điểm chính. Để truyền đạt sự phấn khởi, hãy nói nhanh.
Hãy thay đổi cao độ giọng nói, nếu thích hợp, để truyền đạt cảm xúc và động đến lòng người nghe. Trong ngôn ngữ có
thanh điệu, hãy tăng hay giảm độ cao thấp của giọng.
Bắt đầu nghĩ đến ngữ điệu khi lựa chọn tài liệu cho bài giảng.
THỰC TẬP: (1) Đọc 1 Sa-mu-ên 17:17-53, để ý tìm những chỗ thích hợp để thay đổi âm lượng, nhịp độ và cao độ
giọng nói. Kế đó đọc lớn tiếng một cách diễn cảm nhưng không quá mức. Làm đi làm lại nhiều lần. (2) Để luyện cho
giọng nói được linh động, hãy đọc lớn từ câu 48 đến 51 càng nhanh càng tốt mà vẫn không vấp. Đọc đi đọc lại các câu
trên, đều đặn tăng nhịp độ đọc mà vẫn phát âm rõ ràng. Rồi đọc lại cùng tài liệu càng chậm càng tốt, kéo dài các âm ra.
Kế đó, hãy đọc nhanh lên rồi chậm lại, cứ đọc xen kẽ như thế cho đến khi bạn điều khiển được giọng nói như ý muốn.
Bài học 10
Nhiệt tình
Bạn cần làm gì?
Trình bày sinh động, cho thấy bạn có cảm tưởng mạnh mẽ về giá trị điều đang trình bày.
Tại sao điều này quan trọng?
Nhiệt tình giúp bạn duy trì được sự chú ý của người nghe; nó cũng có thể thôi thúc họ hành động. Nếu bạn

trình bày nhiệt tình, cử tọa cũng sẽ nhiệt tình theo.
NHIỆT TÌNH giúp bài giảng sinh động. Tài liệu có tác dụng cung cấp thông tin hữu ích là điều quan trọng, nhưng
chính sự trình bày đầy nhiệt tình, sống động, sẽ giúp thu hút sự chú ý của cử tọa. Bất luận sinh trưởng trong môi trường
văn hóa nào hoặc có cá tính gì, bạn vẫn có thể tập tính nhiệt tình.
Hãy nói diễn cảm. Khi rao giảng cho một người đàn bà Sa-ma-ri, Chúa Giê-su nói những người thờ phượng Đức Giê-
hô-va phải “lấy tâm-thần và lẽ thật” mà thờ phượng. (Giăng 4:24) Sự thờ phượng của họ phải do lòng biết ơn thúc đẩy,
và phải hòa hợp với lẽ thật trong Lời Đức Chúa Trời. Tấm lòng biết ơn sâu xa như vậy sẽ biểu hiện trong cách nói năng
của một người. Người ấy sẽ sốt sắng nói cho người khác biết về những cung cấp đầy yêu thương của Đức Giê-hô-va.
Nét mặt, điệu bộ và giọng nói sẽ thể hiện trung thực cảm nghĩ của người ấy.
Vậy tại sao một diễn giả yêu mến Đức Giê-hô-va và tin những gì mình nói, lại có thể trình bày thiếu nhiệt tình? Chỉ
chuẩn bị lời trình bày thôi, chưa đủ. Diễn giả phải hăng say với điều mình trình bày, phải đặt cảm xúc vào đó. Giả sử
diễn giả nhận được bài giảng nói về sự hy sinh làm giá chuộc của Chúa Giê-su. Khi trình bày bài giảng, các ý tưởng
của diễn giả không những phải đầy đủ chi tiết, mà còn trân trọng ý nghĩa sự hy sinh của Chúa Giê-su đối với chính
diễn giả lẫn cử tọa của mình. Diễn giả cần hồi tưởng lại lòng biết ơn Giê-hô-va Đức Chúa Trời và Chúa Giê-su Christ
về sự cung cấp tuyệt diệu này. Anh cần nghĩ đến triển vọng tuyệt vời về sự sống mà giá chuộc ấy đã mở ra cho nhân
loại—đó là hạnh phúc đời đời và sức khỏe hoàn toàn trong địa đàng được tái lập! Như thế, diễn giả cần đặt cả trái tim
vào đề tài.
Nói về thầy ký E-xơ-ra, một thầy giáo ở Y-sơ-ra-ên, Kinh Thánh cho biết rằng ông “đã định chí [“chuẩn bị lòng của
ông”, NW] tra-xét luật-pháp của Đức Giê-hô-va, giữ làm theo, và dạy cho dân Y-sơ-ra-ên biết những luật-pháp”. (E-
xơ-ra 7:10) Nếu chúng ta cũng làm tương tự—không những chuẩn bị tài liệu mà còn chính tấm lòng mình—thì lời nói
sẽ xuất phát tự thâm tâm. Lời phát biểu chân thành như thế về lẽ thật có thể tạo được nhiều tác dụng, giúp những người
mà chúng ta làm chứng phát triển lòng yêu mến chân thực đối với lẽ thật.
Hãy nghĩ đến cử tọa. Muốn biểu lộ nhiệt tình, một yếu tố quan trọng khác là tin chắc rằng cử tọa cần nghe những gì
bạn nói. Điều này có nghĩa là khi chuẩn bị bài giảng, không những bạn phải thu thập tài liệu có giá trị mà còn phải cầu
xin Đức Giê-hô-va hướng dẫn việc sử dụng tài liệu để giúp ích cho người nghe. (Thi 32:8; Mat 7:7, 8 ) Hãy phân tích
xem vì sao cử tọa cần nghe thông tin này, tài liệu sẽ giúp ích cho họ như thế nào, và bạn có thể trình bày cách nào để
họ nhận chân được giá trị của nó.
Hãy nghiên cứu cho đến khi tìm được một điểm nào đó khiến bạn cảm thấy hứng khởi. Tài liệu không cần mới lạ,
nhưng cách bạn tiếp cận đề tài có thể mới mẻ. Nếu bạn chuẩn bị được một điều gì thật sự giúp cử tọa củng cố mối quan
hệ với Đức Giê-hô-va, hoặc giúp họ quý trọng những cung cấp của Ngài, hoặc khắc phục được những áp lực của đời

sống trong hệ thống cũ này, hoặc đạt hiệu quả trong thánh chức của họ, thì bạn có mọi lý do để tỏ ra nhiệt tình với bài
giảng của mình.
Nếu được giao nhiệm vụ đọc trước công chúng thì sao? Muốn đọc hăng hái, không phải chỉ biết cách phát âm đúng và
đọc từng nhóm từ ngữ một cách thích hợp. Hãy xem xét tài liệu. Nếu bạn sẽ đọc một phần trong Kinh Thánh, hãy dành
ít nhiều thì giờ nghiên cứu tài liệu. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu ý nghĩa cơ bản của phần đó. Suy xét xem nó giúp ích
gì cho bạn và cử tọa, và đọc với ước muốn truyền đạt lợi ích đó đến người nghe.
Bạn đang chuẩn bị việc rao giảng chăng? Hãy ôn lại đề tài dùng để thảo luận và những câu Kinh Thánh định sử dụng.
Cũng hãy suy xét xem người ta đang bận tâm đến những điều gì. Gần đây có những tin tức nào? Họ đang gặp những
vấn đề gì? Khi được trang bị đầy đủ kiến thức để chỉ cho người ta thấy rằng Lời Đức Chúa Trời chứa đựng giải pháp
cho chính những vấn đề làm họ quan tâm, thì bạn sẽ sốt sắng làm thế, và tự khắc sẽ trình bày một cách nhiệt tình.
Thể hiện nhiệt tình qua cách trình bày sống động. Nhiệt tình bộc lộ rất rõ qua cách trình bày sống động. Sự sống
động này phải lộ rõ trên nét mặt. Bạn phải nói quả quyết chứ không võ đoán.
Cần giữ thăng bằng. Một số người có thể dễ bị khích động về bất cứ vấn đề gì. Họ có thể cần được giúp để hiểu rằng
khi một người trở nên huênh hoang hay dễ cảm xúc quá mức, cử tọa sẽ chú ý đến người ấy thay vì đến thông điệp đang
được trình bày. Mặt khác, những người nhút nhát cần được khuyến khích để trở nên diễn cảm hơn.
Nhiệt tình dễ lây lan. Nếu bạn tiếp xúc tốt với cử tọa đồng thời nhiệt tình với bài giảng của mình, cử tọa sẽ nhiệt tình
theo. Vì A-bô-lô nói năng biểu lộ sự sống động, nên được miêu tả là người có tài hùng biện. Nếu bạn sốt sắng, thì sự
trình bày sống động của bạn sẽ thúc đẩy người nghe hành động.—Công 18:24, 25; Rô 12:11 .
Nhiệt tình phù hợp với tài liệu. Hãy cẩn thận, đừng quá hăng hái trong suốt bài giảng đến độ cử tọa cảm thấy mệt,
không hứng thú hành động theo bất kỳ lời khuyên nào về những điều đang bàn luận. Điều này nhấn mạnh việc cần
chuẩn bị tài liệu sao cho có sự đa dạng trong cách trình bày. Hãy cố tránh trình bày cách hờ hững. Nếu cẩn thận chọn
lọc tài liệu, bạn sẽ hào hứng về bài giảng. Nhưng một số điểm tự nhiên đòi hỏi phải diễn đạt một cách nhiệt tình hơn so
với những điểm khác, nên những điểm này phải được bố trí khéo léo khắp bài giảng của bạn.
Đặc biệt những điểm chính phải được trình bày một cách nhiệt tình. Bài giảng của bạn phải có các cao điểm, tức những
tột đỉnh mà bạn cần đạt tới. Là những đỉnh cao của bài giảng, chúng thường là những điểm nhằm thúc đẩy cử tọa. Sau
khi đã thuyết phục được cử tọa, bạn cần khuyến khích họ hành động, chỉ cho họ thấy những lợi ích của việc áp dụng
những điều đã được bàn luận. Nhiệt tình sẽ giúp bạn động đến lòng người nghe. Cách trình bày sống động không bao
giờ nên gượng ép. Phải có lý do để làm thế, và tài liệu của bạn sẽ cung cấp lý do đó.
CÁCH RÈN LUYỆN
Hãy chuẩn bị không những thông tin bạn sẽ trình bày, mà còn chính lòng bạn nữa; qua cách này bạn đặt cảm xúc vào

sự diễn đạt.
Cân nhắc kỹ những điểm mà bạn sẽ trình bày, xem chúng giúp ích cho người nghe như thế nào.
Xác định những phần cần được đặc biệt trình bày một cách nhiệt tình.
Nói một cách hoàn toàn sống động. Hãy chắc rằng nét mặt thể hiện đúng cảm xúc của bạn. Nói mạnh mẽ và sống động.
THỰC TẬP: Hãy xem xét chương 1 và 2 của sách Giô-suê, xác định những chỗ có thể biểu hiện nhiệt tình và phương
cách biểu hiện khi đọc lời tường thuật này. Hãy tập đọc lớn tiếng lời tường thuật ấy với sự nhiệt tình thích hợp.
Bài học 12
Điệu bộ và nét mặt
Bạn cần làm gì?
Hãy sử dụng các cử động của tay, vai, hoặc toàn thân để diễn đạt ý tưởng, tình cảm, hay thái độ.
Hãy sử dụng mắt và miệng cũng như vị trí của đầu để nhấn mạnh lời nói và để truyền đạt cảm xúc.
Tại sao điều này quan trọng?
Điệu bộ và nét mặt giúp lời nói được nhấn mạnh thêm qua thị giác và cảm xúc. Điệu bộ và nét mặt có thể khơi
dậy cảm xúc của bạn và do đó làm cho giọng nói của bạn sống động.
TRONG một số nền văn hóa, người ta thoải mái làm điệu bộ hơn là ở những nền văn hóa khác. Tuy nhiên, khi trò
chuyện với nhau cũng như khi nói trước công chúng, hầu như mọi người đều có những biến đổi trên nét mặt và làm
điệu bộ dưới một hình thức nào đó.
Điệu bộ là điều tự nhiên đối với Chúa Giê-su và các môn đồ đầu tiên của ngài. Vào một dịp nọ, có người báo cho Chúa
Giê-su biết mẹ và các em ngài muốn nói với ngài. Chúa Giê-su đáp: “Ai là mẹ ta, ai là anh em ta?” Rồi Kinh Thánh nói
thêm: “Ngài giơ tay chỉ các môn-đồ mình, mà phán rằng: Nầy là mẹ ta cùng anh em ta!” (Mat 12:48, 49, chúng tôi viết
nghiêng). Ngoài những chỗ khác, Kinh Thánh còn cho thấy nơi Công-vụ 12:17 và 13:16 hai sứ đồ Phi-e-rơ và Phao-lô
cũng làm điệu bộ một cách tự nhiên.
Ý tưởng và cảm xúc không những được truyền đạt bằng giọng nói mà còn bằng điệu bộ và nét mặt. Không dùng những
phương tiện này có thể gây ấn tượng là người nói có thái độ hờ hững. Nhưng khi những phương tiện giao tiếp này được
kết hợp một cách khéo léo, thì lời nói có hiệu quả hơn nhiều. Ngay cả khi nói qua điện thoại, nếu bạn có những điệu bộ
và nét mặt thích hợp, thì giọng nói của bạn sẽ dễ dàng truyền đạt tầm quan trọng của thông điệp cũng như cảm xúc
riêng của bạn đối với những gì bạn đang trình bày. Vì thế, dù bạn đọc hay nói ứng khẩu, dù cử tọa đang nhìn vào bạn
hay vào bản Kinh Thánh riêng của họ, điệu bộ và nét mặt đều có ích lợi.
Điệu bộ và nét mặt phải tự nhiên, không ngượng nghịu như thể học được từ sách vở. Bạn chẳng bao giờ phải học cười
hoặc học phẫn nộ. Điệu bộ cũng phải thể hiện cảm xúc ở trong lòng. Vì vậy, điệu bộ của bạn càng tự nhiên thì càng tốt.

Điệu bộ chia thành hai loại khái quát: diễn tả và nhấn mạnh. Điệu bộ để diễn tảbiểu thị hành động hoặc cho biết kích
thước và vị trí. Trong trường thánh chức, khi bạn thực tập sử dụng điệu bộ, đừng thỏa mãn với chỉ một hoặc hai điệu
bộ. Hãy cố làm điệu bộ một cách tự nhiên trong suốt bài giảng. Nếu thấy việc này khó thực hiện, hãy tìm những chữ
chỉ phương hướng, khoảng cách, kích thước, địa điểm, hoặc vị trí tương đối, bạn có thể thấy rằng việc này có ích. Tuy
nhiên, trong nhiều trường hợp, bạn chỉ cần để hết tâm trí vào bài giảng, đừng lo lắng gì về ấn tượng bạn tạo ra, nhưng
hãy nói và làm như trong đời sống thường ngày. Khi không bị căng thẳng, điệu bộ sẽ đến một cách tự nhiên.
Điệu bộ để nhấn mạnh diễn tả cảm xúc và sự tin chắc. Những điệu bộ này làm nổi bật, gây sinh động, và củng cố ý
tưởng. Những điệu bộ để nhấn mạnh đóng vai trò quan trọng. Nhưng hãy cẩn thận! Những điệu bộ này có thể dễ dàng
trở thành thói quen kiểu cách. Nếu cứ lặp đi lặp lại một điệu bộ, thì điệu bộ đó có thể khiến cho cử tọa bắt đầu chú ý
đến nó thay vì làm tăng hiệu quả của bài giảng. Nếu anh giám thị trường học cho biết bạn có vấn đề này, hãy tạm thời
chỉ dùng những điệu bộ để diễn tả mà thôi. Sau một thời gian, bắt đầu sử dụng trở lại những điệu bộ để nhấn mạnh.
Muốn xác định mức độ sử dụng những điệu bộ để nhấn mạnh và loại điệu bộ thích hợp, hãy suy xét cảm xúc của người
nghe. Chỉ tay vào cử tọa có thể làm họ cảm thấy khó chịu. Trong một số nền văn hóa, nếu một người nam làm một số
điệu bộ nào đó, chẳng hạn như đưa tay lên che miệng để diễn đạt sự ngạc nhiên, thì sẽ bị xem là người có nữ tính. Ở
vài nơi trên thế giới, phụ nữ quơ tay làm điệu bộ bị xem là thiếu khiêm tốn. Vì vậy ở những nơi đó, các chị đặc biệt cần
tận dụng cách diễn đạt bằng nét mặt. Và hầu như ở mọi nơi trên thế giới, dang rộng hai tay làm điệu bộ khi nói trước
một nhóm ít người, có thể bị xem là khôi hài.
Khi bạn rút được kinh nghiệm và trở nên thoải mái hơn trong việc nói trước công chúng, những điệu bộ để nhấn mạnh
mà bạn dùng sẽ thể hiện cảm xúc nội tâm một cách tự nhiên, cho thấy lòng tin chắc và thành thật của bạn. Các điệu bộ
ấy sẽ tăng thêm ý nghĩa cho lời nói của bạn.
Nét mặt. Hơn bất kỳ phần nào khác của cơ thể, gương mặt thường thể hiện cảm xúc thật sự của bạn. Đôi mắt, hình
dạng của miệng, vị trí của đầu, tất cả đều đóng một vai trò. Dù bạn không thốt ra một lời nào, nhưng gương mặt bạn có
thể biểu lộ sự hờ hững, ghê tởm, bối rối, kinh ngạc, hoặc vui thích. Những nét mặt ấy, khi kèm theo lời nói, sẽ tác
động thêm vào cảm xúc và vào thị giác của người nghe. Đấng Tạo Hóa đã đặt nhiều cơ bắp tập trung trên khuôn mặt—
tổng cộng hơn 30 cơ. Khi mỉm cười, bạn sử dụng gần nửa số cơ bắp này.
Dù nói trên bục hay trong thánh chức rao giảng, bạn đang cố gắng chia sẻ với người ta một thông điệp vui tươi, một
thông điệp có thể làm lòng họ vui mừng. Một nụ cười nồng hậu khẳng định điều đó. Mặt khác, nếu gương mặt của bạn
không biểu hiện tình cảm nào, người nghe có thể nghi ngờ sự thành thật của bạn.
Hơn thế nữa, một nụ cười nói cho người khác biết rằng bạn có cảm tình với họ. Điều này đặc biệt quan trọng trong thời
kỳ này, khi người ta thường sợ người lạ. Nụ cười của bạn có thể giúp người ta thoải mái và dễ tiếp nhận điều bạn nói

hơn.
NHỮNG ĐIỂM CẦN NHỚ
Những điệu bộ và nét mặt có tác động hữu hiệu nhất xuất phát từ nội tâm. Hãy quan sát điệu bộ của người khác, nhưng
đừng cố bắt chước từng chi tiết.
Hãy nghiên cứu tài liệu dùng trong bài giảng cho đến khi bạn hiểu rõ. Hãy cảm nhận được tài liệu ấy, hình dung nó ra,
rồi dùng giọng nói, đôi tay, và gương mặt để diễn đạt.
THỰC TẬP: (1) Đọc Sáng-thế Ký 6:13-22. Bằng lời lẽ riêng của bạn, hãy miêu tả việc Nô-ê đóng tàu và tập hợp thú
vật. Đừng lo về các chi tiết; chỉ cần nói ra những điều bạn nhớ
được. Trong khi làm thế, hãy sử dụng những điệu bộ đểdiễn tả. Hãy nhờ người nào đó quan sát bạn và góp ý kiến.
(2) Hãy nói như thể bạn đang làm chứng cho một người nào đó về Nước Đức Chúa Trời và những ân phước mà Nước
Trời mang lại. Hãy chắc rằng nét mặt của bạn thể hiện đúng cảm xúc thật sự của mình đối với những điều bạn đang
diễn tả.
Bài học 13
Tiếp xúc bằng thị giác
Bạn cần làm gì?
Nhìn những người bạn đang nói, để cho ánh mắt bạn chạm vào ánh mắt họ trong giây lát nếu không trái với
phong tục địa phương. Nhìn từng người, chứ không cả một nhóm người.
Tại sao điều này quan trọng?
Trong nhiều nền văn hóa, tiếp xúc bằng thị giác được xem là dấu hiệu cho thấy người nói chú ý đến người đối
thoại. Nó cũng được xem là dấu hiệu cho thấy bạn tin chắc những gì mình nói.
ĐÔI MẮT chúng ta truyền đạt thái độ và cảm xúc. Mắt có thể bộc lộ sự ngạc nhiên hay sợ hãi. Mắt có thể biểu hiện
lòng trắc ẩn hoặc yêu thương. Đôi lúc, mắt có thể lộ ra vẻ nghi ngờ hoặc dấu hiệu sầu khổ. Nói về những người đồng
hương của mình đã từng chịu nhiều đau khổ, một ông lão đã phát biểu như sau: “Chúng tôi nói với nhau bằng ánh
mắt”.
Căn cứ vào nơi mà mắt chúng ta chăm chú nhìn, người khác có thể rút ra kết luận về chúng ta và về những điều chúng
ta nói. Trong nhiều nền văn hóa, người ta có khuynh hướng tin tưởng người nào hay nhìn một cách thân thiện vào mắt
họ. Trái lại, họ có thể nghi ngờ sự chân thành hay khả năng của người nào nhìn xuống chân hoặc vào một vật nào đó,
thay vì nhìn vào người đang nói chuyện với mình. Trong một số nền văn hóa khác, nhìn chăm chú vào mắt người nghe
bị xem là bất lịch sự, hung hăng, hoặc thách thức. Nhất là khi nói với một người khác phái hoặc với một tù trưởng hay
người có chức vị. Và ở một số vùng, khi nói chuyện, nếu một người trẻ tuổi nhìn thẳng vào mắt người lớn tuổi thì bị

xem là bất kính.
Tuy nhiên, ở những nơi không có vấn đề trên, việc nhìn vào mắt người đối thoại khi nói một điều quan trọng có thể
góp phần nhấn mạnh điều mình nói. Nó có thể được xem là dấu hiệu cho thấy người nói có sự tin chắc. Hãy lưu ý cách
Chúa Giê-su đáp khi các môn đồ tỏ vẻ rất ngạc nhiên và nói: “Vậy thì ai được rỗi?” Kinh Thánh thuật rằng: “Đức
Giêsus nhìn thẳng vào các ông và nói: ‘Đối với loài người thì điều đó không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa, thì
mọi sự đều có thể được’”. (Mat 19:25, 26, Tòa Tổng Giám Mục, chúng tôi viết nghiêng). Kinh Thánh cũng cho thấy
rằng sứ đồ Phao-lô chăm chú quan sát phản ứng của những người trong cử tọa. Vào một dịp nọ, một người què từ bẩm
sinh có mặt khi Phao-lô giảng. Công-vụ 14:9, 10 kể lại: “Người ngồi và nghe Phao-lô giảng. Phao-
lô chăm mắt trên người, thấy có đức-tin để chữalành được, bèn nói lớn tiếng rằng: Ngươi hãy chờ dậy, đứng thẳng
chân lên”.—Chúng tôi viết nghiêng.
Những đề nghị để áp dụng trong thánh chức. Khi rao giảng, hãy thân thiện và nồng hậu đến gặp người ta. Nếu thích
hợp, hãy đặt những câu hỏi gợi suy nghĩ để bắt đầu nói chuyện về một vấn đề nào đó mà hai bên có thể cùng chú ý.
Khi làm thế, bạn hãy cố nhìn vào mắt người kia—hay ít ra nhìn vào mặt họ một cách nhân từ và lễ độ. Một nụ cười
niềm nở trên khuôn mặt cùng với đôi mắt bộc lộ niềm vui mừng từ trong lòng, có sức thu hút mạnh. Một vẻ mặt như
thế có thể nói với người kia nhiều điều về con người bạn và giúp họ cảm thấy thoải mái hơn khi nghe bạn nói chuyện.
Nếu thích hợp, quan sát ánh mắt của người ấy có thể cho bạn biết cách xử trí tình huống. Bạn có thể nhận biết nếu
người ấy tức giận, không thật sự chú ý, hoặc không hiểu bạn. Bạn thường có thể biết nếu người ấy đang nôn nóng. Nếu
người ấy nhiệt tình chú ý, điều này cũng sẽ hiển nhiên. Ánh mắt người ấy có thể cho bạn biết khi nào bạn cần điều
chỉnh nhịp độ nói, cố gắng thêm để giúp người đối thoại nhập cuộc đối thoại, chấm dứt cuộc thảo luận, hoặc có lẽ kết
thúc bằng một trình diễn cách học Kinh Thánh.
Dù đang tham gia làm chứng nơi công cộng hay điều khiển cuộc học hỏi Kinh Thánh tại nhà riêng, hãy cố nhìn vào
mắt người đối thoại với bạn một cách lễ độ. Tuy nhiên, đừng nhìn chằm chằm, vì điều này có thể làm người ấy
ngượng. (2 Vua 8:11) Nhưng hãy thường xuyên nhìn vào mặt người đối thoại một cách thân thiện, tự nhiên. Ở nhiều
nước, điều này truyền đạt một cảm giác chú ý chân thành. Dĩ nhiên, khi đang đọc Kinh Thánh hay một ấn phẩm nào
đó, mắt bạn sẽ nhìn chăm chú vào trang giấy. Nhưng để nhấn mạnh một điểm, có thể bạn muốn nhìn thẳng vào người
nghe, nhưng chỉ thoáng nhìn thôi. Thỉnh thoảng nhìn lên cũng sẽ giúp bạn thấy phản ứng của người nghe đối với
những gì đang đọc.
Nếu lúc đầu, vì nhút nhát, bạn thấy khó nhìn cử tọa, đừng bỏ cuộc. Qua tập luyện, tiếp xúc bằng thị giác đúng cách sẽ
thành tự nhiên, và nó có thể giúp bạn nói chuyện với người khác hữu hiệu hơn.
Khi nói bài diễn văn. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng trước khi bắt đầu nói Bài Giảng trên Núi, Chúa Giê-su

“ngước mắt ngó môn-đồ”. (Lu 6:20) Hãy noi gương ngài. Nếu bạn sẽ nói trước một nhóm, hãy quay mặt về hướng họ,
rồi ngừng vài giây trước khi bắt đầu nói. Ở nhiều nơi, điều này sẽ bao gồm việc nhìn vào mắt của một số người trong
cử tọa. Khoảng thời gian ngắn này có thể giúp bạn khắc phục được sự hồi hộp ban đầu. Nó cũng sẽ giúp cử tọa thích
ứng với bất kỳ thái độ hay cảm xúc nào thể hiện ra trên khuôn mặt của bạn. Ngoài ra, làm như thế sẽ giúp cử tọa chuẩn
bị và sẵn sàng chú ý đến bạn.
Trong lúc nói bài giảng, hãy nhìn cử tọa. Đừng chỉ nhìn toàn thể nhóm người. Hãy cố nhìn từng người. Trong hầu như
mọi nền văn hóa, người ta mong đợi diễn giả nói trước công chúng phải nhìn vào cử tọa ở một mức độ nào đó.
Nhìn cử tọa không có nghĩa là chỉ nhịp nhàng đưa mắt từ bên này sang bên kia. Hãy nhã nhặn nhìn vào mắt của một
người nào đó trong cử tọa, và nếu thích hợp, hãy nói nguyên một câu với người đó. Rồi nhìn một người khác, và nói
một hay hai câu với người ấy. Đừng nhìn ai quá lâu đến độ làm cho người ấy lúng túng, và đừng tập trung vào chỉ vài
người trong cả cử tọa. Hãy tiếp tục đưa mắt nhìn hết mọi người trong cử tọa theo cách này, nhưng khi nói với người
nào đó, hãy thật sự nói với họ và để ý xem phản ứng của họ trước khi nhìn sang người khác.
Nên đặt giấy ghi chép trên giá bục giảng, cầm trong tay, hay để trong cuốn Kinh Thánh sao cho bạn có thể liếc mắt qua
là có thể đọc được. Nếu phải cúi xuống để nhìn vào giấy ghi chép, thì bạn sẽ mất sự tiếp xúc với cử tọa. Bạn nên xem
xét mình hay nhìn vào giấy ghi chép như thế nào và xem xét cả khi nào bạn nhìn nữa. Nếu bạn nhìn vào giấy ghi chép
đang khi bài giảng lên đến một cao điểm, thì không những bạn không thấy được phản ứng của cử tọa mà bài giảng của
bạn còn mất đi phần nào sức mạnh. Tương tự như thế, nếu thường xuyên nhìn vào giấy ghi chép bạn sẽ mất sự tiếp xúc
với cử tọa.
Khi ném quả bóng cho người nào đó, bạn để ý xem người ấy có bắt được không. Mỗi ý tưởng trong bài giảng là một
lần “ném” riêng rẽ cho cử tọa. Họ có thể cho thấy họ đã “bắt” được qua phản ứng—gật đầu, mỉm cười, nhìn chăm chú.
Nếu bạn giữ được sự tiếp xúc với cử tọa bằng thị giác, điều này có thể giúp bạn biết chắc rằng họ “bắt” được các ý
tưởng của bạn.
Nếu được chỉ định đọc trước hội thánh, bạn có nên cố gắng nhìn cử tọa trong khi đọc không? Nếu cử tọa đang theo dõi
trong Kinh Thánh, đa số sẽ không biết là bạn có nhìn lên hay không. Nhưng nhìn cử tọa có thể giúp bạn đọc sống động
vì bạn biết rõ phản ứng của họ. Còn những ai không theo dõi trong Kinh Thánh và trí óc có thể đang nghĩ vẩn vơ, thì
khi chạm vào ánh mắt diễn giả, họ có thể chú ý trở lại những điều đang đọc. Dĩ nhiên, bạn chỉ có thể thoáng nhìn lên,
và phải làm thế nào để không gây cho bạn đọc vấp. Muốn đạt được kết quả này, tốt nhất là cầm Kinh Thánh trong tay
và ngẩng đầu lên, đừng cúi mặt xuống về phía ngực.
Thỉnh thoảng, các trưởng lão được mời trình bày tại đại hội một bài diễn văn đã được viết sẵn. Để trình bày có hiệu
quả, đòi hỏi phải có kinh nghiệm, chuẩn bị kỹ lưỡng, và tập dượt nhiều lần. Dĩ nhiên, khi đọc một bài giảng viết sẵn,

việc tiếp xúc với cử tọa bằng thị giác sẽ bị hạn chế. Nhưng nếu chuẩn bị kỹ lưỡng, diễn giả vẫn có thể thỉnh thoảng
nhìn cử tọa mà không lạc chỗ trong bài giảng. Làm thế sẽ giúp diễn giả giữ được sự chú ý của cử tọa, đồng thời giúp
họ rút được lợi ích đầy đủ từ sự dạy dỗ thiêng liêng quan trọng đang được trình bày.
NHỮNG ĐIỂM CẦN NHỚ
Hãy tự nhiên và thân thiện, thành thật chú ý đến những người mà bạn nói chuyện.
Khi đọc, hãy cầm tài liệu trong tay và nâng cằm lên, như vậy bạn chỉ cần đưa mắt thay vì ngẩng đầu lên.
THỰC TẬP: Trong cuộc nói chuyện hàng ngày với gia đình và bạn bè, hãy cố nhìn vào mắt người đối thoại nhiều
hơn, nhưng phải làm sao cho không trái với phong tục địa phương.
Bài học 14
Phong cách tự nhiên
Bạn cần làm gì?
Nói năng bình thường—giọng nói chuyện, chân thành, và không giả tạo.
Tại sao điều này quan trọng?
Nếu bạn hồi hộp, không thư thái, hoặc nói năng lúng túng vì lo lắng đến những gì người khác nghĩ về mình,
người nghe có thể không còn chăm chú vào những gì bạn nói.
NÓI một cách tự nhiên giúp bạn chiếm được lòng tin của người khác. Bạn có tin lời của một người nói đằng sau chiếc
mặt nạ không? Nếu chiếc mặt nạ đẹp hơn gương mặt người nói, liệu bạn có vững tin hơn không? Chắc là không. Vì
vậy, thay vì che giấu, hãy nói năng bình thường.
Không nên lầm lẫn phong cách tự nhiên với phong cách cẩu thả. Nói sai ngữ pháp, phát âm sai, và nói không rõ ràng
đều không thích hợp. Cũng phải tránh dùng tiếng lóng. Chúng ta luôn luôn muốn biểu hiện phẩm cách thích đáng, cả
trong lời nói lẫn trong cử chỉ. Một người biểu lộ phong cách tự nhiên như thế không quá trịnh trọng mà cũng không
quá quan tâm đến việc gây ấn tượng tốt nơi người khác.
Trong thánh chức rao giảng. Khi tiến đến gần một ngôi nhà hay một người nào đó ở nơi công cộng với mục tiêu làm
chứng, bạn có thấy hồi hộp không? Đa số chúng ta đều hồi hộp, nhưng đối với một số người, cảm giác này dai dẳng
hơn so với người khác. Sự căng thẳng có thể khiến giọng nói hơi thiếu tự nhiên hoặc run run, hay sự hồi hộp có thể lộ
ra qua việc tay chân hay đầu làm những động tác vụng về.
Một người công bố có thể có vấn đề này vì một số nguyên nhân. Có lẽ người ấy đang nghĩ đến ấn tượng mình sẽ tạo ra
nơi người nghe hoặc đang tự hỏi không biết mình trình bày có thành công hay không. Điều này không có gì lạ, nhưng
vấn đề nảy sinh khi quá chú trọng đến những ý nghĩ như thế. Nếu bạn hồi hộp trước khi tham gia rao giảng, điều gì có
thể giúp bạn? Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng và tha thiết cầu xin Đức Giê-hô-va. (Công 4:29) Hãy nghĩ về lòng thương xót lớn

lao của Đức Giê-hô-va, thể hiện qua việc mời người ta hưởng sức khỏe hoàn toàn và đời sống vĩnh cửu trong Địa
Đàng. Hãy nghĩ đến những người mà bạn đang gắng công giúp và việc họ cần nghe tin mừng.
Cũng hãy nhớ rằng người ta có tự do ý chí, vì vậy họ có thể tiếp nhận hoặc bác bỏ thông điệp. Khi Chúa Giê-su làm
chứng ở nước Y-sơ-ra-ên ngày xưa, tình trạng cũng như vậy. Nhiệm vụ của bạn chỉ là rao giảng. (Mat 24:14) Ngay cả
khi người ta không cho bạn cơ hội trình bày, chính sự có mặt của bạn cũng sẽ là một sự làm chứng. Bạn sẽ thành công
vì đã để cho Đức Giê-hô-va dùng bạn thực hiện ý muốn Ngài. Khi có cơ hội trình bày, ngôn từ của bạn sẽ mang đặc
điểm nào? Nếu tập quan tâm đến nhu cầu của người khác, ngôn từ của bạn sẽ có sức lôi cuốn và tự nhiên.
Khi làm chứng, nếu nói và cư xử như trong đời sống thường ngày, bạn sẽ khiến người nghe cảm thấy thoải mái. Thậm
chí, có thể họ sẽ dễ tiếp thu hơn những ý tưởng trong Kinh Thánh mà bạn muốn chia sẻ. Thay vì thuyết giảng như nói
một bài diễn văn, hãy nói chuyện với họ. Hãy thân thiện, tỏ ra chú ý đến họ và sẵn sàng nghe lời bình luận của họ. Tất
nhiên, ở những nơi mà ngôn ngữ hoặc văn hóa địa phương đòi hỏi phải tuân theo một số nghi thức nào đó để tỏ thái độ
tôn trọng khi nói chuyện với người lạ, bạn cần làm theo. Nhưng bạn có thể luôn sẵn sàng nở một nụ cười thoải mái.
Trên bục giảng. Khi nói trước một nhóm người, trình bày tự nhiên với lối nói chuyện thường có hiệu quả nhất. Dĩ
nhiên, khi nói trước cử tọa đông đảo, giọng cần lớn và rõ ràng hơn. Nếu cố học thuộc lòng bài giảng hoặc nếu giấy ghi
chép quá chi tiết, chắc là bạn quá quan tâm đến việc dùng từ để diễn đạt chính xác sự việc. Dùng từ thích hợp là điều
quan trọng, nhưng nếu quá chú trọng việc này, sự trình bày trở nên cứng nhắc và trịnh trọng, do đó thiếu tự nhiên. Cần
kỹ lưỡng suy nghĩ trước về các ý tưởng của bạn, song hãy chú trọng phần lớn đến các ý tưởng, thay vì cách diễn đạt
chính xác.
Điều nói trên cũng áp dụng trong trường hợp bạn được phỏng vấn tại buổi họp. Hãy chuẩn bị kỹ, nhưng đừng đọc hoặc
học thuộc lòng các câu trả lời. Hãy diễn đạt với ngữ điệu tự nhiên để các lời bình luận của bạn có tính ngẫu nhiên, lôi
cuốn người nghe.
Ngay cả những đặc điểm hay của khoa ăn nói, nếu thực hiện quá mức, cũng có thể khiến cử tọa có cảm tưởng là thiếu
tự nhiên. Thí dụ, bạn phải nói rõ ràng và phát âm đúng, nhưng không quá mức đến độ lời bạn nói nghe cứng nhắc và
không tự nhiên. Những điệu bộ để diễn tả hoặc nhấn mạnh, khi được thực hiện khéo léo, có thể làm bài giảng sống
động, nhưng những điệu bộ cứng nhắc hoặc quá khác thường sẽ làm giảm hiệu quả những gì bạn nói. Hãy nói lớn,
nhưng đừng nói lớn quá mức. Có lúc nên trình bày hùng hồn, nhưng phải tránh những lời khoa trương trống rỗng. Ngữ
điệu, nhiệt tình và diễn cảm, tất cả đều phải được thực hiện thế nào để không thu hút sự chú ý vào chính mình hoặc làm
cho cử tọa cảm thấy không thoải mái.
Một số người tự nhiên có lối diễn đạt chính xác, ngay cả những lúc không nói bài giảng. Còn những người khác thì nói
với lối trò chuyện hơn. Điều quan trọng là hàng ngày nói năng cho thích đáng và xử sự phù hợp với phẩm cách của

người tín đồ Đấng Christ. Có như vậy, thì khi ở trên bục, bạn sẽ nói và làm điệu bộ dễ dàng hơn với một phong cách tự
nhiên và lôi cuốn.
Khi đọc trước công chúng. Phong cách đọc tự nhiên trước công chúng đòi hỏi phải cố gắng. Để thực hiện điều này,
hãy xác định những ý chính trong tài liệu mà bạn sẽ đọc, và để ý xem chúng được khai triển như thế nào. Hãy nhớ rõ
những ý này; bằng không, bạn sẽ chỉ đọc chữ mà thôi. Hãy hỏi một người đọc giỏi để biết cách phát âm những chữ
không quen thuộc. Tập đọc lớn tiếng để biết thể hiện đúng ngữ điệu, đồng thời đọc các từ ngữ thành từng nhóm, sao
cho các ý tưởng được truyền đạt rõ ràng. Tập đi tập lại cho đến khi đọc lưu loát. Hãy tìm hiểu tài liệu kỹ càng, để khi
đọc lớn tiếng, giọng đọc của bạn sẽ như giọng nói chuyện sống động. Đó là phong cách tự nhiên.
Dĩ nhiên, khi đọc trước công chúng, phần lớn chúng ta đọc các ấn phẩm dựa trên Kinh Thánh. Ngoài những bài đọc
trong Trường Thánh Chức Thần Quyền, chúng ta còn đọc các câu Kinh Thánh khi rao giảng và khi nói bài giảng trên
bục. Các anh thì được giao nhiệm vụ đọc tài liệu học tại Buổi Học Tháp Canhvà Buổi Học Cuốn Sách. Một số anh có
đủ điều kiện, được giao đọc bài giảng viết sẵn trước cử tọa ở đại hội. Dù đọc Kinh Thánh hoặc tài liệu nào khác, khi
đến những đoạn có lời đối thoại giữa một số nhân vật, hãy đọc sao cho tài liệu được sống động. Hãy thay đổi giọng
phần nào khi đọc lời của từng nhân vật. Hãy thận trọng: Đừng diễn đạt quá lố, nhưng hãy làm cho việc đọc được sinh
động một cách tự nhiên.
Đọc tự nhiên là đọc với giọng nói chuyện. Giọng đọc không có vẻ giả tạo nhưng quả quyết.
CÁCH THỰC HÀNH
Hãy nói như cách bạn vẫn nói hàng ngày. Đừng tập trung tư tưởng vào mình, nhưng vào Đức Giê-hô-va và vào việc
người ta cần học biết về Ngài.
Khi chuẩn bị bài giảng, chú trọng đến ý tưởng thay vì cách diễn đạt chính xác.
Khi trình bày bài giảng và khi nói chuyện hàng ngày, tránh những thói quen nói năng cẩu thả cũng như khuynh hướng
dùng kỹ năng ăn nói theo cách thu hút sự chú ý đến chính bạn.
Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đọc trước công chúng. Đọc diễn cảm với ý thức sâu sắc về ý nghĩa của tài liệu.
THỰC TẬP: (1) Đọc thầm Ma-la-chi 1:2-14, và để ý những nhân vật đang nói. Kế đó hãy đọc lớn với giọng diễn cảm
thích hợp. (2) Trước khi tham gia rao giảng, đọc hai đoạn đầu của bài học này và phần tài liệu nơi trang 128, dưới tiểu
đề “Trong thánh chức rao giảng”. Tập như thế ba lần khác nhau. Hãy cố gắng áp dụng lời khuyên.
Bài học 16
Điềm tĩnh
Bạn cần làm gì?
Đi đứng và nói năng một cách trầm tĩnh, đường hoàng cho thấy sự bình tĩnh.

Tại sao điều này quan trọng?
Nếu bạn điềm tĩnh, cử tọa chắc sẽ chăm chú nhiều hơn vào những gì bạn trình bày thay vì vào bạn.
VIỆC một diễn giả cảm thấy hồi hộp khi đứng lên nói bài giảng không có gì lạ, nhất là trường hợp không nói bài giảng
thường xuyên. Một người công bố có thể cảm thấy hơi hồi hộp khi gõ cửa vài nhà đầu tiên trong khi rao giảng. Khi
được giao phó sứ mạng làm nhà tiên tri, Giê-rê-mi đáp: “Tôi chẳng biết nói chi, vì tôi là con trẻ”. (Giê 1:5, 6) Đức Giê-
hô-va đã giúp Giê-rê-mi, và Ngài cũng sẽ giúp bạn. Với thời gian, bạn có thể phát triển sự điềm tĩnh.
Một diễn giả điềm tĩnh là một người bình tĩnh. Sự điềm tĩnh này biểu hiện ở dáng bộ. Dáng điệu của diễn giả tự nhiên
và thích hợp với tình huống. Tay diễn giả làm những động tác có ý nghĩa. Diễn giả nói với giọng diễn cảm và làm chủ
được giọng nói của mình.
Dù bạn có thể nghĩ rằng mình không điềm tĩnh như được miêu tả ở trên, bạn vẫn có thể trau dồi. Như thế nào? Chúng
ta hãy xét xem tại sao một diễn giả cảm thấy hồi hộp và thiếu điềm tĩnh. Nguyên nhân có thể là do thể chất.
Khi đứng trước một thách thức và muốn thành công nhưng lại không chắc chắn là sẽ đạt được, bạn cảm thấy lo. Vì
vậy, não báo cho cơ thể tiết thêm chất adrenaline. Phản ứng này có thể làm tim đập nhanh hơn, thay đổi nhịp thở, mồ
hôi toát ra thêm, hoặc thậm chí làm cho tay, đầu gối cũng như giọng nói run rẩy. Cơ thể đang cố giúp bạn đối phó với
tình huống bằng cách gia tăng mức năng lượng của bạn. Cái khó là chuyển năng lượng ấy vào sự suy nghĩ hữu ích và
trình bày hăng hái.
Làm thế nào để giảm bớt lo lắng? Hãy nhớ rằng việc cảm thấy hơi lo là điều bình thường. Tuy nhiên, để giữ được sự
điềm tĩnh, bạn cần giảm bớt mức độ lo lắng và xử trí tình huống một cách bình tĩnh và đường hoàng. Có thể thực hiện
điều này thế nào?
Hãy sửa soạn kỹ lưỡng. Đầu tư thì giờ vào việc soạn bài giảng. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ đề tài. Nếu là bài giảng
mà bạn tự chọn những điểm trình bày, hãy xét xem cử tọa đã hiểu biết gì về đề tài rồi và những gì mà bạn hy vọng thực
hiện được. Điều này sẽ giúp bạn lựa chọn tài liệu nào hữu ích nhất. Nếu lúc đầu thấy khó, hãy thảo luận vấn đề với một
diễn giả có kinh nghiệm. Anh ấy có thể giúp bạn được lợi ích qua việc phân tích tài liệu và thành phần cử tọa. Khi chắc
chắn mình đã có tài liệu sẽ đem lại lợi ích cho cử tọa và nhớ rõ trong trí, thì ước muốn chia sẻ với cử tọa sẽ bắt đầu làm
tan dần sự lo lắng của bạn về bài giảng.
Hãy đặc biệt để ý đến phần nhập đề. Bạn phải biết sẽ bắt đầu như thế nào. Một khi đã bắt đầu nói, bạn chắc sẽ bớt hồi
hộp hơn.
Những bước cơ bản trên cũng áp dụng trong việc chuẩn bị cho thánh chức rao giảng. Không những xem xét đề tài bạn
định thảo luận mà còn loại người bạn sẽ làm chứng. Soạn kỹ lời nhập đề. Hãy tận dụng kinh nghiệm của những anh chị
công bố thành thục.

Có thể bạn nghĩ rằng mình sẽ điềm tĩnh hơn nếu sử dụng một bài giảng đã viết sẵn khi nói trước một nhóm người.
Thực ra, điều này có thể làm cho bạn lo lắng hơn mỗi khi nói bài giảng. Sự thật là một số diễn giả dùng giấy ghi chép
quá nhiều chi tiết, còn những người khác thì dùng ít. Nhưng điều làm thay đổi sự tập trung tư tưởng của bạn và làm
giảm bớt mức độ lo lắng không phải là những lời trên trang giấy, mà chính là niềm tin chắc trong lòng rằng những gì
bạn đã soạn cho cử tọa thật sự hữu ích.

×